Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Bài Viết >> Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 23476 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức
Ted Brusaw và Siegfried Knappe

P 4: Chương 27

Trại tù chứa tù nhân từ khắp các nước Châu Âu: Bulgarians, Rumanians, Tiệp, Ba Lan, Áo, Hung, Ý - những người từ các nước đã chiến đấu như là đồng minh của Đức. Mặc dù Tây Ban Nha đứng trung lập trong chiến tranh, nhưng chúng tôi cũng có và người Tây Ban Nha, vì Tây Ban Nha gởi đến 1 sư đoàn gồm những người tình nguyện để chiến đấu cho nước Đức để trả ơn sự giúp đở của chúng tôi cho Franco trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Tất nhiên, hầu hết tù nhân là người Đức.
Khoảng 10 - 15% số tù binh là sĩ quan cấp thấp (dưới thiếu tá) ở đây vì họ thuộc dòng dõi quý tộc hay nổi tiếng, khoảng 5% là thường dân hay binh lính cũng vì lý do trên, và 80 - 85% là sĩ quan cấp cao hơn (từ thiếu tá trở lên). Hệ thống quân giai của Đức vẫn được giử trong trại. Chúng tôi không đeo lon hay dùng cấp bậc khi nói chuyện, nhưng mọi người đều biết cấp bậc của nhau và phần lớn chúng tôi giữa quan hệ đó với nhau.
Tôi khám phá nhanh chóng là Krasnogorsk có nhiều nguời rất lý thú. Người Nga tụ tập về đây nhiều người nổi tiếng về quân sự cũng như dân sự từ khắp Châu Âu và Châu Á: khoa học gia, các học giả, nhà ngoại giao, nghệ sĩ, tướng lãnh, quý tộc - nhưng người mà người Nga thấy có lợi hay thích thú. Tôi cảm thấy may mắn bị giữ chung với những người giỏi nhất và sáng giá nhất nước Đức, nhưng tôi cũng nghĩ là người Nga sẽ bắn hết chúng tôi sau khi họ khai thác hết những gì họ muốn từ chúng tôi, vì đây là những người có thể làm ảnh hưởng rất lớn cho xã hội nước Đức.
Tôi được biết rằng tôi ở đây là vì tôi là sĩ quan hành quân của Weidling và họ muốn biết những gì xảy ra ở Berlin, và nhất là trong hầm Quốc Trưởng. Họ cũng có Weidling, von Dufving, Refior, và những người đã ở Berlin vào phút cuối. Một cách khác, chỉ vì nơi tôi đã ở trong những tuần cuối cùng của chiến tranh đã đưa tôi đến đây thay vì những trại lao động. Người Nga thấy tôi "thích thú" chỉ vì kinh nghiệm của tôi trong việc phòng thủ Berlin, và đó là sự may mắn. Vì nếu chúng tôi không mất liên lạc với Tập Đoàn Quân 9 khi lui về Berlin, nếu Weidling không quyết định đến hầm Quốc Trưởng để biết tình hình lúc đó thì Hitller đã không ra lệnh chúng tôi vào bên trong để phòng thủ Berlin.
Tôi cảm thấy khó để "bào chữa" cho sự may mắn của mình trong suốt cuộc chiến. Tôi phải chấp nhận nó như là định mệnh của mình mà không cảm thấy tội lỗi - tội lỗi là tôi đã nhập viện ở hậu phương và đi học trong chiến tranh trong khi những người khác phải ở mặt trận, tôi lỗi là tôi đã sống trong khi biết bao người đã chết, và tôi lỗi là bây giờ tôi trong nhà tù mà tôi không phải làm việc trong khi biết bao người lao động đến chết trong những trại tù lao động khổ sai.
Tôi kết luận là người Nga đưa tù nhân về Krasnogorsk hoặc vì những người này có thông tin mà họ cần hay vì họ hy vọng có thể tuyển mộ và huấn luyện những nguời này và đưa về Đức để gián điệp hay làm việc cho họ. Họ nghĩ là ai đó với tên tuổi nổi tiếng sẽ đặc biệt có ảnh hưởng ở nhà, và suy nghĩ của họ có thêm cái lợi: nếu họ đưa những người đó đến đây, những người đó sẽ không gây ảnh hưởng những nguời ở nhà chống lại họ ; và nếu có thể tuyển mộ được những người đó, họ sẽ đưa những người nổi tiếng về Đức để gây ảnh hưởng có lợi cho họ.
Vài người trong trại bị đưa đến đây chỉ vị tên của họ. Một người, một ví dụ, có tên là Truman có cửa tiệm cigar ở Potsdam. Người Nga hỏi anh ta có quan hệ gì với tổng thống Mỹ, và anh ta khoác lác là có thể vì anh em của ông nội anh ta di cư qua Mỹ. Sự khoác lác của anh ta thắng được một chiếc vé đi Krasnogorsk! Một người khác tên Ackermann. Cha anh ta là một nhà chính trị quan trọng của Đức từ trước WW I. Anh ta bị họ để ý chỉ vì cái tên, và họ đưa anh ta đến Krasnogorsk. Một người khác tên Hugo Dorpfeld. Cha anh ta, Wilhelm Dorpfeld, là giám đốc của viện khảo cổ học của Đức ở Athens và có tham dự một cuộc khai quật ở Olympia và Troy; anh ta đến Krasnogorsk đơn giản bởi vì người Nga nhận ra tên của cha anh ta. Anh ta vào khoảng 50, một dược sĩ. Thông minh, chững chạc, và quý phái, anh ta tỏ ra xứng đáng là con của một người nổi tiếng, và tất cả chúng tôi đều thích anh ta. Anh ta chưa bao giờ là một mối đe doạ cho người Nga.

Người Nga có vẽ bị quyến rũ bởi giới quý tộc, mặc dù họ giết hoặc đuổi đi hết giới quý tộc Nga. Có thể khoảng 30% tù nhân là từ giới quý tộc Đức. Hầu hết là tướng lãnh hay sĩ quan tham mưu, nhưng cũng có một số thường dân. Hàng rào gỗ được dựng lên trong một phần trại che lấp làm chúng tôi không nhìn thấy một số tù nhân thường dân, đa số là gia đình của hoàng tử Ba Lan Radziwill. Người Nga đưa hoàng tử Radziwill đến Krasnogorsk để đề phòng ông ta có ảnh hưởng cho sự chống lại họ sau chiến tranh ở Ba Lan. Gia đình ông ta khoản 12 đến 15 người của cả 3 thế hệ. Họ có một nhà riêng cho họ, và người Nga xây hàng rào gỗ xung quan để cho họ sự riêng tư. Họ rõ ràng tỏ sự tôn kính của họ với hoàng tử Radziwill. Chúng tôi biết về gia đình Radziwill qua một linh mục công giáo, người ở trại chúng tôi và làm lễ cho họ. Tôi không biết là có phải một thành viên của gia đình hoàng tử Radziwill sau này làm xuôi gia với tổng thống Mỹ John F. Kennedy có từng ở trong trại không.
Một người thường dân quý tộc khác là Count Schwerin. Ông ta là một người goá vợ từ một gia đình rát nổi tiếng có nhiều đất đai ở Mecklenburg và Pomerania. Nhiều thành viên của gia đình ông ta là bộ trưởng của chính phủ, và một người là bộ trưởng tài chính của Hitler. Ông ta là một trong những người già nhất trong trại và một trong những người xứng đáng nhất của giới quý tộc. Ông ta rất giữ mình. Mạc dù ông ít khi đàn đúm, nhưng ông trở thành một người bạn hay khuyến khích tôi. Người Nga đưa ông đến Krasnogorsk vì ông ta nổi tiếng và có nhiều đất đai. Họ cũng có thể biết là người vợ đã mất của ông là một công chúa Nga đã trốn qua Đức sau cuộc cách mạng Nga. Tôi nghĩ người Nga muốn giữ những người như Schwerin và Radziwill như những con tin cho bất cứ những gì có thể xảy ra.
Cuối cùng, tôi biết hầu hết tất cả những người trong trại, có thể tên 1 nửa số người trong trại, và hầu hết những mặt mũi của họ (thường thì khoảng 600 người). Tôi biết nhiều câu chuyện về họ và lý do họ ở Krasnogorsk. Tôi cũng biết, phần lớn, những ai hợp tác với người Nga và được thêm thức ăn và những ai không hợp tác.
Những nhóm bạn hình thành nhanh chóng trong trại, gồm những người có chúng văn hoá hay sở thích. Các nhóm nhỏ lớn khác nhau từ nửa tá đến 1 tá. Những người tù cùng ăn, ngủ chung với nhau, chúng tôi biết nhau rất rõ, và chúng tôi không lo sợ nhiều về sự rình mò của những kẻ hợp tác bí mật (bên cạnh bọn "hoạt động"). Chúng tôi cùng tổ chức sinh nhật của nhau, và tổ chức các ngày lễ theo từng nhóm.
Wolff, tất nhiên, trở thành thành viên của nhóm chúng tôi. Tôi hoàn toàn tin ở anh ấy, và trong những năm tháng tù đầy, sự hoà nhã tự nhiên và sự lạc quan của anh giúp nhiều người qua được thời gian ảm đạm này.
Một người bạn tốt và thân tín khác là Thiếu Tá Friedrich von Burkersroda. Anh cũng rất thân thiện và hoà nhã, nhưng quan trọng hơn là anh rất trầm tỉnh và chững chạc, luôn toát ra một cá tính rất mạnh. Anh cũng rất thông minh, và anh ta gây sự tự tinh cho những người xung quanh. Anh ta là mẫu người mà ai cũng muốn có bênh cạnh trong bất cứ tình huống nào. Anh là một sĩ quan phụ tá sư đoàn và bị bắt bởi một lính Nga nữ, người mà anh diễn tả là tàn bạo hơn lính nam. Anh xuất thân từ một gia đình quý tộc cũ và có nhiều đất đai trước chiến tranh ở nơi bây giờ thuộc Đông Đức. Dĩ nhiên, gia đình anh mất hết tài sản dưới sự chiếm đóng của quân Nga.
Em trai của anh, Kurt, cũng là một phần của nhóm. Anh cháng qua ốm và xương xẩu nhìn già trước tuổi. Sau chiến tranh, người Nga bắt đầu tìm một số người, nhất là giới quý tộc. Khi họ tìm thất 2 anh em từ một gia đình quý tộc ở trại khác nhau, họ đưa 2 người về với nhau, có thể nghĩ rằng nếu họ làm như vậy hai anh em có thể hợp tác với họ. Điều đó không xảy ra trong trường hợp này, nhưng đó là sự may mắn cho Kurt. Là một trung uý, anh ta phải làm việc ở Krasnogorsk, những cuộc sống ở đây dễ chịu cho anh ta rất nhiều so với ở trại lao động. Kurt rất nhạy bén và có đầu óc tò mò. Với sự lạc quan tự nhiên của tuổi trẻ, and luôn nghĩ là sẽ được về.

Hai anh em von Wangenheims, một đôi anh em khác từ một gia đình quý tộc cũ, cũng trong nhóm chúng tôi. Người anh, Konrad, dã từng tham gia Olympics năm 1936 ở Berlin, môn cưỡi ngựa trong cuộc đua 3 ngày. Trong cuộc đua đường trường, anh bị té và gãy xương đòn, nhưng anh lên ngựa và mặc dầu bị thương và về đến đích trong cơn đau. Vì thế nên đội của anh được huy chương vàng, và anh là một anh hùng của nước Đức. Dĩ nhiên, người Nga biết điều đó.
Nhóm chúng tôi có một người là sĩ quan hành quân của Thống Chế Paulus, Tập Đoàn Quân 6, đã đầu hàng ở Stalingrad tháng 2 năm 1943. Anh là một đại tá tham mưu. Anh ta làm một người ít nói, và đau khổ về những kinh nghiệm ở Stalingrad. Anh ở khoảng cuối 30, tầm vóc bình thường, tóc đen và cặp mắt tư lự. Bên cạnh những trận đánh kinh hoàng với quân Nga ở Stalingrad, anh đã nhìn thấy quá nhiều người chết vô nghĩa vì đói, vì thiếu đồ ấm mùa đông, và thiếu chăm sóc y tế vì Tập Đoàn Quân 6 không được phép rút lui và không được tiếp tế đầy đủ. Anh hoàn toàn bỏ cuộc, dù anh còn vợ con ở nhà, và bây giờ anh chỉ sống lay lất qua ngày.
Chúng tôi có một người linh mục trong nhóm, người làm lễ cho hoàng tử Radziwill. Ông là một trong những giáo sĩ từng cộng tác với Cộng Sản bằng cách viết những bài báo và ký các văn kiện để chấp nhận Công Giáo cũng có thể là Cộng Sản. Người Nga đã đưa những giáo sĩ khác đến trại khác sau khi họ hợp tác, nhưng ông ở lại Krasnogorsk vì lý do nào đó. Chúng tôi biết những gì ông ta làm, nhưng ông ta rất hợp ý nên chúng tôi chấp nhận ông. Chúng tôi có những cuộc thảo luận với ông ta về lý do ông hợp tác với người Nga. Ông biện hộ là ông cần phải làm bất cứ điều gì để được sống để cầu nguyện cho các tù binh. Ông cũng nhận thức được là họ có thể tra tấn và bắt ông ký vào văn bản, nên ông hợp tác để họ không làm như vậy. Ông nghĩ là ông chỉ là người thực dụng. Nhưng Cộng Sản là những người vô thần đã được xác định; Làm sao một người vô thần cũng là người Công Giáo? Ông cũng lợi dụng lập luận "chúng ta không còn tổ quốc", điều mà nhiều tù binh Đức dùng nó làm lý do để hợp tác với người Nga để được thức ăn tốt hơn và đối xử tốt hơn. Ông ta là một người đã vượt qua cái chết, một người có tài hùng biện, và rất giỏi để biện hộ bất cứ thứ gì ông ta muốn bào chữa.
Đại Úy Arthur Pawelek, nguyên chánh án, bây giờ được phân công chia thức ăn, ở Krasnogorsk vì công việc đầy ảnh hưởng trước đây và vì gia đình tiếng tăm của ông. Người Nga đặc biệt lo sợ những người này, vì họ có thể lôi kéo người khác chống lại. Ông ta cao và ốm, một người tốt, lịch sự, thân thiện, và giúp đỡ mọi người. Ông ta muốn sống và muốn mọi người cùng sống, nhưng ông ta không làm tổn thương đến lòng tự trọng của mình để làm việc đó. Ông ta luôn phản ứng với nhưng ai biện hộ sự hợp tác với người Nga vì họ "không còn tổ quốc." Ông cảm thấy mạnh mẽ rằng vì thế hệ của chúng tôi góp hần tàn phá đất nước, nên trách nhiệm của chúng tôi là xây dựng lại nó. Ông luôn rộng lượng đối với những tù binh có gia đình ở Đông Đức, cho chúng tôi địa chỉ của ông ở Bremen (Tây Đức) và đề nghị giúp đỡ tất cả chúng tôi làm lại từ đầu nếu chúng tôi có cơ hội ra khỏi nước Nga.
Count von Schwerin cũng là thành viên của nhóm chúng tôi. Mạc dù ông ta lớn hơn tôi hơn 20 tuổi, chúng tôi trở nên thân thiết. Với đôi mắt sâu, ông nhanh chóng trở nên hốc hác khi xuống cân. Ông ta đổi phần thuốc lá lấy thức ăn, cũng như tôi làm. (Người Nga đối xử với tù binh quý tộc lớn tuổi như với các sĩ quan cao cấp - họ được nhận phần thuốc lá và không phải làm việc.) Ông ta thích đi bộ, mỗi ngày đi quanh trại hàng cây số.
Trừ người giáo sĩ, tôi có nhiều người bạn để nói bất cứ chuyện gì. Chúng tôi có nhiều cuộc tranh luận dài với vô số đề tài khác nhau. Khả năng thảo luận việc này nọ giúp chúng tôi giử được sự cân bằng. Nó là một trong vài vũ khí chúng tôi có để chống lại sự tuyên truyền không dứt và sự áp lực và chán nản của tình hình chúng tôi.

<< P 4: Chương 26 | P 4: Chương 28 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 777

Return to top