- Các cháu cũ thì biết rồi, nhưng vì lớp ta có những bạn mới, nên cô tự giới thiệu lại nhé. Cô là cô giáo Hoa, chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn này. Vừa qua, cô bị mệt, phải đi nằm viện, nên cô Thìn dạy thay. Nay cô đã khỏi, cô lại về với các cháu. Cô cháu ta lại cùng học hành, vui chơi như ngày trước nhé.
ôi, cô Hoa yêu quý của em ! Một vóc hình mảnh mai. Một mái tóc đen huyền gọn ghẽ. Một gương mặt vừa tươi như hoa, vừa thắm thiết như mẹ hiền. Một chấm nốt ruồi bên cặp má có nốt xoáy đồng tiền tôn thêm vẻ cao quý. Một giọng nói hậu tình. Một tình thương san sẻ. Một thái độ công bằng như mặt trăng đêm rằm tròn đầy.
Bây giờ thì tôi mới hiểu rằng cô Quyên đã không nói dối tôi, khi bảo đã xin cho tôi học cô giáo khác, chứ không phải cô Thìn. Cô Hoa là cô giáo của tôi. Cô dạy chúng tôi học tính, học vẽ, học hát, tập múa, tập thể dục. Cô kể chuyện cho chúng tôi nghe. Cô dạy chúng tôi kính yêu ông bà, cha mẹ, giữ vệ sinh, thật thà, thương người nghèo khó, biết ơn các anh hùng liệt sĩ... Cô làm cho tôi nhận ra tôi. Hóa ra tôi không phải là thằng ngu, ông tẩm, là đứa đã dốt lại còn hỗn láo. Một lần dạy xong một bài hát mới, cô chỉ định tôi hát thử. Tôi cất tiếng. ›, ai hát thế nhỉ ? Ai hát mà cả lớp im phăng phắc, cả trường im phăng phắc, nghe được cả tiếng cánh hoa lan rơi trên sân chùa ? Cô Hoa và các bạn cùng vỗ tay rào rào. Thì ra tôi "thừa hưởng được giọng hát của mẹ tôi". Hôm tôi được bầu làm quản ca, tôi kể cho bà tôi nghe, bà tôi bảo thế. Bà còn chép miệng than như là bâng quơ : Được thằng bé như hòn vàng thế này còn mong muốn cái gì nữa cơ chứ !
Cô giáo khen tôi nhiều lắm. Lần nào Việt cũng khoe hộ với bà tôi. Bà ơi, hôm nay làm tính cộng, cháu với bạn Duy cùng được thứ nhất, bà ạ. Buồn cười, hôm qua cô giáo bảo : Hãy nói một câu có chữ đỏ. Chỉ có cháu với bạn Duy giơ tay. Cháu nói : Mặt trời đỏ như lửa. Bạn Duy nói : Tham con đỏ, bỏ con đen. Cô giáo khen cả hai đứa, bà ạ. Bà gật. Bà biết, câu ấy tôi học ở bà. Nhà Việt ở khu A. Bố mẹ Việt là cán bộ lãnh đạo cấp sở, nhưng Việt chẳng khoe về bố mẹ mình bao giờ.
Chẳng bù với thằng Văn Giang và thằng Kim Phú. Hai thằng này hóa ra chỉ được cái mẽ bề ngoài, môn nào chúng học cũng kém. Chúng chỉ được cái láu. Cô giáo vừa ra câu hỏi, chúng
đã giơ tay đánh pắp, rồi đứng lên huyên thuyên một hồi chẳng ra đâu vào đâu. Thằng Văn Giang còn có tính tham vặt. Nó toàn lấy trộm kim băng của tôi. Lừa lúc tôi ngủ trưa nằm cạnh nó, nó thò tay sang tháo kim băng găm khăn tay ở ngực áo tôi. Một lần tôi và Việt cùng rình, tóm được tay nó. Nó ngượng quá, lu loa là chúng tôi mất trật tự.
Từ hôm cô giáo Hoa trở lại lớp, rất ít tuần thằng Văn Giang và thằng Kim Phú được nhận Phiếu Bé Ngoan. Thế là phải. Ngoan gì chúng nó. Nhất là thằng Kim Phú. Nó ăn tham, nói tục ghê người. Một hôm tôi và Việt đã kinh ngạc vì thấy hai túi áo ngực nó ních căng hai cuộn tiền lớn. Nó khoe : đó là tiền bố nó cho nó. Bố nó ối tiền. Làm gì mà bố nó ối tiền ? Thằng Văn Giang bảo : Bố tao là phó đại sứ, đi nước ngoài xoành xoạch, giàu hơn bố thằng Kim Phú. Nhưng bố thằng Kim
Phú lại oai hơn. Bố nó là đại tá công an mật.
- Bố tao muốn bắt ai cũng được.
ông to đùng nhất nước, bố tao cũng có thể ký lệnh bắt được. Bố tao hoạt động ở khắp thế giới. Sang cả Cam-pu-chia. Toàn đi xe bọc thép nhé ! - Thằng Kim Phú nói vậy.
Trừ tôi và Việt, cả lớp tôi, đứa nào cũng có vẻ sợ nó. Chẳng mấy đứa dám cưỡng lại ý muốn của nó.
Một hôm Việt nghỉ học, tôi đến lớp, thấy đứa nào vào lớp cũng len lén đi tới cái ghế có vẽ hình con hổ - biệt hiệu của thằng Kim Phú - và giúi một gói gì nho nhỏ vào cái túi vải treo ở lưng ghế. Tôi hỏi. Thằng Văn Giang trố mắt : ›, thế mày không đóng tiền cho đại tá à ? Tôi đáp : Không !
Giờ ra chơi, thằng Văn Giang gọi tôi tới gốc cây hoa lan. Thằng Kim Phú
đã đứng sẵn ở đó. Nó đội mũ kê-pi, cổ đeo quân hàm ba sao hai gạch. Tất nhiên là bằng giấy cả.
- Mày có biết ai đây không ? -Thằng Văn Giang hất hàm hỏi.
Tôi dửng dưng :
- Thằng Kim Phú.
- Không phải. Đây là đại tá Kim Phú. Đại tá SS, tức đại tá mật vụ. Đại tá có quyền phong quân hàm cho mọi người từ hạ sĩ tới thiếu tá. Tao hiện thời đã là đại úy. Này, mày có muốn được đại tá phong không ?
- Có. Tao muốn được phong. - Tôi nói.
Thằng Kim Phú chìa tay :
- Thế thì đưa đây.
- Đưa cái gì ? - Tôi ngạc nhiên.
Thằng Văn Giang trợn mắt :
- Tiền chứ gì nữa.
- Sao lại tiền ?
- Ngu thế ! Có nộp tiền thì mới được đại tá phong chức cho, hiểu chưa?
Tôi quay đi :
- Tao không có tiền.
Thằng Kim Phú sấn tới, đẩy vai tôi :
- Năm hào, hạ sĩ. Một đồng, thiếu úy. Hai đồng, trung úy. Còn không, mày là lính hầu. Đi ra ngoài kia gác cổng.
- Tao không gác !
- A, bướng hả ? Tao sẽ ra lệnh các sĩ quan SS của tao bắt giam mày ngay bây giờ.
- Tao mách cô.
- Thách mày đấy !
Mũi tôi toát mồ hôi. Tôi gằn : - Mày nên nhớ : bố tao là trung úy lái xe. Chú tao là bộ đội đặc công nhé !
-Ăn thua mẹ gì. - Thằng Kim Phú đanh mặt lại : - Bố tao có thể bắt bố mày, chú mày bất cứ lúc nào, hiểu chưa ? Đi ra gác cổng. Đi !
Tôi bị thằng Kim Phú hích nhẹ một cái. Rồi thằng Văn Giang cùng hai ba thằng nữa ém luôn hai bên mạng sườn tôi, áp điệu tôi ra khỏi cổng trường.
Tối về, tôi chỉ còn cách ấm ức kể lại câu chuyện cho bà tôi nghe.
Tôi được Phiếu Bé Ngoan. Chiều thứ bảy ấy vui lan cả sang ngày chủ nhật. Bao nhiêu buồn tủi vương trên mặt bà bỗng chốc được lau sạch. Bà thái su hào ngâm dấm, làm bún chả cho tôi ăn.
Việt đến chơi rủ tôi đến thư viện nhà cụ Hồn Nhiên xem sách báo. Đã biết chữ đâu, nhưng Việt cười nhe hàm răng trắng nõn : "Tớ đoán được hết". Việt thông minh lắm. Giỏi nhất tính nhẩm và nặn tượng. Bàn tay Việt nho nhỏ xinh xắn như vóc người Việt bé bé xinh xinh. Việt lại hay chuyện chứ không lì xì như tôi. Việt lí láu kể đủ mọi chuyện ở lớp cho bà tôi nghe. Cái gì Việt cũng biết.
- Bà ạ, cô Thìn bị cô hiệu trưởng phê bình đấy, bà ạ. Mẹ thằng Kim Phú tức cô Hoa lắm cơ, bà ạ. Vì nó hay bắt nạt bạn bè nên không được Phiếu Bé Ngoan. Thế mà mẹ nó lại bênh nó !
- Đúng rồi. Có khuyết điểm phải nhận chứ !
- Bạn Duy không có khuyết điểm, cháu phải bênh bạn ấy chứ, bà nhỉ. Cháu kể chuyện cháu bênh bạn Duy, bố mẹ cháu bảo : thế là đúng.
- Đúng thế, cháu ạ.
- Bà ơi !
- Gì thế, cháu ?
- Thằng Văn Giang có lần lấy kim băng của cháu đấy. Nó còn cắn cháu ! Nhưng, cháu cóc sợ. Bà ơi...
- Gì, hả cháu ?
- Lớp cháu chia làm hai phe đấy.
Y như phường ta ấy, bà ạ.
- Sao ? Cháu bảo phường ta thế nào ?
- Phường ta cũng chia hai phe. Phe ông Luông. Phe cụ Hồn Nhiên, cụ Vinh pháo. Cháu nghe bố cháu nói thế.
Thôi, cháu chào bà, chào cô Quyên, cháu và bạn Duy đi đây !
Bà tôi nhìn theo tôi và Việt, thoát một hơi thở thảnh thơi. Đoạn, quay sang cô Quyên đang ngồi nhặt rau, bà thủ thỉ :
- Trẻ con bây giờ nó tinh ý, sáng dạ hơn xưa nhiều. Nhưng cũng lắm đứa tai quái quá cơ, cô giáo ạ. Ai lại chơi với nhau, còn bé tí mà đã gian vặt, vu vạ, cậy quyền thế, bắt nạt, chèn ép nhau. Thậm chí còn giở trò áp bức, trấn lột nhau.
Cô Quyên ngẩng lên :
- Cũng là do bố mẹ và cô giáo bà ạ.
ở trường, cô thế nào, các cháu theo thế. Như cô Thìn ấy. Khổ ! Cô ấy chỉ là cô nấu ăn, nuôi trẻ. Cô Hoa đi viện mới tạm dạy thay vài tháng. Thế là lớp học lung tung hết cả lên. Đến khi cô Hoa về, chấn chỉnh lại, vất vả quá.
- Cô Hoa bị bệnh gì hả cô ?
- Bị bệnh tim bẩm sinh bà ạ.
- Khổ ! Người tốt sao nhiều cái rủi ro thế !
Câu nói làm mủi lòng cả hai người. Lát sau, thấy bóng người bên sân nhà cô Đại Bàng, bà mới ngẩng lên. Cô Đại Bàng vừa đi chợ về, xách cái làn nặng vẹo cả một bên vai, bước vào sân, kêu toang toang: - Trời đất ơi, thịt lợn lên một lúc ba giá, bà và cô giáo ạ. Tất tật các mặt hàng khác cũng vậy, sống thế nào nổi bây giờ !
Bà tôi cười, trở lại con người hóm hỉnh của mình :
- Thế thì ta bỏ thịt, trở về với rau cỏ, cá mú. Chả có gì sợ cô ạ.
Cô Đại Bàng dỡ làn thức ăn, lôi ra hai xâu cua :
- Thì con theo ý bà đây. Con thì cơm rau cũng trôi ngon ba bát. Nhưng còn hai con ranh ấy cơ. Động cái gì không vừa miệng là dỗi, là ăn vạ.
- Trẻ mỏ nó ở trong tay mình. Bé không vin, cả gãy cành.
Cảm thấy như lỡ lời, bà tôi vội ngậm miệng. Nhưng, cô Đại Bàng như con người vô tâm, chất phác, chẳng chạnh lòng. Cô nhấc hai xâu cua, đi sang sân nhà cô Quyên : - Mình có cối cho tớ mượn một lát ?
- Để em rửa cái chày đã.
- Vẽ ! Mình vừa giã bột chứ gì !
Chợt thấy mắt cô Quyên ngấn lệ, vừa nhấc cái cối đá, cô Đại Bàng liền đặt xuống :
- Tôi vô tình quá. Lâu không hỏi thăm, chú ấy hiện giờ ra sao rồi ?
- Cái chân bị thương, hoại thư phải cắt, chị ạ. Còn các vết thương khác, may chỉ ở phần mềm.
- Thế là chỉ mất có một chân ?
- Vâng, chỉ mất có một chân !
- Thế thì may nhất cô rồi !
Cô Đại Bàng reo to, rồi cười hềnh hệch :
- Cô giáo gấp gấp sửa soạn đón ông cụt về đi thôi.
Không để ý đến câu nói thô kệch
của người phụ nữ hàng xóm, cô Quyên xo vai, cọ làn nước mắt hình như vương trên má :
- Em cũng định bán chác, vay vỏ rồi vào thăm nom nhà em đây.
- Này, nhưng mà phải kêu mạnh vào nhé. Cụt một chân là được hưởng trợ cấp to lắm đấy. Được hẳn một người phục vụ kia. Nếu vậy, cô nhận luôn chân trông nom ông cụt ấy đi. ở nhà cho nó sướng. Thật là trong họa có khi có phúc đấy !
Cô Quyên trầm mặt :
- Ai muốn cái phúc ấy, hả chị ?
Đưa cô Đại Bàng ra khỏi cái thói quen suy nghĩ thô thiển, bà tôi ý nhị lảng chuyện :
- Có nhẽ chú ấy bị vướng mìn của bọn Pôn Pốt ?
Vẫn vô tâm vô tính, cô Đại Bàng bê cái cối về sân nhà mình, quay lôi, lên giọng sành sỏi :
- Thì rõ là mìn chứ còn gì nữa !
Bọn này nó chơi quả độc lắm, bà ạ. Hôm rồi ở câu lạc bộ phụ nữ phường có cuộc nói chuyện, bà có đi dự không nhỉ ?
Ngực bà tôi khẽ nhói một cái. Nhưng, mối nghĩ ngợi vẩn vơ vừa bị khơi lại một cách vô tình lập tức bị tràn lấp vì giọng kể chuyện rất sôi nổi của cô Đại Bàng : - Có một ông đại úy ở Cam-pu-chia về kể người thật việc thật, bà và cô nhé. - Cô Đại Bàng nuốt nước bọt, lên
giọng - Bọn Pôn Pốt ác lắm. Nó toàn nhằm bắn xe con thôi. Xe con là xe chỉ huy mà. Chính ông này hút chết. Một lần ông ta đi trên một chiếc U-oát do một anh trung úy lái. Qua vùng rừng cao su lúc tối là rất nguy hiểm. Bọn Pôn Pốt hay phục ở đấy. Mà nó đã bắn là khó thoát. Vì đầu tiên bao giờ nó cũng nổ một băng AK qua kính trước, vào ngực anh lái. Anh lái gục xuống là nó xịt luôn một quả B40 vào xe. Thế là xơi gọn cả xe lẫn người !
- Khiếp quá !
- Lần ấy, vì việc gấp nên anh đại úy và anh trung úy lái xe, biết là đi đêm qua vùng rừng cao su rất nguy hiểm, mà vẫn cứ phải đi. Quả nhiên, đúng chỗ ấy, cách căn cứ ta khoảng mười ki-lô-mét, thì đoành đoành đoành... một băng AK nổ váng. Ba viên đạn AK xuyên qua phổi anh lái xe. Thôi, chuyến này thì đi đời nhà ma rồi ! Anh đại úy nghĩ vậy, vì thấy ngực và lưng anh trung úy đã đỏ lòe những
máu là máu. Và mặt anh ấy đã vập xuống vành tay lái rồi. Chỉ một giây nữa thôi, một quả B40 từ bụi rậm bên đường phụt ra nữa là đi tong hết. Đang lúc cái chết cầm chắc, hết hy vọng hoàn toàn rồi, thì bỗng nhiên, anh đại úy thấy chiếc xe U-oát lại tăng tốc vọt lên. Rồi ở phía sau xe, cùng lúc như có một luồng hơi cháy vụt qua... Thì ra anh trung úy lái xe gượng đau, cố dấn ga cho xe tiến lên, do vậy mà quả đạn B40 của địch mới bị hụt !
- Trời ! - Cô Quyên kêu.
Bà tôi buông dao thái, ngẩng lên, mặt bồn chồn xao xác :
- Về sau thế nào, cô ?
- Chiếc xe chạy được về tới căn cứ. Đường rừng cao su thẳng, nên anh trung úy tuy bị đau lắm, vẫn cố điều khiển được chiếc xe chạy mà, bà.
- Còn anh trung úy ?
- Anh ấy bị ba viên đạn AK của địch. Đến căn cứ của ta thì anh ấy ngất. Nhưng, nghe nói là cứu được.
Bà tôi đứng bật dậy, thảng thốt vì một linh cảm kỳ lạ, miệng như khóc như cười :
- Cứu được ! Thật là cứu được, cô nhỉ ! Duy ơi.
Bà bật lên gọi tôi, bất ngờ với chính bà. Trạng thái tình cảm nào chi phối bà tôi lúc ấy khiến bà cất tiếng gọi tôi ? Một câu chuyện hay bà muốn tôi được nghe ? Hay còn là một cảm ứng linh diệu hơn về một mối quan hệ sâu thẳm phát sinh ra từ câu chuyện ?
Bà tôi không biết rằng tôi đã ở trong nhà lúc đó. Tôi từ thư viện của cụ Hồn Nhiên trở về, vì nhà cụ đóng cửa, cụ đi khám bệnh. Tôi đã nghe được hết câu chuyện về anh trung úy lái xe dũng cảm. Xúc động nôn nao khiến tôi không cất nổi tiếng thưa lại bà tôi.
Đêm ấy, tôi cũng như bà tôi, trằn trọc mất một lúc. Sáng sau trở dậy, bà tôi bảo tôi, giọng tỉnh táo như chưa hề chợp mắt : - Duy à, chủ nhật này, hai bà cháu mình lên thăm mộ ông đi. Bà ngủ mê thấy ông về. ông than phiền là nhà ông dột quá. Có nhẽ, mộ ông bị sụt, cháu ạ.
*
* *
Hơn chục đứa con giai cùng lớp bâu quanh tôi, nghe tôi kể lại câu chuyện anh trung úy lái xe dũng cảm, tài giỏi. Tôi lặp lại lời cô Đại Bàng. Tôi nhớ đến tiếng gọi thảng thốt của bà tôi và mối xúc động kỳ lạ lúc đó của bà và tôi lại phập phồng trong lồng ngực. Câu chuyện có một âm vang rất lạ !
Tôi cũng nhớ rằng đang lúc cô Đại Bàng kể chuyện, cái Vàng Anh và con Vành Khuyên đã vì một cớ gì đó khóc
rống lên ăn vạ, sau đó cả hai đứa im lặng dői theo câu chuyện mẹ chúng kể. Nhưng, khi mẹ chúng vừa dứt lời, câu chuyện đang còn ngân nga trong lòng bà tôi thì hai đứa này nhảy xổ ra cửa xoe xóe xỉa môi vào mẹ chúng :
"Mẹ chỉ bốc phét ! Mẹ chỉ bốc phét !". Đến nỗi mẹ chúng giận quá, giơ cái chày giã cua lên, gào lạc giọng : "Đồ mất dạy ! Chúng bay còn nói nữa, tao đập cho mỗi đứa một nhát chết tươi, rồi đi tù tao cũng cam lòng". Cô Đại Bàng tuy thô tháp, nhưng thật là con người chất phác chân thành.
Tôi kể xong câu chuyện, theo mạch xúc cảm tự nhiên, đáng lẽ thêm một câu kết : "Anh trung úy lái xe ấy chính là bố tớ đấy !". Nhưng, tôi giữ câu ấy trong lòng.
Tất cả các bạn đều có vẻ khâm phục anh trung úy lái xe nọ lắm. Việt kêu : Chuyện hay cực ! Rất nhiều bạn ngây ra, rồi xuýt xoa : Ghê quá nhỉ ! Riêng hai thằng Kim Phú và Văn Giang
là làm mặt lạnh. Chúng có vẻ ghen với tôi, vì hồi này tôi học khá hơn chúng, lại được làm quản ca.
Thằng Kim Phú nhăn mũi, phì hơi :
- Chỉ bịa ! Đếch phải thế !
Thằng Văn Giang bĩu môi :
- Ba viên đạn thì chết đứ đừ rồi !
Việt cáu :
- Nhưng mà anh ấy không chết thì làm sao nào !
Hai phe thế là cãi nhau. Chợt cô Hoa đi qua. Thằng Văn Giang nghển lên, như hót :
- Thưa cô, bạn Duy bạn ấy khen bọn Pôn Pốt bắn giỏi ạ.
ôi trời ! Miệng lưỡi cái thằng có tài xoay đổi chưa ! Phải là cô Thìn thì có khi tôi lại trở thành kẻ bị sỉ nhục không biết chừng. Nhưng, cô Hoa biết tỏng tính thằng Văn Giang. Cô không ưa, không khuyến khích trò hớt lẻo. Cô đi qua, không đáp.
Thấy không làm gì được tôi, thằng Kim Phú liền vênh mặt :
- Xe U-oát là cái cóc khô gì ! Bố tao đi xe bọc thép sang Căm-pu-chia nhé. Xe bọc thép, B40 bắn cũng không thủng được kia.
- Nói phét ! - tôi độp, trả miếng.
Thằng Kim Phú gân cổ :
- Đếch biết thì thôi. Bố tao bảo : Nếu bố tao hy sinh ở bên đó, xác cũng cho vào quan tài thép đưa về nước mình chôn kia. Quan tài thép, chôn xuống đất, xác còn tươi nguyên mãi mãi nhé.
- Da thịt phải tiêu đi chứ ! - Việt trề môi.
Tôi thêm, ra vẻ hiểu biết :
- Chỉ có xương còn lại thôi. ông nội tao mấy chục năm xương để trong tiểu sành vẫn còn nguyên thì có.
- Tiểu sành mà còn nguyên.
- Chứ lại không.
- Mày trông thấy ?
- Trông thấy !
Tôi quả quyết. Nhưng tôi đã nói dối thằng Kim Phú và thằng Văn Giang. Tôi chỉ nghe bà tôi nói lại vậy thôi, ở cái hôm tôi và bà tôi lên viếng mộ ông tôi, ở nghĩa trang Yên Kỳ.
*
* *
Nghĩa trang Yên Kỳ, một sớm đầu xuân heo heo lạnh.
Mặt đất lấm chấm những búp tơ cỏ nőn ánh vàng. Trần mây lồng lộng, thanh khiết như có ai vừa quét dọn, lưu lại vài nét mây phất nhẹ như dấu chổi lúa mềm mại ngoài sân sớm.
Tôi nhớ mãi ngọn gió xuân tươi lành ào ạt táp vào mặt tôi khi tôi đứng trước cái khung cảnh xa lạ, với tâm cảm mờ mịt u hoài. Gió thổi vào một vùng tĩnh lặng muôn đời, như một lời rên xiết, nhớ thương. Thoạt đầu tôi rơi vào một nỗi sợ truyền kiếp vì vùng trời đất đẫm vẻ hoang vu, trống trải. Nhất
là khi tôi nhìn ra xung quanh, qua hơi sương mờ xao xác, thấy những vệt nước trắng lạn dưới chân dải đồi và những dông đá nhô lên thi thoảng như vây lưng con cá lớn bơi giữa biển khơi.
Nhưng trong tay bà dắt, nỗi ám ảnh ghê sợ đã tiêu tan dần trên mỗi bước đi. tôi rơi vào lườn sóng đất của vùng đồi, cùng trồi lên trụt xuống, với một cảm giác hư huyền nhưng thích thú. Những nấm mộ rải ra trên các triền đồi xa gần, trông như những chấm bọt biển dập dềnh trên sóng nước đại dương. Hàng vạn người, sau một cuộc đời sống xứng đáng, đã về nằm ở nơi đây, êm ả trong lời ru của ngọn gió và sóng đất. Có cái gì đó huyền hoặc, chơi vơi, nhưng không ghê lạnh, trong bầu không khí tôi hít thở. Tôi càng thấy mình mạnh bạo, gần gụi hơn khi đi qua cái cổng lớn của nghĩa trang. Cái cổng hết sức lớn với hàng cột uy nghi giăng hàng có tính cách chào đón, gây cho người đến viếng một niềm kính mộ và
trân trọng chân thành. Không khí nhuốm thêm vẻ thiêng liêng cổ kính từ giờ phút này.
Tôi nắm tay bà tôi. Bà tôi mặc áo the nâu dài. Cũng vẫn cái khăn nhung như mọi ngày, nhưng hôm nay trông bà thành kính và cảm động. Đi theo một lối lát đá phiến, rẽ ngang, đi một lát nữa, xuống một eo đồi, rồi ngược lên một lườn đồi khác, bà bảo tôi dừng lại.
Bà bảo tôi : cháu tinh mắt, hãy nhìn xem đâu là ngôi mộ số 309, thuộc hàng 14, ở khu Đ. Tôi đã tìm ra ngay ngôi mộ đó - ngôi mộ của ông tôi. Cũng như các ngôi mộ khác, mộ ông tôi là một khối bê tông đúc hình chữ nhật. Đuôi mộ xây cao đề số mộ. Đầu mộ là tấm bia đen khắc chìm tên ông tôi : Lã Văn Lạng với ngày sinh, ngày mất.
Không đúng như chiêm bao báo hiệu, mộ ông tôi vẫn nguyên lành, không bị sụt lở. Trên nóc mộ, cây xương rồng chẽ cành theo thế lan tỏa, trổ những chấm hoa đỏ như son. Những chân hương cắm từ năm ngoái chưa phai hết màu phẩm sen nguyên thủy.
Bà tôi ngồi xuống, lấy từ cái làn xách theo ra đồ cúng và bầy lên trước mộ. Một miếng thịt ba chỉ luộc đặt trên cái đĩa sứ. Một đĩa xôi trắng. Cút rượu, quả cau, lá trầu. Gói hoa. Xấp tiền giấy. Tôi che cái mũ chắn gió để bà đánh diêm châm hương. Hương cháy, bà san ra làm đôi, một nửa bà cắm xuống trước mộ ông, một nửa, bà đưa tôi, bảo tôi cắm ở các ngôi mộ xung quanh. "Trần sao âm vậy, đó là các cụ ông, cụ bà, hàng xóm của ông". Bà nói vậy.
Thoáng cái, một vùng gò đống quanh mộ ông tôi đã ngát thơm và hật hờ hương khói. Không khí trầm hẳn xuống, cùng với cảm giác lênh đênh mờ ảo chế ngự tôi dần dần. Bà tôi ngồi sụp xuống trước mộ chí ông tôi, hai tay chắp trước ngực, mắt rân rấn lệ.
- ông ơi, ông sống khôn chết thiêng...
Tôi lại nghe thấy lời tâm giao thân thiết của bà tôi với ông tôi, như những ngày rằm, mồng một bà vẫn thầm thì trước bàn thờ ông, như những lúc gặp cơn bĩ cực, lao lung, bà vẫn cầu viện ông và trò chuyện cùng ông. Nhưng, lúc này, ở ngay mộ ông, chỉ cách một gang đất là tới chỗ ông nằm, nên tôi có cảm giác là bà đang gặp ông và đang đôi hồi với ông như lúc ông đang sống thật, chỉ có điều là không nhìn thấy mà thôi.
Khói hương càng lúc càng mung lung mờ mịt. Giọng bà mỗi lúc một xa xăm. Bà hỏi : ở dưới đó ông có thiếu thốn gì không ? Bà bảo : Mấy chục năm xa cách đôi ngả, nhưng bà và các con cháu vẫn thương nhớ ông, vẫn thụ hưởng công đức, ơn ưu của ông. Bà kể chuyện gia đình những ngày gần
đây cho ông nghe. Bà chẳng giấu ông cơn tai biến vừa ập đến cho bà và tôi. Trong khi anh con cả, tức bố tôi, bặt vô âm tín, sống chết thế nào không hay ngoài mặt trận thì nàng dâu cả, tức mẹ tôi, nông nổi, nhẹ dạ cả tin, đường quang không đi, lại đâm vào bụi rậm. Bà nức nở kêu : ông ơi, hay là họ Lã nhà ta lập nghiệp phải cái dớp là gặp may ít, rủi nhiều ? Hay đó là tiền oan nghiệp chướng, là cái tất phải có của kẻ có tài, có tật, sau thiên nan, vạn nan, chịu nhiều oan trái, thị phỉ, mới công thành danh toại. Bà lo cho cháu trai bà bơ vơ, không nơi nương tựa. Bà phấp phỏng lo ngại cho số phận của cả cô Quỳnh, chú Dũng, sao bấy lâu vẫn bặt tin tức lại qua ? Bà bảo ít lâu nay bà nằm mê toàn thấy điều gở về cô, chú. Thời buổi lắm nỗi đảo điên này, bất trắc biết sao mà lường được, nhất là với những ai non người trẻ dạ. Bà khóc, bà bảo : ông ơi, tôi chỉ lo trời chẳng biết chiều mình, khiến tôi nửa đường đứt gánh, để lại ai oán cho hậu thế dòng họ nhà ta.
Bà lấy khăn tay chấm mắt, rồi gọi tôi. Bà chắp hai tay tôi lôi, bà khấn ông hộ tôi :
- Ông ơi, cháu là Lã Văn Duy, cháu đích tôn của ông đây. Ông phù hộ cho cháu hay ăn chóng lớn, học hành tấn tới, mạnh chân khỏe tay. Cháu trai họ Lã của ông như cá cả ở vực sâu, có tinh có tướng, vẫn rằng chẳng ai cả đời hạnh ngộ, nhưng ông đỡ nâng cháu để cháu khỏi phải qua nhiều cửa ải trầm luân, ông nhé.Khấn ông tôi xong, tôi theo bà nhặt cỏ quanh mộ ông. Gió thổi mạnh, có lúc hương bùng cháy rừng rực. Bà bảo, đó là điềm lành. Đang nhặt cỏ, có lúc bà ngồi ngẩn, mắt thẫn thờ theo làn khói tỏa, như tìm kiếm và giao hòa, như có một hình bóng rất gần gụi, thân thương thấp thoáng xa gần trong cảm nhận thầm lặng của bà. Sau này, bà bảo tôi rằng, lúc đó là lúc ông tôi hiện về. ông tôi, từ hôm đó bỗng trở nên gần gụi với tôi.
Theo lời bà tôi kể thì, từ đời cụ tổ lập ra họ Lã chúng tôi, quê gốc ở vùng đồng bằng Thanh Nghệ, tới đời ông nội tôi, cả thảy đã mười lăm thế hệ.
Hiện giờ ở làng tôi, vẫn còn đền thờ cụ tổ họ Lã tôi. Cụ tổ nguyên là tướng võ của triều đình nước Nam ta ngày ấy. Cụ cầm quân trấn ở một vùng biên cương của Tổ quốc. Đã nhiều phen cụ đập tan bọn giặc ngoại bang xâm lấn bờ cõi nước ta. Nhưng lần ấy, vì giặc có nội ứng, phòng tuyến bị giặc dữ tràn qua. Cụ tổ tả xung hữu đột cản phá địch quân, nhưng cuối cùng thế yếu, lực kiệt, bị tướng giặc chém đứt đầu. Đầu rơi xuống đất, nhưng cụ không chết. Cụ xách đầu mình chạy về làng. Tới đầu làng, gặp một bô lão, cụ hỏi : Ta đã chết chưa ? Bô lão biết rằng khí thiêng sông núi đã nhập vào cụ nên vội sụp quỳ lễ lạy. Cụ hét vang một tiếng như sấm động : Trả đầu ta đây ! Rồi ngã sập xuống. Chỗ cụ tổ ngã xuống nay là ngôi đền thờ, ngày ba tháng sáu hàng năm làng vẫn làm lễ dâng hương.
Trai họ Lã làng tôi nổi tiếng tài giỏi, văn võ song toàn, trung thực, bền gan ý chí hơn người, nhưng cũng nổi tiếng bướng bỉnh, không dễ khuất phục. Người họ Lã tôi đi khắp đất nước, làm tướng thì là tướng tài, làm quan thì là quan thanh liêm, làm thợ thì là thợ lành nghề, làm dân thì lương thiện, cương trực. Người yêu thì nhiều, kẻ ganh ghét vì thế cũng lắm. Nhất là các vua chúa quan lại trong triều vào các thời suy vi đổ nát.
Như cụ cao tằng tổ, tức kỵ của tôi, từ nhỏ đã được trẻ mục đồng phong là vua trẻ trâu, vì tài nghệ phi thường, nổi danh thần đồng một thời, cuối cùng bị một tên tiểu tốt ám hại. Cụ tằng tổ, tức cụ của tôi, là bậc danh sĩ đất đế đô, bị giết hại chỉ vì thói xiểm nịnh của bọn gian thần và lòng dạ thâm hiểm của kẻ cầm quyền. Còn cụ tổ tôi thì làm lãnh binh, trước cảnh tình trăm dân lầm than điêu đứng vì nỗi phu phen tạp dịch nặng nề, hô hào dân phu, binh lính nổi dậy khởi nghĩa. Thất bại, bị bắt, bị xử tội lăng trì.
Còn như ông nội tôi thì là cả một trang tiểu sử oai hùng, nhưng kết thúc oan ức lắm. ông nội tôi làm thợ ở nhà máy Trường Thi. Năm 1939, vào Đảng. Năm 1946, ông nội tôi là tỉnh ủy viên, hoạt động bí mật trong vùng hậu địch. Thành tích của ông nội tôi thật mấy ai bằng ! Thế mà đùng một cái, năm cải cách ruộng đất, ông nội tôi bị bắt, bị quy là việt gian phản động, bị tra khảo và chết trong nhà tù.
Giờ, ông nội tôi nằm đây, một bộ hài cốt, ngay cạnh tôi đây. Tôi cúi xuống vai bà : - Bà ơi, ông có biết cháu đứng đây không, bà ?
- Có, cháu ạ, ông biết hết. Khi ông bị bắt nhầm, bị tra khảo tàn tệ, bị đá vào ngực, ông vẫn không chịu nhận. ông thét : nếu không là đời con tao, thì là đời cháu tao, rồi các người sẽ phải minh oan cho tao.
Ngừng một lát, bà tiếp, mắt rơm rớm lệ:
- Khổ, cả một đời hoạt động, giờ còn lại một nắm xương khô cũng không được nguyên vẹn. Xương sườn ông một dẻ ở ngực bị gãy vì khi tra tấn, họ đá vào ngực ông, cháu ạ.
Ngực tôi bỗng nhói giật và một liên tưởng kỳ lạ đột ngột xuất hiện, tôi nhớ đến ba phát AK của bọn phỉ Pôn Pốt xuyên qua ngực anh trung úy lái xe.
Bà tôi đã đứng dậy, đưa đôi mắt hoen mờ ra khoảng trời xa rộng trước mộ ông tôi. Bà xoa đầu tôi, rưng rưng :
- Mộ ông được thế đất đẹp lắm, cháu à. Khi nào bà chết, cháu bảo bố cháu táng bà cạnh ông nhé. Bảo bố đặt cho bà một bát hương ở chùa làng.
Sống, bà không được làm gái làng. Chết, bà muốn làm vãi làng, cháu à.
Một nỗi sợ hãi trùm lấp cả tâm can tôi. Nước mắt ròng ròng, tôi giật tay bà, van vỉ :
- ứ ừ, bà không chết ! Bà không được chết !
Biết là tôi sợ, bà vội cúi xuống ôm hai vai tôi, lắc lắc : - ừ, bà không chết. Bà chết thế nào được. Bà chết thì ai nuôi dạy cháu bà. Khi nào cháu lớn, học hết lớp mười, rồi đi Liên Xô học đại học, bà mới chết.
Tôi ôm cổ bà, nức nở :
- ứ ừ, lúc ấy bà cũng không được chết cơ !
Bà bế tôi lên, hai mắt giàn giụa.
*
* *
Đúng là mộ ông tôi được đặt ở thế đất đẹp. Trước mặt là sông, sau lưng là núi. Vừa hùng vĩ vừa mơ màng. Vừa thoáng đãng vừa thanh tĩnh. Vừa thiêng liêng vừa gần gũi. Đúng là tôi đã được ông tôi phù hộ. Tôi học khá. Chia tay cô giáo Hoa, tôi đã không phụ lòng cô. Tôi và Việt trúng tuyển vào lớp một ngay, trong khi thằng Văn Giang và thằng Kim Phú, chỉ có mấy con số và mấy chữ cái cũng phải thuê thầy kèm cặp thêm suốt mùa hè, mà trầy trật mãi mới đỗ. Kết quả là tôi, Việt và bọn thằng Văn Giang, Kim Phú cùng học lớp một trường phổ thông cơ sở phường Ngọc Sinh.
Hơn nữa, tôi lại khỏe mạnh và chóng lớn, y như lời bà cầu xin ông phù hộ cho tôi "hay ăn, chóng lớn". Sao cứ như Phù Đổng thế cháu ! Bà tôi có lần kêu vậy. Tôi chẳng ốm đau bao giờ. Thằng Văn Giang năm ngày ba tật. Thằng Kim Phú động thay đổi thời tiết là viêm họng, cảm sốt nghỉ học hàng tuần. Quần áo tôi mặc nhìn đi nhìn lại đã ngắn cũn cỡn. Bà tôi kêu : ai đút ống đu đủ vào thổi cháu thế, bà làm gì có tiền mà may mặc cho kịp ! Nói thế, nhưng bà tôi thích lắm. Bà bảo : dòng họ Lã mình là dòng họ xương đồng da sắt, là dòng họ khỏe, khỏe suốt mấy chục năm, đến già mới mắc chứng thấp khớp thôi.
Thấy cháu lớn khôn bà thích lắm. Nhưng thật tình bà cũng lo lắm. Làm sao mà nuôi được cháu trong hoàn cảnh nguồn thu nhập của bà chẳng đáng là bao thế này. Tôi mới học có lớp một. Mươi, mười lăm năm nữa tôi mới học xong, mới có nghề, mới kiếm được đồng tiền. Còn hiện thời, mỗi tháng bà tôi chỉ có bảy chục bạc tiền hưu trí, hơn trăm đồng lăi tiết kiệm từ nguồn bán chiếc xe đạp Eska. Nếu giá cả ổn định thì cũng tàm tạm đủ cơm rau ngày hai bữa. Nhưng, khốn nỗi lại cứ mỗi ngày mỗi giá. Bà bảo đi chợ bây giờ cứ như có thằng kẻ cắp đi bên cạnh. Chục bạc tuần trước còn mua được hai ký gạo, tuần sau chỉ còn mua được ký rưỡi.
Kể ra thì cũng chưa phải đã là bước đường cùng. Còn đôi khuyên vàng mẹ tôi để lại đấy. Một chỉ đấy. Nhưng, bà tôi bảo : con người ta phải biết phòng thân, kỳ cùng lắm mới dốc cạn vốn liếng. Vậy thì phải có cách sinh lợi. Một chiều thứ bảy, bà tôi và tôi lên khu đồi hoang mà hôm tập thể dục ông Vinh pháo đã dẫn tôi chạy tới. Không ngờ quả đồi hoang lại hấp dẫn tuổi thơ đến thế. Chim rất nhiều. Có cả con bìm bịp có cái đuôi dài nâu óng. Thêm nữa, lại có nhiều hoa dại và củi khô. Đứng ở đỉnh đồi nhìn vào thành phố thấy lô xô những nhà cao tầng, và tháp nước hình nấm rất vui mắt. Bà tôi cuốc mấy luống đất ở ven đồi, rồi gieo ngải cứu. ôi, ngải cứu trồng mọc đẹp như cải cúc. Vài ngày hái một lứa, bà bó thành những mớ nhỏ, bán cho người mua làm thuốc bổ thần kinh. Bà bảo : bà cũng biết buôn bán. Bà bán hàng có duyên lắm. Nhà có mấy tập sách báo cũ, bà đem bán, người ta tranh nhau mua.
Còn bộ đồ nghề của bố tôi khối người đến hỏi, nhưng bà tôi chối từ không bán.
Tuy vậy, phương cách thường xuyên dễ nhất vẫn là... tằn tiện. Thật chẳng ai tằn tiện bằng bà tôi. Bà mặc cái áo hàng sáu bảy năm vẫn lành nguyên. Cô Đại Bàng mấy tháng lại thay một đôi dép ngoại. Bà, chục năm nay vẫn đôi dép lốp ô-tô quai to. Đồ dùng gì bà dùng cũng bền. Bà ăn mới ít làm sao. Nấu một bò gạo, được bốn bát cơm, bà chỉ ăn có lưng vực. Bữa nào cũng vậy. Bà bảo bà quen dạ từ hồi trẻ rồi. Có bữa bà chỉ ăn mỗi củ khoai, củ sắn. Bà bỏ hẳn trầu thuốc kể từ ngày mẹ tôi bỏ đi. Cái âu đồng trước bà để vỏ, trầu cau, nay bà cho tôi để tôi đựng quân cờ, tôi bắt đầu tập chơi với Việt. Ăn ít, bà uống cũng ít. Xưa, bà, mẹ tôi, bố tôi đều nghiện trà. "Cái giống đi làm ca kíp không có anh này là díp mắt lại ngay". Bà hay nói vui vậy. Giờ, trà bà cũng bỏ rồi, vì giá đắt quá. Ăn ít, uống ít, bà ngủ cũng ít. Lúc nào tôi mở mắt là y như rằng đã thấy bà đang sàng sẩy gạo hoặc khâu vá. Bà khâu tay quần áo cho tôi, cho thằng Lễ, con cô Quyên. Mũi khâu của bà nhỏ ti, liền như máy. Bà chần cả áo bông sa tanh kiểu hạt lựu cho cô Quyên mặc ở nhà. Bà khâu giúp các bà bạn trong phường. May yếm, may quần kiểu chân què nhà quê, chẳng ai bằng bà.
Cái Vàng Anh và em nó thấy bà tôi lọ mọ khâu vá mớ quần áo cũ, bĩu môi : - Thật chẳng đáng làm giẻ lót nồi !
Thấy bà lẩn mẩn nhặt sạn gạo, chúng dài mồm : "Gạo mậu dịch không đáng cho lợn ăn". Nhà chúng chỉ ăn gạo quê, gạo sổ bán hết. Nồi cơm nhà chúng mở ra thơm cả sang nhà tôi, nhà cô Quyên. Cô Quyên ước ao : bao giờ có tiền đong một yến gạo quê, gạo Di Hương cho thằng Lễ ăn. Ăn gạo ấy, có nhiều chất bổ, chắc nó sẽ đỡ còi cọc.
Nhưng mà, bao giờ mới có được gạo quê, gạo Di Hương ? Đến gạo mậu dịch cũng còn chưa đủ ăn kia. Vì bỗng dưng, vì lý do gì đó, liền mấy tháng, gạo Nhà nước không có bán. Bà xách túi đi, lại đem bao về. Năm lần bảy lượt một ngày có khi. Giá gạo ngoài chợ được thể, tăng vòn vọt.
- Thế nào, lại về không, hả bà ? -Một lần, cô Quyên hỏi.
Bà đáp vui nghịch ngợm :
- "Hang có khồng !". Không có hàng ! Mèo vẫn hoàn mèo !
- Họ hẹn bao giờ bán, hả bà ?
- Hai cô bán gạo ngồi chơi. Hỏi thì gắt : Lên mà hỏi ông Chính phủ. Thật là bắc thang mà hỏi ông giời !
Nhà tôi và nhà cô Quyên vét đến hạt gạo cuối cùng.
Bữa ấy, cực chẳng đã, bà tôi phải hỏi vay cô Đại Bàng. Cô Đại Bàng vừa ngủ trưa dậy, mắt nhắm mắt mở, nhanh nhảu :
- Gạo ấy à ? Còn ! Nhà con còn nhiều ! Bà đưa rá đây, con đong cho chục bò.
Cái Vàng Anh đang ngủ tung chăn ngồi dậy, giật lên the thé : - Mẹ chỉ vớ vẩn ! Làm gì còn gạo !
Cái Vành Khuyên tiếp lời chị : - Thừa của cũng chẳng cho mụ phò vay !
Cô Đại Bàng thét :
- Đồ mất dạy ! Đồ vô phúc ! Ai dạy chúng mày ăn nói hỗn láo thế, hử !
- Không biết ai vô phúc ?
- Mày ! Chúng mày là đồ vô phúc !
- Đã thế không cho vay nữa. Làm gì thì làm !
- A, con này láo ! Quyền ở tao chứ quyền ở mày à ? Bà đưa rá đây, bà. Con phải cho chúng nó một trận, chứ thế này hóa ra họ nhà tôm, lộn cứt lên đầu à.
Cô Đại Bàng hùng hổ bước vào nhà. Nhưng, hai đứa con gái đã nhảy xuống đất, cùng chồm ra như hai con sư tử con, đẩy mẹ chúng ra.
- Gạo của tao ! Không phải của chúng mày !
- Của tôi ! Của bố tôi !
Cô Đại Bàng sững người. Đó là lần đầu tiên cô nghe con Vàng Anh nói câu đó. Chưa hết. Nó chống tay lên sườn, nhìn mẹ nó chong chóc, dằn :
- Mẹ nên nhớ rằng, tất cả của cải ở cái nhà này là của bố tôi gửi về nhé. Mẹ có cái gì ? Mẹ chỉ có cái ba-lô rách đem từ công trường về khi lấy bố tôi thôi nhé !
Rành mạch và tai quái chưa ! Năm ngoái bố cái Vàng Anh về phép, mang cả một công-ten-nơ hàng về. Nhưng, hàng về hôm trước, hôm sau cả nhà cãi chửi nhau. Bà tôi kể và bảo : Tiền, hàng vào nhà nào là gây hỗn loạn nhà đó. Vì trong chúng có chứa hồn ma bóng quỷ. Phải là người vững vàng mới trị được chúng. Nếu vậy, thì hai đứa nặc nô này đích thị là bị quỷ ám ma nhập rồi.
Cô Đại Bàng ngồi sụp xuống sân, ôm đầu, hờ trời :
- ới ông Đại ơi là ông Đại ơi ! Gửi đồ, gửi hàng về cho nó lắm vào. Rồivề mà xem hai đứa nó làm mẹ tôi đây này !
Con Vàng Anh mắt long sòng sọc, rít :
- Tôi cấm mẹ không được nói đến bố tôi nhé.
Bà tôi lắc đầu, vô cùng ái ngại :
- Thôi cô Đại Bàng à, tôi vay nơi khác cũng được. Cám ơn cô lắm. Hai cháu này, không cho bà vay thì thôi. Nhưng ít ra, các cháu cũng phải biết lễ độ với mẹ chứ !
Cái Vành Khuyên tớn môi, cong cớn : - Không khiến bà phải dạy tôi nhé. Bà dạy con cháu bà ấy.
Cô Đại Bàng mếu máo :
- Bà ơi, phí lời mà nói với chúng nó. Đồng tiền làm lóa mắt chúng nó rồi. Vì tôi không làm ra tiền, tôi xấu xí nên bố con nhà nó khinh rẻ tôi đây mà. Khổ thân tôi ! Hư hư...
*
* *
Cụ Hồn Nhiên đỡ cái rá từ tay bà tôi, đánh lưỡi tặc tặc :
- Cụ đưa rá đây, bà lão nhà tôi đong cho. Quần tam tụ ngũ ở đây toàn là bậc anh hùng cái thế, đông kém gì Tam Quốc, không tôi thì ông Vinh pháo, cụ Xương, ông Tuế, cụ Lục, chứ ai lại để bà cháu cụ đói. Nào, mời cụ ngồi xuống đây !
- Chào cụ ạ !
- Chào các cụ, các ông ạ !
Bà tôi đáp lờp chào, ý tứ ngồi xuống ghế. Trên cái sân, dưới bóng cây trâm bầu hoa trắng loa kèn và dàn hoa giấy tím phất phơ, hóa ra là đông
đảo các cụ ở tổ hưu trong phường quen thân với bà tôi cả.
ông Vinh pháo tiếng cười sang sảng đang tranh luận cái gì đó với cụ Lục, phó giám đốc Sở giao thông vận tải. Cạnh cụ Lục là cụ Tuế, thường gọi là cụ Cửu Vạn vì cụ xưa làm công nhân khuân vác. Mọi người thường nói : bốn chục năm trong nghề, khéo trên vai cụ đã chuyển một trọng lượng bằng trọng lượng trái đất. Cụ Tuế ít nói, lúc nào cũng lừ đừ như say, nhưng hễ nói đến việc lao động công ích thì như tỉnh ngủ, hăng hái hẳn lên.
Lúc này, cụ Xương, một ông lão đầu hói, đeo kính trắng, nhà văn nổi tiếng một thời, vừa đề cập tới việc lập một vườn chơi nho nhỏ cho trẻ con, và cụ Tuế đang hăng hái luận bàn xin góp một tay lao động tích cực. Cụ Hồn Nhiên bỗng đập bộp xuống mặt bàn, đứng dậy, nói cái gì đó khiến ông Vinh pháo bật tiếng cười. Quả là tiếng cười của ông vang to và sảng khoái thật.
Nếu tiếng cười biểu hiện con người, thì ông Vinh pháo thật là con người tốt, người chí công vô tư và hồn nhiên. Hồn nhiên như cụ Hồn Nhiên, như cái việc cụ lập ra cái thư viện mà lúc này tôi và Việt đang đứng xem truyện tranh đây.
Sân nhà cụ Hồn Nhiên bày toàn chậu hoa, cây cảnh. Hiện có một cái bàn dài để báo hàng ngày. Buồng trong, cụ đặt hai cái tủ, ba cái giá sách, xếp đầy chật sách các loại. Đủ hết các loại, từ sách truyện Kim Đồng tới sách khảo cứu văn học Hán nôm. Hơn hẳn các thư viện khác là còn có cả những tập tư liệu theo từng chuyên đề do chính cụ sưu tầm, ghi chép trong suốt mấy chục năm dạy học. Chẳng hạn, cụ có cả một cặp bìa ghi lại cuộc sống của người thợ trước cách mạng, trong đó có cả bản ghi lời bà tôi, đặt ở trong cái tủ kính kê gần cửa sổ.
Nghe tiếng cười của ông Vinh pháo, cụ Hồn Nhiên như bị kích thích. Cái áo bông dài tới đầu gối bị cụ cởi ngay ra, treo lên mắc. Trên người cụ chỉ còn cái áo đũi và cái trấn thủ xanh. Cụ trợn mắt, vẻ giận dỗi : - ông Vinh pháo lần này mà không nổ pháo nữa thì phụ lòng anh em đấy, ông ạ.
- Nhưng, thưa tư lệnh, muốn nổ pháo được phải có ngòi nổ, góc tà, phương vị, giờ G...
- Đó là việc của tướng tá các ông, tôi không biết !
- Ha ha ha...
Câu nói chí lý, tiếng cười đúng lúc đã làm bật lên tiếng cười thỏa thuê của tất cả mọi người. Cụ Hồn Nhiên nở bừng hai con mắt óng ánh dưới hai vệt mày bạc phếch :
- Đây là chứng cứ thực nhé - Cụ chỉ bà tôi : - Nào, cụ cho tôi biết ai là kẻ hậm hực với việc tôi mở thư viện cho phường để nâng cao dân trí ? Nào, ai là kẻ chửi bóng gió tôi tuyên truyền cho Tàu ? Nào, kẻ nào dám nói Tây du ký là chuyện Đặng Tiểu Bình sang Mỹ. Hử ?
Bấy giờ tiếng cười lại bật lên còn hơn cả lúc nãy. Lợi dụng lúc chộn rộn, cụ Xương, nhà văn lão thành, mon men dịch ghế tới cạnh bà tôi :
- Cụ ơi, thế còn việc lão Luông không cho phép cụ nói chuyện ở câu lạc bộ là ra làm sao ?
- Họ là họ sợ sự thật, cụ ạ.
- Nhưng mình lại không sợ họ ?
- Thì đế quốc, phong kiến, ngục tù, tòa án của nó mình cũng còn không sợ, nữa là...
- Thế thì còn ngại cái gì ?
Cụ Hồn Nhiên quay lại :
- ô hay, ông nhà văn xa thực tế quá. Ngại, bực cái nỗi kẻ nắm quyền nó bịt mồm mình chứ còn gì. Có phải không cụ ?
ông Xương ngây ngây mặt và gật gật. Nhìn bà tôi, mắt ông thật trìu mến :
- Thế là xưa cụ là thợ, rồi đi hoạt động?
- Có.
- Bắt đầu từ...
- Từ cái hôm nhà máy nó khánh thành cái câu lạc bộ và mời thằng công sứ từ Hà Nội xuống. Chúng tôi biến luôn thành cuộc biểu tình. Hơn ngàn người hô khẩu hiệu vang cả thành phố : "Tự do lập nghiệp đoàn !". Lính kín nó bắt mất ba người. Nó xịt vòi rồng vào chúng tôi.
- Cụ cũng bị bắt ?
- Không.
- Thế cụ bị ra tòa lúc nào ?
Bà tôi cười :
- Sau này cơ, lúc tôi được đưa về nông thôn. Hồi ấy phong trào nông thôn còn kém. Tôi tuy từ làng quê đi làm thợ nhưng hồi đó da cứ trắng như ngó cần. Buổi đầu phải lấy nhọ nồi xoa vào mặt.
- Thế cụ làm những gì ở nông thôn ?
- à, lập hội cấy, hội gặt. Rồi lợi dụng hình thức ấy, tuyên truyền cách mạng cho chị em nông dân.
Cụ Hồn Nhiên đã đi tới cạnh ông Vinh pháo. Các cụ xúm cả lôi, ồn ào câu chuyện gì đó rất hệ trọng.
Tôi mon men đi lại cạnh bà tôi lúc ấy.
Bà tôi vòng tay ôm ngang sườn tôi âu yếm. Ông Xương nhìn tôi.- Cháu nội cụ đây à ?
- Cháu đấy, cụ ạ.
- Bố cháu đâu ?
Tôi đáp thay bà tôi :
- Thưa... bố cháu là trung úy lái xe ở bên Cam-pu-chia. Một lần đi công tác, bị bọn phỉ Pôn Pốt phục kích bắn ba viên AK xuyên qua phổi, nhưng vẫn đưa xe về tới căn cứ. Bố cháu vẫn sống ạ.
ông Xương nghe tôi nói xong, giật cái kính ra khỏi mắt, há hốc miệng. Chuyện ấy với ông lạ quá ! Lại từ miệng một đứa trẻ nói ra.
*
* *
Tôi không ngờ do câu nói của tôi với ông Xương mà bà tôi đi xin quẻ và xem bói. Xin quẻ thì như bà kể, hồi còn trẻ bà đã xin nhà chùa một lần rồi. Còn xem bói thì đây là lần đầu. Việc này bà giấu tôi. Hôm ấy bà mặc áo dài như hôm lên thăm mộ ông. Về tới nhà, bà cho tôi một cái bánh đa vừng, rồi gọi cô Quyên ra góc sân.
Thì thầm với cô một lúc, bà cười hớn hở :
- Còn sống cô ạ. Đấy, con cháu nhà này gian truân đủ mùi, nhưng được cái không hề hấn gì.
Chuyện nhỏ nhặt ấy chìm trong những chuyện khác trong sinh hoạt hàng ngày. Chả ai còn nhớ. Thậm chí rồi bà cũng quên. Vậy mà có người còn nhớ, còn ghi chép, để sau này lục vấn, quy kết bà.
Người đó là ông Luông, chủ tịch phường, con người mặt choắt, cằm nhọn lưỡi cày, mắt ti hí, lúc nào cũng xóc xách chùm chìa khóa hăm mốt chiếc trong tay. Sau độ tháng trời kể từ hôm bà tôi đi xem bói, ông Luông mò đến nhà tôi.
- Chào cụ ! Lâu không đến thăm cụ. Cũng là vì công việc chính quyền bận rộn. Cụ thông cảm nhé !
- Không dám ! Có việc gì mà ông phải hạ mình vậy ?
- Tôi nói là nói thật. Công việc, cụ còn lạ gì, sở dĩ nó bận rộn là bởi vì có lực cản trở, chống đối. Nhưng mà thôi, nói là thế thôi, phải có biện pháp cứng rắn chứ !
Chấm dứt câu nói, ông Luông thả chùm chìa khóa vào túi áo lông Đức, hai tay chắp sau lưng ngó nghiêng căn buồng nhà tôi, rồi buông một câu, y như vô tình : - Bây giờ hai bà cháu cụ ở rộng rãi quá nhỉ ? Hừ, công nhân bỏ việc mà xí nghiệp họ không thu lại nhà thì phải nói là họ tốt thật đấy !
Nhận ngay ra thâm ý của ông Luông, mặt bà tôi khép ngay lại, lạnh hẳn đi : - Cũng có gì mà rộng ! Nay mai bố mẹ cháu về. Rồi cô chú nó nữa. Hộ khẩu gốc vẫn còn đây. Chẳng lẽ con cháu trong gia đình cứ mỗi đứa mỗi phương mãi.
Biết là bà tôi không vừa, ông Luông lưng lửng : - à, nói là nói cái thực tại trước mắt ấy chứ. Mà về được cũng khó. Nhập được khẩu có dễ đâu. Nhà cửa bây giờ giành giật nhau như chiến tranh ấy, cụ ạ.
- ›, thế chẳng nhẽ con tôi đánh giặc xong thì nó ở lại bên nước bạn ? Còn đất này để con cháu ông ?
- Gớm, cụ cứ nặng lời. Nào tôi đã chiếm đoạt một phần đất nhà cụ !
- Tôi cây ngay bóng ngay, ông đừng giận ! Mời ông ngồi xơi nước.
- Giận bà có giận cả đời. Tôi biết tính bà rồi. Tôi cũng vậy. Không biết ăn gian nói dối. Còn bà muốn bẻ queo thế nào thì tùy bà.
Bà tôi chùng nét mặt, hạ giọng : - ông mới thật là nặng lời đấy, ông chủ tịch ạ. Nhưng thôi, hôm nay tiện thể ông đến thăm, tôi cũng xin có ý kiến thế này. Bé thì con mẹ con cha. Lớn thì con chính phủ. Vậy nên mẹ cháu đây có điều gì không phải, tôi nhờ chính quyền, nhà nước tìm kiếm, bảo ban hộ.
Mắt khíp lại một độ nữa như mắt người ngủ, ông Luông mím môi, chíp chíp trong miệng như tiếng chuột kêu, rồi khẽ gật một cái :
- Cụ đã nói thế thì tôi cũng xin hỏi thật cụ thế này. Cụ đừng giận nhé.
- Tôi đâu dám.
- Có gì không phải cụ cũng chỉ bảo nhé.
- ông rào đón làm gì. Chắc ông nghĩ, con dâu tôi nó...
Không để bà tôi nói hết, ông chủ tịch chồm ngay dậy, bốp chốp cướp lời :
- Cụ phải hiểu rằng, Trung Quốc họ đang chống phá ta kịch liệt, họ phá từ nội bộ ta phá ra kia. Do đó, con dâu cụ có thể là đã chạy sang bên địch. Tôi nói thế là có sở cứ. Là bởi vì...
Lúc bấy giờ, thật vô tình, con Mí nhị thể nhà tôi từ trong bếp đủng đỉnh đi ra, tót lên giường, theo thói quen, chui vào lòng bà tôi, tìm hơi ấm. Bà tôi ôm con Mí, cắt ngang lời ông Luông :
- ông ạ, ông biết chuyện Trạng Quỳnh lấy trộm mèo của chúa rồi chứ ? Lúc đưa hai đĩa : một cơm rau, một cơm cá ra thử, Quỳnh hẹn : Nếu ăn cơm rau thì là mèo của Quỳnh vì nhà Quỳnh nghèo. Mèo chúa cứ lấm lét định bước lại đĩa cơm cá là Quỳnh trừng mắt. Cuối cùng sợ Quỳnh, mèo đành ăn cơm rau. Thế là Quỳnh được mèo. ấy thế, chỉ một cái trừng mắt có khi đổi trắng thành đen.
Không để ông Luông kịp phản ứng, bà tôi tiếp luôn : - ông Luông ạ. Phải duyên thì dính như keo. Trái duyên đểnh đoảng như kèo đục vênh, ông ạ. Tôi lỗ mỗ thế ông bỏ quá cho. ông nói là có sở cứ... Vu vạ cho ai thì cũng phải có lý, có duyên. Không thì thiên hạ người ta bảo là thói đời giậu đổ bìm leo.
ông Luông đứng phắt dậy, mặt đỏ gắt ngay lên, nhưng cố kìm nén :
- Cụ ăn nói quá trớn rồi đấy. Sở cứ của tôi là bằng chứng cụ thể. Bữa nào tôi sẽ hầu chuyện cụ sau. Còn bây giờ tôi chỉ hỏi cụ một điều thôi. Cụ có còn nhớ : con dâu cụ họ gì không ?
- Sao tôi không nhớ ! Con dâu tôi họ Đổng.
- ấy đấy !
Xòe hai tay ra ngang, ông Luông vênh mặt đắc chí. Nào ngờ, bà tôi bật tiếng cười : - ôi chao, thế thì họ Lã tôi còn Tàu hơn cả họ Đổng cơ. Lã Bất Vi, ông có nghe nói đến cái tên ấy không. Nó là lái buôn Tàu, người ta bảo nó buôn cả vua. Tần Thuỷ Hoàng là do nó xếp sắp đấy, ông ạ. Còn như họ Lã tôi, cụ tổ mười lăm đời được dân làng tôi lập đền thờ phượng, không tin ông về Nghệ, hỏi huyện Diễn Châu, tổng...
Biết là không đối đáp nổi với lý lẽ và hiểu biết của bà tôi, ông Luông liền giơ tay xua xua, ra vẻ kẻ cả :
- Thôi thôi cụ ơi... Dông dài thế mà làm gì. Ta cứ người thực việc thực mà xét.
- ô hay thì cụ tổ tôi, cụ tằng tổ tôi, ông cố tôi, ông tôi đến chồng tôi, con tôi thì là người giả đấy ư ? Chết là chết thật, oan là oan thật, mà oan còn đeo đẳng đến tận giờ. Chứ chẳng lẽ là chết giả, oan giả.
- Tôi công nhận. Nhưng bà nên hiểu lý luận cao xa này : Con người ta có thể hôm qua là anh hùng, hôm nay lại là thằng phản động. Hôm qua là chiến sĩ cách mạng, hôm nay đã trở thành một kẻ mê tín bói toán.
- Tôi xem bói là vì các ông không có tin tức của con tôi.
- Cụ nói thế mà nghe được !
Quát khẽ một tiếng, ông Luông chỉ mặt bà tôi, dằn : - Cụ cứ mở miệng là nói xấu chính quyền, chế độ. Lẽ ra tôi gọi cụ lên trụ sở ủy ban để phê, nhưng vì nể cụ, không muốn làm cụ mất danh dự. Cụ cần phải hiểu điều đó. Cụ không được cãi.
Không để bà tôi kịp đối đáp, ông xổ luôn một tràng :
- Mà cũng không phải chỉ có một mình cụ đâu. Túm năm tụm ba, bàn bạc những gì ? Đừng tưởng có thể qua mắt được tôi ! Chế độ này không dễ để các người một sớm một chiều thay đổi được đâu. Tôi nói để cụ biết. Hồi tôi còn đương chức thủ trưởng cơ quan, có một nhân viên của tôi gọi phở không có thịt là phở không người lái, dụng ý xấu là chê trách sự lãnh đạo của Đảng. Tôi đã bắt hắn đứng trước mặt tôi nói liên tục bốn tiếng đồng hồ cái câu phản động ấy, đến kỳ mệt rã ra, bỏng họng, gục xuống trước mặt tôi, để hắn nhớ đời.
Nuốt nước bọt đánh ực, lôi từ túi ra hai lá thư, thật bất ngờ, ông chủ tịch đập đánh bách xuống mặt giường nhà tôi, giọng răn đe đầy vẻ tự đắc :
- Đây, cụ hăy nghiêm chỉnh tự xét lại mình, không lại hối không kịp. Cụ xem hai cái văn bản này đi rồi khắc hiểu.
Quả thật là bất ngờ. ông Luông cũng không phải chỉ là kẻ tầm thường. Bà tôi rơi vào trạng thái bối rối. Hai phong bì thư. Một đựng công văn của xí nghiệp : Truy đào Đổng Thị Thuỵ tội tự tiện bỏ việc. Một là giấy báo mời lĩnh tiền. Không biết tên người gửi. Chỉ thấy ghi : từ bưu cục Gia Lai - Kon Tum. Số tiền là một trăm chẵn. Và từ đó, tháng nào cũng như tháng nào. Thật đều. Và vô danh.
Đã sang tháng chạp. Sương trắng buổi sáng báo hiệu cơn nắng rát buổi trưa. Việc ông Luông bất thần đến nhà tôi dự báo nhiều điều đáng lo ngại. Cô Quyên cũng có ý nghi ngờ tâm địa con người này. Bà tôi tâm sự với ông Vinh,
cụ Hồn Nhiên, ông Xương... mọi người bảo : Cần đề phòng ! Vì hồi này, lợi dụng thời buổi khó khăn, bọn bất lương bày ra nhiều mưu ma chước quỷ trắng trợn lắm.
Nhưng mà đề phòng thế nào cho xuể !
Cái cơn tai biến thường xảy ra vào lúc chẳng ai ngờ tới cả. Trưa ấy, tôi đi học về, có cảm giác tất cả những căn nhà trong khu tôi ở bị cái ánh sáng buổi trưa sáng choang chiếu tỏa trở thành những ngôi nhà hoang phế, im lìm, chết chóc. Từ ngoài sân, đứng trong làn ánh sáng như đèn cao áp, nhìn vào, tôi thấy căn hộ nhà tôi đen thâm lại như một ngôi miếu cổ. Nếu có thêm một cây cột thì nó đã giống cái miếu biến hình của Tôn Ngộ Không. Tôi càng kinh sợ hơn khi bỗng đập vào mắt mình những hình thù quái dị : ấy là bốn pho tượng y hệt tượng các ác thần tôi đã một lần thấy ở dãy nhà ngang ngôi chùa có trường mẫu
giáo của tôi dạo nào, bốn pho tượng ác này từ đâu đến, đứng lừng lững, trấn một hàng ngang ở trước cửa nhà tôi. Bốn pho tượng ác ấy là bốn người đàn ông mặt mũi dữ dằn, đứng chân giạng, tay khuỳnh, thế ngăn chặn và sẵn sàng ra tay trừng trị kẻ nào dám xâm nhập vào ngôi nhà.
Mặt tôi đã nhợt đi vì sợ hãi. Càng sợ hãi hơn vì khi sững lôi, tôi bỗng nghe thấy một tiếng quát như sấm nổ : - Thằng bé kia, chìa khoá đâu, mở cửa !
Tôi run lên, lưỡi líu lại không đáp được nửa lời, trong một phản ứng cuống cuồng để tự vệ, quay ngoắt lôi, định co chân chạy và bật khóc. Tôi đã bật khóc vì khiếp sợ. Tôi càng khóc to hơn vì, y như vào lúc cô Tấm bí bức được Bụt hiện lên giúp đỡ, tôi nhìn thấy bà tôi đi trồng rau ngải từ trên khu đồi hoang trở về, với bó củi đom đóm ôm trên tay đi vào.
Động tác đầu tiên là bà tôi đỡ tay tôi. Và đặt bó củi xuống, bà tôi nhìn mấy bộ mặt hung tợn nọ, rồi nhận ra ngay điều hung hiểm đã ở trước mắt, tuy chưa biết cụ thể nó là cái gì, bà tôi liền rin rít :
- Các ông làm gì mà xoi mói như thầy bói đâm hành, để cháu tôi nó sợ thế !
- Chúng tôi cần gặp cụ.
- Các ông là ai ? Giữa lúc vắng vẻ, người lớn đi làm hết, kẻ gian, người ngay biết thế nào mà phân biệt !
Toát lên một tiếng cười lạnh gáy. Một người cao, gầy, răng vổ bước ra khỏi nhóm tượng hung thần, móc túi, chìa ra một tờ giấy nhỏ : - Chúng tôi đã trình giấy tờ với ông chủ tịch phường. Có dấu và chữ ký xác nhận là có công chuyện đến gặp cụ đây. Vì biết cụ không phải là tay vừa.
Bà tôi vừa mở khóa vừa liếc nhẹ tờ giấy nhỏ có dấu đỏ, rồi nhìn thẳng vào người nọ, nhếch mép:
- ông nói thế mà cũng nghe được ư ? Ba người đánh một, chẳng chột cũng què. Huống hồ... bốn ông mà lại sợ bà già !
Cửa mở, theo sau bà tôi và tôi, bốn người nọ luồn ngay vào buồng và như cảnh sát đã quen nghề khám xét bắt bớ, họ chia nhau đứng trấn ở bốn góc buồng.
Giữa buồng là hộp đồ nghề gồm những mũi dao tiện, đá mài, các bộ gá lắp của bố tôi mà hôm qua tôi kéo ra lục tìm dụng cụ để làm thủ công. Bà tôi cúi xuống, định dùng sức đẩy hòm đồ nghề vào gầm giường cho gọn nhà, nhưng nghĩ thế nào lại thôi. Bà tôi ngồi lặng đi trong mấy giây, rồi như lấy lại điềm tĩnh, đưa khăn lên thấm nhè nhẹ lớp mồ hôi láng một lớp nước mỏng trên vầng trán mình. Lại cơn tai bay vạ gió gì đây ? Lại điều bất trắc quái quỷ gì đây ? Cuộc đời hơn sáu mươi năm của bà vừa qua có được bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng là thuận buồm xuôi gió, mát mái êm dòng ? Hay chỉ là chuỗi ngày cơ khổ, là các cuộc đối phó triền miên với các mưu sâu kế hiểm của lũ người lòng lang dạ thú, để bảo toàn sinh mệnh và phẩm giá mình.
Tai họa nó chẳng náu mình nữa. Đây, gã răng vổ lênh khênh đã bước lại cạnh bà tôi, hơi cúi xuống, cất giọng khô khẳng và đầy vẻ ngạo mạn :
- Thôi, khỏi phải vào đề. Nói luôn.
Cụ còn nhớ tôi không ? Không hả ? Thế thì, xin mạn phép cụ, tự giới thiệu. Tôi là Đào Chí Hứng. Tức Hưng Sắc. Trưởng phòng hành chính Xí nghiệp B., nơi cô Thụy, con dâu cả của cụ, trước kia làm thợ.
Bà tôi chống tay lên cái mặt hòm đồ nghề của bố tôi, đứng dậy, và tôi nhận ra sao giọng bà tôi lại có thể thản nhiên đến như thế :
- Vâng, ông nói thế thì tôi cũng hẵng biết thế !
Nhận ra ngay sau cái điềm nhiên là thái độ cứng cỏi của bà tôi, Hứng tiến sát theo bà tôi về phía cái giường. Khi bà tôi ngồi xuống mép giường, thong thả cởi cái khăn, giũ tóc như thường khi, Hứng liền chống tay lên sườn, thở đánh phựt :
- Cụ không được nói thế ! Tôi là người nhà nước đến để chính thức có ý kiến với cụ về một vấn đề hệ trọng. Còn tháp tùng theo tôi là ba anh em trong đội bảo vệ của xí nghiệp. Anh em, nếu cần, anh em xuất giấy chứng minh cho cụ đây xem ! Ta làm ăn đàng hoàng !
- ôi, nhiễu sự ! Thủ trưởng việc gì mà phải vòng vo Tam quốc thế !
Ba gã bảo vệ cùng lên tiếng càu nhàu. Hứng giơ tay ra hiệu bảo chúng im, rồi hơi cúi xuống với bà tôi, giọng đã mềm đi chút ít, nhưng lại đầy vẻ giễu cợt, đểu giả :
- Bây giờ xin vào công việc. E hèm. Thưa cụ, chẳng hay cụ đã nhận được lệnh truy nă tội đào nhiệm của con dâu cụ chưa ạ?
- Tôi đã nhận được.
- Tốt lắm. Vậy ý kiến cụ thế nào ? Cùng với cái cười khẩy khiến ba tên vệ sĩ tóe lên một hồi cười thô lỗ, Hứng búng khẽ tay, đứng lui ra, ngắm nhìn bà tôi qua kẽ mắt khim khíp của lão. Suốt đời tôi không quên cái thái độ đểu cáng ấy của lăo. Lão đang khoái trá trước nỗi đau bại liệt tuổi già của bà tôi. Lão đang hành hạ tàn nhẫn bà tôi. Mắt tôi mưng mưng như tụ máu. Và tôi thương bà tôi tê dại cả cõi lòng.
Nhưng, một lần nữa, tôi lại chứng kiến trí lực sâu sắc và tài ứng đối của bà tôi. Không lúng túng một tẹo nào hết, bà tôi nhẹ nhàng đặt vành tóc trần lên đầu, gài lại mấy sợi tóc mai phơ phất, rồi nhìn thẳng vào mặt kẻ đang định làm tội làm tình mình, thong thả như nhả từng lời :
- Có nhẽ, nếu con trai tôi là Lã Văn Nguyên, thợ tiện ở xí nghiệp ông, không vì quyền lợi của dân, của nước, xông pha nơi hòn tên mũi đạn, thì hôm nay, các ông khỏi phải nhọc xác đến tra hỏi tôi thế này. Kia kìa, con trai tôi đấy, cái hòm đồ nghề của nó...
- Chà !...
Hứng rên một tiếng dài kinh ngạc. Rồi lấy khăn tay chùi mồ hôi vừa rịn ra trên mép, lão gật gật cái đầu hói vừa trật ra khỏi cái mũ cát két, đánh lưỡi đánh tậc một cái :
- Chậc ! Phải nói là khôn ! Khôn thật ! Thật đúng là lão bạng sinh châu. Trai già mới có ngọc thật.
Bà tôi chép miệng :
- Nào tôi có ăn hơn nói kém. Chẳng qua bây giờ ông nắm quyền hành trong tay, khiến tôi tội vịt chưa qua, tội gà đã tới. Nhưng, nghĩ rằng muốn gì được nấy là chưa thấu hiểu lẽ đời, ông ạ. Sông có khúc, người có lúc. Đất có tuần, dân có vận đấy, chứ ông.
- ôi... lằng nhằng !
Ba tên tay chân của Hứng lại lên tiếng khó chịu. Hứng quay lôi, cau mặt :
- Các chú đừng nóng tính. Nhân bất học bất tri lý. Anh là người có học, việc gì anh cũng muốn có đầu có đuôi. Còn cụ, - Hứng quay lại bà tôi. - Vấn đề là chính sách chứ đâu có phải là tùy tiện. Cụ đi hoạt động cách mạng, cụ thừa hiểu thế nào là luật công bằng rồi. Chúng ta đã đổ bao nhiêu máu cũng chỉ vì hai chữ đó. Vậy, một người như cô Thụy đã đào nhiệm thì cơn cớ gì lại vẫn có thể được hưởng tiêu chuẩn nhà ở như một người thợ đang tại nghiệp ?
- Thế thì các ông đuổi con thằng Nguyên đang hy sinh xương máu cho các ông an hưởng thái bình ra đường ra chợ à !
Bà tôi đứng dậy, gần như chồm lên trong một cảm xúc hốt hoảng và giọng bà bỗng khan re, nhưng không chút nao núng.
Hứng vẫn giữ thế chủ động, khe khẽ lắc đầu :
- Không, không ! Không ai đuổi con anh Nguyên ra đường ra chợ cả ! Cụ cứ yên trí ! Cụ cũng có phần ! Đường lối, chính sách của Nhà nước ta công tội phân minh, nghĩa tình trọn vẹn lắm, cụ ơi. Đây, công văn đây, tôi đọc cụ nghe.
Hứng cất giọng. Đó là cái quyết định thu hồi diện tích nhà ở của chúng tôi. Tôi không hiểu hết các chi tiết. Tôi chỉ biết, mái tóc bạc bà tôi bỗng buột dây, xõa tỏa như một mảnh vải màn trắng xóa. Và bà tôi ôm đầu, ngẩng lên trời, đau nghẹn : - Trời ơi ! Sao lại bạo thiên nghịch địa vậy ! Các ông làm điều ác không sợ quỷ thần trừng phạt, ác giả ác báo ư !
*
* *
Để bà tôi không kịp trở tay, có lẽ ông Hứng trưởng phòng hành chính nghĩ vậy, nên ngay chiều hôm đó, một chiếc xe ô-tô tải chở tre, nứa, gỗ lạt cùng ba gã bảo vệ nọ tới tắp lự. Và công việc ngăn chia căn buồng được thực hiện thật nhanh gọn ngay sau đó.
Thật là phân miêng và nhân nghĩa : họ không đuổi bà tôi và tôi ra đường. Hai bà cháu tôi còn được những sáu mét vuông, ngăn cách với căn buồng trong mười tám mét vuông của họ bằng một lớp cót ép, cao lên tới tận trần nhà. Và do phải chừa ra một lối đi vào buồng trong và xuống bếp, nên thực tế căn buồng sáu mét vuông của hai bà cháu lại bị lẹm thêm. Với diện tích này, chỉ còn kê được một chiếc giường đôi, một cái bàn nhỏ. Các đồ dùng khác chỉ còn cách là dúi vào gầm giường.
Chủ nhân của căn buồng phía trong chuyển tài sản đến ngay tối hôm ấy. Hai chuyến ô-tô tải. Giường mô-đéc, tủ ly, xa-lông Tàu, rồi ti-vi, đài cát-xét và lủng củng những hộp, hòm, gói, bọc. Họ vận chuyển, khuân vác, sắp đặt cả đêm. Sáng sau thì đồ đoàn đã vào cơ ngũ. Gian buồng chịu sức chứa căng thẳng quá mức, như một kho hàng. Vào quãng gần trưa, chủ nhân mới đến tiếp nhận nơi ăn ở, gia sản ; cùng đến có một con chó béc-giê xám, cao lừng lững. Nào có phải là ai xa lạ, vị chủ nhân này chính là Đào Chí Hứng !
Hứng xích con chó Tây ở cửa buồng trong, con này đứng một lúc thì nằm ệch xuống giữa lối đi chung xuống bếp. Xoa xoa hai tay, Hứng bước ra, nhìn bà tôi, cười hề hề :
- Thôi, thế là ta lại là hàng xóm của nhau, cụ nhỉ. Sách có chữ : bán anh em xa, mua láng giềng gần. Thôi, có gì không phải cụ bỏ quá cho nhé.
Tính cháu lỗ mỗ, lòng cháu cứ thẳng như ruột ngựa, chẳng ác độc đâu. Cháu là con ông đồ đấy, cụ ạ.
Hứng tính chuyện sống ôn hòa với bà tôi. Bà tôi bưng cái nồi, đang định đi xuống bếp, lạnh nhạt :
- Bác xích con chó vào buồng để
tôi đi xuống nhà dưới làm bữa.
- ấy chết, cháu vô ý quá. Jăng, vào buồng ! Đấy cháu hạ lệnh là nó vào ngay. Con này hiền lắm. Nó là chó giống thôi mà, cụ.
Con chó Jăng lảng vào buồng Hứng. Nhưng, lát sau, nó lại trở ra, nằm lù lù giữa lối đi chung. Lưỡi thè lè giữa hai cái răng nanh nhọn, nó thở hộc hộc, rung cả người, trông mà phát khiếp.
Bà tôi bực lắm, nhìn con chó, bảo Hứng : - Ông Hứng ạ. Tôi mệnh hỏa, cầm tinh ông hổ đấy !
Hứng vội xoắn xuýt :
- Cụ ơi, cháu là người có học. Cháu hiểu ý cụ.
Hứng đành phải xích con Jăng vào trong buồng. Nhưng, máu tham của lão thì mỗi ngày như lửa cháy, không dẹp được. Có điều là lão cố làm ra vẻ ngọt ngào tử tế.
Sau khi đã chiếm được gần hết căn hộ, Hứng nhằm mục tiêu khu diện tích phụ, gồm nhà bếp, bể nước, nhà tắm... Đi học về hôm đó, tôi đã thấy một túp lều gianh nhỏ chừng một mét vuông, mái dựa vào bức tường căn buồng nhà tôi vừa mới trát bùn vách xong.
Hứng gãi đầu gãi tai với bà tôi, giọng có vẻ bất đắc dĩ :
- Cho nó tiện cụ ạ. Nhà đâu, bếp đấy. Cụ lại khỏi phải xuống bếp xa. Lại an toàn !
Bà tôi cười gằn :
- Tiện thật đấy ! Chăn trâu lại dắt nghé luôn. Bác xem còn cái gì tiện nữa thì bác thu xếp luôn đi.
- Cụ cứ ác khẩu ! - Hứng nhăn mặt, găi tai, rồi cười khì một tiếng cụt ngủn.
Thế là Hứng chiếm gọn cả vùng diện tích phụ phía trong. Tôi đã học lớp hai, tôi hiểu hết nên tôi tức lắm. Bà tôi xoa đầu tôi :
- Quân bòn tro đãi sạn ấy không nên người đâu. Thí cho nó, cháu ạ.
Bà nói to cố tình cho Hứng nghe. Nhưng lão tảng lờ, vặn băng nhạc ầm ĩ.
Cô Quyên an ủi bà tôi :
- Hay bà sang nhà cháu ở cho
rộng. Nay mai cháu đi Sài Gòn đón nhà cháu, bà sang ở trông nhà giúp cháu cả thể.
Bà tôi đáp :
- Lúc đó hẵng hay. Còn bây giờ, bà cháu tôi dọn sang cô thì hóa ra mắc mưu hắn. Hắn chỉ muốn đuổi mình đi thôi mà.
- Sao lại có cái quân ác ôn thế !
- Thì trông mặt mà bắt hình dong.