Những Đoản Văn Rời
Lâm Chương
TÔI LÀ VÔ SẢN
Khi về đây, tôi dự định sẽ tìm một việc gì kiếm sống qua ngày. Nhưng mọi chuyện không dễ. Cái xã nghèo đến thê lương, thế mà lại mang tên Phú Thạnh. Nghèo đến mức con chó đói nằm dài mõm ngoài hiên cũng biếng sủa khi có người đi quạ Đàn ông trai tráng không có việc, lêu bêu đầu thôn cuối xóm. Thì giờ thừa mứa, tụ năm tụ ba tán gẫu. Cuối cùng vét túi chung tiền mua vài xị rượu, nhâm nhi cho quên đời là bể khổ.
Tôi lận lưng một số tiền nhỏ làm kế sinh nhai. Số tiền sứt mẻ dần qua những cuộc rượu, mà việc làm chẳng thấy đâu. Bù lại, tôi có thêm nhiều người bạn mới.
Nhà Tám Nưa có giỗ. Trước mấy ngày, ông đã mời những người có mặt trên chiếu rượu. Tôi cũng được mời. Anh em bảo, Tám Nưa khỏi lo phần rượu. Mọi người sẽ đóng góp, bảo đảm uống mệt nghỉ. Về phần thức ăn, Tám Nưa cho vật con heo còi làm thịt, cắt cổ thêm vài con vịt đẹt. Xã nghèo, có người dám chơi thế là chơi ngon. Bữa giỗ xem ra rất linh đình. Khách được mời ăn giỗ cũng rất phấn khởi. Thời buổi khó khăn, người ta thường trông vào miếng ăn. Có rượu thịt là có ruồi nhặng vo vẹ Tôi là một trong những con ruồi bay lượn trên những dĩa thức ăn.
Nhà chật, Tám Nưa che cái chái ngoài sân, đặt thêm bàn. Cánh đàn bà ngồi trong nhà. Cánh đàn ông ngồi ngoài sân. Mọi người hỉ hả ăn uống. Hai bàn ngoài cùng, dành đãi công an, và nhân viên chính quyền xã. Tám Nưa nói, đó là thủ tục không thể thiếu. Quy tụ đông người, phải có thần chứng giám mới yên. Tôi nghĩ, thời đốn mạt, người ta sống bằng mặt, không bằng lòng. Kẻ có quyền thì tập thói lưu manh, bóc lột. Người yếu thế thì học chước dối trá. Con người sống với nhau mà như chơi trò cút bắt. Ở đâu cũng có tiếng reo hò mừng rỡ, lẫn tiếng kêu la thảng thốt. Xã hội vừa là phường tuồng, vừa là địa ngục.
Đang ăn, bí thư xã nói: "Nghe báo cáo có người lạ mới vào xã ta, tôi chưa biết mặt."
Mọi người ngó vào tôi.
Tám Nưa kéo tôi qua bàn bí thư, giới thiệu: "Chú em đây tên là Lâm, đã trình diện bên phòng công an khi mới về xã."
Bí thư nói: "Mời ngồi."
Tôi nói: "Tôi đang ngồi bàn bên kiạ"
"Thì ngồi xuống đây nói chuyện đã. Anh vẫn khỏe chứ?"
"Vâng, tôi vẫn khỏe."
"Nhiều người cải tạo về gầy rộc đi. Anh thế là còn khá."
"Vâng, tôi còn khá."
"Anh đang làm gì?"
"Tôi chưa kiếm được việc."
"Nghề nghiệp chuyên môn là gì?"
"Thợ đụng."
"Thợ đụng là thợ gì?"
"Đụng đâu làm đó. Việc gì cũng làm được."
"Tốt!" Bí thư bưng cốc rượu cười khà khà dễ dãi.
Công an bàn kế bên, nói vói qua: "Ngụy các ông nhiều ma mãnh. Gớm bỏ mẹ. Sang không ra sang, hèn không ra hèn."
Tôi nói: "Vô sản dứt khoát là hèn."
"Anh nói gì thế?"
"Tôi nói tôi hèn."
"Vô sản ám chỉ vào ai?"
"Vào tôi. Tôi trắng taỵ Tôi là vô sản."
"Lý luận quàng xiên hay nhỉ? Khi có đủ vây cánh thì làm con ngáo ộp. Bị chặt hết tay chân thì biến thành con lươn."
Lời công an như một dằn mặt cảnh cáo. Tôi ngồi im.
Tám Nưa cứu nguy: "Thôi, chào hỏi thế đủ rồi. Vị trí của chú ở đâu thì về đó."
TƯ BẢN BÓC LỘT
Bữa giỗ nhà Tám Nưa cũng có cái hay cho tôi. Có người lầm tưởng tôi là kẻ sĩ. Mới đầu, người ấy nói kẻ sĩ thời nay lắm nhục nhằn hơn người xưa. Tôi quay nhìn người vừa nói câu đó, và uống cốc rượu làm quen. Người ấy nói tiếp, lấy cái thước vô hình mà đo cái nhẫn. Nhẫn càng giỏi, giá trị càng cao. Một người nhừa nhựa hơi men, hỏi sao thế? Người ấy nói, gặp sài lang hổ báo, chạy là thượng sách. Đem cái lý của con người mà tranh biện với thú dữ là rước họa vào thân. Thực khách ồn ào như giữa chợ. Những người ngồi nơi hai cái bàn ngoài cùng, không nghe những gì người ấy nói. Thế là trước khi ra về, tôi quen với người ấy.
Người ấy tên Trần Xuân Hạnh. Trước kia, ông làm thầy giáo. Sau cuộc đổi đời, ông xoay qua nghề đào giếng. Những đứa học trò dốt nát của ông thời cũ, nhiều thằng bỏ học vô bưng làm cách mạng. Bây giờ, chúng trở về, ngồi trên đầu thiên hạ mà chăn dân. Cũng may, chúng còn nhớ bài đức dục mà ông đă dạy, nên đối với ông, chúng còn chút e dè lễ độ. Chúng cho ông làm công tác dạy văn hóa bổ túc cho cán bộ, để có tiêu chuẩn gạo. Đời sống ông, vì thế, cũng dễ thở hơn nhiều người khác.
Tôi phụ việc với ông Hạnh, năm ngày thì thạo việc. Qúa nửa trưa, ông Hạnh bảo tôi xuống giếng thay ông. Đáy giếng sâu tối u ụ Tôi nghe tiếng rền trong lòng đất như tiếng gầm núi lửa. Ngó lên thấy một khoảng trời tròn lồng khuôn mặt ông Hạnh ngó xuống.
Tôi sợ hãi: "Cho tôi lên."
"Chưa làm được gì, sao đi lên?" Tiếng ông Hạnh như từ trời cao vọng xuống hang sâu.
"Tôi ngộp thở."
Ông Hạnh nhằn: "Thế mà bảo việc gì cũng làm được."
Tôi choàng dây buộc ngang nách, hai chân chỏi vào thành giếng theo thế bích hổ du tường. Ông Hạnh nắm đầu dây kéo lên. Khi lên mặt đất, mới biết trời vần vũ chuyển mưa, rền vang sấm sét.
Tôi nói: "Tim tôi yếu . Xuống sâu sợ gần địa ngục. Lên cao sợ đụng trời."
Ông Hạnh hỏi: "Chỗ nào thích hợp với mày?"
"Lưng chừng ở cõi người."
"Cõi người là địa ngục trần gian đấy."
Nói xong, ông Hạnh chuẩn bị xuống giếng.
Tôi nói: "Thôi đi ông ơi, trời sắp mưa. Về nghỉ."
Ông Hạnh nói: "Làm như mày, cám heo cũng không có mà ăn."
Nói thế, nhưng ông Hạnh cũng thu dọn đồ nghề.
Trên đường về ngang qua những rẫy mía. Mía mới đặt hom, chưa kịp lên mầm. Đất cày chưa ải mặt, cỏ đă lún phún ngoi lên. Ông Hạnh chỉ những cái giếng ông đă đào lúc trước.
Ông nói: "Vùng đất thấp, đào năm bảy thước là có nước. Vùng cao, phải đào đến mươi thước. Giếng sâu hun hút thấy mà ghệ Người chết dưới giếng, linh hồn không thoát lên được."
Tôi nói: "Tôi nhạy cảm lắm. Xuống giếng cứ rờn rợn sợ mình bị chết luôn ở dưới."
"Nếu chết, tao mời thầy pháp trục vớt linh hồn mày lên."
"Ông tin thế à?"
"Tao không tin, nhưng nhiều người tin. Cũng như người ta tin rằng kẻ chết trong tù, linh hồn không ra khỏi cổng. Vì thế phải làm giấy phóng thích để giải thoát linh hồn. Tao còn nghe một chuyện động trời. Có người đi tham quan nước ngoài về kể, tư bản nó bóc lột đến cả người đă chết ."
"Chết rồi, còn bị bóc lột gì nữa?"
"Ấy vậy mà vẫn nói được. Người ấy bảo, tư bản Mỹ bóc lột khiếp hơn hết. Nó bắt linh hồn người chết đứng giữ cửa. Linh hồn thì vô hình nên không ai nhìn thấy, cứ thấy cánh cửa tự động mở khép khi có người ra vộ"
"Chuyện khôi hài. Ai ngu muội gì mà tin là chuyện thật."
"Nói mãi, cũng có người tin. Như chuyện Tăng Sâm đời xưa ở bên Tàu đấy. Lần đầu có người đến nói với mẹ Tăng Sâm rằng, Tăng Sâm giết người. Bà không tin. Lần thứ hai, cũng có người nói Tăng Sâm giết người. Bà hồ nghị Lần thứ ba, lại cũng có người nói, Tăng Sâm giết người. Bà sợ hãi, và bỏ chạy."
Tôi chép miệng: "Khổ thật! không biết bao giờ mới thoát được cái họa tuyên truyền ngu dân."
Ông Hạnh hỏi: "Mày nói cái gì?"
Tôi lắc đầu: "Không. Chẳng nói gì."
Ông Hạnh nói: "Từ này về sau, mày ở trên kéo đất. Tao xuống giếng. Hồi mới gặp mày, tao tưởng mày là kẻ sĩ. Gần gũi nhau, thấy mày là thằng lừng khừng."
CẢI TẠO XONG RỒI
Ngày nào cũng phải ăn, nhưng đào giếng không phải lúc nào cũng có việc. Đời sống đi dần vào thế bí.
Ông Hạnh dẫn tôi đến ban giám hiệu phụ trách chương trình lớp đêm, nơi ông dạy bổ túc văn hóa cho cán bộ. Ông giới thiệu tôi là thi sĩ, và xin dạy học để có tiêu chuẩn gạo.
Những khi rỗi việc, tôi hay nói chuyện thơ văn với ông Hạnh. Ông cho tôi là người có kiến thức văn chương. Nhưng, thật bất ngờ khi tôi được giới thiệu là thi sĩ. Tâng bốc lắm, chỉ tổ làm hư việc.
Người đàn ông ngồi sau chiếc bàn, môi thâm, mặt sắt, tóc hớt cua, trông không có vẻ ggì là mô phạm. Ông Hạnh cho biết trước, đây là cán bộ chỉ đạo. Ông ta kéo trễ gọng kính, giương mắt nhìn tôi như quan sát một hiện tượng lạ.
"Thi sĩ à?"
Tôi nói: "Ông Hạnh nói quá lời. Tôi chỉ có chút chữ nghĩa đọc sách thánh hiền."
Ông Hạnh nói: "Không nên khiêm tốn quá. Thành thật với nhau là hơn."
Cán bộ nói chậm rãi rõ ràng, nhấn mạnh từng tiếng: "Cán bộ học bổ túc văn hóa, không cần học làm thợ Chỉ cần biết bốn phép tính cộng trừ nhân chia, đọc thông công văn chỉ thị, và biết ký tên là đủ làm việc. Trong quá trình làm việc sẽ bật ra thợ Anh đồng ý không nào?"
"Vâng, tôi đồng ý. Nhưng tôi không xin dạy làm thợ"
"Chứ dạy về gì?"
"Về gì cũng được, ngoài chuyện dạy làm thợ"
Cán bộ chìa bao thuốc mời ông Hạnh và tôi.
Trầm ngâm một lúc, ông nói: "Chúng tôi đang cần giáo viên, nhưng muốn nhận anh vào phải xét qua lý lịch. Anh về làm bản tự khai kèm theo hai người chứng, rồi mang tới đây. Chúng tôi sẽ họp ủy ban cứu xét. Một mình tôi không quyết định được."
"Vâng, tôi sẽ viết bản tự khai."
Tiêu chuẩn mười ba ký gạo hàng tháng, lấp ló ở một tương lai gần. Tình hình có vẻ lạc quan. Tôi mỉm cười ngó ông Hạnh, lòng đầy phấn khởi.
Cán bộ hỏi, sau khi phà một hơi thuốc: "Trước kia, anh làm gì nhỉ?"
Tôi nói: "Làm lính."
"Bộ đội hả? Đơn vị nào? Tôi cũng là bộ đội phục viên đây."
"Tôi lính Việt Nam Cộng Hòa."
Cán bộ chồm tới, sửng sốt: "Thế à? Sao không đi cải tạo?"
"Tôi cải tạo xong rồi."
Cán bộ thật vọng ngửa người ra lưng ghế: "Anh khỏi cần đến đây nạp bản tự khai. Chúng tôi không nhận đâu."
Tôi cố vớt vát: "Tôi nghĩ cải tạo xong là tẩy não xong, có thể góp phần xây dựng xã hội mới."
Cán bộ lắc đầu: "Cải tạo là hình thức trừng phạt thôi. Đầu các anh đóng băng, tẩy não thế nào được!"
QUỐC TẶC
Thấy tôi cũng là thằng ăn tục nói phét, ông Hạnh không còn cho tôi là kẻ sĩ nữa. Ông nói tôi là người có tài, nhưng tài năng lớn quá, không có chỗ dùng. Ông nói với mọi người như thế. Nói tới nói lui măi, tôi cũng tin mình có tài thật, dù lúc nhỏ thầy giáo xếp tôi vào loại học trò đần.
Một lần trên chiếu rượu, ông Hạnh thắc mắc: "Chưa bao giờ xã hội ta có nhiều người uống rượu như bây giờ . Không biết tại sao?"
Anh em ngó vào người có tài năng lớn không có chỗ dùng.
Tôi lên gân giải thích: "Xã hội rối rắm lung tung xèng. Tương lai mờ mịt. Con người hoang mang mất hướng đi tới, nên lấy rượu trấn an tinh thần. Các ông ngày ngày cuốc đất, ngó tới ngó lui cũng không ra khỏi mấy cái bờ ruộng. Đời như thế thì bao giờ ngóc đầu lên được? Đó là nói người có ruộng. Người không ruộng, đất đâu mà cuốc? Như ông Hạnh với tôi chuyên nghề đào giếng, năm thì mười họa mới có việc. Xuống đáy giếng mà tìm tương lai, có ngày cũng gặp Hà Bá. Mặt đất đã đầy những giếng sâu hố thẳm, đi loạng quạng dễ bị sa chân xuống âm phủ. Chi bằng cứ ẩn nhẫn chờ thời. Thời cơ chưa tới, lấy rượu giải khuây."
Một người nói: "Tôi chịu lối giải thích này. Nhưng, bao giờ thời cơ tới??"
Tôi lại lên gân: "Khương Thượng ngồi câu sông Vị, là chờ thời. Hàn Tín lòn trôn giữa chợ, cũng là chờ thời. C̣n chúng ta ư? Có khi phải chờ hết đời. Con cháu lại tiếp tục chờ nữa. Lịch sử biến thiên lúc nhanh lúc chậm. Nhanh thì năm trước năm sau đã thấy khác. Chậm thì đời này qua đời kia vẫn còn khốn khổ."
"Thời này cũng có nhiều người phất cờ giàu to đấy chứ?"
"Vâng. Phất cờ giàu to thời này là tư bản đỏ. Nhưng cách dùng từ sai. Tư bản là bỏ vốn kinh doanh, để từ đó sinh ra lợi nhuận. Mấy ông kẹ nhà mình có kinh doanh gì đâu? Họ ăn tiền đút lót hối lộ, và dùng quyền lực chiếm đoạt tài sản thiên hạ thì không thể gọi là tư bản, dù xanh hay đỏ."
"Như thế phải gọi là gì cho đúng nghĩa?"
"Gọi nôm na là ăn cướp. Cướp giựt lẻ tẻ đầu đường xó chợ, là cướp vặt. Cướp có hệ thống đường lối chính sách, là quốc tặc. Người dân biết mình bị cướp, mà không cưỡng vào đâu được. Thế mới kinh!"
Cuộc rượu đêm đó, xoay quanh đề tài quốc tặc. Tôi hừng chí nói năng tự do, mất sự đề cao cảnh giác. Tàn cuộc, tôi say bí tỉ.
ĐÈN NHÀ AI NẤY RẠNG
Cưới vợ ba năm. Vợ chồng không rõ lòng nhau. Tôi đến tuổi cần có vợ, vợ cũng đến tuổi cần có chồng. Thế là lấy nhau. Chẳng tình yêu quái gì.
Tôi là lính hành quân. Ba năm, những lần về phép đếm trên đầu ngón taỵ Gặp nhau là quấn lấy nhau. Vội vã vài ngày, để rồi còn chia taỵ Thì giờ đâu mà để ý những điều vớ vẩn?
Năm đầu, vợ gọi tôi bằng anh, xưng em. Tôi gọi vợ bằng em, xưng anh. Qua năm sau, vợ gọi tôi bằng anh, xưng tôi. Tôi gọi vợ bằng em, xưng tôi. Năm sau nữa, vợ gọi tôi bằng ông, xưng tôi. Tôi gọi vợ bằng bà, xưng tôi. Theo thời gian, cách gọi vợ chồng cứ thay đổi dần như thế. Và giữ nguyên hai tiếng xưng hô "ông bà" cho đến bây giờ. Ba năm.
Một hôm, tình cờ vợ khám phá ra tôi làm thơ.
Vợ nói: "Có tờ báo đăng bài thơ của thằng cha nào trùng tên với ông."
Vợ mở trang báo, chỉ vào bài Tình Cho Em. Lời thơ sướt mướt nhớ thương. Đó là bài thơ tôi làm cho một con nhỏ người yêu, nhưng không chịu lấy tôi làm chồng.
Tôi nói: "Bài thơ này của tôi làm cho bà, nói lên nỗi nhớ thương trong những ngày đi xạ"
Mới đầu, vợ sung sướng ra mặt. Nhưng sau đó, vợ phá ra cười.
"Mạo nhận. Tôi không tin!"
"Không tin hả?" Tôi không nhìn trang báo, đọc thuộc lòng vanh vách bài thơ, "Bà tin tôi là tác giả chưa?"
Vợ ngẩn ra một lúc: "Người lỗ mãng như ông cũng làm được thợ Lạ thật!"
"Có gì lạ đâu. Tài làm thơ của tôi giống như chiếc mũi nhọn giấu trong túi áo. Lâu ngày, nó ló ra cho bà thấy."
"Chẳng bao giờ nghe ông nói tiếng yêu tôi. Vậy mà làm thơ thì nước mắt chứa chan tình cảm. Thơ là giả dối!"
Vợ không hãnh diện về người chồng biết làm thơ, dù đã có lúc gần đạt được danh hiệu thi sĩ.
Cuộc thế bể dâu. Đời tôi cũng bầm giập đau thương khốn nạn. Mũi nhọn thụt vào trong túi áo. Thơ tịt ngòi.
Ra hải ngoại, muốn học hành cho đỡ nhọc tấm thân, nhưng cái đầu không chịu. Nhồi nhét thứ gì vô, vài ngày sau nó đẩy ra khỏi trí nhớ. Thế là đi làm cu lị Cực tay chân, khỏe đầu óc.
Việc làm bấp bênh. Nay có, mai không. Thất nghiệp ở nhà. Còng lưng viết chuyện cà kê dê ngỗng, viết chuyện đời mình.
Vợ đi chợ, đem về tờ báo quảng cáo địa phương, có đăng bài văn của tôi.
Vợ nói: "Ông bỏ làm thơ, tôi đă mừng. Bây giờ, lại thấy hí hoáy cả ngày. Không ngờ ông viết văn. Làm thơ, chắp tay sau đít, đi qua đi lại. Còn đỡ. Viết văn, bò càng ra mà viết. Khổ ôi là khổ."
Tôi nói: "Trong cái khổ, có cái sướng."
"Thất nghiệp. Đói tới nơi, không biết lọ Ở đó mà viết chuyện bá láp. Kiếp nào mới được thành danh?"
"Từ từ, sẽ có tiếng vang."
"Người ta viết chuyện ma quỷ. Rùng rợn, hấp dẫn. Viết về hoàn cảnh xă hội gay cấn, tâm lý tình cảm éo lẹ Đọc mê luôn. Sách in ra, bán chạy ào ào. Lại còn thu băng đọc truyện, tiền vô như nước. Truyện của ông, tôi vừa đọc vừa ngáp. Cố gắng lắm, cũng chỉ theo dõi được vài trang thì ngủ. Bữa trước, nghe ông nói điện thoại với người bạn nào đó, rằng ông đang gom tiền in sách. Đừng làm chuyện phá sản nghen. Sách ông bán cho ma!"
Tôi rên: "Bà ơi, tôi bất hạnh đớn đau nhiều rồi. Hãy để tôi làm theo ý thích."
Vợ nói: "Ý thích trong trách nhiệm gia đình. Tự do trong khuôn khổ luật pháp."
Tôi giơ hai tay lên trời: "Than ôi! Trên mặt đất, ai người tri kỷ?"
Đoản văn này, dành trả lời câu hỏi của một bạn đọc: "Theo kinh nghiệm bản thân anh, đời có tí văn nghệ văn gừng làm cho gia đ́nh dễ lục đục, hay hưng phấn hơn?"
Hết