Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Trung Hoa >> Lã Bất Vi

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 30825 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Lã Bất Vi
Hàn Diệu Kì

Chương 15

Lã Bất Vi đã tìm được cớ để tiêu diệt vua Đông Chu, chính thức đặt dấu chấm hết cho cả một triều đại.
Từ năm 256 trước công nguyên, vua Chiêu Tương đã tiêu diệt xong Tây Chu, các tên vua Chu chỉ là hữu danh vô thực. Nhưng trên đất cũng vẫn còn giữ lại vua Đông Chu. Vua Đông Chu này tuy được gọi là "Châu Công" nhưng không phải là thiên tử, nhưng dẫu sao cũng là hậu duệ tương huyết thống với vua Chu. Sự tồn tại nó tạo thành trở ngại lớn trong lòng chư hầu các nước. Khi gặp được thời cơ tro trấu vẫn bốc được thành lửa, gây sóng gió. Có lúc lại bị lợi dụng, ví dụ: Khi vua Chiêu Tương băng hà, họ đã lấy tên ông ta để tổ chức liên kết đồng minh hội. Muốn hoàn thành bá nghiệp thống nhất các chư hầu thì nhất định phải tiêu diệt gọn vua Đông Chu. Nhưng nếu không có thời cơ, và có cái cớ hợp lý thì cũng không thực hiện được mục tiêu. Lã Bất Vi lên làm tướng, đã dâgn sớ lên vua Trang Tương lấy tội danh là khinh nhờn vong linh tiên đế và mưu kế thôn tính Đại Tần để đánh dẹp vua Đông Chu. Vua Trang Tương chuẩn tấu.
Trung thu năm 249 trước công nguyên, gió thu từng đợt lá rụng ào ào. Dưới bầu trời xanh trong bát ngát từng đàn chim nhạn di chuyển về phía Nam, in bóng thành hình mỏ neo xuống con đường thông từ Hàm Dương đến đất cảng. Lã Bất Vi chưa từng điều binh, cũng chưa từng đánh trận, thống lĩnh mười vạn quân ngựa đi thảo phạt Đông Chu. Chiến xa của Lã Bất Vi đi ở giữa đội quân. Ông ta đeo kiếm giữ ấn trọng rất hào hùng, ông ta nhìn lên phía trước ánh sáng mặt trời chiếu vào lưỡi gươm phản xạ lại sáng lóa, như ánh trăng chiếu trên mặt nước. Ông quay về phía sau đoàn người ngựa xe kéo bụi cả một vùng, hàng ngũ ngay thẳng, trong lòng Lã Bất Vi vui mừng phấn chấn nghĩ: "Quân sĩ hăng hái như thế này thì không có gì kiên cố mà không phá nổi, không có thành nào mà không cướp nổi, tiêu diệt Đông Chu chỉ như sóng lớn pha cát, một vùng Đông Chu bé tí như thế, nhắc đến làm gì."
Quân Đông Chu ở đất Củng, nhận được báo cáo của quân lính có quân Tần đến tiến công, vội lên vọng gác xem xét tình hình, chỉ thấy Lã Bất Vi đang thống lĩnh quân Tần, ùn ùn kéo tới thì vô cùng khiếp sợ, run lẩy bẩy. Biết rằng có kháng cự lại cũng chỉ như trứng chọi với đá, bèn sai quân mở cổng thành đầu hàng.
Sau khi Lã Bất Vi bắt sống được vua Đông Chu, chiếm cứ được đất Củng, tiếp tục chỉ huy quân sĩ đang thế như chẻ tre, tiến công Hà Nam, Lạc Dương, Dục Thành, Bình Dương, Yến Sư, Câu Thị và toàn bộ các thành trì khác của Đông Chu.
Lã Bất Vi áp giải vua Đông Chu về kinh. Trong tiệc mừng chiến thắng ở cung Chương Đài, có đại thần nói dùng thủ cấp của vua Đông Chu cúng tế vong linh vua Chiêu Tương, giải được nỗi hận trong lòng.
Lã Bất Vi không đồng ý, khởi bẩm với vua Trang Tương: "Đại vương điện hạ, theo ý thần, nên đưa vua Đông Chu về vùng đất Dương Nhân, nơi đó cách phần đất được phong ấp của thầ chỉ có mấy dặm, ông ta cũng không dám có động tĩnh gì, để cho ông ta có thể cúng tế, duy trì dòng họ Chu."
Những lời của Lã Bất Vi nói xong, tiệc rượu đang huyên náo bỗng im bặt, văn võ bá quan đều gác đũa bỏ chén, ngơ ngác nhìn Lã Bất Vi, tự hỏi: "Đấy chẳng phải là thả hổ về rừng sao, để cho ông ta được tiếp tục thờ cúng bài vị của tổ tiên. Tha tội chết, thì chẳng phải là quá thiên trị ông ta sao?"
Vua Trang Tương tuy không biết trong đầu Lã Bất Vi nghĩ gì, nhưng ông ta tin rằng suy nghĩ của bậc phụ ông ta là thuộc hàng cao nhân, có lý do có căn cứ của nó, liền nói: "Tướng quốc, ngươi hãy giảng giải xem tại sao phải làm như vậy."
Lã Bất Vi chỉnh lại mũ, cất giọng sang sảng, trình bày số lý do tại sao phải di dời vua Đông Chu, không tiêu diệt nơi thờ cúng với vua Trang Tương và văn võ bá quan.
Thái độ của văn võ bá quan biến đổi theo sự chuyển động của hai môi mỏng như lá liễu của Lã Bất Vi, họ thay đổi từ chỗ không hiểu lý do đến lúc dần dần hiểu ra.
Ý kiến của Lã Bất Vi quả thật là không giống mọi người, theo thế như thác trút từ trên cao xuống. Tiêu diệt vua Đông Chu lại không tuyệt được đường thờ cúng, là sự cụ thể hóa của lý tưởng Nho giáo "Hưng diệt quốc, kết tuyệt thế, cử dật dân". Đại Tần từ trăm năm nay đều dùng vũ lực để giết chóc trừng phạt các nước chư hầu, trong mắt họ Đại Tần là một nước dữ như lòai hổ soái không hiểu nhân nghĩa, không có tình người. Lã Bất Vi cho vua Đông Chu đến Dương Nhân, một mặt sẽ diệt trừ tận gốc vua Đông Chu, mặt khác cũng giảm nhẹ được quan hệ huyết thống với họ Khương, dẹp yên lòng chống đối của các nước chư hầu, như vậy mới có thể thu phục một số lớn các hiền tài tập trung về nước Tần, việc thống nhát hoàn toàn nước Tần mới được tiến hành thuận lợi.
Khi một người đàn ông đối với một phụ nữ xinh đẹp lại chung tình thì bị mê mẩn, hồn bay phách lạc. Nhưng bây giờ Lã Bất Vi lại hoàn toàn ngược lại, trong đầu ông ta chỉ toàn là sự ngạc nhiên và lo lắng.
Triệu Cơ trang điểm xinh dẹp tuyệt trần, dung nhan chim sa cá lặn. Gương mặt trắng ngần của cô giờ thêm sắc hồng, không biết là do son phấn che phủ hay là huyết mạch tăng lên. Trong những ánh mắt ở hậu cung, Lã Bất Vi có thể nhìn ngay ra ánh mắt của Triệu Cơ vừa chung tình, vừan rừng rực lại vừa ưu tư. Theo dân gian, con gái lớn lên có 18 thay đổi, càng thay đổi càng xinh đẹp. Bây giờ xem ra, thì phụ nữ già đi cũng có mười tám thay đổi càng thay đổi càng xinh đẹp. Triệu Cơ đã qua thời kỳ xinh đẹp nhất, nhưng trông cô như thể đang cải lão hoàn đồng. Mấy hôm trước, khi gặp quả phụ Thanh ở cung Chương Đài, Lã Bất Vi đã bị chấn động bởi vẻ xinh đẹp của cô ta. Ông đã làm một phép so sách giữa cô ta và Triệu Cơ, cảm thấy cô ta hơn Triệu Cơ tới cả mười phần. Nhưng bây giờ Lã Bất Vi lại cảm thấy quả phụ Thanh kém Triệu Cơ mấy bậc. Triệu Cơ có hai người đàn ông, một người khiến cho sáu nước chư hầu chỉ nhìn thấy đã khiếp sợ, khiến cho mọi người đều phải cúi đầu làm lễ khi gặp, đó là Tần Vương. Người kia chỉ huy cả nghìn quân vạn mã, viết sử sách tướng quốc Lã Bất Vi. Là một người phụ nữ, còn ai vinh dự hơn, nổi tiếng hơn không? Cuộc sống vui vẻ nhàn nhã, đi xe tứ mã, cổng cao nhà rộng, ung dung về mọi mặt của Triệu Cơ khiến cô có thể ngăn chặn được tuổi già. Còn quả phụ Thanh phải lo toan suy nghĩ, hao tâm tổn sức, làm cho gương mặt cô ta có vẻ già dặn hơn Triệu Cơ.
Suy nghĩ một lúc Lã Bất Vi lại thấy suy nghĩ lúc nãy của mình hơi hoang đường, quả phụ Thanh dáng vẻ thanh tú, xinh đẹp một lần nữa lại xuất hiện trước mặt Lã Bất Vi. Không biết ai là người đẹp nhất, Lã Bất Vi cũng không thể xác định được. Sau cùng, Lã Bất Vi tự giải thích: “Sắc đẹp của hai người ngang nhau, ai đứng trước mặt mình thì người ấy là đẹp nhất”.
Bây giờ Triệu Cơ đang đứng ở trước mặt Lã Bất Vi.
Lúc chập choạng tối, Lã Bất Vi được một thị nữ ở chốn hậu cung của điện Chiêu Thanh mời đến. Triệu Cơ đang chờ đón Lã Bất Vi, ánh mắt đong đưa, tiệc rượu thơm lừng. Triệu Cơ nói với Lã Bất Vi, từ lúc quân Tần tiêu diệt được Đông Chu, đã muốn bày tiệc rượu, chúc mừng chiến công của tướng quốc. Lã Bất Vi nói với Triệu Cơ, ông ta cũng mong ngày mong đêm để được đến hậu cung thỉnh an Vương Hậu.
Triệu Cơ và Lã Bất Vi ngồi cách nhau một bức tường, hai người hàn huyên một cách miễn cưỡng, không biết là do lâu ngày họ không gặp mặt hay cả hai bên giờ đã sinh hoa phú quý, quyền cao chức trọng, thân phận đã hoàn toàn đổi thay, hoặc là đang có bao nhiêu gương mặt cứng nhắc của các thị nữ và các thái giám bên cạnh, nên cuộc nói chuyện của hai người gò bó, khách sáo, chẳng có vẻ gì thân thiết của cuộc hàn huyên giữa hai người từng là vợ chồng, có một đứa con.
Mỗi lần Lã Bất Vi gặp Triệu Cơ đều thấy Ung Chính ở xung quanh cô, nhưng lần này không thấy nó đâu bèn hỏi: “Thái tử điện hạ đâu rồi?” Khi ở chỗ đông người, Lã Bất Vi gọi Ung Chính là “đại công tử”, từ khi Dị Nhân lên ngôi, Triệu Cơ là Vương Hậu thì gọi thành thái tử, còn khi chỉ có ông ta và Triệu Cơ thì gọi là “con trai”. Triệu Cơ hiểu rõ, Lã Bất Vi bỏ đi ba chữ “của chúng ta”, không nói ra nhưng cả hai người đều hiểu rằng Lã Bất Vi nói: “con trai của chúng ta”.
Câu hỏi của Lã Bất Vi làm Triệu Cơ giật mình, cô chợt nghĩ cô và Lã Bất Vi tối nay phải hàn huyên những gì, làm những gì, nghĩ tới đó cô xua tay về phía cung nữ và thái giám nói: “các ngươi lui cả đi”.
Trong phòng chỉ còn lại có hai người, Triệu Cơ nói một cách phóng đãng: “Tướng quốc xem, nãy giờ chúng ta toàn nói chuyện cứng nhắc, vô vị, như thể người dưng nước lã gặp nhau?”
Lã Bất Vi bây giờ cũng không phải chịu gò bó nữa, đùa lại: “Vi thần đâu dám bừa bãi trước mặt thái hậu?”
Triệu Cơ hỏi lại: “Tướng quốc của ta, ngươi không dám bừa bãi, người còn muốn bừa bãi như thế nào nữa? ta nghĩ…”
Lã Bất Vi nói: “Như vậy Lã Bất Vi vẫn chưa đã khát”. Triệu Cơ nói tiếp: “Đêm nay ta nhất định phải xem tướng quốc bừa bãi như thế nào?”
“Đêm nay…” trong lòng Lã Bất Vi vừa kinh ngạc, vừa vui mừng hỏi: “Đại vương hôm nay đến chỗ Di Hồng hay chỗ các cung nữ khác rồi?”
Triệu Cơ nói: “Tướng quốc của ta, ngươi yên tâm đi, ta không để ngươi phải lo lắng như vậy đâu! Người cũng biết, đại vương ngoài Di Hồng còn có bao cũng nữ đẹp như hoa như ngọc, phải khoảng nửa tháng nữa mới sủng ái một lần, tức khoảng mồng một mồng hai đầu tháng mới đến chỗ ta, chỉ cần đại vương không nhìn thấy, thử hỏi có đứa nào gan chó dám nghi ngờ ta đường đường một vương phi, dám nghi ngờ ngươi là tướng quốc nước Tần?”
Rất nhanh chóng, hai người đã cuốn lấy nhau. Sau vài tiếng đồng hồ, cả hai đều mềm rũ xuống, Sau một lúc nghỉ ngơi, hai người hàn huyên tâm sự.
Triệu Cơ nói, để che mắt mọi người, tướng quốc có thể nhận làm thái phó cho Ung Chính, như vậy khi ra vào hậu cung sẽ không bị người khác đoán này đoán nọ, nói ngược nói xuôi. Lã Bất Vi nói, như vậy cũng tốt, con trai có mấy vị thái phó rồi, ta lại tiếp tục làm thái phó như vậy là bù vào cho đủ số lượng. Nhưng việc này phải bẩm với Tần vương, Triệu Cơ nói, đợi con trai lên làm Tần vương, giang sơn xã tắc này chẳng phải là của ta và nàng sao?
Triệu Cơ nói: “Mỗi lần đại vương không ở lại chỗ ta, ta sẽ báo cung nữ đưa chàng đến, chàng đến nhé”. Lã Bất Vi nói: “Như vậy không được năm rộng tháng dài, e rằng sẽ lộ mất mọi chuyện”. “Vậy phải làm thế nào?” Triệu Cơ hỏi. Lã Bất Vi trả lời: “Khi đại vương không có ở đây, nàng hãy treo một dải lụa dài màu xanh ở cửa nhỏ phía bên ngoài hậu cung, không cần có đèn nến làm gì, ta sẽ gõ ba tiếng ở phía ngoài phòng của nàng, nàng ra mở cửa là được rồi”.
Triệu Cơ bảo: “Vậy ngày nào thiếp cũng phải treo dải lụa ở khe cửa” Lã Bất Vi nói: “Như vậy không được, việc gì hăng hái quá cũng hoá dở, tốt quá hoá xấu. Lòng ham muốn của con người, ai cũng có, không có gì là sai cả. Dù là dân đen áo vải cho đến người quyền cao chức trọng hay bậc thánh hiền cũng đều có tai, mắt, miệng và dục. Nhưng không thể không kiềm chế những ham muốn đó Vương Phi, nàng không hy vọng Lã Bất Vi trở thành người có chí lớn dự tính được cả việc của trời đất, tiếng thơm lưu truyền muôn đời hay sao? Bậc thánh hiền tự kiềm chế mình tức là khống chế, bức ép bản thân. Để tai có thể không nghe, mắt không chán, miệng không được thoả mãn, dục không thừa thì đều phải tự kiềm chế. Nếu không sẽ bị hao tổn gân cốt, mạch máu sẽ bị ngưng trệ, bị cửu khuyết. Nếu ta mà yếu đuối như vậy, đừng nói là ta không thể giúp được vua Tần điều hành quốc sự mà ngay cả việc ở bên nàng cũng không được chấp nhận”.
Triệu Cơ vừa nũng nịu vừa trách mắng nói, thái phó chàng đừng lấy những điều lý luận của bậc tiên sinh trách móc đệ tử mà trách móc răn dạy ta, ta cứ muốn chàng phải đến.
Cứ thế cho đến những năm sau, cho dù xuân hạ thu đông, ở trên cửa nhỏ của hậu cung cung Chương Đài, ở một nơi không được người khác chú ý lắm, luôn phất phơ một dải lụa màu xanh, giống như đồng ruộng đầu xuân vừa nhú lên chồi biếc. Đương nhiên, ngoài Lã Bất Vi và Triệu Cơ, chẳng ai chú ý tới nó.
Việc Lã Bất Vi làm thái phó của Ung Chính đối với vua Tang Tương thì thuận lợi vô cùng. Còn đối với Lã Bất Vi và Triệu Cơ thì đúng là ý trời thuận với lòng người. Riêng với Ung Chính thì không như vậy, thậm chí có phần hơi ấm ức. Khi đứa trẻ mười mấy tuổi này bị Triệu Cơ dẫn vào gặp Lã Bất Vi, nó bèn dẩu cái môi đã lún phún lông tơ ra nói: “Thái phó nhiều giống như trâu ngựa rồi, còn cần thêm làm gì?”
Ung Chính dần lớn lên dưới ánh mắt yêu thương của Lã Bất Vi và nỗi nhớ thương không dứt của ông ta đối với nó. Mặc dù thời gian Ung Chính là Lã Bất Vi ở bên cạnh nhau không nhiều, mặc dù Ung Chính không biết gì về việc này hoặc biết không rõ lắm, nhưng lòng quan tâm của Lã Bất Vi với cốt nhục, với hậu duệ của mình thì sâu sắc như giếng khơi. Không giống với các ông bố bình thường khác, Lã Bất Vi không được đùa với con, không bế con trên vai mà trêu đùa hoặc dạy nó bi bô tập nói. Đương nhiên, một phần là do trên hình thức vua Tang Tương mới là cha của nó, Lã Bất Vi không thể hiện lòng yêu thương và quan tâm của mình một cách lộ liễu và thái quá, một phần nữa là Lã Bất Vi ít khi thể hiện điều gì. Thời gian ông ta ở bên cạnh con không nhiều, chỉ lúc nói không để ý, ông ta mới chăm chú nhìn vào gương mặt sắc nét của nó, tìm kiếm những đặc điểm riêng của mình trên cái sinh thể mà mình đã tạo ra. Còn Ung Chính, nó không hề biết Lã Bất Vi là cha nó, thỉnh thoảng phát hiện vị thái phó này nhìn chằm chằm vào mình mà không hề phát ra lời khen ngợi làm nó vui thích, hoặc biểu thị bất kỳ hành động yêu thương thân thiết nào. Ung Chính không thích bị Lã Bất Vi nhìn chằm chằm kiểu đó. Thậm chí còn cảm thấy nghi hoặc và ghét hành động này. Nó không hề biết rằng, qua ánh nhìn đó Lã Bất Vi đặt vào nó bao nhiêu kỳ vọng, mong nó khôn lớn thành người, trở thành một quân vương xuất sắc của nước Tần.
Nghi thức bái nhận thái phó của Ung Chính cũng được giản lược gần hết, chỉ làm qua lễ đệ tử, rồi khắc quan hệ tiên sinh đệ tử này trên Ngọc phủ, sau đó Lã Bất Vi hỏi Ung Chính đã đọc qua những cách pháp chế nào, rồi nói rằng phải nên tập trung vào bài vở ra sao.
Ung Chính cảm thấy chán ngắt những nghi thức gò bó này. Nghi thức vừa kết thúc, nó bèn chạy ra sàn lớn của điện Chiêu Thanh chơi. Tiết trời mùa thu se lạnh, gió thổi xào xạc hun hút, chỉ nghe tiếng chim kêu ve hót mà không thấy bóng dáng của chúng đâu. Ung Chính nhìn khắp nơi, chẳng có đứa trẻ nào tầm tuổi với nó, thỉnh thoảng có vài bóng dáng vội vã của những người trong cung đi ngang qua. Bỗng nhiên, trong lòng nó trào lên cảm giác cô đơn, trống trải, chơi với ai đây? Chơi cái gì?
Một loạt tiếng dế kêu rất vui tai làm Ung Chính thích thú, nó tìm nơi phát ra tiếng kêu, nhìn thấy ở gốc cây ở đằng sau sân lớn đứa con trai của Di Hồng đang chơi dế, Ung Chính tiến về phía ấy, nhìn thấy hai con dế to béo mập trong hộp gấm, đang hăng hái chọi nhau. Nó cũng có mấy con dế, nhưng không có con nào hùng dũng hăng hái như hai con này. Sau khi xem một lúc, Ung Chính nói với đứa bé kia: “em à, cho anh mượn chơi đi”. Mặc dù hai đứa là anh em cùng cha khác mẹ, nhưng do sống ở hai nơi khác nhau, lại do hai bà vú khác nhau nuôi dưỡng nên chẳng có vẻ gì là anh em thân thiết quyến luyến với nhau cả.
Đứa trẻ kia trông yếu đuối, gầy guộc, nó nói, đây là dế của nó, không cho mượn. Ung Chính lại hỏi mượn lần nữa, nó vẫn không cho. Ung Chính tức giận nói: “Ta là thái tử, phụ vương nói rằng mọi thứ trong thiên hạ đều là của ta, huống hồ là hai con dế của nhà ngươi”. Nói xong tiến lại giằng lấy, đứa kia đậy nắp hộp lại không cho. Hộp gốm để hở ra một ít, một con dế nhảy ra ngoài, nhảy được hai ba cái thì đến phía chân Ung Chính. Ung Chính nhìn thấy, tiến lên một bước dẫm bẹp con dế, con dế lập tức tan thịt nát xương.
Đứa kia kêu khóc ầm ĩ, lúc ấy Ung Chính mới cảm thấy trút được giận, mới buông tay ra, đứa kia vội vã đi nơi khác. Nhìn theo dáng của nó, Ung Chính lẩm bẩm một cách tức giận: “Ta không lấy được thứ mà ta thích chơi thì cũng không để ngươi giữ được”.
“Nói đúng lắm! Thái tử lẽ ra phải dẫm chết cả con dế kia” Một giọng eo éo cất lên từ phía sau
Ung Chính quay lại thấy một vị thái giám còn trẻ, có gương mặt của đứa trẻ con quen quen, hình như ta đã nhìn thấy ở hậu cung.
Vị thái giám trẻ này đã đứng ở bên cạnh được một lúc
Ung Chính cảm thấy lời nói của vị thái giám này rất dễ nghe, hơi có cảm tình với anh ta. Anh ta nói rằng, ở chỗ anh ta không những có nhiều dế biết nhảy, biết chọi mà còn có cả những tượng gốm được nặn với nhiều hình thù khác nhau kiếm gỗ, đao gỗ, bảo Ung Chính tới chỗ anh ta chơi. Vị thái giám trẻ này cũng ở trong cung. Ung Chính tới đó vừa nhìn đã thấy ở trên giá quả nhiên có những đồ chơi mà anh ta vừa nói, Ung Chính cảm thấy hứng thú với những đồ chơi ấy. Chơi dế một lúc lại quay ra nặn tượng gốm. Ung Chính chơi mãi cảm thấy không chán với những con hổ con báo và những con thú khác được nặn bằng gốm, nó đặt hổ và giữa và cho những con thú khác ở xung quanh bảo vệ nó.
Ung Chính nói hổ là vua của muôn loài, ta sẽ là hổ của muôn dân.
Sau mấy tiếng đồng hồ, vị quan thái giám trẻ tuổi đó nói với nó, thái tử điện hạ mau trở về, nếu không Vương Hậu tìm. Những đồ chơi này điện hạ thích, ngày mai thần sẽ đem đến cho điện hạ.
Ung Chính cảm thấy lưu luyến vị thái giám thân thiện hoà nhã này, bèn nói ngày mai ngươi hãy đến chỗ ta, bảo ta đọc sách, chơi với ta. Ung Chính thấy, sau khi nó nói như vậy, vẻ mặt của vị thái giám trẻ sáng bừng lên, nói, quả thật là tiểu nhân có nằm mơ cũng không thấy.
Đi một đoạn khá xa, Ung Chính mới nhớ ra là mình chưa kịp hỏi họ tên của vị thái giám ấy, thế là nó quay lại hỏi.
Vị quan thái giám đó cung kính trả lời nó, tiểu nhân họ Triệu, tên Cao, là người nước Triệu
Mưa dầm triền miên không dứt ba ngày ba đêm khiến cho Lã Bất Vi và các môn khách nô dịch của ông ta mặt mày ủ dột và lo lắng vô cùng. Sau ba ngày, tuy mưa đã ngớt nhưng nước lũ vẫn tràn ngập khắp nơi còn bầu trời thì đen kịt như sắp đổ mưa xuống. Bờ bên sông kinh đô cũng lầy lội khiến xe ngựa không thể nào qua lại được. Lã Bất Vi ngồi trên kiệu, các phu kiệu khênh dọc từ sông theo hướng từ Tây-Đông xem xét tình hình lũ lụt. Cái kiệu nhỏ rung lẩy bẩy như thể một mảng da cừu trôi lềnh bềnh giữa mênh mông biển nước đỏ ngầu. Hơi nước lạnh xô đến khiến người ta cảm thấy đây không phải là thời tiết đầu xuân mà là cái rét lạnh thấu xương của tiết đầu đông.
Vùng này là khu vực quan trọng, hồi còn là thương nhân không ít lần Lã Bất Vi đã qua lại đây. Ở đây đất đai màu mỡ, mưa thuận gió hoà, lúa ngô dồi dào, dân chúng đông đúc giàu có, lưu lại cho Lã Bất Vi những ấn tượng sâu đậm. Nhưng mấy năm gần đây, do mưa lũ quá nhiều, mấy con sông lại bị cải tạo, phần lớn đồng ruộng không có nước tưới biến thành ruộng hoang nứt nẻ. Đồng thời lại có những dòng sông hồng thuỷ dâng mạnh, tràn lên gây ngập, sông Kinh là một trong những dòng sông ấy. Sau khi Hồng thuỷ, nhà mục đất nũng, dân chúng không sống nổi, Lã Bất Vi vừa điều quân đi diệt Đông Chu trở về, lại nhận được cấp báo của quận Dương Kinh, cần triều đình cứu tế mười vạn thạch lương thực. Trước khi cho cứu tế, Lã Bất Vi không kể trăm dặm xa xôi, đích thân đi dọc sông Kinh để cho rõ ngọn ngành.
Màn kiệu của Lã Bất Vi được vén lên để nhìn cho rõ cảnh vật bên ngoài
Lã Bất Vi nhìn thấy ở phía trước có một đám người đang tụ tập, cúng tế cái gì đó, những tiếng rì rầm bì bõm nối tiếp nhau vọng lại. Tới gần đấy, Lã Bất Vi vừa xuống kiệu nhìn thấy thì vô cùng ngạc nhiên, một đám dân thường mặt mũi bẩn thỉu, tóc tai bù xù, quần áo bẩn thỉu đang cúng tế, cầu xin thần sông phù hộ. Bọn họ cung kính cúi sát mặt xuống mép nước, cầu nguyện, đốt hương, sau đó ném từng kiện, từng kiện lợn trâu, tơ lụa, lúa gạo xuống sông, nói là lễ vật dâng cho thần sông.
Lã Bất Vi ngăn lại nói: “Bớ bà con, làm gì có thần sông thần nước, các người làm như vậy là uổng phí toàn bộ trâu bò, tơ lụa, lúa ngô rồi”.
Lã Bất Vi không làm lộ ra thân phận của mình, đương nhiên, đám dân thường này không thể biết ông ta là tướng quốc của một nước, thế nên họ lờ đi như không hay biết gì đối với lời khuyên của Lã Bất Vi, tiếp tục ai làm việc nấy.
Nhìn thấy hàng loạt gia súc, vật phẩm bị ném xuống dòng sông đỏ ngầu, chảy cuồn cuộn, Lã Bất Vi tức giận bảo họ ngừng tay.
Một vị có vẻ vai vế trong đám ấy nói với Lã Bất Vi: “Đại nhân, mong ngài đừng nói những lời như vậy, nếu mạo phạm đến thần sông, thần nổi giận, dân chúng chúng tôi lại càng khổ gấp bội lần!”
Đám tuỳ tùng và thuộc hạ của Lã Bất Vi thấy thái độ của họ bất kính như vậy với tướng quốc đương triều thì tức giận vô cùng, định nói với họ là vị đại nhân vừa bước xuống kiệu là Lã Bất Vi, tướng quốc đương triều. Lã Bất Vi vội dùng ánh mắt và tay ngăn họ lại, rồi lệnh cho họ khởi kiệu quay về.
Khi về tới phủ ở thành Hàm Dương, Lã Bất Vi cảm thấy toàn thân mệt mỏi, đang muốn nghỉ ngơi. Tư Không Mã đến bái kiến, nói có một vị Lý Tư đến cầu kiến.
Lý Tư là ai? Lã Bất Vi im lặng một lúc rồi hỏi Tư Không Mã Lý Tư đó đến có việc gì? Tư Không Mã nói Lý Tư đến xin làm môn khách trong đám thủ hạ ở phủ tướng quốc. Lã Bất Vi nói: “Ta vừa từ quận Kinh Dương trở về, vô cùng mệt mỏi, ngươi hãy kiểm tra trước về võ nghệ tài đức của người này. Nếu chỉ là một người bình thường thì hãy cho lộ phí đi đường rồi cảm ơn anh ta. Nếu quả thực là người tài giỏi thì quyết phải giữ lại, ngày mai ta sẽ triệu kiến, suy nghĩ xem nên dùng vào việc gì”.
Tư Không Mã phụng mệnh quay đi. Lã Bất Vi vẫn cảm thấy chưa thoả đáng lắm muốn tự mình đi gặp mặt vị Lý Tư này. Tư Không Mã nói: “Sắc mặt tướng quốc đã mệt mỏi lắm rồi, học trò sẽ đi gặp trước”. Tư Không Mã nói tiếp: “Tướng quốc hãy yên tâm nghỉ ngơi, học trò tuy không phải là Bá Lạc tinh tường có thể nhận biết được ngọc tốt, nhưng cũng có thể nhận ra ai là bậc anh hùng, ai là kẻ thường thường bậc trung”. Lã Bất Vi nhắc đi nhắc lại không nên để một người có tài rời khỏi cổng phủ Lã mà đến nơi khác.
Tư Không Mã cáo từ bước ra, trong lòng nghĩ: “Trong phủ tướng quốc, môn khách có gần 3000 người mà vẫn còn cảm thấy thế mỏng lực ít, thật là lạ”.
Thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, phong trào “đãi sĩ” rất mạnh. Chư hầu các nước và các quý tộc đương quyền nhìn xa trông rộng đều đem hết sức mình ra để lôi kéo nhân tài. Trong đó nổi danh nhất là “tứ công tử”: Mạnh Thường Quân ở nước Tề, Bình Nguyên Quân ở nước Triệu, Tín Lăng Quân ở nước Nguỵ và Xuân Giáp Quân ở nước Sở. Họ đều mở rộng cánh cửa quốc gia, chiêu hiền đãi sĩ ở một phạm vi. Lấy chế độ đãi ngộ hậu hĩnh, cung cấp cho một số lượng khách. Những thực khách này, không những trở thành chỗ dựa không những thế lực tư gia mà còn vạch định kế hoạch, chính sách cho việc trị quốc yên dân, trở thành “túi mưu trí” và “kho nhân tài”. Nước Tần thu phục nhân tài từ bên ngoài, đã mở cửa các nước chưa hầu từ quan đông trước. Từ thời Xuân Thu đã có một số lượng lớn trí sĩ bên ngoài nước Tần đến Quang Trung, được vua Tần coi là cánh tay đắc lực, phong cho quyền cao chức trọng. Như thời Mục Công, có người nước Sở tên Bạch Li Hề, người phương Tây do dự, thời Hiếu Công có người nước Vệ Công Tôn Ưng đều được Tần quốc trọng dụng, lập được công lớn. Nhưng phạm vi thu hút hiền tài phía bên ngoài của nước Tần tương đối hẹp, chủ yếu chỉ thu nạp các sĩ tử duy trì quan điểm Pháp Gia, bài trừ các sĩ tử theo các quan điểm khác. Bởi vì Pháp gia chủ trương canh tác chiến trận và ngu dân, điều này phù hợp với sách lược trị quốc của lịch sử các triều đại nước Tần. Họ cho rằng muốn nước mạnh binh cường thì phải quan tâm tới việc trồng trọt và đánh trận, không cần coi trọng các ngành nghề khác. Họ coi khinh người học hành, đặc biệt là Nho giáo, thậm chí còn loại trừ và đả kích những người này. Sau này Hàn Phi là một quý tộc của nước Hàn, khi tham gia vào triều chính của Tần quốc đã xếp nho sinh vào cùng một hạng với hiệp sĩ, nhà tung hoành, người đánh xe, nhà buôn, cho rằng họ là “năm loại sâu bọ” nguy hại đến quốc gia. Từ đó có thể thấy được kiểu nhìn phiến diện đã được lưu truyền từ rất lâu ở Tần quốc. Nói một cách nghiêm khắc thì nước Tần không có phong trào “đãi sĩ”. Lã Bất Vi là người đầu tiên trong lịch sử của nước Tần công nhận vị trí quan trọng của “giới sĩ tử”, là nhà chính trị đã mở cánh cửa nước Tần, chiêu hiền đãi sĩ với một số lượng lớn. Qua hàng nghìn năm, tên tuổi các môn khách dưới trướng của Lã Bất Vi về cơ bản đã bị mai một, không được người đời nhắc đến. Nhưng có một người tên tuổi đã được lưu truyền theo thời gian, được người sau biết rõ và quan tâm tới. Đó là Lý Tư.
Tư Không Mã đi ra từ chỗ của Lã Bất Vi, quay lại phòng bên trái của cổng chính phủ Tướng quốc chuyên dùng để đón tiếp những người đến cầu kiến.
Một người trẻ tuổi, dáng dấp phong trần, giản dị, lập tức đứng dậy thi lễ với Tư Không Mã. Anh ta chính là người Tề nước Sở, đồ đệ Lý Tư của tuần tự đại học vận gia.
Tư Không Mã nói không cần câu nệ, ngồi xuống đi. Nói xong tự mình ngồi xuống. Lúc này chỉ kịp nhìn quanh, bây giờ Tư Không Mã mới có đủ thời gian để xét kỹ lưỡng vị trẻ tuổi đến phủ Tướng quốc cầu chức này. Tư Không Mã nhìn Lý Tư một lượt từ đầu tới chân, sau đó dừng lại ở miếng ngọc dắt ở thắt lưng, hỏi: “Lý tiên sinh đeo loại ngọc gì vậy?”
Lý Tư trả lời: “Tiểu nhân gia cảnh bần hàn, chỉ là một loại ngọc được gọt giũa thô kệch”
Trong lúc Tư Không Mã và Lý Tư nói chuyện, Tư Không Mã cố ý để lộ chiếc trâm ngọc có viền hoa văn lấp lánh. Tư Không Mã muốn dùng lời lẽ, cử chỉ của mình để nói với Lý Tư tướng phủ có quyền chức làm loá mắt người khác, của cải danh tiếng vô cùng, không phải loại phàm phu tục tử có thể được nhận vào làm môn khách.
Lý Tư cũng nhìn ra được thần thái của Tư Không Mã
Tư Không Mã tự mãn, đắc ý nói: “Cá thích hồ sâu, chim bay ở những vùng rừng hoa cỏ màu mỡ, tài hoa hào kiệt ở sáu nước Quan Đông thì thích đến phủ Tướng quốc, phải xua như xua vịt, thế mà bây giờ đã đến 3000 người. Tiên sinh đã trăm dặm xa xôi trèo đèo lội suối tới đây, tất phải có học thức và võ nghệ siêu việt, không biết có thể cho tại hạ được thấy trước, tại hạ rất vui mừng”.
Lý Tư hiểu rất rõ ý của Tư Không Mã, phải thử trước với Tư Không Mã một lần, thế là nói thẳng: “Tại hạ lúc nhỏ từng theo học một đại hiệp võ lâm luyện tập kiếm thuật, vài năm sau cũng luyện được một chút về thân thủ. Sau này gặp được Bị Tư Thiên, bỏ võ mà theo văn, làm học trò của Tuần Tự, nghiên cứu “môn học về pháp luật” và “thuật đế vương”, ngày rộng tháng dài, từ đó bị gián đoạn. Cũng có thể là huyênh hoang, tự cảm thấy không phải là có năng khiếu về múa đao, múa kiếm, liền bỏ dở. Sau thời gian bỡ ngỡ liền tập lại, cũng chẳng phải là bản lĩnh gì lắm, chỉ là thuật Hoa Quyền mà thôi. Nhưng nói đến “môn học về pháp luật” và “thuật đế vương” thời gian tại hạ được nghiền ngẫm học tập rất nhiều, dám mong được cùng Tư Không Mã tiên sinh bàn bạc”.
Tư Không Mã biết rõ mình chỉ là người ngoài ngành của “môn học về pháp luật” và “thuật đế vương”, đối đáp vài câu thì được chứ nói chuyện cặn kẽ thì sẽ bị xấu mặt, hai môn này để đấy ngày mai tướng quốc nói chuyện với anh ta, còn mình sẽ thử anh ta môn trận kiếm thuật xem sao, thứ nhất anh ta có vẻ không phải là đối thủ của mình, thứ hai nếu tướng quốc hỏi đến kết quả kiểm tra Lý Tư như thế nào thì còn có thể trả lời được.
Tư Không Mã bảo nô dịch mang đến hai thanh kiếm đồng, Tư Không Mã và Lý Tư mỗi người một thanh, bắt đầu đọ sức, trong chốc lát mọi người chỉ thấy một thanh kiếm như con giao long múa dưới nước, còn thanh kia thì như gió giật long trời lở đất. Tiếng kiếm chạm vào nhau liên tiếp. Môn khách và nô dịch trong phủ quây lại xem rất đông, chỉ trỏ, bình luận về kiếm thuật của hai người. Qua mấy hiệp đấu, Tư Không Mã cảm thấy võ thuật của Lý Tư về cơ bản rất chắc chắn, nhưng phản xạ vẫn chưa nhanh nhạy, xem ra không phải là đối thủ của mình.
Lý Tư cũng nhìn ra nhược điểm này, anh ta đánh thêm mấy chiêu thức nữa, rồi thu kiếm về trước, chắp tay chịu thua, nói: “Lý Tư bái tài xin chịu thua”.
Thấy Lý Tư thực sự chịu thua, không huyênh hoang khoe tài khoe mẽ, không sợ mất mặt trước người khác nên rất có cảm tình, nói: “Kíêm thuật của Lý tiên sinh đúng như lời Lý tiên sinh nói, lại do lạ lẫm, nếu không kiếm pháp rất siêu việt, có thể so tài cùng thiên hạ. Nay tiên sinh mới đến Hàm Dương, cũng không thể để tiên sinh cảm thấy cô đơn nên Tư Không Mã này mới giúp tiên sinh chơi kiếm pháp, đao thuật. Ngày mai tướng quốc sẽ cùng với tiên sinh bàn tiếp về “môn học về pháp luật” và “thuật đế vương”. Lý Tư cáo từ nói: “Vậy ta không dám quấy nhiễu tướng phủ nữa, ngày mai ta sẽ đến để khấu kiến Tướng quốc đại nhân”.
Tư Không Mã hỏi: “Lý tiên sinh nghỉ chân ở quán trọ hay trạm dịch nào?”
Lý Tư trả lời: “Ở một quán trọ trong thành Hàm Dương, tên là Tân Khách Cửu”.
Sau khi Lý Tư đi rồi, Tư Không Mã quay trở về phòng của mình, chuẩn bị bẩm báo với Lã Bất Vi về tình hình mình và Lý Tư thi võ, lời lẽ thành thực của anh ta lúc xin chịu thua. Lúc này tiều phu chở củi đến cho phủ Tướng quốc, bởi vì người quản phú không có nhà nên người hầu mời Tư Không Mã đến kiểm tra. Sau khi xong việc, Tư Không Mã lo liệu nốt mấy việc lặt vặt trong phủ. Lúc định đi gặp Lã Bất Vi thì phát hiện không thấy cái trâm ngọc của mình nữa. Ông ta kiểm tra kỹ lại áo dài, lúc nhìn thấy phần dây buộc của chiếc trâm vẫn còn đoán là bị một vật gì đó cắt đứt đoạn dây nên rơi mất. Ông ta tìm kỹ khắp trong sân trước ngõ mà vẫn không tìm thấy. Tư Không Mã nghĩ ngày mai thử hỏi các môn khách, nô dịch trong phủ xem, cũng có thể là ai đó nhặt được.
Đúng lúc đó có một cậu bé thông minh lanh lợi đến gặp Tư Không Mã, nói là thư đồng của Lý Tư, phụng mệnh của chủ nhân đến đưa cho Tư Không Mã một lễ vật, có chỗ nào thất lễ mong đại nhân lượng thứ. Nói xong đứa trẻ đưa cho Tư Không Mã một gói nhỏ rồi cáo từ. Tư Không Mã cẩn thận mở ra, thấy bên trong chính là chiếc trâm ngọc bị mất của mình thì vô cùng kinh ngạc: tại sao Lý Tư lại có chiếc trâm của mình trong tay? bản thân Tư Không Mã thì ngồi cách anh ta, trừ lúc đọ kiếm ra thì hai người làm gì có lúc nào gần nhau? Tư Không Mã suy nghĩ một hồi rồi chợt hiểu ra, nhất định là trong lúc đọ kiếm anh ta đã dùng kiếm lấy mất chiếc trâm ngọc của mình, đúng là như vậy! Tư Không Mã không thể nghĩ rằng Lý Tư nhanh mắt nhanh tay lấy trâm ngọc của ông ta là tinh tuyệt kiếm pháp gì, nhưng trong lòng thì quả khâm phục tài năng của Lý Tư sát đất. Đa số môn khách khi đến lần đầu thì cố dùng lời khen nịnh để lấy lòng chủ nhân, khiến chính Tư Không Mã cảm thấy lời lẽ đó đi quá khả năng của ông, ông chỉ như cái cây mà không có quả. Còn vị Lý Tư này thì không nói không rằng thể hiện tài thao lược và mưu sách của mình hoàn toàn khác biệt. Tư Không Mã cảm thấy Lý Tư quả thật không phải là một con người bình thường mà chính là một kỳ tài trong thiên hạ.
Tư Không Mã không dám lơ là nhiệm vụ của mình, vội vàng thưa lại với Lã Bất Vi tất cả các sự kiện mà anh ta vừa chứng kiến và những điều anh ta nghĩ. Lã Bất Vi cũng cảm thấy Lý Tư kia không phải là người bình thường, vội vàng cùng Tư Không Mã đến quán trọ “Tân Khách Cửu”.
Lý Tư đang tập trung nghiên cứu sách pháp chế, nhìn thấy Tướng quốc đích thân đến tận nơi, quá kinh ngạc trước sự sủng ái đó vội đứng dậy thi lễ mời ngồi.
Sau khi Lã Bất Vi ngồi xuống, nói thẳng không rào đón gì: “Lý Tư tiên sinh có thể trở thành người trong môn hạ của ta không?”
Lý Tư trả lời một cách ý nhị: “Tiểu nhân là người Tề nước Sở, lúc trẻ cũng đã nhận một chức quan nhỏ không tên tuổi ở quận Thượng Tề. Gần đấy có một cái hố xí, mỗi khi tiểu nhân đi đại tiểu tiện đều thấy một lũ chuột đến đấy ăn và lấy đi, đang yên lành thì bị giật mình bởi người hoặc chó, vội quay đầu tháo chạy. Có lúc tiểu nhân lại thấy ở một kho lương thực kia, phát hiện lũ chuột ở đó tha hồ thoải mái mà không kinh động, không việc gì phải lo lắng khi người hoặc chó đến gần. Cũng giống như loài chuột kia, một con người có thể thành đạt hay không thì phải xem xét kỹ xem mình đang ở hoàn cảnh như thế nào”.
Lã Bất Vi vui mừng nói: “Lý tiên sinh thật khéo so sánh, như vậy có thể nói, tiên sinh muốn đến cái kho lương thực ở phủ Tướng quốc của ta rồi”.
Lý Tư trả lời: “Học trò nghe nói Tướng quốc là người cương nhu đúng lúc, là Bá Lạc dùng người. Lời văn của tướng quốc rõ ràng mà vẫn huyền bí, tài học thì tinh thông cả thiên hạ, mong rằng tướng quốc có thể mở rộng tấm lòng thu nạp học trò, nếu kiểm tra ngay tài học của học trò cũng có thể biết được đôi điều, học trò có tài viết văn nhanh”.
Lã Bất Vi xua tay nói: “Vậy Lý Tư hãy đến làm người của phủ Tướng quốc đi”
Ngay sau đó, Lã Bất Vi đã cử Lý Tư áp giải một vạn thạch lương thực cứu tế của triều đình đến Kinh Dương đồng thời phải dừng ngay việc ném các vật phẩm hi sinh xuống sông. Trước khi lên đường, Lã Bất Vi hỏi Lý Tư có thể làm tốt các công việc được giao không. Lý Tư trả lời một cách chắc chắn, mong tướng quốc yên tâm ở nhà chờ tin tốt lành.
Sau khi Lý Tư đi rồi, Tư Không Mã nói anh ta có thể phát hết lương thực cứu tế của triều đình đến tận tay dân chúng, nhưng đối với việc họ cúng tế thần sông thì e Lý Tư cũng phải bó tay. Tướng quốc cũng đã không có cách gì huống hồ là Lý Tư.
Lã Bất Vi nói: “Những việc ta không làm được không có nghĩa là Lý Tư cũng không làm được”.
Tư Không Mã nói: “Học trò và thừa tướng cùng chờ xem”.
Mười ngày sau, Lý Tư vui mừng trở về phụng mệnh, Lã Bất Vi hỏi: “Lương thực đã phát hết được tận tay dân chúng chưa?” Lý Tư trả lời: “Phát hết rồi!” Lã Bất Vi lại hỏi: “Họ đã thôi không ném các lễ vật xuống tế thần chưa?” Lý Tư trả lời: “Thôi vứt rồi”.
Lã Bất Vi nghe Lý Tư trả lời một cách đơn giản, trong lòng cũng không khỏi nghi ngờ. Việc làm dân chúng không ném đồ tế lễ xuống sông nữa, phải là một quá trình, nhưng Lý Tư dùng ba chữ đơn giản “thôi vứt rồi” để trả lời, không làm người khác tin được. Tư Không Mã ở bên cạnh cũng lắc đầu tỏ ý không thể tin được.
Lã Bất Vi không tiện tra hỏi trực tiếp, liền bảo Lý Tư về phòng nghỉ ngơi.
Lý Tư đi rồi, Lã Bất Vi liền cho gọi một nô dịch tên là Trịnh Sáo cùng đi Kim Dương với Lý Tư đến hỏi rõ ngọn ngành.
Trịnh Sáo đến, đằng sau còn có một người trông dáng vẻ như một nô dịch đi theo. Bởi vì Trịnh Sáo có vẻ lanh lợi, nhanh mồm nhanh miệng, nói chuyện ở cuối mỗi câu thường thêm những từ đệm nên Lã Bất Vi có ấn tượng với anh ta. Còn người nô dịch đi vào theo kia thì Lã Bất Vi thấy hoàn toàn lạ lẫm. Hơn 3000 người Lã Bất Vi làm sao có thể nhớ hết mặt mọi người.
Trịnh Sáo kể lại hết toàn bộ sự việc Lý Tư làm sao ngăn mọi người ven bờ sông Kinh thôi không ném của cải xuống sông nữa. Biết được đến ngày tế lễ, Lý Tư đến đó từ sớm, dân chúng ùn ùn chở đến trâu bò, lợn dê, lúa gạo. Lý Tư cũng đã dùng hết lời lẽ khuyên can họ không nên vứt những đồ tế lễ xuống sông như vậy. Nhưng họ phớt lờ nói: “Đại nhân làm sao biết được những đồ tế lễ này là vứt không xuống nước, đều là dâng cho thần sông hưởng thụ. Lý Tư nói với một ông lão có chòm râu dài, thần sông không thể hưởng thụ được con lợn này của ông . Ông lão không tin. Lý Tư lấy ra một sợi chỉ đỏ, buộc vào chân sau con lợn. Một con lợn béo trắng phau, buộc thêm một sợi chỉ đỏ vào chân, trông rất chói mắt. Sau đó Lý Tư nói: “Thưa bà con, sau khi bà con ném hết các đồ tế lễ xuống sông xin đừng đi vội, đợi thần sông sẽ đem hết các đồ tế lễ này trả lại cho bà con.” Vốn là Lý Tư đã thuê người giăng lưới sẵn ở dưới lòng sông. Khi dân chúng ném đồ lễ xuống, trôi nổi rồi bị mắc vào lưới kéo lên gần hết. Theo sự phân công của Lý Tư, những thứ này đều được đưa trả về cho bà con vừa tế lễ lúc nãy.
Trong đó ông già cũng nhận lại được con lợn có buộc chỉ đỏ ở chân của mình, dân chúng tin lời nói của Lý Tư là thật…
Những lời nói trầm bổng của Trịnh Sáo chỉ đơn giản là kể lại câu chuyện nhưng điều đó khiến Lã Bất Vi và Tư Không Mã bái phục mãi.
Lã Bất Vi tán thưởng nói: “Lý Tư quả thật đã đánh thắng trận bằng một phương pháp bất ngờ”.
Lã Bất Vi vừa nói xong, vị đi cùng Trịnh Sáo nói: “Những lời nói của tướng quốc quả là không chính xác! Việc này của Lý Tư chỉ là một chút tài mọn, mới chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề!”
Những lời nói hỗn xược đó làm Lã Bất Vi tức giận hỏi: “Nhà ngươi là ai?”
Trịnh Sáo vội trả lời: “Đây là anh em thúc bá của tiểu nhân, tên là Trịnh Quốc, là người nước Hàn, làm nghề thuỷ nông, có tuyệt kỹ về trị thuỷ, muốn giúp Tần quốc cải tạo về kênh mương, trị thuỷ nạn đang hoành hành. Anh ấy đã đến Hàm Dương mấy ngày nay nhưng chưa có cơ hội tiếp kiến đại nhân, nay tiểu nhân mạo muội đưa tới gặp, mong tướng quốc đại xá”.
Mấy ngày này Lã Bất Vi đang đau đầu với thuỷ nạn ở sông Kinh không biết giải quyết bằng cách nào, nay gặp được Trịnh Quốc có kỹ năng trị thuỷ này trực tiếp đến cầu kiến xin được phục vụ cho Đại Tần thì nhẹ cả lòng, vui mừng hỏi: “Chỉ cần là ngươi mong muốn phục vụ nước Tần, tướng quốc nhất định hoan nghênh thu nạp. Trịnh Quốc, ngươi hãy đến vùng sông Kinh thị sát một lượt, sau đó lập ra một kế hoạch, nếu chấp nhận được lập tức cho thi công”.
Trịnh Quốc nói: “Tiểu nhân đã đến khu vực Quan Đông xem xét kỹ rồi, muốn trị được thuỷ nạn này, phải dãn nước sông Kinh chảy sang sông Lạc, từ chỗ úng của vùng này phải đào một con kênh dài ba trăm dặm, chảy ngang qua cao nguyên Hoạt Bắc. Như vậy ở sông Kinh nước sẽ không ngập lụt nữa, mà lại có thể tưới cho cả một vùng đất hoang khiến vùng đất này lại trở thành đồng ruộng tươi tốt, đúng là đẹp cả đôi đường”.
Lã Bất Vi cảm thấy quy hoạch trị thuỷ của Trịnh Quốc mạch lạc, rõ ràng, thiết thực và hoàn toàn có thể thực hiện được. Lã Bất Vi đồng ý phê chuẩn, cấp nhân công và lương thực cho kế hoạch này, để ông ta có thể nắm chắc kế hoạch thi công. Đồng thời Lã Bất Vi hạ lệnh phong Lý Tư làm giám công cũng lập tức tiến về vùng Kinh Dương.
Mùa xuân năm 247 trước Công nguyên, sông Lạc Thuỷ lững thững chảy y hệt người con gái đang độ tuổi thanh xuân mà không muốn lấy chồng. Thời tiết đang vào tháng tư, những cây bồ kết ngoài cung Chương Đài vẫn xanh thẳm. Mỗi năm vào độ xuân này, nó lại đâm lên lộc non xanh biếc hàm ý mùa xuân về, nhưng năm nay cành lá vẫn im lìm nhưng đang độ tiết thu.
Trong cái tiết giao mùa Xuân thu ấy, vua Trang Tương ốm bệnh không dạy được. Các thầy thuốc đã dùng thuốc tốt nhất để chữa trị, nhưng bệnh tình vẫn không có gì khởi sắc. Có thái y nói, bệnh này là do phong hàn xâm nhập, độc ứ lại trong cơ thể, có thái y khác lại nói do tì vị mất cân bằng, âm tiết đều quá đà. Vào tháng năm, bệnh tình của vua trầm trọng hơn. Vua lúc lạnh lúc nóng, không ăn uống gì, cả ngày lẫn đêm đều run lẩy bẩy trong chăn.
Lã Bất Vi bận ngập đầu vào công việc triều chính, chỉ có thể vào thăm vua vào những lúc khuya khoắt. Nhìn sắc mặt đức vua đầy vẻ tử khí, Lã Bất Vi thầm tính toán việc đức vua băng hà chỉ là việc nay mai. Đối với việc này, Lã Bất Vi rất vui mừng. Vua Trang Tương mất đi thì đương nhiên Triệu Cơ và cả giang sơn xã tắc sẽ thuộc về tay ông ta, Vương phi Triệu Cơ tài sắc song toàn sẽ không phải chia cho hai người đàn ông nữa, mà sẽ chỉ còn là một mình Lã Bất Vi độc quyền. Ung Chính được lên làm vua, thì chẳng phải chính là cốt nhục của Lã Bất Vi, chẳng phải là Lã Bất Vi đang thống lĩnh thiên hạ đó sao.
Những ý nghĩ thương hại đau buồn bỗng xuất hiện trong đầu Lã Bất Vi theo những tiếng rên khó nhọc của vua Trang Tương. Dẫu sao ông ta cũng cùng vua phải trải qua những ngày tháng khó nhọc đáng nhớ khi ở Hàm Đan. Ông ta được vinh quang như ngày hôm nay chính là nhờ vinh quan của Dị Nhân. Một vị quân vương có liên hệ chặt chẽ với ông ta như vậy, một tháng trước đây vẫn còn nói cười khoẻ mạnh, uy phong lấn át cả một vùng, các đại thần vẫn phải cúi rạp trước ông ta ở cung Chương Đài nghe ông ta ban triệu ban lịch. Nay chỉ trong nháy mắt đã sắp nhắm mắt xuôi tay, cưỡilạc vân du rồi, thật là làm người khác vô cùng thương xót.
Từ giường bệnh của vua Trang Tương trở về, Lã Bất Vi bắt đầu mưu tính đến một số việc sau khi vua chết. Bởi vì vua vẫn chưa trút hơi thở cuối cùng nên những việc này không thể tiến hành một cách trống giong cờ mở được. Tang lễ phải được tổ chức như thế nào? Ung Chính lên ngôi ra làm sao?
Kinh thành và các huyện đều phải tăng cường phòng thủ, phải đón tiếp các sứ thần của các nước chư hầu đến phúng viếng. Ông nghĩ rạch ròi mọi chuyện, rồi hạ lệnh cho Tư Không Mã, Lý Tư và các hạ thần môn khách tâm phúc, chuẩn bị sẵn mọi việc một cách lặng lẽ, âm thầm.
Sau đó Lã Bất Vi cảm thấy vẫn phải làm nốt hai việc có liên quan đến cái chết của nhà vua, nhưng hai việc này phải do đích thân Lã Bất Vi làm. Việc thứ nhất, ông ta phải mở một cửa hàng tơ lụa, phải treo biển bán hàng trước khi vua băng hà. Việc thứ hai, đưa Tử Hề về cung đích thân lo liệu việc tang cho đại vương.
Từ sau khi làm tể tướng cho vua Trang Tương, Lã Bất Vi không còn thời gian quan tâm tới việc buôn bán. Dương Tử và Triệu Khả Tín thay ông làm việc kinh doanh mặc dù cũng biết một số việc làm ăn buôn bán nhưng còn lâu mới được thành thạo, tính toán có lợi như Lã Bất Vi. Vì thế châu ngọc của ông ta tuy không mất đi nhưng cũng không làm cách nào để đầy lên được. Như vậy có lúc làm cho Lã Bất Vi cảm thấy một nguy cơ thiếu hụt về tài chính. Mặc dù bổng lộc của ông ta hưởng của triều đình không nhỏ, cũng phong ấp chục vạn hộ nhưng việc tiêu tốn của phủ tướng quốc cũng làm cho ông ta phải lo lắng. Chỉ nói đến 3000 môn khách, riêng tiền lương một năm đã là bao nhiêu rồi.
Lã Bất Vi cho người tìm Dương Tử đến, bảo ông ta lo liệu một số việc. Cái vị Dương Tử này lúc theo Lã Bất Vi ở Hàm Đan trước kia không phải là một mặt gầy guộc khắc khổ bây giờ gương mặt to béo núng nính mỡ.
Vừa nghe nói phải mở một cửa hàng tơ lụa, Dương Tử ngẩng khuôn mặt béo núc ních mỡ hỏi: “Tướng quốc, trong thành Hàm Dương đã có 12, 13 cửa hàng tơ lụa rồi, hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu may mặc của người dân trong toàn thành rồi, chúng ta mở thêm chẳng khác nào thêm chân cho rắn, chắc chắn không được lợi lộc nhiều.
Lã Bất Vi không giải thích nỗi lo lắng của Dương Tử ại nói tiếp: “Người còn phải mua toàn bộ số vải xô trắng, tơ lụa trắng của các cửa hàng trong thành Hàm Dương này để đầu cơ tích trữ’.
Lã Bất Vi nói như vậy, Dương Tử lại càng rối lên, không biết giải thích như thế nào.
Lã Bất Vi hiểu được thái độ của ông ta, nói nhỏ: “Việc này ông không được nói ra, đại vương sắp băng hà rồi”.
Dương Tử kinh ngạc nói: “Mới nghe nói đại vương bị bệnh, lại nhanh đến thế sao?”
Lã Bất Vi nói tiếp: “Đại vương băng hà, cử hành quốc tang. Cả thành Hàm Dương này chỉ có một mình nhà ta có xô trắng, tơ lụa trắng, vật hiếm thì chắc trở nên quý, còn lo gì mà không kiếm được khoản tiền lớn?”
Dương Tử gật đầu nói: “Tướng quốc cao minh”.
Lã Bất Vi dặn dò: “Phải giữ mồm giữ miệng, nhất quyết không được lộ tin tức bệnh tình của đại vương ra ngoài. Tin tức chính là vàng đấy”.
Lã Bất Vi cảm thấy sự việc thứ hai còn khó khăn hơn sự việc trước.
Vua Trang Tương vừa cảm thấy thân thể mệt mỏi, Lã Bất Vi đã cho người đưa thư về Bình Ấp để Tử Hề thăm hỏi đại vương nhưng Tử Hề không chịu trở về, vẫn cứ ở lỳ tại cái thị trấn nhỏ ở Bình Ấp. Lã Bất Vi biết đối với việc mình không được lên làm thái tử trong lòng Tử Hề vẫn căm tức vua Trang Tương, oán hận Lã Bất Vi đến tận xương tuỷ. Sau khi Lã Bất Vi lên làm tướng quốc, cũng đã tự suy nghĩ về việc này, theo truyền thống của tổ tông, con trưởng vợ cả lên làm thái tử, vị trí thái tử kia đường đường chính chính là của Tử Hề. Lã Bất Vi vì mục đích của chính mình, vì ý định trước làm thương nhân sau lên làm quan, nên đã tìm mọi cách để Dị Nhân thay thế Tử Hề chính là việc bất đắc dĩ. Oan gia khó giả chứ không khó kết thúc. Kết quả là, trước khi vua Trang Tương băng hà, Tử Hề không chịu gặp phụ vương của mình một lần về tình về lý đều không thể chấp nhận được, người không rõ nội tình còn cho rằng tướng quốc chấp chính ta đây là kẻ gây sóng gió ngăn trở!
Lã Bất Vi cảm thấy rằng, muốn thúc đẩy sự việc này chắc chắn phải có một người thay ông ta đi hoà giả, người đó chính là Phạm Thư.
Xe của Lã Bất Vi đi đến cổng phủ của Phạm Thư vào lúc giữa trưa, cổng phủ đóng kín, rêu phong bám đầy bậc thềm, Lã Bất Vi bước từ trên xe xuống, dưới chân không xa là một lớp bụi dầy và lá rụng xơ xác. Điều này cho thấy cửa phủ rất ít người qua lại.
Người nô bộc của Lã Bất Vi đứng bẩm cửa hồi lâu mới thấy có tiếng đi từ phía trong ra.
Khi Lã Bất Vi vừa lên chức tướng quốc đã đến thăm hỏi, ông ta thì trong lòng lo ngay ngáy, cho rằng đó là lòng từ bi của con mèo trước khi ăn thịt chuột. Ông ta cảm thấy Lã Bất Vi thông tuệ như vậy thì việc đối phó với những người như ông và Tử Hề thì dễ như trở bàn tay. Lã Bất Vi nhận chức ngự sử, lại đến phủ thăm ông ta, chẳng qua chỉ là tiên lễ hậu binh, dùng lời hay ý đẹp để dụ nhà ngươi đứng yên một chỗ, sau đó chọn lúc thích hợp nhất sẽ đánh gọn một mẻ lưới cả ông ta vả Tử Hề, Đỗ Thương. Sau khi Lã Bất Vi đi khỏi, Phạm Thư luôn cảm thấy bất an và ra sức chờ đợi. Ông luôn cảm thấy rằng, một cảnh tượng máu chảy đầu rơi đang đợi ông ở phía trước. Ông ta cũng từng nghĩ cách rời khỏi Tần quốc, đến một nước chư hầu nào đó mà yên phận, nhưng nghĩ lại thì dự định của ông là hết sức hoang đường. Ông ta đã từng giúp vua Chiêu Tương mưu định sách lược, giết chóc khắp nơi, khiến cho các nước chư hầu rơi vào cảnh khốn nạn vô cùng. Ở đấy người ta căm thù ông đến tận xương tuỷ, bây giờ ông lại định đến đấy để kiếm bát cơm chỗ ở thì khác chi đâm đầu vào rọ? Hơn nữa, nếu Lã Bất Vi kia muốn mưu hại ông thì ông làm sao có thể đi khỏi thành Hàm Dương này?
Phạm Thư đóng chặt cửa, dấu biệt tung tích, trong lòng lúc nào cũng lo sợ chờ vận rủi giáng xuống đầu mình. Nhưng ngày qua ngày lại , thấm thoắt ba năm mà vẫn bình yên vô sự, chưa xảy ra chuyện gì. Có năm tết đến, Lã Bất Vi còn sai người đưa quà đến thăm hỏi. Những ngày gần đây, Phạm Thư mới dần tỉnh ngộ ra rằng Lã Bất Vi kia quả là người rộng rãi, không để ý đến quá khứ, đối đãi tử tế với người khác. Ông chắc chắn rằng những điều ông nghĩ là đúng nên trong lòng cũng thoải mái được đôi phần. Tử Hề cũng cho người đến qua mấy lượt, ông ta không còn sợ hãi, đóng kín cổng cao tường như trước, nhiệt tình khoản đãi sứ giả của Tử Hề sau đó bảo sứ giả mang về cho Tử Hề những vật phẩm cao cấp và những tin tức ở trong thành và của các quan mà ông biết được.
Hôm nay Lã Bất Vi lại đến, Phạm Thư không còn nghi ngờ và sợ hãi như trước. Hai người hàn huyên một lúc, Lã Bất Vi nói rõ ý định của cuộc viếng thăm lần này, nhờ Phạm Thư đến Bình Ấp mời Tử Hề về kinh thành thăm hỏi hầu hạ đại vương sắp về nơi chín suối.
Lòng tín nhiệm và nhiệt tình của Lã Bất Vi thực sự làm Phạm Thư xúc động, ông nhận lời Lã Bất Vi.
Xe của Phạm Thư chạy qua một chặng đường bụi bặm vô cùng đã đến được Bình Ấp, đúng vào buổi trưa mát mẻ. Trong vườn của công đường hoa tươi khoe sắc, chim hót líu lo. Loáng cái đã ba năm, nay hai người vốn xa cách nhau ngàn dặm được gặp lại, mừng mừng tủi tủi. Phạm Thư thấy Tử Hề vẫn mạnh khoẻ, không hề có dấu vết của sự ủ rũ, cảm thấy rất vui mừng. Tử Hề vui vẻ kể lại cuộc sống của mình ở Bình Ấp ba năm qua và cảm giác ở đây khíên cho Phạm Thư cảm thấy vô cùng mới mẻ. Tử Hề hỏi thế đại vương và Lã Bất Vi có gây khó khăn cho ông không? Phạm Thư trả lời, bọn họ ngồi trên đài cao còn lão phu chỉ sống qua ngày. Tử Hề nói vậy ta không phải lo lắng nữa rồi. Phạm Thư lại nói: “Đại vương bệnh tình trầm trọng, cũng sắp khuất núi rồi, người nên về chăm sóc và hầu hạ đại vương, cho phải nghĩa huynh đệ. Tử Hề nghe xong hừ một tiếng, gương mặt lộ rõ vẻ phẫn nộ.
Phạm Thư hiểu rõ nỗi ấm ức bị mất địa vị thái tử của Tử Hề. Nhưng ông ta nghĩ, mặc dù Dị Nhân đã tráo khướu thành vượn nhưng vẫn nên trở về, anh khoan dung một ít, em nhẫn nhục một ít, hai bên đều trung nghĩa nhún nhường thì mới là phải đạo.
Tử Hề thấy Phạm Thư dùng hết lời để khuyên bảo, gương mặt đượm vẻ già nua cằn cỗi thì vừa thấy xót xa vừa thấy kính trọng.
Tử Hề liền thay đổi ý định nói: nể mặt lão tướng quốc, ta sẽ về thành Hàm Dương xem sao. Ông ta chết rồi, cũng là gặp phải báo ứng. Ông ta còn sống thì quan hệ của ta với ông ta như nước với lửa, không bao giờ hàn gắn được.
Phạm Thư vội dùng tay run run ngăn Tử Hề lại, nhắc rằng, Đại công tử về đến kinh thành không được dùng những lời lẽ ngỗ ngược như vậy.
Vào đêm của hôm Phạm Thư đến Bình Ấp, ở Hàm Dương bầu trời cao rộng và trong xanh vô cùng, những ngôi sao hợp lại tạo nên dòng Ngân Hà sáng chói. Lúc nửa đêm, những tiếng khóc xé lòng từ cung Chương Đài được truyền đi từ khắp thôn cùng ngõ hẻm. Viên quan chuyên quản việc tang lễ trong cung đình đi khắp các ngõ ngách báo tin buồn, cái tin đó hoàn toàn không thích hợp với cái thời tiết đầu xuân ấm áp này. Văn võ bá quan cũng như các thường dân áo vải đều nhận được tin, họ đều biết được rằng vua Trang Tương đã trút hơi thở cuối cùng. Nhưng họ không thể biết được rằng, sáng sớm ngày mai mọi người sẽ mua tơ trắng, lụa trắng ở cửa hàng của Lã Bất Vi để làm quần áo tang, họ cũng không thể biết được rằng ngày mai trên đoạn đường gập ghềnh từ Bình Ấp về Hàm Dương có một cỗ xe tứ mã, trong đó một người đến phúng viếng mà vẫn đang mờ mắt vì tức giận.

<< Chương 14 | Chương 16 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 970

Return to top