Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Nơi có ngôi Đình cũ

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 4530 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Nơi có ngôi Đình cũ
Lâm Chương

Chương 1

Tôi theo bọn thợ rừng, giạt về Tầm Lanh. Đi kiếm sống mà chui vào xó xỉnh nơi góc rừng này, không mong gì ngóc đầu lên nổi. Cái xóm đìu hiu hẻo lánh đến não lòng. Thế nhưng tôi ở lại đã ba năm. Đời yên mà quạnh lắm. Nơi đây có chừng vài mươi mái nhà nằm đơn độc xa nhau, im lìm vắng vẻ. Nghe nói, ngày trước Tầm Lanh cũng không đến nỗi tiêu điều đến thế, nhưng chiến tranh cứ đẩy con người bỏ xóm đi xa dần. Sau chiến tranh, chẳng ai còn nghĩ đến chuyện quay về chốn cũ, để chiều chiều ngồi bó gối, ngó lên ngọn rừng, nghe vượn hú.
Hồi tôi mới tới đây, Ba Canh nói: "Chú em đừng ngại, chuyện gì rồi cũng sẽ quen đi. Việc đo đạc, tính giá cả, chỉ cần biết bốn phép toán cộng trừ nhân chia là đủ. Còn công việc sau đó, hơi vất vả một chút. Tôi sẽ chỉ cách cho chú em làm. Đóng cọc, vác củi sắp vào từng thước khối... Tiền bạc không có dư, nhưng cũng sống được qua ngày."
Thế đấy. Tiền bạc không có dư, nhưng cũng sống được qua ngày. Tôi phụ việc với Ba Canh, làm nơi bãi đất ở cuối xóm, giáp với bìa rừng. Gỗ súc và củi từ trong rừng đem ra chất đống nơi đây, chờ chuyển đi các nơi xạ Dân xe be, và bọn thợ rừng gọi bãi này là Bến Củi.
Bến Củi nằm trong địa phận Tầm Lanh, nhưng trong những giao tiếp làm ăn, người ta quen nói Bến Củi. Càng về sau, nhắc đến Tầm Lanh không còn mấy người biết nữa. Mọi sinh hoat rộn rịp của Tầm Lanh, chỉ diễn ra nơi Bến Củi, chừng vài tiếng đồng hồ vào giữa trưa, khi bọn thợ từ rừng ra, lái gỗ từ các nơi tới. Lăng xăng đo đạc, trả giá. Xuống củi từ những xe bò xe trâu, hoặc cẩu những thanh gỗ súc lên xe bẹ Xong, họ chia taỵ Bọn thợ xách cưa trở vô rừng. Và lái gỗ cùng những chiếc xe be rời Bến Củi bằng con đường đất ngoằn nghèo dài hun hun hút, dưới những tán lá rậm hai bên đường.
Tôi là kẻ thất cơ lỡ vận phải vào Tầm Lanh kiếm sống đã đành. Có một thành phần khác, không ai ngờ, cũng vào đây. Đó là những cô đã một thời đem thân xác mình phục vụ cho khách mua hoa nơi các phố thị đông người. Nay nhan sắc đã tàn phai, không còn đủ sức bon chen với đám đàn em mới vô nghề. Họ quay ra đón khách dọc đường, lưu động theo các chuyến xe chạy đường xa, có khi còn vào tận chốn rừng sâu với bọn thợ rừng. Mỗi lần nhìn thấy các cô em tóc tai rối bời gió bụi trên chuyến xe đi đến, hoặc mặt mũi bơ phờ từ rừng trở ta, lòng tôi trắc ẩn. Có lẽ họ cũng nhìn thấy tôi là kẻ hết thời, không hơn gì "con vạc ăn sương" như họ. Cùng một nòi lưu lạc, dễ thông cảm nhau, và từ đó sinh ra cảm tình.
Buổi trưa. Tôi ngồi trốn nắng dưới bóng cây. Một cô sà đến, ngồi kế bên, nói rất tự nhiên như đã quen thân tự kiếp nào: "Em đi lưu diễn nhiều nơi, Chưa thấy nơi nào buồn như nơi này."
Tôi cười vì hai tiếng "lưu diễn", và lắc đầu nhẹ, tỏ ý chán đời, đồng cảm.
Tôi hỏi: "Em tên gì?"
"Kiều."
"Tên thật của em hả?"
"Không. Hồi em mới bước chân vô nghề, có thằng cha tự xưng thi sĩ, gọi em là Thúy Kiều. Nghe cái tên cũng hay hay, em xưng Thúy Kiều luôn. Không biết tại sao, khi em nói tên em là Thúy Kiều, có nhiều người cười. Chắc họ biết tên giả. Em bỏ bớt chữ Thúy, chỉ còn Kiều. Em xài tên Kiều cho đến bây giờ."
"Sau này, nếu có ai còn cười nữa, em thêm chữ Giáng, thành Giáng Kiều. Người ta sẽ hết cười."
"Ừ, Giáng Kiều. Tên cũng đẹp."
Cô thò tay vào xú chiêng móc ra một gói thuốc Hoa Mai. Bao thuốc bèo nhèo, điếu thuốc cong queo. Cô châm lửa hút vài hơi rồi trao cho tôi
"Hút đi. Nhìn chi mà nhìn dữ vậ?"
Tôi nói: "Xú chiêng chứ đâu phải túi đựng đồ mà cho gói thuốc vào trong ấy."
"Em còn nhét cả tiền nữa. Thời quỷ vương, bọn cướp giựt đầy đường. Mang bóp đầm, đi õng eo., dễ làm mồi cho tụi nó lắm."
Tôi ngó vơ vẩn ra bìa rừng.
Cô nhìn tôi một lúc, lại nói: "Năm bảy năm về trước, cặp vú em no tròn đầy đặn. Bao nhiêu thằng mê em, chỉ muốn vục mặt vào đó. Còn bây giờ thì... " Cô bỏ lửng câu nói.
Tôi hỏi: "Bây giờ thì sao?"
"Hỏi mỉa em hả?"
"Không. Anh đang nghĩ đến luật đào thải phũ phàng khắc nghiệt của tạo hoá."
Cô khoát tay: "Ối. Hơi đâu mà nghĩ luật này luật kia cho mệt. Em chỉ hận lũ đàn ông. Đàn ông là thứ mới chuộng cũ vong, là thứ phản bội, trời đánh thánh đâm."
Tôi kêu lên: "Trời đất! Có phải vì nóng nực, làm em nổi giận bất thường? Em hận thằng nào thì chửi thằng đó. Sao bỗng dưng lại trút căm hờn vào anh?"
"Em không nói anh."
"Anh không phải đàn ông sao?"
"Đàn ông, nhưng em trừ anh rạ" Cô cười. "Thôi, mình lại quán uống nước đá đi anh. Em bao." Và đứng dậy, nắm tay tôi kéo đi.
Đang đi, cô hỏi: "Anh mấy tuổi?"
"Bốn mươi bạ"
"Vợ con ra sao?" Cô liếc mắt, dí ngón tay vào trán tôi. "Đừng nói với em rằng anh còn độc thân nhẹ"
"Em điều tra giống như công an phòng thẩm vấn."
"A a... , nhắc đến công an, em lại nổi sùng. Bọn nó ruồng bắt tụi em, đưa vào trại Phục Hồi Nhân Phẩm. Phục cái mả cha nó, chứ phục hồi gì. Đứa nào "thâm niên công vụ" như em, nó đẩy đi lao động, phơi nắng cháy dạ Đứa nào còn trẻ đẹp, nó giữ lại, chơi ngày chơi đêm muốn ngất xỉu, kêu trời không thấu. Những thằng công an của trại Phục Hồi Nhân Phẩm, bản mặt thằng nào cũng tái mét xanh xao, mắt quầng thâm vì chơi bời trác táng quá độ. Có thằng ghẻ lác đầy mình, con vi trùng giang mai đã rúc vô tận xương tủy của nó rồi."
"Em hay bắt quàng, từ chuyện nọ xọ chuyện kiạ"
"Thôi, trở lại chuyện của anh. Vợ anh đâu?"
"Gửi cho bà già vợ nuôi. Còn anh lo nuôi thân anh."
Cô ngó tôi, cười cười: "Hỏi thiệt nhẹ Có thích em không?"
"Đừng hỏi tầm phào."
"Cái mặt làm bộ sầu đời, cách nói chuyện cà tững của anh, nhiều em gái ngây thơ chịu lắm. Tụi mình kết duyên thành chồng vợ được đấy."
"Để ôm nhau chết đói hả?"
"Em tình nguyện đi làm nuôi anh."
"Đi khách đem tiền về nuôi anh?"
"Không. Em chán cái nghề này lắm rồi."
Chúng tôi ngồi dưới chái hiên quán Ba Canh. Chị Ba chủ quán mang nước đến, rồi bỏ đi ngay như muốn tránh mặt.

<< Chương 4 |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 759

Return to top