Kế lại gặp ba nàng thiếu nữ
Không bằng lòng lối xử bất công,
Cả kêu:"Nầy bớ lão ông,
Sao cha ngồi nghỉ, con rong dưới đường ?"
"Sao lại để con trai khổ sở ?
Chạy theo sau, cụ nỡ ngồi trông
Phong cảnh, gió mát, thong dong,
An nhiên, tự tại như không có gì ?"
Cụ già giận tía tai cãi vã,
Cùng ba cô rộn rã phân bua,
Kết cuộc ông lão chịu thua,
Cha con đồng cỡi như vua đi chầu.
Đi được hơn ba mươi bước,
Gặp nhóm người đi ngược trên đường,
Thấy lừa trong cảnh đáng thương,
Một thân phải chở thịt xương hai người.
Bèn lớn tiếng trách sao tàn ác,
Chẳng xót thương phận bạc thú cầm,
Giết chóc, hành hạ, nhẫn tâm,
Giờ đây chở nặng, như bằm xác thân !
Nếu chẳng khéo tới khi đến chợ,
Chỉ xác lừa hết thở, khổ thay!
Lão ông nghe nói, u hoài,
Giựt mình, dừng bước, châu mày âu lo.
"Quả thật khó vừa lòng thiên hạ,
Làm thế nào hoà cả mọi người ?
Dù cho phải khóc hay cười,
Cũng chẳng vừa ý con người thế gian !
"Vậy ta thử tìm phương hỗ trợ
Ðem lừa đi đến chợ an toàn,
Tươi tắn, khỏe mạnh, bình an,
Ðể bán được giá, chẳng màng công lao."
Vừa nói xong, cha con leo xuống,
Ðể lừa theo ý muốn nó đi,
Cha con đi bộ nghĩ suy:
"Cách nầy tốt nhất, có gì hay hơn ?"
Nhưng đột nhiên có người hành giả
Nhìn cả ba bươn bả nhanh chân,
Hỏi:" Sao chẳng biết thương thân ?
Có lừa không cỡi, đi chân thế nầy ?
Trước mệt nhọc, sau giày mòn đế,
Ðem sức già bảo vệ lừa tơ !
Rõ ràng người quá ngu ngơ,
Lấy thân che của, dại khờ nào hơn ?"
Bị chê mãi, cụ già phát cáu,
"Dại hay không, rốt ráo mặc ta,
Từ đây, quyết giữ ý nhà,
Hơn là tìm cách dung hoà thế gian.
"Dù người có chê khen đủ cách,
Ðường ta đi một mạch thẳng xông.
Chớ nghe ý kiến bông lông,
Chỉ làm thêm rối, quả không ích gì !
"Hãy cương quyết lập trường giữ vững,
Ðừng xoay chiều, chập chững từng cơn,
Ðừng sợ kẻ giận, người hờn,
Chê khen thương ghét chẳng sờn lòng đây !
Tiếng thị phi lúc nào chẳng có ?
Ðể ngoài tai, nghe nó làm chi ?
Vừa ý thiên hạ ích gì ?
Tìm ra Chân Lý, thị phi chẳng còn !
LE MEUNIER, SON FILS & L ÂNE
001 L invention des Arts étant un droit d aînesse,
Nous devons l Apologue à l ancienne Grèce.
Mais ce champ ne se peut tellement moissonner
Que les derniers venus n y trouvent à glaner.
005 La feinte est un pays plein de terres désertes.
Tous les jours nos Auteurs y font des découvertes.
Je t en veux dire un trait assez bien inventé ;
Autrefois à Racan Malherbe l a conté.
Ces deux rivaux d Horace, héritiers de sa Lyre,
010 Disciples d Apollon, nos Maîtres, pour mieux dire,
Se rencontrant un jour tout seuls et sans témoins
(Comme ils se confiaient leurs pensers et leurs soins),
Racan commence ainsi : Dites-moi, je vous prie,
Vous qui devez savoir les choses de la vie,
015 Qui par tous ses degrés avez déjà passé,
Et que rien ne doit fuir en cet âge avancé,
A quoi me résoudrai-je ? Il est temps que j y pense.
Vous connaissez mon bien, mon talent, ma naissance.
Dois-je dans la Province établir mon séjour,
020 Prendre emploi dans l Armée, ou bien charge à la Cour ?
Tout au monde est mêlé d amertume et de charmes.
La guerre a ses douceurs, l Hymen a ses alarmes.
Si je suivais mon goût, je saurais où buter ;
Mais j ai les miens, la cour, le peuple à contenter.
025 Malherbe là-dessus : Contenter tout le monde !
Ecoutez ce récit avant que je réponde.