Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Hồi Ký, Tuỳ Bút >> Những ngày xưa không thể quên . .

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 783 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Những ngày xưa không thể quên . .
Huyền Băng

Nếu ai đã từng đến Nha Trang, phải công nhận với tôi rằng biển ấy thật là đẹp. Một bãi biển dài thoai thõai, với bãi cát trắng, với trời trong xanh và những hàng dừa lao xao trong gió vào những ngày nắng đẹp . Xa xa những hòn đảo mà màu sắc thay đổi tùy theo thời tiết. Buổi sáng hoặc những ngày mù sương nó mang hình ảnh mờ ảo như những bức tranh thủy mạc, và khi nắng ấm nó xanh thẩm lên nổi bật trong làn nước biển trong xanh hiện trước mắt tôi một khung cảnh hùng vĩ làm sao? Tôi là người Sài gòn đến làm việc tại Nha Trang, cảnh sắc ở đây quả là rất thu hút với tôi, và tôi thường ngồi ngắm nó hàng giờ không biết chán. . .
Cũng chính nơi này, tôi làm quen với một số người Nha Trang, với cư dân thành phố nhỏ thời đó. Người dân Nha Trang nói chung thật hiền hòa, thật dễ mến. Kim Cúc, bạn tôi, một người mà tôi được làm quen ở xứ sở này, một trong những người bạn mà tôi không bao giờ có thể quên. . . Kim Cúc nhà ở Thành, là một địa danh mà chúng ta phải đi qua trước khi vào tới Nha Trang. Dân chúng quanh đây chỉ làm ruộng, làm rẩy. Ruộng rẩy ở đây không phải như ở trong nam, mỗi năm chỉ làm được một mùa thôi, vì mùa hè đất khô cứng, những gốc rạ lồi lên và cứng như đá, tôi đã thử bỏ dép đi chân không nhưng thực thì tôi không thể. Nước ngọt rất hiếm hoi, trong nhà có một cái giếng, nhưng khi múc lên thì phèn rất nhiều làm cho màu nước trở nên vàng vọt, và chỉ dùng để giặt giủ, rửa . Nước uống thì phải gánh thật xa hàng cây số. Từ đường quốc lộ rẻ vào nhà Kim Cúc cũng phải mất 600m. Nhưng ở nhà quê thì 600m chẳng là bao. Có một lần đến nhà bạn ấy ăn đám giổ, tôi hơi ngạc nhiên vì nhà được cất trên một nền rất cao so với mặt đường, sau nhà lại có một chiếc xuống không biết để làm gì vì chung quanh nhà không có sông, sau này tôi mới hiểu.. .
Mùa mưa bảo năm 1972, đấy là lần đầu tiên người dân Sài gòn như tôi mới biết thế nào là mưa phùn, giông bảo. Cứ sáng đến bước ra ngòai là thấy mưa xì sụt, mưa không lớn nhưng lại kéo dài hết ngày này đến ngày nọ, vừa ngớt lại đổ mưa, quần áo phải phơi hàng mấy ngày mới khô. Lúc đó, tôi là một công chức, lương chỉ đủ tiêu hàng tháng chớ không có dư, nếu tháng nào xài hoang một tí là chưa hết tháng tiền cũng đã hết rồi. Và trong những ngày mưa giông sụt sùi đó, tôi hết gạo, tiền lương thì còn cũng ít ỏi. Bạn tôi, Kim Cúc bảo là về nhà để mang gạo lên cho tôi ăn, khỏi phải mua. Chiều hôm ấy bạn ấy đi, và đúng ra sáng hôm sau bạn phải đến chỗ tôi để cùng đi làm. Nhưng không hiểu sao sáng hôm đó bạn ấy không vào làm việc. Đến trưa tôi mới được mấy người cùng sở cho biết: Vì mưa to nên nước trên núi đổ xuống không thóat kịp, đường quốc lộ bị ngập nước, xe cộ không thể lưu thông. Tôi nghĩ có lẻ vì vậy nên bạn ấy trở xuống không được. Tuy nhiên, chuyện không đơn giản như vậy. . .Bạn ấy trên con đường từ nhà tôi về Thành, còn khỏang một cây số đường quốc lộ nửa mới tới ngã rẻ vào nhà bạn ấy, xe không chạy được vì nước ngập cao, và bạn tôi phải xuống xe, lội nước ngược để về nhà mình. Đi trong nước ngập mênh mông như thế thật là nguy hiểm, vì không biết đâu là đường đâu là ruộng bên đường, nếu định hướng sai lọt xuống ruộng thì lúc đó rất sâu, và phải nhắm theo hướng mấy cột đèn mà đi. Ban đầu nước còn ở thấp nhưng vẫn mỏi và bạn ấy phải dừng ở những cột đèn, ôm nó để nghỉ dưỡng sức, nhưng càng lúc mực nước càng cao và đến ngay lối rẻ vào nhà là nước tới cổ rồi. Vì là dân miền biển, bạn tôi lội rất giỏi, nhưng đến lúc này thì sức cũng kiệt không thể nào lội vào nhà được. Mà nếu ôm cột đèn đứng đó thì cũng không biết chịu được bao lâu. . .Cũng may, ngay lúc thật đuối sức thì trong nhà có người chèo ghe ra ngòai. Và cũng nhờ vậy, bạn tôi được đưa lên xuồng chở vào nhà. Sau một buổi trời vật lộn với con nước ngược, bạn ấy đã phải nằm nghỉ ở nhà một ngày, và sáng hôm sau gia đình chở bằng ghe ra quốc lộ và lội nước xuôi một đọan thì mới có xe để ra chợ Nha Trang. Bạn ấy đến chỗ tôi với mấy kg gạo mang từ nhà, và hai ống quần vẫn còn ướt nước.
Tôi thương quá một người bạn chân tình, tôi luôn ghi khắc trong lòng hình ảnh người bạn đơn sơ dễ thương với giọng nói hơi cứng vì có mùi của biển nhưng rất đáng yêu. . .
Hai mươi lăm năm sau, có dịp trở lại miền đất Nha Trang đáng yêu này. Tôi đã cố tìm lại người bạn cũ. Khó khăn lắm tôi mới tìm được căn nhà xưa mà tôi một lần đền, bạn ấy giờ đã lập gia đình, và theo chồng về quê ở Ninh Hòa, sau khi thăm hỏi những người thân của Cúc, tôi đón xe ra Ninh Hòa, tôi bắt xe ôm vào xả Vĩnh Phú, nơi mà tôi chưa một lần đi qua. Nói thật lúc đó tôi rất sợ vì không biết xe ôm chở tôi đi đâu? Và người xe ôm này có tốt không? Nhưng lòng mong mỏi gặp lại người bạn cũ khiến tôi can đảm ngồi trên xe vượt qua những cánh đồng, những khúc quanh với tre làng, với những ngọn núi xa xa. Tôi đã gặp, khuôn mặt dễ thương ngày nào của bạn. Đôi mắt lúc nào cũng ngơ ngác dưới hai tròng kính, và bây giờ ngơ ngác hơn khi gặp lại tôi . . .Bạn tôi bây giờ là một cô giáo dạy cấp II tại trường Vĩnh Phú. . .
Ẩn tàng trong cái đẹp hùng vĩ của miền Trung thương nhớ này, là bao gian lao cực khổ mà người dân ở đấy phải đối chọi với thiên nhiên, với nắng hạn, với bảo giông . . . nhưng cũng trong miền đất này ẩn tàng bao tâm hồn hiền hòa dễ mến mà tôi không thể nào quên . .



Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 532

Return to top