Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Trung Hoa >> Lã Bất Vi

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 30818 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Lã Bất Vi
Hàn Diệu Kì

Chương 18
Trung thu năm 239 trước công nguyên Thành Tề em trai Doanh Chính đã làm phải đầu hàng quân Triệu ở tiền tuyến quân sự khi tấn công Triệu quốc, đồng thời hắn đã giết chết Hồi Mã Thương của nước Tần.
Bá quan văn võ cả triều hãy còn nhớ cái tin bất hạnh đó đã giáng xuống ngự án của Tần Vương trong điện Kỳ Niên cùng với gió thu se lạnh. Khi quân hầu vội vã mang sớ từ tiền tuyến về dâng lên Tần Vương. Doanh Chính nhận lấy và xm thì là một bài hịch truyền bá rộng rãi việc thảo phạt Tần Vương. Biết bao năm sau, Doanh Chính hãy còn nhớ rõ câu mở đầu: “Trường an quan Thành Tề thông báo cho thần dân gần xa được biết”.
… Tay Doanh Chính run run như thể chiếc lá đang run lẩy bẩy trong gió. Sau đó Doanh Chính nếm tờ hịch đó xuống đất. Tiếng thẻ trúc rơi và tiếng gần gào của Doanh Chính hòa vào nhau lan ra phủ ngọc vỡ dội vào tai các đại thần.
Các đại thần thấy gương mặt đó của Doanh Chính không sáng sủa như tiền vừa đúc khiến người ta phải động lòng như thuở ngày xưa nữa. Vì quân vương việc gì cũng nhất định phải tự làm này đã rất mệt mỏi rồi. Hàng ngày, Doanh Chính phải đọc duyệt đến một trăm mấy mươi câu thẻ tre.
Tần chương bên ngự án từ khi còn chưa thấu ánh nắng mặt trời. Gương mặt Doanh Chính dần dần chuyển sang màu vàng giống như sương sớm lướt trên lá cây vậy. Chỉ có đôi mắt sắt bến và trong suốt như mắt đại bàng kia là vẫn còn rực sáng.
Đang khi cơn thịnh nộ của Doanh Chính còn chưa giảm bớt thì quân hầu của Tần quốc lại về bẩm báo hai thành Hồ Quan và Chường Tử của Tần Quốc dưới sự tán công dữ dội của phản quân Thành Tề đã bị chiếm đóng rồi. Doanh Chính nghe xong rồi dường như không hẹn mà gặp, ông và các đại thần của mình đều thốt lên kinh ngạc.
Doanh Chính gọi: “Tướng quốc Lã Bất Vi, nghe mỗi lời quốc vương nói đều khiến người ta thấy sổn gai ốc. Bản thân Lã Bất Vi cũng có cái cảm giác này một cách nhanh chóng. Lã Bất Vi bước ra một bước từ trong hàng ngũ đại thần quỳ xuống dưới ngự và nói “Có thần”.
“Ngươi tiến cử Thành Tề làm phó tướng ra tiền tuyến đốc quân thúc sư. Hắn ta đã làm phản đầu hàng Triệu quốc rồi, như thế là sao vậy”. Đây là lần đầu tiên Doanh Chính chất vấn Lã Bất Vi trước đông đủ triều thần. Mấy vị đại thần đứng gần Lã Bất Vi thấy Văn Tín Hầu quyền lực một thời lúc này đang mặt đỏ tía tai. Lã Bất Vi lấy lại bình tĩnh. Ông biết rằng lúc này phải thể hiện ra thái độ không tự hào quá mà cũng không tự ti thì mới có thể giữ được nét tôn nghiêm của ngày trước.
Quỳ lạy xong, Lã Bất Vi đứng dậy đáp lời to rõ ràng mà rằng: “Khởi bẩm đại vương, xưa nay lòng người khó lường. Thành Tề do đâu mà làm phản, không phải chỉ có thần mà e rằng kể cả đại vương cũng khó lòng minh xét. Theo như ngụ ý của thần thì đang lúc việc gấp, không nhất thiết phải minh xét duyên do Thành Tề làm phải mà hãy hỏa tốc xuất quân, hăng hái bình định quân phản nghịch, thu hồi đất đai bị mất”.
Các quần thần thấy việc đang khẩn cấp trước mắt như Lã Bất Vi vừ nói thì gật đầu tán thành đồng chủ ý của Lã Bất Vi.
Doanh Chính cũng thấy được thái độ của bá quan văn võ thì xuống giọng nói: “Được rồi, quả nhân không truy cứu trách nhiệm tiến cử Thành Tề nữa. Lã Bất Vi ngươi hãy nói xem ai sẽ là người dẫn quân bình định quân làm phản, thu hồi đất đai bị mất”.
Lã Bất Vi biết Doanh Chính bảo thủ cố chấp, không thể trái ý nên gần đây bất kể việc gì Lã Bất Vi điều che giấu chủ kiến và tài năng. Lã Bất Vi nói: “Đại vương nhìn xa trông rộng có con mắt nhìn người, xin đại vương hãy tự quyết định”.
Doanh Chính đưa mắt nhìn quần thần một lượt hỏi: “Ai có thể thay quả nhân thống binh bình định phản quân, thu hồi đất đai bị mất?”.
Dưới sự im lìm, bá quan văn võ nhìn nhau không có ai xung phong đảm nhiệm. Thành Tề dẫn người ngựa hàng Triệu, ai mà không biết rõ rằng: Nếu phản quân và Triệu quân tự hội lại thì thế như chẻ tre khó mà địch nổi. Trong tình thế đó các bá quan văn võ điều không dám tùy tiện thống binh.
Doanh Chính lại lên giọng hỏi: “ Ai có thể thay quả nhân thống binh bình định phản quân thu hồi đất đai bị mất?.
Dưới ngự vẫn cái không khí nặng trĩu im lìm của lúc trước. Ý nghĩ như chiếc cối xay uốn lượn đang chuyển động trong đầu Lã Bất Vi. Việc Thành Tề ra tiền tuyến uý quân đốc sư là do ta tiến cử. Thành Tề đã làm phản ta, ta cũng không thoát được những ràng buộc có liên can, cần phải lập công chuộc tội, thống binh đi bình định.Và quan trọng hơn cả là quan hệ huyết thống giữa ta và Quốc vương. Nếu ta không dám anh dũng hăng hái ra đi cứu nguy cho đất nước thì còn đợi ai đây?”.
Lã Bất Vi cân nhắc kỹ lưỡng rồi cuối cùng ông nói: “Khởi bẩm Tần vương, hạ thần nguyện đem quân đi bình định phản quân, thu hồi đất đai bị mất”.
Điều đó thật bất ngờ đối với Doanh Chính. Lúc đó, vị quốc vương này trông mòn con mắt, mong có người bước ra nhưng ông ta hy vọng rằng người đó là Lã Bất Vi. Từ khi còn rất nhỏ Doanh Chính đã tai nghe mắt thấy mối quan hệ giữa Lã Bất Vi và Triệu Cơ. Doanh Chính không muốn mẫu hậu cao quý phải dây máu ăn phần vì người khác. Doanh Chính có đầu sự thù hận ghi xương khắc cốt nhục của Lã Bất Vi mà ông cho rằng những lời đồn kia chỉ là những lời đồn đại vô căn cứ. Doanh Chính hãy còn nhớ rất rõ rằng trong mười năm, khi mình chưa đích thân chấp chính, vị “trọng phụ” chuyên quyền này rất kinh mạng và hay bắt ép ông. Có những chuyện mà bây giờ nghĩ lại thì vẫn như còn sờ sờ trước mắt. Hãy còn trong một thời gian tương đối dài, một số bá quan văn võ cứ hễ nói là gọi Lã tướng quốc hoặc quân hầu như thể vị vua một nước như Doanh Chính chỉ để làm gì mà thôi.
Lúc đó, nếu là một triều thần khác chủ động xin đi đánh giặc thì Doanh Chính sẽ khen ngợi cổ vũ và điều cho 20 vạn quân. Bây giời lại là Lã Bất Vi người mà Doanh Chính vốn không thân cận. Doanh Chính không có lý do gì để phải đối việc Lã Bất Vi thống quân. Doanh Chính hy vọng quân làm phải của Thành Tề sẽ bị tiêu diệt như hoa đàn vừa nở đã tàn, nhưng Doanh Chính không muốn phần thắng nằm trong tay Lã Bất Vi. Và chí ít thì Doanh Chính không thể đểLã Bất Vi dễ dàng chiến thắng trở về.
Doanh Chính đưa mắt nhìn các quần thần một lượt rồi nói: “ Chiếu của quả nhân, do Lã Bất Vi thống soái năm vạn quân ra tiền tuyến Đồn Lưu”.
Nếu là một vị hoàng đế khác điều năm vạn binh mã thì nhất định Lã Bất Vi sẽ phân trần này kia. Năm vạn binh mã thì ít quá. Hậu kỳ Chiến quốc. Tần quốc mỗi lần dụng binh đối ngoại đều thiết lập mặt trận có quy mô lớn, cứ động một tí là dùng đến mười hai vạn binh mã. Lã Bất Vi biết rằng giờ đây ông bỏ sức lực ra vì con trai mình, thế nhưng đứa con đó thì lại trăm phương ngàn kế kìm chế ông ta. Ông như kẻ câm ăn hoàng liên vậy, thấy đắng mà không nói ra được. May thay đã có Mông Ngạo - người mà ông đã từng tin dùng chỉ huy ba mươi vạn binh mã. Khi tác chiến với Triệu quốc Lã Bất Vi có thể nhờ cậy vào bộ phận binh lực này.
Nghĩ đến đây Lã Bất Vi thản nhiên nói: “ Tuân chỉ, xin đại vương chờ đợi tin lành”.
Sáng ngày hôm sau, trong mưa thu lúc dày lúc mỏng, Lã Bất Vi ngồi trên chiêu xa thống lĩnh năm vạn binh mã ra khỏi thành Hàm Dương. Đến khi xuất phát đến tiền tuyến và dùng binh đối phó Triệu quốc thì đã là lúc trời quang mây tạnh buổi chiều ngày hôm sau rồi. Những người từng được Lã Bất Vi dìu dắt như tướng quân Mông Ngao, phó tướng Vương Tiễn, Lý Tín, Nội Sử Đằng đều rất nhiệt tình thiết đãi Lã Bất Vi từ xa đến. Trong quân tướng được viền lên bỏi ánh sáng còn lại của buổi hoàng hôn. Sự ấm áp của ánh vàng tràn trề đó khiến người ta cảm thấy ở đây dường như không phải là một chiến trườmg gươm đao đấu chọi mà là gia đình của một vương hầu dìu dắt ti sáo bên tai. Các tướng quân nhận thấy sự lạnh buốt rõ rệt bao phủ trên gương mặt Lã Bất Vi. Mí mắt ông mọng lên che đi đôi mắt vốn tràn đầy niềm vinh dự. Thần thái đó nơi Lã Bất Vi khác xa so với tưởng tượng của họ. Tướng quốc của họ có bao giờ không ngẩng đầu sải bước, mặt mày hớn hở đâu. Sao giờ đây lại trầm mặc không nói, ngổn nganh trăm mối tơ lòng?
Chắc chắn là việc quản quân của Thành Tề là một tảng đá đè lên lòng ông. Tiếng va chạm chén uống rượu như con sâu nhỏ đang luồn vào mang tai ông. Với mỗi chén rượu được chuốc ông đều uống một hơi hết sạch. Tuy lòng ông nặng nề nhưng cũng không thẻ làm mất hứng của mọi người. Sau khi “ Thửu chí tam tuần, thái quá ngũ vị”. Lã Bất Vi nói số binh mã ông thống lĩnh ít quá. Còn chưa để Lã Bất Vi nói hết, Mông Ngao đã vỗ to ngực nói: ba mươi nghìn binh lích của Tần quốc chỉ làm theo ý của tướng quốc thôi.
Ngày hôm sau năm vạn binh mã của Lã Bất Vi và ba mươi vạn binh mã của Mông Ngao hội tập làm một rồi rầm rộ tiến về Đồn Lưu. Trên đường qu alại thành Chương Tử và Hồ Quan, quân làm phản không chịu nổi một đòn đánh phải tan rã tan tành trong giây lát. Tin tức truyền đến Đồn Lưu , Thành Tề một mặt bố trí phòng thủ, một mặt thì xin Triệu quốc viện trợ.
Ba mươi lăm vạn đại quân Tần quốc cắm trại ở Hộ Thành Hà – Đồn Lưu . Các lều trại cái này nối cái kia như gò đồi chi chít vây chặt lấy Đồn Lưu.
Đang khi Lã Bất Vi muốn phát binh tấn công thì có một quân úy tên gọi Dương Đoan Hòa của quân Tần xin gặp Lã Bất Vi. Dương Đoan Hòa gặp Lã Bất Vi thì nói: Trước đây thần là một môn khách của Thành Tề. Lã Bất Vi nhìn kỹ mặt mũi người này thấy hơi quen. Khi Dương Đoan Hòa nói vậy thì ông mối nhớ là đã gặp người này ở chỗ Di Hồng. Dương Đoan Hòa nói: Tiểu nhân có một kế có thể lấy Đồn Lưu. Đợi ông ta nói xong Lã Bất Vi thấy có thể thực hiện kế đó thì dặn dò Dương Đoan Hòa phải xử lí cẩn thận.
Gần trưa, Phan Dương Dư Kỳ ra khỏi thành giao chiến với quân Tần. Dương Đoan Hòa và một đội quân Tần thay mặt phục trang của quân Thành Tề và đợi đến khi quân của hai bên giết nhau lẫn lộn thì băng qua Hộ Thành Hà và lọt vào Đồn Lưu. Dương Đoan Hòa bảo các tuỳ tùng đợi ở ngoài cổng thành rồi một mình ông ta vào gặp Thành Tề. Việc Lã Bất Vi thống soái ba lăm vạn đại quân tiến đến tấn công khiến cho Thành Tề sợ vãi đái. Thành Tề giờ đây chẳng khác nào kiến gặp lửa cứ vòng ra vòng vào trên mặt đất. Thành Tề không ngừng sai ngườilên thành xem xét, xem xem Phàn Dư Kỳ có đánh thắng không, xem quân viện trợ của Triệu quốc đã đến chưa. Khi Thành Tề gặp lại Dương Đoan Hòa, môn khánh ngày trước của hắn thì cũng là lúc hắn đang ngổn ngang trăm mối. Thành Tề hỏi Dương Đoan Hòa đến đây bằng cách nào. Dương Đoan Hòa đáp rằng: đến cùng đại quân của Lã Bất Vi. Thành Tề lại hỏi Dương Đoan Hòa đến gặp ta hắn có yêu cầu gì. Dương Đoan Hòa nói: Lã tướng quân mời ngày ra ngoài thành nói chuyện với ông ấy. Thành Tề và Dương Đoan Hòa lên thành thì thấy binh mã hai bên đang giết nhau lẫn lộn. Bụi đất bị vó ngựa tung lên mù mịt, ánh hào quan của qua kích thì giống như vảy cá rợp trời kín đất. Thành Tề không nhìn rõ Lã Bất Vi ở chổ nào. Đang lúc Thành Tề muốn xem Lã Bất Vi đang ở đâu thì chỉ thấy Dương Đoan Hòa giật một lá cờ trắng từ trong tay áo ra. Trên lá cờ có thêu chữ: “giáng” (hàng) nổi bật một cách rỏ ràng.
Dương Đoan Hòa xông lên hành khản cổ gào to: “Trường An quân hầu đã lệnh cho toàn thành đầu hàng rồi!”. Đến khi Thành Tề hiểu rõ mọi chuyện thì đoản kiếm trong tay Dương Đoan Hòa đã đặt lên gáy hắn ta rồi.
Phàn Dư Kỳ đang ra sức chém giết ở dưới thành cho rằng Thành Tề đã đầu àhng thật thì ngửa cổ than rằng: “Nhữ tự bất túc phụ dã” (Không thể trông cậy vào con trẻ!). Sau đó mở một đường máu chạy về Yên Triệu. Quân làm phản thấy chủ soái chạy trốn vào vùng đồng hoang thì lộn xộn rối bời. Có người thì quy phục xin hàng, có kẻ thì quan đầu chạy trốn như chuột lủi.
Quân Tần theo Dương Đoan Hòa vào thành chiếm cứ lấy cổng thành đồng thời nghêng đón đại quân do Lã Bất Vi và Mông Ngao hiên ngang tiến vào thành Đồn Lưu. Thành Tề thấy thế lớn không còn nữa thì đành phải buông tay chịu trói.
Niệm Thành Tề là em trai của Tần Vương. Lã Bất Vi muốn xử lý nhẹ giáng chức Thành Tề làm thứ dân, sung quân Ba Thục; Quân làm phản và cư dân Đồn Lưu thì đều giáng làm nô lệ đầy đi biên tái: Lã Bất Vi sai quân uý về Hàm Dương xin chiếu Doanh Chính. Quân uý mang chiếu của Tần Vương từ thành Hàm Dương đến một cách nhanh chóng. “Phản tặc không giết chết thì cốt nhục của hắn cũng sẽ mưu phản mà thôi! Thành Tề, quân làm phản và dân cư Đồn Lưu toàn bộ chu di”. Lã Bất Vi thấy cư dân Đồn Lưu vô tội, nếu giết hại hàng loạt thì thật tàn nhẫn quá giả mệnh đem Thành Tề và quân làm phản ra xử chảm hết thảy. Còn cư dân Đồn Lưu thì chuyển về địa bàn Lâm Thao xa xôi hẻo lánh.
Nghi thức nghênh đón phía ngoài thành Hàm Dương vô cùng đơn giản sơ sài - điều đó cũng không nằm ngoài dự tính của Lã Bất Vi. Ánh nắng nhàn nhạt của mùa thu rớt trên đám ngựa xe cờ quạt và dân chúng thưa thớt. Một số đại thần và quân uý chú ý thấy trên khuôn mặt phong trần của Lã Bất Vi không hề có một vẻ đắc ý hay vui mừng của một người thắng lợi. Ánh nắng nhạt đã chuyển thành màu trắng nơi mặt của Lã Bất Vi.
Lã Bất Vi về đến phủ tướng quốc thì các môn khách và gia nhân trong phủ nhiệt liệt đón mừng đã kể cho ông nghe nhiều tin tức. Lã Bất Vi vô cùng kinh ngạc khi thấy thái độ lạnh nhạt của họ khi họ kể đến chuyện Tần Vương bị nhiễm bệnh, họ hoàn toàn không tỏ thái độ đau đớn tuyệt vọng hay sự luống cuống sợ hãi. Trong câu chuyện hỗn tạp đủ các loại của các môn khách, Lã Bất Vi được biết việc làm phản của Thành Tề đã khiến Doanh Chính bị độc hoả công tâm, miệng lưỡi lở loét, mông đít lở loét thối rữa. Nghe vậy Lã Bất Vi chẳng quản nhọc nhằn vội đến điện Kỳ Niên hỏi thăm nhà vua.
Khi Lã Bất Vi bước vào trong điện thì liền ngửi thấy mùi thuốc sắc kỳ quái khó ngửi đang bay đầy trong điện. Trong phòng của Doanh Chính, các ngự y chân tay cuống quýt vây quanh giường bệnh của nhà vua. Lã Bất Vi hướng đôi mắt dịu dàng thắm thiết nơi má Doanh Chính. Khi ông nhìn thầy khuôn mặt xanh xao tiều tụy của Doanh Chính thì sự khó chịu dường như đã thành sự lo lắng trong ông. Lã Bất Vi bắt đầu hỏi thăm và an ủi Doanh Chính bằng những lời lẽ thành thật dễ lọt tai. Tuy Doanh Chính với thân thể suy nhược nhưng ánh mắt thì vẫn không lộ vẻ trống trãi hoảng hốt. Doanh Chính nhìn Lã Bất Vi bằng một anh mắt tràn đầy sức sống rồi sau đó lại nói với Lã Bất Vi bằng giọng nói không hài lòng mang tính chất vấn rằng: “Tướng quốc, người không nên nhân nhượng vô nguyên tắc mà tha thứ cho lũ điêu dân Đồn Lưu”. Lã Bất Vi nói: “Bệ hạ làm vua thiên hạ, chẳng gì bằng đức, chẳng gì bằng nghĩa, sau đó mới là thưởng phạt”. Doanh Chính cũng không lấy gì làm lạ bởi những lời thuyết giáo của Lã Bất Vi. Doanh Chính nói: “Quả nhân nhất định sẽ dùng hình pháp nghiêm khắc, áo đỏ tắc đường, nhà tù thành chợ để cai trị thiên hạ. Như thế thì dân thường áo vải mới nhìn thấy mà sợ, không dám phạm thượng làm loạn, gian đao giả dối”. Lã Bất Vi biết rằng nếu cứ thảo luận với Doanh Chính về việc “trọng đức trị” hay là “trọng hình phạt” thì khi lời qua tiếng lại, mâu thuãn giữa hai họ rồi sẽ chẳng khác nào lưỡi dao sắc thêm loáng. Lã Bất Vi dặn dò đám ngự y rồi cáo từ ra về.
Thứ mùi thuốc khiến người ta thấy buồn nôn đang bao phủ nơi điện Kỳ Niên kia ngày một đậm đặc. Khi các phương thuốc tốt của các ngự y kia chẳng có tác dụng gì đối với bệnh tình của Doanh Chính thì chính Doanh Chính và Lã Bất Vi đều bắt đầu thực sự lo lắng.
Lã Bất Vi thấy các ngự không còn cách gì khác để chữa trị bệnh tình của Doanh Chính thì cho treo bảng trọng thưởng ngàn vàng, trưng cầu thương phẩm danh y trong dân. Đám người xem thì chặc lưỡi nắc nỏm khen ngợi số tiền thường khả quan trước mặt mấy câu rồi lại gật gù đắc ý bước đi. Mấy ngày sau đo thì người xem tước biển to cũng thưa thớt đi. Đương lúc mấy viên quan lại canh biển mệt mỏi rũ rượi thì có một người xấu xí trên mặt bị vết dao sâu làm rúm ró lịa. Người này bước đến và không chút ngần ngừ tháo biển xuống.
Khi được dẫn đến trước Lã Bất Vi người này nhất mực tự tin nói rằng ông ta có thể trị được bệnh tật cho Tần vương. Lã Bất Vi hỏi tên họ lai lịch người đó thì ông ta trả lời rằng: “Người sơn dã không màng danh tiếng, các ngài cứ gọi tôi là Xú Y là được”. Lã Bất Vi nói: “Xú Y nếu ngươi không chữa khỏi bệnh cho đại vương được thì đó là tội khi quân đấy”. Xú Y nói: “Nếu không chữa khỏi bệnh cho Tần vương thì cho dù bị róc xương róc thịt, cho dù có bị đun sôi tôi cũng không trách”.
Khi Xú Y chẩn trị cho Doanh Chính thì đám ngự y xì mũi coi khinh ông ta và Lã Bất Vi đều mở to mắt hiếu kỳ quan sát. Người ngày ngoài việc cho những được thảo vào trong đỉnh đồng ninh như một tiền lệ quen thuộc xong rồi chắt ra một bát thuốc vàng khè tỏa ra mùi chát xít rồi dâng lên miệng vua, thì cũng không có một bí quyết bàng tay vàng nào cả. Nhưng sau khi Doanh Chính nhíu mày uống thuốc xong thì Xú Y bắt đầu phương pháp điều trị thứ hai. Những người xem tập trung quanh giường bệnh của Doanh Chính đều kinh ngạc đến đẫn đờ. Chỉ thấy Xú Y cúi sát xuống Doanh Chính và để Doanh Chính nằm xấp xuống rồi lấy mồm mút các máu mủ nơi các vết thương trên mông đít Doanh Chính. Doanh Chính bị mút ngứa ngáy thì không quen liền bật cười hì hì. Chỉ thấy Xú Y chùn chụt đầy môm màu mủ sau đó thì ông nhổ xuống một đồ đựng bằng gốm bên giường Doanh Chính. Khi Xú Y lại mút tiếp lần thứ hai thì trong phòng của Doanh Chính không ngớt những lời nắc nỏm khen ngợi. Điều mà mọi người khen ngợi không phải là kỹ thuật chữa trị của Xú Y mà là lòng trung thành của ông đối với Tần vương.
Dưới sự trị liệu tỉ mỉ và hầu hạ của Xú Y, bệnh hiểm của Doanh Chính đã có sự chuyển biến tốt như có phép thần vậy. Khoảng một tháng thì bệnh của Doanh Chính đã khỏi hẳn. Trong ngoài điện Kỳ Niên, khắp nơi đều truyền tụng câu chuyện về Xú Y. Y thuật tỉ mỉ mà khuôn mặt khác thường của Xú Y khiến cho những vương hầu quan tướng đều nảy sinh niềm thích thú khôn cùng.
Không những Xú Y có bộ mặt mà người thường không có mà ông ta còn có tính cách mà người thường không có. Ông ta trầm ặc ít nói, sâu sắc nhưng dễ hiểu và ông ta sợ gặp người khác. Ngay cả khi Doanh Chính tổ chức yến tiệc mừng công cho ông ta thì ông ta cũng từ chối khéo. Nhưng khi Doanh Chính muốn ông ta ở lại làm ngự y trong triều thì ông ta vui vẻ nhận lời.
Có một hôm, Xú Y bị Lã Bất Vi gọi đến phủ tướng quốc. Xú Y đối mặt với sự cảnh giới chặt chẽ trong phủ tướng quốc và khuôn mặt trầm mặc không dễ gì nói cười của Lã Bất Vi thì phỏng đoán rằng có lẽ xảy ra chuyện gì không hay với ông ta. Rất nhanh, Xú Y liền chú ý đến nụ cười hạn chế như thể một áng mây màu xuất hiện trong đám mấy đen trên mặt Lã Bất Vi.
Sau khi mời Xú Y ngồi xuống xong, Lã Bất Vi liền nói:
“Thần y, ngài chữa bệnh cho đại vương chúng tôi thật là công đức ngàn năm. Đến bây giờ ngài cũng nên nói ra lai lịch thật của ngài đi”.
Mặt Xú Y tựa như một tấm thép lạnh lùng và cũng không tỏ thái độ gì. Đối mặt với anh mắt kim đâm của Lã Bất Vi, ông ta trả lời một cách tự nhiên: “Tôi sinh ra ở Thảo Mãng hành nghề y thôn dã, không màng danh lợi. Tướng quốc biết tên tôi là Xú Y là đủ rồi”.
Nụ cười dường như bao hàm một ý khác trên khuôn mặt Lã Bất Vi cũng mất dần đi. Lã Bất Vi nói: “Được, nếu thần y không muốn lộ rõ lai lịch của mình thì ta sẽ mời người đến để kể ra bộ mặt vốn có của người”.
Lã Bất Vi nói xong thì Tư Không Mã bước ra từ phía sau bình phong. Tư Không Mã nắm tay trước ngực chào Xú Y rằng: “Triệu Hoảng đại ca, anh vẫn khỏe chứ!”.
Thì ra từ khi Xú Y gỡ biển vào cung thì Lã Bất Vi đã nghi ngờ mai danh ẩn tích của ông ta rồi. Đặc biệt là chất giọng đặc sệt Yên Triệu khiến ông phải cảnh giác. Có một hôm đưới ánh nắng chói chang, khuôn mặt của Xú Y khiến Lã Bất Vi sực nhớ đến một người. Lã Bất Vi cảm thấy người này giống hệt Triệu Hoảng, người này giống như Triệu Hoảng-người mà ông đã gặp ở Đào Hoa Dục sơn-Lã Bất Vi sợ mình nhìn nhầm thì đã tìm Tư Không Mã đến ngầm phân định phân biệt. Tư Không Mã nhìn không bao lâu thì khẳng định ngay Xú Y chính là Triệu Hoảng thoát chết trong trận Chường Bình. Nhưng tại sao hắn ta lại phải thay đổi dung mạo, phải giấu tên tuổi đến trị bệnh cho Doanh Chính thì không thể hiểu nổi. Tư Không Mã hoài nghi nói: “Hay là Triệu quốc sai đến làm thích khách, hãy bắt hắn lại tra hỏi và xử phạt nghiêm khắc”. Lã Bất Vi nói: “Hắn chữa khỏi bệnh cho đại vương, xem ra bệnh của đại vương đã khỏi hẳn rồi. Nếu giữa đường mà bắt hắn làm nhỡ việc trị bệnh cho đại vương thì lại làm làm việc nhỏ nhưng hậu quả khó lường”. Thế là, Lã Bất Vi liền ngầm sai người giám sát chặt chẽ hành tung của Xú Y.
Mấy hôm đầu chưa có dấu hiệu gì lộ ra nơi Xú Y. Các nếp như đi lại ăn ở đều theo mực thước, không có gì vượt ra khỏi pham vi quy định. Nhưng mấy hôm sau thì phát hiện ra cái đuôi áo của hắn. Những lúc không có ai hắn liền nhòm ngó đường đi xung quanh và phòng của Doanh Chính. Điều càng làm cho Lã Bất Vi lo sợ hơn cả là khi khám xét ngầm túi thuốc của Xú Y phát hiện có một thanh đoản kiếm được giấu trong đó. Lã Bất Vi nhận định: “Xú Y chắc chắn thích khách do Triệu quốc phái đến; Chính bởi vậy khi bệnh của Doanh Chính đã khỏi, Lã Bất Vi liền thẩm xét Xú Y.
Xú Y đích thực là Triệu Hoảng, sứ mệnh của hắn là hành thích Doanh Chính nhưng chỉ có điều hắn chưa tìm được cơ hội để hạ thủ thôi.
Triệu Hoảng thấy mình bị Tư Không Mã nhận ra. Sau giây phút sợ hãi ngắn ngủi thì hắn trấn tĩnh lại và nói: “Xa nhau dễ đến mấy năm rồi, hiền đệ vẫn có thể nhận ra đại ca mặt mang vết dao thật là không dễ”.
Trên miệng Tư Không Mã xuất hiện cái cười nhạt. Tư Không Mã hỏi: “Đại ca tốn công vô ích đến thành Hàm Dương sợ rằng không phải là để gặp mặt tôi”.
Triệu Hoảng nói: “Hiền đệ hỏi như thế khiến người ta thấy khó lý giải. Hiền đệ và tướng quốc đều biết rõ là do biểu to của mọi người gọi ta đến để cứu người bệnh tật, chữa bệnh cho đại vương mà”.
Lã Bất Vi lệnh cho người vứt túi thuốc của Triệu Hoảng xuống đất và hỏi:
“Trị bệnh cho đại vương chúng tôi sợ không dùng được thanh kiếm này”.
Triệu Hoảng thấy âm mưu của mình bị bại lộ thì vội xông đến giằng lấy thanh đoản kiếm, định đâm Lã Bất Vi và Tư Không Mã nhưng đã bị hai đại hán cao lớn xông đến trói chặt lại.
Tư Không Mã nói: “Đến nước này thì người nên nói thật đi”.
Triệu Hoảng cương quyết nói: “Việc đã đến nước này thì ta nói cho các ngươi biết vậy: Ta đến để hành thích Tần vương. Đừng thấy rằng Tần quốc các ngươi binh hùng mã mạnh, dang thịnh, Mong Ngao dẫn ba mươi ngìn đại quân đến tấn công Triệu quốc ta. Nhưng nhân dân Triệu quốc sẽ không bao giờ khuất phục Tần quốc đâu. Ta tự hủy khuôn mặt ta là để các người không nhận ra ta nhưng chỉ tiếc rằng chưa tìm được cơ hội để hạ thủ mà thôi. Tuy rằng ta không thành công nhưng các ngươi cần phải biết rõ rằng: Con cái Yên Triệu thì khó khuất phục lắm. Từ hôm ta đến thành Hàm Dương thì ta không thèm để ý đến sinh mạng mình nữa, cũng không thèm để ý đến hình phạt lăn trì của các người.
Thái độ coi thường cái chết của Triệu Hoảng dường như đã chấn động và cảm hóa Lã Bất Vi. Lã Bất Vi nói: “Triệu Hoảng, ta rất khâm phục lòng dũng cảm của người. Nhưng ngươi là kẻ lỗ mãng không biết thời thế. Đại Tần chúng ta từ khi khai quốc bắt đầu, quân thân đã có chí khí hào hùng thu gom thiên hạ, thâu tóm bốn bể. Đến đời Hiến Công, Thương Quản phò tá giúp việc về mặt đối nội thì xây dựng chế đố lập pháp, thực hiện canh tác. Chỉnh đốn kiện toàn kho vũ khí. Về mặt đối ngoại thì thu phục chư hầu, không tốn một chút sức lực nào mà đã thu tóm phục được bốn bể. Tần quốc ngày một cường thịnh, các chư hầu sợ hãi thì hợp tác với nhau và qua lại với nhau như một, đã từng nhiều lần dẫn hàng trăm vạn quân tấn công Tần quốc. Kết quả là thế nào! Tần quốc mở cửa khẩu nghênh địch, binh lính kiên dũng thiện chiến đánh cho quân chín nước đều tan thây nát thịt, máu chảy lềnh bềnh. Cho đến bây giờ Doanh Chính là vua, quốc thế ngày một phát triển đi lên, chấn hưng chính sách lâu dài mà trị vì trong thiên hạ. Tần vương thống nhất thiên hạ, thế lực mạnh lớn, kẻ nào dám ngăn trở. Triệu Hoảng, đại vương chúng ta đầy cát nhân, vốn có thiên tướng, âm mưu của ngươi sẽ không thể thực hiện được. Cho dù có thực hiện được thì các công tử điện hạ khác của Chương Tương Vương khi làm vua cũng sẽ vẫn quyết định sách lược tác chiến phía sau và sẽ quyết thắng vượt xa ngàn dặm. Cuối cùng sẽ tiêu diệt xong các nước chư hầu, khôi phục lại ngôi vị, đồng phục lục hợp. Lã Bất Vi ta nể người cáo công chữa bệnh cho đại vương, nể ngươi trung thành dũng cảm, nay cho người một lối thoát đó”.
Lã Bất Vi thấy Triệu Hoảng nghe xong lời ông ta nói vẻ hồ nghi ngửa cổ cười lớn mà rằng: “Hừ, ta không tin các người sẽ thả một người mưu hại Tần vương. Các ngươi nắm quyền sinh sát trong tay thì không cần phải vòng vo với ta nữa đâu!”.
Lã Bất Vi lệnh cho người đem phong truyền đến nới với Triệu Hoảng rằng: “Nói thế nào làm thế ấy đó là mỹ đức của người quân tử. Ta nói thả ngươi thì sẽ thả ngươi. Ngươi hãy cầm lấy giấy thông hành mà ta cấp phát sẽ không gặp cản trở gì tại Tần quốc và cũng như không có người gia hại ngươi. Nhưng ngươi phải chấp thuận với ta rằng không còn thù địch với Tần quốc nữa”.
Lã Bất Vi nói xong thì bảo mọi người thả Triệu Hoảng ra và đưa cho hắn phong truyền.
Triệu Hoảng nhận lấy phong truyền, giàn giụa nước mắt quỳ lạy mà rằng: “Tiểu nhân Triệu Hoảng xin được cảm tạ tấm lòng bao dung độ lượng và ơn không giết của tướng quốc. Về sau thần không thù địch với Tần quốc nữa và cũng không thù địch với các nước chư hầu khác. Thần sẽ làm một thầy lang thảo được không có xu hướng phát triển, giang hồ phiêu bạt sơn dã cho xong đời này”.
Khi Triệu Hoảng sắp đi, Lã Bất Vi còn lệnh cho người lấy ra một ít tiền vàng để hắn chi dùng. Sau khi Triệu Hoảng đi rồi thì Tư Không Mã nói: “Xú Y đi rồi, cần phải bẩm báo việc này cho đại vương biết”. Lã Bất Vi suy tính một lúc rồi nói: “Việc này không nhất thiết phải nói với đại vương. Một khi đại vương biết được chân tướng của chuyện này sẽ không vui và lại sinh nghi”
Vừa vào đến cửa Rạp Nguyệt, một trận tuyết nhỏ rắc đầy trời không nhanh không chậm. Trong thành Hàm Dương nóc nhà trắng xóa như miếng vá. Không khí trong lành và sảng khoái khiến tinh thần Doanh Chính phấn chấn hẳn lên sau khi sức khỏe đã được hồi phục. Triệu Cao thấy Doanh Chính đang có hứng thú thì nói: “Đại vương, long thể của ngài mạnh khỏe. Bây giờ đang là giai tiết đi săn”.
Triệu Cao dâng lời khuyên can thật đúng lúc đúng chỗ khiến Doanh Chính cũng hửng khởi nóng lòng muốn thử. Khi sắp xếp nhân viên tùy tùng thì Doanh Chính viết vào đó Xú Y. Lúc đó Doanh Chính mới sực nhớ ra đã mấy hôm liền không gặp vị ân nhân cứu mạng mình rồi thì liền vội sai người đi tìm khắp nới. Người về bẩm báo lại với Doanh Chính rằng phụng mệnh tướng quốc Xú Y đã đi khỏi điện Kỳ Niên, không biết là đi đâu.
Sau khi biết được như thế thì Doanh Chính đùng đùng giận dữ mà rằng: “Lã Bất Vi, trong mắt ngươi không có quả nhân nữa rồi chăng!”
Triệu Cao đứng bên cạnh lại thêm dầu thêm mỡ nói: “A, Lã tướng quốc không chỉ thiệm quyền trong triều đình mà lại còn can thiệp vào chuyện riêng của đại vương nữa!”
Các hoạn quan thấy Doanh Chính nghe Triệu Cao nói xong thì tức đến sắc mặt trắng bệch, môi nói: “Có ơn mà không báo đáp thì không phải là quân tử, Xú Y chữa khỏi bệnh cho quả nhân, quả nhân còn chưa trọng thưởng cho Xú Y sao lại dám thất lễ. Truyền chiếu chỉ của quả nhân, dán ảnh của Xú Y trên toàn quốc. Người nào biết được Xú Y ở đâu sẽ nhận thưởng; Ai đưa Xú Y đến điện Kỳ Niên sẽ nhận trọng thưởng”.
Hai cánh cửa điện màu đỏ thẳm nơi phòng ngủ của Triệu Cơ trong điện Chiêu Thanh được đóng mở một cách có quy luật theo bóng dáng ra vào tùy thích của Lao Ái. Lao Ái đã tạo ra sự vui vẻ không có giới hạn cho thái hậu trên người bà. Đồng thời bản thân Lao Ái cũng được nếm thưởng sự giàu có và vui vẻ nhục thể ra. Hắn được phong là Trường Tín Hầu-tước vị tương đương với tước vị của Lã Bất Vi. Ngoại trừ có đất Sơn Dương là phong ấp của hắn ra thì hắn lại đổi quận Hà Tây Thái Nguyên thành Lao Quốc và quy hoạch theo danh nghĩa của hắn và thế là Lao Ái trở nên hiển hách như nước sông trào dâng. Ngoài phủ đệ vẫn chưa tu sửa kịp thì ngựa xe, trang phục, quy cách sắp xếp bố trí đi lại cho Lao Ái đều chẳng kém gì Lã Bất Vi. Môn khách và gia đồng của hắn đã đến nghìn người mà hãy còn nhét đầy chỉ có tăng chứ không bớt. Khi Tư Mã Thiên lập truyện cho Lã Bất Vi đã từng than rằng Lao Ái giàu sang phú quý nhanh chóng quá. “Lao Ái thường xuyên theo sát thái hậu, được hậu thưởng. Mọi việc nhỏ trong triều đều thuộc về Lao Ái. Lao Ái có gia đồng đến hơn mấy nghìn người. Những hoạn quan xin nương nhờ phủ hắn cũng tính bằng ngìn”.
Chuyện Lao Ái vinh hoa phú quý khiến cho trong ngõ ngoài đường, hầu môn thân chủ khai sinh ra một câu chuyện kéo dài không ngớt. Nhặt được ngàn vàng không bằng chọn đúng một người bạn. Những tay lưu manh xó chợ Bình Tố và Lao Ái đã cùng vật vạ lang chạ đã phát đạt hẳn lên nhờ dựa vào quyền thế của Lao Ái. Mỗi khi xa nghi phô trương lòe loẹt của bọn họ đi qua đường phố thì các bà các chị lại chỉ chỉ trỏ trỏ nói cho con cháu họ biết rằng người ấy chính là vệ úy tứ có biết chút quyền thuật thường hay ra oai giúp Lao Ái đánh nahu, bây giờ trở thành vệ úy phụ trách cảnh giới trong hoàng cung, việc canh tuần trong cung vào ban đêm và các đồn vệ bộ hạ cửa cung đều do hắn nắm giữ. Người ấy là nội sử tứ, trước đây được ngồi bàn ghế mấy hôm ở trường tư thục, về sau sợ học vất vả mà bỏ dở học hành, giờ đây hắn trở thành bọn nhắm của Lao Ái, giúp Lao Ái bàn mưu định sách. Bây giờ nội sử tứ thăng tiến ghê lắm: về quân sự hành chính các khu vực xung quanh thành Hàm Dương đều do hắn quyết đoán. Người đó chính là tả dực kiệt đã từng là quân khua chiêng gõ trống mua vui, Lao Ái dùng sở trường của hắn cho hắn làm chủ quản bắn tên. Người ấy chính là Lệnh Tề. Hắn thấy sau khi Lao Ái trở thành hoạn quan thì vinh quy hiển đạt và hắn đi thiến thật. Lao Ái thưởng cho hắn một chức quan trung đại phu. Nhưng đừng xem thường vị khach suông bình thường chỉ huy uốn lưỡi này, hắn là quan tư vấn bên cạnh quân vương có thể bàn việc triều chính với Tần vương. Hắn chính là Nhan Tiết vốn là một tay cờ bạc. Nay hắn trở thành gia tướng của Lao Ái. Ngoài việc quản lý công việc gia đình ra thì hắn còn đi cùng Lao Ái đánh vài ván bạc cũng những viên quan phát đạt…
Khi những tiếng lúc lắc từ những chiếc xe sang trọng ấy mất dần nơi cuối phố thì những người dân thường hãy còn nhìn theo đám bụi đất bị bước chân người và bánh xe làm tugn lên mù mịt rồi lại không ngớt kể lại rằng. Cách đây không lâu vào một đêm đông gió bất lạnh giá thổi quét cành khô lá úa xòa xạc. Trên thành Hàm Dương xuất hiện một ngôi sao chổi trắng bệch. Chiếc đuôi dài của nó giống như một chiếc chổi và cứ chiếu sáng mãi trên bầu trời. Những người dân thường ưa truyền những tin vịt nơi đầu đường thành Hàm Dương thì nói bằng một vẻ kinh hoàng sợ hãi: Sự xuất hiện của ngôi sao thần bí này đoán trước sẽ có người xấu đến nhiễu loạn kỷ cương triều chính. Nhưng lúc đó lại không có ai liên hệ điềm đó với Lao Ái. Một năm sau đó khi đồng đảng bầy dê lũ chó của Lao Ái phản nghịch làm loạn bị tan vỡ và bị xử trảm, xé xác diệt tộc thì những người trước đây hay bàn luận về Lao Ái lo lắng. Họ sợ đồng đảng thì sẽ bị dây dưa nên bây giờ câm như hến.
Những tôi tớ và hoạn quan trong cung vua còn nhớ rất rõ rằng Lao Ái luôn chuyển động theo thái hậu như một chiếc bóng. Đó là vào một ngày thu mà từ đó về sau vây cánh của hắn thương xuyên ra vào cung Chương Đài. Tuy mùa đông với lá cây xào xạc và người đi đường ít ỏi đã đến nhưng ngựa xe áo gấm bỗng nhiên tăng nhiều khiến cho cung Chương Đài náo nhiệt hẳn lên. Có một dạo trong cung tắt nghẽn tất cả mọi cái đều đã khiến cho người ta phải rối ren hoa mắt. Nếu như thoạt đầu mới đến người ta không thể lần ra đầu mối mà sự mưu tính hại nhau không rõ nguồn cơn giữa các bè phái khiến cho họ thấy chán ngán mà phải lùi bước. Những tay hoạn quan già giỏi việc tìm tòi suy xét tâm lý nhà vua và phân loại đảng phái cho các quan đại thần thì tìm ra đầu mối một cách nhanh chóng trong quan hệ nhân sự hỗn tạp rối bời đó. Họ bắt tất cả phải nhất trí rằng trong triều đình chia làm ba phái: một phái là thế lực của Lã Bất Vi. Ông từng lấy danh nghĩa là tướng quốc và “trọng phu” đã một dạo nắm toàn bộ triều chính kỷ cương. Bây giờ tuy quyền lực bị phân tán nhưng lạc đà gầy vẫn to hơn ngựa và ông vẫn không phải dạng tầm thường. Một phái là thế lực của Lao Ái. Bọn chúng lấy thái hậu làm núi dựa và nắm giữ một bộ phần quyền lực rất lớn. Lũ người này là một bọn vô học, bọn chúng dám làm những điều vô lại, bí quá hóa liều nơi đầu chợ. Bọn chúng lòng tham vô đáy, trành giành quyền lợi không chút đắn đo. Có viên hoạn quan thiển cận hẹp hòi thì lại cho rằng lực lượng của bọn này giống như mặt trời mọc ở đằng đông vậy, khó mà ngăn cản. Một phái là lực lượng của Doanh Chính. Tuy Doanh Chính có tính cách chuyên quyền độc đoán và địa vị cao nhất do vì mới chấp chính không lâu. Khi còn chưa lên ngôi, Doanh Chính luôn không muốn lấy ra một bộ phận quyền lực của Lã Bất Vi và Lao Ái. Những hoạn quan am hiểu những việc bí mật cung triều này không chỉ hòa giải giữa các phái dễ như dao thái thịt của người đầu bếp giỏi mà còn lấy đó để phục vụ cho công tác thu gom tư liệu và tình báo để ngầm truyền đi hoặc bán cho các bạn bè thân thích các chư hầu lục quốc Quan Đông. Có sách sử đã vạch ra việc Ngụy quốc đã lợi dụng mâu thuẫn giữa Lã Bất Vi và Lao Ái trong triều thần như sau: Năm 239 trước Công nguyên có một lần đại quân Tần quốc tấn công ác liệt Ngụy quốc. Nước Ngụy thế yếu không còn chỗ nào bám víu. Cảnh Dẫn vương không còn cách nào thì sợ hãi không còn cách nào yên. Trong lúc cấp yếu sinh tử tồn vong ấy thì có người xin Khổng Thuận nước Ngụy chỉ giáo để lui giặc. Không Thuận là hậu duệ của Không Tử người nước Lỗ. Khổng Thuận được mọi người gọi là “Tử Thuận”. Tử Thuận nói: “Bề tôi chút kiến giải vụng về nhưng những người đang năm giữ chính quyền kia chưa chắc đà chịu nghe chi bằng tôi không nói thì hơn”. Thái độ lưỡng lự muốn nói lại thôi của Tử Thuận được Cảnh Dẫn vương biết được thì đích thân đến nơi Tử Thuận ở xin được chỉ bảo. Tử Thuận thấy vua một nước lại có thể khiêm tốn cung kính như vậy thì đã nói ra mưu lược của mình. “Nếu đại vương nghe theo kế của thân chịu mất một ít đất đai mà không làm ảnh hưởng đến nguyên khí của quốc gia. Mất một chút danh dự mà không tổn hại quốc sách. Như thế thì mối thù quốc nan khả giải sẽ được trả thôi!”. Cảnh Dẫn vương như bị rơi vào năm dặm sương mù không biết tại sao phải làm như vậy thì nói: “Mời tiên sinh hãy chỉ rõ”. Tử Thuận tiến thêm một bước trình bày sách lược của mình có Cảnh Dẫn nghe: “Hạ thần cho rằng: Bây giờ Lã Bất Vi và Lao Ái trong cung đình Tần quốc đanh tranh giành quyền lực, đại vương có nghe nói không? Hà gì đại vương không cắt bỏ một chút đất đai hối lộ cho Lao Ái. Như thế có thể tăng thêm thanh danh cho Lao Ái, ủng hộ Lao Ái trong khi Lã, Lao đấu đá nhau. Như thế thái hậu nước Tần cũng sẽ cảm ơn công đức của ngài và thực lòng liên kết hữu hảo với Ngụy quốc. Trước đây hai nước Ngụy Tần như chân với tay, đối xử tốt với nhau mà bây giờ Tần quốc tấn công chúng ta đều là do quỷ ý của Lã Bất Vi cả. Sự đấu đá lẫn nhau giữa Lã-Lao sẽ tạo cho đại vương một cơ hội để tận dụng khiến Tần vương không còn tín dụng Lã Bất Vi nữa, khiến các nước chư hầu phải xa lánh Lã Bất Vi, đó chẳng phải là báo thù rửa hận cho Ngụy quốc đó sao?”. Nghe Tử Thuận nói thế, Cảnh Dẫn sai người đến thành Hàm Dương hoạt động theo kế sách của Tử Thuận. Không lâu sau đó, trong phủ đệ của Lao Ái quả nhiên xuất hiện nhân vật thần bì nói giọng Đại Lương. Và ở tiền tuyến, quân Tần cũng nới lõng tấn công Ngụy quốc. Một thời gian sau, hai nước Tần-Ngụy lại bắt tay hòa hợp được một cách kỳ lạ… Và việc đó không gây vướng mắc gì trong triều Tần cả. Doanh Chính, Lao Ái, Lã Bất Vi vẫn bình yên vô sự. Bọn họ bằng mặt không bằng lòng kinh doanh triều chính.
Nếu không có cuộc phong ba do việc khơi đào kênh rạch và tu sửa phủ đệ phải tranh giành nhau đất đá phát sinh gấp gáp thì mâu thuẫn trong triều lại vẫn như mạch nước ngầm dưới đáy sông, ngầm thai nghén sự trào dâng – Còn trên mặt nước thì vẫn là sóng yên gió nhẹ, ca hát thanh bình.
Ngòi nổ là do việc Lao Ái muốn xây dựng mở rộng phủ để gây ra.
Khoảng thời gian Lao Ái chuyển vào cung Chường Tín rất ngắn ngủi. Thế mà chẳng khác nào như đã chơi chán một người đàn bà vậy. Lao Ái cảm thấy tòa nhà đẹp đẽ hoa lệ của mình bỗng nhiên trở nên xấu xí vô cùng. Từng đàn chim trĩ canh thấp thỏm không yên trên những ngọn cây và nóc lầu, những đôi cánh khi chúng bay đi bây lại đập vào nhau. Những chiếc lông cánh bị rụng rơi trên mặt đất giống như những chùm ánh sáng loang lổ rõ rệt. Xe kiệu ra vào đông vô kể giống như những đạp đá chi chít để lẩn với nhau.
Màu sơn đỏ rực trên những cánh cửa hành lang mái hiên đã bị nhạt dần sự diễm lệ của nó như ngọn đèn trước gió. Những nơi mà ánh mắt của Lao Ái đã từng đến đều để lại cho hắn những ấn tượng cũ rích hẹp hòi. Khi xây dựng thành Hàm Dương phồn hoa, Lao Ái luôn cảm thấy phủ đệ và thân phận hắn là không tương xứng. Thế là sau mấy lần xem xét hắn liền ngang nhiên quyết định sẽ xây dựng mở rộng tòa nhà của hắn. Sau khi thầy bói bấm đốt ngón tay tính toàn và đo đạc làm như có thật thì cuối cùng cũng đã động thổ xây dựng.
Vào một ngày hoàng đạo phong hòa nhật lệ, tòa nhà của Lao Ái được xây dựng mở rộng được sắp hàng lững thững trong quân thần triều hạ thì tiếng trống nhạc vang trời truyền ra toàn thành một tin tức kinh thiên động địa, tường thành phủ đệ của Lao Ái dài 500 trượng thế nhưng thể chế đã quy định rằng tường thành tòa nhà của con cháu Tần vương không được vượt quá 300 trượng. Như thế thì quy mô phủ đệ của Lao Ái cũng sắp ngang hàng với nhà vua rồi. Hành động tiếm việt rõ rằng của Lao Ái làm chấn động cả triều đình.
Trong ấn tượng của Doanh Chính thì khuôn mặt của Thanh quả phủ luôn thanh tú nho nhã, nói năng mềm mại uyển chuyển tựa như cơn gió nhẹ phảng phất mùi thơm thổi vào tai ông. Xưa nay Doanh Chính chưa bao giờ nhìn thấy sự xúc động phẩn nộ và bất an hiện ra trên mặt Thanh quả phụ như ngày hôm nay. Thanh quả phụ gặp Doanh Chính ở cung Chương Đài. Vừa gặp Doanh Chính chưa hàn huyên được bao lâu thì Thanh quả phụ liền hỏi thẳng Doanh Chính rằng: “Đại vương, ngài biết việc Trường Tín Hầu xây dựng mở rộng phủ đệ chưa?”.
Doanh Chính nói rằng ông biết, là do mẫu hậu đưa Tần Chưong đến. Thanh quả phụ hỏi: “Đại vương có viết dài bao nhiêu trong Tần Chương không?”. Doanh Chính nói rằng không viết. Thanh quả phụ nói: “Tường vây của phủ đệ Lao Ái dài 500 trượng”. Doanh Chính thất kinh nói là không có chuyện đó. Thanh quả phụ nói: “Trước đây tường thành phong ấp của em trai Trịnh Trạng Công-Cộng Thúc Đoạn vướt quá 300 trượng đã trở thành tai họa quốc gia. Đại vương, nếu bàng quan mặc kệ chuyện này sẽ gây ra tai họa đó”.
Doanh Chính cũng biết lịch sử làm loạn của Cộng Thúc Đoạn liền vội cho đòi gặp Lao Ái tại cung Chương Đài. Lao Ái dường như đã biết trước mọi việc. Khi đến gặp Tần vương hắn liền mang theo Tần Chương mà đã được duỵêt.
Doanh Chính thấy các thẻ tre của Tần Chương có ghi kích cỡ từong thành phủ đệ được xây dựng mở rộng của Lý Tư có viết rõ ràng là 500 trượng.
Doanh Chính xem xong thì không nói được gì nữa. Trên tấm Tần Chương có hai chữ chiếu lệnh “Chuẩn hành” do chính tay ông ký duyệt. Giờ đây Doanh Chính không thể hiểu rõ năm trăm trượng này đã có từ lúc Tần Chương được đưa đến mà không để ý hay là sau đó Lao Ái mới thêm vào.
Đang khi Doanh Chính còn đờ đẩn hoảng hốt thì Lao Ái thẳng thắn nói: “Đại vương, ngài nói lời vàng ý ngọc, nói thế nào là làm thế ấy. Chiếu chỉ không thể sớm ban tối sửa được ạ”.
Doanh Chính không thể phản bác lại điều lý đó mà cũng chỉ nói thêm rằng: “Đúng, đúng, chiếu chỉ của quả nhân không thể sớm ban tối sửa được”.
Doanh Chính chẳng tìm ra được lý do gì để níu giữ Lao Ái thì đành phải nhìn cái dáng đi cao lớn của hắn từ lớn chuyển dần sang nhỏ và khuất dần nơi cửa cung điện.
Khi Lao Ái chiếu kiến Doanh Chính thì Thanh quả phụ lánh vào bên trong. Lao Ái đi rồi, lúc đo Thanh quả phụ mới bước ra hầm hầm tức giận mà rằng: “Một hoạn quan hung hăng càn rỡ như vậy, nếu không chỉnh trị uy vua phép nước thì sẽ mất hết cả thôi!”.
Doanh Chính thông cảm sâu sắc nói: “Nếu để Lao Ái xây dựng mở rộng phủ đệ thì chẳng khác nào tổn hại đến uy phong của quả nhân, tiêu diệt ý chí của quả nhân vậy!”.
Thanh quả phụ đưa lời can gián mà rằng: “Theo ý của hạ thần thì hãy để Lã Bất Vi cắt cung cấp gạch ngói cho Lao Ái khiến hắn không thể làm gì tiến triển hơn được nửa”.
Doanh Chính nói: “Làm như vậy đi. Ngươi hãy đến phủ tướng quốc truyền đạt chiếu lệnh của quả nhân đi”.
Thanh quả phụ ngự xe đến phủ tướng quốc. Không đợi Thanh quả phụ nói hết nguồn cơn của sự việc, Lã Bất Vi đã không kìm được hầm hầm nổi giận mà rằng: “Phủ đệ của Lao Ái lại vượt cả một tướng quốc như ta, thật không thể chấp nhận được! Xin truyền đạt lại với đại vương rằng: Lã Bất Vi sẽ không cung cấp gạch đá cho Lao Ái nữa đâu!”.
Kiến trúc được nhà vua phê chuẩn sẽ được triều đình cung cấp gạch đá. Lã Bất Vi thấy Thanh quả phụ hài lòng đi rồi thì lập tức ban bố cáo thị trong cả nước. Để bảo đảm hoàn tất và tăng nhanh tiến độ thì công công trình đào kệnh khơi rạch Kinh Hà, gạch ngói gỗ đá của tất cả mọi nơi đều phải vận chuyển đến nơi thi công công trình Kinh Hà. Nếu làm trái sẽ nghiêm phạt không tha.
Tốc độ xây dựng tường thành không quản ngày đêm của Lao Ái đã dùng hết số vật liệu lần đầu được chuyển tới. Lao Ái cho gia tướng Nhan Tiêm đến phủ tướng quốc làm thủ tục nhận gạch ngói gỗ đá. Nhan Tiêm bẩm báo lại nội dung cáo thì mà Lã Bất Vi dán trên cổng thảnh cho Lao Ái biết và sau đó nói nếu hắn đến phủ tướng quốc nhất định sẽ chẳng giải quyết được chuyện gì. Lao Ái nhíu mày nói “Ta bảo ngươi đi thì ngươi hãy đi, đừng có lôi thôi dài dòng. Nếu kênh Kinh Hà của hắn không xây dựng thì cũng không thể để phủ đệ của Trường Tín Hầu ta bị đình công được”.
Nhan Tiêm đành phải đến phủ tướng quốc, hắn run lẩy bẩy nói với Lã Bất Vi rằng: “Trường Tín Hầu sai tối đến gặp tướng quốc xin cho vận chuyển vật liệu xây dựng đến”.
Nhan Tiên nói xong thì thấy Lã Bất Vi không chớp mắt nói: “Nhà ngươi có thấy cáo thị trên cổng thành không?”.
Nhan Tiêm nói có nhìn thấy – Lã Bất Vi liền mắng:
“Ngươi đã nhìn thấy rồi còn đến tìm bản tướng quốc xin vận chuyển vật liệu nữa!”.
Nhan Tiêm không được việc thì ủ rũ trở về phủ. Lao Ái nghe Nhan Tiêm kể xong thì đi xe thẳng đến phủ tướng quốc thở phì phì tức giận nói: “Lẽ nào ngài lại không biết Trường Tín Hầu này cũng ngang hàng với tướng quốc sao?”. Lã Bất Vi nhẹ nhàng bình tĩnh nói: “Việc quản hầu đại nhân xây dựng mở rộng phủ đệ bản quan không được biết. Để bảo đảm việc hoàn tất kênh Kinh Hà mới thông báo trong toàn quốc đó. Cũng giống như tục ngữ có nói rằng: kẻ không biết thì không bị trách”. Lao Ái nói: “Tướng quốc đã biết rồi thì xin giúp tôi hoàn thành công việc mà cho vận chuyển vật liệu xây dựng đến đi”. Lã Bất Vi nói: “Ta đã thông báo toàn thiên hạ rồi, không thể làm ngược lại được”. Lao Ái đưa ra Tần Chương và nói: “Lẽ nào phê chuẩn của Tần vương lại không bằng cái thị của ngài”. Lã Bất Vi nói: “Đại vương lại không nói rõ việc xây dựng kênh Kinh Hà và việc xây dựng phủ đệ của ngài cái nào trước, cái nào sau. Xin hãy đợi đê Kinh Hà hoàn tất nhật định sẽ vận chuyển gạch ngói gỗ đá đầy đủ đến cho quân hầu”. Lao Ái nói: “Lã Bất Vi chẳng phải là ngài đang làm khó tôi sao? Kênh Kinh Hà hoàn tất phải đợi đến bao giờ! Lẽ nào ngài lại nhẫn tâm nhìn công trình đang xây dựng dở của tôi như vậy? Lẽ nào lại để tôi phải nuôi không đám thợ kia?”. Lã Bất Vi thấy sắc mặt Lao Ái từ đỏ thành trằng rồi lại từ trắng thành xanh, bắp thịt trên mặt hắn dường như co giật. Ngón tay ngắn run lên và chọc vào mũi. Cái kiểu nhe nanh mài vuốt của Lao Ái đã để lại cho Lã Bất Vi môt ký ức ghi xướng khắc cốt. Không lâu sau thái độ trước khi mưu phản và bị tru di của hắn chẳng khác nào thái độ của hắn lúc này. Rồi rất nhanh, Lã Bất Vi liền nghe thấy tiếng gầm ghè phát ra từ cái mồm thâm tím và run run của hắn. “Lã Bất Vi, ngươi đừng có đắc ý vênh váo, sớm muộn thì ta cũng thu phục ngươi để người biết rằng Trường Tín Hầu này không phải là nắm bùn để cho người khác mặc ý vê đi vò lại”. Khi Lao Ái đi khỏi thì hắn còn nhổ một đống đờm bọt chẳng khác nào một cái bánh trước chân Lã Bất Vi. Một thời gian tương đối dài, mỗi khi dùng cơm thì Lã Bất Vi luôn cảm thấy buồn nôn.
Nếu dùng một từ “phẫn nộ” thì cũng không thể diễn đạt nổi tâm trạng của Lã Bất Vi trong giờ phút này. Sự bi ai thê thảm như một con chuột đói khát đang gặm nhắm lòng ông. Lúc đầu, Lao Ái no ấm đầy đủ dưới chân của Lã Bất Vi, rồi hắn không biết vô liêm sĩ lấy dương vật làm những động tác xấu xa bỉ ổi, rồi cái bộ dạn hàng tướng a dua lấy lòng cua hắn nữa chứ. Không có Lã Bất Vi này thì Lao Ái ngươi muốn trèo lên giường thái hậu chẳng phải là mơ tưỡng huyền hão đó sao? Thoắt một cái đã thay lòng dở mặt.
Lao Ái thật là quân lộn kiếp vong ơn bội nghĩa.
Sự tranh giành sâu sắc giữa Lã Bất Vi và Lao Ái chỉ là một màn mở đầu nho nhỏ.
Vào tiết xuân ấm hoa hoa nở thư shai, trong cung Chương Đài vật cũ người không, Lao Ái và Lã Bất Vi đều lần lượt bị Doanh Chính đưa xuống hoàng tuyền. Các hoạn quan và nỹ tỳ trong cung còn nhớ rất rõ các chi tiết lớn nhỏ xảy ra giữa Lã Bất Vi và Lao Ái. Mỗi khi họ đi qua phủ viện đã trở thành đống gạch hoang tàn của Lao Ái thị họ lại tới tấp kể chuyện xoay quanh việc hai người đã dâng phong nơi cung đình và việc xây dựng phủ đệ này. Những hoạn quan và nữ tỳ đó sẽ nói cho bạn biết: Lao Ái từ phủ tướng quốc về thì khó mà nuốt nỗi bực tức. Hắn không thể trợn mắt nhìn phủ đệ đang xây dựng của hắn bị dở dang. Hắn liền thuê mấy ngàn phu khuận dịch lên núi chặt củi dỡ đá, xây dựng lò nung gạch. Một tòa nhà phủ đệ khiến hắn cho một nửa Tần quốc chướng khi mịt mù, người ngã ngựa đổ. Lao Ái vô cùng mệt mỏi. Ban ngày thì chỉ huy trù hoạch ở phủ đệ. Đêm đến lại phải thỏa mãn thái hậu khiến hắn bị tiêu hao thể lực. Lã Bất Vi không thể để Lao Ái được lợi. Ông liền cho thu thuế chặt cây dỡ đá nung gạch của Lao Ái. Lao Ái thì không chịu nộp một chút thuế khóa nào. Thiếu nội Thanh Hiên Huệ nắm giữ tài chính trong triều, thì đương nhiên hành sự theo thái độ của Tần vương và tướng quốc, bà ta liền rút đi bổng lộc cấp phát cho Lao Ái. Lao Ái đã có thưởng tựa như núi vàng hang bạc của thái hậu và có thu nhập phong ấp thì hắn chẳng thèm nhòm ngó gì đến chút lương vụn vặt của triều đình. Hắn vẫn cứ làm theo cách của hắn, bất chấp tất cả xây dựng bằng xong phủ đệ sắc màu rực rỡ đó.
Thế là nơi đây trở thành khu phong cảnh để mọi người mở rộng tầm nhìn trong thành Hàm Dương. Vào hôm khi trời gần gới, ánh sáng như đang nhạt dần thì Doanh Chính ngồi trên xe cũ đi xem. Trong mắt Doanh Chính thì những lầu cao gác lớn, những mái hiên cong cong sáng sủa rõ ràng kia lại chẳng khác nào lũ hung thần gian ác trong cung điện mà lũ ma quỷ trong một cơn ác mộng. Sau khi xem xong phủ đệ của Lao Ái, Doanh Chính dường như đang bị kích động và luôn lo lắng sẽ phát sinh một tai họa khó lương nào đó. Doanh Chính đi lại đứng ngồi cũng thường hết sức cẩn thận như để phòng mọi bất trắc. Về sau Doanh Chính đập tan sự làm phản của Lao Ái nhân lúc hắn không ngờ đến. Mọi người trong cung đều nói, đã từ rất lâu ông trời đã ban cho đại vương một bí ẩn nào đó.
Truyền thuyết trong cung nói chung quy lại thì cũng chỉ là một thứ lịch sử thật giả lẫn lộn.
Các hoạn quan và nữ tỳ trong cung Chương Đài thấy từ khi xem phủ đệ của Lao Ái thì Doanh Chính thường lặng lẽ. Khi chiếc trướng trong phòng của Doanh Chính được mở ra thì các hoạn quan và nữ tỳ lại bắt đầu thì thào, đoán xem vị phi tần mỹ nữ nào đựoc nhà vua sủng ái. Nhưng một thời gian lâu sau họ thấy Triệu Cao từ trong trướng đi ra. Lúc đó mọi người mới vỡ lẽ rằng thứ mà đại vương hao tâm tổn sức không phải là nhục thể đàn bà mà lại là một thứ khác. Thứ gì vậy? Họ không thể đoán được, dường như đó là một sự huyền bí còn quan trọng hơn nhiều so với nhục thể đàn bà.
Doanh Chính bắt đầu xây dựng thế lực binh mã của mình mà chẳng ma quỷ nào biết được. Doanh Chính không nhớ rõ rằng mình đã gặp Sương Bình Quân và Sương Văn Quân trong đêm khuya dưới ánh nến dập dờn hay trong một buổi giữa trưa có ánh mặt trời chói chang.
Khi Triệu Cao dẫn hai thanh niên với khuôn mặt sáng sủa khôi ngô đến tẩm cung rèm đỏ trướng tím thì Doanh Chính vui vẻ xúc động khôn cùng. Triệu Cao quỳ xuống đất vái lạy mà rằng: “Thưa đại vương, đây là công tử Duẩn Hồ nước Sở và hiệp sĩ Hàn Hoành nước Hàn. Cả hai người đều trí dũng song toàn nguyện bỏ tuổi trẻ và tuổi xuân ra phục vụ đại vương”. Doanh Chính nói: “Quả nhân phong cho Duẩn Hồ làm Sương Bình Quân, Hàn Hoành làm Sương Văn Quân. Mỗi người dẫn năm nghìn cung kỵ tìm nơi bí mật không cho mọi người biết luyện tập võ nghệ, nghe và đợi sự điều khiển của quả nhân bất cứ lúc nào”.
Triệu Cao thấy Sương Bình Quân và Sương Văn Quân thề thốt thành khẩn trước Doanh Chính. Sau đó lại thấy Doanh Chính giống như dòng suối nóng nhìn hai thanh niên đó một cách sinh động và long lanh.
Khi Triệu Cơ và Lao Ái ôm nhau nằm ngủ, bà ta có một cảm giác hạnh phúc như tuổi gấm hoa lại đang trở lại. Bà ta không còn là hoa vàng ngày mai, tư phong tàn tạ nữa mà là một thục nữ yểu điệu, móng tay bôi đầy nhũ đỏ, phong tình vui vẻ trong thành Hàm Dương. Lao Ái, một người nhỏ hơn bà ta mười tuổi đã mang đến cho thân thể bà ta một sức thanh xuân mãnh liệt bồng bột và cũng làm cho bụng bà ta phồng lên một cách kỳ kạ. Một điểm rõ rệt nhất mà ba ta cảm thấy trong sự khác biệt giữa Lã Bất Vi và Lao Ái là dù cho người thứ nhất có làm gì trên người bà ta đi nữa thì bụng của bà ta vẫn cứ phẳng lì như chiếc túi rỗng. Nhưng bây giờ cái cảm giác buồn nôn và thích của chua đã không có từ lâu lại xuất hiện khiến lòng dạ bà ta hoảng hốt rối bời. Một vị thái hậu không có phu quân mà lại mang thai, bà ta không có cách gì để che giấu hay sự giải thích hợp tình hợp lý nào đó. Và đây là một sự cực kỳ sỉ nhục không thể tha thứ đối với thanh danh của bà ta và gia tộc Doanh Thị. Một khi đã lộ ra việc đó thì hậu quả gây ra thật khôn lường. Bà ta như con kiến gặp hỏa hoạn vậy, khiếp sợ vô cùng. Dưới sự tính toán trù hoạch với Lao Ái và mấy người cung nữ của bà ta, một kế vẹn toàn đã ra đời. Không lâu sau trên đại đường trong điện Chiêu Thanh bỗng vang lên tiếng trống bao cho các hoạn quan và cung nữ biết phệ chúc đang xem bói. Kết quả xem bói tiên đoán rằng một ngày gần đây sẽ có hung vận giáng xuống điện Chiêu Thanh, thái hận cần phải đến cung Đại Trịnh ở Ung Thành đê lánh nạn. Thẻ trúc có khắc lời bói quẻ hào vẫn còn phản phất hương khói được đưa đến ngự án của Doanh Chính. Doanh Chính chuẩn bị cho thái hậu đến cung Đại Trịnh ở Ung Thành để tránh việc không lành.
Một buổi sáng nắng ráo và tiết cuối chạp đầu xuân một đôi nghi thức ô lọng phấp phới ra khỏi thành Hàm Dương đi về phía Ung Thành. Mọi ngươi trong thành Hàm Dương đều nói: Thái hậu đến đó để tránh điềm xấu.
Ung Thành đã từng là quốc đô, điều đó khiến cho nhân dân cả nước Tần đều một lòng hướng về và quỳ lạy bái phục. Tổ tiên của họ từ khi bật lên từ phương tây rồi lại thiên về phía đông. Đến đời Đức Công thì chính thức định đô ở đây. Mãi đến đời Hiên Công thì dời đô đến Lịch Dương. Ung Thành có gần 400 năm lịch sử. Sai khi định đô ở Hàm Dương những điển lễ như vua lên ngôi hay thờ cúng của đất nước đều cử hành tại Ung Thành. Đối với mảnh đất phát trường của tổ tông này, vua các triều đại nhà Tần đều đặc biệt lưu ý việc bảo vệ và tu sửa Ung Thành. Ngoài những binh lính bảo vệ các cung địch lo việc quét dọn ra thì trong Ung Thành không còn bóng dáng qua lại của họ nữa. Khí hậu tốt lành và không khí yên tĩnh ở đây giúp cho Triệu Cơ có thể chăm sóc chu đáo khối tinh huyết trong bụng bà ta. Triệu Cơ và Lao Ái, Nhan Tiêm và vài cung nữ thân tín khá thì ở nội điện bên trong. Rồi vào một buổi sáng trời đất sáng sủa, trong khi Triệu Cơ vượt cạn để mẹ tròn con vuông, thì đám tùy nhân bận bịu nhộn nhịp như thoi đưa nơi ngoại điện thì không biết việc sinh nở của thái hậu. Nửa năm đã trôi qua. Trong cung Đại Trịnh một dải xanh mướt yên ả, bách điểu ca hát. Sau khi than thể Triệu Cơ đã được hồi phục nguyên khí thì bà ta cho người bế công tử vui vẻ nhảy nhót tựa như cá chép của bà ta về Hàm Dương nhờ dân thường nuôi dưỡng rồi khởi giá hồi kinh. Đám tùy tùng mù tịt không biết gì theo xe thái hậu ra khỏi Ung Thành. Thấy cảnh sắc núi non thôn dã sáng bừng thì họ mới than lên rằng: Thái hậu đến Ung Thành lánh nạn nhoáng một cái đã nửa năm trôi qua.
Năm 238 cũng là năm thứ 9 đời Tần Thủy Hoàng trước Công nguyên là một năm những điềm xấu cực nhiều. Đến đây, thiên tướng đã lộ rõ. Trong “Tần Thủy Hoàng bản ký” có viết: “Cửu niên, tuệ tinh kiến, hoạc ưcách thiên” (Năm thứ 9 đời Tần Thủy Hoàng thấy sao chổi thường xuyên xuất hiện trên trời). Sao chổi chủ hung xuất hiện, có lúc lại lơ lửng giữa trời. Thứ ánh sáng trắng xóa đó không phải chỉ có một lần xuất hiện trên thành Hàm Dương.
Thần dân cư trú trong thành đã không còn thấy lạ cái thứ ánh sáng đó nữa. Sau khi họ ngẩng đầu lên nhìn một chập thì họ lại trở về cuộc sống hàng ngày với các nề nếp cũ. Thứ ánh sáng còn lại của ngôi sao đó cũng mất dần đi cùng với mùi tanh hôi của cuộc động loạn nơi thành Hàm Dương.
Năm đó thời gian mà thái hậu đi tránh điềm dữ lại là dịp cuối chạp, đầu xuân. Thần dân trong thành Ung Thành thì vẫn còn nhớ rất rõ: Khi xe của thái hậu đi về phía Ung Thành thì ánh sáng mờ mờ của ngôi sao chổi vẫn còn chưa xuất hiện. Khi ngôi sao thần bì khiến người ta phải lo lắng rối bời lấp lóe trên bầu trời. Trong bụng thái hậu giãy giụa một sinh mệnh mới. Sau khi đã tắm gội gột rửa những bụi bặm trên người thì thái hậu lại vào nội điện trong cung Đại Trịnh để ở. Sau cuộc vận loạn đó không lâu thì họ mới vỡ lẹ: Không phải thái hậu đi tránh họa mà họa bắt nguồn từ thái hậu, Lao Ái – kẻ ngồi ôm ấp thái hậu sau tấm màn che trong xe của thái hậu.
Trong của của thái hậu ngoài Lao Ái ra còn có một hài đồng ngoan ngoãn thông minh đó chính là Lao Lương – con trai của họ.
Trong thời gian nửa năm Lao Ái đợi thể lực của Triệu Cơ phục hồi sau khi sinh đẻ. Đối với đám binh lính, cung dịch, nữ tỳ ở ngoài điện cung Đại Trịnh thật là buồn chán và ngày thì dài dằng dặc. Thế nhưng thái hậu và Lao Ái thì vô cùng bận bịu và khẩn trương hồi hộp. Bọn vệ úy tứ tả dực kiệt, trung đại phu Lệnh Tề thì thường xuyên qua lại cung Đại Trịnh. Họ đang ấp ủ một cuộc binh biến cung đình trong tẩm cung sặc sụa mùi sữa. Bọn họ sẽ phế truất Doanh Chính và Lao Lương sẽ lên ngôi. Thái hậu và Lao Ái sẽ rủ rèm nhiếp chính. Họ nghiên cứu tỉ mỉ vô cùng, vị đại thần nào sẽ theo phía họ, tấn công cung Chương Đài bằng đường nào; bắt được Doanh Chính thì sẽ giết. Nếu giết thì sẽ lấy thủ cấp của vị vua trẻ đó ở đâu; Nếu giam thì sẽ giam ở ngục tối nào…
Lũ người tiểu nhân đắc chí đầu đường xó chợ đó trong thời khắc quan trọng của tiền đồ biết trước và có quan hệ đến tính mạng thì vẫn cứ không quên sử dụng nghiệp cũ, vui vẻ đấu gà chọi có một chập. Trò chơi mà Lao Ái thích thú là lục bác thi đỗ (đánh bạc), bạn bạc thiên kinh địa nghĩa của hắn là Nhan Tiêm. Mỗi con xúc xắc trên bàn cờ đều gian trá nguy hiểm, biến hóa khôn lường, nó cũng giống như những ẩn số và sự hung hiểm của chính biến trong kế sách của bọn chúng. Cũng chính ngay trong cuộc chơi ấy, Nhan Tiêm đã trở thành kẻ thù của Lao Ái, hắn đã tố cáo Lao Ái. Chính bởi nội điện cung Đại Chính không chỉ là phòng để của thái hậu mà còn là nơi quan trọng để bọn chúng bàn bạc quân cơ mật sự.
Lao Ái và Nhan Tiêm trong ván cờ này ít có người quan sát cho nên nguyên nhân tranh giành giữa hai người và rất nhiều chi tiết quan trọng khác đều không có bằng chứng gì. Và hơn 1.800 năm sau, giữa thế kỷ 16, một người triêu Thanh có tên gọi là Phùng Mộng Long đã viết cuốn “Đông Chu liệt quốc chí”, trong sách có một chi tiết miêu tả quá trình phát sinh vở kịch giữa Lao Ái và Nhan Tiêm như sau:
Lao Ái đánh bạc uống rượu với đám cận thần. Đến ngày thứ tư Lao Ái thua liên tiếp trung đại phu Nhan Tiêm. Khi Lao Ái uống rượu đã say thì nải nỉ Nhan Tiêm dánh bạc thêm. Nhan Tiêm cũng uống say nên không nghe. Lao Ái đến trước và bạt tai Nhan Tiêm. Nhan Tiêm không nhịn cũng giật mũ tua đỏ của Lao Ái xuống. Lao Ái vô cùng giận dữ trợn mắt mà mắng rằng: “Bây giờ ta là giả phụ của vua rồi đó! Ngươi nghèo hèn như thế sao lại dám chống đối với ta”. Nhan Tiêm sợ hai bỏ đi thì gặp đúng lúc Tần Vương Chính uống rượu ở phòng thái hậu trở về cung. Nhan Tiêm quý xuống khấu đầu khóc lóc thảm thiết xin được chết. Tần Vương Chính là một người có tâm cơ. Ông ta không nói gì nhưng cho người đưa Nhan Tiêm đến điện Kỳ Niên sau đó mới hỏi chuyện Nhan Tiêm. Nhan Tiêm kể một lượt chuyện Lao Ái bạt tai hắn và tự xưng là giả phụ. Thế là Tần vương nói: “Lao Ái giả làm hoạn quan, giả bị thiến, ngầm hầu hạ thái hậu, nay lại sinh hai đứa con nuôi dưỡng ở trong cung, không lâu nữa sẽ mưu phản Tần quốc”.
Về việc Nhan Tiêm tố cáo Lao Ái là một lịch sử có thực không có ai ngờ vực gì nữa. Nhưng nói là “Gặp đúng lúc Tần Vương Chính uống rượu ở phòng thái hậu trở về cung” là không hợp lý rồi. Nếu thế thì Doanh Chính sẽ biết ngay hai đứa con riêng của thái hậu. Không cần ai tố cáo thì âm mưu của Lao Ái cũng bị đập vỡ.
Chính trong cuộc khởi nghĩa Trần Thắng, Ngô Quảng ở Đại Trạch Hương bắt đầu nổ ra thì cũng là lúc xung quanh mộ Li Sơn Tần Thủy Hoàng cỏ mọc um tùm. Những người từng đi qua lại trong cung Chương Đài lại tụ tập trên đó họ đều cùng cất giọng nói rằng: Thủy Hoàng đế là một người trẻ tuổi nhưng từng trải, tâm cơ như giếng sâu. Quan điểm đó cũng được coi là chính xác.
Sau khi Doanh Chính nhận được mật báo từ Nhan Tiêm thì ông không luống cuống sợ hãi mà cũng không triệu tập các quần thần đến để bàn bạc mà ông bí mật tăng cường chuẩn bị để đối phó với tất cả các biến cố có thể xảy ra. Trước đây Doanh Chính có biết việc thái hậu và Lao Ái đã kết thành một đảng, nhưng ông không hề biết việc hai người thông gian đã sinh ra hai đứa con riêng và âm mưu lật đổ ngôi vị. Đầu tiên Doanh Chính sai Sương Bình Quân giả làm phệ chúc (thầy bói) đến Ung Thành xem xét kỹ lưỡng hai đứa con riêng của thái hậu đang giấu trong cung Đại Trịnh. Sau đó sẽ bắt bất ngờ trung đại phu Lệnh Tề và lôi hắn đến bên địa ông lấy lửa nướng đỏ. Dùng phương pháp “Thình quân nhâp ông” (mời ông vào lò than) là để dọa Lệnh Tề. Lệnh Tề sợ đến vãi đái liên khai hết các âm mưu của bọn chúng. Doanh Chính sợ Lã Bất Vi phối hợp tác chiến với Lao Ái thì liền phái Thanh quả phụ dẫn một đám quân úy để giup Lã Bất Vi sát hạch các khoản mục của quốc khố nhằm giám sát và khống chế Lã Bất Vi. Doanh Chính bí mật gặp Sương Bình Quân và Sương Văn Quân trong cung và yêu cầu bọn họ nghe và đợi sự điều khiển của mình. Doanh Chính lại phái Triệu Cao làm đại thần khâm sai đến vùng tiền tuyến tấn công Triệu quốc truyền lệnh cho Mộng Ngao đình chỉ tấn công, ở đó đợi lệnh, chuẩn bị thu quân về triều. Mộng Ngao hỏi Triệu Cao nguyên nhân nhưng Triệu Cao vẫn làm chỉ thị của Doanh Chính và nói là: có thể sẽ tấn công chư hầu khác để tránh lòng quân phấp phỏng dễ dẫn đến làm phản bất ngờ.
Sau khi Doanh Chính bố trí xong mọi việc một cách kỹ càng tỉ mỉ thì ông vẫn một mình đi đi lại lại trong điện lớn khoáng đạt nhưng lạnh giá lúc thì vội vã, lúc thì chậm rãi cứ giống như nhịp đập của tim ông vậy. Lúc này có một việc đại sự đang chờ, đó chính là hai ngày nữa sẽ là ngày ất dậu của tháng tư, ngày Doanh Chính tròn 20 tuổi. Theo quy định của thể chế triều Tần thì khi vua tròn 20 tuổi sẽ phải đến Ung Thành cử hành nghi thức lên ngôi, như thế mới thể hiện rằng quốc quân đã trưởng thành, có thể tự mình chấp chính. Nhưng bọn thái hậu và Lao Ái đã bàn mưu tính kế ở Ung Thành và nơi đó trở thành hang hùm miệng cọp rồi.
Doanh Chính suy nghĩ kỹ lưỡng xong thì cuối cùng ban bố chiếu lệnh. Ngày ất dậu tháng tư sẽ cử hành lễ lên ngôi ở cung Kỳ Niên Ung Thành.
Thành Hàm Dương chập tối ngày Kỷ Dậu tháng tư. Gió ác mạnh mẽ đập vào những mảnh ngói tự như vảy cá và các cành khô cứng của tùng bách cao chót vót. Những bông hoa tuyết rơi xuống bãi đất trống bên ngoài ngọ môn và phủ lên tụi đất mù trời và những vết máu đỏ thắm. Màn đêm còn chưa khép lại hẳn, trong khoảnh khắc đám mây muộn ló ra khỏi kẽ mây thì trên ngọn cây hay trên nóc một công trình kiến trúc nào đó trong thành Hàm Dương vẫn tích tóp từng tí một thứ quang cảnh loang lổ. Trừ Triệu Cơ bị nhốt trong cung ra thì những kẻ làm phản của Lao Ái đều bị chặt đầu và bị xe kéo cho tan thây nát thịt ở đây. Những thi thể chồng chất lên nhau bị tuyết ướt nửa tan nửa đông lâp lên trông bừa bãi như những viên đá ngổn ngang của một công trình kiến trúc nào đó. Trận làm phản chẳng ra đâu vào đâu này bị trấn áp một cách nhanh chóng. Cũng giống như những mảng tuyết bị rơi vào móng nóng vậy, nso cũng mất tăm mất tích một cách nhanh chóng. Cùng với sự thay đổi của thời gian, câu chuyện của Lao Ái đã trở thành hồi ức xa xăm và nhỏ bé trong nhiều người và nó trở thành thứ văn tự nhạt nhẽo trong điển tịch sử sách đời sau.
Sau khi Doanh Chính dẫn các văn võ bá quan quan trọng trong triều đến Ung Thành, Lao Ái tự thầy rằng hành vi xấu xa dâm loạn và mưu phản của mình và thái hậu đã bị phát hiện. Hắn lại thấy Tần vương Doanh Chính cử hành lễ lên ngôi thì biết sau khi Doanh Chính đích thân chấp chính thì sớm muộn cũng sẽ xử phạt mình, thế là hắn quyết tâm thừa lúc Hàm Dương trống vắng thì làm loạn. Vì hắn đã mưu tính từ trước nên các mắt mũi tay chân quan trọng trong và ngoài cũng như quân công Giới Trác, Sá Nhân, vệ úy đều bị hắn mua chuộc nên cũng có thế lực nhất định. Cái khó duy nhất là binh lính mà hắn nắm giữ và khống chế thì quá ít. Quản chế của Tần quốc vô cùng nghiêm mật. Từ sau hiến pháp Thương Ưởng đã thiết lập hệ thống chỉ huy thống nhất có lợi cho tác chiến. Và quyền chỉ huy lực lượng vũ trang hoàn toàn nằm trong tay nhà vua. Kể cả việc điều động tập trung lính huyện cũng phải có mệnh lệnh đóng dấu của nhà vua mới có tác dụng. Các võ tướng trong triều thì bình thường không cố định nắm giữ binh lính. Khi ra trận những người dẫn số lính trở lên phải có ủy nhiệm và hổ phù của nhà vua mới được điều binh. Hình dạng của hồ phù thì giống hổ chia làm hai nửa trái phải. Nửa trái giao cho chủ soái ra trận, nửa phải do vua nắm giữ. Khi ra trận trở về, chủ soái giao trả hổ phù và ra khỏi quân đội. Như thế, quân đội có thể trực tiếp khống chế trong tay nhà vua, bất cứ ai cũng khó có thể điều động lực lượng quân đội lớn. Khi Lao Ái mưu đồ phản loạn, cho dù hắn mua chuột không ít những người là tai mắt trụ cột để dẫn quân như vệ úy nhưng nhất định hắn cũng gặp phải những khó khăn. Nhưng việc đó Lao Ái cũng đã chuẩn bị phần nào. Từ lâu lắm đã làm ngọc ấn giả như ngọc ấn của Tần vương và thái hậu. Lao Ái giữ lệnh điều binh mà hắn làm giả điều động tập trung bộ phận vũ trang địa phương “Huyện tốt” (lính huyện) và quân đội bảo vệ thủ đô – “Vệ tốt” và các kỵ binh đồng thời lệnh cho họ tiến về Ung Thành, mục tiêu là cung Chương Đài-nơi đang tiến hành điển lễ. Tình thế xem ra vô cùng khẩn trương. Tùng, tùng, tùng… quân làm phản còn chưa ra khỏi Hàm Dương thì đã nghe thấy tiếng trống trận vọng đến. Lúc đó quân đội từ Ung Thành đến để trấn áp quân phản loạn đã sắp đến châu thành. Ngày đầu tiên Tần vương Doanh Chính đích thân chấp chính đã thể hiện tác phong thống trị cương nghị, quyết đoán của ông. Khi hay tin Hàm Dương phát sinh phản loạn thì ông liền không do dự hạ lệnh cho Sương Bình Quân và Sương Văn Quân dẫn quân trực tiếp xuất phát từ điện Kỳ Niên, ngày đêm tiến về Hàm Dương. Thế nên quân làm phản của Lao Ái còn chưa ra khỏi thành Hàm Dương thì đã gặp ngay phải quân Tần từ Ung Thành đến. Quân phản loạn Lao Ái chỉ là đạo quân ô hợp. Khi đại quân do Sương Bình Quân và Sương Văn Quân thống soái vừa đến thì bọn chúng đã bị đánh cho tơi bời tan tác. Trận chiến nhanh chóng kết thúc, quân phản loạn bị giết chết dễ đến mấy trăm người.
Đến đêm hôm xảy ra sự việc Lã Bất Vi mới biết được chân tương của sự việc. Việc ông không được nhà vua tín nhiệm và ông đã trở thành người ngoài cuộc khiến Lã Bất Vi vô cùng buồn bã thất vọng. Nhưng ông cũng lấy làm vui mừng vì ông chẳng phải tốn một chút sức lực nào mà cũng đã trừ được tận gốc một kỳ địch. Về sau Lã Bất Vi còn tiếp tục nghe thấy một số tin tức về kết cục của chuyện đó. Sau khi một số tay chân của Lao Ái chạy trốn vào đám dân đã bị tìm ra và xử tội chết. Ở cung Đại Trịnh, Doanh Chính tự tay cầm bảo kiếm chém chết hai đứa con riêng của Triệu Cơ đồng thời gam bà ta vĩnh viễn không cho trở Hàm Dương.
Bọn loạn thần tặc tử Trường Tín Hầu Lao Ái, vệ úy tứ, nội sử tức, tả dặc, trung đại phu Lệnh Tề bị tan xương nát thịt nơi đầu thành Hàm Dương một tháng sau mới được an táng. Trong đám người xem ồn ào ngựa xe tấp nấp, không ai có thể đoán được trong số đó có Lã Bất Vi. Mãi đến cuối tháng mọi việc dường như đã nguội lạnh vẳng vẻ thì Lã Bất Vi mới đến xmemặt mũi bọn người đã chết đó. Lã Bất Vi đi bằng một chiếc xe ngựa có lọng và đơn giản của môn khách đến xem. Ông không muốn mọi người biết đám đất trống ngoài ngọ môn. Như lúc này đây ông muốn đạm hóa chính mình. Ông hóa mình thành một làn sương nhẹ không bay ra kỏi hang núi hoặc một mạch nước ngầm dưới đáy sống để Doanh Chính và các văn võ ba quan quên hết đi những ngày tháng ấm áp của ông và Triệu Cơ và mối quan hệ khi Lao Ái từng là môn khách của ông. Trên khoảng đất trống vẫn còn sặc sụa mùi tanh, chiếc xe ngặng mang lọng giảm dần tốc độ, Lã Bất Vi nhẹ vén rèm xe để ánh mặt của mình đảo đi đảo lại trong đống thi thể đó. Cuối cùng ông dừng lại trước khuôn mặt ông cần tìm. Lã Bất Vi không chỉ một lần nghe người ta nói: người đã chết sau đó sẽ bị biến dạng. Câu nói này được nghiệm chứng thấy trên thi thể Lao Ái.
Có lẽ là do đau đớn và vật vã khi bị giết nên mắt mũi của Lao Ái bị biến dạng. Mấy cục thịt giống như cánh hoa mai vàng còn loang máu dính trên má hắn. Điều khiến Lã Bất Vi kinh ngạc vô cùng đó là hai con ruồi đầu đỏ to béo dang hút cái gì đó ở mấy cánh hoa mai kia. Giờ này trước kia cái sinh linh tùy tiện này vẫn còn trong kén chưa tỉnh lại!
Lã Bất Vi biết rằng mình đi ra với tâm trạng buồn vui lẫn lộn. tiếng ngựa xe lộc cộc khiến lòng ông chòng chành. Con người tiểu nhân tự cho là không ai bì kịp mình này lại thành ma dưới lưỡi đao của Tần vương và đó cũng là báo ứng.
Lã Bất Vi lại không biết rằng khi ông về phủ tướng quốc bằng một tâm trạng nhẹ nhõm, thì bi kịch của ông mới chính thức bắt đầu.
Đó là ngày hôm mai táng đống thi thể kia, Khương Khoái – người từng thi hành nhục hình cho Lao Ái đang đầm đìa mồ hôi quỳ trước mặt Doanh Chính. Doanh Chính vô cùng ngạc nhiên, một kẻ đáng phải thi hành nhục hình tại sao dương vật lại không mất một sợi lông mà lọt vào trong cung. Khương Khoái thấy Doanh Chính hỏi đến chuyện này, biết rằng không thể quanh co được thì bạt hồn vía vội kể lại rằng Lã Bất Vi, người trù hoạch nghĩ ra chuyện này.
Doanh Chính nghĩ xong thì bực tức đến nỗi gan mật muốn vỡ, liền không đợi các hạ thần ngăn lại liền dẫn người đến thẳng phủ tướng quốc. Lã Bất Vi thấy Doanh Chính đùng đùng giận dữ thì biết là việc không hay. Doanh Chính hỏi: “Trước đây việc thi hành nhục hình đối với Lao Ái là do ngươi chấp hành giám sát phải không?”. Lã Bất Vi trả lời phải. Doanh Chính hỏi: “Ngươi có nhìn thấy dương vật của hắn bị cắt xuống không?”. Lã Bất Vi biết rằng vũ khí để trì hoãn giờ đây là chống chế và nói dối, bèn nói là có nhìn thấy. Doanh Chính lại hỏi: “Sau khi cắt xuống thì để ở đâu?”. Lã Bất Vi nói: “Để trong quả nhỏ ở phía hiện điện Chiêu Thanh”. Doanh Chính nói: “Được, vậy ngươi hãy theo quả nhân đi xem”.
Điện Chiêu Thanh từ khi thái hậu đi khỏi thì phong cảnh hào hoa rực rỡ trước đây đã thay đổi, giờ đây cung điện trở nên lạnh lẽo thê lương, mạng nhện giăng đầy.
Đến hiên chếch của đại điện, Doanh Chính liền cho người lấy quả nhỏ có khắc tên Lao Ái từ trên mái hiên xuống. Khi quả nhỏ phủ đầy cát được mở ra thì thứ mà bốn con mắt của Lã Bất Vi và Doanh Chính nhìn thấy là nhánh cây khô của cây ô cựu. Doanh Chính liền giật lấy ném xuống đất và nói với Lã Bất Vi rằng: “Hừ, đây là dương vật mà nhà ngươi nhìn thấy phỏng! Khi quân phạm thượng!” Nói rồi. Doanh Chính liền phật tay mà đi.
Lã Bất Vi trở về phủ còn chưa hoàn hồn thì lại truyền đến một tin càng nặng nề hơn: Trinh Quốc ở công trình xây dựng kênh Kinh Hà là gian tế do Hàn quốc phái đến. Hắn đến là để thực hiện kế hoạch làm Tần bị suy bại của Hàn vương, đó là: Dùng phương pháp làm hao mòn và lãng phí vật chất của Tần quốc để gọt mỏng lực lượng của Tần quốc. Khi hắn đang ngầm vận chuyện gạch ngói gỗ đá về Hàn quốc thì bị quan hầu của Tần quốc kiểm tra và thu giữ. Bây giò Trịnh Quốc đã bị áp giải về Hàm Dương và bị nhốt trong ngục. Trịnh Quốc là do Trịnh Thược-là anh em con chú con bác của hắn cử đến. Lã Bất Vi không thể tin môn khách của minh. Về điểm này ký ức của Lã Bất Vi như hãy còn mới. Lã Bất Vi vội sai người đày tớ đi tìm tay môn khách này để hỏi rõ nguồn cơn. Đày tớ trở về nhanh chóng và nói rằng: “Không biết Trịnh Thược đã đi đâu”.
Nghe xong, Lã Bất Vi ngồi đờ đẩn trên sạp, một khoảng không chiếm cứ đầu ông ta. Một lúc sau ông mới nhìn rõ thứ vật dụng sáng màu trước mắt và cảm thấy thế giới lại chân thực trở lại. Khi ông nhìn thấy dải treo ấn tướng quốc ở trong tử thi thì lòng ông bỗng dâng lên một thứ tâm tư đau đớn bi thương. Thứ bảo vật khác lạ này là phấn đấu và tâm huyết trong hơn nửa đời người của ông và phải không biết bao nhiêu tiền bạc mới có thể đổi được nó.
Thế gian này có biết bao người thèm muốn nó và bất chấp mọi thủ đoạn để giành giật nó. Họ đã phải bỏ ra sự giàu sang, học thức, danh dự, lương tâm, quyền mưu, tình ruột thịt và kể cả sinh mệnh đẫm máu. Nhưng lại có bao nhiêu ngươi được toại nguyện đây. Lã Bất Vi ta được toại nguyện nơi Tần quốc rồi. Giờ đây ánh sáng sặc sỡ này, kim ấn nặng như đá này, rồi dải treo ấn mềm mại như nước, sặc sỡ như hoa này lẽ nào sẽ phải thay chủ thật? Cả thiên hạ, lớn nhỏ già trẻ đều biết sự thắng lợi lập quân của Lã Bất Vi ta mới khiến cho Dị Nhân đang gặp khó ở Hàm Đan mới trở thành Trang Tương Vương. Ở kinh đô của Dị Quốc ấy, Lã Bất Vi ta không chỉ khiến đời cha Doanh Chính thông thạo con đường hoàng quyền mà ta còn tạo ra xương thịt khí quan của chính bản thân người. Không có Lã Bất Vi ta thì còn cần nói giang sơn xã tắc của Doanh Chính mà ngay cả đến sinh mệnh nhục thể ngươi cũng không thể tồn tại. Tất cả những thứ đó, có cái thì kề sát bên ngươi, có cái thì ngươi đã nghe thấy phần nào. Ta nghĩ ngươi sẽ không vì việc của Trịnh Quốc và Lao Ái mà lảm cản trở và cũng không quên tình cốt nhục và công lao xương máu của ta bãi truất chức tướng quốc của ta.
Sau này kết cục của sự việc đã chứng minh rằng những điều mà Lã Bất Vi huyền tưởng về Doanh Chính vô cùng sai lầm.
Dự cảm không lành đến từ một lần Lã Bất Vi đi đái sau giấc ngủ trưa. Khi Lã Bất Vi vào nhà xí đi đái, ông nhìn thấy rõ rằng dóng nước nơi bụng dưới ông trước đây là màu trong vắt thì giờ đây lại trở nên vàng khè như một dòng rượu đỏ rớt trên mặt đất. Bỗng nhiên mọt con chồn sốc xông ra từ khe tường và nó đứng lại nhìn chỗ kín nhất của ông. Cái ánh mắt sáng sủa ấy lại giống như ánh sáng lòa của cao dao sắt lóe ra: Bộ lông màu vàng ấy còn trơn hơn cả lụa. Đang lúc Lã Bất Vi định giẫm nó một cái thì nó giống như một tia sáng khẽ rung mình rồi biến mất trong đám cỏ. Tiếp đó là thứ mùi thối trong mũi nó cũng nồng nặc lên cùng với sự biến mất của nó. Lã Bất Vi cho rằng đây là mùi của vận xấu đêm đến. Ông cảm thấy như mùi thối khiến người ta phải buồn nôn đó cứ quanh quẩn nơi cánh mũi của ông và xua cũng không hết. Khi Doanh Chính ra chiếu lệnh bãi truất chức tướng quốc của ông cũng là lúc ông nghe thấy tin đó trong cái mùi này.
Hai tên hoạn quan đến phủ tướng quốc đọc chiếu lệnh Lã Bất Vi đều biết. Giờ đây cái cười nịnh bợ của họ trước đây với ông được thay bằng bộ mặt lạnh nhạt, chỉ có giọng nói thì vẫn trơn tuột như trước đây: Bãi miến tướng vị của Lã Bất Vi. Hạn trong 10 ngày phải dời khỏi thành Hàm Dương trở về thực ấp Lạc Dương ở Hà Nam. Nghe xong chiếu lệnh, Lã Bất Vi lại phảng phất ngửi thấy mùi thôi sặc mũi đó.
Chiếu bãi tướng trong phủ gây ra gào khóc và hổn loạn là điều có thể nghĩ mà thấy được. Đầu tiên là vợ cả của ông – Hoàng Phủ Kiều khản cổ gào khóc như báo tang. Tiếp theo là mấy người thiếp của ông thì đờ đẩn khóc thút thít. Trong số môn khách có người thì buồn bã oán trách, có người thì muốn thay đổi cái thứ đang thu nạp họ ở cổng thành. Đám tôi tớ và nữ tỳ thì dường như đang đứng trong trận động đất không kịp trở tay đối mặt với sự ảm đạm của vận mệnh. Tư Không Mã và Lý Tư là hai môn khách thực sự có tài và nhất mực trung thành với Lã Bất Vi. Họ lặng lẽ không nói gì đứng bên cạnh Lã Bất Vi. Lúc này Lã Bất Vi mới nhớ câu nói: “Cây đổ thì đàn khỉ cũng tan” (Thầy bại thì tớ cũng cụp đuôi). Và thế là ông thật lòng thật ý để họ dời khỏi chốn này, đi tìm một cành cao khác. Lã Bất Vi nói: “Lý Tư, ta đã nhiều lần tiến cử học thức và thao lược của ngươi với đại vương. Đại vương vẫn còn rất hài lòng và lưu ý. Bây giờ ngươi hãy tìm đến hạ môn của Triệu Cao, tìm cơ hội đi dự thuyết với đại vương rồi nhất định sẽ có ngày vượt hẳn mọi người”. Nói rồi Lã Bất Vi quay lại đang chuẩn bị khuyên Tư Không Mã thì Tư Không Mã lại nói trước: “Tư Không Mã từ xưa tới nay không màng vinh hoa phú quý. Những năm tôi theo đại nhân đã được hưởng thụ và biết nhiều điều, như thế đã đủ rồi. Tôi nguyện theo đại nhân đến Lạc Dương, có chịu nhiều khó khăn gian khổ hơn nữa tôi cũng cam tâm tình nguyện”.
Nhìn nét mặt lưỡng lự của Lý Tư có thể thấy được lòng hắn đang cuộn sóng.
Lý Tư cân nhắc đắn do một hồi lâu rồi chọn con đường mà Lã Bất Vi đã chỉ cho hắn.
Nhìn bóng tay áo phần phật lay động của Lý Tư, Lã Bất Vi than dài một câu.
Tư Không Mã an ủi Lã Bất Vi mà rằng: “Đại nhân không nên thở vắng than dài. Bãi tướng là một kết cục rất đáng được chúc mừng rồi. Nếu không phải đại nhân mà là một người nào khác có dây dưa đến hai án của Lao Ái và Trịnh Quốc thì sợ rằng đầu lìa khỏi cổ, chu gia diệt tộc từ lâu rồi”.
Lời Tư Không Mã nói khiến Lã Bất Vi thấy trong lòng sáng ra: Đúng, đúng! Việc này nếu là người khác thì chu diệt gia tộc là chắc chắn rồi. Chỉ bãi tướng ta mà không lột tước là một sự khoan dung vô cùng lớn lao rồi. Nếu không xét tình cốt nhục và công đức lớn lao của ta với tiên vương thì Doanh Chính có làm như thế không?
Khi Lã Bất Vi nghĩ như thế thì sự đau khổ, tủi thân đều tan biến hết tựa như ngàn ánh mấy màu chiếu dọi làm tan đám sương mù. Nét mặt ông vui vẻ hẳn lên và bảo Tư Không Mã nhắc nhỏ gia nhân và đày tơ thu gom đồ đạc, chuẩn bị hành trang để về Lạc Dương.
Sẽ không có triều chính phức tạp và những quan hệ nhân sự rắc rối như tò vò đến dây dưa và quấy nhiễu ông nữa. Ông như người thoát được gánh nặng và ông có thể bình tâm lại việc gì cần làm trước khi dời khỏi Hàm Dương.
Thời gian ngắn ngủi tựa như cái bật ngón tay, Lã Bất Vi đến thành Hàm Dương đã mười mấy mùa thu rồi. Lúc ấy Doanh Chính vẫn còn là một đứa trẻ học nói i-a, nhoáng một cái giờ đây đã trở thành vua đích thân chấp chính rồi. Thật là “bạch câu quá khích, thệ thủy lưu niên” (thời gian trôi đi nhanh như ngựa con chạy qua khe cửa, như nước chảy…). Lại được bước vào cửa của quốc đô, không biết sẽ phải đợi đến năm nào tháng nào. Như vậy, Lã Bất Vi nghĩ đến việc đầu tiên cần phải trước khi dời kinh là phải yết kiến Doanh Chính. Ông sẽ nói chuyện về phương lược trị quốc và kiến giải về tinh ruột thịt từ đáy lòng mình.
Ngày trước Lã Bất Vi ra vào cung Chương Đài như sau phẳng đất. Giờ đây khi đối mặt với hai cánh cửa điệu sơn đỏ chót khép chặt thì ông lại có cảm giác lạ lẩm. Quân úy bảo vệ ở bên cửa sau khi nghe Lã Bất Vi giới thiệu xong thì vui vẻ kéo cánh cửa điện nặng chình chịch ra và lẩm bẩm vài câu với viên hoạn quan ở bên trong. Viên họan quan ló mặt ra nói: Bảo Lã Bất Vi đợi một chút, hắn sẽ đi bẩm báo đại vương. Trong khi đợi yết kiến, trong lòng Lã Bất Vi hồi hộp vô tận. Ông không rõ khi gặp Doanh Chính ông sẽ phải dùng phương thức và ngôn ngữ nào để nói cho Doanh Chính biết: “Ta là cha thân sinh của ngài đó”. Đây là cơ hội cuối cùng rồi, câu nói này như xương cá hóc trong cổ mà không thể nhổ ra được.
Vị hoạn quan đó lại ló mặt ra nói với Lã Bất Vi rằng: Đại vương nói rằng: “Lã Bất Vi sẽ vĩnh viễn không được yết kiến đại vương”. Lã Bất Vi nói: “Tôi sắp…”ông còn chưa nói hết thì hai cánh cửa đỏ rực đó bỗng đóng sầm lại và vĩnh viễn tình cha chân thành của ông chỉ giống như một đống cứt chó, không đáng một hào. Lã Bất Vi thấy cay mũi, nước mắt giàn giụa bước đi. Không ai biết con bằng cha; Lã Bất Vi biết đời này kiếp này sẽ không bao giờ được nhìn thấy Doanh Chính nữa. Những lời nói tự đáy lòng đó sẽ tan đi trong bụng theo năm dài tháng rộng.
Việc thứ hai là Lã Bất Vi phải đến Ung Thành để đánh một dấu chấm kết thúc tình yêu những ngọt những đắng những vui những buồn giữa ông và Triệu Cơ. Ông biết đó là một chặn đường rất xa xôi. Ông tìm ra thể trúc di chúc có khắc Triệu Khôi Tử “Cơ Nhi hạ giá Lã Bất Vi” (Gả Cơ Nhi cho Lã Bất Vi) của hai mươi năm trước và lên đường.
Cung Đại Trịnh tương cao hào sâu, khóa chặt một giấc mộng tàn đẹp đẽ nơi hậu cung. Khi Lã Bất Vi đến Ung Thành cũng là lúc mùa xuân đang khoe cái sắc xanh làm say lòng người nơi bờ sống ngọn liễu. Sau trận biến cô, ở đây vô cùng lạnh lẽo thê lương. Hoàng thành của ngày cũ từ lâu đã quen với sự cô đơn trong tháng rộng năm dài. Theo dòng nước chảy quanh cụng điện và những gợn sóng xanh biếc, Lã Bất Vi đã nhìn thấy cung Đại Trịnh đóng kín, dưới sự bao phủ của bóng cây có đám binh lính cầm kích gác cửa. Lã Bất Vi đi qua chiếc cầu rung rinh đến dưới cổng cung và nhét một lượng vàng vào tay tên lính canh cửa và đề nghị hắn cho Lã Bất Vi vào gặp thái hậu cung cấp một số thứ tiện dùng. Tên lính đó lại không nhận lễ vật Lã Bất Vi tặng mà bảo ông hãy tránh xa nơi thị phi này: “Ngài muốn gặp thái hậu bị cấm giam thì chẳng phải nói cái đầu của ngài sẽ rơi mà cả tôi cũng sẽ xuông âm tào địa phủ”. Nghe xong lời cảnh cáo của tên lính, Lã Bất Vi lại có cảm giác thê thảm đau xót bị cự tuyệt ở ngoài cung Chương Đài.
Cung Đại Trịnh đêm vắng lặng như tờ. Ánh trăng trắng bệch cắt ra dãy hành lang của các nóc lầu mông lung mờ nhạt và dường như ở đó đang tàng lâp một âm mưu và quỷ kế khó lường. Gió lùa nhẹ, bóng của tường cung điện và cây cối lúc tụ lúc dời. Ánh trăng vẫn không thay đổi, chiếu thứ anh sáng đẹp đẽ hắt ra từ các kẽ cây, rồi nhảy nhót không ngừng cùng với sự lay động của cây cối. Việc cũ giống như tiếng kêu của con dế nơi góc thành dai dẳng và rõ ràng đang rộn rã trong ký ức của ông. Lã Bất Vi nhớ đến khi vừa gặp Triệu Cơ ở đầu thành Hàm Đan, cà cái dáng tinh khiết nho nhã, mặt nóng hừng hực của ông. Ông nghĩ đến đêm đầu chung phòng với Triệu Cơ và rồi những tác tác khéo léo của Triệu Cơ đều tràn ngập những tiết tấu tựa như thiền nhạc mê người; ông nghĩ đến những đêm ở Hàm Đan; Ông nghĩ đến thứ tình cảm dần dần nhạt giữa ông và Triệu Cơ ở điện Chiêu Thanh… Lã Bất Vi rút ra một kết luận là: quá trình ông và Triệu Cơ trao cho nhau cả thể xác lẫn tinh thần giống như việc ăn đoạn quả dưa chuột, đến miếng cuối cùng cẳn phải núm dưa thì vị lại đắng. Nhưng ông lại không hối hân. Thứ chất nước thanh xuân của Triệu Cơ cuối cùng đã nuôi dưỡng nơi ông nhiều thứ. Bức tường cung điện cao quá đầu ông vẫn đứng sờ sờ. Bên trong không một tiếng động. Thái hậu Triệu Cơ lúc này đang làm gì? Giấc mộng đang đẹp? Khóc lóc thảm thiết? Nghĩ lại chuyện cũ? Lã Bất Vi không thể biết được. Lã Bất Vi đi lại thấp thỏm hồi lâu cảm thấy hai chân nặng nề khó nhấc, ông phải đi thôi. Lã Bất Vi lấy tấm thẻ trúc có khắc “Nhi Cơ hạ giá Lã Bất Vi” từ trong tay áo ra và ném vào phía trong tường cung điện. Lã Bất Vi tin chắc một điều là thái hậu Triệu Cơ có thể nhìn thấy nó được. Nếu Triệu Cơ biết được người đầu tiên làm cho bà ta biết thế nào là đàn ông, thế nào là người đàn bà đã đến nơi giam cầm nầy cũng đã đủ rồi.
Mưa xuân tầm tã khiến cho trên đường Lã Bất Vi phải dừng lại một ngày. Khi ông trở về phủ tướng quốc thì đúng ngày mà Doanh Chính hạn định cho ông rời khỏi Hàm Dương. Vì lúc sắp đi ông đã dặn lại rằng: Ông đi Ung Thành, có lẽ đường sẽ không được thuận lợi, sẽ phải cách quãng một ngày hoặc nửa ngày. Mọi người không phải đợi ông đến hôm đó thì cứ đi đừng để đại vương trách tội. Tư Không Mã đang lo lắng đợi ông về. Khi Lã Bất Vi và Tư Không Mã bàn bạc về việc: Ngày mai mấy giờ lên đường thì đội xe lọng lớn chở tài sản và thân quyến và đày tớ của Lã Bất Vi đang rồng rắn trên đường hướng về phía Lạc Dương.
Tư Không Mã rất hiểu việc lên đường từ lúc rất sớm của Lã Bất Vi. Ở thành Hàm Dương, ai mà không biết Lã Bất Vi quyền lực tiếng tăm lừng lẫy một thời. Lã Bất Vi không muốn mọi người nhìn thấy cảnh ông bị mất mũ chuồn, và sự thê thảm khi ông bị vua trục xuất khỏi kinh thành. Hai chiếc xe phổ thong. Một chiếc chở Lã Bất Vi và Tư Không Mã. Một chiếc chở bốn quân lính hộ tống nhưng thực ra là áp giải họ ra khỏi Hàm Dương trong ánh sáng mờ mờ ảo ảo. Không có nghi thức, không có người tiễn. Lã Bất Vi lên đường trong tư vị lạnh nhạt của thời thế.
Xe của Lã Bất Vi vừa ra khỏi cửa nam Hàm Dương thì đằng sau vọng lại tiếng gọi: “Lã đại nhân, xin hãy dừng bước”. Rõ ràng đó là chất giọng nhẹ nhàng ngọt ngào của phụ nữ, là ai nhỉ? Lã Bất Vi cho xe dừng lại, ông kinh ngạc vô cùng hỏi: “Thiếu nội địa nhân đến đây làm gì vậy?”. Thanh quả phụ phong thái như cũ, hai má hồng rực nói: “Lã đại nhân tôi và ngài đều là thươn gia, cũng là đồng liêu. Dù có thế nào thì cũng phải mở tiệc tiễn đưa đại nhân chứ”. Trong lòng Lã Bất Vi trào lên sự ấm áp. Thanh quả phụ thật là một người trọng tình trọng nghĩa, một nữ anh hùng làm việc tỉ mỉ kỹ lưỡng. Nếu Triệu Cơ giống bà ta thì vận mệnh của ta và thái hậu chắc đã khác rồi.
Tùy tùng của Thanh quả phụ để hộp thức ăn xuống đất và lấy thức ăn, mỹ tửu và thìa đũa ở trong ra. Thanh quả phụ rót đầy một ly cung kính đưa cho Lã Bất Vi. Lã Bất Vi đỡ lấy uống một ngụm hết sạch. Nơi miệng ông còn lại hơi cay, ông nói: “Đã lâu không được uống thứ rượu nào thơm như thế này rồi”.
Lã Bất Vi nghĩ, Thanh quả phụ là thiếu nội được Doanh Chính tín nhiệm, bà ta có thể ra vào tự do trong cung Chương Đài. Thế thì hãy nói những lời đã giữ trong lòng từ lâu cho ba ta hay và nhờ bà ta chuyển lên Doanh Chính.
Thế là Lã Bất Vi liền nói cho Thanh quả phụ rằng: “Tôi có ba câu thơ nhờ thiếu nội đại nhân hãy chuyển lên đại vương. Câu thứ nhất là phải trăm phương ngàn kế tiêu diệt lục quốc chư hầu. Câu thứ hai là Trịnh Quốc xây kênh mang đến cái lợi tươi tắn to lớn cho Quan Trung. Tuy đã hao tốn tài sản nhưng không nên giết hắn mà hãy để cho hắn xây dựng xong kênh rạch. Câu thứ ba là thái hậu ở Hàm Đan theo tiên vương sống gởi nhà người, kêu gọi đại vương, sức cùng lực kiệt, vô cùng vất vả, tôi đã đến đó rồi, xin đại vương hãy khoan dung độ lượng cho thái hậu”.
Thanh quả phụ ý vị sâu sắc nói: “Tôi hiểu”. Nói xong bà liền rút trong bụng ra một con dao bằng đồng thau tặng cho Lã Bất Vi và nói: “Lã đại nhân giàu sang một phương, ngài cũng gặp nhiều vô số kim ngân vàng bạc. Nào là kiếm Thái A, cờ Thúy Phương, trống Lịch Quy, ao a cảo, nào là đồ tê tượng, những thứ đó không cần phải nói. Tôi không có vật gì tốt hơn để tặng đại nhân. Con dao bằng đồng thau này là tiên vốn lúc tôi bắt đầu kinh doanh, về sau tôi không nỡ bán đi. Những lúc nhàn rỗi tôi thường lấy ra xoa xoa cho vui. Người thiết kế ra nó thật là một phong cách đặc biệt, độc đáo, am hiểu thế sự. Tôi và ngài đều là thương gia, vàng bạc hàng ức trong tay nhưng lý giải về tiền thì e rằng sẽ không thể bằng người thiết kế ra con dao này. Tại sao ông ta lại thiết kế tiền thành hình dao? Có phải muốn nhắc nhở mọi người rằng: tiền là con dao giết người.
Sự am hiểu sâu sắc và tinh tường của Thanh quả phụ về đồng tiền khiến Lã Bất Vi run lên như lá thu rơi và điều đó sẽ được giữ mãi trong lòng ông.
Con đường ngàn dặm từ Hàm Dương đến Lạc Dương là con đường giáng chức đầy sự đau khổ và thê thảm. Hai chiếc xe lăn đi chậm chạp bên đường. Mặt trời mọc lặn nghênh tiếp họ với sự cô đơn. Những bụi đất màu vàng trên đường và cánh đồng bị gió nhào đến cướp đi rồi vô tình để rớt trên nóc xe của Lã Bất Vi, có khi lại giống như ánh mặt trời úa vàng. Hoa núi cỏ dại bên đường không hiểu tâm tình hành nhân và cảnh đời thay đổi nên cứ xanh đỏ tím vàng men theo con đường ngoằn nghoèo chạy thẳng đến nơi chân trời. Đàn nhạn bay về phía nam và lúc thì biến thành chữ “nhân” lúc lai biến thành chữ “nhất”. Những lữ hành gia dũng cảm này kêu lên bằng tiếng kêu thê thảm và bóng của chúng như những cái mỏ neo in lên những bờ ruộng dài rộng.

<< Chương 17 | Đoạn kết >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 963

Return to top