Ở giữa một đám đông, hay giữa hai người, để tìm chân lí người ta hay thảo luận. Vấn đề được nêu ra, mỗi người dùng tài chí của mình góp ý kiến lại, rồi giải quyết chung. Đó là phương pháp thường được áp dụng trong hội nghị hay những cuộc họp hội. Nó rất hữu ích, vì nhờ nó, người ta thấy hết được những góc cạnh của vấn đề và dễ dàng đi đến sự thật.
Những người ham cãi lộn, họ không làm thế, họ nói bất chấp suy nghĩ, nói hấp tấp chủ quan và chỉ nhằm mục đích "hạ" cho được kẻ tranh biện với mình. Trong cuộc nói chuyện, họ cho mình là quan trọng, có lí và thấy được chân lí. Vì thế họ rất háo cãi. Kẻ đàm thoại trình bày với họ một ý kiến nào đó, rủi nói sai trật một chút họ liền chận lại, bài bác, dẫn chứng và quyết bắt kẻ ấy thấy chỗ mình sai. Khi nhiều người hội lại nói chuyện, có những vấn đề không ăn thua gì đến họ, song nếu họ nghe nghịch ý, họ không chịu bỏ quạ Họ phân tách, bài xích mỉa mai. Họ cũng không ngần ngại tranh luận những vấn đề mà họ ngu dốt hay biết sơ sợ Có những khuyết điểm nhỏ như người ta phát âm sai, nói dính lưỡi một tiếng, họ cũng cãi lại để gọi là đính chính. Nói tóm lại là họ không bỏ qua điều gì của kẻ đàm thoại mà họ cho là sai trật. Họ cãi hết. Đừng nói chỉ trong hội nghị, ngay những cuộc nói chuyện chơi, họ vẫn tranh biện nghiêm trọng như một cuộc hội nghị quân sự bí mật.
Buồn cười là họ cãi với hết thảy mọi người. Gặp bậc trí thức, những người ít ăn học, những bà lão nhà quê, những em bé chăn bò, những chị bán cá mắm: bất kì ai nói nghịch... là họ cãi.
Họ cũng không biết tùy người, tùy lúc, tùy nơi để kìm chế tật xấu của mình. Mời người ta tới nhà chơi: đáng lẽ ra họ phải mua vui lòng khách, để gây thiện cảm. Người khách nào sẩy một lời (nghịch nhĩ) họ, là họ "tấn công" ráo riết. Cả những khi họ cần kẻ có quyền chức để xin một ân huệ, họ cũng cãi... cãi cho đã miệng, chừng nào gặp kết quả thê thảm hãy haỵ Nhiều khi vì sợ mất danh dự, vì tránh gương xấu, người ta thường nhịn nhau để tìm sự thật riêng. Họ bất chấp, cứ cãi một mình một chợ.
Trong gia đình họ muốn có hạnh phúc lắm. Nhưng người bạn trăm năm lỡ thốt ra câu nào không "đoan trang" thì họ chụp lấy đã kích ben bẻn. Nơi học đường, có nhiều học sinh nói bậy, lẽ ra thầy giáo không cần cãi lộn với chúng. Mà phải ôn tồn chỉ cho chúng, đâu phải đâu trái mới mong tâm phục chúng. Nhưng họ không quan tâm gì đến nghệ thuật đó. Học sinh đưa ra lí lẽ nào non nớt, sái bậy, họ liền đập ngay, gương cổ cãi "tay đôi" với học sinh như kẻ đồng niên thất giáo. Hồi lúc còn trên ghế trường trung học, chúng tôi có một giáo sư được gọi là chuyên môn cãi vặt. Ông quên mất, mình là giáo sư, trong khi tranh biện với học sinh. Ông tin như tin giáo lí tất cả những gì kẻ dưới nêu ra là bậy hết, nên ông hăng hái cãi, cãi với bất luận học trò nào. Và có khi bỏ cả hai, ba giờ để ông đánh bại đối phương của mình.
Thường người cãi lộn có tâm lí thế nào chắc bạn biết? Người lão luyện cuộc đời, khôn ngoan, ít cãi. Điều kẻ khác nói ra, không phải họ tin liền, nhưng họ cho là có thể đúng sự thật. Họ nhớ đó để sau nghiên cứu kĩ coi hư thực thế nào. Họ thấy thói quen đã kích tranh luận sái nơi, sái lúc là dấu hiệu của một đầu óc thiếu trí, non học, nghèo kinh nghiệm. Họ cũng biết rằng, sự trầm lặng mới là phương thức giúp người ta phán đoán đúng, chứ không phải sự lóc chóc, nóng nảy. Trong khi nói chuyện, dù nói chuyện chơi. Họ gây thiện cảm bằng cách dễ dàng tha thứ khuyết điểm của kẻ khác.
Khi cần phải đính chính điều gì, họ bàn với tất cả nghệ thuật thu tâm. Người cãi lộn thiếu hẳn những đức tính của kẻ khôn ngoan này trong khi nói chuyện. Họ cho là "trí thức", khôn lanh, ở chỗ cãi vặt, chỗ chà đạp lòng tự ái của kẻ khác. Bạn thử đánh giá trị họ coi... Người cãi lộn là người không biết tự chủ. Trên đường đời, có biết bao người chạm tự ái tạ Kẻ đả kích ta, có thể là những bực thâm học, tài ba mà cũng có thể là những kẻ chí ngụ Chừng họ "nói ngang ba làng nói không lại", ta đấu khẩu với họ nào có ích gì. Người xưa bảo rằng, đoạt phủ việt nơi trận địa, còn dễ hơn đoạt chí của thất phụ Sao ta không tin lời đó. Người cãi lộn là người thích tìm hư danh trong chỗ đàn áp lòng tự ái của thiên hạ. Họ là thứ người nghèo hẳn ý chí và ăn nói theo bản năng.
Người cãi cũng là người dốt thuyết phục. Trên đời có đứa ngu nào, khi nói ra điều gì mà không cho mình có lí.
Người cãi lộn, không biết tâm lí muôn đời ấy của nhân loại. Họ tưởng muốn thuyết phục ai, thì đem cái thất phu, cái dã man, cái bất lịch sự của mình mà chọi với kẻ ấy. Bạn hẳn biết, hai đàng giương gân cổ, xổ hơi phổi, xử bì với nhau một hồi rồi: ai cũng tưởng mình có lí. Biết bao cuộc cãi lộn đi đến kết cục tức cười này.
Thưa bạn! Ham cãi lộn là một tật xấu. Ba tấc lưỡi của họ, vì thiếu khôn ngoan, thiếu tự chủ, nên chỉ biết gieo oán thù. Xin bạn tránh tuyệt đối những cuộc cãi vã. Nó đã không phù hợp với nhân cách của bạn, còn làm bạn thất bại trên đường đời. Trong lúc cãi lộn, làm sao tránh khỏi sự nóng giận, tư tưởng mù quáng, lí luận chủ quan, bị tự ái kìm hãm, buông lời bất nhã, ngụy biện, bộ mặt vênh váo bộ điệu thô lỗ, tất cả, làm cho kẻ đối khẩu của bạn không còn chút gì tôn phục bạn. Vẫn hiểu bạn có thể nói nhiều điều hợp lí. Nhưng bạn đừng quên con người thường phục ai biết vì tình hơn vì lí. Vậy nên muốn thuyết phục ai, bạn nên trầm tĩnh, gây thiện cảm với họ trước: lí phục họ, bằng thái độ khách quan, ngọt dịu, vị tha của bạn.
Gặp những người háo cãi muốn "ăn thua" với bạn, tốt hơn bạn làm thinh. Không phải khi người, nhưng giá bạn có đem cả tài lí luận của Socrate, của Kant hay Mạnh Tử ra dẫn dụ họ trong lúc họ giận, bạn chỉ "đổ nước lá môn". Chờ lúc họ bình tĩnh, bạn êm dịu, chân thành nhận những ưu điểm của họ, rồi khách quan chỉ cho họ đôi điều họ ngộ nhận. Hy vọng sẽ thuyết phục được họ. Vì lí do xử thế, dĩ nhiên bạn không nên dùng quyền thế hay vì nóng tánh mà nạt họ: câm, nói bậy... đừng quên tinh thần của Thích Ca: "oán không bao giờ diệt được oán".