Ta ca trái đất còn riêng ta
TRƯƠNG CHI - Văn Cao
Trong gần hai tháng gánh Cải Lương ĐƯ C HUY-CHARLOT MIÊ U tập trung ở đây để tổ chức và ra mắt khán giả, tôi được làm quen với thành phố cửa bể chính của Bắc Kỳ này...
...Với hai lần xuống Hải Phòng trước đây, một lần đi đón ông anh du học ở Pháp về, một lần đáp tầu thủy đi Moncay, tôi chỉ biết qua loa khung cảnh bến tầu nhưng tôi đã thích sự náo nhiệt của nơi có tiếng "mời gọi giang hồ" thật là quyến rũ. Thành đô Hà Nội âm thầm với những hồ nước im lìm chỉ đủ kéo tôi về dĩ vãng, nó không mở rộng cánh cửa cho tôi đi ra năm châu bốn bể được. Đứng ở bến tầu Hải Phòng là đã có cảm giác xuất ngoại rồi! Hà Nội cũng không phải là nơi quần cư nghĩa là có nhiều giống người cư ngụ vĩnh viễn hay tạm thời. Ơ Hải Phòng, sống bên cạnh người Việt là những thương gia hay thủy thủ Pháp, Y Pha Nho, Anh Cát Lợi, Hoà Lan, Xiêm La, "n Độ, Nhật Bản v.v... Người Tầu thì đông vô kể, họ bắt rễ vào Hải Phòng đông hơn ở Hà Nội cũng như đã bắt rễ vào tất cả thành phố lớn trên thế giới. Nếu lúc đó tôi chưa có cơ hội vượt biên và đi sống ở nhiều thủ đô hay hải cảng trên thế giới như bây giờ thì những ngày Hải Phòng, đối với tôi, đã có nhiều vẻ quốc tế rồi đó.
Muốn có chút gì để kéo ta về quá khứ thì ta có thể tưởng tượng ra khung cảnh thương khẩu lúc hãy còn mang tên Bến Ninh Hải, vẫn nằm trên ngã ba sông Tam Bạc và sông Cấm này và vào đầu thế kỷ 19 được Triều Đình Huế giao việc tu bổ cho Quan Doanh Điền Sứ, ông quan này có người Việt Nam đầu tiên xuất dương qua Mỹ là Bùi Viện giúp sức. Trước đó, từ thế kỷ thứ 17, các tầu buôn Hoà Lan, Anh, Nhật đã ra vào Bắc Việt để buôn bán, thám hiểm hay truyền đạo nhưng họ lại đi vào nước ta bẵng cửa sông Thái Bình để ngược lên sông Hồng rồi chọn Phố Hiến ở Hưng Yên làm thương khẩu. Khi người Pháp tới và nhận thấy đi vào Bắc Việt bằng cửa sông Cấm, cách cửa sông Thái Bình chừng mấy chục cây số ở phía Bắc và chọn Ninh Hải làm thương cảng thì tiện lợi hơn. Từ đó Ninh Hải trở thành Hải Phòng và là cửa khẩu lớn nhất của Bắc Việt.
Hải Phòng náo nhiệt hơn tất cả các thị trấn lớn nhỏ mà tôi đã sống trước đây. Không cứ gì bến Sáu Kho với tầu bè to lớn đậu san sát nhau và với hành khách lên xuống tấp nập, khu buôn bán ở phía Bắc thành phố gần sông Tam Bạc là nơi tôi đang ở cùng gánh hát cũng ồn ào không kém. Khu Phố Khách của người Tầu ở liền ngay đó còn ầm ỹ hơn nữa. Vì tất cả hàng hoá xuất cảng đi nước ngoài hay nhập cảng vào Việt Nam đều phải đi qua cửa khẩu này, Hải Phòng đứng đầu Bắc Việt về sự phồn thịnh thương mại.
Hải Phòng còn là một thành phố kỹ nghệ với nhiều nhà máy, nhiều công ty sản xuất và lẽ tất nhiên với nhiều xưởng đóng tàu và sửa chữa thuyền bè. Có nhà máy xi măng, nhà máy gạo, xưởng chế hoá đồ sành, đồ xứ, xưởng máy làm chai và các đồ thủy tinh khác, xưởng đúc đồ gang, đồ sắt, đồ đồng, xưởng sản xuất than, xưởng thuộc da. Có cả nhà máy sợi, nhà máy làm sà phòng.
Hải Phòng đúng là một thành phố của công nhân. Đã từng làm việc trong xưởng thợ tại Trường Kỹ Nghệ Hà Nội và Nhà Máy Điện Moncay, tôi rạo rực sống lại mảnh đời công nhân của mình. Và tôi thấy yêu thành phố này quá, khi ngồi uống cốc cà phê ở một quán nhỏ, lắng tai nghe tiếng còi tầm của công xưởng vào những buổi sớm có nắng hồng. Hay khi ngồi ăn bữa cơm bình dân ở một hè đường trong chiều mưa, bên cạnh những người dân không chỉ mặn mùi muối bể mà còn nồng mùi dầu mỡ bụi than. Đôi khi cùng mấy anh em trong đoàn hát vào ăn tiệm thì thấy miếng ăn Hải Phòng cũng ngon không thua miếng ăn Hà Nội. Trong các đồ hải vị ở đây, ngoài tôm ra, cá song, cá thu Hải Phòng nổi tiếng là ngon.
Vì Hải Phòng là nơi thịnh vượng về cả hai mặt sản xuất và thương mại nên đã thu hút người tứ xứ tới. Người Nam Định, Hải Dương, Kiến An gần gũi tới Hải Phòng để sinh nhai là chuyện thường. Người Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên xa xôi cũng lần mò về kiếm ăn tại hải cảng. Tôi sống hả hê trong thành phố có đủ hạng người ở các điạ phương trong nước, có thêm các hạng người ở các vùng trời Âu A , tất cả những sắc dân này sống chung với nhau giống như sự pha trộn bẩy mầu của một chiếc cầu vồng to lớn.
Tuy nhiên, trong những ngày tôi lưu lại tại hải cảng này tôi thấy bộ mặt chiến tranh đã phơi ra với hình ảnh những toán quân kị mã Nhật đi ngựa qua thành phố hay những toán bộ binh Nhật cởi trần đóng khố vừa đi vừa hát những bản hùng ca. Hải Phòng cũng đã nếm mùi bom Mỹ. Có những ngày, theo lệnh của chính quyền, tôi cùng hàng ngàn gia đình kéo nhau đi tránh bom ở vùng ngoại ô, xâm xẩm tối mới trở về thành phố, coi như tập dượt cảnh tản cư trong kháng chiến chống Pháp sau này.
Nhật Bản đã chiếm hoàn toàn vùng Đông Nam A . Âm nhạc và điện ảnh ca tụng tinh thần chiến đấu của con cháu Thái Dương Thần Nữ được phổ biến rộng rãi ở khắp nơi, từ Trung Hoa qua Đông Dương, xuống Mã Lai và xuống cả vùng Nam Dương nữa. Lần thứ nhất trong đời, tôi được nghe những bản nhạc hùng của A Đông.
Thường thường nhạc A Đông là nhạc ấn tượng chỉ đem sự trầm ngâm tới cho người nghe. Nhạc sĩ Pháp Debussy nổi danh vì có được sự trầm ngâm đó, khi ông chỉ dùng những phím đen của đàn piano. Năm phím đen đó là thang âm ngũ cung của A Đông. Lúc cả Âu Châu đang bị nhạc của Wagner áp đảo, nhạc Debussy ra đời và được gọi là musique impressioniste. Bây giờ tại Hải Phòng, nhạc hành ca mà toán quân Nhật Bản vừa đi vừa hát trên đường phố, tuy vẫn là nhạc ngũ cung nhưng tôi thấy sao mà hùng tráng đến thế! Các rạp chiếu bóng cũng chiếu nhiều phim Nhật xưng tụng chủ nghĩa người hùng qua những phim hiệp sĩ đạo. Ngoài những phim truyện, tôi còn được coi chiến công của Nhật Bản trong phim thời sự hoặc do hãng PATHE³ JOURNAL thực hiện (với hình ảnh con gà trống gáy te te) hoặc do quân đội Nhật thực hiện và chính quyền bảo hộ bắt chủ rạp phải chiếu.
Trong thời gian tôi ở Hải Phòng, ngoài thú vui của một người thèm xuất ngoại được sống tại một cửa bể suốt ngày nhìn ra trùng dương, ngoài háo hức của một thanh niên thích xướng ca được sống trong một gánh hát rong đang chuẩn bị lên đường "viễn xứ"... tôi còn có cái may gặp một người bạn mới. Người đó là Văn Cao.
Văn Cao là tên thật, họ Nguyễn, ra đời sau tôi vài năm tại bến Bính, bên dòng sông Cấm. Cha (hay anh ruột, tên là Tú) làm cai của nhà máy bơm nước ở bờ sông đó nên suốt thời niên thiếu, anh sống trong nhà máy này. Học tiểu học tại trường Bonnal, trung học ở trường Saint Joseph, Văn Cao đã có khiếu văn nghệ ngay từ khi còn đi học. Ăn ở trong một căn nhà nhỏ có cái máy bơm rất lớn nằm chình ình giữa nhà suốt ngày đêm hút nước từ dưới sông lên không lúc nào ngưng nghỉ, Văn Cao còn vất vả hơn nữa là phải lấy một tấm phản kê lên máy bơm để làm bàn học. Sau này nhớ tới "giọng máy bơm nước", Văn Cao sẽ có câu thơ:
Anh muốn giơ tay lên mặt trời
Để vui da mình hồng hồng sắc máu
Mấy năm một điệu sáo
Như giọng máy nước thâu đêm chảy...
(Anh Có Nghe Không, trong LA , tuyển tập thơ Văn Cao)
Thấp bé hơn tôi, khép kín hơn tôi, nhưng Văn Cao tài hoa hơn tôi nhiều. Chắc chắn là đứng đắn hơn tôi. Lúc mới gặp nhau, anh ta chưa dám mày-tao với tôi, nhưng tôi thì có cái tật thích nói văng mạng (và văng tục) từ lâu, kết cục, cu cậu cũng theo tôi mà "xổ chữ nho". Nhưng Văn Cao bản tính lầm lỳ, ít nói, khi nói thì bàn tay gầy gò luôn luôn múa trước mặt người nghe. Anh ta thích hút thuốc lào từ khi còn trẻ, có lần say thuốc ngã vào tay tôi. Về sau, anh còn nghiện rượu rất nặng.
Hình như Văn Cao có đi học vẽ ở trường Cao Đẳng Mỹ Thuật như tôi, nhưng chắc chắn anh đã được hoạ sĩ Lưu Văn Sìn dắt vào hội hoạ. Văn Cao vẽ rất giỏi. Tôi giữ được bức tranh tự hoạ của Văn Cao, tranh sơn dầu vẽ trên bìa cứng cho tới ngày Pháp đánh Saigon vào năm 1945 thì mất, tiếc quá! Văn Cao làm thơ cũng rất hay. Vào năm 1941 mà anh đã có những câu thơ nghe như thơ Huy Cận:
Sông chầm chậm chảy trong mưa
Nghe chừng cô gái đã thưa nhát chèo
Mưa trong trăng tiếng nhỏ đều
Bến mờ mịt: mấy mái lều bơ vơ...
(Đêm Mưa)
Chưa gặp Văn Cao nhưng tôi đã biết tài soạn nhạc qua mấy bài nhạc hùng của anh rồi. Khi tới Hải Phòng, sau khi gặp Hoàng Qúy tôi tìm đến Văn Cao. Cũng như tất cả thanh niên "mỏ trắng" (blanc bec) thời đó, Văn Cao đang thất nghiệp sau một tháng làm việc tại Nhà Bưu Điện. Thanh niên thất nghiệp Hưng Yên gặp nhau là nói chuyện ca hát thì thanh niên thất nghiệp Hải Phòng cũng vậy. Văn Cao cũng có một số bạn bè để chơi "trò âm nhạc". Gặp tôi đang lập cuộc đời mới trong một gánh hát thì kết thân ngay. Lúc đó, tôi đã tập toẹ đánh đàn với các nhạc sĩ trong ban nhạc Tây của gánh Đức Huy. Văn Cao lại chơi với tôi và thấy mọi người trong đoàn đang tập dượt thì bị cám dỗ ngay. Tuy có giọng hát khá hay nhưng chưa được dùng đến trên sân khấu của gánh hát, tôi cũng đã biết xử dụng cây đàn guitare để hát những bài như Bản Đàn Xuân của Lê Thương, Con Thuyền Không Bến của Đặng Thế Phong. Nhất là hát bản ruột của mình là Cô Hái Mơ. Và tôi đã hát cho Văn Cao nghe. Nghe xong, Văn Cao vội vàng đưa cho tôi dăm ba bài anh ta mới làm xong. Lúc đó bên cạnh hai đứa chúng tôi còn có Đỗ Hữu I³ch, con ông chủ bán đồ sắt phố Hàng Đồng, soạn lời ca rất hay. Đa số những bản đầu tay của Văn Cao đều đã được Đỗ Hữu I³ch giúp đỡ trong phần lời ca. Dần dà tôi biết hơn về Văn Cao và Đỗ Hữu I ch.
Vào năm 1944 này, Tân Nhạc Việt Nam đã qua giai đoạn chuẩn bị với những bài ta theo điệu tây và bước vào giai đoạn thành hình với hai loại nhạc tình và nhạc hùng. Nhạc hùng đã được hai nhóm là T NG H"I SINH VIÊN ở Hà Nội và ĐÔNG VONG ở Hải Phòng làm cho khởi sắc với những bản hùng ca của hai người cầm đầu hai nhóm là Lưu Hữu Phước và Hoàng Qúy. Trước đó, đã có những bài hát hướng đạo cũng như những bài lịch sử ca soạn ra để cổ võ lòng yêu nước của thanh niên (cho nên được gọi là thanh niên-lịch sử ca) như:
Vui ca lên nào anh em ơi !
Hát cho đời thắm tươi...
(Linh Mục Thích)
Anh hùng xưa nhớ hồi là hồi niên thiếu
Dấy binh lấy lau làm cờ...
(Hoàng Đạo Thúy)
Bây giờ hai nhóm T NG H"I SINH VIÊN và ĐÔNG VONG tung ra những bài như Vui Xuân, Bạn Đường, Bạch Đằng Giang của Lưu Hữu Phước, Đêm Trong Rừng, Bóng Cờ Lau, Nước Non Lam Sơn của Hoàng Qúy. Đều là những bài hát hay nhưng chỉ hay một cách bình thường.
Văn Cao đóng góp vào loại nhạc hùng này với những bài như Vui Lên Đường, Gió Núi, Anh Em Khá Cầm Tay, Đống Đa, Thăng Long Hành Khúc... Theo tôi, những hướng đạo ca và thanh niên-lịch sử ca của Văn Cao có nhiều souffle (hơi thở) hơn trong câu nhạc và có nhiều tính thơ hơn trong lời ca. Trong những bài ca hướng đạo Anh Em Khá Cầm Tay, Gió Núi ta đã thấy manh nha những phóng bút tuyệt vời của Chiến Sĩ Việt Nam, Bắc Sơn hay Thiên Thai, Trương Chi sau này:
Anh em khá cầm tay
Mau đến cùng nhau hát nhé
Nơi đây chúng mình ca
Trong gió hoà êm êm.
Bao nhiêu gió về đây
Chim chóc về đây hót nhé
A vui sướng làm sao
Ta ngó trời xanh êm...
(ANH EM KHA CÂ M TAY)
Gió núi qua mái lều vi vu
Vừng trăng xế lu
Phía cách xa núi mờ ánh trăng
Lời ca hát rằng:
Cùng ngồi lại đây ta chờ hơi gió
Thoáng qua mái lều
Là tiếng hát phất phơ từ đâu?
. . . . . . . . . . . . . .
Ngàn đời về xưa muôn quân thương tiếc
Bao nhiêu thây chết nơi đây
Ngàn đời về sau nấu nung máu hờn...
(GIO³NUI)
Về phần nhạc hùng thì bài Đống Đa với câu ca: Tiến quân hành khúc ca, thét vang rừng núi xa... nó phải dẫn tới bài Tiến Quân Ca của Cách Mạng Tháng Tám. Còn bài Thăng Long Hành Khúc à? Tôi yêu nó vô cùng. Bài này có đoạn kết tiếc thay được ít người hát tới, với lời ca như những lời tiên tri của con người hơn tôi rất nhiều ở chỗ được suốt đời sống với Thăng Long:
Cùng ngước mắt về phương Thăng Long thành cao đứng
Không cứ bây giờ chúng ta tìm đi
Người đời này qua
Dặm đường dù vắng
Khắp nơi rồn theo đời vui tươi chờ ta!
Chúng ta! Muôn ngàn năm yêu sống dưới khói mây
Trên thành đô xứ Bắc ấy
Chiều vàng dần sắp tắt
Chờ đợi một đêm qua
Nắng mai hồng lên đàn chim vang lời ca...
U a! Vào năm 43-44 mà Văn Cao đã tiên tri ngày "thành đô xứ Bắc, chiều vàng sắp tắt" à? Tắt cho tới nay... Nắng mai hồng nào sẽ lên? Từ đâu tới?
Bây giờ nói tới nhạc tình. Vào đầu thập niên 40, nhạc tình ở Hà Nội nằm trong tay nhóm MYOSOTIS (Hoa Lưu Ly) với những bài như Thuyền Mơ, Khúc Yêu Đương, Hồ Xưa... của Thẩm Oánh, Tâm Hồn Anh Tìm Em của Dương Thiệu Tước và trong tay nhóm TRICE³A với những bài như Đoá Hồng Nhung, Bóng Ai Qua Thềm của Văn Chung, Bẽ Bàng của Lê Yên, Cô Lái Thuyền, Biệt Ly của Dzoãn Mẫn. Nhạc tình đang phổ biến dữ dội lúc đó cũng còn là của một người Nam Định, Đặng Thế Phong với ba bài hát mùa Thu: Đêm Thu, Con Thuyền Không Bến và Giọt Mưa Thu...
Ơ Hải Phòng, nhạc tình là địa hạt của Lê Thương với những bài đầu tay rất hay như Bản Đàn Xuân, Một Ngày Xanh (hay Bên Bờ Đà Giang), Nàng Hà Tiên... Nhất là với bài Thu Trên Đảo Kinh Châu soạn trên âm giai Nhật Bản và đang rất thịnh hành (đến độ đi vào nhạc mục của Hát Quan Họ ở Bắc Ninh).
Trong một không khí nhạc tình lãng mạn toàn nói về mùa Thu như vậy, chàng tuổi trẻ Văn Cao cũng soạn ra những bài hát mùa Thu như Thu Cô Liêu, Buồn Tàn Thu... nhưng chưa bao giờ anh ta có cơ hội để phổ biến. Tôi sẽ là người đầu tiên đem nhạc của Văn Cao đi -- nói theo lời Văn Cao đề tựa trong một bài hát -- gieo buồn khắp chốn. Danh từ người du ca đầu tiên cũng do chính Văn Cao đã gán cho tôi với một sự thèm sống cuộc đời "xướng ca vô loài" như tôi lắm lắm!
Khác với những bài hát tình thu bị ảnh hưởng thơ văn lãng mạn Pháp của các nhạc sĩ khác, bài Thu Cô Liêu của Văn Cao có cái buồn của Đông Phương. Lời ca nghe như một câu thơ Đường:
Thu cô liêu tịch liêu, cô thôn chiều
Ta yêu thu, yêu Thu, yêu Mùa Thu !
Vàng hoen đáy nước soi rõ đường đi
Một mùa Thi ! Một mùa Thi !
Lá rơi, rơi rụng, buồn chi lá vàng
Trăng ấp lạnh non, sương cứng lá
Đã từng nghe gió biết Thu sang.
Vàng theo cánh gió lấp bay tìm em
Một chiều êm ! Một chiều êm !
Nhạc điệu của bài này theo nhạc chủ thể Tây Phương (musique tonale) với những "áp-âm" hay "cảm âm" (notes sensibles) làm cho nét nhạc có nhiều cảm tính. Giai điệu trải ra trên một âm vực rất rộng nên hơi khó hát. Trái lại, bài Buồn Tàn Thu dùng ngũ cung Việt Nam với nét nhạc giản dị hơn cho nên dễ đi vào dân chúng. Tôi sẽ làm nên cuộc đời du ca của tôi với bài hát nói về người thiếu phụ đan áo chờ chồng này:
Ai lướt đi ngoài sương gió?
Không dừng chân đến, em bẽ bàng !
Ôi vừa thoáng nghe
Em mơ ngày bước chân chàng
Từ từ xa tìm đến.
Đêm mùa Thu chết
Nghe mùa đang rớt
Rơi theo lá vàng.
Em ngồi đan áo
Lòng buồn vương vấn
Em thương nhớ chàng...
Ngay từ lúc này, Văn Cao đã nói tới mùa Thu chết. May cho anh ta, lúc đó chưa có Mùa Thu Cách Mạng nên chưa bị vu cáo là rủa Cách Mạng. Như tôi đã bị lên án với bài Mùa Thu Chết, phổ thơ Apollinaire vào năm 1970. Soạn ra bài này chỉ vì tôi đang thất tình (sic) chứ lúc đó tôi đâu có thèm để ý tới Cách Mạng, Cách Miếc gì nữa. Để mà nguyền rủa.
Nhưng vào lúc tôi gặp Văn Cao ở Hải Phòng, tôi thích bài Cung Đàn Xưa nhất. Văn Cao soạn bài này thì không nói tới mùa Thu mà nói tới mùa Xuân nhưng lại là một mùa Xuân đã tàn, đã chết như mùa Thu. Tuy là một bài hát ngắn, nhưng Văn Cao cũng chia ra 4 đoản khúc rõ ràng. Đoạn đầu nói tới cung đàn năm xưa:
Hồn cầm phong hương
Hình bóng Xuân tàn
Ngày dần buông trôi
Sầu vắng cung đàn.
Lời đàn năm xưa
Xe kết đôi lòng
Lời đàn năm nay
Chia rẽ đôi lòng...
Đoạn 2 nói tới cung Thương, cung Nam mà Lê Thương, Phạm Duy cũng đều nói tới qua những bài Bản Đàn Xuân, Khối Tình Trương Chi:
Cung Thương là tiếng đàn
Cung Nam là tiếng người
Ai oán khúc ca cầm chìm rơi
Tình duyên lãng đãng
Nhớ thương dần pha phôi...
Đoạn 3 chuyển qua một nhịp điệu khác, nói tới sự buồn rầu trong cung đàn xưa:
Cung đàn ngân
Buồn xa vắng trong tiếng thầm
Buồn như lúc Xuân sắp tàn
Ôi đàn xưa
Còn vang nhắc chi đến người
Lòng ta tắt bao thắm tươi
U hoài duyên đưa...
Thì ra tất cả ba đoạn nói tới một cung đàn xưa đó chỉ muốn nhắc tới một người mà Văn Cao diễn tả một cách tuyệt mỹ, một người tình tưởng tượng có đôi mắt giữ lại mùa Xuân, có đôi chân đi tới đâu hoa nở tới đó, có thân hình thơm hương, có tiếng nói khơi dậy thương yêu... khiến cho hiện thân của anh Trương Chi là Văn Cao đó, bây giờ đã phải cất lên tiếng đàn giao hoan và dệt nên không biết bao nhiêu là mộng mị:
Chiều năm xưa
Gót hài khai hoa
Mắt huyền lưu Xuân
Dáng hồng thơm hương.
Chiều năm nay
Tiếng người khơi thương
Tiếng đàn giao hoan
Giấc mộng chàng Trương...
Tôi muốn nói nhiều tới hai bài hát Thu Cô Liêu, Cung Đàn Xưa này hơn là nói tới bài Buồn Tàn Thu mà ai cũng biết là vì, đáng tiếc thay, rất ít người biết tới những bản nhạc tình đầu tay của Văn Cao, trong đó ta đã thấy manh nha những hình ảnh, những ý tình, những cái đẹp mà Văn Cao sẽ phát triển tột độ trong hai bài ca bất hủ là Thiên Thai và Trương Chi... Những cô hái mơ, cô bán hoa, cô hàng nước, cô lái đò, cô láng giềng mà ta thấy xuất hiện trong các bản nhạc tình thuở đó, làm sao mà có được những gót hài khai hoa, mắt huyền lưu Xuân, dáng hồng thơm hương... như trong bản Cung Đàn Xưa của Văn Cao? Chỉ cần 12 chữ và dù chỉ để xưng tụng một người tình tưởng tượng mà thôi, Văn Cao đã đưa nhạc tình 1943-44 vượt khỏi những khuôn sáo cũ mèm. Sau này, để xưng tụng một người tình có thực và cũng là một cách xưng tụng Văn Cao, tôi có hát trong bài Đường Em Đi:
Đường em có đi
Hằng đêm bước qua
Nở những đoá hoa ôi dị kỳ.
Đường êm có khi
Chờ em bước qua
Là nghiêng giấc mơ ước thề...
Từ Thu Cô Liêu, Cung Đàn Xưa của lúc đó tới Suối Mơ, Bến Xuân sau này (và với cả bài Chiến Sĩ Hải Quân nữa) Đỗ Hữu I³ch đã đóng góp rất nhiều vào phần soạn lời ca.
Đỗ Hữu I ch có một cô em gái rất đẹp tên là Yến mà chắc chắn Văn Cao phải mê. Như tôi đã mê. Trong một buổi cả nhà đi lánh bom máy bay Mỹ ở ngoại ô, tôi đã leo vào nhà Đỗ Hữu I ch để ăn cắp tấm ảnh và cái áo lót của cô em gái. Đem tấm ảnh vào tới Saigon, Cà Mâu rồi đem ra Hà Nội. Nếu không lâm vào cảnh phải chạy giặc tối thiểu cũng là bốn lần thì chắc chắn tấm ảnh này chưa bị thất lạc.
Khi kết bạn với Văn Cao ở Hải Phòng vào năm 1944, tôi đã có nhiều kinh nghiệm về tình rồi nhưng tôi thấy Văn Cao lúc đó rất cô độc, không có một thứ nhân tình, nhân ngãi nào cả! Tôi không tỏ tình với Yến bởi vì tôi đang có người tình là cô đào chính trong gánh hát. Văn Cao không dám tỏ tình với Yến chắc chắn vì tính nhát gái. Văn Cao lúc còn trẻ là người chừng mực. I³t khi anh chàng chịu theo tôi trong những cuộc chơi. Tôi ngờ rằng những bản nhạc tình đầu tiên của Văn Cao soạn ra là mối tình câm lặng đối với Đỗ Thị Yến.
Trong lúc ngồi nhớ lại một thời sống với Văn Cao ở Hải Phòng vào đầu năm 44, tôi không muốn đóng khung niềm nhớ bạn vào một thời điểm quá ngắn ngủi này. Bởi vì trong những tập Hồi Ký tôi sắp viết, tôi sẽ chỉ nhắc tới Văn Cao với loại nhạc Cách Mạng Kháng Chiến của anh mà thôi, tôi muốn viết ngay ra đây những ý nghĩ của tôi về nhạc tình của Văn Cao ngay sau khi chúng tôi xa nhau rồi gặp lại nhau tại Hà Nội vào năm 1946.
Nếu đem so sánh với những bản nhạc tình của 50 năm Tân Nhạc thì những bài Suối Mơ, Bến Xuân là cực điểm của lãng mạn tính trong ca nhạc Việt Nam. Sẽ không bao giờ có những bài ca lãng mạn như thế nữa! Sẽ có nhạc tình cảm tính, nhạc tình não tính, nhạc tình nhục tính và ảo tính nhưng không thể có thêm những bài nhạc tình lãng mạn nào hay hơn nhạc Văn Cao. Không ai có thể mô tả cái đẹp của con suối trong rừng Thu như thế này nữa:
Suối mơ !
Bên rừng Thu vắng
Dòng nước trôi lững lờ ngoài nắng.
Ngày chưa đi sao gió vương ?
Bờ xanh ngắt bóng đôi cây thùy dương...
Hoặc ca tụng người tình nơi Bến Xuân:
Tới đây chân bước cùng ngập ngừng
Mắt em như dáng thuyền soi nước.
. . . . . . . . . .
Tới đây mây núi đồi chập chùng
Liễu dương hơ tóc vàng trong nắng...
Trong cả hai bài nhạc tình về mùa Thu và mùa Xuân này, bao giờ nét nhạc mineure mở đầu cũng rất lâng lâng rồi cũng sẽ chuyển qua một nét nhạc majeure ngắn để diễn tả một niềm vui thoáng qua. Hình ảnh người tình trong cả hai bài hát này đều rất là lộng lẫy, cao sang. Tình cảm của cả hai bài nhạc tình đều không dìm con người vào cõi u tối, trái lại làm cho người nghe thấy nguôi ngoai, sảng khoái. Con suối trong rừng Thu buồn muôn thuở là vì còn lưu luyến hương vị tình yêu chúng ta:
Suối ơi !
Nghe rừng heo hút.
Dòng êm đưa lá khô già trút
Còn như lưu hương yêu dấu
Với suối xưa trôi nơi đâu...
Đứng trên bến Xuân để nhìn những cánh buồm xa và nghe tiếng chim ca lưu luyến cuộc tình của chúng ta, cuộc tình vừa mới đi qua:
Sương mênh mông che lấp kín non xanh
Ôi cánh buồm nâu còn trên lớp sóng xuân
Ai tha hương nghe ríu rít oanh ca
Cánh nhạn vào mây thiết tha
Lưu luyến tình vừa qua...
Không "ích kỷ" (!) như tôi, nghệ sĩ tài hoa Văn Cao hiến thân cho Cách Mạng. Nhưng Cách Mạng sẽ không cho anh sáng tác nữa nên sự nghiệp anh đành dở dang. Trong suốt một đời, con người tình cảm hơn tôi này chỉ soạn ra dăm bẩy bản nhạc tình trong đó hai bài Thiên Thai và Trương Chi đã làm mờ đi bốn bài còn lại như hai bài đã kể ở trên và hai bài nữa là Suối Mơ và Bến Xuân. (Cách Mạng xông tới nênBến Xuân đã bị đổi thành Đàn Chim Việt ).
Bài Buồn Tàn Thu không có giá trị nghệ thuật cao bằng những bài khác của Văn Cao nhưng vì nó được hát lên trên sân khấu gánh hát rong và trên Đài Phát Thanh Saigon trong những năm 44-45 là lúc TÂN NHAC còn mới phôi thai, cho nên nó được nhiều người biết tới. Nhưng những bài tình ca nhỏ nhặt đó sẽ bị mờ đi khi Thiên Thai và Trương Chi ra đời. Với tài năng đã đến độ chín mùi, Văn Cao sẽ dắt ta tới đỉnh cao nhất của ái tình cũng như sẽ đưa ta vào cõi sâu thẳm nhất của khổ đau với hai câu chuyện cổ dân gian biến thành hai bản tình ca muôn thuở.
Tôi đã có dịp nói tới không khí Đường Thi trong nhạc Văn Cao, nghĩa là nói tới chất thơ trong sáng, cô đọng ngay từ trong những bản nhạc đầu tiên của anh. Ta thấy những bài Thu Cô Liêu, Buồn Tàn Thu... như có vẻ vừa thoát ra từ khung cảnh THU HƯNG của Đỗ Phủ. Nghe câu hát Chiều năm xưa gót hài khai hoa, mắt huyền lưu Xuân, dáng nồng thơm hương... trong bài Cung Đàn Xưa thì ta nghe ra như một câu thơ của Thôi Hiệu.
Nhưng trong thời kỳ thành hình và phát triển của TÂN NHAC, Văn Cao cũng không phải là chàng nhạc sĩ trẻ tuổi độc nhất đã bị ảnh hưởng của Thơ Đường. Nhạc sĩ đàn anh Lê Thương mà đã chẳng biết dùng khung cảnh TRĂNG QUAN SAN của Lý Bạch để soạn ra câu hát: Qua Thiên San kìa ai tiễn rượu vừa tàn khiến cho ba bản Hòn Vọng Phu của anh đã trở thành bất diệt đó à?
Có lẽ cũng cảm thấy ma lực của Đường Thi trong Tân Nhạc cho nên về sau này tôi cũng mượn không khí của: Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự -- Dạ bán chung thinh đáo khách thuyền của Trương Kế để soạn ra câu hát trên sông Lô: Thuyền tôi đậu bến Sông Lô -- Nửa đêm nghe tiếng quân thù thở than. Nếu chúng ta đi xa thêm vào dĩ vãng, ta lại còn thấy trong truyền thống HA T A ĐA O, những bài thơ như TƯƠNG TIÊ N TƯ U, TIÊ N-HÂU XI CH BI CH... của Thơ Đường đã trở thành những điệu hát hoàn toàn Việt Nam. Còn sân khấu Cải Lương Nam Kỳ thì có hẳn một điệu hát được gọi tên là DA BA N CHUNG THINH. Ai cũng bị ảnh hưởng Đường Thi mà chẳng nói ra hay chưa có dịp để nói ra.
Nhưng với bài ThiênThai in ra vào năm 1944 thì Văn Cao tự nhận mình là "Người Sông Ngự" và không ngần ngại viết mấy câu đề tựa trên đầu bản nhạc do nhà xuất bản TINH HOA ở Huế ấn hành: A nh hưởng sông nước khúc Thiên Thai cổ trong khung cảnh huyền diệu của Đường Thi với hai truyện Thiên Thai và Đào Nguyên. Người Sông Ngự đã lạc cảm xúc rồi! Trong bản in còn đề rõ: lời ca của Văn Cao và Hoàng Thoái -- tôi ngờ Hoàng Thoái là bí danh của Đỗ Hữu I³ch.
Ta hãy thử xem những bài thơ Đường mà Văn Cao vừa kể ra như ĐAO NGUYÊN HANH của Vương Duy và LƯU NGUYÊN NHÂP THIÊN THAI của Tào Đường đã có những gì khiến cho người nhạc sĩ mang thêm bí danh Người Sông Ngự này đã phải lạc cảm xúc? Trong cuốn ĐƯƠNG THI in tại Saigon vào năm 1971, Giáo Sư Phạm Liễu đã cho rằng cảnh Đào Nguyên là cảnh đẹp vô cùng lý tưởng. Bài thơ của Vương Duy dẫn chúng ta vào một khung cảnh thần tiên:
Chiếc thuyền câu đẩy đưa trên sông nước
Mê sắc trời núi đẹp ánh xuân xa...
Đôi bờ Đào Hoa, bến thuyền xưa ấy
Ngồi ngắm nhìn cây thắm, không biết xa...
Chốn suối hoa đào thần tiên đó mà có được, chẳng qua cũng chỉ vì thi sĩ có quá nhiều gian khổ trong cuộc đời nên đã phải tạo ra cho mình một nơi để ẩn lánh. Một nơi sau này thi bá Vũ Hoàng Chương bước vào thì phải lạc lối, người thơ của lên đường Tản Đà tới được thì, sau nửa năm tiên cảnh, một bước trần ai... sẽ phải giã biệt nơi cảnh đẹp lý tưởng đó với tiếng suối tiễn, tiếng oanh đưa...Và nếu chúng ta có tới được thì cũng chẳng ở được lâu, cũng giống như truyện hai chàng thư sinh mang họ Lưu, họ Nguyễn lạc vào cõi Thiên Thai vậy. Ơ dưới trần thì mơ lên tiên cảnh. Ơ tiên cảnh thì lại đòi về dương trần. Đó là thân phận con người, la condition humaine. Đứng núi này trông núi nọ...
Bài thơ của Tào Đường thì diễn tả cảnh hai chàng thư sinh đi hái thuốc, không ngờ lại tới được chốn Đào Nguyên:
Khe cây, lối đá nhận đường vào
Hoa cỏ không vương mảy bụi nào
Nhìn bóng dáng mây quên việc trước
Trông chiều cây nước ngỡ chiêm bao..
Muốn biết về đâu, non nước ấy
Hỏi thăm, nên tới suối Hoa Đào...
Người Sông Ngự/Văn Cao đã thú nhận rằng mình bị ảnh hưởng sông nước của hai truyện ĐAO NGUYÊN, THIÊN THAI cho nên đã soạn ra một bài hát.
Một bài hát, theo tôi thật là tuyệt diệu! Nó vừa có tính chất trường ca, vừa có tính chất nhạc cảnh. Nếu hình thức ca khúc trong Tân Nhạc Việt Nam cho tới năm 1944 này vẫn còn nằm trong khuôn khổ một đoản khúc được ước định trong một số khuôn nhạc nào đó, với một lối chuyển cung, chuyển điệu công thức nào đó... thì bản Thiên Thai của Văn Cao đã vươn lên một hình thức rất lớn, chia ra nhiều đoạn, nhiều cảnh, gồm tới con số chín mươi bốn khuôn nhạc, chan chứa những giai điệu thần tiên và những lời ca thần diệu.
Với tài năng đã nở rộ cùng với bước đi tới của Tân Nhạc, Văn Cao mô tả cảnh đầu của bài Thiên Thai của anh, cảnh hai chàng Lưu Nguyễn lạc tới Đào Nguyên:
Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng
Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên.
Kìa đường lên tiên,
Kìa nguồn hương duyên,
Theo gió tiếng đàn xao xuyến.
Phím tơ lưu luyến
Mấy cung u huyền
Mấy cung trìu mến
Như nước reo mạn thuyền...
Sau khi mở ra một tiếng hát của ai không biết, hát vang lừng trên sóng để đẩy đưa hai chàng Lưu Nguyễn lạc tới Đào Nguyên... thì, với một nét nhạc leo thang, Văn Cao vẽ ra con đường lên tiên, nơi nguồn hương duyên, theo gió bay lên với tiếng đàn xao xuyến... Ngay trong cảnh đầu của bài ca, ngay từ khi con thuyền nào đó (con thuyền câu của ĐAO NGUYÊN HANH?) đưa hai kẻ si tình này đi vào cõi mộng, Văn Cao chỉ nói tới phím tơ lưu luyến, mấy cung u huyền, mấy cung trìu mến như nước reo mạn thuyền. Tuyệt nhiên không có tả cảnh. Con đường lên tới suối hoa đào cũng không phải qua khe cây hay lối đá để nhận đường vào... như trong bài thơ của Tào Đường.
Tôi nghĩ rằng đây có lẽ là chiếc thuyền của anh Trương Chi mà Văn Cao đã cho hai chàng Lưu Nguyễn mượn tạm. Và những âm ba của giọng hát mà Văn Cao nói tới trong đoạn này đã làm cho hoa đào nơi suối tiên phải rụng cánh, có lẽ đó chính là tiếng hát của người thợ chài trên Sông Ngự, trong cuộc đời có thực hay trong cổ truyện lung linh vậy.
Tiếng hát đưa đẩy con thuyền tình trôi trên nước ngọc tuyền, và người trên thuyền cũng thấy quê hương dần xa lấp trong núi ngàn như trong hai bản Đường Thi... để gặp một tiếng hát khác bên bờ Đào Nguyên:
Âm ba, thoáng rung cánh đào rơi
Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời.
Lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan
Quê hương dần xa lấp núi ngàn
Bâng khuâng chèo khua nước ngọc tuyền
Ai hát bên bờ Đào Nguyên...
Trong đoạn này, Văn Cao đã chuyển nét nhạc một cách rất tài tình, dùng những nốt-bán-cung để di chuyển rất nhanh chóng câu hát đi từ một chủ âm mineure này qua chủ âm mineure khác, cho ta thấy được rất nhiều mầu sắc của khung cảnh thần tiên này. Mầu sắc ở đây lại không có gì là sặc sỡ, nó mơ hồ, nó nên thơ, nó huyền diệu...
Ai hát bên bờ Đào Nguyên? Ngoài tiếng hát Trương Chi hay Lưu Nguyễn đang đưa đẩy con thuyền? Thưa đó là bầy thiên tiên đang đứng hát đón chờ hai gã tình lang tại một nơi còn nguyên vẹn trinh tiết bởi vì mùa Xuân ở đây chưa bao giờ gập bướm trần gian tới làm cho Xuân phải ô uế, và mùa đào thì theo dòng ngày tháng chưa hề bao giờ tàn phai!
Với một nhạc điệu rất đẹp chảy dài từ bát độ trên xuống bát độ dưới, với một nhịp điệu lẳng lơ nhưng thanh thoát, Văn Cao cho chúng ta một đoản khúc có thể là khúc Nghê Thường mà ta vẫn nghe nói tới trong Đường Thi:
Thiên Thai !
Chốn đây hoa Xuân chưa gặp bướm trần gian
Có một mùa đào
Dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần.
Thiên tiên !
Chúng em xin dâng hai chàng trái đào thơm
Khúc Nghê Thường này
Đều cùng múa vui bầy tiên theo đàn...
Nhạc bỗng sáng lên, chuyển qua giọng majeure nhưng lời ca thì vẫn chỉ nói tới tiếng đàn, tiếng nhạc. Tuyệt nhiên không nói tới người. Bầy tiên chỉ là hư ảnh. Biết đâu, ngay cả hai chàng Lưu Nguyễn cũng không có mặt trong bài ca:
Đàn soi trăng lên, nhạc lắng tiếng quyên
Đây đó nỗi lòng mong nhớ
Này khúc Bồng Lai
Là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi...
Rồi nhạc chuyển vội về giọng mineure để nói rằng tiếng đàn xui quên đời dương thế, tiếng đàn khao khát tình duyên:
Đàn xui ai quên đời dương thế,
Đàn non tiên đàn khao khát khúc tình duyên.
Cho mãi tới bây giờ Văn Cao mới hé cho ta thấy cuộc ái ân nổi dậy giữa người tiên người phàm bằng cách quay lại với nhạc đề chính trong bài ca:
Thiên Thai !
A nh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian
A i ân thiên tiên em ngờ phút mê cuồng có một lần...
Đàn phách lại nổi lên! Nhạc Văn Cao rộn rã một cách khác thường trong đoạn này. Gió hắt đi những tiếng hát. Những tiếng hát này sẽ làm se lòng người mỗi khi được nghe lại. Lưu Nguyễn quên trần hoàn rồi. Họ cùng bầy tiên đàn ca một vài ba thế kỷ:
Gió hắt trầm tiếng ca
Tiếng phách ròn lắng xa
Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta.
Đào Nguyên trước, Lưu Nguyễn quên trần hoàn
Cùng bầy tiên đàn ca bao năm.
Nhớ quê chiều nào xa khơi
Chắc không đường về tiên nữ ơi...
Không nói đến sự trở về trần hoàn của Lưu Nguyễn khi nhớ quê, không nói đến sự thất vọng của họ khi về tới cõi trần nơi đó chẳng còn ai biết tới hai người nữa! Văn Cao bỏ qua sự đứng núi này trông núi nọ của họ, chỉ nói tới sự quay về đường tiên của hai cụ già Lưu Nguyễn. Nhưng than ôi, Đào Nguyên biến mất rồi! Chỉ còn rền lại tiếng ca của cõi tiên:
Gió hắt trầm tiếng ca
Tiếng phách ròn lắng xa.
Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta.
Đào nguyên trước, Lưu Nguyễn khi trở về
Tìm Đào Nguyên, Đào Nguyên nơi nao ?
Những khi chiều tà trăng lên
Tiếng ca còn rền trên cõi tiên...
Tôi hiểu được bài học không biết chọn lựa của hai gã Lưu Nguyễn trong bài Thiên Thai của Văn Cao.Vì không biết chọn lựa nên họ mất cả cõi tiên lẫn cõi trần. Họ đang sống bơ vơ ở đâu?
Tuy viết ra một bản hát vừa có tính chất trường ca, vừa có tính chất nhạc cảnh, nhưng Văn Cao không tả thực trong bài Thiên Thai này. Những nhân vật chính của câu truyện như hai chàng Lưu Nguyễn, bầy thiên tiên hoặc những cảnh vật như suối hoa đào, chiếc thuyền lan, nước ngọc tuyền, đều được mô tả một cách rất mơ hồ. Giống như trong một giấc mộng vậy! Ta biết là có con thuyền chở Lưu Nguyễn tới cõi Thiên Thai, có bầy thiên tiên múa hát dâng trái đào thơm... nhưng ta không thấy được họ...
Khi cùng người yêu xây được ngôi nhà cỏ bên suối mơ hay trước bến xuân với hai tình khúc trước, Văn Cao có thể mời đón chúng ta bước vào căn nhà bên chiếc cầu soi nước để ngồi nhìn đàn nai đùa trên đống lá vàng khô. Nhưng trong Thiên Thai, cõi mơ của Văn Cao, chúng ta không thể nào bước vào vườn cấm này được. Đây là cõi riêng của Người Sông Ngự. Nhưng ta lại được tự do tuyệt đối để nghe lên toàn thể tiếng đàn, tiếng hát vút lên từ đầu tới cuối của trường khúc Thiên Thai, tiếng đàn hát mà tôi cho là của Trương Chi trong truyện cổ và Văn Cao đã cho Thiên Thai mượn tạm. Tôi kết luận: Thiên Thai là cõi riêng của Văn Cao. Trương Chi mới là tiếng hát của Văn Cao.
Nói tới Trương Chi thì nhớ lại thuở tôi còn nhỏ, ở Hà Nội thường có những người đi hành khất bằng giọng hát, nghĩa là họ đến trước cửa từng nhà để hát những câu chuyện cổ Việt Nam, hát xong thì ngửa tay xin tiền. Tôi vẫn nhớ hình ảnh người ca sĩ ăn mày đó, miệng hát, tay đập vào cái hộp sắt bỏ trong túi áo để gõ nhịp cho bài hát. Và hình như anh ta chỉ có một bài hát duy nhất để làm vũ khí cho nghề đi ăn xin mà thôi. Đó là bài hát về anh Trương Chi:
Ngày xưa có anh Trương Chi
Người thì thậm xấu, tiếng hát thì thật hay
Cô Mỵ nương vốn ở Lầu Tây
Con quan Thừa Tướng ngày rày cấm cung...
Sau này, tôi thường cám ơn thầm người hành khất bằng giọng hát đó, vì ngay từ khi tôi chưa có đủ trí khôn để hiểu biết cuộc đời thì anh ta đã nuôi dưỡng tình cảm của tôi bằng một câu chuyện tình đẹp ngang với những chuyện tình đẹp nhất trên thế giới.
Câu truyện cổ tích về anh Trương Chi người thì thậm xấu, tiếng hát thì thật hay mà ca nhạc cổ truyền đã xưng tụng qua hình thức hát rong, hát dạo, hát xẩm... cũng đã được các thi sĩ, văn sĩ của thời nay nhắc tới. Chẳng hạn trong bài thơ BAI CA NGƯ PHU của Vũ Hoàng Chương mà Hoàng Thư đã ngâm lên một cách mê ly trên các Đài Phát Thanh ở trong nước cách đây mấy chục năm. Thạc Sĩ Phạm Duy Khiêm viết truyện LE CRISTAL D AMOUR bằng Pháp Ngữ, in trong cuốn Légendes Des Terres Sereines. Thi sĩ Hoàng Cầm còn dùng truyện cổ đó để soạn vở kịch thơ TIÊ NG HA T với nội dung không ai giam nhốt nổi tiếng hát.
Trong giới Tân Nhạc, có Hùng Lân viết bài Hận Trương Chi. Phạm Duy viết bài Khối Tình Trương Chi và Văn Cao viết bài Trương Chi. Với bài hát nói lên một nỗi hận, Hùng Lân không kể chuyện anh Trương Chi, ông chỉ mượn một nhân vật tiêu biểu cho giới cầm ca để nói luôn đến chuyện Tử Kỳ và Bá Nha, chuyện người hát hay, đàn hay mà không có người thưởng thức. Phạm Duy là tôi lúc còn ấu trĩ, thì khách quan kể lại câu truyện cổ truyền. Riêng chỉ có Văn Cao là nói tới nhân vật tài hoa truyền kỳ này, nói tới sự não nuột trong tiếng nhạc Trương Chi, tới con người và số phận, đồng thời cũng là nói về mình!
Không phải bây giờ Văn Cao mới nói tới Trương Chi. Người Sông Ngự đã đưa hồn Trương Chi vào hồn mình từ lâu rồi! Từ khi nói tới một trong những chiều năm xưa có những cung đàn cũng năm xưa ấy réo rắt lên, bên một người con gái đẹp mà... gót hài khai hoa, mắt huyền lưu Xuân, dáng hồng thơm hương đã khiến cho Chàng Trương/Văn Cao phải đưa vào mộng mị:
Chiều năm nay
Tiếng người khơi thương
Tiếng đàn giao hoan
Giấc mộng chàng Trương...
Lúc đó, Văn Cao chỉ mới hé lộ cho ta thấy tâm hồn của anh là tâm hồn của chàng ngư phủ thất tình họ Trương. Bây giờ, anh phát triển tiếng hát câm lặng đó bằng một trường khúc não nuột nhưng cũng rất kiêu sa.
Bài hát mở đầu bằng câu nhạc dài hơi như trong Thiên Thai nhưng nhạc trong Trương Chi có nhiều tính mô tả hơn:
Một chiều xưa trăng nước chưa thành thơ
Trầm trầm không gian mới rung thành tơ.
Vương vất heo may hoa yến mong chờ
Ôi tiếng cầm ca, Thu tới bao giờ...
Kiêu sa lắm chứ ! Khi Văn Cao cho rằng từ lúc mới có Trời, có Đất, khi chưa có Thơ thì đã có Nhạc rồi. Và chỉ có nhạc thì mới kéo được mùa Thu tới cho loài hoa, loài chim, loài người. Rồi cũng với câu nhạc đó, Văn Cao đưa tiếng nhạc của Trương Chi tới Mỵ Nương:
Lòng chiều bơ vơ lúc thu vừa sang
Chập chùng đêm khuya thức ai phòng loan
Một cánh chim rơi trong khúc nhạc vàng
Đây đó từng song he hé đợi đàn...
Một nét nhạc khác cho ta thấy Mỵ Nương vui vẻ chờ đợi tiếng hát:
Tây hiên Mỵ Nương khi nghe tiếng ngân
Hò khoan mơ bóng con đò trôi.
Giai nhân cười nép trăng sáng lả lơi
Lả lơi bên trời...
Nét nhạc bây giờ vút lên, như tiếng nức nở của Trương Chi sau khi Mỵ Nương bị thất vọng về cái nhan không có sắc của anh:
Anh Trương Chi
Tiếng hát vọng ngàn xưa còn rung
Anh thương nhớ, oán trách cuộc từ ly não nùng.
Đò trăng cắm giữa sông vắng
Gió đưa câu ca về đâu?
Nhìn xuống đáy nước sông sâu
Thuyền anh đã chìm đâu...
Thưa rằng thuyền anh đã chìm sâu! Có nghĩa là anh đã gieo mình xuống sông tự tử, nhưng oan hồn của anh còn đó khiến cho tiếng hát vẫn không tắt nghỉ. Khách giang đầu còn được nghe mãi mãi tiếng than khóc của Trương Chi:
Từng khúc nhạc xa vời
Trong đêm khuya dìu dặt tiếng tơ rơi
Sương thu vừa buông xuống
Bóng cây ven bờ xa mờ xoá dòng sông
Ai qua bến giang đầu tha thiết
Nghe sông than mối tình Trương Chi
Dâng úa trăng khi về khuya
Bao tiếng ca ru mùa Thu...
Nhưng Trương Chi có thực sự than khóc cái nghèo nàn, cái xấu trai của mình không? Ta hãy nghe Văn Cao chuyển cung từ RE thứ qua SOL trưởng một cách sướng tai vô cùng, để diễn tả giọt mưa rơi ngoài song cửa Mỵ Nương như rơi trên những cung đàn huyền diệu. Mưa cũng rơi trên con thuyền ngoài dòng sông lạnh, thuyền này chưa chắc đã là của Trương Chi:
Ngoài song mưa rơi trên bao cung đàn
Còn nghe như ai nức nở và than
Trầm vút tiếng gió mưa
Cùng với tiếng nước róc rách ai có buồn chăng?
Lòng bâng khuâng theo mưa đưa canh tàn
Về phương xa ai nức nở và than
Trầm với tiếng gió vương
Nhìn thấy ngấn nước lấp lánh in bóng đò xưa...
Vào lúc Tân Nhạc mới chập chững biết đi mà Văn Cao đã viết được những câu nhạc diễn tả giọt mưa tài tình như vậy, thật là hiếm có. Nếu ta nhận ra được nét nhạc SOL trưởng trong đoạn mưa rơi trên cung đàn này là nhạc ngũ cung thì ta lại càng yêu quý Văn Cao hơn lên.
Câu chuyện tình éo le nhưng rồi cũng kết thúc một cách đẹp đẽ : Trương Chi chết đi nhưng vì cuộc tình chưa thoả cho nên trái tim không chịu tan đi và hoá thành ngọc đá. Rồi người đời đem viên ngọc đó ra để làm thành một bộ chén trà dâng tặng gia đình nhà quan. Trong một tiệc trà, Mỵ Nương bưng chén ngọc lên, thấy hình ảnh chàng ngư phủ cất tiếng hát trong miệng chén. Thương nhớ con người và giọng hát năm xưa, nàng rơi lệ! Giọt nước mắt nhỏ xuống chén ngọc. Thế là mối oan tình từ bao năm nay đã được thoả mãn. Và bây giờ thì chén ngọc, hay là trái tim của Trương Chi mới chịu tan đi.
Văn Cao không đả động tới chuyện đó. Anh tiếp tục xoáy vào nhân vật Trương Chi:
Đò ơi !
Đêm nay dòng sông Thương dâng cao
Mà ai hát dưới trăng ngà
Ngồi đây ta gõ ván thuyền ta ca trái đất còn riêng ta.
Đàn đêm thâu ! Trách ai khinh nghèo quên nhau.
Đôi lứa bên giang đầu
Người ra đi với cuộc phân ly
Đâu bóng thuyền Trương Chi ?
Như tôi đã nói, Văn Cao không kể lại câu chuyện Trương Chi/Mỵ Nương. Anh chỉ tỏ thái độ của Chàng Trương sau khi thất tình, trước khi chết cũng như sau khi chết:
Ngồi đây ta gõ ván thuyền
Ta ca trái đất còn riêng ta...
Tâm hồn tôi đẹp -- vì tôi hát hay mà -- nhưng hình hài tôi xấu, người không yêu tôi à? Thì tôi vẫn có cuộc đời hay trái đất này để ra tuyên ngôn: Trái đất còn riêng ta. Trách ai khinh nghèo quên nhau. Trách ai? Trách chính quyền hay trách người đời không bao giờ dung nổi con người nghệ sĩ? Không dung thì thôi! Ta vẫn còn riêng Ta. Đó là ý nghĩa của bài Trương Chi.
Người Việt Nam yêu nhạc, trải qua gần 50 năm lịch sử của Tân Nhạc lúc nào cũng sẵn sàng bị phản bội. Không phải tới bây giờ, ở trong những cộng đồng Việt Nam trên hải ngoại, những nhà tái bản sách nhạc, những con buôn của nghề sản xuất lậu băng nhạc, những ca sĩ không biết tự trọng... luôn luôn khinh miệt người sáng tác bằng cách sử dụng bừa bãi những tác phẩm làm bằng mồ hôi và nước mắt của tác giả như: không xin phép, không trả tác quyền, không đề tên tác giả trong bìa băng, không hát đầy đủ lời ca của tác phẩm. Ngay từ hồi Văn Cao viết bài tình ca bất hủ Trương Chi này, người ta cũng không bao giờ chịu để ý tới lời 2 của nhạc phẩm để in ra hoặc hát lên. Hôm nay, tôi có dịp để ghi lại những lời ca đẹp như trái tim ngọc đá của ngư phủ họ Trương:
Từ ngày trăng mơ nước in thành thơ
Lạc loài hương thu thoáng vương đường tơ.
Ngây ngất không gian rên xiết lay bờ,
Bao tiếng cầm ca rung ánh sao mờ.
Nhạc còn lưu luyến nhắc ai huyền âm.
Lạnh lùng đôi dây tố lan trầm ngân
Trong lúc đêm khuya ai lóng tiếng cầm
Thu đã chìm xa xa ánh nguyệt đầm.
Khoan khoan đò ơi ! Tương tư tiếng ca
Chàng Trương Chi cất lên hò khoan
Đêm thu dài đến, khoan tiếng nhạc ơi !
Nhạc ơi, thôi đàn !
Có một điều buồn đến với tôi khi hát lên lời 2 của bản Trương Chi này. Văn Cao tiên tri cái ngày anh không được phép đàn hát nữa? Như đã xẩy ra sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Đêm Thu dài đến, khoan tiếng nhạc ơi! Nhạc ơi, Thôi đàn... Đêm Thu đến với Văn Cao, quả rằng nó đã quá dài. Dài tới ba mươi năm có lẻ! Trong thời gian đó, Văn Cao là "Người Thăng Long Thành" hay "Người Sông Ngự" thì cũng phải chết đi như Trương Chi, trái tim anh có lẽ cũng đã thành viên ngọc đá. Tôi đã nhiều lần tự hỏi: Ai là người sẽ nhỏ lệ lên trái tim Văn Cao?
Sau ba mươi năm bẻ bút, đập đàn Văn Cao, bây giờ vì trào lưu tiến hoá của nhân loại, trước sự đòi hỏi và thắng lợi của cái đích thực gọi là dân chủ, dân quyền, theo gót các nước xã hội chủ nghĩa đàn anh hay đàn em, chính quyền Hà Nội đã chủ trương cởi mở và phục hồi điạ vị cho nghệ sĩ Văn Cao.
Xa cách nhau, bị cấm không được liên lạc với nhau trong một thời gian dài hơn một đời người, vào mùa Xuân 1988, chúng tôi đã gửi cho nhau những cái hôn bằng giấy mực. Qua một vài bức ảnh mới chụp, thấy Văn Cao lúc này coi bộ yếu lắm, vì "Người Sông Ngự" uống rượu ghê quá! Vào cuối thế kỷ 20 này, tôi chúc anh có đủ sức khoẻ để cùng tôi bước qua thế kỷ mới. Xin anh tiếp tục đàn ca nhé, vừa ca vừa vỗ mạn thuyền, như tôi đã bắt chước anh:
Ta ca trái đất còn riêng ta...