Trong phòng văn thư, Yutarô Ghyôđa đang nói chuyện với Tsuruyô Sêkiguchi. Hôm nay bà Rittsukô không đến bệnh viên, cho nên hai cô kế toán ở phòng văn thư tự động làm công việc điền các giấy tờ thanh toán tiền bảo hiểm.
- Kết quả chuẩn đoan vẫn chưa rõ à ?
Yutarô nhìn tờ bệnh án.
- Hôm nay chính bác sĩ Naôê đã khám bệnh nhân. Bác sĩ có thiên hướng nghĩ rằng tình trạnh có liên quan đến vấn đề máu.
- Bệnh máu ư ?...
- Bác sĩ Naôê có yêu cầu làm cả một loạt xét nghiệm : Trong khoảng năm ngày nữa mọi vấn đề sẽ hoàn toàn rõ.
- Ừ- ừ...
Bác sĩ trưởng lẩm bẩm, vẻ lầm lì, tay giở giở mấy tờ bệnh án.
Họ đang nói đến cái ông già mới được xe cấp cứu chở vào bệnh viện hôm qua. Khoảng hai giờ sau đó có một người đàn bà đứng tuổi chạy đến bệnh viện xác nhận rằng quả thật bệnh nhân tên là Kôkichi Uênô. Trước kia ông ta làm nghề mua bán đồ cũ, nhưng cách đây mấy năm ông bị đau chân không đi được nữa. Thậm chí có những ngày ông không ra được khỏi giường. Sau đó cả bà vợ cũng bắt đầu bị tê thấp, buộc lòng phải thôi việc ở quán nhậu, nơi bà làm công việc rửa bát đĩa, và bây giờ hai vợ chồng sống bằng số tiền trợ cấp của nhà nước dành cho những người bần cùng.
Bác sĩ trưởng rất ghét người nghèo, nhất là những người sống bằng trợ cấp.
- Cũng kỳ, trông người thì già khọm. Nhưng tuổi chỉ mới năm mươi hai!
- Vâng, không thể nào tin được, - bà y tá trưởng lă‘c đầụ – Trông phải đến ngoài sáu mươị
Năm mươi hai - tuổi Yutarô Ghyôđa cũng gần bằn ngần ấy. Nhưng đối với một nhà kinh doanh, lòng trắc ẩn là một xa xỉ phẩm không thể dung thứ được.
- Lão ta sống bằng tiền trợ cấp, thế mà lại cho nằm ở phòng hạng ba. Hạng này đắt hơn hạng công cộng. Lão ta làm sao có thể bù được chỗ chênh lệch?
- Có lẽ không bù được đâu, - Sêkiguchi thở dài.
- "Có lẽ" gì nữa! - Ghyôđa vặn lại. - Phải coi chừng nhắc lão ta trả cho đúng.
- Bác sĩ Kôbasi ra lệnh cho nằm đấy. Hôm qua ông ta trực. Mấy cô y tá đã can ngăn đủ cách mà ông ta vẫn không nghe.
- Cần phải quản lý bác sĩ Kôbasi! Mà đó chính là việc của cô và các nữ y tá. Kôbasi mới rời khỏi ghế đại học, còn nông nổi lắm. Lúc nào cũng chỉ chực xông ra trận. Lúc nào cũng chỉ biết "công bằng, công bằng" Chưa nếm mùi đời mà.
- Dù có thế nào thì ông ta vẫn là bác sĩ. Làm sao một cô y tá trẻ lại có thể dám cả gan nói với bác sĩ : "Không được cho bệnh nhân này nằm" ?!
- Có ai bắt cô ta phải nói như thế đâu. Có thể nói cách khác: "Một bệnh nhân sống bằng trợ cấp thì nằm ở phòng chung tốt hơn. Không nên để cho hắn ta nằm ở một phòng đắt tiền hơn, vì hắn ta không bù được số tiền chênh lệch". Đằng này lại vì một bệnh nhân như thế mà khước từ một người đang sắp sửa vào viện !
- Nhưng ở phòng chung làm gì còn chỗ. Chẳng nhẽ đuổi ông ta ra cửa ?
- Từ chố thì cũng có thể từ chối một cách thông minh : "Chúng tôi rất muốn nhận ông, nhưng chúng tôi hết chỗ rồi, vậy ông chịu phiền nhé, chúng tôi buộc lòng phải chở ông sang một bệnh viện khác ". Thế là chẳng ai mếch lòng.
- Bác sĩ Kôbasi dự kiến rằng người bệnh sẽ chóng khỏi. Kết quả là như thế đấy.
- Mấy cái anh chàng ở trường đại học ra chỉ biết bày chuyện nghiên cứu những vấn đề chẳng cần thiết cho ai và những cuộc tranh luận hoàn toàn vô bổ! Họ không hiểu được các bác sĩ tư sống khổ sở như thế nào.
- Tốt hơn là chính ngài nên nói thế nào đó cho bác sĩ Kôbasi hiểu. Chứ các nữ y tá phải có bổn phận thi hành răm rắp những mệnh lệnh của bác sĩ.
- Có nói hay không nói thì cái bọn bác sĩ trẻ ấy cũng chẳng hiểu gì.
Bác sĩ trưởng sai mấy cô kế toán pha trà. Bà y tá trưởng, như sực nhớ ra điều gì, nhìn đồng hồ rồi nói:
- Tôi phải đi.
- Theo như tôi hiểu, trong tình trạng này không thể động đến người bệnh à ?
- Nhất định như vậy.
- Có ai đến với hắn ta không?
- Vợ lão ta. Bà ấy thường xuyên ở bên cạnh lão ta!
- Thật đến khổ với cái bọn khố rách áo ôm ấy ! Tiền viện phí nhà nước trả cho họ bao giờ cũng đến chậm hàng háng, đôi khi còn chậm hơn nữa, rồi sau đó lại còn phải tiếp đủ các thứ ủy ban đến làm khổ mình... Họ cứ moi móc từng chuyện nhỏ không đâu. Họ hạch sách là mình kê đơn thuốc nhiều hơn số thuốc cần thiết, rồi trừ tiền đi... Dù là bác sĩ ở trường đại học thì lẽ ra cũng phải hiểu cho người ta chứ, - Yutarô càu nhàu.
- Rõ ràng là ở các trường đại học người ta không chịu dạy những chuyện đó. - Bà y tá trưởng vốn là bậc thầy trong nghệ thuật nói những câu xỏ xiên với một vẻ mặt và một giọng nói hoàn toàn ngây thơ vô tội.
- Không sao. Đến khi nào họ mở bệnh viện tư thì họ sẽ khắc hiểu. - Nói đoạn Yutarô đưa tập bệnh án cho Tsuruyô. - À, thế còn cái cô Đzyunkô Hanađzyô ra sao rồi nhi??
- Không có chuyển biến gì đáng kể.
- Vẫn ngủ à ?
- Có thức dậy được một lát rồi lại ngủ lại.
- Chà, giá được xem mặt cô ta một chút nhỉ !
- Xì, tiên sinh thật ! - Bà y tá trưởng cau mặt.
- Tôi nói thật đấy. Cứ muốn ghé một chút mà không làm sao tìm ra được một cái cớ hợp lý.
- Thì bác sĩ trưởng cứ làm như thể đi kiểm tra các phòng bệnh nhân. - Sêkiguchi mách nước.
- Ừ, thật đấy, có lẽ được đấy nhỉ.
- Không, có lẽ không được. Ông có phải là bác sĩ phụ khoa đâu ?
- Vậy thì làm thế nào bây giờ?
- Tôi nghĩ ra rồị Tốt hơn cả là ông cùng đi với bác sĩ Naôê.
- Ý hay đấy ! Naôê thì muốn đến phòng cô ta lúc nào cũng được.
- Đến chịu ông ! - Bà y tá trưởng nhíu đôi lông mày ra vẻ nghiêm khắc trong khi mấy cô gái ngồi phía sau Yutarô cười khúc khích. Giả sử bà Ritsukô có mặt ở đây thì Sêkiguchi chắc hẳn đã không tự cho phép mình ăn nói tự do như vậy, mà Yutarô cũng sẽ không dám đùa như thế.
- Các người giấu tôi một con búp bê mỹ miều như vậy để các người tha hồ ngắm nghía hẳn ?
- Nhân thể cũng nên biết rằng cô ta đã ba lần...
- Thế cơ à ?
Đôi mắt lươn của ông bác sĩ trưởng tròn xoe ra vì ngạc nhiên. - Vâng, - Tsuruyô mím môi - Trong bệnh án có ghi như vậy.
- Tôi không hiểu nổi những người đàn bà ấy... - Yutarô buông một tiếng thở dài nặng trịch.
- Vậy tôi sẽ nói với bác sĩ Naôê nhé ?
- Nói đi. - Ngả người trên đệm đi-văng, Yutarô chìm đắm vào những mơ ước êm đềm.
Chiếc xe hơi phóng vun vút về phía đông trên xa lộ tốc hành Tôkyô-Nagôya. Ở phía dưới, trên các sườn đồi có thể nhìn thấy những nếp nhà nép sát vào nhau. Tuy hôm nay là ngày nghỉ, đoạn xa lộ dẫn về thủ đô vẫn tương đối rộng rãi - đến tối hãy còn lâu.
Mayumi nói chuyện ríu rít mãi đến tận Yôkôhama, nhưng càng về đến gần Tôkyô cô càng sa sầm xuống và như khép kín mình lại.
- Papa sẽ về thẳng nhà à ? - Cô rời cửa kính và quay về phia Yutarô.
- Thì anh đã nói rồi mà.
- Thế là em lại chỉ còn lại một mình...
- Anh có việc mà.
- Em chả chơi thế đâu-u-u-u... - Cô nũng nịu.
- Em chịu phiền một tý. Từ tối hôm qua đến bây giờ chúng mình đã gần nhau suốt rồi còn gì.
Chiều hôm qua vào ngày thứ bảy Yutarô và Mayumi đã lên đường đi Hakônê, đến vùng suối nước nóng Ôôwakuđani và ở lại đêm ở đấy.