Huyền Trân Công chúa, con gái Trần Nhân tông, em gái Anh tông, không rõ năm sinh, năm mất.
Từ năm 1293, Nhân tông thoái vị, truyền ngôi cho con là Anh tông, rồi ra tu ở núi Yên Tử. Đến năm Tân sửu 1301, nhân có phái bộ Chiêm Thành sang giao hảo, Thượng hoàng Nhân tông được mời du ngoạn nước Chiêm. Trần Nhân tông chấp thuận, theo chân phái đoàn, đến sống trong cung điện vua Chiêm của Chế Mân (Jaya Sinbavarman III) ngót 9 tháng. Rồi khi chia tay trở về nước nhà, cảm lòng Chế Mân có hậu đãi, Thượng hoàng Nhân tông hứa gã công chúa Huyền Trân cho (mặc dầu Chế Mân đã có vợ chính thất, người xứ Java, mĩ hiệu là hoàng hậu Tapasi). Từ ấy, Chế Mân vẫn thường sai sứ sang tỏ việc cầu hôn, nhưng triều đình Việt còn do dự, không trả lời dứt khoát.
Đến năm Bính ngọ 1306, vua Trần Anh tông gả bà cho vua Chiêm là Chế Mân để đổi lấy 2 châu Ô, Lý.
Huyền Trân về Chiêm, được phong hoàng hậu, mĩ hiệu là Paramecvari. Chỉ non một năm, Đ. vị 1307, tháng 5, Chế Mân mất.
Tục nước Chiêm, vua mất thì hoàng hậu phải vào hỏa đàn để tuẫn tang. Trần Anh tông biết thế, la ngại cho tính mạng Huyền Trân, liền sai Nhập nội hành khiển Thượng thư tả bộc xạ là Trần Khắc Chung và An Phủ sứ là Đặng Văn sang Chiêm, giả tiếng đi điếu tang, để tìm cách cứu Huyền Trân đưa về nước.
Trần Khắc Chung làm tròn sứ mạng, cứu được Huyền Trân, nhưng trên đường về lại cùng Huyền Trân tư thông. Do đó, Hưng Nhượng vương
Trần Quốc Tảng hễ trông thấy Khắc Chung là chửi mắng:" Họ tên người này không tốt, có lẽ nhà Trần mất vì người này chăng"!.