Sau Lời Nói Đầu là bài viết Trần Đăng Khoa-Chân Dung Tự Họa. Và đây là ít dòng tác giả TĐK "tự họa":
ỏBài thơ đầu tiên của Trần Đăng Khoa được in trên báo Văn Nghệ vào năm 1966. Khi đó, y tám tuổi, đang học kỳ hai lớp Một trường làng. (...) Lúc ấy, người làm thơ còn ít, trẻ con làm thơ lại càng ít, nên nghiễm nhiên, y thành của hiếm, thành đặc sản"...;
Đọc đến đây, tôi thấy đúng! Ông Khoa kể đúng về cái thời mà người dân ở nông thôn, nhất là ở vùng xa hẻo lánh còn chưa thoát hết khỏi nạn mù chữ, và nhiều người vẫn còn đang theo học lớp bình dân học vụ về đêm, thường do một "thày đồ" ở tuổi thanh- trung niên, có học vấn cỡ lớp 6-7 hướng dẫn, nên hiển nhiên tài năng của ông Khoa đã thành của hiếm, thành đặc sản hấp dẫn họ. Ông viết:
"Nhiều người tò mò, lặn lội hàng trăm cây số bom đạn, tìm đến nhà y, chỉ cốt để.... xem y như xem... ma quỷ hiện hình. Có người còn bắt y xòe tay nom đường chỉ, vạch tóc ngó xoáy đầu, rồi lặng lẽ ra đi với gương mặt rất bí hiểm"...
Qua đoạn văn dí dỏm kể trên của ông Khoa, suy luận rộng ra người ta sẽ thấy lại cái thời kỳ mà nhận thức, tư tưởng, sinh hoạt của đa số người dân miền quê ở Bắc Việt Nam vẫn còn hạn hẹp ở thời đại nông nghiệp, còn giữ những tâm lý, tác phong của người thời... chưa tiến bộ! Đồng lúc, cảnh tượng nhiều người vì mến mộ, vì hiếu kỳ... đến xem thi sĩ tí hon TĐK vào những năm 1966/1970 gợi cho người ta nhớ đền thời kỳ khi mà thế giới đã có vệ tinh, kinh tế, kỹ thuật, văn hóa, xã hội phát triển vũ bão, thì ở xứ Bắc Việt Nam ta, dân chúng vẫn sống ở thời dùng đèn dầu hỏa mà vẫn thiếu dầu, cái đài truyền thanh vẫn chưa về đến cấp huyện, báo chí thì nhiều nơi mới đến cấp xã đọc, và nhận thức của dân chúng mới chỉ ở mức thưởng thức... văn vần truyền khẩu!
Trong một xã hội mà phần lớn dân chúng sống ở cấp độ vật chất, tinh thần, tư tưởng như thế, thì làm gì mà những người dân không háo hức ngưỡng mộ trước vị thần đồng thơ ca, biểu trưng cho mức độ hiểu biết, tầm cảm xúc, và khát vọng của họ. Thêm vào, chế độ miền Bắc sẵn chủ trương cai trị độc tài nên đã cô lập quốc gia như một hoang đảo giữa đại dương nhân loại, bởi thế khi thấy xuất hiện tài làm thơ của em bé 10 tuổi TĐK thì nhiều người đã xôn xao! Và chưa cần cơ quan tuyên truyền của Đảng thổi phồng sự kiện "thần đồng" Trần Đăng Khoa thì người ta đã loan truyền cho nhau niềm tự hào thế kỷ của dân tộc rồi! Nói vậy, để thấy rằng ông Khoa có tài làm thơ, và nhất là tài ấy đã may mắn nở đúng vào thời điểm mà xã hội còn khá hoang hóa nên đã được nhân dân đón nhận và thừa nhận là của quý, đồng thời cũng phản ánh cái thái độ yêu thơ, tinh thần trân trọng với thơ của nhân dân ta dành cho những người trẻ, những "đại diện" cho tương lai của dân tộc khi đó. Nhưng, bầu không khí hoan hỷ cùng thái độ quá trân trọng ấy với một mầm thơ cũng phản ánh cái thời dân ta vốn đã lạc hậu, lại còn bị chế độ kìm hãm làm cho lạc hậu gấp nhiều nhiều lần.
Ở phần cuối, ông Khoa viết một cách hóm hỉnh, tự trào. Và trong giọng văn tiếp thụ được cái dí dỏm của giới sỹ Bắc Hà xưa nay đó có pha một chút mùi ỏthánhõ hóa. Trước thì kể khổ:
"Bây giờ thì y đã già và dứt khoát không phải là kẻ đắc đạo, vậy mà y ẫn phải còng lưng, ỳ ạch vác cái thánh giá ở lứa tuổi trẻ con."
Sau thì liệt kê hàng đống tài năng:
"Những năm gần đây, ngoài làm thơ, Trần Đăng Khoa còn viết văn, viết báo, viết Chân Dung Và Đối Thoại, bình luận văn chương. Ngoài những trang viết mà ở đấy thường là y dồn hết tâm lực, còn ngoài đời, y là tay nhạt nhẽo và tầm phào."
Chót thì à khiêm nhườỳng bằng vai trò vô tích sự:
"Y chẳng đam mê gì, và nói chung, y là một gã vô tích sự".
Xét cho rõ thì viết như trên ông Khoa đã tỏ ra là thiếu thành thật! Ông có nhiều đam mê đấy chứ. Trước hết là ông đam mêà làm văn học và phê bình văn chương. Ông chẳng là vừa làm thơ, viết văn, viết báo, vừa bình luận văn chương là gì? Ông vừa làm đại diện cho Ban Phê Bình của Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội ở Việt Nam vừa bận rộn đi phỏng vấn các quan chức văn nghệ mà sao bảo là vô tích sự? Ông ngồi gọt dũa, nắn nót văn chương để "vẽ" chân dung các quan văn nghệ, và tự họa chân dung mình, nếu thiếu đam mê thì làm sao đẻ ra được tác phẩm Chân Dung Và Đối Thoại mà nhà xuất bản Thanh Niên đã ca tụng nức nở và "vui mừng giới thiệu cùng bạn đọc"?
Hiểu theo cách nói của những bà con miền trong thì ông Khoa "nói dzậy mà không phải dzậy!" Còn theo cách suy của nhiều người ngoài Bắc thì sau lối tảng tảng nhún nhường ấy, ông đã ỏtheo chân Bácõ đang tựà vuốt ve mình!
Còn đọc câu này của ông Khoa: "...y đã già và dứt khoát không phải là kẻ đắc đạo, vậy mà y vẫn phải còng lưng, ỳ ạch vác cái thánh giá ở lứa tuổi trẻ con", tôi thấy thắc mắc, ai bắt ông phải vác cái vinh quang do chính ông gắng công gắng sức tạo lập từ thơ ấu? Dư luận ư? Đảng Cộng Sản Việt Nam ư? Một sức mạnh nào khác ư? Hay là chính ông đã tự bắt mình vác cái cây thánh giá từ trẻ đến già đó. Liệt kê ra hàng đống khả năng: "... làm thơ, viết văn, viết báo, viết Chân Dung Và Đối Thoại, bình luận văn chương"... rồi lại tự phàn nàn rằng mình là "một gã vô tích sự..." Thực ra ông Khoa ngụ ý gì? Ông muốn cho người đọc biết dù ông có nhiều khả năng nhưng vẫn thấy nhàm chán vì "cảnh cá chậu chim lồng"? Hay buộc phải mang những khả năng đó ra để thi hành nhiệm vụ chế độ giao phó, chỉ để kiếm miếng ăn? Hoặc xa hơn nữa, ông tự nhún thấp xuống để chê những đồng nghiệp, và kiêm cả những người không có nhiều khả năng như ông mà lại đang làm cai văn nghệ cho đảng, giữ những địa vị then chốt trong chính quyền, đang hưởng thụ nhiều bổng lộc hơn ông?
(còn tiếp)
Đức quốc ngày 24 tháng 8 năm 1999
Trường Xuân Triệu