Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Ngắn >> Tình Sơn nữ

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 12483 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Tình Sơn nữ
TCHYA (Đái Đức Tuấn)

Chương V
Đến nhà người quen vừa sẩm tối. Tiếng gõ cốm ở ngoài hiên đổ hồi mạnh hơn và tất cả trai gái trong làng đều có mặt.
Những nàng sơn nữ còn son trẻ thường búi tóc dưới gáy để khỏi nhầm lẫn với những cô sắp sang sông hoặc có chồng rồi.
Những người này búi tóc ở đỉnh đầu. Ngay Péng cũng vậy, nàng đi bên chàng với búi tóc trên đỉnh đầu; đã có phút làm chàng ngạc nhiên.
Nàng dẫn chàng đến chỗ "đuống" giã cốm và kể:
- Người Thái rất tự nhiên lựa chọn người yêu anh ạ. Chẳng hạn như em, khi yêu ai, gia đình không có quyền ngăn cấm hoặc gây điều cản trở. Nhưng chỉ phải tội là ở rể ba năm thôi anh ạ.
- Thế thì khắt khe đấy, tục lệ người Thái là của người Việt ngày xưa. Ngay cả chữ viết cũng thế, có một nhà khảo cứu đã tuyên bố rằng đó là chữ cổ của người Việt Nam
- Cùng một giống nòi cả đấy anh nhỉ?
- Lẽ dĩ nhiên.
Péng lại hỏi gặng thêm:
- Anh này, như vậy người Thái lấy được người Việt chứ!
Chàng nhìn nàng rồi trong phút quá yêu đương, chàng hôn khẽ lên mái tóc thốt những lời trìu mến:
- Em tôi gớm lắm kia đấy!
Péng lại nói tiếp câu chuyện cưới xin của người Thái:
- Em biết nói làm sao, khắt khe ư! Tuỳ người thôi anh ạ. Ở đây nghèo nàn hoặc giàu có đều dễ lấy vợ cả. Tất cả mọi người đàn ông có quyền sử dụng luật của trời đất đã đặt sẵn cho; con trai lấy vợ, con gái lấy chồng, không giàu nghèo chi hết. Muốn có lúa thì hai vợ chồng ra đồng mà cày bừa. Muốn giàu có thì căn cơ rồi chẳng bao lâu giời sẽ cho.
Người con trai muốn lấy vợ, trước hết phải đặt lễ ăn hỏi. Tục lệ như nhau cả, em chắc thế, người Việt xưa phải có một thời kỳ như thế. Bây giờ có khác nữa chỉ một sự thay đổi nhỏ mà thôi.
Nhà trai đem ba chục thước vải chàm xanh, hai trăm quả cau non, một vài nghìn lá trầu không, lá bánh dẻo, đôi vòng tay bằng bạc, một chiếc vòng cổ, mười hai chiếc nhẫn và đôi gà thiến béo.
Xong bữa đó, người con giai đến nhà bố vợ gửi rể trong ba năm giời. Chàng rể phải làm tất cả những công việc của nhà vợ. Việc đồng áng như cày bừa, nhổ mạ, đốn củi, phá móng làm rẫy...
Ở rể xong, chàng rể làm một bữa cưới đón cô dâu về nhà chồng.
Hàm nói đùa:
- Em Péng, nếu anh lấy vợ trên này liệu có gửi rể rất phiền phức, người Việt đã bỏ hủ tục ấy rất phải. Trong ba năm giời, thời gian gần gụi nhiều quá e khi lấy nhau về sẽ không hoà thuận sinh ra chán chường có thể tan vỡ (1)
Péng xua tay ngăn lại, nàng thấy quan điểm của Hàm vừa trình bày khác nên nàng nói như cướp lời:
- Anh nhầm rồi, em cho thời gian chưa cưới là quãng đời sung sướng nhất. Các cụ vẫn thường kể lại tục gửi rể rất có lợi.
Trước kia con nhà giàu có thường hay ỷ lại vào tiền của cha mẹ để lại nên không chịu học hành và làm ăn.
Của nhiều như núi tiêu rồi cũng cạn, vợ nheo nhóc, con cái khổ sở không được đảm bảo đời sống.
Do lẽ ấy đặt ra tục gửi rể ba năm và trong thời kỳ này cô dâu chú rể không được chung màn xẻ gối.
Hàm tặc lưỡi, nhún vai tỏ vẻ sợ cái kiếp ở rể, nếu một khi chàng lấy vợ nơi này.
Và Péng đoán được, nên nàng tiếp nhời luôn:
- Nhưng anh thì không sợ việc gửi rể đâu. Bố mẹ đã biết công việc làm của anh rồi. Bây giờ nếu có cưới vợ chăng nữa thì việc ấy rất dễ dàng, chỉ gửi con trâu một tuổi thay ở rể. Bố mẹ kính mến anh lắm đấy.
Trong óc chàng lúc ấy luôn luôn suy nghĩ sau khi nghe người yêu mình giải thích tục lệ cưới xin.
Người Thái cũng văn minh lắm, họ có một văn hóa riêng biệt và nhất là tình đoàn kết lại rất keo chặt. Họ sống rất thiết thực và sự tương trợ giữa kẻ nghèo, và đó là một hành động đáng để cho người bốn phương kính phục.
Không phải như kiểu lòng thương đồng bào như trọc phú tỉnh thành, môi miệng, họ giúp hẳn về tiền tài thóc lúa.
Thường trong một làng, không có một ai nghèo khổ tột bực. Ít nhất họ cũng có một cái nhà và mấy mẫu ruộng để cung cấp cho gia đình vợ con. Khi một đôi vợ chồng son trẻ ra ở riêng, cần làm nhà thì chỉ việc lên rừng đốn cột và sắm sẵn những dụng cụ thiết yếu. Rồi họ đi mời dân làng cho mỗi người một nhà đến làm giúp, ăn cơm nhà.
Khi nhà cửa xong xuôi, nếu vợ chồng giàu có sẽ mổ lợn, giết gà làm một bữa tiệc “lên nhà mới” để thết anh em, dân làng. Nếu một khi nghèo túng việc ấy được miễn.
Trong bữa tiệc “lên nhà mới” những người đến ăn cỗ phải đem gà, vịt, rượu, gạo đến mừng.
Chàng tặc lưỡi nhủ: “ Chẳng bù cho dân tỉnh thành một chút, người sơn cước quý nhau, trái lại người ở tỉnh thù ghét nhau. Dân núi thờ chủ nghĩa đoàn kết, thời dân thành thị chạy theo chủ nghĩa cá nhân khoái lạc”!
Bỗng Péng chạy từ phía trong nhà ra, nàng bảo chàng:
- Kìa! Anh nghĩ gì thế? Ông bác em mời vào chơi đấy
Chàng gật đầu theo nàng vào nhà trong, lúc ấy người bác nàng chắp tay vái chào trọng vọng mời chàng ngồi lên sập xơi nước.
Phía gần bếp, những cô nàng học trò của chàng cúi đầu chào; địa vị trở nên quan trọng giữa đám người dân đông đúc.
Bác Péng được tiếp thầy giáo làng cũng đã là vinh dự rồi và hơn nữa người ấy lại sắp thành cháu rể tương lai, nên càng quý trọng.
- Mời thày xơi nước.
- Ông để mặc cháu.
- Thày nói tiếng chúng tôi sành sỏi lắm rồi. Có thể gửi rể ở đây được đó. Thày đã ưa cô nào chưa? Tôi làm mối hộ nhé.
Nói xong, chủ nhân nhìn đứa cháu gái, má hồng ửng đỏ hơn chứng nhận nàng đã thẹn.
- Vâng ạ, thế còn gì hơn, trăm sự phải nhờ ông cả.

<< Chương IV | Chương VI >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 352

Return to top