Một hôm nhàn rỗi, vua Tự Đức cao hứng làm một bài thơ chữ Hán, rồi trong một buổi họp bàn luận văn chương, đem đọc cho các quan chép: Tiêu hà tá tán khởi ư phong Sấn nhập trùng vi nhiễu trướng trung. Bất luận huân tiêu phàn khoái lực Hốt văn Hàn Tín tự tiêu không Các quan ai nấy đều hiểu như sau: Tiêu Hà giúp nhà Hán ở đất Phong Bái, không dùng tới sức mạnh của Phàn Khoái, chỉ cầu ở tài Hàn Tín là nên việc. Ai ngờ trong bài thơ trên, Tự Đức dụng ý: tả con muỗi. Tiêu Hà có nghĩa là tàu chuối, lá sen; phong là gió; hán là nó; hàn tín là tin lạnh, phàn khoái là hun đốt. Ông Lăng Nhân Phùng Tất Đắc dịch bài thơ trên ra chữ Nôm như sau: Bẹ chuối, dài sen nối cánh rung. Bay vào màn trướng quấy lung tung Chẳng cần phải tốn công hun đốt Tin lạnh vừa đưa tẩu tán cùng ( Theo Hoàng Trọng Thược )