Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Bài Viết >> Hoa xuyên tuyết

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 61763 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Hoa xuyên tuyết
Bùi Tín

IV-Những bài học (2)
Khi những nhà cầm quyền không còn khả năng xấu hổ nữa thì thật là đáng sợ. Một số người lãnh đạo và báo chí kịch liệt lên án bí thư tỉnh ùy Vĩnh phúc Kim Ngọc một cách vũ đoán, thế rồi sau đó cuộc sống chứng minh chính kiến của ông ta là đúng, nhưng không một ai xin lỗi ông ta (đã mẫt trong tủi nhục)và gia đình ông ta cả!
Và có cả những sự lừa dối đến độ trơ tráo. Mẹ và chị của nghệ sĩ Đặng Thái Sơn đã kể cho tôi nghe câu chuyện về Đặng Thái Sơn thành tài. Cái chính là do bố mẹ khuyến khích, dạy dỗ Sơn từ tấm bé. Vì bố Sơn là nhạc sĩ Đặng Đình Hưng bị định kiến nên Sơn cũng bị kẹt, sang Liên Xô học cũng là nhờ thầy giáo Liên xô phát hiện và kèm cặp. Đi thì ở Ba Lan cũng do Sơn và thầy giáo tự chạy, sứ quán Việt nam ở Matxcơva chẳng giúp sức gì thêm cả, bỏ mặc Sơn tự lo lấy mọi chuyện. Đến khi giật giải rồi thì khác hẳn. Sứ quán họp báo, Bộ Văn Hoá họp báo. ủỷ ban liên hiệp văn hóa nghệ thuật, hội nghệ sĩ âm nhạc họp báo, vơ vào một cách không chút ngượng ngùng rằng: Đây là kết quả của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát hiện và vun trồng những mầm non của đất nước từ nơi sơ tán dưới bom đạn Mỹ, được chủ nghĩa xã hội ưu đãi chăm sóc, để thành tài ở Liên Xô và giật giải ở Vác Xô vi, vân vân, và vân vân...Nói lấy được, cứ như sự thật quả là như vậy!
Đặc quyền, đặc lợi có những biểu hiện lắm vẻ. Sau năm 1975, Văn phòng trung ương và Ban Tài chính Quản trị trung ương (cũng là cơ quan tài chính của đảng) đi thống kê và phân phối những công thự, biệt thự ở các tỉnh phía nam. Bộ Chính trị được họ xí những nhà sang trọng nhất. thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Vũng tàu, Nha Trang...họ dành những biệt thự loại A1 cho Bộ Chính trị, thường là cho từng ủy viên Bộ Chính trị. Đó là nhà của anh Ba, anh Năm, anh Sáu...thường là đóng im ỉm, có người quét dọn, trông coi quanh năm, những "ông chủ" chỉ dạo qua vài ngày trong cả năm!
ê vực Quảng Bá bên Hồ Tây, nhà họp con Rùa (mái nhà hình mai rùa) với hơn một chục biệt thự vây quanh là một khu cấm, canh gác cẩn mật. Nhà họp Con Rùa ấy trên công văn của văn phòng Trung ương mang tên nhà họp của Bộ Chính trị. Mỗi biệt thự đều mang những tên ông chủ của nó: 12 hay 14 Uy viên Bộ Chính trị đương chức. Từ năm 1988, nó đã được chuyển thành cơ sở kinh doanh du lịch của Công ty Hồ Tây do Ban quản trị Tài chính trung ương đảng quản để kiếm lời.
Phía Bắc thành phố Hồ Chí Minh, vùng Tân Uyên thuộc tỉnh Sông Bé có một khu rừng cao su rộng xen với những bãi đào lộn hột. Đậy là khu săn bắn rất được ưa thích của các quan chức cơ quan thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Mổi khi có khách trung ương vào hay ở thành phố lên là cả vùng nhộn nhịp hẳn lên. Giám đốc nông trường cao su phải huy động từ hai đến bốn đội sản xuất bỏ công việc của mình đi lùa thú rừng vào "bẫy"...cho các cụ bắn. Các quan chức cấp cao ngồi trong những ngôi nhà nhỏ lợp tranh chống nắng, giương súng giữa những hớp rượu qúy và những làn khói thuốc lá thơm để hạ thú: lợn rừng, nai, chồn, cầy hương, kỳ đà...Quanh những ngồi nhà ấy là suối tự nhiên. Chiếc cầu gỗ nối liền căn nhà được kéo lên để bảo đảm an toàn khi các nhà "thiện xạ" đã yên chỗ. Một kiểu đi săn qúy tộc. Quý vị đâu có cần biết anh chị em công nhân nông trường vất vả ra sao, nông trường bị lỗ lãi thêm như thế nào do phải phục vụ những "đầy tớ của nhân dân" theo kiểu như thế, giữa sự đói nghèo đến cùng cực của đồng chí, đồng bào.
Lại có kiểu đặc quyền đặc lợi do dưới thực hiện với trên đã thành nếp. Trước khi đoàn của Tổng bí thư và gia đình rời Đà Lạt, tỉnh ủy Lâm Đồng tặng cho tất cả thành viên của đoàn hơn 30 người, mỗi người một gói quà khá lớn, có chè Bảo Lộc, cà phê Buôn mê Thuột, rượu bổ cùng mấy gói cao ác ti sô. Phu nhân, con trai, con gái, cho đến cháu nội, cháu ngọai...mới 3, 4 tuổi của vị lãnh đạo đều có phần của mình như nhau. Các cậu ấm, cô chiêu vừa ngỏ ý muốn nếm thịt rừng là ngay đêm ấy Văn phòng tỉnh ủy cử ngay một số đi săn băng rừng lội suối cố lôi về một con hoẵng...
Cho đến gần đây, nhân kỷ niệm ngày thành lập đảng cộng sản Việt nam 3. 2. 1930-3. 2. 1991, người lãnh đạo cao nhất của đảng vẫn còn nói: Cán bộ là người lãnh đạo, đồng thời là người đầy tớ của nhân dân. Chắc chắn nhân dân nghe được phải lên cơn sốt vì dị ứng. Thà không nói còn hơn vào lúc này, vì thực tế cuộc sống diễn ra khác hẳn. Cán bộ càng ở trên cao càng có nhiều đặc quyền, đặc lợi lộ liễu và tinh vi, từ nhà ở, xe cộ đến ăn uống, vợ con, dâu rể, cháu chắt đều được hưởng chính sách "chiếu cố". Lại còn quà cáp, biếu xén, khen thưởng đủ loại, cộng với lợi ích đặc biệt khi đi công tác nước ngoài. Thà đừng nói. Còn cứ nói bừa ra thì thật coi thường dư luận và nhân dân, không còn biết liêm sỉ là gì nữa.
Nhân dân mĩa mai bằng những câu thơ vỉa hè:
Tôn Đản là chợ vua quan
Nhà thờ là chợ trung gian nịnh thần,
Đồng Xuân là chợ thương nhân,
Vỉa hè là chợ nhân dân anh hùng,
hay
Đầy tớ thì đi Vôn-ga
Bố con ông chủ ra ga đợi tàu,
Đầy tớ thì ở nhà lầu,
Bố con ông chủ giấy đầu che mưa
Đầy tớ tiệc rượu sớm trưa,
Bố con ông chủ rau, dưa qua ngày...
Vấn đề nhà cửa là vấn đề gai góc và bất công bậc nhất còn tồn tại. Đã có hàng nghìn lá đơn kiện tụng, hàng trăm bài báo yêu cầu phải làm rõ vấn đề này. Họ phát hiện những hộ cán bộ chiếm lĩnh những 2, 3 biệt thự ở thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu...cho bà con, anh em, thân thuộc, bạn bè, dành cho dâu và con rể, cho cả cháu chắt nữa. Bao nhiêu việc cấp, mua bán, nhượng lại kiểu móc ngoặc, đút lót trong ngành nhà cửa, đất đai hay trong cơ quan chính quyền và cấp ùy đảng? Đây là một nét bất công lớn, vì cũng ở một cấp như nhau, một hoàn cảnh tương tự, mà người được cấp không nhà cao, cửa rộng, trị giá bằng tiền lương hàng trăm năm làm việc, người thì không được gì cả! Các Hội đồng phân phối nhà, các công đoàn bị qua mặt hết. Nhiều vị thủ lãnh ở trên rất lo sợ chuyện nhà cửa bị đổ bể, bị đưa ra ánh sáng công luận và luật pháp, nên họ cùng nhau thỏa thuận ém nhẹm vấn đề này, làm như trời yên, biển lặng. Họ lo sợ sự phẫn nộ của nhân dân sẽ chụp lên đầu họ. Đây có thể là một điều thử thách cực lớn cho những ai nắm quyền sau đại hội đảng 7.
Theo tôi được biết qua những cán bộ công tác trong nghành nhà đất ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, việc cấp nhà, cấp đất suốt một thời gian dài hết sức tùy tiện. Vì chưa có luật về bất động sản, về nhà đất và các văn bản pháp quy lại thay đổi luôn luôn nên sự vận dụng rất lỏng lẻo. Có thể nói hàng nghìn vụ cấp nhà đất là vô nguyên tắc, là không qua thủ tục nghiêm cách, mà chỉ là qua thư tay của những người có quyền lực, của anh Hai này, ông Ba nọ, chị Tư kia, phần lớn là trong cấp ủy, nhất là của các bí thư tình ủy, bí thư thành ủy...Đây là một kiểu chia chác tài sản quốc gia một cách bí mật, âm thầm trong đêm tối. Hiện các vụ kiện cáo về nhà cửa là vào loại lớn và nhiều nhất và bất công về mặt này cũng lớn nhất. Có hộ người không ở hết được diện tích, rộng thênh thang, còn có nhà "dự trữ". Có hộ chen chúc nhau một cách thảm hại!
Hồi tháng 8. 1990 tôi gặp bà Trịnh Văn Bô tại nhà bà ở phố Nguyễn Gia Thiều. Bà là nhà tư sản yêu nước đã góp cho cách mạng, cho "tuần lễ Vàng" hồi cuối năm 1945 hơn 3000 lạng vàng và cũng cho nhà nước mượn nhiều nhà cửa lớn (với cam kết khi cần sẽ trả lại gia đình bà), trong đó có ngôi nhà 46 phố Hàng Ngang nơi chủ tịch Hồ Chí Minh ở và viết Tuyên ngôn độc lập, nay trở thành nhà lưu niệm của nhà nước. Do con cháu đông và sinh trưởng thêm, hiện bà và gia đình ở rất chật chội, rất cần nhà, muốn "xin lại" một nhà với vài phòng ở, mà chạy hết nơi này đến nơi khác, không ai giải quyết cả. Gần đây phải kêu với Chủ tịch Hội đồng nhà nước, mà cũng mới chỉ được giải quyết trên nguyên tắc, trên giấy tờ. Nghe bà kể, tôi nghĩ chính bà đã từng là bộ trưởng bộ tài chính" trên thực tế của chính phù lâm thời hồi chính quyền còn trong trứng nước, công thật là lớn, thật là một tấm lòng vàng. Đến nay, người ta không còn muốn nhớ đến đóng góp của bà trong thời điểm hệ trọng ấy. Một sự vô ơn, bạc nghĩa, một thái độ bất công dai dẳng, trong khi những người phát ngôn của chế độ luôn nói đến đạo đức, đến đạo lý, đến lẽ công bằng, đến tình nghĩa của con người mới!
Lừa dối và bất công đã mang lại biết bao nhiêu điều bất hạnh cho công dân trong xã hội. Ngay thật và công bằng xã hội là yêu cầu khẩn thiết của nhân dân. Một thất bại cay đắng của những người cầm quyền vừa qua là: Việc làm không đi với lời nói, nhân dân không sao còn có thể gửi niềm tin ở những người nói một đằng, làm một nẽo, ngày càng làm cho xã hội xơ xác, tiêu điều, những người lương thiện, ngay thẳng bị dồn vào thế cùng cực của bất hạnh, nghèo khổ và tủi nhục. Tôi tự hào về cuộc sống chiến đấu và làm việc hơn 40 năm qua. Tôi không chối bỏ quá khứ mình và yên lòng là đả xử sự như mợt người yêu nước thực lòng, góp một phần nhỏ nhoi vào sự nghiệp chống ngoại xâm. Trong cái cơ chế giáo điều, quan liêu, cố hủ, duy ý chí ấy có phần đóng góp của tôi. Đó là tội lỗi, là sai lầm. Nhất là trong gần 10 năm nay, tôi đã từng lên lớp, viết bài, rao giảng những quan điểm giáo điều, duy ý chí, có khi mang màu sắc cực đoan. Mặc dầu gần ba năm trở lại đây tôi đã nhìn nhận lại những việc làm của mình, dám nói những tiếng nói mạnh bạo. ở báo Quân Đội nhân dân và báo Nhân Dân, tôi có chân trong cấp ủy, tham gia Ban Biên tập, trên chiếc ghế ấy, tôi đã tham gia xét duyệt biết bao nhiêu trường hợp. Từ khen thưởng, kỷ luật, kết nạp đảng viên, cất nhấc, đề bạt...đến chuyện xét cấp nhà, nhận xét cán bộ và nhân viên cấp dưới.
Qua đó tôi góp phần vào không ít những vụ vô lý, oan trái, kiểu thành kiến, định kiến, khuyết điểm nhỏ xé ra to, phê phán, chụp mũ, thiếu công bằng và khách quan. Tôi đã xuôi chiều, a-dua theo số đông, nghĩ rằng, mình không sức nào chống chọi lại cái cơ chế này. Một số anh em bị đối xử ác độc, bắt ngồi chơi xơi nước, không cho viết bài, bị vô hiệu hóa chỉ vì có một số chính kiến riêng. Bản thân tôi trong thâm tâm không đồng tình với cách đối xử ấy, rất thông cảm với anh em đó, nhưng mũ ni che tai, không công khai bênh vực và đấu tranh cho lẽ phải. Đây là sự hèn nhát của kẻ sống ích kỷ, có thể nói là của kẻ tòng phạm. Có những lần Ban biên tập góp ý về những người trong cơ quan nên xét kết nạp vào đảng, tôi thấy rất rõ đây là chuyện vớ vẩn, vô tích sự, vì những người tâm huyết tài năng, sống chân thực thường bị định kiến và chụp mũ là sống không thuần, tự kiêu hoặc lập dị để gác lại, còn những người dễ bảo, gọi dạ bảo vâng, tròn trịa không có chút góc cạnh, theo tác phong công chức, lại biết lấy lòng các "quan trên"...thì được khen là sống thuần!, có đạo đức!, có triển vọng và thường được chọn vào đảng. Đưa toàn những người mờ nhạt, dể bảo kiểu công chức như thế thì đảng đâu còn được tính tiền phong, đâu còn là đảng của trí tuệ và tài năng nữa! Tôi biết vậy nhưng xuê xoa cho qua chuyện, cảm thấy mình không cưỡng lại nổi cơ chế, cứ để mặc cho yên chuyện. Do cố thủ, xuê xoa, thỏa hiệp như thế, nên tôi cũng góp phần làm cho cái cơ chế cổ hủ ấy có được sức sống chi phối một cách tai hại tập thể hơn ba trăm con người. Cái phản ứng của tôi mấy năm sau này phần lớn chỉ âm thầm phê phán, âm thầm chống đối, âm thầm phản kháng! hoặc chỉ nói lên sự bực dọc của mình trong nhóm nhỏ, ở bên lề các cuộc họp chính thức.
Hồi năm 1961, tôi được tất cả sĩ quan và quân nhân ở cơ quan khu bộ quân khu 4 đóng ở Vinh bầu làm Chủ tịch Hội đồng quân nhân của cơ quan này. Chức trách của Hội đồng là đại diện quyền lợi quân nhân trong các vấn đề: xét kỷ luật, xét khen thưởng, bảo vệ quyền lợi vật chất của anh em, kiểm tra chi tiêu các khoản chi phí phụ cấp xã hội, kiểm tra chi tiêu và vệ sinh các nhà bếp, nhà ăn tập thể...Suốt hai năm, tôi thường làm Chủ tịch ủy ban bầu cử của cơ quan, khi bầu đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An và thị xã Vinh. Tôi được người của Ban bảo vệ quân khu gài vào ban bầu cử cho biết "theo lệnh trên", một số phiếu bầu được phân phát đã được đánh dấu riêng nhằm theo dõi một số người tình nghi là không hài lòng với chế độ, bất mãn, họ gạch tuốt tất cả danh sách ứng cử trong lần bầu trước. Tôi biết như vậy là trái với nguyên tắc bỏ phiếu kin, vi phạm quyền lựa chọn của cử tri, nhưng cứ để cho họ làm, lại còn nghĩ rằng đây là một việc cần thiết để bảo vệ trong sạch hàng ngũ quân đội!
Cũng trong thời gian này, tôi được cử làm thẩm phán quân nhân tại tòa án quân sự của quân khu 4. Chánh án thường là phó tư lệnh Quân khu, thẩm phán chuyên nghiệp là cán bộ của Ban quân pháp. Các phiên tòa thường xử các tội biển thủ công quỹ, ngộ sát do dùng vũ khí tùy tiện hoặc tai nạn của vận tải quân sự, tự sát thương để xuất ngũ...Những vụ xét xử nói chung đều nghiêm, hợp luật. Chỉ có là tất cả các mức tuyên án đều được định trước và báo cáo cho Quân khu ủy, theo nguyên tắc đảng lãnh đạo thường xuyên, tuyệt đối và toàn diện! Hồi ấy tôi cho đó là đìều tất nhiên. Nay nhìn lại, thì ra bản thân cũng góp phần làm cho vai trò của đảng trùm lên vai trò của nhà nước, trái với hiến pháp và luật pháp, trái với nguyên tắc của một chế độ dân chủ thật sự. Có nhìn lại mới thấy phải từ bỏ tất cả những quan niệm cũ, đổi mới thật sự để thực hiện một nền dân chủ chân chính.
Nhìn lại cuộc
đời mình, sống trong một chế độ quan liêu và hà khắc gần 50 năm, bài học lớn thứ ba của tôi có thể rút ra là: Trí tuệ và tình thương là hai yếu tố gần bó những thành viên cuả xã hội, thiếu hai điều ấy, xã hội ắt phải rã rời. Những người lãnh đạo của đảng và nhà nước ngày càng tỏ ra kém hiểu biết so với yêu cầu của trách nhiệm. Họ chỉ có trình độ học vấn ở mức trung bình, trong khi trong xã hội đã có hàng ngàn tiến sĩ, hàng chục vạn cử nhân và hàng triệu tú tài...Người kém hiểu biết lại thường hay chủ quan, không thấy cái dốt nát, kém cỏi của chính mình Cho nên cái rất yếu của các vị ủy viên Bộ chính trị là rất ít lắng nghe, không chịu lắng nghe! Đã thế, gặp vấn đề gì họ cũng nói, lại nói quá nhiều, nói thao thao, bất tuyệt, họ quá quen ra mệnh lệnh, chỉ thị. Hồi giữa năm 1987, tôi thấy rất phấn khởi thấy tại cuộc gặp gỡ các văn nghệ sĩ và trí thức suốt hai ngày Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh chỉ nói có 10 phút mở đầu và 40 phút kết luận, còn hơn 10 giờ là lắng nghe. Nhưng đó là buổi duy nhất ông ta làm như thế. Càng về sau, rồi gần đây, ông ta nói càng nhiều và không còn lắng nghe người khác! Tư duy con người cũng như một bộ pin, phát ra mãi mà không nạp thêm năng lượng thì hiểu biết ngày càng cạn, suy luận ngày càng cùn, sức hấp dẫn ngày càng kiệt. Càng nói dai và nói dài thì chỉ phơi bày sự nghèo nàn về trí tuệ. Lắng nghe chính là tích thêm năng lượng cho hiểu biết.
Coi thường kiến thức, trí tuệ của người ngoài Đảng là một điều tệ hại của cơ quan lảnh đạo. Có nhiều vị nhân sĩ, trí thức ngoài Đảng, có hiểu biết, có lương tâm, có phẩm chất chính trị và đạo đức hơn hẳn nhiều người lãnh đạo đảng cộng sản. Đó là những ông Phan Anh, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Xiển, Nghiêm Xuân Yêm, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Văn Hiếu, Tôn Thất Tùng...Trong điều kiện sống khó khăn, nắm trong tay quyền lực, họ đều giữ đức tính giản dị, liêm khiết. Chính cốt cách văn hóa đã kìm giữ các vị khỏi những cám dỗ vật chất thấp hèn mà nhiều cán bộ cộng sản cao cấp không vượt qua nỗi. Cũng có những trí thức đảng viên có tâm huyết, trong sạch và hiểu biết. Họ đều ở những vị trí thấp kém vì không chịu hạ mình luồn cúi, luôn giữ nếp sống thanh bạch. Đó là các ông Bùi Công Trừng, Chủ nhiệm ủy ban khoa học nhà nước những năm 1950, nhà luật gia Trần Công Tường, ông Lê Văn Hiến chẳng hạn. Nếu những kiến nghị của ông Bùi Công Trừng được lắng nghe: không chạy theo sản xuất lúa gạo đơn thuần, tự túc lương thực một cách hình thức, cần phải sản xuất nhiều lương thực hàng hóa, kết hợp thị trường trong nước với thị trường nông sản thế giới, thì nông nghiệp ta đã khác hẳn. Vì lúc ấy hai chử hàng hóa và thị trường là cấm kỵ. Hoặc như những đề nghị kiên trì của ông Trần Công Tường từ những năm 1950, 1960 về xây dựng luật pháp và ngành tư pháp, lập Bộ Tư Pháp, và trường Đại học luật khoa đã không được lắng nghe. Đất nước thiếu luật pháp nặng nề, Bộ Tư Pháp mới được thành lập gần đây và hiện vẫn chưa có trường Đại học luật (mới chỉ có một khoa đại học pháp lý).
Tôi đả nghe ông Lê Văn Hiến kiến nghị về hệ thống thu thuế mới, cho phép tư nhân kinh doanh hợp lý vá nộp thuế. Tổng bí thư Lê Duẩn bác bỏ thẳng thừng: "Không, không được, không thể làm như bọn tư bản! Các đồng chí yên tâm, thuế nước ta sẽ lấy chính ở nền sản xuất ưu việt của các cơ sở quốc doanh! Đó là nguồn thu chính, rất dồi dào, rất vững chắc của các nước xã hội chủ nghĩa chúng ta!" Trên thực tế thì hầu hết các ngành và các cơ sở quốc doanh đều thua lỗ dài dài. Đến nay mới nhìn ra thì là quá chậm.
Giáo sư Tạ Quang Bửu bị mất chức bộ trưởng Đại học chỉ vì ông tỏ ra không thông với kiểu "chủ nghĩa lý lịch" được áp dụng trong công tác tuyển học sinh đại học và tuyển đi làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài. Vị trí thức cỡ lớn này mất trong cảnh bần hàn, nhưng được sự quý mến của đông đảo học sinh đại học, của tuổi trẻ, của giáo giới cả nước. Những người lãnh đạo luôn tự cho rằng mình giữ độc quyền về hiểu biết, không cần nghe ai khuyên bảo, đề đạt ý kiến!
Đã vậy tình thương lại tỏ ra hiếm hoi! Người cầm quyền không thể độc ác được! Từ hồi năm 1975, tôi gặp hơn 40 viên tướng Sài Gòn đi cải tạo, gặp gần 100 nhân viên cấp cao ra trình diện, và sau đó tôi đi khắp các trại ở Long Thành, Thủ Đức, Bà Rịa, Long Khánh, Tây Ninh, rồi ra Bắc đi lên tận vùng Tân Phú ở Tuyên Quang...Tôi băn khoăn không thể lý giải được rằng: người cộng sản thường tự nhận là con người nhân ái, sao lại có thể chủ trương đầy ải hàng loạt, hàng chục vạn con người trong cảnh thật sự là tù đầy cực nhọc đến thế này? ở trại Thủ Đức, các chị em nữ sĩ quan nằm la liệt trên săn xi măng, trải ni lông mỏng mà không có chiếu, có màn. ở Tuyên Quang có nhiều người bị giam tuổi 68, 70, 78 tuổi, ăn không đủ chất, thiếu sinh tố, mù mắt, suy kiệt. Để làm gì? Họ có thật sự được cải tạo, hiểu ra lý lẽ về cuộc chiến tranh này, hay họ thêm nản lòng và cay đắng với chế độ mới? Tôi đã xem tài liệu học tập cho các viên tướng Sài Gòn và bài chuẩn bị lên lớp của người quản giáo ít tuổi. Tôi thấy rõ việc dạy và học đều là miễn cưỡng, hình thức, không tạo được kết quả mong muốn. Tôi đã nói lên chính kiến của mình cho ông thứ trưởng Bộ Nội vụ Viễn Chi, đại diện của bộ ở miền Nam. Ông ta chỉ cười nhạt và im lặng. Tôi không thể hiểu đầy đủ chính sách trên đây là do ý kiến của ai đề xuất, đã thảo luận, cân nhắc kỹ lợi hại, nên và không nên chưa? Vì đây là một chính sách quốc gia, đụng chạm đến hàng chục vạn con người và gia đình, đến hàng triệu thân thích và bạn bè, có tác dụng về tinh thần và tâm lý đến toàn bộ xã hội, nhất là miền Nam. Gọi là trại học tập nhưng thật sự đó là những trại giam. Do số lượng quá đông, nên tình hình các trại thật là tồi tệ. Trong trại, việc quản lý rất yếu, có thể nói là cổ hủ, thường dùng người này để kiểm soát người khác, trái hẳn với việc cải tạo ở những trại giam hiện đại, có sư phạm hẳn hoi để giáo dục những trẻ em hư, những tội phạm giết người, những người nghiền ma túy lâu năm...Có người sẽ cãi tôi đó là một việc làm cần thiết, không đem đi bắn, không đánh đập chửi bới họ là tốt quá rồi, còn muốn gì hơn nữa? Cũng có người sẽ nói rằng đó là những tên tội phạm chiến tranh, chịu trách nhiệm về cái chết của hàng triệu đồng bào và đồng chí ta, đạo lý đâu dễ mà thương xót chúng? chiến tranh là thế, đó là quy luật của người chiến thắng, xót thương phải để giành cho phía ta, hơi đâu hoài phí cho kẻ thù, những kẻ ở bên kia trận tuyến? Cũng lại có người cho tôi là kẻ lập trường không vững, nhìn nhận không khách quan. Chẳng phải trong số trên dưới 1 triệu gọi là ngụy quân, ngụy quyền thì số bị đi cải tạo dài hạn chỉ bao gồm trên 10 vạn người, nghĩa là chừng 1 phần mười, còn 9 phần mười đã được hưởng quyền công dân ngay từ đầu rồi là gì? Chẳng phải đã có ông chuẩn tướng Nguyễn Văn Hạnh tham gia mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Xuân Oánh, quyền thủ tướng cũ được bầu làm đại biểu quốc hội rồi là gì? Tôi vẫn nghĩ khác. Tất cả những nỗi đau khổ của con người không đáng để cho ta quan tâm hay sao? Nỗi đau khổ của bên này hay bên kia trận tuyến, nhất là một khi chiến tranh đã chấm dứt, có nên vẫn thuộc những thang giá trị khác nhau chăng? Nỗi đau này thì đáng quan tâm, nỗi đau kia thì không đáng quan tâm, cần dửng dưng ư? Có nên lấy những chuyện tàn sát dã man ở nước này, nước khác ở những thời điểm đã qua để biện hộ cho chính sách của mình là vừa phải, là độ lượng quá rồi, là khoan hồng quá rồi không? Tôi vẫn giữ nguyên chính kiến là đã có chủ trương và hành động trừng phạt quá nặng nề và kéo quá dài, không cần thiết đối với một số khá lớn người thuộc chế độ cũ, trái với chủ trương hòa giải và hòa hợp dân tộc đã được công bố, trái với chính sách độ lượng của người chiến thắng sau khi chấm dứt chiến tranh. Điều này khơi sâu thêm những tỵ hiềm và thù hằn đáng lẽ cần làm dịu bớt để xóa bỏ, làm cho nỗi đau của khá nhiều người, nhiều gia đình tăng thêm một cách rất không cần thiết, hơn nữa, lại rầt có hại. Chính sách ấy là một chính sách thiếu lòng nhân ái truyền thống của dân tộc, một chính sách thiếu sáng suốt và thiếu khôn ngoan, làm lòng dân không yên, làm hao hụt và mất mát biết bao tài năng và nghị lực để xây dựng lại đất nước sau chiến tranh, làm nãn chí và thất vọng bao nhiêu người có thiện chí đối với đất nước và quê hương! Cách nhìn nhận và đề ra chính sách kiểu lên gân, dựa trên quan điểm đấu tranh giai cấp thô sơ và cực đoan kiểu ấu trĩ luôn tác hại đến cục diện chính trị và sức lực của dân tộc...Sao người ta cứ hay nhìn xuống để so sánh với những việc làm xấu hơn, tồi tệ hơn, ác độc hơn của những người khác, để bảo vệ những chủ trương thiếu nghiã tình và thiếu khôn ngoan của mình, mà lại không chịu nhìn lên để học hỏi cách làm có nhân, có nghĩa và trí tuệ hơn? Đời Trần thuớ trước, cha ông ta sau khi kết thúc chiến tranh đuổi quân giăc về thực hiện hòa hợp và hòa giải, công bố đại ân xá cho những kẻ từng hợp tác với ngọai bang, đốt hết những giấy tờ cũ để mở ra một thời kỳ hòa ái và thịnh trị. Bắt đầu tự đó ai phạm tội đều bị xét xử công minh. Xét cho cùng tất cả đều là nạn nhân cả, nạn nhân của những điều kiện lịch sử, địa lý, xã hội cụ thể.
Tôi nhớ đến một sự việc diễn ra tháng 9. 1975. Bọn Khơ-me đỏ quấy phá ở vùng biên giới sát thị trấn Hà Tiên, dọc kênh Vĩnh Tế. Chúng bị bộ đội Việt Nam đánh lui, cụm lại trong một khu rừng nhỏ. Theo yêu cầu của quân khu 9, bộ tổng tham mưu ra lệnh cho không quân ném bom xuống khu rừng ấy. Ba chiếc F5 được huy động. Do không quân thiếu người chuyên môn về F5 nên 3 sĩ quan không quân Sài Gòn cũ được tìm đến để cùng sĩ quan không quân của 3 chiếc F5 ra trận. Đó là một cơ giới, hai hoa tiêu kiêm thả bom. Cuộc oanh tạc đạt kết quả-trở về Tân Sơn Nhất, một cuộc liên hoan vui vẻ diễn ra. Ba anh em của không quân Sài Gòn cũ xiết bao vui mừng, vì được tín nhiệm, cùng đi đánh kẻ thù. Một cuộc hòa hợp thú vị và xúc động. Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất hài lòng về việc này. Thế mà chỉ 3 tuần sau, có chỉ thị từ tổng cục chính trị (cục bảo vệ) tuyệt đối cấm không được dùng lại bất cứ một nhân viên quân sự "ngụy" nào, coi đó là nguy hiểm, mất cảnh giác nghiêm trọng...
Tôi vừa gặp một ông giáo sư người Việt dạy môn Hoá ở trường Đại học Sài Gòn trước kia. Ông chọn ở lại Sài Gòn năm 1975, những mong được góp sức cho việc đào tạo nhân tài của đất nước. Thế nhưng ông nản chí ngay sau đó, và đến năm 1980 thì chán ngán không chịu đựng nỗi, xin trở về Pháp một cách hợp pháp. Việc giải phóng được thực hiện gần như một sự chiếm đóng, một cuộc thôn tính! Các anh chị em ở miền Bắc vào chẳng mấy quan tâm đến việc bảo quản, xử dụng những thiết bị để nâng cao chất lượng giảng dạy sinh viên. Họ được giữ những quyền lực chủ chốt mà không có khả năng điều hành, lại kèn cựa với nhau, bới móc, đấu tố nhau, còn chủ trương cho tháo gỡ những thiết bị tốt đưa ra miền Bắc. Đây không phải là sự san xẻ hợp lý khi một bên thừa, một bên thiếu mà thực chất là đập phá hết, lại còn mang đi bán để lợi dụng cho cá nhân. Ông tâm sự cả một buổi với tôi: "Qua quan sát ngẫm nghĩ hơn 5 năm sau giải phóng, tôi thấy cách mạng cũng có người cách mạng thật và có người "ngụy cách mạng", và phía chúng tôi cũng có người "ngụy thật" và người "cách mạng ngụy", cái sai của các ông tự hồi ấy cho đến nay vẫn là không nhìn ra điều đó, nhìn theo lối chủ quan vơ đũa cả nắm! đã là "ngụy" là kém hết, không tin được ai hết, bỏ đi cả. Và đã là cách mạng thì ai cũng đều tốt hơn bất kỳ người nào thuộc chế độ cũ! Đã thế còn nhìn con cháu họ với cái kiểu nhìn cứng nhắc đó. Thấm nhuần lập trường giai cấp "vững vàng" như thế thì làm sao xã hội có thể ổn định, lòng dân có thể yên và đất nước có thể phát triển được!"
Tôi đã dự hàng mấy trăm, có thể nói đến cả ngàn cuộc phê bình và tự phê bình, được coi là sự phát triển của con người và xã hội. Hồi những năm 1956 đến 1964, khi tư tưởng Mao còn thịnh hành và ngự trị, trước khi có cuộc cách mạng văn hóa vô sản kỳ quặc, ở tất cả mọi cơ sở đảng, cứ chiều thứ bảy là "đảng nhật", có nghĩa là ngày của đảng, dành cho sinh hoạt đảng. Cả chi bộ hay tổ đảng họp lại, đọc báo đảng, tự phê bình và phê bình người khác...Tư tưởng ra sao, nhận thức ra sao, công việc ra sao, các mối quan hệ (trên dưới, đồng cấp, bạn bè, gia đình, quân dân...) ra sao, ưu khuyết điểm những gì, đều ghi vào sổ tu dưỡng. Nó có tác dụng đề cao tinh thần, ý chí cách mạng, tất cả vì tập thể, vì nhân dân mình, "mình vì mọi người". Trong chiến tranh, ý thức con người còn tốt. Và người tốt rất nhiều, đức tính tốt nẩy nở cũng nhiều. Tôi còn nhớ hồi chiến tranh phá hoại, hàng hóa để đầy các sân bãi, hai bên lề đường, ở cạnh các ga, nào là gạo, thịt hộp, thuốc men, đường sữa...ấy vậy mà hầu như không hề suy xuyển. Bà con đi sơ tán về nông thôn, có khi không khóa cửa, chỉ buộc sợi dây thép đơn sơ mà không hề bị mất trộm. Chị em phụ nữ đi tiếp tế cho con ở nơi sơ tán, cách xa 30, 50 km là thường, đi xe đạp ban đêm, tối mù mịt mà vẫn an toàn. ở nông thôn bà con quý mến, tận tình giúp đở mọi gia đình sơ tán đến tản cư. Tôi cứ nghĩ nhân dân mình, chiến sĩ mình thật là tốt. Tấm lòng thương yêu, đùm bọc nhau thật sâu đậm. Công bằng mà nói, đó là truyền thống, là bản chất, là nghĩa tình và đạo lý vốn có, không phải Mác-Lê Nin, chủ nghĩa xã hội hay đấu tranh giai cấp mang lại như người ta cố nói lấy được để vơ vào. Những cuộc phê bình và tự phê bình dù sao cũng có góp một phần nuôi dưỡng những đức tính ấy. Thế nhưng từ sau thống nhất, tình hình thay đổi rất nhanh. Con người sống thực dụng hơn, vụ lợi hơn, ít tình nghĩa hơn. Phải chăng đó là do ý thức hệ cùa chế độ miền Nam tràn ra miền Bắc cùng với hàng hóa của chủ nghĩa tư bản, theo phương châm "miền Nam nhận họ, miền Bắc nhận hàng"?
Theo tôi, hoàn toàn không như vậy. Điều cơ bản là sau ngày thống nhất sự lãnh đạo đã lỏng lẻo, say sưa và ngây ngất với chiến thắng, thói tự mãn và kiêu ngạo lộng hành. Những người lãnh đạo phần lớn đã ở tuổi lục tuần, bắt đầu nghĩ đến gia đình, tài sản, nhà cửa con cái...Điều này cũng dễ hiểu vì tất cả đều là con người, không ai là thần thánh. Thế nhưng cuộc khủng hoảng về văn hóa là ở đây. ớt người cưỡng lại được với những cám dỗ vật chất. Và do không có trình độ văn hóa làm cơ sở cho nhân cách, nên họ tự cho phép buông thả, không có sức gì kiềm chế. Do thiếu văn hóa theo nghĩa rộng, họ giữ một cách sống đạo đức giả. Nghĩa là vẫn nói theo đạo lý, nhưng tự cho mình sống khác một chút. Vâng, chỉ một chút! Mỗi ngày một chút, sự sa ngã không rõ làn ranh không gian và thời gian...Họ lập luận: tù đầy còn không ngại, án tử hình còn không ngán, bom đạn còn không sợ, hy sinh gần trọn cuộc đởi thì có hưởng một chút "lộc" cũng là phải, là thỏa đáng thôi. Và họ nhìn nhau. Các vị žy viên bộ chính trị nhìn Tổng bí thư. Các ỷy viên trung ương nhìn bộ Chính trị. Các đảng viên khác nhìn các vị Trung ương, "nhìn" kiểu này rất nhanh, rất nhạy, chẳng phải mở lớp học phổ biến gì cả! Quà cáp biếu xén từ đó. Quan to gói nhỏ (tiền, đô la, vàng bạc: giá trị lớn), quan nhỏ gói to (nhưng là hàng ít giá trị hơn), quan to xe nhỏ (xe du lịch, xe riêng), quan nhỏ xe to (đi xe chung), cho đến: quan to ở nhà nhỏ (biệt thự riêng), quan nhỏ ở nhà to (nhà tập thể)...được coi là nếp sống được chấp nhận.
Tình nghĩa chẳng còn mấy. Người ta bon chen, người ta hối hả kiếm chác, người ta vội vàng chụp giật. Nhà cửa, biệt thự, vị trí cho con cái đi học, đi xuất khẩu lao động, đi Tây, mua bán hàng hiếm, hàng phân phối, mọi cái có đi có lại, qua thư trao tay, qua thư móc ngoặc, cứ thế thành luật pháp không thành văn. Trong khi luật pháp của đất nước đang phải chờ đợi chán chê để "thành văn".
Nhà dột từ nóc trở xuống là thế-Thượng bất chính, hạ tắc loạn là thế.
Các cuộc rửa mặt hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, các cuộc phê bình và tự phê bình trở nên xa xí phẩm, không cần thiết nữa cho các cơ quan ở bên trên. Trong khi ở bên dưới vẫn phải tiến hành theo quán tính, để còn bầu cá nhân tiên tiến và cá nhân ưu tú hàng năm và 6 tháng một. Điều này vẫn thành nếp, vì từ 1980 đã có quy định thưởng cá nhân tiên tiến là 10. 000 (năm 1990) và cá nhân ưu tú là 20. 000 đồng (1990), nghĩa là bằng 20, và 40 kg gạo cho cả năm hoặc nửa năm phấn đấu. Ai cũng cho việc bình bằu tiên tiến và ưu tú là hình thức đến mức nhảm nhí, nhưng nó vẫn tồn tại bền bỉ-Vì ở mọi nơi, trong thời đại mới này, đã có quy ước ngầm là làm cho xong chuyện, và thế là cả làng đều là tiên tiến hết, 100 phần 100 tiên tiến là chuyện bình thường!
Phê bình và tự phê bình còn lại chỉ là chuyện đối phó, hời hợt, chẳng còn chút thực tâm rèn luyện. Ông phê tôi mạnh, thì tôi phê lại ông mạnh-Ông thể tẫt cho tôi, tôi thể tất cho ông. Thành phe, thành phái-Vào hùa với nhau. Rồi gây dư luận, bới móc, tung tin, dựng đứng, xuyên tạc, vu khống đủ mọi chuyện, ở mọi nơi. Nhưng khi ngồi vào bàn thì nói dẻo kẹo: "Giúp đỡ nhau thân ái vì mục đích chung, xây dựng cho nhau để tiến bộ, có thương yêu, quý trọng nhau mới góp ý thẳng thắn cho nhau". Và đến khi gay gắt, không còn tình nghĩa gì nữa thì mới xoay ra gọi nhau bằng "đồng chí". Tôi nghiệm ra một điều: Khi sự lãnh đạo không còn được tín nhiệm, khi xã hội băng hoại trong sự sa sút về đạo đức của những người cầm quyền, thì tất cả những chuyện bày đặt ra theo "đạo lý" như trên chỉ còn là những trò đạo đức giả, xúc phạm nhân cách và lòng tư trọng của con người, khuyến khích những kẻ tham quyền cố vị, ham danh lợi cô lập và sát phạt những con người lương thiện, có công tâm và hiểu biết. Cái ác của con người đối với nhau để sát phạt nhau đang lan rộng.
Ai cũng kêu nền giáo dục xuống cấp quá thể nhưng anh làm gì để cứu vãn nó, thì chẳng có biện pháp nào đạt hiệu quả. Thầy giáo, cô giáo sống khốn đốn, lương giáo viên chỉ đủ sống trong một tuần. Trường học tiêu điều, học sinh chán học-Đức tính hiếu học truyền thống tiêu tan nhanh. Một nguyên nhân chính là những người cầm quyền không coi trọng trí thức-Những người tài giỏi không được quý trọng và sử dụng. Đã vậy những kẻ nắm quyền lại làm những chuyện tệ hại. Cơ quan tổ chức cán bộ đã cho bao nhiêu người "con ông cháu cha, còn gọi là các cậu 4c (con các cụ cả), đi học chui, không qua quy chế của bộ Giáo dục và đào tạo? Và số đó khi đi học thì làm gì? Đi buôn, đi ăn chơi, để rồi bỏ tiền ra thuê người thi hộ! Có bao nhiêu kẻ sang Liên xô học, làm luận án hẳn hoi về nước mà vẫn không nói sõi được tiếng Nga? Và rồi họ sẽ làm được gì khi nhận chức vụ và quyền hành? Tôi có một mong muốn theo lương tâm công dân: Quốc hội sẽ giao cho một ủy ban điều tra về việc đã tiến hành đào tạo nhân tài mờ ám và phi pháp ra sao trong vòng 15 năm qua. Có vô số trường hợp cơ quan tổ chức cán bộ thay thế kẻ này, đội danh người khác cho đi học nước ngoài, đi làm nghiên cứu sinh. Và bao nhiêu trường hợp học không ra học mà vẫn đỗ, có biết bao nhiêu "tiến sĩ giấy" như thế nghiễm nhiên tồn tại và lộng hành, trong khi không ít trí thức có trình độ, có công tâm, có lao động bền bỉ, có công trình nghiên cứu thật sự thì bị đặt ở ngoài lề xã hội, bị coi thường, bị định kiến và còn bị trù dập để vô hiệu hỏa, làm tổn thất ghê gớm cho toàn xã hội.
Và còn ai thật sự động lòng trước thảm cảnh vô vàn của xã hội: trẻ em bị còi xương vì thiếu ăn hàng loạt, càc bà mẹ mới sinh con mất sữa, hơn 1 triệu thương binh sống cơ cực, người về hưu leo lắt tồn tại, có chị em lao động và cả phụ nữ trí thức phải bán mình để sống tủi nhục qua ngày...Trí tuệ và tình thương đang kêu cứu!
Tôi đã đến trại anh chị em bộ đội cũ bị tâm thần nặng ở Nghệ An và Hà Nam Ninh, thăm những gia đình thương binh nặng ở Hải Hậu (Hà Nam Ninh), Nam Đàn (Nghệ An)...Rõ ràng đảng và chính quyền còn một món nợ rất lớn đối vối gần 1 triệu anh chị em đã đổ xương máu, hy sinh một phần cơ thể và cả cuộc đời thanh xuân của mình cho đất nước-Thật là phẫn uất khi thấy những kẻ cầm quyền lợi dụng chức vụ trong đảng và nhà nước để kiếm chác, phất lên, nhà cao, cửa rộng, con cái đề huề, sống quá ư là sung túc, còn say sưa phè phởn tối ngày để mặc cho anh chị em thương binh sống trong cảnh khốn cùng. Một sự vô ơn bạc nghĩa! Một tội ác lớn! Một món nợ xã hội không thể chối bỏ!
Riêng những anh em thương binh ở Cămpuchia về, tôi từng đi với một số anh em hầu hết là bị cụt chân vì mìn, Máy bay Liên xô mỗi tuần hai lần cho họ về Sài Gòn. Thật là thương tâm! Cứ mỗi ngày có từ 10 đến 30 trường hợp bị mìn như thế! Suốt gần 10 năm ròng! Mà có ai là con cán bộ, đảng viên như hồi trước đâu! Toàn là những con nông dân và thường dân ở thành thị, thấp cổ bé họng, bị bắt buộc đi theo luật nghĩa vụ quân sự, trong khi các con ông cháu cha thì lo kiếm chỗ đi học, đi xuất ngoại, chỗ làm việc dễ dàng và nhiều bổng lộc!...Đây là một món nợ xã hội nữa. Tôi rất nóng lòng mong Quốc hội có một phiên họp về cuộc chiến tranh ở Cămpuchia, công khai tổng kết về trách nhiệm cá nhân và tập thể về cuộc chiến tranh này. Vì sao kéo dài lê thê đến vậy mà nhân dân và quốc hội không hề được có ý kiến, gây những thế kẹt kéo dài về ngoại giao, làm mất biết bao bạn bè thế giới và nhất là gây ra những tổn thất vô kể về xương máu, ngân sách, tài nguyên, thời gian của xã hội. Hậu quả nghiêm trọng còn kéo dài đến nay và lâu dài sau này-Một món nợ phải thanh toán sòng phẳng.
Ba bài học sâu sắc nhất tôi rút ra được từ cuộc sống hơn 45 năm: hãy tỉnh táo để luôn là chính mình, hãy ngay thật và chớ lừa dối, đạo đức giả, hãy sống có trí tuệ và tình nghĩa.
Một chế độ xã hội không tôn trọng cá tính, quyền lợi chính đáng của cá nhân, coi thường nhân phẩm của con người, hạ thấp con người thành một số đông hèn mọn, làm con người mất tự tin, thì chế độ đó không thể mạnh, xã hội đó không thể phát triển bình thường. Cái gốc của nó là từ đó con người không có tự do, xã hội không có dân chủ. Nhân danh tập thể để phủ định cá nhân, không công nhận quyền lợi và những thuộc tính cá nhân khác thì chính cái tập thể ấy cũng ốm yếu đến kiệt quệ.
Điều thứ hai là một chế độ dựa trên sự dối, không ngay thật, trên nền tảng đạo đức giả, thì chế độ ấy không thể được nhân dân chấp nhận. Cứ nói bừa rằng: chế độ ta là dân chủ nhất, dân chủ gấp triệu lần các nước phương Tây, xã hội ta là ưu việt vô cùng, chủ nghiã xã hội là hơn hẳn một cách tuyệt đối, không thể bàn cãi so với chủ nghĩa tư bản, là coi thường quần chúng, coi khinh sự tự xét đoán công bằng của nhân dân.
Điều thứ ba là một chế độ coi thường chất xám, coi thường trí tuệ và những kinh nghiệm quý của thế giới, tự cho là hiểu hết, biết hết rồi, lại không có tình nghĩa, không có lòng yêu thương, thì chế độ ấy sẽ khô cứng dần, gây nên vô vàn bất công và đau khổ cho con người.
Ngày nay, đi từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi, từ đơn vị bộ đội, an ninh, đến cơ sở kinh tế, người dân bàn tán, kêu ca, phê phán đủ mọi thứ đều có thể quy về ba bài học lớn trên đây.
Về cái tệ coi thường trí thức, các sĩ phu Bắc hà thời nay sáng tác ra những câu chuyện tiếu lâm sâu sắc, rất đáng để suy ngẫm-Họ truyền miệng về một cán bộ về hưu khổ đến cùng cực, chỉ muốn vào tù để được ăn cơm hẩm. Anh ta ra ngoài đường, trước đám đông chửi lớn: "Chế độ này là chế độ của những kẻ ngu và vô trách nhiệm!" Anh ta lấy làm lạ là vẫn không bị bắt giam. Có người bảo anh: "Chế độ này tuy hay nói đến tập thể, nhưng tập thể là không ai cả, chửi bới cá nhân mới ăn thua!" Anh ta liền ra đường và thét lớn: "Tổng bí thư X là thằng ngu!" Quả nhiên anh bị bắt, đưa ra toà xét xử-Toà tuyên án 6 năm tù: "Sáu tháng tù về tội làm mất trật tự công cộng, và năm năm rưỡi về tội..."tiết lộ bí mật quốc gia"!
Còn một câu chuyện nữa không phải là tiếu lâm. Một vị chánh án tòa án Hà Nội, không phải là đảng viên, nhưng có uy tín trong ngành tư pháp vì am hiểu luật và rất công tâm, nay đã gần 80 tuổi. Ông đậu cử nhân luật thời trước, và từng làm với cha tôi ở Huế. Ông bảo tôi: "Cụ nhà đã truyền lại cho tôi và một số anh em khác sự liêm khiết của người làm việc trong ngành luật". Ông tâm sự: "Tôi xét xử mà vấp phải không biết bao nhiêu thư tay của các cụ lớn-Toàn là thư ở góc trên có tiêu đề: Văn phòng anh Ba (ông Lê Duẩn), văn phòng anh Sáu Thọ (ông Lê Đức Thọ), văn phòng anh Tô (ông Phạm Văn Đồng), văn phòng anh Năm (ông Trường Chinh), văn phòng anh Mười Cúc (ông Nguyễn Văn Linh), văn phòng anh Sáu Dân (ông Võ Văn Kiệt)...Không có dấu triện, chỉ có chữ ký "thừa lệnh" của Chánh văn phòng hay thư ký của các cụ, nhưng bao giờ cũng được coi là có giá trị và hiệu quả hơn các công văn chính thức của nhà nước..."Các việc yêu cầu cấp nhà cửa, lên lương, lên chức, cho con cái đi học nước ngoài, giải quyết các kiện tụng đều phải chấp hành theo những tờ giấy kỳ quặc một thời như thế!...
Tôi kể thêm một chuyện tiếu lâm hiện đại của thủ đô Hà Nội.
Một khách du lịch đến Hà Nội thường thấy 3 người cảnh sát hay đi cùng nhau. Họ được người dân trên đường phố giải thích: Ông không biết à? Một người biết đọc, một người biết viết và người thứ ba không biết chữ nhưng là để kiểm soát hai người kia!"
" phía Nam, tôi cũng thu được một số chuyện tiếu lâm "cười ra nước mắt" nhiều người dân gọi chính phủ theo cách nói lái là "chú phỉnh", nghĩa là hay lừa dối nhân dân, nói một đàng làm một nẻo! Hồi sau 1975, người ta hỏi nhau: sao, dạo này làm gì? và thường được trả lời: dạo này chúng tôi chà đồ nhôm! nói lái lại là : chôm đồ nhà, nghĩa là lấy đồ nhà bán dần đi hết! Rất nhiều đồ dùng trong nhà của các gia đình "ngụy" bị đem ra vỉa hè để bán: tủ lạnh, quạt máy, máy thu thanh, truyền hình, cho đến bàn ghế, tủ, giường, có nhà túng bấn quá không còn gì nên bán cả đồ thờ bàn thờ để cho gia đình tạm sống!...Khá nhiều người mua là cán bộ miền Bắc vào Nam. Sự đổi chủ của biết bao của cải, nhà cửa, sau cái gọi là "giải phóng!". Đau đớn hơn là nhiều chị em vợ sĩ quan và viên chức bị đi "cải tạo" "chà hết đồ nhôm" rồi đành bán mình, và không ít khách làng chơi là cán bộ miền Bắc vào! Năm 1978, tôi gặp một anh bác sĩ quân Y vừa đi cải tạo 2 năm về, anh kể rằng đã ném vào mặt một anh cán bộ miền Bắc công tác ở ban tuyên huấn trung ương(!) đến xin chữa bệnh một lời dạy: "ông đi chơi gái bị nổ ống khói, ông giải phóng chúng tôi như vậy à! ông ôm vợ chúng tôi, vợ "ngụy" đó mà không biết xấu à, không biết nhục à!?" Chính anh và mấy anh luật sư ngày 30. 4. 1975 đã mang cờ đi đón "quân giải phóng" với tất cả lòng chân thành, để rồi ngay sau đó bị tống giam vì đã đi lính "ngụy", làm sĩ quan "ngụy", chỉ vì các bác sĩ và luật sư này đã bị động viên một thời gian ngắn!
Tôi xin kết thúc những câu chuyện trên đây bằng một kỷ niệm riêng. Hồi, chỉnh huấn cãi cách ruộng đất năm 1956 cho cán bộ trung cao cấp, tôi bị đưa ra tổ học tập để kiểm điểm. Những cán bộ "trung kiên" xuất thân từ bần nông, cố nông phê phán tôi: "Anh là một trường hợp tiêu biểu và điển hình-Anh học trường tây từ nhỏ, anh tiêm nhiễm văn hóa thực dân như thuốc độc từ khi vỡ lòng, anh lại sinh ra trong gia đình đại phong kiến. Thực dân và phong kiến là hai điều xấu xa nhất, đồi bại nhất trên đời này. Có thể nói "cha" anh là thực dân "mẹ" anh là phong kiến. Anh là đứa con hoang đồi bại nhất. Hiểu biết của anh không bằng cục phân như Mao chủ tịch đã nói, vì phân còn có ích để bón ruộng! Đảng đã cứu vớt anh để nên người hôm nay..."
Tôi chẳng mảy may căm ghét những cá nhân đã chửi bới tôi. Họ là những nạn nhân của những tín điều mù quáng kiểu tôn giáo mông muội. Có người về sau gặp xin lỗi tôi! Đó là vì a-dua thời thượng, trong cao trào của cải cách ruộng đất, và về sau là giai đoạn sửa sai...
Khái quát ba bài học lớn nhất, bao trùm nhất, thấm thía nhất đối với tôi trong hơn 45 năm qua tôi vừa kể trên, có thể rút ra một nhận xét tổng quát nhất: Cái sai gốc của chế độ cộng sản mang danh chủ nghĩa xã hội ở Việt nam là đã thiết lập một chính đảng chính trị, một chế độ chính trị, một chế độ xã hội mang mầu sắc tôn giáo. Thà là một tôn giáo đích thực thì còn có ý nghĩa và tác dụng nhất định: làm chỗ dựa cho niềm tin, làm cơ sở cho việc làm điều thiện, tránh điều ác của những tín đồ ngoan đạo. Đằng này là một tổ chức chính trị lại mang mầu sắc tôn giáo, còn nặng nề hơn cả một tôn giáo, nó bắt buộc đảng viên phải tin ở những nguyên lý và những tín điều, không được phép hoài nghi. Đó là những bàn thờ với tranh ảnh, với hàng loạt khẩu hiệu, với các tập sách lý luận được đối xử như Kinh thánh, nghĩa là bất di, bất dịch, theo kiểu tụng niệm thuộc lòng, nó làm những đảng viên-tín đồ bé nhỏ lại, mất tự tin đi, vì mọi thứ đã có sẵn cả rồi, nói đến cả rồi, chỉ có việc đem ra mà thi hành thôi! Cả nước đã có chừng 12 đến 14 cái đầu xuất chúng, nghĩ thay cho chúng ta rồi! ởbộ Chính trị, người ta nghe Tổng bí thư trình bày xong rồi, có ai nói thêm gì chỉ là tán tụng và phụ họa thêm thắt chút ít. ở hội nghị Trung Ương người ta lại trình bày chính kiến của bộ Chính trị và hơn 100 cái đầu lại chỉ làm cái việc thêm thắt, minh hoa, tán tụng và thông qua, ở đại hội đảng cũng lại thế! còn tệ hơn thế! Mọi việc đã được định-bàn bạc, lấy ý kiến chỉ là hình thức. Sự nghèo nàn của trí tuệ! Một chế độ nể nang, xoa dịu, sợ sệt, e dè thì làm sao có dân chủ được? cứ như Chúa đã phán, Trời đã định, ắt phải thế! Đã là con chiên thì phải ngoan đạo. Phải giữ một niềm tin tuyệt đối.
Nói là một đảng mang bản chất công nhân, nhưng trên thực tế nó nhuộm mầu sắc tôn giáo và mang rất đậm bản chất của nông dân thời cũ pha trộn với bản chất phong kiến: hay xét nét vặt vãnh, thù hiềm lâu, chia bè chia phái, về hùa với nhau, trả thù nhỏ nhen, bới lông tìm vết...
Tôi còn nhớ hồi đầu năm 1955 ở Quỳnh Lưu (Nghệ An), một cán bộ thành phần trung nông lớp trên bị quy sai là địa chủ, bị chụp mũ là chui vào đảng để chống phá cách mạng, bị đưa ra chất vấn trước cuộc họp của nông dân. Các ông bà "nông dân cốt cán" thi nhau hỏi tội:-"Này tên địa chủ Hải kia, sao mầy lại nhìn chăm chăm vào chúng tao, mầy không sợ khí thế của nông dân à? Cúi mặt xuống!-"Này, tên địa chủ Hải kia, sao mầy lại cúi đầu xuống lấm lét che dấu bộ mặt tội ác của mầy à? Ngẩng mặt lên!"-"Thưa bà con, tên địa chủ Hải này rất ngoan cố, nó dám ngẩng mặt lên khiêu khích bà con nông dân chúng ta..."Thật là khả ố.
Do một chế độ còn duy tâm hơn cả tín ngưỡng tôn giáo, nên chỉ có thể nhận những điều tốt về mình, còn bao nhiêu thất bại, đổ vỡ thì đổ tại điều kiện khách quan hết! Có chí sĩ Bắc Hà nào đó đã mỉa mai rằng:
Mất mùa là tại thiên tai,
Được mùa là tự thiên tài đảng ta...
Chính do mầu sắc tôn giáo kiểu duy tâm áp dụng vào chính trị mà các đảng viên dần dần mất hết tự tin và tư duy độc lập, luôn có mặc cảm tội lỗi, phải sám hối ăn năn qua những cuộc kiểm thảo, kiểm điểm, tu dưỡng, học tập, tự nhận xét, tự phê và phê bình...Yêu cầu sám hối ăn năn thú tội để cố tỏ ra là trung thành với đảng đã dẫn đến những bi, hài kịch: tự bịa ra tội lỗi của bản thân, tự bôi nhọ mình để được đảng tắm rửa, kỳ cọ, để được trở thành con cưng của đảng.
Bi kịch của các nước xã hội chủ nghĩa, của các đảng cộng sản ở đó trong thời gian gần đây là có thể giải thích được. Vì họ đã phạm sai lầm lớn quá, kéo dài quá. Họ không có nếp sinh hoạt dân chủ thật sự nên lao sâu mãi vào sai lầm và tội lỗi. Vì họ không chấp nhận đa nguyên, cổ suý sự thống nhất thành một kiểu gắn chặt nguyên khối nên chỉ đạt sự thống nhất giả tạo. Ai khinh thị con người, hạn chế quyền tự do của con người, lừa dối con người, không tôn trọng trí tuệ và không có tính thương con người thì ắt bị sự trừng phạt cay đắng nhất của quần chúng nhân dân.

<< IV-Những bài học | V-Nhìn nhận >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 384

Return to top