Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Hạ Trắng, mây Đông mưa Tây

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 6229 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Hạ Trắng, mây Đông mưa Tây
Nc T Bội Ngọc

Chương 4

Từ đường Phủ Kiệt, phía sau Pháp Á ngân hàng, có một con đường hẻm nhỏ có tên là hẻm Aux Fleurs ăn thông qua phía sau tổng nha Quan Thuế . Trong con hẻm nhỏ nầy có hai dãy nhà lầu 2 tầng đối diện nhau mà cư dân đa số là người Tàu và người Ấn thuê mướn. Có một hàng bán thức ăn cà ry dê, bò, gà rất độc đáo và chủ nhân là một người Ấ Độ có vợ là người Việt Nam. Vào đầu tháng 4 năm 1960, vào lúc sập tối, sáu người đàn ông và hai người đàn bà bước vào quán ăn. Họ không ngồi vào bàn ăn nhưng đi thẳng lên tầng lâu trên. Họ là một trong những nhóm đối lập với ông D và tiệm bán cà ry nầy là địa điểm hội hợp của họ để bàn bạc và phân chia công tác. Trong những người nầy người ta thấy có 1 ký giả HNN , một quân nhân trong quân đội của ông D là PNT, một công chức cấp cao của chính phủ TNT và một nữ bác sỹ y khoa HH .
TNT chuyền tay cho mọi người thay phiên nhau đọc một bản đánh máy rồi nói:
"Đây là tờ thỉnh nguyện sẽ gửi đến ông D để yêu cầu cải tổ nội các và loại ra ngoài những người thân tín tay chân bộ hạ của ông tạ Hiện giờ chưa đúng lúc để đòi ông ta từ chức vì lực lượng nằm vùng của chúng ta còn yếu . Phải che đậy để dưới con mắt của người dân ở các thành thị, nhất là ở Sài Gòn tưởng rằng chúng ta là những người quốc gia của miền đối lập với chế độ độc tài gia đình trị của ông D. Tuy nhiên chúng ta khó có thể qua mắt được màn lưới mật vụ của bác sỹ T. Bên cạnh đó còn phải coi chừng tình báo của Mỹ. Điểm lợi của tổ chức là hiện giờ bên trong nội bộ của ông D đang có một vài bộ trưởng, thứ trưởng bất đồng chính kiến vì cung cách quan lưu triều bái của ông ta . Tôi biết được điều nầy là nhờ ở vị thế cao cấp của tôi trong chính quyền Sài Gòn. Thỉnh nguyện thư nầy chỉ là một hình thức để thăm dọ phản ứng của dân chúng miền Nam và để biết mức độ ủng hộ của họ đối với ông D ra sao . Nếu dư luận dân chúng đáp thuận lợi thì ta sẽ dựa vào đó để ra mặt công khai chống đối . Đây là giai đoạn đầu cho việc thành lập một mặt trận đấu tranh chính trị có vũ lực yể trợ trong tương lai tại miền Nam. Nhóm vũ trang nằm vùng hiện giờ phải phân tán và nằm yên vì các lực lượng an ninh tình báo, cảnh sát và quân đội của chính quyền đang ở trong thời kỳ phát triển mạnh và có hiệu quả . . . ."
Cả phòng yên lặng hồi lâu, rồi giọng TNT lại lên tiếng:
"Xin anh Năm cho chỉ thị . . . .". Anh Năm là người của miền Bắc. giọng của người nầy trầm trầm:
"Được lắm, tôi đồng ý hoàn toàn. Bây giờ tôi đề nghị các điểm như sau: anh PT hiên là một sĩ quan cấp cao trong quân đội vậy thì kể từ lúc nầy anh phải dùng ảnh hưởng của mình để chuẩn bị một cuộc đảo chánh bằng quân đội của ông D. Anh HN là chủ nhiệm một tờ bao đông đọc giả ở Sài Gòn và như vậy là tờ báo của anh là một óng loa tuyên truyền rất có hiệu lực để cho dân chúng Sài Gòn cứ tưởng rằng chúng ta là một tổ chức đối lập mạnh nhất so với các nhóm đối lập khác ở miền Nam. Anh TC là 1 dân biểu quốc hội, anh phải tận dụng diễn đàng trong quốc hội để chống đối mọi chính sách và đường lối của của ông D đưa qua quốc hội để biểu quyết. Còn chi bác sỹ thì nên lợi dụng các thành phần các con buôn bán thuốc Tây ham làm giàu để tiếp liệu thuốc men và dụng cụ y tế đầy đủ đưa vào các mật khụ . . . ."
Giữa tháng 4 năm 1960, dân chúng ở Sài Gòn được biết là có một nhóm đối lập nào đó viết thỉnh nhguyện thư yêu cầu ông D cải tổ và nới rộng nội các. Sau đó ít lâu người ta thấy những tờ báo có khuynh hướng đối lập đã đăng tải nội dung tờ thỉnh nguyện thư đó đều bị bộ thông tin rút giấy phép, một số ký giả, sinh viên, trí thức ở Sài Gòn bị người của ông N theo dõi bắt giam vì tội tuyên truền xuyên tạc có lợi cho đối phương.
*
Khi Thiện và Hầu bước vào thì phòng trà ca vũ nhạc ĐQ không còn một chỗ trống. Tối thứ bảy cuối tuần, thanh niên, thiếu nữ, trung niên, tráng niên, ông già, bà lão đô xô về các phòng trà ca vũ nhạc, một thứ tiêu khiển chưa bị ông D xếp vào hàng văn hóa đồi trụy vô bộ Dĩ nhiên là không có vũ thoát y, nhưng cho nữ vũ công mặc hai mãnh vải nhỏ ỏng ẹo biểu diễn theo tiếng nhạc kích động thì được bỏ qua. C ac phòng khiêu vũ đều biến thành phòng trà ca vũ nhạc vì nhẩy đầm bị cấm chỉ tuyệt đốị Dân ghiền nhảy đầm ở Sài Gòn không còn đất để dụng võ, múa may quay cuồng đành phải chui vào các phòng trà nầy để vớt vát phần nào thời nhảy nhót vàng son thuở trước.
Thiện và Hầu nổi bật trong đám đông vì hai thân hình lực sĩ đẹp qua lần áo sơ mi đơn giản của ho. Thiện ra hiệu cho Hầu cùng nhau đến đứng ở quày bán rượu. Trên sân khấu các nam nữ ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng ở Sài Gòn lần lược trình duễn những bài nhạc "chiến đấu" chọn lọc, không có nhạc ủy mị ướt ác quá đáng ! Rô`i bổng nhiên tiếng đàn, tiếng nhạc ngừng lại . Giọng của chủ nhân ĐQ vang lên :
"Xin quý khách chú ý, phòng trà của chúng tôi thành thật cáo lỗi cùng quý vị để xin chấm dứt chương trình ca vũ nhạc đêm nay vì một lý do riêng. Chúng tôi xin hoàn lại tiền vé vào cửa và tiền mua nước uống của quý vị , xin hẹn gặp lại quý vị vào đêm mai, mong quý vị thông cảm . . . ."
Ly bia của Thiện và Hầu chưa cạn được phân nữa . Hai người nhíu mài nhìn nhau:
"Lại có thầy chú sọp bao dàn rồi ! Tiên nhân cha tụi nó ! Ỷ có tiền chơi trội, thật là tức !"
Hầu an ủi:
"Thôi, mặc kệ họ ! Mình đi chỗ khác chơi cũng được, có sao đâu ! Mai mốt tụi mình giàu, tôi với bạn cũng chơi cái kiểu bao dàn nầy để chọc tức bà con chơi như họ đang làm bây giờ, thắc mắc làm gì cho khổ cái đầu !"
"Thì cứ đứng đây uống hết chai bia, vội gì ?"
Ngoại trừ Thiện và Hầu, phòng trà giờ đây chỉ còn năm người đàn ông ngồi lì tại chiếc bàn đặt ở hàng đầu sát với sân khấu . Họ là những kẻ bao dàn phòng trà ĐQ đêm naỵ Trên bàn của họ là những chay rượu tây nhập cảng mắc tiền. Họ gồm có bốn thanh niên trạc tuổi của Thiện và Hầu và một người đàn ông trung niên da dẻ hồng hào, ăn mặc thật chững chạc. Năm người đều hướng mắt nhìn về hướng quày rượu, điệu bộ có vẻ khó chịu vì sự có mặt của Thiện và Hầu.
"Đám kia đang nhìn tụi mình đó . ."
"Mặc kệ họ mà ! Mình uống cho xong rồi đi . . ."
Tuy nói vậy nhưng Hầu bổng nổi chướng, đưa tay ra hiệu:
"Anh ĐQ làm ơn mang cho thêm 4 chai 33 khác, có được không ?"
Một giọng nói từ nhóm ngườ bao dàn thay lời của ĐQ:
"Ông chủ phòng trà đâu rồi ? . . . .Tụi nầy không muốn có ai ồn ào quấy rầy trong phòng nầy nữa nghe không ? . . . ."
Thiện nhíu mài khó chịu; Hầu giả lờ như không nghe . Chủ phòng trà ĐQ vội chạy nhanh đến quày rượu rồi xuống giọng năn nỉ :
"Mong quý khách thông cảm cho đêm nay, chúng tôi không thể tiếp tục phục vụ 2 vị, mong quí vị cảm phiền trở lại đêm ngày mai chúng tôi xin hậu đãi . . ."
Hầu tỏ vẻ bực dọc:
"Anh ĐQ nói sai rồi ! Chúng tôi vào đây uống rượu trả tiền sòng phẵng, không phá phách, không đụng chạm tới ai hết, vậy thì lý do gì anh ĐQ từ chối không tiếp đãi chúng tôi ? . . ."
Ba người đàn ông trong bọn đã đứng sau lưng Hầu và Thiện; 3 họng súng tiểu liên ngắn nòng kiểu Do Thái thúc vào cạnh sườn của 2 người:
". . .Tổ cha hai thằng nhãi con, tụi bây muốn nát đầu phải không ? Khôn hồn thì cút ngay ra khỏi chốn nầy cho lẹ, đừng để tụi tao nổi nóng . . . ."
Thiện tái mặt, không phải vì sợ mà vì hơi giận bốc lên. Máu nóng trong người dồn lên đầu khiến cho những đường gân xanh trên trán, trên mặt của Thiện nổi phòng lên như sắp đứt tung . Thiện nhìn Hầu; Hầu vẫn tỉnh bơ như chưa hay biết chuyện gì xảy ra . Thiện quay người lại nhìn 3 tay súng, giọng bình thản:
" Có gì đâu mà quý vị phải dùng tới súng đạn ? Tụi tôi đâu phải là du kích nằm vùng để qúy vị phải làm dữ tợn như vậy ? . . ."
Hầu choàng tay kéo Thiện xoay mặt về quày rượu:
"Bạn mất hơi sức giải thích làm gì cho mệt. Có súng là một chuyện, còn dám bóp cò súng hay không lại là chuyện khác . . . ."
Hầu vừa nói xong thì những quả đấm đã tới tấp giáng vào mặt hai người. Khóe mắt bên phải của Hầu đỏ húp lên, máu môi của Thiện rỉ nhỏ giọt xuống mặt quày ruợu; ba họng súng thép thúc mạnh liên hồi vào cạnh sườn 2 ngưòi đau nhói và như sắp nhả đạn. Thiện nổi máu liều:
"Mấy anh yếu quá ! Mấy anh ỷ có súng và dùng số đông để áp chế ăn hiếp hai kẻ tay không, như vậy đâu có gì gọi là ngon ? . . .Nếu mấy anh ngon, chịu chơi thì hãy dẹp súng đạn qua một bên rồi một sức một, hết người nầy rồi tới người khác . . . "
Một bán súng đưa lên cao sắp sửa giáng xuống đầu Thiện thì giọng nói của người trung niên ăn mặc chững chạc vang lên:
"Ngừng tay ! Các chú về chỗ ngồi, chuyện nầy để tôi giải quyết."
Ca sĩ, nghệ sĩ trong phòng trà khiếp đảm ngồi co ro, mắt há hóc theo dõi trận ấu đả . Người đàn ông đứng lên đi về phía Thiện và Hầu . ĐQ đi theo giới thiệu:
"Đây là ông Lê Đức, quản đốc lực lượng phu khuân vát ở bến thương cảng Sài Gòn ."
Lê Đức đua tay về phía Thiện và Hầu, thái độ hòa hoãn. Thiện vẫn còn đang bốc giận:
"À, té ra đây là trùm dân bến tàu ở Khánh Hội, hèn gì ! . . ."
Lê Đức chỉ mỉm cười, không tỏ sắc giận:
"Hân hạnh được gặp hai bạn ở đây . . .Tôi thành thật xin lỗi hai bạn vì chuyện xung đột vừa rồi. Mấy chú em đó là cận vệ riêng của tôi, tính tình họ thô lổ bọp chọp cho nên xử sự hơi quá đáng một chút ! . . ."
"Thiện sừng sộ:
"Vô cớ đánh người ta bầm mắt, học máu miệng vậy mà ông còn bảo rằng hơi quá đáng ? Thế này mà còn gọi là hơi hơi sao ?"
"Tôi thành thật ân hận . . .Mời 2 bạn qua đây để tôi bắt mấy đứa nó chịu lỗi rồi đứng yên cho hai bạn đánh trả cho hả cơn giận, có được không ?"
Nói xong Lê Đức choàng vai Thiện và Hầu đến ngồi chung bàn với mình. Các hộ vệ của Lê Đức vội đứng lên nhường chỗ . Lê Đức quay điện thoại:
"Allô, . . .Đại úy Thưởng phải không ? Anh làm ơn tới ngay phòng trà Đức Quỳnh ở đường Bùi Viện . . .Nhớ mang theo bông băng, thuốc sát trùng và thuốc giảm đau nghe ! Nhanh lên, tôi cần anh gấp lắm đó, chào anh !"
Lê Đức giải thích:
"Đại úy Thưởng là một y sĩ quân đội làm việc ở tổng y viện Cộng Hòa mà cũng là y sĩ riêng của tôi . . .Anh ta sẽ tới đây chăm sóc mấy vết thương cho hai bạn ! Bây giờ chúng ta cùng nhau uống rượu giảng hòa được chưa ? . . ."
Thiện cầm ly rượu trên tay chưa uống vội rồi lại nhìn thẳng Lê Đức mà hỏi:
"Đông người, lại có vũ khí trong tay ông sợ gì mà phải xuống nước ? Ông còn muốn bày trò gì nữa ?"
Lê Đức cười thật to:
"Lần nầy bạn lầm rồi ! Tôi không có sợ hai bạn đâu, mà cũng không phải vì sợ cảnh sát công an bắt nhốt mà tôi không dám ra lệnh cho em út của tôi bắm cò súng ! Chuyện bắt người, thủ tiêu, ám sát không có gì mà tôi không làm được, chỉ cần một cái gật đầu của tôi thì cả một vùng Sài Gòn-Chợ lớn bao la nầy sẽ không còn nơi nào để hai bạn dung thân đó ! Tôi đã và đang có quá nhiều thù nghịch, tôi không muốn có thêm, tôi muốn thêm bạn bớt thù, tôi muốn giải thích, không phải hăm dọa . Tôi thích hai bạn vì hai bạn gan lì và liều lĩnh. . .Bây giờ thì hai bạn đã giải tỏa được uất hận chưa ? Chúng ta có thể trở thành bạn bè được không ?"
Thiện nhìn Hầu, Hầu nhìn Thiện. Cả hai đều cùng một lúc cất tiếng cười to rồi nâng ly hướng về phía Lê Đức:
"Xin mời ông Lê Đức. . .Xin mời các ông . . ."
Mọi người chạm ly, nốc cạn rượu của mình một hơi.
Lê Đức hứng khởi:
"Đừng gọi tôi là ông nầy ông nọ nghe cách biệt và khách sáo quá . Tôi thứ Chín, ba mươi sáu tuổi, chắc cũng không lớn hơn hai bạn bao nhiêu, cứ gọi tôi là Chín cho thân mật . . ."
Thiện gật gù giới thiệu:
"Tôi tên Thiện, 27 tuổi, bạn tôi là Hầu, 26 tuổi . Xin được gọi anh là anh Chín . . ."
Đêm đó, Lê Đức thưởng tiền rất hậu cho các ca nghệ sĩ giúp vui cho buổi tiệc và đã chi ra hơn 20,000 dồng tại phòng trà ĐQ.
Sau khi hạ bệ Ba Lầu, một đầu nậu khét tiếng trong làng dao búa vùng bến tàu Khánh Hội, Lê Đức trở thành ông trùm ở khu bến cảng Sài Gòn. Quyền uy của Lê Đức không khác gì một lãnh chúa hùng cứ riêng mình một phương. Lê Đức không có học nhiều nhưng biết tổ chức, biết lợi dụng thời cơ và nhất là rất được lòng đám đàn em phu phen ở bến tàu . Kể từ lúc Lê Đức đem hết lực lượng phu bến tàu xuống đường để biểu tình ủng hộ anh em ông D và mang số 300,000$ tiền thưởng trả lại cho ông N, Lê Đức trở thành người miền Nam duy nhứt được anh em ông D tín cẩn và lực lượng phu bến tàu của Lê Đức trở thành một lực lượng mật vụ thứ nhì của chế độ nhưng lại hoạt động riêng rẽ tự trị song song với cơ quan tình báo mật vụ của Ca Tê. Lê Đức được ưu đãi một cách đặc biệt, có thể gặp thẳng anh em ông D bất cứ lúc nào . Lực lượng đặc biệt của cảnh sát, công an của chính phủ đều không dám lởn vởn vào địa bàn hoạt động của Lê Đức. Vào lúc đảng CLNV của ông N ra đời, Lê Đức trở thành một trong những cán bộ chỉ đạo cao cấp của phân bộ Nam phần .Chính lực lượng vũ trang đặc biệt của Lê Đức đã giúp ông D đánh bật nhóm công an xung phong của BX ra khỏi thành phố Sài Gòn bằng cách tiêu diệt những ổ kháng cự nhiỏ đóng chốt của BX để cho quân đội trung thành của chính phủ có thể tiến quân truy lùng loạn quân về phía Đông Nam Sài Gòn.
Ngày tổ chức vận động tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 2, trong khi các lực lượng cảnh sát công an, mật vụ, của chính phủ và khối tổng công đoàn lao công Việt Nam của QB đều bất lực không dám đụng tới các thành phần dân chúng đang trương biểu ngữ tuần hành trên nhiều đường phố, hò la đã đảo ông D để ủng hộ một ông bác sĩ đối lập ra ứng cử tranh chức tổng thống thì đàn em và thuộc hạ của Lê Đức đã đứng ra tóm gọn hết nhóm biểu tình ồn ào nầỵ Không biết Lê Đức có thủ tiêu những người biểu tình nầy hay không nhưng kỳ đó Ông D đắc cử .
Bề ngoài dân Sài Gòn lầm tưởng Lê Đức là ông vua bến tàu làm kinh tài cho bà vợ của ông N nhưng giữa bà nầy và Lê Đức thì không có một liên hệ nào đáng kể . Một đôi khi chạm mặt nhau ở trong dinh tổng thống, Lê Đức chỉ lịch sự cúi nhẹ đầu chào nhưng không bao giờ hai người nói chuyện với nhau . Có thể nói bà nầy rất ghét Lê Đức dù Lê Đức là một cận thần của ông N. Có một thời em trai của bà muốn nhảy vào khu bến cảng Sài Gòn để hất chân Lê Đức khiến Lê Đức nổi nóng đi đến quyết định thủ tiêu kẻ giành ăn hất đổ "chén cơm" của mình. Chuyện xung đột tranh giành nầy tới tai ông N khiến ông N phải chỉ thị cho bộ trưởng bộ nội vụ đích thân dàn xếp và yêu cầu Lê Đức bỏ ý định tiêu diệt em trai của bà ấỵ
Lê Đức trở thành bạn thân của trùm mật vụ Ca Tê . Cả hai được mật lệnh của ông cố vấn đa nghi canh chừng lẫn nhau, cả hai người đều biết điều đó: Ông N sợ Lê Đức ham tiền làm phản, còn Ca Tê thì bị nghi ngờ lăm le đang dọn đường để bước lên sân khấu chính trị . Thay vì theo dõi rình rập tố cáo nhau, Lê Đức và Ca Tê trở thành đôi bạn chí thân .
Sau vụ đụng chạm ở phòng trà ĐQ, Thiện được Lê Đức xem như là một người em kết nghĩa. Đã nhiều lần Lê Đức đề nghị Thiện về khu cảng bến tàu để trở thành người phụ tá đặc biệt của Lê Đức nhưng Thiện nhất quyết từ chối . Thiện chỉ thích Lê Đức vì phong thái giang hồ bạt mạng của anh ta nhưng không thích kiểu cách anh chị bằng bạo lực, dao búa, súng đạn và nhất là dựa hơi và lợi dụng thời cơ để làm giàu nhanh chóng của Lê Đức. Lê Đức và Thiện chỉ có thể là bạn nhưng không phải là bạn thân sống chết có nhau như Thiện với Hầu .
*
1960
Một buổi tối hạ tuần tháng 10 năm 1960, Thiện đi theo Lê Đức đến nhà riêng của Ca Tê . Vừa vào tới phòng khách, Ca Tê đã trao cho Lê Đức một tập tài liệu mỏng:
" Toi ngồi đọc, để moi đi pha rượụ . ."
Quay sang Thiện, Ca Tê mỉm cười:
"Chú Thiện uống gì để anh pha ? Công việc làm thế nào ? Có gì trục trặc không ?. . ."
Thiện cũng nỉm cười:
"Thưa anh, chẳng có gì đặc biệt, ngày 2 buổi, sáng xách ô đi, chiều vát ô về, thì giờ rỗi rãnh thì đi du hí với bạn bè hoặc chạy qua đấu láo với anh Lê Đức. . . ."
Ca Tê vừa pha rượu, vừa đề nghị với Thiện:
"Thôi thì chú về giúp anh Lê Đức một tay, anh và Lê Đức sẽ can thiệp để chú khỏi đi lính ! . . . ."
Thiện lắc đầu:
"Cám ơn anh, anh Lê Đức cũng đã đề nghị với em như thế nhưng em không thể nghe theo vì em không hạp với những hoạt động theo kiểu của anh ấỵ Ước mơ của em là dạy học ở bậc đại học . . .Gia đình em chưa có ai học đến nơi đến chốn; em là con út trong gia đình mà cha mẹ lại kỳ vọng vào em nhiều nhất . . . ."
Lê Đức tiếp ly rượu từ tay của Ca Tê vừa cắt ngang lời Thiện:
"Thiện nó cứng đầu và khó thu phục lắm ! Tiền bạc của tôi nó cũng chê trong khi số lương tham sự của nó hằng tháng chưa bằng 1/10 tiền chia hằng tuần của tôi cho đám đàn em thuộc hạ .. Nó không chống mà cũng không ủng hộ tụi mình, nó cũng không theo phía bên kia mà cũng không phải là nằm vùng . . .Tôi thương nó như em ruột nhưng thật không hiểu nó nổi ! . . . ."
Ca Tê gật gù :
" Thôi như thế cũng được, có thêm một người không chống đối thì đở lo được một người, phải không chú Thiện . . .?"
Quay sang Lê Đức, Ca Tê hỏi:
"Toi đọc xong chưa ? Nghĩ thế nào ?"
Lê Đức đặt gọn kiến xuông bàn rồi nhìn Ca Tê:
"Nhân viên của toi mò đâu được những tin tức nầy ? Có đáng tin không ?"
"Nghề nghiệp của moi mà, toi quên rồi sao ? Hoạt động của đám tình báo Hoa Kỳ chưa chắc có thể che mắt được người của moi huống hồ là những trò chơi hú tìm dỡ ẹt như thế nầy . . ."
"Mỹ có dính líu trong vụ nầy không? "
"Nhất định là phải có !"
"Lý do tại sao ?"
(Tiếp theo)
"Để dằn mặt tổng thống và ông cố vấn."
"Dằn mặt ?"
"Toi còn nhớ vụ thương lượng về vấn đề dầu hỏa ở thềm lục địa của Việt Nam với đại diện của cơ quan phát triển kinh tế quốc tế Hoa Kỳ trước đây không ?"
"Có nghe sơ qua mà thôi . Chỉ nhớ là họ đòi độc quyền khai thác dầu hoả của Việt Nam với một giá rẻ mạc, kém xa với gia dầu thô mua từ các quốc gia Trung Đông."
"Đúng. Tổng thống và ông cố vấn nhất quyết khước từ đòi hỏi của họ trong cuộc thương lượng không bình đẵng đó và nói với họ rằng đó là tài sản của nhân dân Việt Nam chứ không phải tài sản riêng của tổng thống. Hoa Kỳ cũng phải bỏ thầu để được khai thác giống như những nhà thầu khác không có biệt lệ hay ưu đãi với lý do là Hoa Kỳ đang giúp Việt Nam. Nhà thầu nào đề nghị giá cao với những điều kiện có lợi cho nhân dân Việt Nam thì sẽ được giao cho quyền khai thác các mỏ dầu hỏa . Sau đó, thì như toa đã biết, Hoa kỳ vội vã lấp đi hết những dấu vết của các dàn khoan dò tìm bọc dầu có tên là Bông Hồng trên thềm lục địa của ta và tuyên bố rùm ben là các bọc dầu nầy không đạt được tiêu chuẩn khai thác thương mại để làm nãn lòng những quốc gia khác muốn vào để đấu thầu ."
"Chuyện dầu hỏa và chuyện hiện tại có liên hệ gì với nhau không ?"
"Có chứ ! Sau đó Hoa kỳ đòi ông D phải để cho lực lượng chiến đấu của họ vào miền Nam nhiều hơn."
Thiện ngồi yên theo dõi cuộc đối thoại giữa 2 trùm mật vu. Thiện biết rõ những chuyện mà Ca Tê nói ra vừa rồi không phải là muốn đánh bóng cho ông D truớc mặt Thiện.
Lê Đức thúc hối:
"Tổng thống xử trí ra sao ? Họ vào nhiều thì càng tốt chứ có sao đâu ! Có họ tham gia thì cuộc chiến có thể chấm dứt nhanh . Riêng phần moi thì công việc làm ăn sẽ phát đạt hơn. . . ."
"Quan điểm của toi là quan điểm của những người muốn làm giàu nhanh chóng nhờ thời cuộc, moi không trách toi . Tuy nhiên đứng trên quan điểm chính trị thì lại khác. Chính quyền miền Bắc hiện thời đang la ó về sự hiện diện của người Mỹ ở miền Nam và kết tội chính phủ trong nầy là ngụy quyền tay sai, ngụy quân đánh thuê cho Mỹ. Theo ý moi, người Mỹ không thật tình giúp miền Nam như bề ngoài họ thường tuyên bố . Còn những lý do khác để khiến cho họ nhảy vào đây: truớc hết, họ muốn trả đũa những người đứng đầu miền Bắc ngày trước đã xí gạt Mỹ giúp súng đạn và huấn luyện quân sự để đánh Nhật nhưng chính súng đạn nầy và kinh nghiệm quân sự thu thập từ người Mỹ lại được dùng để đánh Pháp, một đồng minh của Mỹ ngày xưa. Thứ hai, miền Nam là cửa ngỏ kiểm soát đường giao lưu giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương mà Cam Ranh là một quân cảng lý tưởng cho tàu chiến và tàu ngầm nguyên tử của họ. Một điểm nhỏ khác là người Mỹ không cần gạo, không cần nước mắm nhưng họ cần thị trường tiêu thụ hàng hóa của họ và khối dự trử dầu thô chưa hề được khai thác của Việt Nam. Lý do bảo vệ tự do cho miền Nam Việt Nam chỉ là một cái cớ để họ che lắp thâm ý của họ. Ông D thấy rõ "lòng tốt" của họ cho nên không muốn thấy có sự hiện diện lan tràn của họ. Chúng ta cám ơn họ giúp chúng ta, nhưng chúng ta không muốn họ trực tiếp thay chúng ta để giải quyết sự xung đột giữa hai miền Nam Bắc và làm cái cớ để cho miền Bắc lên án miền Nam là đem voi dày mả tổ, đánh thuê cho ngoại bang cướp nước. Tổng thống và ông cố vấn đã thấy được những điều bất lợi đó. Người Mỹ thì cho rằng ông D cứng đầu không nghe lời ông chủ Mỹ, chỉ biết nghe theo lời cố vấn xúi dục của ông N.
Hiện giờ người Mỹ chưa muốn hạ bệ ông D vì ông đang được lòng dân chúng miền Nam và họ tin tưởng vào ông; người Mỹ chỉ muốn loại ra ngoài ông N và dằn mặt ông D và vì thế họ đang manh nha tổ chức một cuộc đảo chánh cảnh cáo . Âm mưu nầy moi đã khám phá được và đang theo dõi ráo riết. Kết quả đầu tiên cho moi thấy là người Mỹ thì chỉ muốn dằn mặt nhưng những kẻ "làm thuê" trong cuộc đảo chánh nầy lại muốn lợi dụng thời cơ để làm một cuộc đảo chánh thật lật đổ toàn bộ chính thể hiện tại của miền Nam Việt Nam."
Lê Đức nhíu mài lo âu:
"Ông D và ông N đã biết chưa ?"
"Moi đã báo cáo đầy đủ nội vụ nhưng hai ông vẫn còn bán tín bán nghi nhất là tên tuổi của hai sĩ quan cao cấp cầm đầu cuộc đảo chánh. Moi được chỉ thị là chờ để tóm gọn trọn ổ. Tình báo Mỹ đã tiếp xúc với một luật sư họ H và một sĩ quan họ V."
"Luật sư họ H đâu có thành tích chính trị gì, sao lại nhảy vô chuyện làm ăn nầy làm chi mà lại được Mỹ chiếu cố ?"
"Chỉ là giai đoạn đó thôi ! Điều đáng tiếc lại có một đảng phái được coi là quốc gia và một giáo phái có thế lực cũng muốn đi theo hai ông sĩ quan kia để kiếm ghế trong chính phủ mới . Một nhà văn tên tuổi của một phong trào văn xuôi lãng mạng ngày trước hình như cũng bị khuyến dụ theo họ. Hiện giờ thì moi không thể làm gì được vì hai ông D và N không đưa ra một chỉ thị đặc biệt nào; moi đành phải án binh bất động trong khi rất sốt ruột lo rằng yếu tố thời gian bất ngờ sẽ làm mình trở tay không kịp ."
Lê Đức nóng nảy đề nghị:
"Toi để vụ nầy cho tụi moi giải quyết, bảo đảm sẽ gọn, đẹp và êm thắm . . . ."
Ca Tê khóat tay:
"Không được đâu ! Trăm dâu sẽ đổ đầu tầm; toi làm nhưng thiên hạ sẽ nói là bọn moi thủ tiêu đối lập vì trên thực tế người ta chỉ thấy có mỗi một cơ quan tình báo do moi chỉ huy . Chi bằng cứ để bọn họ ra tay trước rồi mình tóm gọn thì ít mang tai tiếng hơn . . ."
"Chừng nào bọn họ khởi sự ? Chỉ sợ một minh toi đối phó không xuể . . ."
Ca Tê thở dài:
"Moi chưa nắm được giờ giấc hành động của họ. Đây là một trò chơi hú tìm giữ ta và mật vụ Mỹ . Có điều chắc chắn là Mỹ đã bật đèn xanh cho nhóm đảo chánh và theo moi nghĩ sẽ không còn bao lâu nữa vì họ đã chuẩn bị từ giữa tháng 10 năm nay . Lực lượng an ninh phòng vệ phủ tổng thống đã được bí mật đặt trong tình trạng báo động."
"Toi nắm được lực lượng quân sự nào của chính phủ thực sự trung thành với ông D hay không ?"
"Nguyên tắc làm việc của bọn moi là không tin bất cứ ai, thà bắt oan còn hơn là thả lầm. Ngay cả đối với toi, moi cũng phải thủ thế ! Hiện nay moi biết chắc thì chỉ có một đơn vị cấp sư đoàn ở miền Tây là chưa có ý bỏ ông D."
"Liệu đoàn quân nầy về có kịp không ?"
"Chỉ cần lực lượng phòng vệ tổng thống phủ của đại tá T cầm chân được quân của nhóm đảo chánh thì trong vòng 12 tiếng đồng hồ đoàn quân miền Tây giải phóng thủ đô sẽ có mặt ở Sài Gòn."
Lê Đức đứng lên đi về phía tủ rượụ .Khi trở lại ghế ngồi , Lê Đức đứng sóng đôi với Ca Tê mắt nhìn thẳng người đối diện rồi nói :
"Thực tình toi không muốn moi nhún tay vào vụ nầy sao ? Hay là toi sợ moi phản ?"
Ka Tê vổ vai Lê Đức:
"Không phải thế . Lúc vừa rồi moi nói phải thủ thế với toi là để chọc toi chơi . Chuyện nầy ngoài moi hay toi thì còn ai có khả năng ? Moi chỉ nói chơi, toi đừng có để ý !"
Lê Đức cười to:
"Toi nói giởn moi biết. Tụi mình hiểu nhau quá mà . Bên 8 lạng, người nửa cân, moi không dám nói moi hơn toi, nhưng moi được cái lợi thế là ở trong bóng tối, ngoại trừ toi và anh em ông D ra, thiên hạ, kể cả tình báo Mỹ và đặc công nằm vùng của phía bên kia đều không biết ất giáp gì về sự có mặt của tụi moi trên bình diện chính trị. Trên thực tế, moi chỉ là một tên trùm du đảng khét tiếng ở khu bến tàu Sài Gòn. Người ta đâu có ngờ rằng moi yểm trợ cho ông D. Họ tưởng tụi moi chỉ có dao, búa, xích sắt và nhiều lắm là một vài ba khẩu súng lậu chứ không thể nào tin được rằng hơn hai tiểu đoàn dân sự của moi được trang bị bằng những loại vũ khí cá nhân tối tân mà ngay cả trong quân đội chính phủ cũng không có. Đối với vụ âm mưu phản loạn nầy, toi chỉ cần giao cho moi trong vòng 24 tiếng đồng hồ thì những kẻ đầu đàn kia sẽ biến mất một cách yên thắm."
"Không được, đây là một biến cố chính trị do tay của ngoại quốc sắp xếp và giựt dây. Chuyện cho mấy tên đầu dọc đi chơi xa thì có gì gọi là khó đối với tụi mình; có điều kẻ xúi bẫy ngoại quốc sẽ làm to chuyện để chụp mũ chính phủ là thiếu dân chủ, thủ tiêu đối lập . Toi muốn phụ moi một tay phải không ? Được lắm, tụi mình sẽ cùng nhau lo vụ nầỵ Bây giờ thì chỉ lo uống rượu, tạm gát chuyện đó qua một bên . . ."
Ca Tê hướng qua chuyện làm ăn của Lê Đức:
"Dự án xây cất khách sạn, Casino và khu giải trí quốc tế của toi ở khu bến cảng Nhà Rồng Sài Gòn đi tới đâu rồi ?"
Lê Đức nóc cạn ly rượu, giọng nói bắt đầu lừ nhừ:
"Thiên hạ đồn moi làm kinh tài cho bà N. Thật là khổ ! Moi với bà ta như là lửa với nước, ngó mặt nhau đã khó chứ đừng nói chi tới chuyện làm ăn chung. Mấy chiếc tàu Nhật Lệ, Trường Sơn, Bến Hải moi mua lại của công ty chuyên chở đường biển cận duyên Chargeurs Réunis của Pháp vậy mà ai ai cũng nói là của bà N nhưng có biết đâu là bà ta đã từng nổi nóng đòi tè ướt đầu moi vì moi lở dại mồm dại miệng nói chơi, chỉ trích bộ luật gia đình do bà xướng xuất cấm đa thê ! Moi thì có tới 2, 3 bà như toi đã biết, như vậy bảo sao moi không tức ! Lần nầy, dự án xây cất khách sạn và khu giải trí quốc tế ở bến Nhà Rồng quả thật là không phải làm riêng cho bản thân của moi mà chính là vì Ông D. Ông D không có sáng kiến gì trong vụ nầy nhưng moi tức vì thấy Mỹ họ gíúp mình nhưng nhưng họ điều khiển việc chi tiêu để lèo lái mình theo ý họ ! Lấy một thí dụ điển hình gần đây thôi: chính phủ du di một phần kinh phí của một quỹ viện trợ phát triển quốc tế đem qua dùng vào chương trình huấn luyện các lực lượng bán quân sự của ta nhằm tạo dựng một khối tổng trừ bị hầu bổ xung kịp thời cho chiến trường khi khẩn thiết vậy mà họ đã la ó chính phủ dùng tiền viện trợ phát triển kinh tế để tổ chức những lực lượng "vệ binh riêng" nhằm củng cố vị thế chính trị của anh em và gia đình ông D ! Do đó, moi thấy bất kỳ việc gì mà chính phủ của mình muốn tách rời khỏi tằm tay ảnh hưởng của người ngoại quốc thì chỉ còn có cách là tự lực cánh sinh ! Nói thì dễ, nhưng đào tiền ở đâu ra để mà tự túc tự cường trong khi người dân miền Nam nhất là dân Sài Gòn không chịu thắt lưng buộc bụng vì đã lở ăn quen, nhịn không quen ! Khu khách sạn và Casino quốc tế ở bên Nhà Rồng sẽ là nơi thu hút ngoại tệ khách du lịch ngoại quốc. Tất cả những dịch vụ về du lịch và giải trí cho khách ngoại quốc - kể cả chuyện bán dâm trá hình- sẽ có đầy đủ không thiếu một mục nào. Khách ngọai quốc sẽ được đón từ ngoài khơi Vũng Tàu hoặc từ phi trường Tân Sơn Nhứt bằng trực thăng để đưa tới sân thượng của khách sạn . Nhà hàng Tây, Tàu, Pháp, Nhật, Anh, Mỹ, . . . . .muốn thứ gì cũng có. Sòng bạc Casino ở đó sẽ không thua gì các sòng bạc lớn ở Las Vegas, Monaco, Montes Carlos . . .và dĩ nhiên là chỉ có khách ngoại quốc mới được đưa tới khách sạn và khu giải trí nầy.
Giá cả mua lại khu cảng nhà Rồng đã được thoả thuận, khoản trăm triệu đồng Việt Nam đổi thành dollars Mỹ . Moi đã nhờ anh kiến trúc sư Ngô vẽ đồ án và một đoàn nhà thầu kiến trúc Nhật Bản sẽ tới đây để lo việc xây cất: mọi chi phí xây cất sẽ do một nhóm tư nhân Nhật Bản tài trợ và họ sẽ quản trị và khai thác song song với tụi moi trong vòng 10 năm trên căn bản tứ lục, họ lấy 4 mình lấy 6, phỏng định ta lấy về khoản từ 200 triệu đến 400 triệu mỹ kim một năm, đủ để cho chính phủ mình xài riêng thoải mái trong những việc lặt vặt . . . . Moi cũng có phần riêng chia từ 4 phần của người Nhật. "
"Tổng thống và ông N biết vụ nầy không?"
"Dĩ nhiên là phải biết và đã đồng ý rồi thì moi mới khởi sự . . ."
"Sao họ không nói cho moi biết chuyện nầy ?"
"Toi quên rằng, anh em ông D không hoàn toàn tin tưởng tuyệt đối vào toa và moi ? Họ đã chẳng chỉ thị mật cho 2 đứa mình theo dõi nhau đó sao ? Họ không nói, nhưng moi đã cho toa biết thì cũng vậy thôi . . . ."
Đưa Lê Đức và Thiện ra cửa, trước khi bắt tay tạm biệt, Ca Tê hỏi một câu thật bất ngờ :
"Này toi, hỏi nhỏ toi nhé, tiền ở đâu mà toa có nhiều thế ? . . . ."
Lê Đức siết tay Ca Tê rồi cười to:
"Bí mật nhà nghề mà, sao toa không theo dõi để điều tra cho ra manh mối mà lại đi hỏi moi ? Đùa với toa chơi thôi, để moi cho toa biết, không có gì phải dấu: nhất định không phải là tiền ăn cướp ! Vấn đề là mình biết cách làm sao để cho tiền đẻ ra tiền bằng cách lợi dụng thời cuộc . . . thế thôi . . . ."
 

<< Chương 3 | Chương 5 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 821

Return to top