Le Pommeret thấy cần phải làm cho người ta tin khi anh nói rằng: - Hồi nãy, chị ấy đã đến chỗ tôi van xin cho tiến hành tìm kiếm. Servières, tên thật là Goyard. Đang mải nhìn con chó vàng, Maigret đảo mắt ra phía cửa khi người bán báo bước vào như bị gió đẩy, và thế là ông liếc thấy đầu đề in bằng chữ đậm, dù ông ngồi hơi xa nhưng vẫn có thể đọc được: Sự khiếp sợ bao trùm lên Concarneau Những đề mục phụ tiếp sau là: Mỗi ngày một thảm kịch. Jean Servières, cộng tác viên của chúng ta đã biến mất. Những vết máu trên chiếc xe con. Sẽ đến lượt ai? Maigret túm lấy tay áo thằng bé bán báo: - Mày bán được nhiều không? - Gấp mười những ngày khác. Chúng tôi có ba người bán từ nhà ga. Thằng bé được buông ra lại chạy dọc bến cảng, vừa chạy vừa rao: Báo Hải Đăng Brest, số đặc biệt đây… Viên cảnh sát trưởng chưa kịp có thì giờ để bắt đầu giở báo đọc thì Emma đến nói với ông: - Ông có điện thoại… Một giọng nói giận dữ cất lên ở phía đầu kia dây nói. Đó là ông thị trưởng: - A… lô, ông đấy à, ông cảnh sát trưởng. Có phải ông đã đọc bài báo vớ vẩn ấy rồi không? Mà chính tôi cũng chưa rõ. Tôi nghe đây, có phải thế không? Là người đầu tiên được báo cho biết những gì xẩy ra trong thành phố mà tôi là người đứng đầu. Chuyện về chiếc ôtô ấy như thế nào? Và người đàn ông có vết chân lớn ấy… Đã một giờ nay tôi nhận được hơn hai mươi cú điện thoại của những người hoảng hốt hỏi tôi những tin ấy có chính xác không? Tôi nhắc lại với ông rằng tôi muốn từ nay… Maigret bình tĩnh đặt ống nghe xuống, trở lại quầy cà phê, ngồi xuống bắt đầu đọc. Michoux và Le Pommeret cũng lướt mắt một lượt khắp tờ báo đặt trên mặt bàn bằng đá hoa cương. "Cộng tác viên Jean Servières tuyệt vời của chúng ta vừa kể nhũng sự kiện của Concarneau mới xẩy ra. Đấy là ngày thứ Sáu một thương gia đáng kính của thành phố, ông Mostaguen bước ra khỏi khách sạn Amiral, dừng lại trên một bậc thềm để châm thuốc lá thì bị một viên đạn từ thùng thư của ngôi nhà không có người bắn vào bụng. Ngày thứ bảy, cánh sát trưởng Maigret mới từ Paris biệt phái về, đứng đầu đội cánh sát lưu động của Rennes đã đến nhưng không ngăn cản được một thảm kịch mới lại xáy ra. Quả vậy, đến tối một cú điện thoại báo cho chúng tôi biết lúc ba người có danh vọng trong thành phố là các ông Le Pommeret, Jean Servières và bác sĩ Michoux đang uống rượu khai vị thì nhận thấy trong rượu Pernod mà họ được phục vụ có chứa một liều mạnh chất Strychnine. Lúc này các nhân viên điều tra cũng vừa mới đến. Nhưng sáng Chú nhật này, xe hơi của Jean Servière đã được tìm thấy gần sông Saint - Jacques không có chủ. Chủ của nó đã mất tích vào tối thứ bảy,không ai biết ở đâu. Đệm ngồi phía trước có vấy máu. Một tấm kính cửa bị vỡ, hoàn toàn có thể giả thiết là có sự vật lộn. Ba ngày, ba thám kịch. Người ta cho rằng sự khiếp sợ bắt đầu bao trùm cả Concarneau. Nhân dân sợ hãi tự hỏi ai sẽ là nạn nhân mới tiếp theo. Sự huyên náo đặc biệt được đồn đại trong dân chúng là do sự xuất hiện bí ẩn của một con chó vàng mà không ai biết từ đâu ra. Con chó hình như vô chủ và cứ mỗi lần có tai hoạ xảy ra là y như người ta lại gặp nó. Phải chăng con chó ấy đã không dẫn cánh sát đến một hướng điều tra quan trọng và người ta không tìm thấy một người chưa xác định được đã để lại nhiều dấu vết lạ ở một số nơi, như dấu bàn chân của hắn lớn hơn nhiều so mới bàn chân bình thường. Một thằng điên ư? Một tên rình mò lượn quanh? Có phải hắn là tác giả của tất cá những hành động xấu ấy không? Ai sẽ bị hắn tấn công vào tối nay? Có thể hắn sẽ phải đụng đầu với người ấy vì những người dân khiếp sợ sẽ thận trọng mang theo vũ khí và bắn vào hắn khi có dấu hiệu báo nguy. Trong khi chờ đợi, Chủ nhật này thành phố như chết và bầu không khí gợi lại những thành phố miền Bắc trong chiến tranh khi được báo có một cuộc oanh tạc. *** Maigret nhìn qua cửa kính. Không còn mưa nữa, nhưng các đường phố ngập bùn đen và gió vẫn tiếp tục thổi mạnh. Bầu trời còn xám xịt. Nhiều người đi lễ nhà thờ về. Hầu như tất cả đều có tờ Hải Đăng brest trong tay. Và tất cả những khuôn mặt đều ngoảnh về phía khách sạn Amiral, còn những khách qua đường thì vội vàng gấp bước. Hẳn là có cái gì chết chóc trong thành phố. Nhưng không phải sáng chủ nhật nào cũng như vậy? Chuông điện thoại lại reo lên. Có tiếng của Emma trả lời. - Thưa ông, tôi không biết ạ. Tôi không được rõ ạ. Ông có muốn để tôi mời ông cảnh sát trưởng đến không? Alô… Alô. Người ta đã cúp máy. - Chuyện gì vậy? - Maigret gầm lên - Một toà báo ở Paris, tôi nghĩ là… Người ta hỏi có phải có thêm những nạn nhân mới phải không… ? Người ta đã đặt trước một phòng. - Cô gọi điện thoại giúp tôi đến tờ Hải Đăng Brest. Trong khi chờ đợi, ông bước dọc rồi lại bước ngang, không liếc nhìn người bác sĩ vừa buông ghế, cũng không để ý đến Le Pommeret đang ngắm nghía các ngón tay của mình đeo đầy nhẫn. - A lô… Hải Đăng Brest phải không? Cảnh sát trưởng Maigret đây. Làm ơn cho gặp giám đốc. Alô! Ông đấy à. Tốt! Ông có thể cho tôi biết số báo của ông sáng nay ra khỏi nhà in lúc mấy giờ? Thế nào, chím giờ rưỡi à? Thế ai viết bài về những thảm kịch ở Concarneau? Ô! Không, chẳng có chuyện gì đâu! Hả!, ông nói gì? Ông nhận bài báo ấy có phong bì dán kín à? Không ký tên à? Và ông đã đăng như vậy bất kể thông tin nào gửi đến ông à? Xin chào ông! Ông định đi ra bằng cửa mở thẳng ra cảng nhưng thấy cửa đóng kín. - Thế là thế nào? - Ông hỏi Emma và nhìn vào mắt cô. - Dạ, ông bác sĩ đấy ạ. Ông nhìn chằm chằm vào, Michoux có cái đầu nghiêng nghiêng hơn bao giờ hết, rồi ông nhún vai, bước ra bằng một cửa khác, cửa của khách sạn. Phần lớn các cửa hàng đều đóng cửa. Nhiều người ăn mặc đẹp bước đi vội vã. Ở phía kia của vũng, nơi những con tàu kéo căng dây neo, Maigret thấy lối vào của sông Saint - Jacques tận cuối thành phố, ở đấy những ngôi nhà thưa thớt, nhường chỗ cho các xưởng đóng tàu. Người ta nhìn thấy những con tàu chưa đóng xong trên bến cảng. Có những con thuyền cũ bị mục nát trong bùn. Tại nơi có chiếc cầu bằng đá bắc qua sông chảy vào cảng, có một nhóm người tò mò vây quanh một chiếc ô tô con. Phải đi vòng để đến được đấy vì những bến cảng đã bị cản bởi các cọc chắn. Nhìn ánh mắt của mọi người, ông hiểu rằng họ đều biết ông. Và trên thềm của các quán hàng đã đóng cửa, ông thấy nhiều người lo lắng nói thầm với nhau. Cuối cùng ông đã đến được gần chiếc xe bỏ lại bên lề đường. Bằng một cử chỉ nhanh nhẹn, ông mở cửa xe làm rơi mấy mảnh kính vỡ và không cần thiết tìm kiếm để làm rõ những vết màu nâu trên đệm ngồi bằng dạ. Xung quanh ông, những chú nhãi con và những người trẻ tuổi tự đắc chen lấn nhau. - Nhà của ông Servières ở đâu? Có đến mười người trong số họ dẫn ông đến. Ngôi nhà cách đấy độ ba lăm mét, hơi biệt lập, một ngôi nhà bình dị có vườn bao quanh. Đoàn tuỳ tùng dừng lại trước hàng rào sắt, còn Maigret thì kéo chuông, được một người ở gái thấp bé với vẻ mặt sợ sệt dẫn vào. - Bà Servières có ở đây không? Người đàn bà mở cửa phòng ăn. - Ông cảnh sát trưởng, ông nói đi! Ông nghĩ là người ta đã giết anh ấy à?… Tôi phát điên mất… Tôi… Một người đàn bà nhân hậu, chừng bốn mươi, có dáng dấp của một người nội trợ giỏi mà sự sạch sẽ, ngăn nắp của nội thất đã xác định điều ấy. - Bà không thấy chồng bà trở về từ lúc nào? - Hôm qua anh ấy về ăn bữa tối. Tôi nhận thấy anh ấy có điều gì lo lắng, nhưng anh ấy không hề nói gì với tôi cả. Anh ấy để xe trước cổng, điều ấy có nghĩa là đến tối anh ấy lại đi nữa. Tôi biết như thế là anh ấy sẽ đánh bài ở quầy cà phê Amiral… Tôi đã hỏi anh ấy… Đến mười giờ tôi đi nằm. Tôi còn thức rất lâu. Tôi nghe tiếng đồng hồ điểm mười một giờ, rồi mười một giờ rưỡi. Nhưng thường anh ấy về rất muộn, tôi đành phải đi ngủ… Khi thức dậy lúc nửa đêm tôi lấy làm lạ là không thấy anh ấy nằm cạnh tôi. Lúc ấy tôi nghĩ có người nào lại kéo anh ấy đến Brest. Lúc này thì không thể nào chịu được nữa mặc dù đôi khi… Tôi không thể ngủ lại được nữa… Từ năm giờ sáng, tôi đã đứng rình sau cửa sổ… Anh ấy không thích tôi có vẻ chờ anh ấy, và ít ra là tôi còn truy hỏi anh ấy. Đến chín giờ tôi chạy đến nhà ông Le Pommeret. Khi trở về bằng con đường khác, tôi trông thấy nhiều người xúm quanh chiếc xe hơi. Ông nói đi! Tại sao người ta có thể giết anh ấy? Đấy là người đàn ông tốt nhất trần đời. Tôi dám chắc là anh ấy không có kẻ thù. Một nhóm người đứng lại trước hàng rào sắt. - Có vẻ như có những vết máu… Tôi trông thấy nhiều người đọc một tờ báo nhưng không có ai muốn để lộ cho tôi xem. - Chồng bà có mang nhiều tiền trong người không? - Tôi không nghĩ là, vẫn như mọi khi… ba hay bốn trăm phơrăng. Maigret hứa sẽ báo cho bà biết tin, ngay cả việc cố gắng làm cho bà yên tâm bằng những lời nói chung chung. Một mùi thơm của thịt cừu từ nhà bếp đưa lên. Người ở gái khoác tạp dề trắng tiễn ông ra cổng. Ra đến ngoài viên cảnh sát trưởng đi chưa được trăm mét thì có một ngườí qua đường nhanh nhẹn đến gần. - Ông cảnh sát trưởng, ông xá lổi cho. Tôi xin tự giới thiệu, Dujardin, giáo viên tiểu học. Đã một giờ đồng hồ nay có nhiều người, nhất là cha mẹ học sinh của tôi đến hỏi tôi là những điều đăng trên báo có đúng sự thật không. Một số muốn biết nếu trường hợp họ trông thấy người đàn ông có đôi bàn chân lớn, họ có quyền được bắn không. Maigret không phải là một thiên thần của kiên nhẫn, ông thọc hai tay vào túi mà lẩm bẩm: - Hãy để tôi yên. Rồi ông đi đến trung tâm thành phố. Thật ngu ngốc! Ông chưa bao giờ thấy sự việc như vậy. Điều ấy gợi lên cho người ta nhớ đến những cơn giông bão đôi khi gặp trong điện ảnh: Người ta được xem một đường phố tươi vui, một bầu trời quang đãng. Rồi một đám mây dày đặc ùn đến che lấp mặt trời. Một ngọn gió mạnh quét trên đường phố. Chớp sáng xanh lè. Cánh cửa va đập. Lốc bụi. Những giọt nước lớn rơi xuống. Rồi thế là phố xá dưới một trận mưa rào, dưới một bầu trời rất kịch. Concarneau thay đổi trông thấy. Bài báo của tờ Hải đăng Brest chỉ là một điềm khởi đầu. Từ lâu, những lời bình luận bằng miệng đã vượt qua những lời bình luận bằng văn. Rồi chính ngày Chủ nhật lại tăng hơn. Các cư dân không có gì để làm. Người ta thấy họ chọn chiếc xe hòm của Jean Servières như mục đích đi dạo. Bên cạnh xe đã có hai lính cảnh sát đứng. Những kẻ hiếu kỳ dừng lại đấy một giờ đồng hồ nghe những lời giải thích do những người thạo tin nhất đưa ra. Khi Maigret trở về khách sạn Amiral, người chủ tiệm đội mũ vải trắng không vành bị giày vò bởi một trạng thái bất thường, bực dọc, đã nắm lấy ống tay áo của ông. - Tôi cần phải nói chuyện với ông, ông cảnh sát trưởng. Như vậy không thể nào chịu được. - Trước tiên, ông hãy phục vụ tôi ăn trưa cái đã. - Nhưng mà… Maigret đến ngồi trong một góc, cáu kỉnh gọi: - Một cốc nửa lít. Ông không trông thấy cậu thanh tra của tôi đâu à? - Anh ấy đi rồi. Tôi nghĩ là anh ấy được gọi đến gặp ông thị trưởng. Người ta vừa gọi điện thoại từ Paris đến. Một toà báo đã đặt chỗ trước hai phòng: Một cho phóng viên và một cho người nhiếp ảnh. - Ông bác sĩ đâu? - Ông ấy ở bên kia. Ông ấy đã dặn là không cho ai lên. - Thế ông Le Pommeret? - Ông ấy vừa đi xong. Con chó vàng không còn ở đấy nữa. Những người trẻ tuổi cài một bông hoa ở lỗ khuy áo, tóc chải sáp đã ngồi vào bàn nhưng không uống limônát mà họ đã gọi. Họ đến chỉ để xem, hoàn toàn tự hào là đã có được can đảm ấy. - Lại đây, Emma. Có một sự cảm thông giữa cô hầu phòng và ông cảnh sát trưởng. Cô đến gần ông bằng sự phó mặc, để cho ông kéo vào trong một góc. - Cô có chắc rằng tối hôm qua ông bác sĩ không ra khỏi nhà không? - Tôi xin thề với ông rằng tôi không ngủ trong phòng của ông ấy. - Có thể anh ta đã ra ngoài chứ? - Tôi không tin như vậy. Ông ấy sợ. Sáng nay chính ông ấy bảo tôi đóng cánh cửa mở ra bến cảng. - Làm thế nào mà con chó vàng ấy quen được cô? - Tôi không biết. Tôi chưa bao giờ trông thấy nó. Nó đến, nó lại đi. Chính tôi cũng tự hỏi ai cho nó ăn. - Nó đi đã lâu chưa? - Tôi không để ý. Thanh tra Leroy trở về, bực dọc. - Ông cảnh sát trưởng, ông biết không, ông thị trưởng rất giận, vì có người nào đấy ở địa vị cao… - Ông ấy đã nói với tôi rằng ông ấy là anh em họ với ông Bộ trưởng Tư pháp. Ông ấy nhận xét là chúng ta chẳng được tích sự gì, rằng chúng ta đã lám ngơ nên báo chí đã gây hoang mang trong thành phố. Ông ấy muốn chúng ta bắt giữ được một kể nào đấy, bất kể là ai để trấn an dân chúng. Tôi đã hứa với ông ấy sẽ nói lại với ông về việc này. Ông thị trưởng đã nhắc lại rằng con đường tiến thủ của chúng ta, cả ông lẫn tôi, không bao giờ bị cản trở. Maigret gẩy nhẹ cái nõ điếu. - Ông định làm như thế nào? -Viên thanh tra hỏi. - Chẳng làm thế nào cả… Nhưng - Anh còn trẻ Leroy ạ. Anh đã làm nổi bật những dấu vết cần thiết trong biệt thự của gã bác sĩ rồì chứ? - Tôi đã gửi tất cả đến phòng thí nghiệm, những chiếc cốc, những chiếc vỏ hộp, con dao. Tôi cũng đã làm một khuôn thạch cao lấy vết chân của người đàn ông và của cả con chó. Việc này rất khó bởi vì thạch cao ở đây quá xấu. Ông có ý kiến gì không? Để thay cho những câu trả lời, Maigret rút cuốn sổ tay trong túi ra và viên thanh tra đọc, mỗi lúc một hoang mang: Ernest Michoux (được gọi là bác sĩ) - con trai của một nhà công nghiệp nhỏ ở Seine Oise đã được đề cử vào hội đồng lập pháp, về sau bị phá sản. Cha chết, mẹ là một người mánh khoé, cùng với con trai lợi dụng khai thác một lô đất ở Juan-les-pins. Thất bại hoàn toàn, Đã làm lại ở Concarneau. Dựa vào tên tuổi người chồng đã khuất để dựng lên một công ty ma, không đóng góp vốn. Trên thực tế đã thu được lợi mà chi phí lại do xã và tỉnh phải chi trả. Ernest Michoux đã cưới vợ, rồi ly hôn. Vợ cũ của y đã trở thành vợ của một viên thư lại ở Lille. Mẫu người thoái hoá. Nợ đến kỳ hạn khó bề thanh toán được. Viên thanh tra nhìn cấp trên của mình, có vẽ như muốn nói: - Rồi sau đấy thế nào? Maigret lại chỉ tiếp cho anh những dòng sau đây: Yves le Pommeret. - Gia đình Le Pommeret. Người anh là Arthur quản lý xưởng làm vỏ đồ hộp lớn nhất ở Concarneau. Gia đình thuộc tầng lớp quý tộc nhỏ. Yves Le Pommeret là một chàng trai khôi ngô có gia đình. Không bao giờ lao động. Từ lâu đã tiêu hết phần lớn gia tài thừa kế ở Paris. Khi đến ở Concarneau chỉ còn hai mươi nghìn phơrăng lợi tức. Cố giữ được bộ mặt là người có danh vọng, nhưng dù sao cũng đã tự mình đánh lấy giầy của mình. Có nhiều chuyện dan díu với các cô thợ nhỏ. Vài chuyện tai tiếng đã cố dập tắt được. Săn đuổi trong tất cả các lâu đài vùng quanh. Ra vẽ bệ vệ, ngoi lên do quan hệ chạy chọt để được bổ nhiệm chức danh phó lãnh sự Đan Mạch. Mưu đồ để có được Bắc đẩu bội tinh. Thỉnh thoảng vay tiền của người anh để trả nợ. Jean Servières (bút danh là Jean Goyard) sinh trưởng tại Morbilan. Nhà báo lâu năm ở Paris, tổng thư ký của những nhà hát nhỏ,v.v… Đã nhận một gia tài thừa kế khiêm tốn và đến ở tại Concarneau. Đã cưới vợ là một cô xếp chỗ củ của rạp hát, vốn là nhân tình lúc mười lăm tuổi. Gia thế bình dị. Vài hành động lầm lạc, ngông cuồng ở Brest và ở Nantest. Sống bằng những lợi tức nhỏ hơn là nghề làm báo mà gả rất tự hào. Huy chương giáo dục. - Tôi không hiểu! - Viên thanh tra ấp úng. - Tất nhiên! Anh đưa tôi những lời ghi chép của anh đây! - Nhưng, nhưng ai nói với ông là tôi… - Đưa đây! Cuốn sổ tay của ông cảnh sát trưởng là một cuốn sổ mười xu bằng giấy kẻ ô vuông, bìa bằng vải đánh xi. Còn sổ của viên thanh tra Leroy là một cuốn nhật ký, các trang giấy có thể lất qua lật lại bằng những vòng thép. Với vẻ nhân từ, Maigret đọc: l - Sự việc Mostaguen: Viên đạn bắn trúng thương gia kinh doanh rượu chắc là dành cho một người khác. Vì có thể dự kiến một người nào đấy dừng lại trên thềm, có lẽ người ta đã cho rằng nơi ấy là một nơi hẹn cho nạn nhân thật mà lại không đến, hay đến quá muộn. Trừ phi mục đích làm cho dân chúng khiếp sợ, kẻ giết người biết rất rỏ Concarneau (quên không phân tích tàn thuốc lá trong hành lang). 2 - Sự việc rượu Pernod nhiễm độc: Về mùa đông quầy cà phê Amiral vắng vẽ hầu như cả ngày. Một người đàn ông biết rõ chi tiết ấy đã có thể đột nhập và rót thuốc độc vào các chai. Vậy là người ta đặc biệt nhằm vào những người uống Pernod và rượu táo (thế nhưng ghi nhận ràng người bác sĩ đã để ý kịp thời và dễ dàng thấy được những hạt bột trắng trong chất lỏng). 3 - Sự việc con chó vàng: Nó quen quầy cà phê Amiral. Nó có một người chủ. Nhưng ai? Có vẻ ít ra nó cũng đã năm tuổi. 4 - Sự việc Servières: Phát hiện bằng giám định chữ viết của người đã gửi bài báo đến tờ Hải Đăng Brest. Maigret mỉm cười trả lại cuốn nhật ký cho người đồng nghiệp, buông thõng một câu: - Rất tốt, chú bé ạ. - Rồi bằng cái nhìn cáu kỉnh về phía những người hiếu kỳ mà ông không ngừng rời mắt qua những tấm kính màu lục nhạt. - Chúng ta đi ăn nào. Emma phải báo cho họ chậm lại một chút trong khi chỉ có họ ở trong phòng ăn với người khách buôn đến hồi sáng, còn bác sĩ Michoux do sức khỏe tồi tệ hơn đã yêu cầu được phục vụ bữa ăn nhẹ tại phòng. *** Buổi chiều, quầy cà phê Amiral mà nền lát bằng những viên gạch vuông xanh lục, giống như một cái lồng của vườn cây, những người hiếu kỳ ăn mặc đẹp nối tiếp nhau lượn trước cái lồng ấy. Rồi sau đấy người ta thấy họ đi sâu vào cảng, nơi chiếc xe hơi của Servières là vật có sức hấp dẫn thứ nhì do hai người cảnh sát canh gác. Ông thị trưởng từ ngôi biệt thự Cát trắng lộng lẫy của ông đã ba lần gọi điện thoại đến. - Ông đã tiến hành việc bắt giữ chưa? Thật khó cho Maigret khi phải trả lời câu hỏi ấy. Bọn người trẻ tuổi ấy từ mười tám đến hai mươi tràn vào quầy cà phê. Nhóm người ồn ào chiếm một chiếc bàn, gọi thức uống nhưng lại không dùng. Chúng chỉ có mặt trong quầy cà phê chưa đến năm phút mà những lời đối đáp ngắt quãng, những tiếng cười đến vỡ bụng, những lời ngượng ngùng khó chịu nhường chỗ cho những lời phỉnh phờ. Rồi chúng lần lượt ra đi, đứa này sau đứa khác. Sự khác biệt ấy càng rõ rệt hơn khi người ta phải đốt đèn lên. Đã bốn giờ. Như thường lệ, đám đông tiếp tục đi lại. Tối hôm ấy, lại vắng vẻ và im lặng như tờ. Dường như tất cả những người đi dạo thoả thuận với nhau. Trong thời gian lâu nhất là mười lăm phút các đường phố không có người, và khi những bước chân lại vang lên thì chính đây là những bước chân vội vàng của một người qua đường lo âu, nhanh chóng về nhà mình cho yên ổn. Emma tì khuỷu tay lên két. Ông chủ khách sạn đi từ nhà bếp lên quầy cà phê, nơi Maigret vẫn khăng khăng không nghe những lời ca cẩm của ông. Ernest Michoux mãi đến bốn giờ rưỡi mới xuống, vẫn đi đôi giầy păngtúp. Râu của anh mọc tua tủa, chiếc khăn quàng bằng lụa màu kem đã vấy bẩn mồ hôi. - Ông ở đấy à, ông cảnh sát trưởng? Sự có mặt của ông có vẻ như làm cho anh yên tâm hơn. - Thế người thanh tra của ông? - Tôi đã cử anh ta đi một vòng trong thành phố. - Con chó đâu rồi? - Từ sáng đến giờ, không ai thấy nó đâu cả. Sàn nhà xám xịt, mặt đá cẩm thạch của những chiếc bàn có một màu trắng bệch, vân xanh. Qua những ô kính người ta đoán thấy chiếc đồng hồ dạ quang của thành phố cổ chỉ năm giờ kém mười. Vẫn chưa biết người nào đã viết bài báo ấy chứ? Tờ báo nằm trên bàn. Và cuối cùng người ta chỉ thấy có bốn chữ: "Sẽ đến lượt ai?" Tiếng chuông điện thoại rung lên. Emma trả lời: - Không ạ, chẳng có gì cả. Tôi chẳng biết gì cả. - Ai đấy? - Maigret hỏi. - Lại một toà báo ở Paris, có vẻ như các biên tập viên đến bằng xe ô tô. Cô chưa trả lời xong thì chuông điện thoại lại reo. - Điện thoại cửa ông đấy, ông cảnh sát trưởng ạ. Người bác sĩ tái mặt, đưa mắt nhìn theo Maigret. - A lô! Ai đấy? - Leroy. Tôi đang trong thành phố cổ đây, gần chỗ dòng nước chảy qua. Người ta đã bắn một phát sung. Một người thợ giầy đã nhìn qua cửa sổ thấy con chó vàng, thế là… - Chết à? - Bị thương! Vùng lưng bị toác. Con vật phải khó khăn lắm mới có thể lết được. Nhiều người không dám đến gần. Tôi từ một quán cà phê gọi cho ông đây. Con chó đang ở chính giữa đường phố. Tôi nhìn thấy nó qua cửa kính. Nó tru lên. Tôi phải làm như thế nào đây? Giọng nói của viên thanh tra cố giữ bình tĩnh nhưng lai bộc lộ sự lo âu như thể con chó vàng bị thương ấy là một vật siêu nhiên. - Có nhiều người đứng chật tất cả các khung cửa sổ. Ông cảnh sát trưởng, ông nói đi, có cần phải kết liễu nó không? Người bác sĩ, nước da màu chì, đã đứng sau Maigret, rụt rè hỏi: - Điều gì thế. Ông ấy nói gì? Rồi người cánh sát trưởng nhìn Emma đang tì khuỷu tay lên mặt quầy, ánh mắt lơ đãng.