Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Hạ Trắng, mây Đông mưa Tây

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 6222 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Hạ Trắng, mây Đông mưa Tây
Nc T Bội Ngọc

Chương 1

(Truyện Dài có thật - NQS)
1
"Allo, phải bác sĩ Bích Ngọc ở đầu dây? Tôi có một việc muốn báo cho bác sĩ ".
"Allo, xin lổi ai ở đầu dây? Luật Sư Huy phải không? Xin đợi một chút, tôi đang dự buổi hop. Một chút nữa tôi gọi lại anh được không?"
"Thưa bà bác sĩ, tôi là Luật sư Huy đây, tôi muốn gặp riêng bà bác sĩ, có chuyện nầy hay lắm !"
"Thôi mà, bà hay cụ với nhau chi vậy, nghe sao già khú quá lắm? Bỏ đi thầy ba. Bây giờ đã 4 giờ 30 rồi còn gì?"
" Tôi có thể đợi mà!"
Cuộc điện đàm đã khiến cho Bích Ngọc, y sĩ đặc biệt của tòa đại sứ Việt Nam ở Pháp phải bỏ dở nửa chừng buổi hop với các tuỳ viên khác của tòa đại sứ.
"Bác sĩ đến văn phòng của tôi trước 5 giờ chiều nay được không? "
"Chuyện gì mà quan trọng lắm vậy hả anh Huy?"
"Chuyện quan trọng thực mà! "
Tôi quay trở lại phòng hop, đầu óc tôi quay cuồng mông lung về câu chyện bí ẩn "quan trọng" trong cuộc điện đàm. Tôi ngồi nghe một cách miễn cưỡng những cuộc bàn thảo và khi đến lúc được hỏi ý kiến, tôi liền đề nghị ngay "Chúng ta đưa tay biểu quyết". Thế là cả phòng biểu quyết và buổi hop chấm dứt.
Tôi chạy ào ra xe, hối hả lái vòng dọc theo bờ sông Seine để tránh bị nghẽn xe trong giờ tan sở. Tới điểm hẹn, tôi chạy vội lên lầu ba đến văn phòng của luật sư Huy. Huy là luật sư cố vấn của tòa đại sứ Việt Nam ở Paris. Tôi ngồi xuống chiếc ghế nệm vải nhung rảo mắt nhìn quanh. Huy cầm một tờ giấy nhỏ tiến gần về hướng tôi đang ngồi. Tôi tự nói thầm một mình "chắc là phần thưởng quan trọng của mình đây" và cố đè nén nổi lo âu không để lộ cho Huy thấy.
2
Huy nói: "Bức điện tín nầy gửi bằng hệ thống vô tuyến viễn thông trong đó họ yêu cầu bà bác sĩ Bích Ngọc cần đến gặp một ông Francois Courtois nào đó ở Saint Tropez ".
Huy đưa cho tôi mảnh điện tín. Tôi nhăn mặt nhìn Huy:
"Saint Tropez? Anh nói cái gì? Làm sao tôi đi được?"
"Xuống Saint Tropez có gì mà không đi được chứ !"
"Ông Francois Courtois nầy là ai vậy?"
"Tôi không biết ông ta là ai, tôi chỉ ghi lại những lời nhắn gửi của ông ta nhờ tôi báo với chị rằng chị xuống dưới đó để được biết tin tức có liên quan tới mo^t người đàn ông Pháp có tên là Bertrand."
Tôi như từ cung trăng rớt xuống! Bertrand! Đã bao nhiêu năm qua tôi tưởng mình đã xóa bỏ được hình bóng đó và quên được câu chuyện không chung thủy ti lỗi tôi của ngày đó vậy mà giờ đây lại có chuyện trớ trêu như thế nầy.
Có phải người đó muốn gặp lại tôi và gặp tôi vào lúc nầy, để làm gì? Dạo đó chính miệng chàng đã khẩn cầu là hai đứa đừng bao giờ gặp lại nhau kia mà! Tôi với chàng ân ngghĩa kể như tuyệt, tình nồng như đã đứt lìa khi đứa bé gái, đứa con ti lỗi của chàng và của tôi đã chết ngay khi mới sinh trong phòng hộ sản. Chính chàng đã tận tay khâm liệm và chôn cất cho cái bào thai èo uột mới sinh. Tôi không được nhìn thấy mặt đứa con gái rơi của mình vì lúc đó tôi đang ở trong tình trạng hôn mê trên bàn mổ.
Ngày hôm sau, tôi vắng mặt không đến làm việc ở toà đại sứ. Tôi xuống Saint Tropez. Khi vừa gặp người gủi điện tín tôi hỏi ngay, không cần tự giới thiệu mình là ai:
" Thưa ông Francois, theo như lời lẻ ông nhắn gửi thì Ông Bertrand muốn gặp gặp tôi có phải không?
"Nếu tôi không lầm thì bà đây là bác Bích Ngọc phải không?"
Tôi trả lời cộc lốc:
" Đúng, Bertrand bây giờ ở đâu, sống chết ra sao? "
3
"Có thể ông Bertrand muốn gặp bà bác sĩ nhưng cái người đến đây nhắn gửi cho bà thì thật tình tôi không biết được có phải là ông Bertrand hay không. Có điều từ đó đến nay, đã hơn 2 tuấn lễ mò tìm địa chỉ của bà tôi mới biết luật sư Huy là người Việt Nam thường tiếp xúc với cộng đồng người Việtt cho nên tôi đành phải cầu may đánh điện nhờ ông luật sư tìm hộ và trao lại sự nhắn gửi của tôi. Và cũng từ đó tới nay hình bóng của người nhờ tôi đưa tin cho bà cũng biệt vô âm tín!"
"Người đó có nói thêm điều gì riêng với ông hay không? Người đó là ai ông có biết không?"
Francois chỉ nhún vai rồi trả lời dứt khoát:
" Tôi không biết! Nhiệm vụ của tôi chỉ là nhắn tin dùm ông ta, đáng lý ra tôi phải lấy tiềŠn lệ phí nhưng thấy người đó có vẻ sơ sát quá cho nên đành thôi không đòi tiền".
Tôi đứng dậy: " Cám ơn ông Francois " rồi vội vã bước ra khỏi phòng.
*
Trời Saint Tropez lạnh. Tôi đi lang thang trên đường phố mờ ảo trong sương chiều. Ngày đó tôi và chàng sóng bước, nhìn những cặp tình nhân đang âu yếm trong những gốc tối của đường phố Saint Tropez về đêm. Mười hai năm qua rồi. Tôi đã 2 lần nghỉ phép dài hạn trở lại Nam Việt Nam cùng với chồng với con của tôi ở bên đó. Tôi gặp Bertrand khi từ Việt Nam đi du học thực tập tại trường y khoa Mont-Pellier. Chàng đang học 2 năm cuối cùng. Một sự trùng hợp là chàng theo chuyên khoa quang tuyến trị liệu còn tôi thì cũng thực tập về môn đó.
Ngày tôi lên máy bay để sang Pháp du học chỉ có chồng và con gái đầu lòng 2 tuổi của tôi ra phi trưòng Tân Sơn Nhất tiễn đưa và sau đó, ở Pháp, tôi và Bertrand quen nhau ngay từ tuần lễ đầu tiên trong giảng đường đại học.
4
Dù đã có chồng, có con nhưng tôi vẫn trẻ và đẹp, gái một con trông mòn con mắt mà, ông bà ta ngày xưa tới nay thường hay nói như thế. Tôi tháo chiếc nhẩn cưới ra cất vào hộp ra điŠu như là tôi vẫn còn son giá chưa biết đàn ông! Chưa bao giờ tôi thổ lộ cho Bertrand biết là tôi đã có chồng có con. Tình yêu giữa tôi và Bertrand không phải là tình yêu sét đánh, không phải tự nhiên mà đếnn. Tôi chỉ muốn nương nhờ Bertrand trong việc học hành và nhất là để vơi đi phần nào nỗi bơ vơ cô liêu vì xa cách chồng con, và cứ như thế mà tình yêu giữa hai đứa nẩy nở không biết từ lúc nào. Bertrand mồ côi. Chàng làm lao công rửa chén đĩa ở một hàng ăn uống lớn để lấy tiền đóng học phí và sinh sống lây lất qua ngày. Lương hướng của chàng chỉ đủ để trả tiên phòng và mua sách vở còn ăn uống thì chỉ được ăn có một buổi tối do nhà hàng ban cho miễn phí. Trợ cấp tu nghiệp của tôi thuộc về loại trợ cấp cho hàng công chức hạng cao cấp của Nam Việt Nam đang du học tu nghiệp ở nước ngoài; một tháng trợ cấp tu nghiệp của tôi bằng hơn một năm tiền lương rửa chén của chàng. Từ phòng trọ, Bertrand phải đi xe đạp gần chục cây số mới đến ga xe điện ngầm để tới trường.
Tôi cao 1 mét 61, thuộc về hạng trường túc bất tri lao. Chàng đứng cao hơn tôi một cái đầu, lùn đối với người Âu nhưng với tôi thì thật là xứng đôi vừa lứa. Tuy nhiên dáng người chàng lại gầy nhom vì học và làm việc nhiều mà lại thiếu dinh dưỡng. Khi quen vừa được 3 tháng thì tôi bảo chàng đến ở chung với tôi gần trường học. Ngoài giờ học hành, tôi chăm sóc cho chàng hết mức. Tôi Không cho chàng đi làm nữa để cho chàng được thong dong mà chú tâm vào việc học hành và ái ân với tôi.
Sáu tháng xa nhà tôi nhận được hơn 30 lá thư của chồng và một số hình ảnh con tôi. Tôi muớn một hộp thư riêng ở bưu điện để cất giữ tất cả số thư từ, hình ảnh từ Việt Nam gởi sang.
Ngày thi thực tập cuối năm để lên lớp, tôi cảm thấy khó thở và bần thần khôn tả. Trong giờ thi môn thi thứ nhì tự nhiên miệng mồm tôi
5
cảm thấy có mùi nhợn tanh khó chịu khiến tôi phải chạy vội vào phòng vệ sinh gụt đầu xuống bồn cầu để‹ nôn mửa. Tôi sững sờ nhìn tôi trong gương soi: mặt tôi tái đi, người như bị say sóng, hơi thở tôi đứt đoạn. Tôi chợt nhớ lại hình như triệu chứng ói mửa nầy đã xảy ra với tôi cách nay mấy năm, ngày tôi vừa có chồng được chừng 2 tháng. Tôi há hóc nhìn mình trong gương rồi tự dưng nước mắt tôi trào ra. Vui? Buồn? Hối hận? Tôi rối bời, đầu óc tôi quay cuồng và quỵœ gụt xuống.
Khi tỉnh lại, tôi thấy mình đang nằm ở bệnh viện. Chàng ngồi sát cạnh, người hốc hác thiểu não, tóc tai rối bù. Thấy thương chàng vô cùng. Tôi muốn nói nhưng miệng cứng đơ; tôi muốn vuốt tóc chàng nhưng tay như bại liệt nhấc lên không nổi. Nưóc mắt chàng ràng rụa, miệng chàng lẩm bẩm nói liên miên bất tận nhưng tôi chỉ nghe được những câu "Je t aime, je t aime, mon amour..." (Anh yêu em, anh yêu em, người tình của anh).
Trời ơi! Tôi là người tình của chàng sao? Còn chồng? Còn con của tôi? Còn cái bào thai trong bụng nầy? Tôi là hạng đàn bà nào? Lăng loàn mất nết hay mt thứ điếm hạng sang trá hình? Tôi yêu chồng, tôi yêu con tôi-đứa con ở Việt Nam-còn chàng tôi có yêu hay không mà sao lại có kết quả nầy? Chồng tôi ở Việt Nam hơn chàng mọi khía cạnh: học thức, đẹp trai, chìu vợ, cưng con, say mê và tận tụy với những nghiêng cứu, phát minh ở viện Pasteur Sàigòn. Còn chàng thì đâu có cái gì đặc biệt để tôi thương: ròm rõi, phong trần, nghèo đói, chưa có sự nghiệp vậy mà sao tôi lại có th‹ mang giòng máu của chàng trong thân xác nầy? Phải chăng cuộc đời của tôi lên cao quá nhanh cho nên tôi thầm ước ao trong tiềm thức những cái nhỏ nhoi bé bỏng ở dưới thấp? Vô lý !
Phải chăng ước mơ thời con gái còn đi học về một chàng hoàng tử tóc vàng mắt xanh trong tiềm thức đã chỗi dậy? Chồng tôi mắt đen tóc nâu, còn chàng thì tóc có màu vàng, mắt có màu xanh nhưng đâu phải là ông hoàng mà tôi từng ước mơ từ tấm bé. Và rồi tôi lại thiếp đi.
6
Trong giấc mơ tôi thấy mình bay bổng, hướng về đất mẹ Việt Nam, nơi đó có chồng tôi, có con tôi đang đợi chờ nhưng rồi bổng dưng như có một vật gì nặng như tảng đá quặn thắt đè lên bụng, kéo tôi rơi tuột xuống một vực thẫm. Tôi la lên kinh hoàng, tay chân tôi co quắp, người tôi cong lại như con tôm và miệng tôi thét gọi tên của chồng tôi, tên của con tôi.
Năm đó tôi phải thi lại môn xạ tuyến trị liệu còn chàng thì bị ở lại lớp. Sự đi đứng của tôi trở thành nặng nềŠ, chậm chạp kể từ tháng thứ 7 sau khi có thai. Chàng đã thấu rõ mọi chuyện và đó chính là nguyên nhân đã làm cho chàng hỏng thi.
Chúng tôi được nghỉ cuối khóa 3 tháng trước khi vào niên học mới. Đáng lý ra tôi phải về với chồng con ở Việt Nam trong mùa nghỉ hè nầy nhưng vì cái bụng quá lớn khó thể che giấu cho nên tôi đã tìm cách nói láo với chồng là bận bịu học thi cho nên không về được. Rồi Bertrand đưa tôi về một vùng quê và chìu chung tôi thật mặn nồng. Tôi kể ra hết hoàn cảnh của tôi, không còn cần thiết phải giấu giếm như lúc mới biếtt nhau. Chàng u sầu lắng nghe và dịu dàng bảo tôi xin đừng kể‹ tiếp.
Rong chơi với nhau một tuần thì bụng tôi nhói đau liên tiếp ba ngày liền. Bertrand vội vã mướn xe đưa tôi về Saint Tropez và đưa tôi vào ngay bệnh viện. Bụng tôi mới được bảy tháng, có lẽ nào lại rơi vào trường hợp sinh non? Tôi cố gắng trấn áp cơn đau để chàng khỏi lo âu nhưng mồ hôi trong người tôi cứ vã ra và tay tôi cứ phải bấu víu vào thành giường để gượng nén những cơn đau quặng thắt khủng khiếp. Hai tiếng đồng hồ sau đó tôi phải lên bàn mổ.
Khi tôi tỉnh lại thì chàng đã chôn cất xong đứa bé, đứa con gái má tôi chưa hề nhìn thấy được mặt !
7
Tôi ghé ngang qua mt quầy hàng thuốc lá, mua mt bao Gauloise. Những lúc lo âu và buồn rầu như thế nầy tôi thường nhớ tớ mùi thuốc lá quen thuộc của chàng. Tôi không hút thuốc, nhưng luôn luôn đốt thuốc cho chàng hút để được phì phà một vài hơi mãi rồi quen , không ghiền nhưng thỉnh thoảng lại nhớ. Mùi thuốc lá Gauloise có hương vị của mùi thuốc lá đen Jean Bastos ở quê nhà: nó không thơm như thuốc lá của Mỹ nhưng sẽ rất đậm đà khi nó sóng đôi với ly cà phê đen đậm đặc. Với điếu thuốc bốc hương gợi nhớ tôi tưởng chừng như mình đang ngồi trò chuyện với chàng thuở nào.
Tôi lật vội quyển sổ tay tìm số điện thoại của một người bạn gái ngày trước cùng học chung một lớp với chàng ở Mont Pellier:
"Allô, xin làm ơn cho tôi nói chuyện vói chị Allice."
"Allô, tôi là Alice đây. Ai đó?"
"Bích Ngọc đây, Allice ơi."
"Bích Ngọc đó hả? Trời ơi, thật là bất ngờ ! Tôi biết chị trở về Việt Nam rồi lại trở qua Pháp làm việc nhưng không biết tìm gặp chị ở đâu. Sao rồi ? Có khoẻ không? Chồng con thế nào? Hiện giờ chị ở đâu gọi tới vậy? "
"Cám ơn Allice, tôi vẫn khoẻ. Chồng và con gái tôi ở Việt Nam chỉ có mình tôi qua đây công tác ở tòa đại sứ Việt Nam tại Paris. Hiện tôi đang đi trên phố . . . ., ở Saint Tropez . . . một mình . . . "
"Xa xôi thế thì làm sao tôi tới gặp chị được? Đi du hí phải không? Chắc là vui lắm hả? Hay có gì đặc biệt cho nên mới tới nơi đó? "
"Allice biết rõ Bích Ngọc quá rồi mà, có ăn chơi du hí bao giờ đâu. Chẳng qua xuống đây vì có tinh tức của anh Bertrand..."
"Bertrtand hả? Cách đây gần một năm tôi có gặp anh ấy, khắc khổ bệ rạc lắm! Anh ấy có nói với tôi là anh sẽ rời Saint Tropez..."
Tôi đau nhói trong tim khi nghe Allice nói như thế. Ti nghiệp thay cho người tình cũ của tôi!
Giọng Allice tiếp tục:
8
" Khi gặp tôi, Bertrand có dẫn theo một đứa bé gái chừng khoảng 9-10 tuổi và hỏi tôi có biết đứa bé đó là ai không? Tôi nói với anh ấy "làm sao biết được" và Bertrand nhìn tôi rồi nói thật nhanh: " con của Bích Ngọc đó ! Allô. . . Allô. . . .
. . .Bích Ngọc đâu rồi ? . . . . Chị có còn nghe tôi nói chuyện không? Allô. . ."
Óng điện thoại rời tay tôi hồi nào mà tôi cũng không biết, tôi đứng chết sững. Cả một trời bảo tố đang nổi dậy trong tôi ! Trời ơi, đứa bé gái. . . . là con của tôi? Tôi có nghe lầm chăng?
Tiếng gọi Allô. . .Allô the thé của Allice trong ống nghe điện thoại giống như những mũi kim nhọn đâm xoáy vào tim tôi. Tôi đang ở đâu vậy? Tại sao tôi tới đây?
Mắt tôi nhìn trừng trừng ống điện thoại lủng lẳng chao qua chao lại trước mắt mà sửng sờ như người lạc hồn lạc phách. Tay tôi run lẩy bẩy, lòng tôi kinh sợ khi cầm lại ống nghe:
"Allô, chị Allice, tôi vẫn nghe đây... Chị vừa mới nói cái gì vậy? Chắc chị muốn phá tôi đó, có phải thế không?"
"Này, chị Bích Ngọc. . . kính thưa bà bác sĩ Bích Ngọc, tôi xin lặp lại rõ ràng cho bà bác sĩ nghe lời anh ấy nói với tôi: "Con gái của Bích Ngọc đó Allice".
"Sao lại có thể như thế được hở chị Allice? Chị có nghe lầm không?"
Giọng của Allice hét lên trong óng nghe: "Chị không tin tôi ư? Tùy chị, tôi là bạn của chị mà cũng là bạn của anh ấy. Quen nhau từng ấy năm tháng chị có thấy tôi tếu láo hay đùa phá lần nào chưa?"
"Bích Ngọc xin thành thật xin lỗi chị Allice, xin chị đừng giận. Thật tình thì hiện giờ tôi không còn biết gì nữa hếtt. Có thể anh ấy đùa với chị đó thôi...
Đùa hả? Chị tưởng tôi không thể phân biệt được một đứa bé người Pháp chính gốc với một đứa bé lai có hai dòng máu Việt-Pháp sao? . "
9
Tôi móc vội ống nghe và chạy ùa ra khỏi phòng điện thoại công cộng. Tôi đang chạy trốn, tôi không còn muốn nghe chuyện đó. Allice nói láo, tôi không tin, không biết mà cũng không cần biết chuyện đó. Nhưng nếu như vậy thì tại sao từ Paris tôi xuống đây? Tôi điên mất rồi. Tôi đi thất tha thất thểu trong đêm lạnh như người mất hồn. Lòng tôi rối bời ngổn ngang trăm mối. Tôi đi thất thểu như thế cho đến hừng sáng thì lòng tôi mới bắt đầu lắng xuống và trí não tôi nói với tôi rằng phải bình tĩnh và nhìn thẳng vào sự thật. Tôi gọi lại Allice"
"Allô, chị Allice phải không? Bích Ng.c đây. . . Xin Allice tha lỗi. Tôi vì quá xúc động nên đã làm cho chị phiền lòng... Chị có còn vui lòng tiếp chuyện với Bích Ngọc nữa không?"
"Bích Ngọc khỏi cần khách sáo. Tôi chỉ mong chị hãy thực tế một chút vì đứa bé gái đó hiện giờ đang bơ vơ trơ trọi trong một viện mồ côi, nó cần phải biết ai là cha, ai là mẹ ruột của nó".
"Không được Allice ơi! Còn chồng, còn con tôi ở Việt Nam thì sao đây? Còn vị thế xã hội của tôi hiện nay nữa? Chàng bảo với tôi rằng nó đã chếtt từ khi mới ra khỏi lòng mẹ mà! Sao nay lại như thế! . . . Không ổn rồi chị Allice ơi!"
"Nếu Bích Ngọc đã nói thế thì thôi vậy. . .Tuy nhiên tôi vẫn cho chị địa chỉ nơi đứa bé hiện đang sống vất vưởng ở đó.
Chị nên ghi vào sổ tay kẻo quên: Viện mồ côi La Charité- Camargues. . . ."
*
Vùng Camargues là một vùng nhiều đầm lầy ở phía nam nước Pháp. Một số dân du mục tựu hợp về sinh sống ở vùng đó và xem đây như là giang sơn riên của họ. Đầm lầy, ao rạch bị che phủ dưới lớp lớp cỏ lau ngút ngàn. Vùng nầy cũng nổi tiếng là một nơi gây tạo bò giống cho đấu trường và cũng là nơi phát sinh nhiều người hùng đấu bò Matadors lừng lẫy không thua gì nhhững bạn đồng nghiệp của họ ở Tây Ban Nha. Tới Camargues người ta sẽ bị chìm vào khung cảnh âm u hoang dã nhu lọ†t vào vùng rừng U Minh của Việt Nam.
10
Viện mồ côi La Charité nằm chơi vơi trên một ngọn đồi thấp. Từ xa nhìn tới người ta tưởng chừng như mình đang trở về với những lâu đài u tịch của những vị lãnh chúa thời phong kiến xa xưa của nước Pháp. Đến gần hơn thì phải nói đó là tu viện la Charité mới đúng vì nét âm u chơi vơi và buồn thảm của nó. Nhưng chính ở đó lại là mt nơi bao bọc, một nơi dung thân cho những đứa trẻ bị đời bỏ rơi, những đứa con bị cha hoặc mẹ chối từ.
Viện mồ côi được chia thành nhiều khu. Mỗi khu cho mỗi lứa tuổi. Hoạt động của viện có tính cách từ thiện vô vị lợi, chỉ được nhà nước chu cấp mt phần nhỏ, còn bao nhiêu thì phải trông nhờ vào lòng thương xót hoặc hảo tâm của dân chúng.
Ÿ đây không có chuyện mầy đen, tao trắng, nó vàng; trắng, đen. vàng, xám đều là mồ côi cùng hưởng một nếp sống ân huệ do lòng từ nhân của những người khác ở ngoài đời cùng với những hy sinh của các nử tu chân phước.
Khu vực của lứa tuổi từ 10 đến 15 được gọi là khu thử thách của viện vì ở đó các trẻ mồ côi phải tập làm việc và học lấy một nghề chuyên môn như là hành trang vào đời của chúng.Cương kỹ của khu nầy cũng khó không thua gì trong trại huấn luyện binh lính quân dịch. Những trẻ ở khu đó chỉ có hai con đường để lựa chọn: hoặc cật lực làm việc và học tập hoặc âm thầm bỏ viện trốn đi bụi đời trở về cuộc sống hoang đàng cũ. Đó là khu của những đôi mắt khờ dại ngơ ngác, của những mảnh da xướt thịt vì làm lụng, của những nhức buốt vì răn đe lạnh lùng, của hiu quạnh, thiếuu thốn, của u buồn lẻ loi, đắng cay chua xót của những đầu óc non trẻ chưa hề biếtt mặt ai là cha, ai là mẹ của mình. Tất cả những hình nét sầu thảm đó cùng với mộtt hình hài bất hạnh đang ngồi kia, mảnh mai, ốm yếu như dáng dấp của một bóng trắng liêu trai, như lởn dởn, như ẩn hiện từ cõi âm ti hiện về.. Đoi mắt, sóng mũi , làn da, tất cả gọp lại thành một hình tượng phối hợp của hai vùng Âu Á cách biệt: Cái bóng dáng đang ngối bó gối đó là Bertrand Huyền Châu, con gái rơi của bác sĩ Thái thị Bích Ngọc.
*
11
Người ta lượm được HuyŠn Châu đang khi bất tỉnh, thoi thóp bên một vệ đường từ một vùng quê giữa Camargues và Saint Tropez. Không ai biết lý do vì sao cô bé nầy lại nằm bất tỉnh ở đó. Người ta vội vàng đưa vào bệnh việnn cứu cấp và khi tỉnh lại em gần như cấm khẩu không chịu hé môi để trả lời hoặc thưa hỏi. Em chỉ nghe, chỉ làm theo lệnh truyền như một cái máy, không thắc mắc, không đôi co, không đòi hỏi. Nếu chịu khó theo dõi người ta sẽ thấy những giọt nước mắt luôn luôn như sầu đọng trên mi của cô gái. Em khóc quá sớm và quá nhiều mà em cũng khép kín cuộc đời của mình một cách âm thầm lẻ loi cũng giống như đôi cánh cửa sắt nặng nề vô tình kia của việnn mồ côi La Charité đang đóng kín để giam nhốt những tâm hồn măng trẻ cô đơn.
*
" Thưa dì bề trên, tôi là bác sĩ Bích Ngọc từ Paris. . ."
Người nữ tu chẫm rãi ngước mắt lên nhìn Bích Ngọc rồi nở một nụ cười chào đón:
" Kính chào bác sĩ, hân hạnh được tiếp đón bác sĩ. Xin mời ngồi. "
Người nữ tu với tay cầm cái chuông nhỏ đặt trên bàn viết rồi rung nhẹ. Sau những tiếng leng keng ngắn gọn, một em gái người Phi Châu từ bên trong cửa phòng làm việc bước ra thốt lời bằng tiêng Pháp:
" Con kính chào dì bề trên. Cháu xin đón mừng quý khách ."
" Con pha trà mời khách. "
Người con gái cuối đầu thưa vâng rồi bước đi.
" Thưa bác sĩ, chúng tôi vinh hạnh được tiếp đón bác sĩ tại nơi thâm sơn cùng cốc nầy, thật là xa xôi và nhiêu khê mà cũng thật quý hóa lắm ! "
Tôi đi thẳng ngay vào vấn đề:
" Kính thưa dì bề trên, đây không phải là một cuộc thăm viếng ủy lạo, nhưng thực ra là tôi tới đây để dọ hỏi và tìm gặp một đứa bé gái."
12
Nét thất vọng hiện lên nét mặt của người nữ tu:
" À, ra là như vậy! Chúng tôi rất sẵn lòng."
Ngừng một giây để nhận định vvề Bích Ngọc, người nữ tu tiếp:
" Chẳnh hay đứa bé dó là gì của bác sĩ ?"
Tôi bối rối vì câu hỏi của người nữ tu:
" Dạ thưa nó là. . .con. . .của một người bạn gái rất thân của tôi. Người bạn nầy đã qua đời từ hơn mười năm qua. . . ."
"Đứa bé tên họ là gì, bác sĩ có biết không? "
Tôi ấp úng lập cập không khác gì như mình đang đứng trước một vị quan tòa để cung khai tội lỗi :
" Thưa không. . .Tôi chỉ biết cha của nó là một người Pháp. . ."
Người nữ tu xen vào ngắt lời trong khi tôi đang muốn nói tiếp:
" Và mẹ của đứa nhỏ là một người Á Châu có phải không?"
" Thưa đúng, người bạn gái là người đồng hương với tôi, một người Việt Nam sinh sống ở Pháp."
Rồi thì yên lặng, bồn chồn, dò xét, bức rức, nghẹn thở!
" Thưa bác sĩ, ở đây có khoảng ba trăm trẻ mồ côi trong đó có chừng sáu mươi đứa trẻ lai, mà theo tôi thấy thì những trẻ có hai dòng máu Âu Á đều đẹp một cách kỳ lạ nhưng chúng tôi thường không thể nào phân biệtt được chúng có cha hoặc mẹ là người Nhật, Việt Nam, Đại Hàn hay Trung Quốc. Nếu chúng tôi không nắm được những lý lịch của những đứa trẻ đó thì rất khó cho chúng tôi trong việcc điều hành viện mồ côi nầy."
Ngừng lại hồi lâu nhìn thẳng vào tôi, người nữ tu mời tôi uống nước rồi tiếp:
" Thực ra thì tại đây, tám mươi phần trăm trẻ mồ côi đều không có lý lịch rõ ràng. Vì thế tôi e rằng những điều bác sĩ cho biết để nhận diện đứa bé có thể không được đầy đủ lắm có phải không, thưa bác sĩ? Bác sĩ còn biếtt thêm được chi tiếtt đặc biŒt nào khác. . . chẳng hạn như mẹ nó
13
tên gì hoặc cha của nó là ai? "
Tim tôi ngừng đập, lưỡi tôi đơ ra, thân người tôi trở thành một khối chì nặng trĩu!
" Dạ thưa. . .hình như bố của cháu bé tên là . . . .Bertrand gì gì đó, tôi không rõ lắm! "
Đôi mắt của người nữ tu nhìn tôi khoan dung:
" Bertrand. . .? Ở nước Pháp nầy có hàng trăm, hàng ngàn người có cái họ là Bertrand đó thưa bác sĩ! Tuy nhiên cũng không sao, chúng ta chịu khó dò tìm trong bản đăng ký của viện, hơi mất thì giờ một chút nhưng chúng ta cứ thử xem sao. . ."
Người quản lý nhân sự của viện mang vào phòng hai quyển sổ đặt lên bàn theo lệnh cuả dì bề trên. Ngón tay của người nữ tu đè lướt trên những trang giấy, vừa tìm vừa đọc lớn. Tôi châm chú theo dỏi:
". . . Bertrand Julie, Bertrand Bearn, Bertrand Rosette, Bertrand Ducoy, Bertrand Sylvestre, Berttand . . ."
Người nữ tu bổng ngưng đọc rồi ngước mắt nhìn vềŠ phía tôi như muốn cầu viện. Tôi hồi họp, bối rối và chờ đợi.
" Nhờ Bác sĩ tới đây đọc dùm tôi tên nầy vì có vẽ như không phải kiểu tên của một người Pháp. . ."
Quyển sổ đăng ký được đẩy về phía tôi. Tôi nhìn xuống nơi ngón tay của người nữ tu đang đè trên trang giấy, mắt tôi nổ đom đóm, lòng tôi như mớ bồng bông, tôi đọc bặp bẹ như đứa trẻ mới tập đọc "Bertrand. . .Huyên. . . Châu..."- Huyền Châu với Bích Ngọc, hai viên ngọc quý, hai cái tên. . . có đúng thật chăng? Huyền Châu, một cái tên mà tôi và Bertrand đã chọn khi đứa bé vừa được bốn tháng trong bụng mẹ nó! Tay tôi bấu mạnh vào da thịt mình nhưng mà sao không thấy đau? Hai chữ Huyền Châu sờ sờ trước mắt mà sao tôi như bị mù lòa đen tối. Có cái gì đang đập ầm ập vào lòng ngực tôi vậy? . . . Người đàn bà trong lớp áo đen phủ kín kia không lẻ lại là vị quan tòa nghiêm khắc đang phán xét tôi sao?
14
Tôi nhìn quanh quẩn, hớt hải tìm ai đó để kêu cứu, quanh tôi như muôn vàn sóng vỗ chập chùng. . .Tôi đang rơi vào tình trạng hôn mê của một người mộng du; tôi thấy mình đang đưa tay vòng đón chồng con mình ở Việt Nam nhưng sao chồng tôi, con tôi cứ thụt lùi, thụt lùi mãi như chạy trốn, như chối bỏ. Tôi chạy theo gào thét kêu la, mời gọi nhưng lại có một cái gì đó ở phía sau kéo ghì tôi lại. Lương tâm của tôi, trách nhiệm của tôi đang dằng co. Tôi muốn đứng phắt dậy để chạy, để thoát ra cho thật nhanh nơi u ám sầu bi nầy. Tôi có quyền làm như vậy mà, ai cấm cản được chứ?
Huyền Châu, Bertrand, tôi hận, tôi ghét mà cũng thương hai cái tên đó.
Người nữ tu đã đứng sát cạnh tôi hồi nào mà tôi cũng không biết. Bà đưa cho tôi miếng khăn giấy và tôi mới biết rằng tôi đang khóc. Những giọt nước mắt dày xéo của người bại trận, những tiếng nấc của sự u ẩn lén lút.
Bàn tay dịu hiền của người nữ tu đặt êm trên vai tôi:
" Thưa bác sĩ, tôi đã hiểu. Bác sĩ không cần phải dấu diếm và che đậy với kẻ tu hành nầy. Cứ khóc, cứ nói ra, đừng ngại ngùng, bác sĩ sẽ thấy nhẹ đi. . ."
Tôi ôm choàng người nữ tu. Tiếng khóc được dịp bộc phát trào tuông.
*
" Thưa bác sĩ, cháu Huyền Châu nầy là một trong những đứa trẻ dễ dạy và ngoan hiền nhất của viện mồ côi La Charité. . ."
" Nhưng sao nó lại bỏ trốn đi? Tại sao lại như thế? Nó bỏ đi đâu mới được chứ? "
" Ở đây không có ai được ở không nhàn hạ. Chúng tôi tập cho các cháu sự bền bĩ chịu đựng cùng với sự siêng năng học hỏi làm việc..."
Bổng dưng tôi nổi cơn điên loạn và thét lên:
15
" Các người nói láo! Phải chăng các người đã hành hạ đứa nhỏ quá sức? Nó đâu phải là người tù khổ sai của các người!. . .
"Xin hãy bình tĩnh. Chỗ nầy không phải là nhà tù. Không có chuyện hành hạ trẻ nít ở nơi đây. Huyền châu là một cô gái ngoan hiền và nhất là cháu đẹp không thua mẹ của cháu. Ở đây ai cũng quý mến và thương yêu Huyền Châu. Cháu nó không được giao cho làm những việc nặng nhọc hay khó khăn như những trẻ khác cùng lứa tuổi bởỏi vì viện chúng tôi thấy Huyền Châu quá còm cõi và sầu muộn lê thê! Huyền Châu trốn đi là vì một lý do khác: nó muốn đi tìm mẹ ruột của nó. . . . . ."
Thôi! Đủ rồi! Tôi khôn còn muốn nghe thêm. Tôi thẫn thờ bước ra khỏi cổng viện mồ côi sau khi vội vàng đặt lên bàn viết của người nữ tu một xắp bạc khá lớn. Trên kia, khung trời xám phủ đầu tôi. Gió lạnh, mưa gào vồ vập thân tôi nhưng tất cả chừng ấy cũng chưa sánh bằng với nỗi đoạn trường chơi vơi, chất ngất ở trong lòng. Tôi lại đi thất thểu trên đường quê vắng lạnh giống như đêm nào tôi cũng vừa mới thất thểu một mình trên đường phố vắng tanh ở Saint Tropez khi bắt được tin con gái rơi của mình vẫn còn sống.
Giờ nầy ở Việt Nam chồng mình đang làm gì, con mình đang làm gì ở bên kia phía trời Đông? Còn mình đang làm gì mà lưu lạc tới chốn nầy ở nơi trờ Tây? Lại cũng những câu hỏi đó, sao chúng cứ đeo đẳng, dây dưa theo mãi và tôi cứ phải lẩn quẩn không có cách nào để trả lời cho ổn thỏa.
Vẳng xa đâu đó tiếng đàn Tây Ban cầm nức nở, oán than của người du mục Gitane giống như tiếnng nhạc sáo u hoài của một dàn nhạc điếu tang.
Và tôi đi trong cõi bất định với nhịp bước lơ lửng của người mộng du, và cứ đi mãi. . . Tôi không còn biết tôi là ai. Quanh tôi là mốt tấm thảm màu đen xa rộng ngút ngàn; cạnh tôi là những bờ lau sậy rát buốt xém da; dưới chân tôi là bùn đất nhầy nhụa giống như ti lỗi giãi tràn nhơ nhớp trong con người của tôi hiện giờ.
*
16
Luật sư Huy thảng thốt khi nhìn thấy tôi trở về:
" Trời ơi! Trông chị kìa. . . Sao vậy? "
Quần áo tôi tèm nhem, người ngợm tôi đầy bùn đất, đầu tóc tôi rối bù như ổ quạ, mắt tôi thâm sầu, mặt tôi hốc hác, người tôi bệ rạc. Huy xô ghế chạy ra đón tôi và dìu tôi ngồ xuống ghế da:
" Cái gì vậy? Chị có làm sao không? "
Tôi không trả lời, chỉ gụt gật đầu nhẹ để trấn an Huy. Tôi cũng không biết phải ăn nói như thế nào. Làm sao Huy hiểu được. Tôi muốn lên tiêng trách Huy là đầu dây mối nhợ khiến cho tôi phải ra nông nổi như thế nầy nhưng chợt nghĩ lại thì thấy mình thật vô lý.
Làm sao tôi có thể trách Huy. Huy có lỗi gì đâu. Người gây cớ sự là tôi chứ có ai khác nữa. Chuyện chẳng có mới mẻ gì, nó đã xảy ra từ hơn mười năm về trước và Huy nào có biết ất giáp gì cho cam. Huy là một người bạn tốt nhưng không phải là một người để tôi có thể thổ lộ tâm tình riêng tư huống hồ lại là chuyện riêng tư tội lỗi làm vỡ tung thuần phong mỹ tục lâu đời của người Việtt Nam. Vì thế tôi quyết định dấu Huy về chuyện lang chạ của tôi. Huy bưng cho tôi tách cà phê nóng bốc khói. Tôi tỏ dấu cám ơn:
"Xin anh cho tôi một điêu thuốc lá có được không? . . ."
Huy chưng hửng, sửng sốt nhìn tôi hồi lâu rồi cũng phải làm theo lời. Thuốc lá của Huy hút là loại thuốc lá Mỹ Pall Mall, hương vị cũng hơi đăng đắng nhưng không thoảng được vị đặm đà của loại thước điếu J. Bastos của Việt Nam hoặc Gauloise của Pháp. Nhớ tới mùi thuốc Gauloise tôi lại nhớ tới Bertrand. Tôi muốn quên đi hình ảnh đó, tôi không còn muốn nhớ tới mùi thuốc lá quen thuộc đó nhưng khói thuốc Pall Mall quện vòng như đang vẽ lại bóng dáng người xưa. Tôi dụi nhanh điếu thuốc, cố xua đi hình ảnh cũ.
" Anh Huy này, tôi có một cô bạn cũng là người đồng hương của tụi mình. Trước đây chị ấy học cùng lớp với tôi ở đại học y khoa Mont Pellier. Chồng của chị ấy là Bertrand, nhân vật được đề cập trong bức
17
điện tín mà anh đã nhận dùm cho tôi đó. Chị ấy đã chết vì bị xuất huyết nội khi sanh đứa con đầu lòng. Sau đó thì đến lượt Bertrand cũng bị tai nạn xe hơi. Đứa con gái mười mấy tuổi của hai người tên là Bertrand Huyền Châu hiện giờ không biết lưu lạc ở phương nào! . . .". Tôi ngừng một phút lấy lại bình tĩnh để làm cho chuyện nói láo của mình được tự nhiên và thật hơn.
"Tôi xuống Saint Tropez rồi đi Camargues để dọ hỏi tin tức về đứ con gái nhưng viện mồ côi La Charité ở Camargues cho tôi biết là nó đã trốn ra khỏi viện từ hơn tháng nay!. . ."
Huy yên lặng và chăm chú theo dõi câu chuyện tôi kể. Tôi dựng chuyện thật khéo, tôi nói láo thật hay và Huy tin tôi hoàn toàn.
" Bây giờ chị tính thế nào? "
" Nhờ anh lục lạo tìm Huyền Châu hộ tôi . Đó là lời trăn trối và ước vọng cuối cùng của người bố Huyền Châu vì anh ta biết rõ tôi là bạn chí thân của mẹ đứa nhỏ."
" Chị bảo tôi lục lạo bằng cách nào? "
Tôi giả bộ trợn mắt nhìn Huy:
" Chưa gì dã muốn tháo thoát? Nầy ông bạn, tôi hỏi ông bạn câu nầy: ông có phải là bạn thân của tôi hay không? Trả lời đi ông luật sư của tôi. . ."
" Phải quá đi chứ! Nhưng nào có ăn nhập gì tới chuyện nầy? "
" Sao lại không ăn nhập gì, có ăn nhập lắm chứ! Mẹ của đứa bé là bạn thân của tôi thì cũng là bạn thân của anh chứ bộ ! Hơn nữa chị ấy cũng là người Việt Nam như tụi mình, không lý anh không muốn giúp?"
Huy đưa tay lên khỏi đầu, giọng nói của người bị bắt bí:
" Thôi đi bà bác sĩ ơi! Bà đem tình nghĩa đồng bào ruột thịt để chận họng chận cổ thì tôi còn biết phải ăn nói làm sao đây? "
Tôi đánh mạnh thêm:
" Thì thôi vậy! Có vẻ như là bị ép buộc, trả nợ quỹ thần. Không dám nhờ anh đâu! "
18
" Thôi mà chị Bích Ngọc, dồn nhau vào thế bí làm gì? Chị nhờ hay không nhờ là một chuyện nhưng giữa tôi và người mẹ của đứa nhỏ cùng là người Việt Nam với nhau lại là một vấn đề khác nữa! Tôi là người Viamt Nam nếu không giúp người đồng hương thì làm sao lương tâm được yên. Mình không làm không lẽ để Tây họ làm cho mình sao?
*

<< Chương Kết |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 552

Return to top