Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Trung Hoa >> Lã Bất Vi

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 30812 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Lã Bất Vi
Hàn Diệu Kì

Chương 9

Gió thu xào xạc, kèm theo bụi cát ngoài hang núi, liên tục thổi vào cửa sổ xe ngựa Lã Bất Vi. Lã Bất Vi cuộn mình trên chiếu, nửa thức nửa ngủ lắng nghe tiếng gió từng trận từng trận thổi từ xa đến. Lã Bất Vi cùng Dương Tử đi về phía tây, sương lạnh gió bùng, vô cùng vất vả, cuối cùng cũng đi được vào lãnh thổ nước Tần. Vừ thấy thế giới của Tần quốc, Lã Bất Vi thêm phần phấn chấn. Mở rộng cửa sổ, nhìn ra xa Lã Bất Vi muốn ngắm xem cảnh tượng ánh sáng trên núi nước Tần chói lọi, phong thổ dân tình so với sáu nước láng giềng có gì khác biệt. Có sách sử ký đã miêu tả những cảm xúc của Lã Bất Vi trên đường đi như vậy. Vừa vào biên giới nước Tần, Lã Bất Vi liền nhận ra ở đây có rất nhiều khác biệt về phong thổ dân tình với các nước khác. Xe ngựa của Lã Bất Vi chạy chầm chậm dưới chân núi Hoa, đi vào con đường Bình Thư của Hoặc Dương. Bên phải là dãy Hoa Sơn sừng sững, bên trái là sông Hoàng Hà chảy xiết về hướng đông, cửa Hàn Cốc như một chiếc nút chai không chế con đường vào Tần. Nhìn về hướng tây, 800 dặm Tần Châu một dải hoang sơ. Dải núi phía nam cây cối um tùm những bạch đàn, tùng, trúc, trên bình nguyên trồng lúa, đại mạch… Giữa những vòm lá tiếng gà chó râm ran, trong nông trang kênh, mương có trật tự. Dù Lã Bất Vi là một thương nhân cũng có thể nhận thấy được Tần quốc là nơi đất đai phì nhiêu, sản vật phong phú. Trên đường đi, người dân Tần mà Bất Vi gặp đều giữ gìn được phong tục tốt, đối với việc nuôi trồng vô cùng cẩn thận, điều này khác hẳn với quê hương Bộc Dương của mình và Hàm Đan nơi đã từng đi qua. Người Tần không phù hoa như dân các nước khác, cũng không có nhiều người bỏ nghề nông theo nghề buôn, mà an phận cố thủ trồng lúa làm kế mưu sinh. Chỉ quan sát từ cách ăn mặc, người Tần cũng không như người nước Vệ, Triệu mặc lông thú, gấm nhẹ, mọi người mặc giản dị. Một Lã Bất Vi từ Hàm Đan phồn hoa, đô hộ đến, càng đến gần Hoặc Dương, cảm giác càng sâu sắc. Suốt dặm đường đến đây khiến ông càng có thêm cơ sở cho niềm tin tất thắng…
Trong bụi đường mù mịt, Lã Bất Vi nhìn thấy từ đằng xa hai mái vòm cung điện huy hoàng rực rỡ. Ông biết đó chính là cung Chương Đài nổi tiếng. Theo con đường càng rộng dần, những mái hiên nhà chạm trổ đã hiện ra ngày một rõ. Qua cầu Vị Thủy, liền vào đến Hoặc Dương. Lã Bất Vi cho ngựa chạy chậm, nhìn qua cửa sổ xe quan sát các cửa hiệu buôn bán hai bên phố. Xe ngựa của Lã Bất Vi đi xuyên qua dòng người xe đông đúc một cách khó khăn. Trong lòng Lã Bất Vi thốt lên: “Thành Hoặc Dương thật là một thủ đô phồn hoa, thịnh vượng! Thành Hàm Đan so với nó thật là một trời một vực”. Lã Bất Vi tìm đến một quán trọ tốt, nghỉ một đêm. Hôm sau đem theo tiền bạc, châu báu đi bái kiến Hoa Dương Quân. Vừa nghe ngóng đã biết được nơi ở của vị quốc cựu quyền uy lừng lẫy này. Theo sự chỉ đường, Lã Bất Vi và Dương Tử đã nhanh chóng đến được cung Hoa Dương. Lã Bất Vi vừa đến cổng toà cung điện xa hoa này, quân lính gác cửa mắt rất tinh, vừa nhìn đã nhận ra phục sức Tần vương tôn mà Lã Bất Vi mặc, trong lòng nghi ngờ “Ba mươi công tử con An Quốc Quân tôi đều biết hết, còn người quần áo đầy bụi đường này là ai?”. Lã Bất Vi tiến lên trước nói: “Chúng tôi từ Hàm Đan đến, có việc muốn gặp Hoa Dương Quân”. Quân lính thấy trang phục Lã Bất Vi mặc không dám chậm trễ, vội đi vào bẩm báo. Hoa Dương Quân tướng mạo tuấn tú đang tụ tập cùng các môn khách, ván cờ đang đến lúc then chốt, không để ý đến tên lính vào bẩm báo. Tên lính lại lên giọng bẩm báo: “Bẩm bên ngoài có một người mặc quần áo Tần vương tôn từ Hàm Đan đến”. Hoa Dương Quân quát tên lính: “Khốn nạn! Có mắt mà không có tròng, kẻ mặc quần áo Tần vương tôn, lại đến từ Hàm Đan thì có thể là ai? Đó không phải là Dị Nhân sao?”. Tên lính nói: “Dị Nhân thì tiểu nhân biết, người này chắc chắn không phải Dị Nhân”. Hoa Dương Quân cảm thấy lạ, chắc chắn là ông anh phong lưu dễ thành bản tính, An Quốc Quân ở ngoài còn có đến hai mươi tư, hai mươi nhăm người con sao? Bèn nói: “Đi, ta đi cùng ngươi xem”. Hoa Dương Quân ra đến cửa nhìn, quả đúng không phải Dị Nhân. Lã Bất Vi đoán rằng người đi cùng tên lính ra đây là Hoa Dương Quân rồi. Lã Bất Vi nói với Hoa: “Tôi là thương nhân buôn châu ngọc từ Hàm Đan tên là Lã Bất Vi, Tần công tử Dị Nhân nhờ tôi đến quý phủ, có chuyện muốn nói với Hoa Dương Quân”. Nghe thấy Lã Bất Vi nói vậy, Hoa Dương Quân liền mời vào phủ, đến phòng khách. Hoa Dương Quân thăm dò tình hình Dị Nhân, Lã Bất Vi nói: “Dị Nhân điện hạ ở Hàm Đan nhân hậu yêu người, ôn văn luyện võ, kết giao chư hầu, tạo dựng uy tín nơi các nước lân bang, được gọi là người quân tử nhân đức vẹn toàn”. Hoa Dương Quân kinh ngạc nói: “Ra là như vậy! Ta vẫn tưởng rằng sau cuộc chiến Trường Bình, Triệu Hiếu Thành Vương sẽ tức giận ông ta, ông ta sẽ phải sống những ngày khốn khó”. Lã Bất Vi nói tiếp: “Tuy vậy Dị Nhân điện hạ vẫn luôn tưởng nhớ người thân trong Hoặc Dương, đặc biệt là phu nhân An Quốc Quân, Hoa Dương còn nhớ mong nhiều hơn. Lần này nhờ tôi đến đây, còn đưa rất nhiều lễ vật cho Dương Quân”. Lã Bất Vi vừa nói xong, Dương Tử đem lễ vật bày ra trên án của Dương Quân. Hoa Dương Quân khen: “Tên Dị Nhân này, ở Hàm Đan mấy ngày, không chỉ hiểu biết lên nhiều lại còn biết thấu tình đạt lý nữa!”. Hàn huyên một hồi, Hoa Dương Quân hỏi: “Lã tiên sinh, Dị Nhân nhờ tiên sinh đến đây có việc muốn nói với ta, xin hỏi là việc gì vậy?”. Lã Bất Vi đưa mắt nhìn tên hầu đứng cạnh án, liếc nhìn Hoa Dương Quân có ý bảo họ ở đây không tiện nói. Hoa Dương Quân khoát tay nói: “Lã tiên sinh nói đi không có gì ngại cả”. Lã Bất Vi nói một cách trịnh trọng: “Tiểu nhân từ Hàm Đan đến chính là vì Hoa Dương Quân diệt trừ hoạ nạn!”. Hoa Dương Quân cười điềm nhiên nói: “Lã tiên sinh đừng nói quá, Hoa Dương Quân ta có hoạ gì chẳng nhẽ lại không tự biết sao? Ta là người bộc trực, thích nói thẳng. Quý thương gia nếu có việc gì thì cứ nói ra hết, hà tất phải quá thận trọng như thế”. Lã Bất Vi nói: “Hoa Dương Quân không biết mình đang lún sâu trong hố hoạ, đó chính là hoạ càng trầm trọng vậy”. Hoa Dương Quân xúc động nói: “Chẳng nhẽ thật thế?”. Lã Bất Vi nói: “Tiểu nhân sao dám bịa chuyện trước mặt Hoa Dương Quân đây?”. Hoa Dương Quân nói: “Thế thì được, mời quý khách nói xem ta có hoạ gì?”. Lã Bất Vi hỏi: “Hoa Dương Quân có bao nhiêu thê thiếp?”. Hoa Dương Quân đáp: “Chính thiếp một người, thứ thiếp ba người, thế phụ hai người, hầu thiếp mười người, cộng cả thảy mười sáu người”. Lã Bất Vi nói: “Danh chính ngôn thuận ngài có mười sáu người. Thế theo ngài biết, trong hai mươi ba người con của An Quốc Quân phi thiếp tổng cộng bao nhiêu người?”. Hoa Dương Quân trả lời: “Nhiều nhất cũng bảy, tám người”. Lã Bất Vi nói tiếp: “Thế tiểu nhân lại xin hỏi Hoa Dương Quân, thành phủ Hoa Dương có bao nhiêu trĩ (tường cao một trượng, dài ba trượng thời xưa). Hoa Dương Quân đáp: “Hai trăm trĩ”. Lã Bất Vi hỏi: “Hai mươi ba người con của An Quốc Quân, tường thành phong ấp dài nhất là bao nhiêu?”. Hoa Dương Quân đáp: “Không quá trăm trĩ”. Lã Bất Vi hỏi: “Hai mươi ba người con của An Quốc Quân, có người nào bái quân phong hầu không?”. Hoa Dương Quân đáp: “Không có ai bái quân phong hầu”. Sau khi hỏi han một hồi, Lã Bất Vi nói khái quát lại: “Mỹ phi, thành ấp và quyền thế của Hoa Dương Quân, cả ba này đều là hoạ của ngài đó!”. Nghe Lã Bất Vi nói vậy, Hoa Dương Quân như trút được gánh nặng, thở phào một cái, điềm nhiên nói: “Cầu được nhiều mỹ sắc, muốn thành ấp lớn rộng, mong quyền thế càng cao, là việc thường tình của con người, sao lại gọi là hoạ!”. Lã Bất Vi nói: “Những điều Hoa Dương Quân nói rất phải, mong muốn những thứ đó là việc thường tình. Thế hai mươi ba người con của An Quốc Quân, có ai là người không cần nhiều người đẹp, muốn sự to lớn của thành ấp, không ham quyền cao chức trọng? Tuy nhiên, lại có người nào sánh kịp Hoa Dương Quân ngài! Điều này là sao?”. Hoa Dương Quân bị hỏi đến nỗi mệt không buồn nói. Lã Bất Vi nói: “Tha lỗi cho tiểu nhân nói thẳng. Trừ phi chị của ngài, phu nhân Hoa Dương độc chiếm được sự sủng ái và tin tưởng của An Quốc Quân, ân trạch đến ngài. Như ngạn ngữ nói: sao đi theo trăng, đó là mượn danh người tốt mà được thơm lây. Sau khi An Quốc Quân nghìn thu, con trai ông ấy có quyền thế trong taycó thể bỏ qua ngai không? Một khi Hoa Dương phu nhân già cả tiều tụy, không được sủng ái, ngài sẽ dựa vào điều gì để nắm giữ mỹ sắc, thành ấp và quyền thế đây? Những thứ đó đều sẽ biến mất, trọng tắc thế nào Hoa Dương Quân chẳng nhẽ không rõ hơn tôi sao?”. Những lời nói sắc sảo của Lã Bất Vi làm rung động cả Hoa Dương Quân. Hoa Dương Quân lúc đầu ngồi nghe chăm chú, tiếp đó gật đầu tán đồng, cuối cùng ngồi ngây trên ghế, không rét mà run. Hồi lâu mới nói: “Lời quý thương gia nói có lý. Thế thì làm sao mới khiến ta chuyển hoạ thành phúc đây?”. Thế là Lã Bất Vi đem trình bày kế hoạch lập Dị Nhân làm thái tử, cuối cùng nhấn mạnh: “Hoa Dương phu nhân nhận Dị Nhân làm con nuôi, một khi Dị Nhân trở thành Tần Vương, thì Hoa Dương phu nhân trở thành quốc mẫu, Hoa Dương Quân ngài sẽ là quốc cựu, họ tộc Hoa Dương liệu có còn hoạ gì nữa đây?”. Hoa Dương Quân hỏi: “Quý thương muôn thực hiện một kế hoạch đại nghiệp lớn như vậy, có cơ sở thắng lợi không?”. Lã Bất Vi nói: “Quan trọng là xem ý của chị ngài Hoa Dương phu nhân”.
Dưới ánh sáng bóng như men, tất cả cảnh vật trong thẩm cung Hoa Dương phu nhân đều biểu hiện lên rõ mồn một. Cảnh gây sự chú ý nhất chính là trên gương, An Quốc Quân và Hoa Dương phu nhân không một mảnh vải che thân. Cho dù mặt trời đã lên cao ba sào, nhưng vị thái tử này cùng ái phi vẫn như hai con rắn lột xác, quấn chặt lấy nhau. Doanh Trụ tỉnh dậy trước tiên, cả đêm mây mưa với Hoa Dương, khiến anh ta sung sướng đến mệt nhoài. Ánh mắt tình tứ phóng đãng quét khắp cơ thể Hoa Dương phu nhân, trong lòng tán thưởng tự nhủ: “Thật tuyệt, những chỗ cần nở đều nở…”. Thưởng thức một hồi, anh ta vắt chiếc chăn đang phủ trên chân, đắp lên người Hoa Dương phu nhân và mình. Sau đó lại như con đỉa bám hút trên làn da. Động tác của Doanh Trụ làm Hoa Dương phu nhân tỉnh giấc, ngáp một cái nói: “Ôi, trời sáng rồi, dậy đi”. Doanh Trụ nói: “Không vội, ngủ cùng ta một lúc nữa”. Hoa Dương phu nhân nói vẻ không vui: “Khi ngủ cần thiếp, lời thiếp nói đều biến thành gió thổi qua tai rồi”. Doanh Trụ nói: “Ôi, ái phi của ta, sao nàng lại nói thế. Đừng nói lời nàng nói mà chỉ cần nàng thở nhẹ thôi cũng khiến ta xoay đầu chuyển hướng!”. Hoa Dương phu nhân hỏi: “Thiếp xin cho Hoa Dương Quân Kinh Thành mà đoạt được của nước Sở để làm phong ấp đã lâu rồi? Cứ như bọt biển vậy, chẳng có chút tin tức gì!”. Doanh Trụ nói: “Nước Tần có bao nhiêu thành ấp, không giữ chặt Kinh Thành không được? Có bao nhiêu công tử đang nhìn vào”.
Hoa Dương phu nhân nói: “Mảnh đất đẹp như vậy, ai không thèm. Thiếp đã nói với chàng rồi, Hoa Dương Quân không cần ấp nào khác, chỉ cần Kinh Thành thôi!”. Doanh Trụ nói: “Ta biết rồi”. Hoa Dương phu nhân nói: “Thế đợi đến lúc nào mới đến tay?”. Doanh Trụ nói: “Chốc nữa dậy, ta đến chỗ phụ vương một lần nữa cầu xin cho Hoa Dương Quân”. Hoa Dương phu nhân dậy, sau khi cung nữ chải đầu vấn tóc xong đột nhiên kêu đau đầu chóng mặt, chân tay rã rời. Doanh Trụ cho gọi ngự y đến xem mạch, nói là trúng phong hàn, kê đơn bốc thuốc. Cung nữ bê đến một bát nước quả vải, Hoa Dương phu nhân không uống nổi. Doanh Trụ lại đích thân bê đến trước mặt, trìu mến nhẹ nhàng nói: “Uống một chút đi, không uống gì không chịu được đâu”. Hoa Dương phu nhân bực bội gạt tay áo, chiếc cốc nước vải bằng hổ phách trên tay Doanh Trụ rơi xuống đất, vỡ vụn. Hoa Dương phu nhân nói trong lòng phiền muộn, bảo các cung nữ đều lui ra. Có cung nữ sợ run bắn không dám bước, Doanh Trụ hét: “Các ngươi đều điếc hết hay sao, phu nhân chẳng bảo các ngươi lui ra hết ư?”. Mấy cung nữ vội như gió cuốn, lui ra ngoài. Hoa Dương phu nhân nói với Doanh Trụ: “Thái tử điện hạ cũng không cần phải ở đây, để một mình thiếp yên tĩnh”. Doanh Trụ nói: “Phu nhân tĩnh dưỡng một chút đi, ta đến chỗ phụ vương cầu xin cho Hoa Dương Quân Kinh Thành phong ấp”. Hoa Dương phu nhân sở dĩ được sự sủng ái của thái tử An Quốc Quân, trong cung có toàn quyền không ai sánh kịp, ngoài sắc thái phương phi, vẻ đẹp mĩ miều còn do nàng và Tuyên thái hậu quyền trọng một thời của nước Tần, đều là thành viên gia tộc Mễ Thị nước Sở. Tuyên thái hậu là một người phụ nữ nắm quyền lực và phóng đãng nhất trong lịch sử Trung Quốc cổ đại. Bà là hậu duệ của quý tộc nước Sở, lấy Tần Huệ Văn Vương, trở thành một người không mấy nổi bật trong đám phi tử. Huệ Văn Vương, chính là người đã cho xé xác Thương Ương. Tuy ông hết sức căn ghét Thương Ương nhưng cũng hết sức tán đồng biến pháp “phú quốc cường binh” của Thương Ương. Sau khi Tần Hiếu Công chết, ông tiếp tục như cha mình dốc sức tiến hành biến pháp cải cách chính trị, không giống như biện pháp vô hiệu của các nước chư hầu bấy giờ. Huệ Văn Vương năm 337 trước công nguyên lên ngôi vua. Hai mươi bảy năm sau nhường ngôi. Trong thời kỳ này liên tiếp cải cách chính trị của Tần Hiếu Công. Ngoài việc chiếm lĩnh và khai khẩn ngày càng nhiều các vùng đất, còn chú trọng thu hút sự văn minh tiên tiến của các nước láng giềng, cải biến những tập tục lạc hậu vốn có của nước Tần. Trước khi có biến pháp Thương Ương nước Tần là nước bế quan tỏa cảng, nghèo nàn lạc hậu, bị các nước chư hầu ở Trung Nguyên gọi là “Nhung Địch”. Sau khi thực hiện biến pháp Thương Ương, nước Tần dần trở nên cường thịnh. Pháp lệnh tiến bộ của nó đã thu hút các trí thức đương thời, “kẻ sĩ” môn đồ bách gia đều muốn đến Tần, nước Tần cũng mở rộng cửa chiêu hiền nạp sĩ, có một loạt các nhà quân sự, chính trị, tư tưởng, lữ thuyết, văn học cùng những kẻ lưu manh, lừa đảo… vàng thau lẫn lộn đều tụ tập đến Hoặc Dương. Trong đó không ít người chân tài thực học, văn thao võ lược, đóng góp nhiều cho sự hưng thịnh của nước Tần. Như khoa học Trương Nghi, phục Hoàng Hanh nhân vật đại biểu cho Mặc gia. Các trường phái “Sĩ” có đầy đủ kiến thức và tư tưởng tiên tiến, như một làn gió mới trong lành thổi khắp 800 dặm Tần Châu. Trong sự văn minh tiên tiến mang màu sắc phương đông này, sự lạc hậu bảo thủ vốn có của nước Tần đã dần bị thay đổi và biến mất. Do Tần Hiếu Công Huệ Văn Vương cùng các quốc vương thúc đẩy chỉ đạo trào lưu cải cách, Tuyên thái hậu và người thân trong gia tộc là Hoa Dương phu nhân cũng đương nhiên trở thành nhân vật tiên phong. Trong cuộc sống nơi hậu cung buồn tẻ của Mễ Bát Tử, Doanh Trắc là một trong ba người con bà sinh ra, đã đặt nền móng vững chắc cho ngôi vị chính cung vương phi cho bà. Vũ Vương do Huệ Văn Vương chính cung phi tử sinh ra đã chết sớm, theo tông pháp nước Tần, ngôi vua do Doanh Trắc, con trai cả do Mễ Bát Tử sinh ra sẽ kế thừa, ông chính là cha đẻ của Dị Nhân, Tần Chiêu Tương Vương nổi tiếng.Năm 325 trước CN, Tuyên thái hậu bế đứa con, vừa đầy 10 tuổi lên điện, bà hiểu rõ mình đã đối mặt với thời kỳ hạnh phúc nắm quyền thế trong tay. Rất nhiều nhà sử gia khi nói đến chuyện Tuyên thái hậu buông rèm chấp chính, trị nước an dân thường ví với Lã hậu, Võ Tắv Thiên, cho rằng bọn họ là khởi đầu tạo dựng sự nghiệp của tổ tông, kỳ thực đối với ngôi vị nữ vương, Tuyên thái hậu sớm đã đăng quang.
Nghĩa Cừ, là một nhánh dân tộc du mục phía tây nước Tần, dân tộc này tuy lạc hậu hơn Tần, nhưng do sự thiện chiến mà từ lâu đã có thể trở thành thù địch của nước Tần. Thời Hiếu Công, Huệ Văn Vương, Võ Vương đều đã gặp nhiều tổn thất trước sự tiến công của quân đội Nghĩa Cừ. Đến khi Chiêu Vương kế vị, Tuyên thái hậu chấp chính, khi vua Nghĩa Cừ đến thủ đô Tần quốc là Hoặc Dương triều kiến Chiêu Vương mới lên ngôi, Tuyên thái hậu vẫn đầy sức sống đã cấu kết với Nghĩa Cừ vương. Cũng có thể những năm tháng dài là quả phụ trong thâm cung đã khiến Tuyên thái hậu thèm một hơi hướng đàn ông, hoặc là Nghĩa Cừ vương tuấn tú khôi ngô quả thực đã thu hút thiếu phụ xinh đẹp này, đôi tình nhân dị tộc này công khai thông dâm trong thời gian dài hơn ba mươi năm, sinh được hai con trai. Trong thời gian đó, Nghĩa Cừ vương mải mê hạnh phúc cũng dần mất đi dã tâm đánh Tần, còn Tuyên thái hậu sau khi thỏa mãn cũng không hề có ý phòng thủ với Nghĩa Cừ vương. Do vậy trong ba mươi năm, nước Tần và Nghĩa Cừ không xảy ra chuyện gì.
Đến năm 272 trước Công nguyên, Tuyên thái hậu đã bảy mươi tuổi, Nghĩa Cừ vương không ham muốn tấn công Tần, cũng không phòng ngừa với Tần nữa. Nhân cơ hội Nghĩa Cừ không đề phòng, Tuyên thái hậu bất ngờ phát động tấn công dân tộc của người tình, kết quả một Nghĩa Cừ hùng mạnh trong nháy mắt bị đánh bại, quân Nghĩa Cừ đã từng uy hiếp sự an nguy bốn phía của Tần quốc cuối cùng đã bị tan rã dưới kế mĩ nhân của Tuyên thái hậu, khiến người ta kinh sợ.
Có một lần, sứ thần nước Hàn đến Tần quốc cầu viện. Lúc đó Tuyên thái hậu vẫn còn đang buông rèm nghe chính sự, trực tiếp đàm phán với sứ thần nước ngoài, đây là điều rất hãn hữu. Càng ngạc nhiên hơn nữa, trong khi đàm phán, Tuyên thái hậu điềm nhiên lấy ví dụ so sánh từ việc chăn gối của mình để mặc cả với sứ thần nước Hàn.
“Ta và tiên vương khi ân ái, tiên vương đem cả cơ thể mình đè lên người ta, ta không hề cảm thấy nặng. Thế là tại sao?”. Bà tự chất vấn nói, sắc mặt không chút ngượng ngùng: “Đó là bởi vì có lợi cho ta, ta cảm thấy toàn thân rất dễ chịu”. Sứ thần nước Hàn trợn mắt, há hốc mồm, không nói được câu nào, không biết vị thái hậu này định nói gì. Nhưng mà Tuyên thái hậu nói tiếp: “Khi tiên vương không ân ái với ta thì đó chính là một cái chân nặng nề đè lên người ta, ta cảm thấy không thể chịu nổi”. Nói đến đây sứ thần nước Hàn hoàn toàn hiểu rõ: Nếu không có lợi cho nước Tần, nước Tần sẽ không cứu viện nước Hàn. Cuộc thương thuyết này kết quả ra sao không cần phải nói.
Thái hậu cuối cùng cũng hiên ngang tuyên bố với sứ giả nước ngoài về cảm xúc tình yêu của mình. Những lời lẽ này quá là hạ lưu thấp hèn chăng? Hay để khai thông trước? Nhưng kết quả đàm phán thì nước Tần vẫn chiếm ưu thế.
Vị Tuyên thái hậu phong lưu mà bạo gan này cũng là một bà lão sống lâu. Mãi cho đến năm 42 Tần Chiêu Vương Dị Nhân đến Hàm Đan làm con tin, mới lưu luyến từ giã trần thế. Đến lúc sắp chết, vị thái hậu phong lưu một đời vẫn còn tơ tưởng không quên được người đàn ông được bà sủng ái tên là Nguỵ Sửu phu. Khi sắp lìa cõi đời, bà còn có một nguyện vọng là muốn Ngụy Sửu phu phải được tuẫn táng theo mình, lúc này nước Tần đã sớm phá bỏ tục lệ này, điều này đã khiến Chiêu Vương thấy rất khó xử. Nguỵ Sửu phu cũng cảm thấy rất sợ hãi, đang không biết làm thế nào để giải nguy cho mình, thì đại thần Dung Nhuế thông minh đã nghĩ ra một kế giải vây.
Dung Nhuế rất cung kính hỏi nhỏ bên tai Thái hậu: “Thái hậu có cho rằng người ta sau khi chết còn có cảm giác không?”. “Đương nhiên là…”. Thái hậu cố lấy sức thều thào nói tiếp: “… không có cảm giác rồi”.
“Thái hậu anh minh”, Dung Nhuế vội tiếp lời “Với sự minh mẫn của Thái hậu như vậy, đã biết rõ là người chết không có cảm giác gì, thì hà tất để người mà Thái hậu thương yêu phải đi hầu một cái xác không hồn?”
Hơn nữa, thấy Thái hậu không có phản ứng gì, Dung Nhuế lại nói tiếp nhưng lời nói này rất khó nghe: “Nếu người chết còn có tri giác, thì nỗi tức giận xưa tiên vương tích tụ bao ngày đối với Thái hậu không nhỏ. Sau khi Thái hậu băng hà, thái hậu cần phải cẩn thận, tiên vương sẽ tìm thái hậu để tính sổ, lúc đấy hối hận cũng không kịp, đâu còn có cơ hội để ân ái cùng Ngụy Sửu phu đây?”
Thái tử, Quý phi và các đại thần đứng bên giường Thái hậu nghe những câu nghịch tai của Dung Nhuế nói với Thái hậu mà khiếp đảm, không biết là Thái hậu có phẫn nộ không, không chắc tính mệnh của Dung Nhuế vì thế mà đi đời, không khí trở nên nặng nề. “Được…” chỉ nghe được một từ phát ra từ miệng Thái hậu đã kiệt sức, rốt cuộc thì từ “được” lá có ý gì? Dung Nhuế nói đúng hay không còn cách nào đành phải tùy ý các khanh mà làm đây?
Thái hậu cuối cùng cũng phải từ bỏ ước muốn đem theo Ngụy Sửu phu tuẫn táng cùng với mình, thở dài buồn rầu. Ngụy Sửu phu đáng thương cuối cùng được cứu sống, mọi người ở đấy cũng thấy nhẹ nhõm.
Hoa Dương phu nhân lớn lên dưới sự dạy dỗ của vị Thái hậu phong lưu, mạnh mẽ này. Có chỗ dựa như vậy, thêm vào đó lại là thiếu nữ trẻ trung, xinh đẹp rất có thể sẽ thừa hưởng những tính cách và tiểu kế của Thái hậu.
Lúc này Hoa Dương phu nhân cùng với Cương Tài Phán vừa đi đến cửa Loan Minh Các đứng dựa vào cột hành lang, ngước mắt nhìn như đang trông đợi điều gì. Đúng thật, Hoa Dương phu nhân đang đợi một cỗ xe. Một cỗ xe phủ rèm sang trọng được bốn con ngựa kéo, lộc cộc tiến vào hậu cung, dừng lại trước cửa Loan Minh Các.
Hoa Dương Quân từ trên xe bước xuống, rồi vén màn mời bà thầy mo xem bệnh xuống xe dẫn vào trong Loan Minh Các, Hoa Dương Quân giới thiệu với Hoa Dương phu nhân bà thầy mo này: “Chị, vị này là một thương gia đến từ Hàm Đan, tên là Lã Bất Vi”.
Thì ra, Hoa Dương Quân nghe Lã Bất Vi giảng một lượt, đứng ngồi không yên, cảm thấy quyền lợi của mình và chị mình sắp bị đe doạ, hắn vội đến Loan Minh Các dụng ý đưa Lã Bất Vi đến Hoặc Dương và những lo lắng của mình nói với Hoa Dương phu nhân, dường như Hoa Dương phu nhân không tin tưởng lắm. Hoa Dương Quân nói với chị, nếu chị nghe những lời Lã Bất Vi nói thì chị sẽ thấy những lời tiên đoán của ông ta thật kỳ diệu.
Hoa Dương phu nhân nói: “Vậy thì ngày mai ngươi hãy mời ông ta vào đây gặp ta”. Cung cấm trong triều rất nghiêm ngặt, những kẻ bình thường quyết không thể tuỳ tiện vào hậu cung được. Thế là, Hoa Dương Quân cùng với Hoa Dương phu nhân bàn mưu kế, Hoa Dương phu nhân gải vờ bệnh, sau đó Hoa Dương Quân dùng cỗ xe ngựa có phủ rèm của Hoa Dương phu nhân đưa Lã Bất Vi mặc giả nữ vào cung Loan Minh Các.
Lã Bất Vi không bỏ lỡ thời cơ cống hiến một số đồ lễ mang từ Hàm Đan cho Hoa Dương phu nhân, sau đó dùng lời lẽ nịnh bợ thêm mắm thêm muối vào là Dị Nhân phải tằn tiện thế nào ở Hàm Đan để dành tiền mua lễ vật biếu Hoa Dương phu nhân, nào là Dị Nhân sống nhân nghĩa, đều được các chư hầu khen ngợi.
Vì vậy, Hoa Dương phu nhân cũng có ấn tượng tốt với Dị Nhân. Nhưng Hoa Dương phu nhân đối với chuyện này không hứng thú lắm liền chuyển đề tài nói: “Ta nghe Hoa Dương Quân nói, ngươi rất lo lắng cho vận mệnh trong tương lai của chị em ta phải không?”. Lã Bất Vi đáp: “Vâng, thưa phu nhân”.
Hoa Dương phu nhân hỏi: “Lo lắng chuyện gì?”
Lã Bất Vi không giống như kẻ du thuyết bình thường, không khoa môi múa mép, ví von úp úp mở mở mà nói thẳng thừng: “Tôi lo có ngày phu nhân sẽ già, tiền tài và quyền lực của chị em phu nhân cũng sẽ không còn”.
Hoa Dương phu nhân vẫn chưa rõ hỏi: “Tại làm sao lại như vậy?”
Lã Bất Vi nói: “Tất cả đều dựa vào tài mạo sắc đẹp của phu nhân đã mê hoặc An Quốc Quân”.
Hoa Dương phu nhân gật đầu: “Đúng vậy”.
Lã Bất Vi nói: “Tôi nghĩ, phu nhân cũng hiểu rõ một đạo lý là những kẻ ham sắc, thì khi sắc đẹp phai tàn, thì tình cũng phai nhạt theo, một khi An Quốc Quân không còn sủng ái phu nhân nữa, thì phu nhân và gia tộc có còn trụ vững ở nước Tần này không?”
Hoa Dương phu nhân hỏi lại: “Đại Vương làm sao lại không sủng ái ta nữa?”
Lã Bất Vi hỏi: “Hoa Dương phu nhân có phải là vị phi tử đầu tiên của An Quốc Quân không?”
Hoa Dương phu nhân đáp: “Không phải”.
Lã Bất Vi hỏi: “An Quốc Quân có còn qua đêm ở chỗ phi tử thứ nhất nữa không?”
Hoa Dương phu nhân đáp: “Không hề đến nữa rồi”.
“Còn sủng ái cô ta không?”
“Rất lạnh nhạt với cô ta”.
“Vậy xin hỏi phu nhân là vì lẽ gì?”
“Cái này…”.
“Điều đó thì quá rõ rồi phải không, cô ta đã già rồi, phu nhân xinh đẹp, trẻ trung hơn cô ta, vì vậy An Quốc Quân không sủng ái cô ta mà lại sủng ái phu nhân. Vậy thì phu nhân có đảm bảo rằng mình sẽ trường sinh bất lão, trẻ mãi không già không?”
Hoa Dương phu nhân nghe lời nói vang dội, có sức thuyết phục như vậy cũng phải gật đầu suy nghĩ.
Hoa Dương Quân thừa cơ nói: “Lời của Lã Bất Vi thật chính xác, đúng là những lời vàng ngọc giúp chị em ta giải họa tạo phúc. Thưa chị, một khi chị đã già, thì số mệnh của chúng ta cũng không lường được. Bây giờ nhân lúc Đại Vương sủng ái một mình chị, còn nghe lời chị, chị hãy chọn một trong hai mươi ba hoàng tử nhận làm con nuôi khuyên An Quốc Quân lập thái tử. Có như vậy khi Đại Vương băng hà, chi em chúng ta quyền cao không ai bì. Sau khi Đại Vương nàgn thu, thì người làm vua là con trai trung hiếu của chị, chẳng phải lúc ấy quyền của chúng ta càng thêm vững chắc sao? Nếu chị nhân lúc Đại Vương sủng ái làm thành công chuyện này thì hưởng phúc mãi mãi, ngược lại đợi đến khi sắc tàn tình phai, sức suy lực kiệt, Đại Vương không ngó ngàng gì đến thì còn thực hiện được theo ý nguyện của chị được không?”
Hoa Dương phu nhân nói: “Nghe hai vị nói cũng có lý, rất có sức thuyết phục, đã khiến ta như tỉnh cơn mê, vậy không biết là vị hoàng tử nào?”
Hoa Dương phu nhân vẫn chưa nói hết, Hoa Dương Quân vội vàng ngắt lời: “Còn do dự gì nữa, Dị Nhân rất thích hợp”.
Lã Bất Vi nói: “Dị Nhân luôn một lòng tưởng nhớ đến Đại Vương và phu nhân, Dị Nhân tự biết mình không phải là con trưởng, mẹ là Hạ Cơ cũng không được Đại Vương sủng ái, rất muốn được nương nhờ ở cửa phu nhân, tình nguyện được làm con trai của phu nhân, để tương lai được một chỗ đứng trong triều. Phu nhân hãy nhân cơ hội này khuyên Đại Vương lập Dị Nhân làm thái tử, sau này có thể giải trừ được nỗi lo của chị em phu nhân rồi”. Hoa Dương phu nhân nói chắc như đinh đóng cột: “Được”.
*
* *
Tư Không Mã tâm tư ngổn ngang đứng một lúc ở đại môn Lã phủ. Mọi người đều cho rằng chàng đã chết ở Trường Bình, sao hôm nay lại hồi sinh quay về đây được? Còn Triệu Cơ tối hôm trước khi sắp ra đi, vui vầy cùng chàng một đêm, còn bao nuối tiếc. Nàng sẽ dõi ánh mắt trông chờ chàng không? Nắng thu không gay gắt như ánh nắng mùa hạ, làn gió thu như đang vuốt lên khuôn mặt đỏ gay của chàng Tư Không Mã. Chàng đẩy cánh cửa vẫn đỏ tươi như trước đây, mang theo cả cái bóng và luồng gió hiu hiu vào theo.
Tư Không Mã nhìn một lượt gian phòng, lối đi, giếng nước, mọi nơi với ánh mắt thân quen ấm áp. Mọi thứ vẫn như cũ, mấy bụi dâu trước đây râm ran tiếng ve, nay đã thưa thớt. Những chiếc lá dâu màu vàng rơi lả tả. Tư Không Mã nghĩ đến đây tự hỏi, đây chính là “phiêu linh” sao? Mấy môn khách và bọn nô bộc đi từ trong đình ra, lúc đầu không ai để ý đến con người từ chỗ phiêu linh trở về.
Bỗng nhiên, từ Tiền Đình phát ra tiếng hét thất thanh của người nào đó “Có ma”. Nghe thấy tiếng kêu này, mọi người đổ xô ra sân, sững sờ khi trông thấy Tư Không Mã đứng dưới cổng.
Anh ta chẳng phải đã chết rồi sao. Lã Bất Vi vừa lập ban thờ cho anh ta, làm sao anh ta lại có thể xuất hiện được? “Đúng là ma, có ma”. Mọi người lần lượt kêu lên rồi chạy vào trong nhà trốn, sợ sệt giương mắt nhìn Tư Không Mã. Tư Không Mã cảm thấy rất kinh ngạc, sau đó hiểu ra, liền tiến lên một bước, cười lớn nói: “Làm gì có ma quỷ nào. Tôi là Tư Không Mã đây!”
Có người nói: “Không đúng, ngươi không phải là Tư Không Mã, là ma”. Để phòng “ma” đột nhiên xông đến, rất nhiều người vác cung, kiếm, gậy gộc ra. Không rõ tiếng ai hét lên: “Hãy dùng tên bắn chết con ma này đi”. Tư Không Mã vội nhảy tránh vào cái hốc ở cửa kêu lên: “Đừng bắn, đừng bắn”.
Triệu Cơ ở sau vườn, nghe có người hô lên có quỷ, liền chạy ra. Diện mạo và xiêm y nàng mặc vẫn đẹp như trước. Nàng thướt tha trong làn gió thu nhè nhẹ, hỏi xong mới biết là đã xảy ra chuyện gì. Nàng nghĩ lại, trứoc khi Lã Bất Vi đi Hoặc Dương đã dặn: “Mọi việc đều cần phải thận trọng, khi ngủ cũng cần phải mở một mắt”. Nàng thấy chuyện này thật lạ, giữa thanh thiên bạch nhật làm sao lại có quỷ được đây? Nếu đúng là có ma, thì trốn cũng không thoát được,sợ cũng chẳng ích gì, nghĩ vậy nàng liền kêu lên: “Ai là ma thì hãy ra đi, ta muốn hỏi ngươi, đừng sợ, chúng ta sẽ không hại ngươi đâu!”
Tư Không Mã vừa nghe thấy tiếng của Triệu Cơ, vô cùng cảm động liền nhảy ra, ngẩng cao đầu nói: “Triệu Cơ, ta không phải là ma, ta là Tư Không Mã”. Triệu Cơ lại hỏi: “Ngươi là Tư Không Mã ư? Chẳng phải Tư Không Mã đã bị quân Tần giết chết ở Trường Bình rồi sao?”
Thế là Tư Không Mã cất cao giọng kể lại việc chàng ở Trường Bình làm thế nào thoát chết, cùng với Triệu Hoảng đi tạ ơn Khương Đào Hoa ra sao, rồi làm sao gặp được Lã Bất Vi và Dương Tử. Triệu Cơ nghe xong thấy hợp tình hợp lý. Nàng đã nghe nói: “Ma thì không có bóng, chỉ có người mới có bóng”. Nàng liền bảo Tư Không Mã: “Nếu ngươi nói ngươi là Tư Không Mã, là người thì phải có bóng, ngươi qua đây ta xem”. Tư Không Mã tiến lại, trông thấy rõ cái bóng của mình dài ra rõ ràng trên mặt đất. Mọi người hồi hộp thò đầu ra nhìn theo cái bóng của Tư Không Mã di động trên mặt đất. Triệu Cơ mạnh dạn tiến lại gần, nhìn cái bóng di chuyển theo Tư Không Mã để phán đoán là người hay là ma.
Nàng nhìn rõ cái bóng đem của Tư Không Mã in trên nền đất, sau đó nhìn rõ khuôn mặt quen thuộc, đôi mắt đã từng nhìn nàng chan chứa tình cảm. Chàng làm sao là ma được, chàng nhất định là Tư Không Mã rồi!
Tư Không Mã nói: “Triệu Cơ, ta không phải là Tư Không Mã sao? Ta là Tư Không Mã, tất cả những gì xảy ra trước đây ta đều nhớ rất rõ”. Triệu Cơ hỏi: “Vậy ta hỏi ngươi, cái đêm trước khi ngươi đi Trường Bình ngươi đã ở đâu, làm gì?”. Tư Không Mã có phần xấu hổ nói: “Triệu Cơ, nàng đừng hỏi nữa, có những chuyện tình cảm thật khó nói ra”.
Câu nói này đã chứng minh Tư Không Mã nhớ tất cả những gì xảy ra trong đêm đó. Triệu Cơ xúc động, nghẹn ngào nói: “Mọi người hãy ra đi, Không Mã đại ca của chúng ta đã trở về rồi”.
Sau khi gặp lại mọi người trong Lã phủ, Tư Không Mã liền đến Liêu Cảng gặp Dị Nhân. Tư Không Mã nhìn kỹ Dị Nhân một lượt, nghĩ đúng là người không thể nhìn tướng mạo xét đoán, nước biển cũng không thể dùng đấu để đong. Người này hai hàng lông mày không tập trung, mắt thì lồi đúng là Tần vương tôn rồi, Lã Bất Vi đã dặn chàng, phải bảo vệ người này. Dị Nhân và Chu Kiểm thấy Tư Không Mã đến thì rất vui mừng, nét mặt tỏ vẻ hân hoan, hơn nữa cũng đỡ cảm thấy cô đơn. Sau lần Dị Nhân bị làm nhục, không dám ra ngoài sợ lại gặp phải phiền phức mới. Bọn họ chỉ mỗi một việc là chơi cờ, lúc đầu là hai người, sau đó là ba người, có lúc gọi cả Công Tôn Càn đến làm vài ván, hai người “giết nhau”, hai người ở ngoài xem “chiến”. Kỳ thực Tư Không Mã không có hứng thú cờ vây nhưng vì ở nhà trọ cả ngày lại không có trò gì để tiêu khiển, đành phải làm thân phận phục vụ Dị Nhân chơi cờ, chàng cố tập tính nhẫn nại, điều binh khiển tướng để hạ đối phương. Công Tôn Càn từ trước đều ăn hối lộ, không chỉ không lạnh nhạt như trước mà có lúc còn cùng bọn Dị Nhân tụ tập bày trò tiêu khiển. Nhưng đại cục, ông ta biết mình cần phải có lập trường kiên định, phương hướng rõ ràng như thế nào. Nếu Dị Nhân ngươi muốn chạy trốn, thì ta cũng không thể làm ngơ, phải tùy cơ quyết đoán, phải bẩm báo, phải ngăn cản. Trong thời khắc then chốt nếu cần cũng phải dồn người đến chỗ chết.
Chơi cờ đến nỗi chán ngán rồi, Tư Không Mã cùng với Chu Kiểm lần lượt ra phố xem quang cảnh mọi người mua bán tấp nập, không khí nhộn nhịp khiến họ không muốn quay về. Chu Kiểm là người có tâm kế, không phải có thú nhàn tản mà đi ra phố, mà muốn bỏ ít tiền lẻ ra để lấy tiếng tăm. Trông thấy những kẻ nghèo khó, ăn mặc rách rưới chìa tay xin cứu giúp, ông liền cho ít tiền rồi tuyên truyền “Công tử Dị Nhân của chúng ta không thể cầm lòng trước cảnh ngộ khó khăn của dân nước Triệu. Nếu gặp phải thương binh què chân gãy tay, Chu Kiểm nói với họ rất kẳhng khái: “Vài đồng lẻ này, cũng không làm được việc gì lớn, nhưng cũng coi là thành ý của ta và công tử Dị Nhân đối với công lao bảo vệ tổ quốc của các ngươi. Không lâu tiếng tăm của Dị Nhân nào là nhân đức thương người lan truyền khắp xóm trên ngõ dưới ở thành Hàm Đan, thậm chí mỗi ngày đều có kẻ ăn mày nghèo khó đến quán trọ cầu xin Dị Nhân giúp đỡ. Lúc đầu Dị Nhân lấy làm lạ, sau đó mới biết là Chu Kiểm giúp hắn ta tạo hồng phúc.
Tư Không Mã không giống Chu Kiểm, chàng luôn ở trong nhà toàn tâm toàn ý bảo vệ Dị Nhân. Đặc biệt là khi đánh cờ chàng cũng không rời mắt khỏi thanh kiếm treo trên tường. Khi đi ra phố, chàng chỉ thích xem trò tiêu khiển, chỗ mà người tập trung nhiều nhất diễn trò nhảy múa, chọi gà, chàng xem trăm lần cũng không thấy chán. Chàng thích nhất là xem chọi gà, hai chú gà mặc áo sặc sỡ, giương những cái cưa sắc nhọn khi nghe tiếng hô, chúng nhảy khỏi vòng tay chủ xông ra quyết liệt. Rất nhanh chúng đã phân thắng bại. Mày đá tao tao đá mày, mấy con bị thua lông lá tả tơi, máu chảy ròng ròng. Cuối cùng cũng có một con thắng trận. Tư Không Mã cảm thấy rất giống binh sĩ trong những trận đấu. Kẻ thua thì căm hận, còn kẻ thắng lại ăn mừng khi dồn đối thủ đến chỗ chết.
Mấy hôm nay, có một người làm trò ảo thuật dạy rắn trên phố khiến Tư Không Mã bị hút hồn, xem mãi không chán. Đã xem đến ba lần mà chàng cũng không chú ý đến bộ mặt của người huấn luyện rắn. Chàng chỉ để ý đến những con rắn ngóc đầu ngoe nguẩy trên cổ, lên vai, lên tay chủ nhân. Người huấn luyện rắn như một khúc nam châm hút chặt lấy những con rắn, trườn lên người anh ta mà không hề rơi xuống. Có lúc lại cho những con rắn dài hơn một mét bò vào trong cổ họng, chỉ thò một đoạn đuôi ngắn ở ngoài, sau đó lại từ từ lòi ra khỏi miệng. Sự trình diễn của anh luôn làm người xem phải trầm trồ thán phục. Càng khiến Tư Không Mã khâm phục hơn là người huấn luyện rắn này không giống với những thuật sĩ trên giang hồ, sau khi diễn một bài rất ngoạn mục, thì xin tiền, bán thuốc, còn người này sau khi diễn xong, mồ hôi nhễ nhại, thì thu dọn sạch sẽ rồi đi. Xem ra, anh ta không phải là giàu có gì, thậm chí có thể nói là bần hàn. Sau khi xem đến hai lượt, Tư Không Mã mới chú ý dưới chiếc nón rách tả tơi là khuôn mặt gầy dãi dầu sương gió.
Về đến nhà trọ, Tư Không Mã không ngớt ca ngợi tài nghệ của người luyện rắn với Dị Nhân, Chu Kiểm và Công Tôn Càn. Đối với một Chu Kiểm không có hứng thú gì lắm với trò này cho nên ông ta chỉ nghe mà thôi. Còn Dị Nhân thì có vẻ rất ngưỡng mộ, muốn tận mắt chứng kiến, nhưng chỉ sợ ra cửa không được xem đã lại gặp chuyện rắc rối đến thân.
Tư Không Mã rất hiếm khi quay về Lã phủ, một là chàng không muống giáp mặt Triệu Cơ. Sống ở đây, chỉ có đôi chút khó chịu, ấy là cứ đến tối, khi nằm trên giường, Dị Nhân và Chu Kiểm lại đòi anh ta kể chuyện, làm phiền mãi không thôi. Chỉ đến khi Tư Không Mã đã khô rát cả họng, mắt díp lại thì họ mới buông tha. Mấy hôm nay, họ không hay kể chuyện cho nhau nghe nữa mà thường nhắc tới việc Lã Bất Vi tại sao mãi chưa thấy về. Không hiểu ông ta có bình an đến được Hoặc Dương hay không, ông ta có gặp được chị em Hoa Dương như dự tính không, không biết nước Tần có cho ông ta là gián điệp, thích khách nước Triệu phái tới mà bắt giam không, không biết ông ta có đem được tin mừng gì về không?
Màn đên tịch mịch, lũ dế quanh tường xướng lên những tiếng ca râm ran, Tư Không Mã lặng lẽ trôi vào giấc ngủ, có một con rắn từ khe song cửa thở lửa phì phì, từ từ bò vào. Có lẽ hôm nay xem người ta biểu diễn rắn nhiều quá cho nên ngay cả khi nằm mơ cũng thấy rắn. công tử điện hạ rắn đã trườn tới mép chăn gần đầu Tư Không Mã, anh ta đã cảm thấy lạnh gáy, lúc này mới biết không phải là mình nằm mơ. Tư Không Mã chộp lấy con rắn quay mạnh mấy vòng rồi ném xuống đất. Theo bản năng anh ta nhìn ra ngoài cửa sổ, lại một con rắn nữa đang bò vào. Bỗng có bóng người vọt qua. Tư Không Mã theo phản xạ nhảy xuống giường, với thanh kiếm treo trên tường, nói nhỏ với Chu Kiểm: “Không xong rồi, dậy mau, có thích khách!”
Tư Không Mã và Chu Kiểm rút gươm xô cửa xông ra, cũng vừa lúc tên thích khách xông tới. Người này đội chiếc nón tre, che kín gần khuôn mặt. Nhớ lại con rắn vừa bò vào trong phòng thì biết thích khách là kẻ hay biểu diễn trò rắn ở chợ.
Tư Không Mã cùng Chu Kiểm vừa giao đấu với thích khách vừa hỏi: “Ngươi là ai, tại sao đến hành thích bọn ta?”. Tên thích khách vừa đánh lại vừa trả lời: “Ta là thích khách nước Tần!”
Mới chỉ vài hiệp tên thích khách đã bị Tư Không Mã đâm trúng tay trái và gục xúông. Tư Không Mã cùng Chu Kiểm ghì chặt thích khách, nói với Dị Nhân lúc này cũng đã bừng tỉnh: “Công tử điện hạ, có thích khách, mau lấy dây thừng trói hắn lại”. Ba người trói chặt tên này lại giải vào phòng trong. Dưới ánh sáng trắng của ngọn đèn, Tư Không Mã nhìn rõ bộ mặt của tên thích khách, đúng là tên biểu diễn rắn. Thấy vết thương trên tay hắn vẫn đang chảy máu, Tư Không Mã xé một mảnh vải ở tấm chăn băng vết thương cho hắn. Tư Không Mã hỏi: “Ngươi là ai?”. “Thích khách nước Tần”. “Ai phái ngươi tới?”. “…”. “Tại sao muốn giết bọn ta?”. “…”. “Ngươi tên là gì? Tại sao không nói? Nếu không nói ta sẽ giết ngươi!”
Mặc dù họ đã dùng mọi cách chất vấn, đe dọa nhưng tên thích khách chỉ nói: “Ta là thích khách nước Tần”, sau đó thì mặc kệ, mặt lộ vẻ bất cần, coi cái chết như không. Dị Nhân chủ trương đem tên này giết quách đi. Chu Kiểm lại nói cần phải làm rõ chân tướng của hắn sau đó giết cũng chưa muộn. Ý của Tư Không Mã là đợi Lã Bất Vi về rồi quyết định. Ba người bọn họ bàn đi bàn lại, quyết định giấu hắn vào một chỗ ít người biết trong Lã phủ, đợi Lã Bất Vi về rồi xử lý tiếp. Để không gây sự chú ý của mọi người, họ nhét giẻ vào mồm hắn, đưa tới Lã phủ. Vừa mới ra đến cổng, gặp Công Tôn Càn từ trong tẩm thất ra, mắt nhắm mắt mở hỏi: “Đêm hôm khuya khoắt thế này, sao mọi người cứ ra ra vào vào thế?”
Tư Không Mã nói: “Săn được con chó hoang, mang sang Lã phủ, ngày mai nhắm rượu”.
Chiếc xe lọc cọc chạy trên con đường nhỏ, tên thích khách giãy giụa trong chiếc bao tải. Tư Không Mã và Chu Kiểm túm chặt miệng túi, mọi sự cố gắng của tên thích khách đều vô ích. Tư Không Mã và Chu Kiểm bàn bạc trên xe, đến Lã phủ sẽ nhờ Triệu Cơ giúp đỡ.
Một hồi lâu mới đến Lã phủ, tên sai dịch thấy Tư Không Mã liền mở cửa cho xe đi vào, miệng lẩm bẩm: “Đêm khuya thế này, chở cái gì thế?”. Anh ta hỏi xong cũng không nhìn vào trong xe mà vội đi đóng cổng.
Tư Không Mã cho xe dừng lại ở một chỗ vắng vẻ, rón rén đến dưới cửa sổ của phòng Triệu Cơ, gõ nhẹ nhưng gấp gáp.
Một lát, bên trong mới có tiếng: “Ai đấy?”. Tư Không Mã đã nghe thấy giọng sợ hãi của Triệu Cơ. “Tôi. Tư Không Mã đây”. “Có chuyện gì để sáng mai hãy nói”. “Gấp lắm. Phu nhân ra ngay, việc này quan hệ đến tính mạng!”. “Để đến mai đi”. “Không được, sẽ hỏng việc mất. Lã đại nhân về sẽ lấy cái đầu của chúng ta!”. Tư Không Mã dường như nghe thấy tiếng mặc quần áo lột xột, lát sau Triệu Cơ vén rèm bước ra. Tư Không Mã thở phào nói: “Phu nhân nghĩ tôi là quỷ chắc?”. Triệu Cơ hỏi: “Thật có chuyện gì sao?”
Tư Không Mã đem những việc vừa xảy ra nói qua cho Triệu Cơ nghe, nhờ Triệu Cơ tìm cho một cái nhà kho, đem tên thích khách giam vào trong, đợi Lã Bất Vi về để truy ra ngọn nguồn.
Triệu Cơ biết rõ việc Lã Bất Vi muốn lập Dị Nhân làm thế tử, liền tìm cho Tư Không Mã một gian nhà kho chứa lương thực đã cũ ở phía bắc sau sân, nhốt tên thích khách vào trong khóa lại.
Tư Không Mã dặn: “Tên này bị thương, phu nhân cần đắp thuốc cho hắn và cho hắn ăn, đừng để hắn chết đói”. Triệu Cơ gật đầu nói: “Được rồi”. Tư Không Mã lại nói: “Mọi việc phải cẩn thận, đừng để người khác chú ý. Tôi thỉnh thoảng sẽ qua đây giúp phu nhân”. Triệu Cơ nói: “Ngươi ở hẳn đây, ta sợ”. Tư Không Mã nói: “Không sao, chúng tôi trói hắn rất chặt, sẽ không có sơ sẩy gì đâu”.
Hôm sau, Triệu Cơ mang thuốc và một chút thức ăn vào trong nhà kho, ánh sáng lờ mờ bên trong khiến người ta cảm thấy ngạt thở. Lúc đầu, Triệu Cơ không dám tới gần hắn, chỉ đứng một bên len lén nhìn anh ta. Chỉ khi thấy hai tay anh ta bị trói ngược, co rúm lại nơi góc tường, Triệu Cơ biết chắc rằng anh ta không thể làm hại mình mới tiến tới trước mặt anh ta xoa thuốc và bón cơm.
Anh ta không hề từ chối.
Mọi việc kết thúc, hai người cùng nhìn nhau một lúc nhưng không hề tỏ thái độ gì. Ngày hôm sau, hôm sau nữa cũng như vậy. Ngày thứ tư, như mọi khi Triệu Cơ vừa xoa thuốc và cho hắn ăn xong, vừa toan đi thì anh ta nói: “Nếu có thể, phiền cô hãy cho tôi một tấm chăn, ban đêm tôi lạnh quá không ngủ được”.
Triệu Cơ động lòng trắc ẩn, hôm sau mang đến cho anh ta một chiếc chăn. Cô rất lấy làm lạ, không biết anh ta đến từ đâu, tại sao anh ta lại muốn giết Dị Nhân. Triệu Cơ đem những điều này ra hỏi anh ta, ngoài câu: “Tôi là thích khách nước Tần” ra, anh ta không nói gì nữa.
Chẳng bao lâu, những việc làm của Triệu Cơ đã bị Hoàng Phủ Kiều phát hiện.
Từ khi Triệu Cơ ra khỏi nhà giam, những thành kiến của cô ta với cô ngày càng tăng. Cho rằng Triệu Cơ không chỉ cướp đi lòng sủng ái, mà còn làm bại hoại của cải của gia đình. Lã Bất Vi không có nhà, nhất cử nhất động của Triệu Cơ đều bị Hoàng Phủ Kiều giám sát chặt chẽ. Cho tới một hôm, Hoàng Phủ Kiều thấy Triệu Cơ lén lén lút lút đem cơm về phía bắc sân, sau đó sợ hãi đi về phía nhà kho kia. Cô ta cảm thấy rất kỳ quặc, đợi sau khi Triệu Cơ đi khỏi mới lặng lẽ đến điều tra. Thấy cửa nhà kho đã khoá, cô ta liền dòm qua cửa sổ. Khi lờ mờ thấy một người đàn ông nằm đắp chăn ở góc tường, cô ta sướng quá suýt chết ngất. Cuối cùng cô ta đã tóm được cái đuôi của Triệu Cơ. Cái con yêu tinh này, dám nhân lúc Lã Bất Vi đi vắng đã nuôi một kẻ lang thang để vụng trộm tình cảm, tội không thể tha thức được.
Cảnh tượng trước mắt đã kích thích trí tưởng tượng của Hoàng Phủ Kiều. Cô ta muốn đi ra phố gào to cho mọi người biết, cho cái phủ này biết. Không, phải cho tất cả mọi người trong thành Hàm Đan này biết, xem cái con bé Triệu Cơ bề ngoài thì đạo mạo mà bên trong lại xấu xa đồi bại, làm băng hoại cả thuần phong mỹ tục này.
Cô ta định bù lu bù loa lên, nhưng lại thấy hành động như vậy là thiếu suy nghĩ, tục ngữ có câu: “Bắt trộm bắt tang vật, bắt gian bắt cả đôi”. Bây giờ vẫn chưa bắt được quả tang, Triệu Cơ lại chối cãi thì làm thế nào? Hơn nữa, Lã Bất Vi lại không tận mắt nhìn thấy. Cô ta cần phải để Lã Bất Vi thấy cảnh Triệu Cơ và tên nghiệt chủng đó hoan lạc, cho Lã Bất Vi mất hết thể diện, và cuối cùng phải dằn lòng đuổi con yêu tinh này ra khỏi cửa…
Mỗi tối Hoàng Phủ Kiều lại nằm trên giường như chiếc bánh trong nồi, lăn bên nọ lại lật bên kia chịu sự dày vò của thời gian. Trong lòng cô ngày đêm cầu khẩn: “Lã đại nhân, ngài mau về đi”.
Mùa thu đem cái lạnh phủ đầy dòng sông Vị Thủy, cuối cùng thì cái lạnh lẽo, thê lương đã kề gần An Quốc Quân Doanh Trụ. Vị công tử tuổi đã gần năm mươi này bị mắc chứng hen suyễn, cứ đến giữa thu bệnh của ông ta lại trầm trọng.
Đờm kết đặc trong cổ, ông ta khò khè khạc nhổ vào trong chiếc bình trên tay người nữ tì. Dù vậy ông ta vẫn lọm khọm cùng với người cha già nua ốm yếu Chiêu Tương Vương của mình xử lý triều chính. Với tinh lực không lấy gì làm dồi dào, ngày đêm cùng với phụ thân phê đọc đến tấu chương của các đại thần và hỏi han không ngớt. Hai năm trước, Chiêu Tương Vương còn khoẻ, ông đã không cho Doanh Trụ tham chính. Vị thái tử này như một đôi giày rách bị bỏ xó. Bây giờ không thể như thế được nữa. Chiêu Tương Vương không thể cưỡng được tuổi già. Ông ta không chỉ cần con trai gánh vác, nhắc nhở lập kế hoạch mà còn phải chỉ bảo, dạy dỗ Doanh Trụ nếu như muốn cai quản giang sơn nước Tần. Vậy nên, thời giờ Doanh Trụ và Hoa Dương ôm ấp bên nhau không được nhiều như trước nữa. Hôm nay liều thuốc tiêu viêm của thái y có vẻ như rất có hiệu quả. Cái họng của ông ta trở nên thông thoáng như ruộng hoang sau khi được nhổ sạch cỏ. Buổi triều hôm nay bãi sớm, ông như con thú đói vồ vập lấy Hoa Dương phu nhân.
Giờ đây, cái mà Hoa Dương phu nhân cần không phải chỉ là sự khoái lạc được sinh ra sau khi được thoả mãn dục vọng từ một người đàn ông, nó là niềm hạnh phúc bột phát trong chốc lát. Cái cô cần là hạnh phúc ổn định vĩnh hằng. Đó chính là việc khiến An Quốc Quân đồng ý lập Dị Nhân làm thái tử. Lúc này, ở nơi Hàm Đan xa xôi như Dị Nhân hay ở gần kề bên cạnh như Hoa Dương phu nhân, hay đứng ngồi không yên ở trong phủ như Hoa Dương Quân, và đang ở trong nhà khách như Lã Bất Vi đều đang tưởng tượng tới thái độ, cử chỉ của Doanh Trụ trước vấn đề này, chờ đợi một lời nói sẽ quyết định lịch sử của ông ta. Đây là việc lớn quyết định đến sự hưng thịnh, suy vong cũng như sự sống còn của họ.
Theo bước chân gấp gáp của Doanh Trụ đi về phía lầu loan ô, tâm trạng của Hoa Dương phu nhân cũng bồn chồn lo lắng. Cô ta cùng với Doanh Trụ làm tình với nhau một cách suồng sã, như những buổi sáng với buổi chiều mà cô ta đã trải qua. Cô luôn tỏ ra thành thạo, đón tiếp ông không hề vồn vã. Hôm nay, Hoa Dương phu nhân lại cảm thấy căng thẳng, ngoài những chiêu thức của đàn bà như chiều chuộng, ngọt ngào hay hờn dỗi ra, liệu còn có cách gì hữu hiệu hơn để khiến Doanh Trụ dễ dàng chấp nhận lập Dị Nhân làm thái tử hay không?
An Quốc Quân vừa vào đến cung của Hoa Dương phu nhân đã vội hỏi: “Người đẹp của ta, hòn ngọc của ta, đêm qua nàng đã mơ thấy gì?”. “Điện hạ, thần thiếp nằm mơ thấy khí sáng đầy trời, tống tử nương nương cho thần thiếp một đứa con”. Hoa Dương nói. “Đứa con? Không lẽ nàng đã có thai, nàng sẽ sinh hạ cho ta hoàng tử thứ hai mươi tư?”. An Quốc Quân vui vẻ nói. “Không phải đứa bé mà là một thiếu niên tinh anh”. Hoa Dương giải thích. An Quốc Quân nói: “Chẳng cần biết bà ấy tặng nàng cái gì, để ta tặng cho nàng một chút ấm áp”.
Thế là hai đôi giày quăng xuống dưới chân giường. Những cảm giác ngây ngất, đê mê, vờn vũ mây mưa. Trời đất tương hợp, càn khôn tương giao.
Đêm nay, Hoa Dương có việc muốn cầu xin An Quốc Quân nên hết sức chiều chuộng, còn vị thái tử đa tình thì muốn thử loại thuốc hồi xuân xem có linh diệu đến mức nào, và quả thực ông rất sung mãn.
“Điện hạ, đôi chim uyên ương kia vui say quấn quýt, tình cảm dạt dào, nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang! Sự ân sủng của điện hạ đối với thần thiếp, thiếp xin nguyện kiếp sau làm trâu ngựa cũng khó đền đáp hết được”. Hoa Dương thăm dò tình cảm của thái tử đối với mình sâu đậm đến mức nào. “Không cần đợi đến kiếp sau! Kiếp này không có nàng ta cũng sẽ chẳng còn thiết sống nữa”. Thái tử nói.
Sau cơn “mưa gió” lần thứ hai, Hoa Dương lòng yêu của thái tử chưa thoả, bèn nũng nịu nói: “Điện hạ ân chuẩn cho thần thiếp một việc, thần thiếp sẽ khiến cho điện hạ được thoả mãn!”. “Được! Mọi yêu cầu của nàng ta đều đồng ý!”. Thái tử nói. “Điện hạ, thần thiếp vô tài vô đức, được sung vào hậu cung, may mắn được hầu hạ điện hạ. Bất hạnh không có con, thần thiếp thấy trong các hoàng tử duy có Dị Nhân hiếu đức nhất, năm năm trước xin đi làm con tin nước Triệu. Năm năm qua, giải nguy cứu nạn được tấm biểu “Hiền đức ân công”, cứu giúp dân chúng, được nhân dân tôn kính; kết giao với bổn công tử các nước, chiêu nạp môn khách hơn ngàn người. Tân khách các nước ngợi khen không ngớt, nếu nhận nó làm đích tử thần thiếp cũng được nhờ”. Thái tử đương lúc vui say, vội vã đồng ý.
Hoa Dương phu nhân tiếp luôn: “Hôm nay điện hạ ân chuẩn, ngày mai lại nghe lời các cung phi khác, e rằng sẽ quên những lời đêm nay”. Thái tử nói: “Phu nhân chưa tin, nguyện khắc Phù làm thề”
Thái tử nói xong bèn lấy ngọc Phù sai người khắc bốn chữ “Đích tự bị nhân”, sau đó chia làm hai phần. Thái tử và Hoa Dương mỗi người giữ một nửa, lấy vật đó làm tin.
Tử Hề đờ đẫn đứng trên thềm cửa sơn đỏ của phủ đệ, gió thu thổi mạnh làm xoã tóc và vén tung tà áo làm anh ta cảm thấy cái lạnh như cắt vào xương thịt. Một ngày, anh ta thấy khuôn mặt của mình hiện ra đôi chút đặc điểm giống phụ thân An Quốc Quân. Trên khuôn mặt tròn trịa có cài mũi đẹp bằng, đôi mắt to ánh sáng không bao giờ tập trung đầy đủ trên con ngươi. Khi nhìn lên hầu như không có sinh khí, những hình tượng này khiến người ta cảm thấy đây là người không có tài năng, ủy mị. Kỳ thực không phải như vậy, anh ta là một công tử mạnh mẽ hiếu thắng, dũng cảm, có chí tiến thủ.
Tử Hề cho rằng tự mình từ sớm đã mang trọng trách của thiên hạ đặt lên vai trở thành thiên tử. Anh ta là đích trưởng lại không giống lũ công tử khuyển mã khác, một lũ chỉ là những bình cơm, túi rượu không có chút học thức, tài năng gì. Vậy mà phụ thân An Quốc Quân còn tù mù không rõ, cho hai mươi ba vị công tử trơ mắt ra nhìn ngôi vị thiên tử. Không ai ngờ được rằng, bỗng nhiên lại đưa cái tên Dị Nhân làm con tin ở Hàm Đan xa xôi lên ngôi vị thế tử. Thật là gà chiếm được tổ phượng! Cá nằm ổ rồng! Dị Nhân đến nước Triệu thoắt đã được mấy năm, phụ thân có biết bao người trong cung từ lâu đã quên mất anh ta. Chỉ khi đến ngày lễ ngày tết, lúc đi săn hoạ hoằn có ai nhắc đến, những câu đại loại như “Dị Nhân đi đã được ba năm rồi”, “Anh ta mà có mười mũi tên thế nào cũng bắn được một con nai”, “Công tử ở Hàm Đan có tin tức gì về không?”. Hoặc như nhìn thấy bộ mặt lạnh lẽo của Hạ Cơ, mọi người mới ý thức được rằng vị thái tử phi bị thất sủng này còn có một công tử ở nước Triệu. Mọi người trong cung khi nhớ tới khuôn mặt của Dị Nhân đều cảm thấy lờ mờ như một làn sương mỏng, có thể nói người ta đã nhanh chóng quên đi vị công tử đi làm khách ở nơi đất khách quê người này. Vậy mà Tử Hề lúc nào cũng nhớ đến diện mạo của người em cùng cha khác mẹ ấy, nó không phải là tình cảm anh em mà là cảm giác bản năng. Dị Nhân sẽ trở thành trở ngại và đối thủ cạnh tranh ngôi vị thế tử của mình. Tử Hề mời thầy bói xóc quẻ đoán về việc lập thiên tử. Thầy bói nói cho Tử Hề biết rằng anh ta muốn làm thế tử rất gian nan. Tử Hề hỏi thầy bói nguyên nhân từ đâu. Thầy bói chỉ nói bốn chữ “Ngư mục hồn chu”. Tử Hề đã nghĩ ra, đôi mắt của Dị Nhân chẳng phải giống như mắt con cá lồi ra bên ngoài hay sao? Tử Hề thăm hỏi biết được rằng cái tên biểu diễn rắn Hoàng Phủ Nghĩa đã đến Hàm Đan được mấy ngày. Tử Hề hy vọng chờ đợi, giờ xem ra, cái tên Hoàng Phủ Nghĩa ấy nếu chưa động thủ thì cũng không thành công. Dị Nhân đúng là hưng vượng phát đạt, nếu không Lã Bất Vi đã chẳng vượt ngàn dặm xa xôi tới Hoặc Dương để lo cho hắn làm thiên tử.
Tin tức đầu tiên được truyền ra từ trong phòng Ngự Thiện của An Quốc Quân. An Quốc Quân và Hoa Dương phu nhân mở tiệc mời Lã Bất Vi, phái gia tướng xuống nha bếp chuẩn bị, đồng thời dặn nhà bếp phải làm thật thịnh soạn. Nhà bếp hỏi khoản đãi ai, gia tướng nói là Lã Bất Vi. Bọn nhà bếp nói: đó chẳng phải là tên thương nhân gian trá nước Vệ hay sao! Gia tướng nói: Không thể đối đãi với Lã Bất Vi tùy tiện được, ông ấy là đường đường chính chính là Thái phó; một khi Dị Nhân làm Tần Vương, thầy giáo của vị thái tử sẽ nắm trong tay đại quyền. Gia tướng đã nói tất cả dự tính của quá trình Lã Bất Vi đến Hoặc Dương mưu tính ngôi vị thiên tử cho Dị Nhân phác hoạ ra.
Chẳng bao lâu, Phạm Tuy cũng nhận được tin này từ người hầu gái Tiểu Song của Hoa Dương phu nhân.
Với Tử Hề việc này khác nào trời long đất lở, khiến anh ta trở tay không kịp đối mặt với sự ảm đạm tăm tối của số phận. Anh ta hận Dị Nhân, hận Lã Bất Vi, hận Hoa Dương phu nhân và Hoa Dương Quân, thậm chí cả người cha Doanh Trụ của anh ta. Anh ta không đang tâm trơ mắt nhìn cái ngôi vị thiên tử đáng lẽ thuộc về anh ta lại bị người khác cướp đi như thế, anh ta muốn tranh giành, giành lại những gì đã mất. Thà làm ngọc nát còn hơn ngói lành.
Trong gió thu xào xạc, Tử Hề giống như chiếc lá chao liệng bay về phía phủ tướng quốc. Anh muốn cùng Phạm Tuy, Đỗ Thương nghĩ ra kế sách cứu vãn tình thế, không thể để Dị Nhân dễ dàng ngồi vào ngôi vị thiên tử cao quý kia.
Tử Hề nghiến răng nghiến lợi nói: “Tôi muốn bỏ tiền ra thu thập thích khách, một người không được hai người, hai người không được ba người, phái họ tới Hàm Đan. Để có một ngày Dị Nhân sẽ chết dưới đao kiếm!”
Phạm Tuy nói: “Phái thích khách cũng không phải kế vẹn toàn. Một là thích khách hành động ở nước ngoài không thuận lợi; nếu là loại tham sống sợ chết thì sẽ cuỗm đi số tiền của ngài mà không hẹn ngày trở lại, hai là Lã Bất Vi không phải loại tầm thường. Ông ta cũng đã thu mua không ít giáp sĩ võ nghệ cao cường bảo vệ Dị Nhân.
Đỗ Thương nói bằng một giọng lạnh tanh: “Vậy thì chúng ta đành ôm gối chịu chết hay sao?”
Ông ta và Tử Hề nhìn Phạm Tuy với ánh mắt trông đợi. Phạm Tuy thở dài ngao ngán nói: “Khó lắm!”. Vị lão tướng quốc lắm mưu nhiều kế này lúc này cảm thấy không có kế sách gì khả thi. Ở nước Tần, tướng quốc không có nhiều quyền lực thực tế, quyền binh đều do quốc quân chi phối, không giống như sáu nước Quan Đông, xuất hiện hiện tượng quyền lực trong tay tướng quốc hoặc tướng quốc khanh đại phu chiếm vương thất. Ở nước Tần chỉ có hai lần ngoại lệ, một là khi Tần Hiếu Công thực hiện biến pháp Thương Ương tương đối nới tay, cho ông ấy nhiều quyền lực, lần thứ hai Lã Bất Vi sau này do Tần Vương Doanh Chính còn nhỏ mà nhiếp chính,, nhưng kết cục của hai người đều hết sức bi thương, một người bị ngũ mã phanh thây, một người bị đày đọa tuyệt thực mà chết. Đỗ Thương đó cho dù Phạm Tuy là tướng quốc nhưng trước những việc trọng đại, ông thường không có giải pháp nào.
Ba người trầm ngâm hồi lâu, Phạm Tuy mới nói: “Tôi có cách này, đó là nước đặt Lã Bất Vi vào chỗ chết, cắt đứt liên lạc giữa Dị Nhân ở Hàm Đan với Hoặc Dương”. Tử Hề nói: “Trước tiên phải nhổ hết lông cánh của nó, một cây thì chẳng thành rừng, một mình Dị Nhân cũng khó làm gì được”. Đỗ Thương hỏi: “Cụ thể làm thế nào?”. Tử Hề nói: “Thủ hạ của tôi nuôi mấy thích khách giỏi, cử tên nào đi cũng được”.
Phạm Tuy lắc đầu: “Kế của tôi là dùng binh không đổ máu. Lã Bất Vi đang ở chỗ Hoa Dương Quân, đã là thượng khách của chi em họ. Đi đâu thì tiền hô hậu ủng, ở thì có trọng binh bảo vệ, không dễ tiếp cận. Trong phủ tôi có vị quan cẩu sĩ chuyên huấn luyện chó, có hai con chó to lớn rất dũng mãnh, hiểu tính người. Tôi muốn tạo một người nộm, thân hình, quần áo giống Lã Bất Vi, để vị cẩu sĩ này dạy hai con chó đó. Sau đó thả nó đi cắn chết Lã Bất Vi. Như vậy chỉ có thể nói là chó dại cắn chết người, không ai có thể nghi ngờ, truy cứu”.
Tử Hề nghe nói trong phủ Phạm Tuy có hai con chó dữ, to như con ngựa, răng sắc như gươm, dũng mãnh vô cùng, có thể đuổi chó đuổi hổ. Nhưng Tử Hề cảm thấy hai con chó này không dễ gì vào được phủ Hoa Dương Quân.
Phạm Tuy nghe Tử Hề nói xong nỗi lo lắng của mình, cười nói: “Đến phủ Hoa Dương Quân không phải việc của hai con chó. Tôi sẽ mời Lã Bất Vi đến phủ của tôi, trong tiệc rượu nhân lúc Lã Bất Vi nửa tỉnh nửa say không đề phòng sẽ thả hai con chó ra”. Tử Hề hỏi: “Tướng quốc có thể mời được Lã Bất Vi sao?”
Đỗ Thương nói: “Dự tiệc trong phủ tướng quốc chẳng phải là vinh dự lớn lắm sao? Sợ rằng ông ta cầu mà không được”.
Phạm Tuy nói: “Tôi vẫn chưa từng gặp vị phú thương này, tôi muốn đích thân tới chỗ Hoa Dương Quân mới. Tôi nói, quý thương ở Hàm Đan chăm sóc thái tử điện hạ chúng tôi, vì việc lập tự mà lo lắng vất vả, công lao hơn núi, tôi với tư cách là tướng quốc nước Tần xin đước đáp tạ ngài. Tôi nghĩ Lã Bất Vi không có lý do gì để từ chối, nhất định sẽ đến”. Tử Hề nói: “Tướng quốc phải chú ý cách ăn mặc của ông ta để dụng hai con chó”. Đỗ Thương nói: “Công tử điện hạ, chút việc nhỏ này công tử chớ nên lao tâm khổ tứ. Tướng một nước, làm sao không rõ chuyện này!”
Phạm Tuy để tên quan giảo sĩ giả làm người hầu, cùng đến phủ Hoa Dương Quân mời Lã Bất Vi. Khi Phạm Tuy nhìn thấy Lã Bất Vi trong phòng khách Hoa Dương Quân, bất giác run lên lạnh toát: Tướng mạo kỳ vĩ, khuôn mặt rộng ngay ngắn, sáng, đôi mắt thông thái, sáng sủa hữu thần; mũi thẳng miệng vuông, bộ râu ngắn được tỉa tót ngay ngắn lộ vẻ trang nhã. Đầu cài trâm, mặc áo tím, thắt đai ngọc.
Ngắm nhìn qua Lã Bất Vi, Phạm Tuy nghĩ: “Người này tướng mạo phi phàm, cần phải giết chết hắn!”
Sau khi đã đả thông danh tính, nói chuyện với nhau một lúc, Phạm Tuy liền nói rõ ý của mình. Lã Bất Vi không chút do dự, vui vẻ đồng ý.
Phạm Tuy hỏi “Không biết quý thương lưu lại Hoặc Dương bao lâu, tôi muốn chọn ngày tốt tiễn hành quý thương”.
Lã Bất Vi trả lời: “Tôi làm nghề buôn bán đã mười mấy năm cũng có thể nói là đã đi khắp chân trời góc bể, chân đã đặt khắp đất Thần Châu. Nhưng đây là lần đầu tới Hoặc Dương. Phố xá, phong thổ, nhân tình ở đây đã khiến tôi mở mang tầm mắt. Tôi muốn ở lại đây nửa tháng, tụ tập bạn bè, mua bán ít ngọc!”
Phạm Tuy nói: “Vậy thì tốt quá! Quý thương với nước Tần mà nói công lao to lớn, tôi muốn mời quý thương đến tệ phủ ăn bữa cơm, uống ly rượu nhạt, cũng coi là Phạm Tuy có phúc ba đời!”
Lã Bất Vi nói: “Tướng quốc khách khí quá rồi!”. Phạm Tuy nói: “Vậy thì buổi trưa bảy hôm nữa, tôi tiễn hành quý thương”. Lã Bất Vi nói: “Đa tạ!”. Phạm Tuy nói: “Quân tử nhất ngôn, bảy ngày nữa tôi đến phủ Hoa Dương Quân đón Lã đại nhân”. Lã Bất Vi nói: “Không dám làm phiền tướng quốc đại nhân, hôm đó tôi sẽ tự đến”.
Phạm Tuy về rồi, lập tức phối hợp hành động với tên quan cẩu sĩ. Cho dù thế nào, ông cũng phải giúp Tử Hề đạt ý. Từ thuở khai thiên lập địa, con trưởng luôn làm người thừa tự. Thằng con đầu hoẵng mắt chuột của Hạ Cơ kia văn không xuất chúng, võ trói gà không chặt, Lã Bất Vi và Hoa Dương phu nhân khua môi múa mép mà được ngôi thiên tử, như vậy khác nào trò đùa! Đạo trời ở đâu? Tông pháp tổ tiên ở đâu? Trước hết Phạm Tuy gọi người làm một người cỏ, gầy béo cao thấp giống như Lã Bất Vi, mọi thứ từ ăn mặc, cử chỉ đều y hệt như của Lã Bất Vi. Lại đem người cỏ này đặt đúng vào chỗ mà Lã Bất Vi cần phải ngồi khi diễn ra yến tiệc. Sau đó lấy hai miếng thịt dụ hai con chó đã để đói một ngày mắt đỏ như máu ra. Trong ánh mắt hoang dại của hai con chó, để hai miếng thịt ở giữa ngực người cỏ kia, hai con chó bỏ qua tất cả xông lên, xô đổ người cỏ, cắn áo và bó cỏ lấy ra hai miếng thịt, ăn sống nuốt tươi.
Phạm Tuy và người huấn luyện chó cho luyện đi luyện lại năm ngày liền. Sau đó chỉ cần dắt hai con cho ra, nhìn thấy hình dáng người nộm Lã Bất Vi là xông tới xé rách ngực, dùng hàm răng nhọn sắc tìm kiếm thức ăn.
Phạm Tuy mời Tử Hề và Đỗ Thương vào trong phủ, xem màn biểu diễn của hai con chó với hình nộm Lã Bất Vi, hai người hết sức hài lòng, miệng khen không ngớt: “Tuyệt diệu! Tuyệt diệu!”. Buổi sáng của ngày thứ bảy, trong phòng khách Phạm Tuy đã chuẩn bị mười mấy bàn sơn hào hải vị, lại còn mời đến các nhạc sư thổi sáo, ca múa, để cho tiếng sáo trúc động lòng người hoà với hương vị thức ăn. Trong khi chờ đợi với vẻ lo lắng bồn chồn, Phạm Tuy trông thấy một chiếc xe lớn màu vàng đã đi vào phủ tướng quốc, bằng cái giọng run run tự nói với mình: “Đến rồi!”
Xe dừng ở cửa phòng khách, Hoa Dương Quân và Dương Tử bước xuống, Phạm Tuy vội vàng chạy tới nghênh tiếp và chờ đợi sự xuất hiện của Lã Bất Vi. Một lát sau, tay chăn ngựa mới đánh xe đi và cho xe dẹp sát vào một bên.
Phạm Tuy buồn rầu hỏi: “Lã đại nhân Lã Bất Vi đâu?”. Dương Tử cung kính nói: “Lã đại nhân nhà chúng tôi do có việc buôn bán quan trọng ở Hàm Đan nên ông lập tức phải trở về giải quyết, có thể hôm qua đã về đến nước Triệu rồi. Do không kịp tới chào tướng quốc đại nhân, nên sai tôi thay mắt đến tạ lỗi”.
Phạm Tuy chửi thầm trong bụng: “Gã già buôn bán gian giảo này, trong lòng chắc có sự đề phòng!”. Nhưng trên khuôn mặt ông ta vẫn lộ vẻ tiếc rẻ, ông nói dối lòng mình rằng: “Tôi sớm tối mong được ngồi ăn chung bàn, kề gối nói chuyện với Lã tiên sinh và chưa từng nghĩ rằng chỉ vì sự ra đi của Lã tiên sinh mà đã mất hết hy vọng đâu! Tiếc quá! Tiếc quá!”
Hai con chó dữ sau năm ngày bị xích phí công vô ích chẳng thèm đoái hoài tới chuyện gì cứ nằm bò ở trong chuồng.
Trong khi Phạm Tuy đang khổ sở như người câm ăn phải thuốc đắng cùng với Hoa Dương Quân và Dương Tử đùn đẩy nhau uống rượu, thì Lã Bất Vi đang vội vàng tiến đến Hàm Đan. Ông hiểu rất rõ rằng, quyền lợi sẽ khiến cho cha con, huynh đệ phản trắc và không tránh khỏi sự chia đàn xẻ nghé, nên ông đã bí mật sớm trốn khỏi Hoặc Dương. Dương Tử được giữ ở lại để khiến cho người khác tưởng rằng Lã Bất Vi vẫn còn ở nước Tần. Cái hôm mà Phạm Tuy tới mời, trong đầu ông đã có ý nghĩ là cần phải dời khỏi Hoặc Dương trước. Đây chẳng phải là ông có biệt tài biết trước mọi chuyện, hiểu rõ được âm mưu đen tối của bọn Phạm Tuy, mà là giống như đã làm xong những lời ông đã từng cảnh báo với Triệu Cơ, bất kể chuyện gì cũng cần phải thận trọng kể cả khi ngủ cũng nên đề phòng.
Mưu kế của Phạm Tuy không thực hiện được. Tử Hề giống như con chó sủa nhầm một trận. Nhìn thấy vẻ buồn rầu thiểu não của ông ta và Đỗ Thương, Phạm Tuy tự tin nói: ‘Thua keo này ta bày keo khác vậy!”. “Còn có kế gì nữa?”. Tử Hề và Đỗ Thương cố gắng lấy lại tinh thần hỏi. “Mượn dao giết người!”. Phạm Tuy nói với vẻ đầy sát khí. “Mượn dao của ai cơ?”. “Dao của Triệu Hiếu Thành Vương”.
Phạm Tuy thấy Tử Hề và Đỗ Thương vẫn chưa hiểu được ý tứ của ông, liền giải thích: “Dị Nhân và Lã Bất Vi đều ở Hàm Đan, chúng ta chẳng có cách nào. Vậy thì, cứ để cho Triệu Hiếu Thành Vương đưa bọn họ vào chỗ chết”.
“Triệu Hiếu Thành Vương liệu có dám làm không?”
Phạm Tuy nói: “Vậy nên, chúng ta phải đi thuyết phục ông ta. Đỗ Thương, ông là lão tướng quốc, từng 3 lần đi xứ nước Triệu, vốn có mối giao hảo với Triệu Hiếu Thành Vương, thành bại, lợi hại ắt phải nói rõ cho Triệu Hiếu Thành Vương biết. Ông ta sẽ làm thịt Dị Nhân và Lã Bất Vi chẳng khác gì nướng con chim nhỏ ở trong lò vậy”.
Đỗ Thương trù trừ nói: “Ta vốn có chút quan hệ qua lại với Triệu Hiếu Thành Vương, chỉ sợ nước Tần chúng ta vừa đánh nước Triệu, giết bao nhiêu binh sĩ của họ. Tôi đi, nhẹ thì sẽ bị đối xử lạnh nhạt, nặng thì có thể sẽ bị mọi thù hận đối với Tần quốc trút tất lên đầu”.
Phạm Tuy nói: “Ông là thày dạy của công tử, không quyền không chức, Triệu Hiếu Thành Vương sẽ chẳng có cớ gì oán hận ông cả! Giả sử ông là tướng quân phát lệnh của Tần Vương chỉ huy thiên binh vạn mã, thì tới Hàm Đan, chẳng khác gì tự chui đầu vào rọ”.
Đỗ Thương nói: “Tướng quốc nói rất phải, tôi đi họ sẽ không giết tôi”.
Phạm Tuy nói: “Còn như phải khua môi múa mép như thế nào để Triệu Hiếu Thành Vương động lòng, chắc lão tướng quốc là bậc thầy trong việc này!”

<< Chương 8 | Chương 10 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 950

Return to top