- Anh Tuyền,
Tôi thật không biết làm cách nào đến thăm Kiều được. Nhưng anh là bạn tốt của anh kiều, cả hai đã từng sống qua những ngày tuyệt đẹp nên ngoài việc gởi lá thư này, tôi thật chẳng biết làm sao hơn. Tôi nghĩ, chắc anh sẽ trả lời thơ tôi liền phải không anh?
Ðã hai tháng rồi, tôi không nhận được một chữ nào của anh Kiềụ Bao nhiêu thơ viết đi rồi chẳng có hồi âm. Ngày nghỉ hàn cũng đã qua đi mất nữa rồi song chẳng thấy bóng hình gì của anh Tông Kiều nhà tôi cả.
Lòng tôi rối rằm, không biết ảnh có bịnh gì không? Hay đã xảy ra chuyện gì ngoài ý rồỉ Anh có thể trả lời dùm tôi một bức thơ chăng?
Tôi muốn biết sự thật, bất cứ chuyện gì cũng xin anh cứ viết rõ ra cho tôi biết. Ðừng giấu giếm gì hết, anh nhá! Cảm tình giữa Kiều và tôi, anh biết cả. Vì thế, với anh tôi cũng không che giấu nỗi xốn xanh và lo lắng của mình. Ðêm nầy rồi đêm khác, cứ có ác mộng luôn luôn làm cho tôi thức giấc, tim run, lòng hoài niệm không làm sao thốt nên lời được. Tôi bối rối quá, không cách nào viết cho suông sẻ, mong anh thông cảm.
Cây dừa ở núi sau cũng rất nhớ bạn xưạ Mong anh một hôm nào đó trở lại Thành Ðô tâm sự với nó.
Kính chúc anh vui sống.
Khiết Ky
Tuyền để tờ thơ xuống, bẻ tay lắc rắc suy nghĩ. Chàng lặng lẽ nhìn khuôn hình Kỳ trên bàn. Ðôi mắt to trong hình vẫn trong suốt một cách đơn thuần. Ðôi mắt ấy nhìn gian phòng nhỏ nầy, nhìn cái thế giới không làm sao nhgĩ ngợi được nầỵ Ðâu đâu cũng đầy dẫy những cuộc tình với những lưới tình giăng mắc…
Thiệu Tuyền thở dài, học theo cách của Tông Kiều, lật úp mặt hình xuống. Hình như chỉ cần không nhìn cặp mắt ấy là chạy trốn được tội lỗi phụ bạc, chạy trốn được sự cắn rứt của lương tâm!
Tuyền từ từ đứng lên, thay đồ, rồi cầm phong thư bước ra khỏi căn phòng nhỏ. Chàng kêu xe đi vào khu chợ Trùng Khánh.
Bước vào lữ quá, Tuyền đứng bên cửa phòng Chuyên Tiểu Ðường đang tay gõ cửạ Cửa mở ra, Tiểu Ðường đang ngồi trườc bàn điểm trang tóc xoã bung xoà như sương, gợi cảm vô cùng. Ðôi mắt đầy nhiệt tình của nàng long lanh sinh động nhìn chàng. Nàng vui vẻ reo lên:
- Ồ anh Tuyền, hèn lâu mới gặp!
Tuyền nhìn Kiều chính là người vừa ra mở cửa thấy trên mặt Kiều cũng đầy dẫy gió xuân nồng. Kiều nắm tay Tuyền, cười hỏi;
- Anh tới thật đúng lúc. Anh Tuyền, có tình nguyện đứng chứng cho tụi này làm lễ cưới không?
- Saỏ
Tuyền sững sờ, cau mày, nhìn Kiều cách ngây dại, nói:
- Anh Kiều, cả hia tính thật chớ?
- Hôn nhân đâu phải là trò đừạ Tiểu Ðường đã thôi làm việc cho kịch đoàn, chúng tôi định thứ bảy tuần sau làm lễ thành hôn. Mời anh làm người chứng được chớ? Cái gì mà nhăn mắt nhíu mày vậỷ
- Thiệu Tuyền.
Tiểu Ðường đi tới mỉm cười nói thêm:
- Giúp dùm chuyện đó có thưởng. Tôi sẽ giới thiệu Tiểu bá Linh Mã trong kịch đoàn chúng tôi cho anh. Ðược không? Cô ta rất thích anh, bảo anh là mỹ nam tử của Trung quôc cổ điển đấy!
Tuyền nhăn tít mày nói với Kiều:
Ði ra ngoài một chút, rôi có chuyện muốn nói với anh.
Kiều ngạc nhiên song rồi cũng theo Tuyền đi rạ Tiểu Ðường mỉm cười nói với theo:
- Người ta nói bọn co gái hay thậm thà, thậm thụt, nhưng bọn đàn ông các anh thì cũng làm ra bí mật nọ kia chớ hơn gì?
Ðến hành lang, Tuyền trao thơ Khiết Kỳ cho Kiều xem. Kiều lặng lẽ xem xong rồi nhắm mắt lại, tựa lưng vào tường không nói gì hết.
Tuyền khẩn thiết hỏi:
- Tông Kiều, anh định đối xử với Khiết Kỳ như thế nàỏ Anh muốn tôi phải trả lời nàng sao đâỵ Nói đi!
Tông Kiều vẫn đứng im như hình cây tượng đá.
- Tông Kiều, nói đi chớ! Anh dự định cách nàỏ
Kiều từ từ ngẩng lên, đưa mắt nhìn về phòng Tiểu Ðường, lắp bắp:
- Mình…rời Tiểu Ðường…Không được.
- Thế thì anh cần tôi viết thơ cho Khiết Kỳ biết anh đã thay lòng đổi dạ?
Kiều không đáp:
- Tông Kiều, anh quyết định rồi phải không?
- Thiệu Tuyền! - Kiều lại nhìn cửa phòng Tiểu Ðường, nước mắt bỗng ứa rạ Chàng nắm tay áo Tuyền, khổ sở tiếp- Ðể đến nước nầy thì phần số của mình đã thành người phụ bạc rồị Không chỉ phụ bạc Khiết Kỳ, mà cả phục bạc Tiểu Ðường. Thiệu Tuyền, tôi không biết phải là Khiết Kỳ trong sáng, nho nhã, mỹ miều, như một mặt nước hồ. Còn nhiệt tình của Tiểu Ðường thì lại như hoả diệm sơn. Tôi nhìn nhận bây giờ tôi bị Tiểu Ðường nung đốt. Mình rời nàng không được mà nàng rời mình cũng không được. Thôi thì đành phụ lòng Khiết Kỳ. Khiết Kỳ là một cô gái ôn nhu và rộng lượng, nàng sẽ tha thứ cho tôị
- Anh cần tôi viết hết cho Khiết Kỳ biết không?
- Phải, nên nói cho nàng biết.
Tuyền kêu lên giọng phản đối:
- Tông Kiều!
- Thiệu Tuyền, tôi không rời Tiểu Ðường được!
Trả lời cách tuyệt vọng xong, Kiều quay mình đi vào phòng Tiểu Ðường. Tuyền đứng chết lặng lúc lâu mới thở dài, quay gót.
Ðêm nay, Tuyền mất trọn đêm viết rồi xé, xé rồi viết, viết mãi một lá thơ đến khi trời sáng bét. Chiều theo ý kiến của Kiều, Tuyền đem tất cả sự thật viết rạ Công phu của Tuyền là vận dụng hết tâm cơ, viết thật uyển chuyển, khéo léo, thỉnh thoảng chen vào lời tự trách mình và những an ủi Kỳ. Nếu Tuyền không kéo Kiều theo chàng để gặp Tiểu Ðường chắc không việc gì xảy rạ Thế nên Tuyền nhìn nhận lỗi của mình không tha thứ được.
Thơ gởi đi một tuần, mà không có thơ gởi lạị Nhưng vào một buổi chiều Tuyền vừa bước vào căn phòng chàng ở chung với Kiều lúc trước bỗng phát hiện có một thiếu nữ đang ngồi lặng trước bàn.
Tuyền hoảng hốt kêu lên:
- Khiết Kỳ!
Kỳ ngẩng lên với đôi mắt tràn ngập bi thương, lặng lẽ nhìn Tuyền. Nàng ốm như que, xanh xao, tiều tụỵ Nàng mặc áo dài đen, tay ôm cây đàn tranh xưa mà nàng đã yêu như yêu chính mình. Nàng ngồi như một u linh, chập chờn, phảng phất.
Nét tiều tụy và suy yếu của nàng đã làm cho Tuyền chấn động. Tuyền lại bất giác kêu lên:
- Khiết Kỳ!
Tôi muốn gặp Tông Kiều!
Tiếng nói của Kỳ nhỏ rứt, nhỏ trầm như hơi thở Tuyền gật đầu:
- Ðược, Khiết Kỳ, cô ở đây đợi, tôi đi lôi ảnh về.
Tuyền đáp xong, chạy ngay ra cửa, gọi xe hơi đi vào khu chợ Trùng Khánh.
Khoảng giờ sau, Tuyền và Kiều đồng bước vào phòng nhỏ. Suốt thời gian Tuyền đi Kỳ vẫn ngồi nguyên bộ bất động. Kiều bước vào, thấy Kỳ, không sao ngăn được phát run:
- Khiết Kỳ!
Gọi được tên nàng, Kiều đứng lặng, không biết phải nói thêm gì nữạ Khá lâu sau, Kiều mới nuốt nước miếng, khổ sở nói:
- Khiết Kỳ, xin tha thứ cho anh, anh có lỗi với em.
Kỳ trước sau như một, vẫn nhìn Kiều không chớp mắt. nàng không nói gì, cũng không khóc. Phải một chập sau nữa, nàng mới nói nhỏ:
- Tông Kiều, cái anh thích nhứt là được nghe em đờn tranh, phải không? Có cần nghe lại một khúc không? Kể là khúc đàn anh cùng em cáo biệt!
Nàng để đàn nằm dài trên hai bắp vế, sau đoạn nhạc reo rung nhấn, nàng cất tiếng nhỏ hoà cả với nhạc:
- Anh với em ngày xưa,
Kết nhau như hình bóng.
Anh với em ngày này,
Như mây bay, mưa rớt.
Anh với em ngày xưa,
Như lời vang đồng vọng.
Anh với em ngày nay,
Như lá lìa cành chết.
Anh với em ngày xưa,
Như đá vàng không vết.
Anh với em ngày nay,
Như sao trời nổ vỡ.
Ca xong, nàng ngẩng lên. Mãi đến bây giờ hai hạt châu to mới chảy dài theo hai bên má nàng chảy rớt xuống. Kiều và Tuyền đều bị tiếng ca và thần sắc của nàng làm cho chấn động mãnh liệt. Không ai dám lên tiếng nói một lời nàọ
Khiết Kỳ đưa mắt nhìn quanh bàn, đột nhiên chụp lấy con dao rạch đứt tất cả dây đàn. Rồi vứt đàn ra đất, rồi thê thảm nhếch cười:
- Ngày xưa, bá nha vì người tri kỷ mà huỷ diệt đàn. Ngày nay, em vẫn luôn nhận anh là người tri kỷ duy nhất nên từ rày về sau em không đàn tranh nữạ
Nói xong, nàng đứng dậy đi ra ngoàị Kiều theo ra đến cửa, gọi:
- Khiết Kỳ, đừng đi!
Kỳ dừng chân, nhưng nói mà không quay lại:
- Sắp có xe đi Thành Ðo, em cần phải lên xe cho kịp. Anh về đi, em không có trách anh. Thoáng thấy anh là em biết ngay anh không thể trở về với em. Thế thì…đến đây là hết! Ðể anh Tuyền đưa em lên xẹ Anh về đi, cho em gởi lời chào cô Chuyên Tiểu Ðường!
Nàng nói giọng lạnh băng và chắc nịnh, có đầy đủ sức mạnh không cho phép phản đối, Kiều như bị đóng đinh ở cửa, không làm sao nhích chân di động. Tuyền lật đật chạy theo Kỳ, lặng lẽ đưa nàng ra bến xẹ
Ðến bến xe, Khiết Kỳ bỗng nhiên lảo đảọ Theo bản năng, Tuyền chụp tay nàng đở lạị Nàng cắn răng, lúc người đứng vững được rồi, thì mặt lại rất xanh.
Tuyền chú ý nhìn nàng, bỗng nhiên chàng giật nẩỵ Phía trước bụng nàng nổi gò lúp lúp, chàng đã nhìn ra sự thay đổi trên cơ thể của nàng rồị Áo dài rộng không che được bụng dạ nàng. Chàng siết mạnh tay nàng, hỏi dồn:
- Khiết Kỳ, tại sao cô không nóỉ
- Nói gì?
Chàng nhìn bụng nàng khiến mặt nàng càng xanh thê thảm. Nàng khổ sở tiếp:
- Tôi muốn viết thơ báo cho anh kiều biết từ trước, nhưng sợ làm ảnh hưởng đến việc học hành của ảnh. HƠn nữa, tôi nghỉ, nghỉ đông năm nầy ảnh về là làm lễ cưới, thai bốn năm thánt khéo giấu cũng chẳng ai nhìn rạ - Giọng nàng uất nghẹn- Ðịnh đợi ảnh về sẽ nói, nào hay…
Tuyền vẫn thắc mắc:
- Nhưng sao hồi nãy cô cũng không nóỉ
- Nói với Kiều à? - Kỳ lắc đầu, nhìn thẳng Tuyền- Ảnh không còn yêu tôi thì tội gì tôi lại đi dùng cái khối thịt nầy để lôi kéo ảnh? Cá tánh ảnh tôi biết, ảnh có thể đứng ra chịu trách nhiệm về đứa con. Nhưng, tôi cần một người chồng miễn cưỡng như thế để làm gì? Ảnh sẹ hận tôi suốt cả đời, hận tôi không dùng đến phương cách này để trói buộc chân ảnh! Tôi không làm như vậỵ
- Khiết Kỳ! Cô ra nông nổi nầy thì Kiều phải chịu trách nhiệm về đứ bé. Cô phải để cho ảnh chịu trách nhiệm!
Khiết Kỳ lắc đầu, cương quyết:
- Không, giữa vợ chồng, đến lúc chỉ còn lại trách nhiệm thì cũng là đến lúc bi thương nhất!
Tuyền kêu lên:
- Nghe tôi đi Khiết Kỳ! Cô đợi ở đây để tôi chạy đi kêu Kiềụ Cô cũng không thành hôn với Kiều thì từ rày về sau cũng khó có cuộc an bày ổn thoả nào hơn. Cô chờ tôi, đừng lên xe!
- Không cần đâu anh Tuyền!
Kỳ nói ngăn song không cản được chân Tuyền bước sãị
Khi Tuyền và Kiều hào hển đến thì Kỳ đã lên xe về Thành Ðô rồị Tuyền chụp áo Kiều, trợn mắt, nói giọng giận dữ:
- Anh phải chạy theo Khiết Kỳ ngaỵ Nếu anh không chịu trách nhiệm, tôi sẽ móc mắt anh.
Kiều bình tĩnh đáp:
- ngày mai tôi sẽ lấy xe đi Thành Ðô. Yên tâm đi anh Tuyền, tôi không thể để đứa bé ấy không chạ
Tuyền do dự một lúc mới hỏi:
- Còn Tiểu Ðường?
- Lát nữa tôi sẽ nói hết các việc cho nàng biết.
Tuyền không nói gì., Cả hai đứng lặng nơi bến xẹ Kiều hoang mang đưa mắt nhìn xa, nhìn xa…Trước mắt chàng đã trải giăng một màn nước mắt.