Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Nhân Vật Lịch Sử >> Kể Chuyện Các Vua Nguyễn

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 42235 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Kể Chuyện Các Vua Nguyễn
Tôn Thất Bình

Đồng Khánh I

ĐỒNG KHÁNH XEM DIỄN TUỒNG
Cuộc vui trong Hoàng Cung thường là diễn tuồng ở Duyệt Thị Đường. Từ vua Tự Đức trở về trước, nhà vua chỉ xem diễn tuồng với các đại thần hoặc cung phi; đến khi vua Đồng Khánh lên ngôi , có thêm các quan Pháp, cũng được mời xem. Đây là quang cảnh một buổi diễn tuồng dưới triều Đồng Khánh do F. Baille kể lại:
- " Cuộc vui được chọn diễn trong diễn Hoàng Cung để hầu Đức Vua thường là hát bội . Người ta trang hoàng một gian phòng thật rộng hình vuông, ba phía bỏ trống giữa có nhiều bàn dài trải vải đỏ để tiếp khách; trên có trái cây và bánh gói giấy đủ màu, hình dáng kỳ lạ, ly tách để các thị vệ rót rượu bia, nước trà. Đức vua ngồi trên ngai b vàng riêng biệt đặt trên cái bục khá cao trước mặt có một cái bàn để tách và hộp đựng đường làm bằng ngọc thạch, một cái mâm nhỏ có vành cao tuyệt khéo đựng những món đồ dùng của Ngài mà đi đâu Ngài đem theo. Một túi vải nhỏ đựng đầy thuốc điếu dài và nhỏ, một đồng hồ báo thức bằng vàng, vài món nữ trang, dầu thơm, bình xịt dầu, một cái gương nhỏ...tất cả đồ lễ của một ông vua ở Á Đông mới quen với nền văn minh của chúng ta.
Bên mặt và bên trái của Ngài, ông Thống Sứ và Tướng chỉ huy quân đội ngồi trên ghế riêng rẽ. Phía sau có treo một bức sáo đan thưa, người đứng có thể nhìn qua kẽ hở. Chúng tôi nghe được cả tiếng nói thì thầm của mấy nàng cung nữ hầu vua ( ....)
Đức vua vừa ngự trên long ỷ thì dàn nhạc giáo đầu gồm lối hai mươi nhạc sĩ ngồi xổm đánh trống, gảy đàn, thổi kèn tạo thành một giai điệu triền miên và ỉnh tai. Trước mặt n họ có một cái trống lớn, đúng ra là một cái thùng to. Một vị quan lớn ngồi sau trống. Chúng tôi nhận thấylà nhạc phụ của Đức Vua , quan kinh lược ở Bắc kỳ. Mỗi khi nghệ sỹ khéo trình diễn, thì ông đánh hai hay ba tiếng trống, mỗi tiếng tiêu biểu một số tiền biếu tặng diễn viên.
Các đào kép trong vở tuồng ăn mặc chững chạc ra sân khấu lạy chào Đức vua, đoạn đưa ra nhiều mảnh vải thêu những chữ nho lớn tỏ lòng tôn kính và chúc Đức vua sống lâu. Một diễn viên khác lược thuật vỡ tuồng với giọng chát chúa, tiếp đến là bắt đầu xuất hát mà người ta không biết chắc chừng nào chấm dứt .... "
Vì thích xem hát bội, vua Đồng Khánh đặt tên cho những cung nữ của mình theo tên các nhân vật trong vở Vạn Bửu Trình Tường, như Đại Hoàng , Nhân Sâm, Cam Thảo..v..v..
Đây là vở ông đặc biệt yêu thích, các nhân vật lấy tên các vị thuốc mà đặt.
( Theo Les Annamites - F - Bailler và sử tích . Và nghệ thuật hát bộ - Đoàn Nồng )

MỘT CẢNH TIẾP ĐÓN PHÁI ĐÒAN PHÁP
Khác với các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức cố tìm cách xa lánh người Pháp, vua Đồng Khánh lại cố thắt chặt tình thân hữu. Thỉnh thoảng ông mời các vị đại diện Pháp vào Đại Nội dự yến hay xem hát tuồng.
Một sự thay đổi về cung cách tiếp đón phái đoàn ngoại giao Pháp dưới triều Đồng Khánh là phái đoàn được đi cửa giữa Ngọ Môn, kể cả viên Khâm Sứ lẫn đoàn tùy tùng. Đây là một sự kiện chưa bao giờ có từ triều Tự Đức trở về trước. Các quan Pháp, dù lớn đến bực nào, hễ vào đại Nội, là phải đi cửa bên, vì chỉ có vua mới đi cửa giữa. Lúc phái đoàn ngoại quốc vào điện, vua vẫn chễm chệ ngồi trên ngai vàng, việc đón tiếp đã có hoàng thân, bá quan văn võ đảm trách. Qua triều Đồng Khánh, có sự thay đổi khác biệt. Lúc quan khách ngoại quốc đến cửa Ngọ Môn, các hoàng thân, các viên Đại thần mặc áo đại triều, mang hia, đội mũ đứng chực sẵn để tiếp đón. Các hoàng thân, các vị đại thần đều đứng trong điện Thái Hòa, còn bá quan theo phẩm trật nhỏ không được tham dự.
Từ cửa Ngọ Môn, phái đoàn tiếp tân đưa viên Khâm Sứ và đoàn tùy tùng vào trong điện. Vua Đồng Khánh ngồi trên ngai đặt tận trong cùng sau lưng có mấy thị vệ phe phẩy quạt hầu.
Ông bước xuống ngai, nói mấy câu hàn huyên và nghe mấy câu chúc từ của đại diện Pháp rồi trả lời lại, tiếng nói rất nhỏ ( vì theo đúng nghi thức tiếng nói của bậc Đế Vương bao giờ cũng nhỏ). Một viên quan ngự tiền dịch ra tiếng Pháp.
Vua Đồng Khánh mời quan khách qua điện Càn Thành để dùng trà. Nhà vua mặc áo hoàng bào thêu rồng chạy chỉ vàng đính châu ngọc. Chiếc áo khá nặng nên đi mỗi bước phải có thái giám chạy theo nâng vạt áo trước lên ( cũng nên biết thêm là những lúc đáp thăm tại tòa Khâm Sứ, trên hai bên vai áo vua còn cài thêm hai cái ngủ đúc thành hình con rồng bằng vàng đặc). Tiếp theo vua là quan Khâm Sứ, đoàn tùy tùng và quan lại. Sau đó là một ban nhạc, vừa đi vừa cử nhạc...
( Theo Bửu Kê )

<< Đồng Khánh ( 1885- 1888) | Đồng Khánh II >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 978

Return to top