Maigret đi qua cầu rút, vượt qua tuyến thành luỹ vào một phố lổn nhổn, so le và thiếu ánh sáng. Điều mà người dân Concarneau gọi là thành phố đóng kín có nghĩa là khu phố cổ còn bao bọc những bức thành, là một trong những phần đất đông dân nhất của thành phố. Thế nhưng khi người cảnh sát trưởng bước lên trước, đi sâu vào một vùng ngoại ô nghèo, thầm lặng làm cho ông mỗi lúc một đáng ngờ. Ông như bị thôi miên hút vào cảnh tượng thầm lặng ấy của đám đông run lẩy, sợ hãi và thiếu nhẫn nại. Vài giọng nói lạc lõng của những cậu thiếu niên có vẻ như bạo dạn hơn. Lại đến một chỗ ngoặt và người cảnh sát trưởng thấy một hiện tượng lạ: từ những khung cửa sổ của các nhà sáng đèn dầu hoả có nhiều người nhìn ra con đường hẻm chật hẹp, ở đấy có một nhóm người tụ tập chắn mất lối đi và ở phía kia của một khoảng trống lớn vọng đến một tiếng rên nghe khá rõ. Maigret rẽ những người đứng xem, hầu hết là những người trẻ tuổi. Bọn chúng lấy làm ngạc nhiên khi thấy ông bước đến. Hai trong số đó còn thi nhau ném đá về phía con chó. Bạn bè của chúng muốn ngăn hành động của chúng lại. Chúng nghe được hay ít ra là đoán được câu nói: - Coi chừng! Thế là một tên ném đá mặt đỏ bừng đến lỗ tai khi Maigret đẩy hắn về bên trái và bước thẳng đến chỗ con chó bị thương. Sự im lặng đã trở lại. Dĩ nhiên trước đấy mấy phút một sự hăng say thiếu lành mạnh đã khích động những người xem, trừ một người đàn bà từ một khung cửa sổ hét lớn: - Thật xấu hổ. Ông cảnh sát trưởng, ông phải lập biên bản đối với chúng đi. Chúng đã bám riết con vật đáng thương ấy. Và tôi đã biết rõ tại sao lại thế. Bởi vì chúng nó sợ. Người thợ giầy, kẻ bắn phát súng đã trở về, ngượng ngùng trong cửa hiệu của mình. Maigret cúi xuống, vuốt đầu con chó. Con chó nhìn ông với vẻ ngạc nhiên và cả biết ơn nữa. Viên thanh tra Leroy bước ra khỏi quán cà phê nơi anh đã gọi điện thoại. Nhiều người đã miễn cưỡng lánh xa. - Yêu cầu đem đến một chiếc xe ba gác. Những cánh cửa sổ lần lượt khép lại, nhưng người ta đoán rằng có những bóng dáng tò mò còn ở sau những tấm vải che. Con chó lấm bẩn, lông nó rậm và vấy máu, bụng của nó bết bùn, mũi khô và nóng bỏng. Bây giờ người ta đang săn sóc nó; nó hồi phục lại lòng tin, không còn phải cố gắng lết trên đất, nơi còn hai chục hòn cuội lớn vây xung quanh nó. - Cần phải đem nó đi đầu, ông cảnh sát trưởng? - Về khách sạn. Nhẹ nhàng thôi. Anh đặt nó trên rơm trong xe ba gác. Đoàn người hộ tống trông đến nực cười. Thật xúc động bởi ma lực của mối kinh hoàng mà từ sáng đến giờ nó không ngừng cộm lên. Chiếc be ba gác do một ông già đẩy, nhảy lộc cộc trên đá lát dọc theo đường phố có nhiều đoạn ngoặt, vượt qua câu rút và chẳng ai dám đi theo. Con chó vàng thở mạnh, duỗi thẳng cả bốn chân ra trong một cơn co giật. Maigret để ý đến một chiếc xe hơi mà ông chưa từng thấy vừa đỗ lại trước khách sạn Amiral. Khi ông đẩy cánh cửa của quầy cà phê thì nhận thấy không khí đã thay đổi. Một người đàn ông xô vào ông, trông thấy con chó mà người ta đang nâng nó lên, chĩa máy ảnh vào nó bấm lia lịa. Một người khác mặc quần chẽn gối, áo săng đay đỏ, cầm cuốn sổ, đưa bàn tay lên chiếc mũ lưỡi trai. - Chào ông! Ông cảnh sát trưởng Maigret phải không ạ? Vasco của báo… Tôi đến đúng lúc mà được may mắn gặp ông… Ông chỉ Michoux ngồi trong một góc, dựa lưng vào chiếc ghế dài có nệm giả da. - Chiếc xe con người Paris nhỏ đuổi theo chúng tôi. Nó bị hỏng cách đây mười kilômét. Emma hỏi ông cảnh sát trưởng: - Ông định cho người ta để nó ở đâu? - Không có chỗ cho nó trong nhà à? - Vâng, gần chỗ sân, nơi người ta trữ vỏ chai. - Leroy! Anh hãy gọi điện cho một bác sĩ thú y. Bấy giờ người nhiếp ảnh mặc áo Trench-coat nhờ nhờ trắng đẩy bàn ghế ra và kêu lên: - Chờ một lát. Yêu cầu đừng động đậy. Hay quay giúp cái đầu con chó về phía này. Rồi máy ảnh chớp sáng. Maigret quay về phía người bác sĩ hỏi: - Le Pommeret đâu? Ông ấy ra khỏi nhà sau khi ông đi được một lát. Ông thị trưởng còn gọi điện thoại nữa. Tôi nghĩ là ông ấy sẽ đi tới. *** Đến chín giờ tối, ở đấy như một kiểu tổng hành dinh. Hai phóng viên mới đã đến. Một người đang thảo bài báo ở chiếc bàn trong cùng. Thỉnh thoảng một phóng viên nhiếp ảnh ra khỏi phòng. - Ông không có cồn chín mươi độ à? Tôi cần có một ít để sấy phim. Con chó thật phi thường. Ông nói là có một hiệu thuốc bên cạnh à? Đóng cửa rồi ư? - Chẳng sao. Trong hành lang, nơi đặt máy điện thoại, một nhà báo đọc bản thảo của mình qua ống nói cho ai đấy giọng hơi run run. Maigret, đúng. M như của chử Maurice. A như của Arthur. Đúng T như Isidore. Anh hay ghi tất cả các tên cùng một lúc… Michoux…M… I…Choux, như chử chou…Như chou của Bruxelle. Mà không, không như pou đâu. Hay chờ một tí, tôi sẽ cho anh các đầu đề. Cái ấy sẽ chuyển vào trang một chứ. Được! Anh hãy nói với ông chủ là cần phải để ở trang đầu. Thanh tra Leroy hoang mang, không ngừng đưa mắt tìm kiếm Maigret như để bám chặt vào ông. Trong một góc, người khách buôn độc nhất chuẩn bị cuộc hành trình vào ngày hôm sau nhờ vào tập thương mại kỹ nghệ niên giám. Thỉnh thoảng ông gọi Emma. - Chauffier đấy là một cửa hàng ngũ kim quan trọng chứ? Cảm ơn. Người bác sĩ thú y đa gắp được viên đạn ra và băng bó phần thân sau cho con chó. - Những con vật ấy, chúng có cuộc sống đến là gay go! Người ta đã trải một tấm chăn cũ lên trên rơm rạ trong một góc lát đá hoa cương xanh, vừa thông ra sân vừa nhìn ra cầu thang xuống hầm rượu. Con chó đã nằm ra đấy, hoàn toàn cô độc, cách nó mười mét có một miếng thịt mà nó không hề màng tới. Ông thị trưởng đã đến bằng xe hơi. Một ông già có chòm râu trắng ăn mặc chải chuốt với những cử chỉ cứng đờ. Ông chau mày bước vào khu vực của đội vệ binh này, hay đúng hơn là của đại đội cảnh sát trung tâm. - Các ông này là ai? - Các nhà báo ở Paris. Ông thị trưởng sắp nổi khùng. Đẹp thật. Đến ngày mai thì tất cả ước Pháp, người ta sẽ nói đến chuyện ngớ ngẩn này! Các anh vẫn không tìm thấy gì cả à? - Cuộc điều tra đang tiếp tục! - Maigret cằn nhằn, vẫn bằng cái giọng của ông khi ông tuyên bố: - Điều ấy không ảnh hưởng gì đến ngài! Vì dễ cáu bẳn nên thái độ ai nấy đều biểu hiện sự bực dọc. - Còn ông, ông Michoux, ông không về nhà à? Ánh mắt của ông thị trưởng khinh khỉnh, buộc tội sự hèn nhát của người bác sĩ. Cứ theo chiều hướng ấy thì đấy là sự hoảng sợ chung trong suốt hai mươi tiếng đồng hồ. Điều nhất thiết như tôi đã nói, chính là một sự bắt giữ bất kể cuộc bắt giữ ấy như thế nào. Rồi ông nhấn mạnh những lời vừa rồi với ánh mắt nhìn về phía Emma. - Tôi biết là tôi không có lệnh cho ông. Còn về cơ quan cảnh sát địa phương, ông chỉ nên để cho họ một vai trò không đáng kể. Nhưng tôi nói với ông điều này: chỉ một thảm kịch, một thảm kịch thôi thì điều ấy sẽ là thảm hoạ. Nhiều người trông chờ vào điều ấy. Những ngày chủ nhật khác, các quán hàng đều mở cửa cho đến chín giờ thì nay các cánh cửa đều đóng kín. Bài báo ngớ ngẩn ấy của tờ Hải Đăng Brest đã làm cho dân chúng lo sợ. Ông thị trưởng không nhấc chiếc mũ qua dưa ra khỏi đầu mà còn kéo sụp nó xuống thấp hơn rồi bỏ đi sau khi đã nhắc nhở: - Ông cảnh sát trưởng, tôi buộc lòng báo cho ông biết…Và tôi nhắc lại với ông rằng tất cả những gì xảy ra trong lúc này là thuộc về trách nhiệm của ông. Maigret gọi. - Một cốc nửa lít, Emma! Người ta không thể ngăn cản các nhà báo xuống khách sạn Amiral cũng như vào quầy cà phê, gọi điện thoại, bàn cãi ầm ĩ Họ đòi mực, đòi giấy. Họ chất vấn Emma làm cho cô thêm hốt hoảng, đáng thương. Bên ngoài, trời đã tối đen. Luồng ánh sang yếu ớt của mặt trăng đã bị đám mây dày cản trở. Rồi các thứ bùn quánh này dính vào tất cả giầy dép vì Concarneau chưa hề biết đến những đường phố lát gạch. Maigret thốt lên với Michoux: - Le Pommeret đã nói với anh là sẽ trở lại phải không? - Vâng. Anh ấy về dùng bữa tối ở nhà. - Địa chỉ ở đâu? - một nhà báo hỏi khi thấy mình không có gì để làm nữa. Người bác sĩ nói cho nhà báo biết chỗ ở của Le Pommeret, trong khi ông cảnh sát trưởng chỉ biết nhún vai và kéo Leroy vào một góc. - Anh có nguyên bản của bài báo ra sang nay không? - Tôi cũng vừa nhân được. Nó đang ở trong phòng tôi. Bài báo vết bằng tay trái do một người nào đấy sợ người ta nhận ra mặt chữ của mình. - Không có dấu của bưu điện à? - Không. Bài được ném vào trong thùng báo toà soạn Ngoài phong bì có lời ghi chú: "cực kỳ khẩn cấp". - Mãi đến tám giờ sáng thì một người nào đấy mới biết được sự mất tích của Jean Servières, biết được chiếc ô tô đã hoặc có thể bị bỏ lại gần sông Saint- Jacques, và người ta nhận thấy có những vết máu trên đệm ngồi. Và them vào đấy là người ấy không biết rằng nguời ta còn phát hiện được nơi nào đấy những dấu vết của người lạ mặt có đôi bàn chân rất lớn. - Thật khó tin - Viên thanh tra thở dài. Còn về những dấu vết, tôi đã gửi đến cơ quan nghiên cứu vết tích bằng ảnh truyền xa. Họ đã tham khảo các hồ sơ. Tôi đã được trả lời: chúng không tương ứng với một đặc điểm nào của kẻ gian. Không có gì phải nhầm lẫn. Leroy để cho sự sợ hãi xung quanh chinh phục. Nhưng người bị đầu độc nhất về tư tưởng bởi mầm độc hại, nếu người ta có thể nói được thì chính đó là Ernest Michoux mà bong dáng càng lu mờ vì nó đối lập với bộ quần áo thể thao, nhưng điệu bộ thư thái và sự tự tin của các nhà báo. Anh ta không biết phải bắt đầu từ đâu. Maigret hỏi anh ta: - Anh chưa đi ngủ à? - Chưa. Tôi không bao giờ ngủ trước một giờ sáng. Anh ta cố gắng hé một nụ cười ngượng nghịu, để lộ ra hai chiếc răng vàng. - Thực ra thì anh đang nghĩ gì? Chiếc đồng hồ dạ quang của thành phố cổ điểm mười tiếng. Người ta gọi ông cảnh sát trưởng đến nghe điện thoại. Đấy là ông thị trưởng. - Có còn gì nữa không? Không biết ông ấy còn chờ gì, một thảm kịch chăng? Nhưng xét cho cùng, chính Maigret không chờ như vậy. Với cái trán bướng bỉnh, ông đến xem con chó vàng đang thiu thiu ngủ. Nó không sợ, mở một mắt ra nhìn ông đang đi đến. Ông cảnh sát trưởng vuốt ve đầu nó, đẩy thêm một ít rạ đến dưới chân nó. Ông nhác thấy người chủ khách sạn sau lưng ông. - Ông nghĩ là mấy ông nhà báo ấy ở lại lâu à? Vì trong trường hợp này tôi cần phải nghĩ đến việc dự trữ thức ăn. Chính ngày mai lúc sáu giờ có phiên chợ. Khi người ta chưa quen biết Maigret, thì trong trường hợp như thế thật hoang mang nếu nhìn thấy đôi mắt trợn trừng của ông nhìn xoáy vào trán anh mà như không trông thấy anh, rồi nghe ông lẩm nhẩm điều gì khó hiểu trong khi ông rời xa ra với vẻ ít quan tâm đến anh. Người phóng viên của tờ Petit Parisien trở về, rũ chiếc áo vải dầu đầm đìa nước. - Này! Mưa à? Sao, có gì mới không? Groslin? Một tia sang long lanh trong con ngươi của chàng trai; anh nói nhỏ nhẹ vài lời với người nhiếp ảnh đi theo anh, rồI nhấc ống nghe của máy điện thoại, Petit Parisien, cô… Trụ sở báo… Ưu tiên đấy nhá! Sao? Cô nối trực tiếp với Paris được chứ? Nào, cô cho nhanh lên … Alô… A lô… Báo Petit Parisien đấy à?, Cô Germaine phải không? Chuyển cho tôi người ghi tốc ký của cơ quan. Đây, Groslin đây! Giọng nói của anh có vẻ như sốt ruột. Còn ánh mắt của anh dường như thách thức các đồng nghiệp đang nghe anh nói. - Alô! Cô phải không, cô Jeanne? Nhanh lên nhé! Đang còn thì giờ cho vài tờ báo của tỉnh. Những bài khác phải dành cho tờ báo ở Paris. Cô phải nói với thư ký của toà soạn là thảo bài báo đi. Tôi không có thì giờ. Sự việc của Concarneau. Nhưng dự kiến của chúng tôi là chính xác. Vụ ám sát mới… Alô! Đúng, vụ ám sát!… Một người đàn ông bị giết, nếu cô muốn, thì tốt hơn là… Tất cả mọi người im lặng. Người bác sĩ bị thôi miên đến gần nhà báo đang tiếp tục công việc một cách hăng say, đắc thắng và giậm chân suốt ruột - Sau ông Mostaguen, sau nhà báo Jean Servière thì ông Le Pommeret! Đúng, tôi đã đọc cho cô hồi nãy. Ông ấy vừa được tìm thấy, đã chết trong phòng của nhà ông ấy! Không có vết thương, Các cơ đã cứng lại nên hoàn toàn có thể tin là bị trúng độc Cô hãy chờ… Cô hay kết thúc bằng: "sự khiếp sợ bao trùm … " Đúng! Cô hay chạy đến gặp thư ký toà soạn. Lát nữa tôi sẽ đọc cho cô một bài báo cho các báo xuất bản Paris, nhưng tin tức phải qua các tờ báo tỉnh. Anh móc ống nghe lên, thấrn mồ hôi, ném ra xung quanh một cái nhìn hớn hở. Điện thoại lại hoạt động. Alô! Ông cảnh sát trưởng à? Đã mười lăm phút chúng tôi cố gắng để gọi cho ông. Đây, nhà của ông Le Pommeret. Nhanh lên. Ông ấy đã chết. Rồi giọng nói nhắc lại trong một tiếng rú: - Chết… Maigret nhìn ra xung quanh. Trên các bàn có những chiếc cốc không. Emma mặt cắt không ra máu, mắt nhìn theo người cảnh sát trưởng - Yêu cầu không để ai sờ vào một cái cốc cũng như cái chai nào! Anh nghe không Leroy? Từ bây giờ, anh không được động đậy. Người bác sĩ, trán đẫm mồ hôi, đã giật chiếc khăn quàng ra để lộ cái cổ gầy, chiếc áo sơ mi còn được giữ lại bằng một cái khuy cổ kiểu cần gạt. Khi Maigret đến căn hộ của Le Pommeret, một người thày thuốc ở ngôi nhà bên cạnh đã bước đầu khám nghiệm tử thi. Ở đấy có một người đàn bà độ năm mươi tuổi, bà chủ của ngôi nhà, là người đã gọi điện thoại cho ông. Một ngôi nhà đẹp bằng đá xám, nhìn ra biển. Rồi suốt hai mươi giây đồng hồ, chùm sáng của ngọn hải đăng làm rực đỏ các cửa sổ. Một bao lơn. Một cán cờ và một phù hiệu quân sự của Đan Mạch. Xác chết nằm duổi ra trên một tấm thảm đỏ nhạt trong căn phòng nhỏ ngổn ngang những đồ mỹ nghệ không có giá trị. Trên tường, những bức ảnh nữ điệp viên, bức vẽ cắt từ những tờ báo phong nhã và lồng dưới kính, vài ba bức có đề tặng của đàn bà. Le Pommeret mặc chiếc áo sơ mi bị giật rách. Đôi giầy của anh dính đầy bùn nặng trĩu. - Strychine! - Người thày thuốc nói - ít ra tôi cũng thề đúng như thế. Ông hãy nhìn đôi mắt của ông ấy. Và nhất là ông nhận thấy xác bị cứng đơ… Sự hấp hối đã kéo dài đến nửa tiếng đồng hồ. Có thể là hơn… - Bà ở chỗ nào? -Maigret hỏi người cho thuê nhà. - Ở dưới. Tôi cho ông Le Pommeret thuê toàn bộ lầu một. Ông ấy ăn tại nhà tôi. Mãi đến tám giờ ông mới về đùng bữa tối. Ông ấy hầu như không ăn gì. Tôi nhớ 1à ông ấy đã cho rằng điện bị trục trặc trong khi ấy những ngọn đèn sang không được bình thường. Ông ấy có nói với tôi là ông sẽ lại ra ngoài, nhưng trước tiên, ông ấy dùng một viên Asperine bởi vì ông váng đầu. Ông cảnh sát trưởng nhìn người bác sĩ bằng con mắt dò hỏi. - Đúng như vậy! Nhưng triệu chứng đầu tiên… - Những ai có ý kiến sau bao nhiêu thời gian thì thuốc độc ngấm? - Điều ấy tuỳ thuộc liều lưọng và thể trạng của từng người. Đôi khi chỉ nửa giờ đồng hồ. Nhiều khi là hai giờ. - Thế cái chết? - Chỉ bất thần xảy ra tiếp theo sau cơn tê liệt toàn thân. Nhưng trước đây có những tê liệt cục bộ. Như vậy có khả năng là ông ấy đã cố gắng gọi. Ông ấy nằm trên chiếc, đi-văng này. Chính chiếc đi-văng có giá trị như nơi trú ngụ của Le Pommeret. Những tranh khắc duyên dáng nhiều hơn nơi khác xung quanh chiếc đi-văng. Một ngọn đèn ngủ để lọt ra một ánh dáng hồng. - Ông ấy đã giãy gịua như trong một cơn mê sản động kinh do rượu. Cái chết đã quật ông xuống đất. Maigret bước đến tận cánh cửa mà một người chụp ảnh định vượt qua, đóng sập cửa lại. Ông thấp giọng nhẩm tính: - Le Pommeret đã rời tiệm cà phê Amiral lúc gần bảy giờ. Ông ấy đã uống một ít rượu trắng. Ở đây mười lăm phút sau, ông ấy đã ăn và uống. Theo những gì mà ông nói với tôi về tác dụng của Strychine thì ông ta đã có thể hoàn toàn uống thuốc độc dưới ấy cũng như ở đây. Bất thình lình Maigret đến tầng trệt, nơi bà chủ nhà cho thuê phòng đang khóc, có ba ba hàng xóm ngồi vây quanh. - Các cốc đĩa của bữa cơm tối đâu? Trong một lát, bà khônghiểu. Rồi khi bà ta định trả lời thì ông đã nhìn thấy trong nhà bếp có một chậu nước còn nóng, những chiếc đĩa sạch bên phải, những chiếc bẩn ở bên trái và cả những chiếc cốc nữa. - Tôi đang bận rửa bát đĩa thì… Một người cảnh sát đến. Maigret nói: - Anh canh gác ngôi nhà. Bảo tất cả mọi người ra ngoài, trừ bà chủ không có một nhà báo nào, không để cho ai sờ mó vào một cái cốc hay một cái đĩa. Phải chạy đến năm trăm mét trong cơn lốc để trở lại khách sạn. Thành phố nằm trong bong tối. Chỉ có hai, ba khung cửa sổ, cái nọ cách cái kia một quãng xa là còn ánh sáng. Trái lại trên bãi ở góc bến cảng, ba lỗ cửa màu lục nhạt của khách sạn Amiral là còn ánh đèn sáng trưng, nhưng vì những kính ghép màu nên chúng gây cho người ta có cảm giác như một cái bể nuôi cá kỳ lạ. Khi đến gần, người ta nhận thấy những tiếng nói ồn ào, tiếng reo của máy điện thoại, tiếng rù rù của một chiếc xe con đang nổ máy. Maigret hỏi một nhà báo: - Anh đi đâu? - Đường dây điện thoại đang bận. Tôi đi gọi điện nơi khác. Trong mười phút nữa thì sẽ quá chậm cho bản in của tôi ở Paris. Viên thanh tra Leroy đứng trong quầy cà phê có vẻ như một viên giám thị đang coi thi. Một người nào đấy không ngừng ghi chép. Người khách buôn ngơ ngác, nhưng ông lại say mê môi trường mới này. Tất cả những chiếc cốc đều nằm lại trên bàn. Có những chiếc ly có chân đựng rượu khai vị, những chiếc cốc nửa lít dính nhiều bọt, những chiếc cốc nhỏ đựng rượu mùi. - Người ta thu dọn bàn lúc mấy giờ? Emma lục tìm trong trí nhớ của mình. - Tôi không thể nào nói được. Có những chiếc cốc mà tôi đã lần lượt cất đi. Những chiếc khác đã ở đấy từ chiều… Chiếc cốc của ông Pommeret đâu? - Ông ấy đã uống gì, ông Michoux? Ông bác sĩ trả lời: - Rượu trắng pha nước lọc. Cô hầu phòng lần lượt nhìn những chiếc đĩa kê. - Sáu phơ-răng. Nhưng tôi đã phục vụ một ly Whisky cho một trong các ông ấy và cũng giá tiền như thế. Có lẽ là chiếc ly này chăng? Có thể là không phải… - Anh hãy tìm cho tôi người dược sĩ - Ông cảnh sát trưởng nói với Leroy. Người ta mang tất cả những thứ ấy từ trong nhà của phó lãnh sự Đan Mạch ra. Các phóng viên vào trong phòng xét nghiệm của người dược sĩ như vào nhà của họ và trong số ấy có một sinh viên y khoa củ cũng tham gia vào việc phân tích. Qua điện thoại ông thị trưởng buộc bòng buông lỏng một câu bằng giọng rất xẵng: - … Tất cả là trách nghiện của các ông. Người ta chẳng tìm thấy gì cả. Bỗng ông chủ khách sạn xuất hiện và nói: Không biết người ta đã làm gì với con chó? Cái xó mà người ta cho con chó nằm trên rơm rạ đã trống không, Con chó vàng được băng bó chặt phần thân sau không có khả năng bước được, ngay cả kéo lết cung không nổi, thế mà nó đã biến mất. Những chiếc cốc không biểu lộ được điều gì cả. Cốc của ông Le Pommeret có lẽ đã được rửa sạch. Tôi không còn nhớ gì nữa trong lúc thu dọn đống cốc chén này - Emma nói. Tại nhà của bà cho thuê phòng cũng vậy, phân nửa chén đĩa cũng đã nhúng qua nước nóng. Ernest Michoux, nước da nhợt nhạt, lo lắng về sự biến mất của con chó. - Người ta đã tìm kiếm khắp sân. Có một lối ra bến cảng, một kiểu ngỏ cụt. Cần phải cho bịt cái cửa lại, ông cảnh sát trưởng ạ. Nếu không… Ông nghĩ là người ta có thể vào đây được mà không ai nhìn thấy và có thể lại ra đi với con chó ấy trên tay! Hình như Michoux không dám rời khỏi chỗ trong cùng của gian phòng, anh ta cũng ngồi xa các cửa ra vào chừng nào hay chừng ấy.