Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Mùa Mưa

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 6520 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Mùa Mưa
Nevil Shute

Chương 7

Nàng đứng trong ánh sáng trăng chênh chếch, nhìn lên mặt chàng và nói:
- Nếu em muốn kết hôn với anh, chỉ vì anh là ai và đang làm gì, thế thôi, anh David ạ. Em chẳng quan tâm đến màu da. Nhưng em chưa được phép kết hôn với ai cả.
Chàng nở nụ cười tinh nghịch:
- Chưa là bao lâu, hả em ?
Nàng nhìn xuống đôi tay đang ở trong tay chàng, buồn bã trả lời:
- Còn lâu, lâu lắm
- Nàng ngừng nói và bổng nhiên nhìn vào đôi mắt chàng
- Em không muốn gây khó khăn cho anh, David ạ! Em biết anh mến em. Người con gái biết như vậy và lấy làm hãnh diện là có người yêu mến mình. Nhưng đến giờ phút này, em phải nói thật cho anh biết là em không được phép kết hôn , ít ra cũng một thời gian dài nữa. Có lẽ, tốt hơn chúng ta đừng đến với nhau quá nhiều như thế !
Chàng trả lời :
- Anh nghĩ, như thế có tốt gì hơn đâu !
- Cái gì thì em không chắc
Nàng đáp
- Anh phải ráng mà thông cảm cho em , vì em có được phép kết hôn với ai đâu, bất cứ là ai, anh David ạ! Nếu được phép, cơ may đầu tiên mà em chọn ý trung nhân là anh. Nhưng chuyện đó xa vời quá. Cho đến nay, em vẫn đinh ninh trong dạ, chuyện kết hôn là không tưởng Chàng vẫn đứng yên nhìn nàng, tay nàng vẫn để trong tay chàng , nhưng chàng cảm thấy lúng túng vì thái độ của nàng. Cuối cùng chàng cũng hỏi được:
- Anh muốn em nói một cách thành thật cho anh biết đó không phải vì màu da. Và nếu điều đó là sự thật phát ra từ đáy lòng em, thì anh cũng muốn em xác nhận một lần nữa ngay bây giờ, vì điều đó là khẳng định và dứt khoát, để lòng anh được thảnh thơi và nhẹ nhõm.
Nàng lắc đầu:
- Không phải màu da Chàng cảm thấy cần nhấn mạnh vào điểm ấy để thăm dò ý nghĩ của nàng trước khi hai người bàn những điểm xa hơn.
- Lấy ví dụ một ngày nào đó em sẽ là vợ anh và chúng ta có một đứa con. Có thể em sẽ sinh ra một bé da đen.
Nàng gật đầu:
- Em đã nghĩ cả rồi! Điều đó không làm em buồn đâu, anh David ạ! Thành thật , em không nghĩ rằng màu da lại xảy đến trong trường hợp này. Như anh thấy, nếu được kết hôn với anh, em nói là nếu được, bởi vì em hãnh diện về anh, bởi vì em yêu anh. Em sẽ được kết hôn với một người đến từ Không lực Hoàng gia Úc. Em không tin là em quá chú tâm đến màu da hơn anh. Có lẽ em sẽ ưu tư khi phải rời đất nước Anh để đến sống với anh trên đất Úc hơn là nghĩ về một đứa con da đen.
- Nâu thôi
Chàng sửa lại
- Anh đâu có đen gì mấy !
Nàng nghiêm trang nói:
- Nhưng anh có thể bị lai giống.
Nàng nhìn chàng và ý thức được rằng sự sửng sốt của nàng làm chàng phì cười, nên liền nói :
- Điều đó tùy thuộc ở anh
- Ở anh ?
Em cần đọc sách di truyền học, nếu em có ý nghĩ kết hôn với một người lai bốn đời.
Chàng ta nói :
- Chắc là không. Nhưng nếu có, thì phải đọc sách nào hả anh ?
- Một người đàn ông tên là Edward M.East nói, thật ra bạn chỉ có thể có một đứa con da sậm nếu cả hai người cùng chạm phải cây cọ hắc ín
Chàng nói xong nhìn nàng cười trêu ghẹo
- Anh không nghĩ là em đã chạm phải
- Dĩ nhiên là không rồi, kể cả chuyện ấy em cũng chưa biết !
- Đừng lo nếu em kết hôn với anh và chúng ta có con , có lẽ đứa bé sẽ không có màu da sậm hơn anh được. Dĩ nhiên nó phải nhạt hơn Nàng phụ họa:
- Nhưng da anh đâu có sậm gì !
- Có lẽ em đã chạm phải cây cọ hắc ín mà em không biết đấy thôi
Chàng tiếp tục đùa
- Như thế một đứa sẽ đen và sẽ không có đứa con nào đen nữa. Cho dù nuôi một đứa con nuôi cũng vậy.
- Em không ngờ câu chuyện lại đến độ ly kỳ như thế !
Cô nàng nói thêm
- Nhưng anh hãy nói cho em biết, anh David, nếu một sự lai giống không xảy ra vì sao người ta tin vào điều ấy.
- Đối với số đông đàn bà lai một lần trong xứ sở da màu, điều đó đã là một sự mê tín có lợi
Chàng nói
- Nó giải thích vô số trường hợp cần giải thích.
Nghe xong nàng không nhịn được cười và nói :
- Trời, anh David. Những điều anh muốn nói là chỉ có thế thôi sao?
- Đúng vậy
Và với điệu bộ trịnh trọng hơn, chàng nói
- Thật đấy, Rosemary ạ! Nếu chúng ta có nhiều con, có lẽ hầu hết bọn chúng sẽ có màu da nhạt, nhưng một hay hai đứa sẽ có màu đậm như anh Rosemary lại cười:
- Anh đi hơi nhanh đấy, Nigger ạ! Chỉ một thôi chứ ! Nhưng em đang nói với anh là sẽ không có đứa nào cả cơ mà !
Chàng kéo nàng lại gần hơn:
- Sao vậy ?
Nàng đứng yên trong vòng tay của chàng, nhìn dải trăng vàng trên mặt nước đầm yên lặng. Nàng nói:
- Nếu em muốn kết hôn với ai, em muốn phải tự mình làm việc, tạo một mái ấm gia đình và sinh con như một phụ nữ bình thường. Em muốn từ bỏ công việc của em ở Hoàng cung để làm công việc nội trợ chứ không thể làm cả hai và đây chưa phải lúc thuận lợi để từ giã công việc đang làm.
- Nếu em muốn kết hôn thì một ngày nào đó em cũng phải từ bỏ thôi
Chàng nói
- Dĩ nhiên là em phải ra một thông báo dài và đứng đắn để cho tìm được một người ưng ý nhất trong số bọn họ Nàng lắc đầu:
- Em đâu có làm vậy!
Hai người đứng yên lặng một lúc. Sau đó nàng quay lại và để tay lên vai chàng.
- Em muốn anh thông cảm cho em nhiều việc, anh nhé !
- Nàng dịu dàng nói
- Em biết anh mến em và có lẽ, em cũng mến anh. Nếu chúng ta không còn nghĩ đến ai khác ngoài chúng ta :
nếu chúng ta hoàn toàn trở nên ích kỷ và xử sự như trên màn ảnh :
chúng ta có lẽ sẽ tiến tới một cảm giác là đang yêu nhau say đắm , và rồi chúng ta sẽ phải cưới nhau hay làm điều gì khác nữa. Em chưa đến lúc phải nghĩ ngợi như thế. Em cũng không thể rời bỏ văn phòng của thiếu tá Macmahon trong giai đoạn như thế này, hay bất cứ lúc nào khi sự việc này chưa chấm dứt, mà theo nhận định của em, có thể kéo dài nhiều năm nữa.
Chàng nói:
- Họ có kiếm người thay thế em. Cũng như anh cũng có thể được thay thế. Không có người nào là không thể thay thế được.
- Em hiểu
Nàng nói
- Điều ấy cũng không thể ngăn em ghét bản thân em nếu như giờ đây em từ bỏ công việc
- Nàng ngẩng đầu lên nói với David
- Em không thể hiểu anh có nhận thức toàn bộ vấn đề đang xảy ra không, anh Nigger? Nữ hoàng đang ở trung tâm điểm của cuộc khủng hoảng hiến pháp loại một. Việc cai trị nước Anh không còn hấp dẫn đến nỗi những người con của Ngài không ai lo chuyện ấy nữa cả , dầu là một người. Đó là chuyện dài và chuyện ngắn của nước Anh.
- Có thật như vậy chăng?
Chàng hỏi Nàng gật đầu :
- Nếu đêm nay Ngài băng hà, sẽ có những sự thoái vị , cái này sau cái kia, và Vương triều nước Anh sẽ đi đến chỗ cáo chung. Mình không thể xử sự với mọi người như cách người ta xử sự với Nữ hoàng. Nếu anh được thấy những điều mà em đã đọc trong công báo ở văn phòng :
Cái cách mà các chính trị gia tép riu, hôi hám đã viết cho Ngài, chẳng coi Ngài là cái gì cả … Dừng một chút, nàng lại nói tiếp :
- Aét hẳn Ngài đã yêu thương nước Anh vô cùng, nếu không, Ngài đã không bỏ qua một việc như thế. Dường như Ngài không phải là hạng hèn nhát.
Chàng nói:
- Anh không ngờ câu chuyện lại tệ hại đến như vậy.
- Dĩ nhiên là anh không thể ngờ được. Em sẽ không nói chuyện ấy ngay bây giờ, anh Nigger ạ! Chỉ khi nào riêng hai chúng mình thôi! Em muốn anh hiểu cho là tại sao em vẫn chưa nghĩ đến vấn đề kết hôn. Em chỉ là một bánh xe răng trong guồng máy, nhưng em đã hiện diện ở đấy ba năm rồi và em đang chạy đều, êm ả. Nếu em bỏ việc, là tạo thêm một sự lo lắng nữa cho hoàng cung. Một điều mà em biết rất rõ là khi em bỏ việc rồi, họ rất lo là em có thể ngồi lê đôi mách và người mới thay thế em có giữ được sự kín đáo không?
- Nàng quay lại nhìn ra mặt đầm phẳng lặng
- Em không thể để chuyện ấy xảy ra. Nếu em bỏ lỡ cơ hội kết hôn với anh, em sẽ ân hận suốt đời và đó mới chính là điều em phải canh cánh bên lòng. Nhưng em không thể không là nhân viên của hoàng gia trong lúc như thế này.
Chàng vuốt mái tóc ngắn, mềm mại phía sau đầu nàng , nói :
- Thế em nghĩ câu chuyện sẽ kéo dài bao lâu ?
Yên lặng một lúc, rồi có tiếng nàng nói :
- Nữ hoàng nhận ra điều gì đó và Ngài đã hành động. Có lẽ thay đổi hiến pháp. Em không biết chắc là điều gì, và Ngài sẽ mất bao lâu để thiết lập Vương triều thành một nhà nước khi hoàng tử Charles bằng lòng kế vị sau khi ngài qua đời. Em không biết chuyện gì sắp xảy ra, cũng như ngài phải mất bao lâu để thành tựu công việc
- Nghỉ một chút, nàng nói tiếp
- Ngài đã có nhiều cuộc thảo luận ở Ottawa với ông Delamain và lãnh đạo của nhóm đối lập, ông Macdonald và với ngài Toàn quyền Canada. Giờ đây em nghĩ là Ngài sẽ đến Canberra cũng để thực hiện những việc như thế. Ngài đã có dự định trong óc và Ngài sẽ thảo luận với các nhà chính trị lão thành khắp cả Liên hiệp Anh. Có sự thay đổi hiến pháp sẽ làm cho đời sống Vương triều dễ thở hơn ở Anh. Em không biết đó là gì, anh David ạ! Nếu em biết, không biết em có được phép nói không, ngay cả với anh.
- Đừng
- David tỏ vẻ suy tư nói
- Nói ít hơn nhiều em ạ !
Nàng cười nhìn chàng:
- Em cần phải nói cho anh biết một điều. Em biết anh nghĩ rằng em không muốn kết hôn với anh vì sợ có con da đen.
- Nâu
Chàng sửa lại
- Không đậm hơn màu da của anh.
Nàng nói :
- Chẳng phải màu nâu mà cũng chẳng phải màu gì cả. Có phải giờ này anh tin tưởng như thế, phải không ?
- Dĩ nhiên
- Vậy thì trong lúc nói chuyện, em phải cố tránh nhắc lại những chuyện ấy. Hãy cố quên chúng đi anh ạ! Nói như thế là giải thích cho anh biết tại sao giờ này mà em chưa kết hôn hay chưa biết đến bao giờ thì kết hôn. Nếu không, em biết anh sẽ có ý nghĩ là đang còn điều gì thắc mắc về anh.
Chàng nói :
- Không đâu
Rồi nhìn vào mặt nàng, chàng vừa cười vừa nói
- Em có biết đây là lần đầu tiên trong đời anh ngỏ lời kết hôn với một cô gái ?
- Thật sao, anh David ?
Chàng gật đầu:
- Trước đây anh chưa bao giờ gặp một người nào mà anh nghĩ là họ không để ý đến màu da của anh. Anh chưa bao giờ có thái độ rõ ràng như đã có được ở em
- Chàng lại vuốt tóc nàng một lần nữa
- Em không cần phải sợ là anh bỏ trốn. Công tác này không thể kéo dài quá một năm. Anh sẽ có mặt ở đây đủ thời gian cho em cảm thấy không còn bị ràng buộc trước khi có quyết định kết hôn.
- Em không bao giờ cảm thấy như thế đâu, anh David ạ !
Giọng chàng trầm xuống:
- Tiếc thật! Nhưng ai cũng nói đó là cơ hội mà mình cần nắm lấy, từ khi chúng mình phục vụ cho một Nữ hoàng.
Chàng cảm thấy đôi tay mình rung nhẹ khi nàng nói:
- Chúng ta nên về đi ngủ, đi anh. Ngày mai anh còn phải bay nhiều!
Chàng nới lỏng vòng tay và hai người đứng nhìn cảnh trăng sáng. Chàng nói:
- Em nhìn kìa! Chúng ta có mọi thứ trước mắt, nào đảo san hô, nào vầng trăng, nào đầm yên tĩnh :
Mọi thứ em cần cho một cảnh yêu đương trên sân khấu. Chúng ta là hai kẻ ngu si đần độn, phải không em ?
Nàng cười lớn và thoát ra khỏi vòng tay chàng. Nàng nói:
- Em chẳng màn một cảnh yêu đương trên sân khấu. Nếu có được như em đã từng ước ao, thì em chỉ mong là sự thật.
Giờ này hai người dắt tay nhau đi bộ từ từ về trại qua bóng tối của hàng cây đuôi ngựa.
Sáng hôm sau David dậy sớm, chuẩn bị cho chuyến bay đến Canberra. Bảy giờ họ cho chiếc Ceres nổ máy, thử xong họ tắt máy, đổ đầy nhiên liệu rồi ăn sáng. Tám giờ ba mươi , tất cả hành khách bắt đầu tập hợp trên phi đạo. Công việc hơi lâu vì trên đảo chỉ có một chiếc xe hơi. Vào lúc chín giờ Nữ hoàng và Quận công đi xe hơi tới với ông Macmahon. Các ngài nói lời chia tay với vị Quận trưởng, Trung úy Vary và một nhóm nhỏ dân địa phương rồi bước vào phi cơ. Cửa đóng, máy chạy, David lái chiếc Ceres đến cuối đường băng và cất cánh. Mười phút sau đã mờ dần sau màn sương xám ở chân trời sau lưng họ.
Chuyến bay đến Canberra bình yên. Trong suốt chuyến bay David không thấy Nữ hoàng lẫn Quận công. Rosemary có đến buồng lái vài phút nhưng chẳng có gì để xem, ngoài một màu xanh đậm ngút ngàn và biển xám, và hầu hết chuyến bay nàng đã ngủ gà ngủ gật trong ghế. Vào giờ ăn trưa họ đã bay quá hướng Bắc của đảo Fiji và liên lạc vô tuyến với đài kiểm soát không lưu và tiếp tục bay qua một vùng trời chẳng có điện đài gì. Vào lúc ba giờ rưỡi, giờ đảo Christmas, trong phạm vi của đảo Lord Howe, David bắt đầu xuống thấp khi vào bờ biển nước Úc thuộc vùng Newcastle. David được thông báo bằng vô tuyến có một đoàn chiến đấu cơ danh dự nghênh đón, và trước khi đến bờ biển , David liên lạc với phi đội trưởng bằng vô tuyến thì mừơi hai chiếc phi cơ đã hiện ra, bay mỗi bên chiếc Ceres, sáu chiếc bên phải và sáu chiếc bên trái. Khi bay qua nước Úc họ làm thành chữ V và chiếc Ceres là đỉnh. Khi sắp sửa đến các ngọn đồi của Canberra, chàng từ giã đội bay hộ tống. Mười hai chiếc máy bay tách ra và phóng lên trong bầu trời xanh trong và tạo thành một vòng tròn trên phi trường Fairbairn, cách máy bay của David sáu ngàn bộ, khi chàng làm một vòng quanh phi trường trước khi đáp. Từ buồng lái khi bay lượn vòng, chàng thấy rất đông dân chúng tụ tập ở cổng vào phi trường, đang chờ đợi để chào đón Nữ hoàng. Chàng nhắm thẳng phi đạo, cho chiếc Ceres xuống từ từ ở đàng xa cho đến khi bánh chạm nhẹ trên lớp hắc ín, tính ra bảy tiếng rưỡi từ khi rời đảo Christmas. Ryder trương cờ hoàng gia lên ô cửa nhỏ trên đầu máy bay, họ cho máy bay đỗ lại trong lễ nghinh đón trang trọng.
David và Ryder ngồi lại ở ghế trong buồng lái trong lúc Frank Cox hướng dẫn Nữ hoàng cùng Quận công từ máy bay xuống gặp các nhiếp ảnh viên truyền hình, quay phim, gặp toàn quyền, thủ tướng , nội các, lãnh tụ đảng đối lập và duyệt hàng binh danh dự. Cuối cùng xe hơi lễ tân mui trần lái đưa hai ngài về biệt điện hoàng gia ở Tharwa. Dấu đi sự mệt mỏi, hai vị cúi đầu, cười chào dân chúng xếp hàng bên đường. Sau đó những người còn lại của đoàn tùy tùng mới rời máy bay và được xe hơi đưa đi ngay, nhưng phi hành đoàn chiếc Tare thì chưa được nghỉ ngơi. Họ gặp phải những gì mà phi hành đoàn Canada đã gặp phải ở Ottawa, bởi vì đây là máy bay riêng của Úc đã tặng Nữ hoàng, điều khiển bởi phi hành đoàn của Úc và đã đưa Nữ hoàng tới Úc lần đầu tiên. Báo chí Úc không được gặp toàn bộ phái đoàn và David việc đầu tiên phải là máy quay phim, máy ghi âm, nên có nói vài lời khen ngợi về loại máy bay, cũng như giải thích về sự chậm trễ ở đảo Christmas, thuộc lãnh thổ của Úc, chẳng phải là chuyện rủi ro hay khiếm khuyết nào, mà bởi vì Nữ hoàng muốn thăm một trong quần đảo Line như là một phần trong chính sách tìm hiểu của Ngài về những miền đất nhỏ bé nhất của Liên hiệp Anh.
Sự đón tiếp kéo dài hàng giờ. Mỗi thành viên trong phi hành đoàn đến lượt phải ra trước máy quay phim và ghi âm. Hầu hết bọn họ đều mong được chiếu cố vì biết rằng vợ con, bạn gái, cha mẹ sẽ rất hãnh diện được thấy họ trên màn ảnh nhỏ ở thành phố quê hương. Tất cả những thành viên trong phi hành đoàn đều có bạn hữu trong không lực Hoàng gia Úc đóng ở trên sân bay và trong số này có bà con quan hệ trong dân chúng, nên người ta vào ra để tận mắt xem chiếc máy bay suốt cả buổi chiều. Buồng trên máy bay dành cho Nữ hoàng và Quận công được khóa lại, theo lệnh của David, theo anh ấy nghĩ những nơi cho phép vào xem cũng phải được giới hạn. Cuối cùng vào khoảng năm giờ, họ cũng chấm dứt cuộc thăm viếng và mời người xem ra ngoài. Chiếc Ceres đậu ở cuối phi trường trong nhà chứa máy bay của phi đội Nữ hoàng, có lính canh, được tiếp tế nhiên liệu và được kiểm tra mỗi buổi sáng. David và Ryder được đưa về khách sạn Canberra bằng xe hơi của không lực hoàng gia Úc, nơi đây đã có phòng dành sẵn cho hai người Đoàn tùy tùng được chia hai, một ở Thawa, một ở khách sạn Canberra, trong lúc phi hành đoàn lại được xếp đặt chỗ ngay trên phi trường. Thiếu tá Macmahon và bác sĩ Mitchison ở Tharwa, Frank cox, David, cô Turnbull và Rosemary ở lại khách sạn, đây là một dãy phố lầu chỉ có một tầng, xây cất thiếu qui hoạch nhưng thoáng mát, sân vườn rực lên giữa ngàn hoa sáng rỡ. David tắm rửa xong, thay quần áo, cũng có hơi mệt một chút vì sự đón tiếp hơn là vì chuyến bay từ đảo Christmas. Chàng đi ra ngoài có ý tìm kiếm những người trong đoàn tùy tùng được phân ở lại khách sạn, những người này đang ngồi ở ghế dài trong hành lang bao quanh sân vườn, ở đấy có máy sưởi. Chàng tìm gặp Rosemary và hỏi:
- Chào em, em cũng ở đây à?
Nàng gật đầu:
- Em ở hành lang kế, nhưng thấy anh em đợi ở đây. Ơû đây cũng đẹp, anh Nigger nhỉ?
Chàng rất vui vì được nàng ngồi chờ và đến ngồi xuống bên nàng hỏi:
- Em có thích không?
Nàng trả lời:
- Thật tuyệt! Từ trước có ai nói với em Úc châu đẹp như thế đâu!
Chàng cười nói:
- Anh không biết họ quảng cáo có giỏi không? Chứ anh yêu nước Úc. Anh không muốn phải sống một nơi nào khác. Vì ngày nào anh sinh ra ở đây và đây là quê hương anh.
Nàng lại hỏi:
- Tất cả nước Úc có giống thế này không anh? Tất cả những nơi mà người ta sinh sống?
Anh nghĩ Caberra khá hơn hầu hết các nơi khác :
Chàng nói :
- Nó thực sự hơn các nơi khác một điều, đó là mưa nhiều. Miền duyên hải ở phía Đông hoa mọc nhiều, đó là điều tự nhiên hay nhờ người trồng cũng có :
Chàng dừng lại một chút rồi nói tiếp :
- Ở trung tâm nước Úc thì rất khô, nhưng nhiều nơi ở Tây Úc thì rất đẹp.
Những miền này có lớn không anh?
Cũng bằng nước Anh Nàng cười nói:
- Thật khó mà định được khoảng cách trong một xứ xở như thế này. Chàng gật đầu:
- Anh hy vọng lần này Nữ hoàng đi thăm vài ngày ở miền Tây Úc. Ba bốn năm nay, ngài chưa đến đấy :
Chàng quay lại hỏi nàng :
- Thế em đã thăm Tharwa chưa?
Nàng gật đầu:
- Chiều nay em có đi xe ra ngoài với thiếu tá Macmahon để chọn địa điểm văn phòng. Cứ mỗi sáng vào lúc chín giờ có một xe hơi chờ sẵn đón em và thiếu tá ra nơi ấy.
Em thấy Tharwa thế nào?
Nàng trả lời:
- Em chỉ thấy một góc nhỏ của căn nhà, nhìn qua các ngôi nhà và các thảm cỏ. Cũng dễ thương đấy, anh David ạ! Anh có biết ai đã thiết kế thành phố này?
Họ đã mở một cuộc thi có giải thưởng vào năm 1959 hay 1960 gì đó :
Chàng trả lời :
- Một người đàn ông tên là Somerset sống ở Wangaratta thắng giải. Chỉ là một kiến trúc sư vô danh trong một thị trấn nhỏ. Ông ta có ý tưởng rất hay phải không?
Em công nhận như vậy. Thật tuyệt! Vừa giản đơn, vừa có giá trị. Nó rất thích hợp với khung cảnh. Ông ta có xây nhiều cao ốc ở Úc chăng?
Chàng trả lời:
- Cho đến lúc ấy ông ta chỉ là một người thiết kế nhà. Sau thiết kế Tharwa, ông ta thực hiện một việc nữa là toà thị chính cho cảng Albert. Đấy là nơi người ta đến chở than đá nâu đi, thuộc bang Victoria. Toà thị chính của cảng Albert cũng giống như Tharwa. Ông ta chết trước khi công trình hoàn tất Nàng lại hỏi:
- Có gì trên những ngọn núi sau lưng Tharwa?
Chẳng có gì nhiều :
Chàng trả lời :
- Trong thung lũng có vài trại nuôi cừu. Vài xưởng cưa trong núi. Dưới sông có cá hồi và mùa đông người ta trượt tuyết Miền quê như thế chạy dài bao xa?
Sau lưng Tharwa? Độ ba trăm dặm. Sau đó là bến Melbourne Miền đất dân cũng không đông đâu anh nhỉ?
Không đâu :
Chàng đổi sang đề tài khác :
- Em có đoán ra chúng ta sẽ ở đây bao lâu không?
Nàng lắc đầu:
- Ngày mai Nữ hoàng sẽ tiếp ngài Toàn quyền và dùng bữa trưa ở Tharwa. Ngoài vụ này ra, hình như Nữ hoàng chưa có cuộc diện kiến nào nữa. Em nghĩ là Ngài chỉ muốn nghỉ ngơi hay quyết định một việc nào khác nữa Em muốn nói có lẽ chúng ta sẽ được nghỉ ngơi một tuần?
Có lẽ thế, anh David ạ, nhưng em không chắc. Em không muốn nói là chính Ngài cũng không biết trước và cũng không muốn sống xa nước Anh quá lâu.
Thế Phi Châu thì sao?
Em không biết. Mình có thể liên lạc trực tiếp không anh?
Chúng ta có thể liên lạc với Cape Town từ Perth :
Chàng nói :
- Đó là giới hạn tận cùng tầng số của chúng ta.
Em nghĩ Nữ hoàng muốn từ đây bay thẳng về quê nhà :
Cố gái nói Tiếc thật :
Chàng nói :
- Anh hy vọng là có đủ thì giờ để đưa em đi thăm một vòng. Sydney thành phố cũng đẹp và Melbourne cũng vậy. Và anh còn muốn đưa em đi thăm Queensland một chút nữa Nàng quay lại hỏi chàng :
- Anh có bà con ở đây không anh David?
Chàng cười:
- Em muốn nhắc anh dì Phoebe?
Ngoài dì Phoebe?
Chàng lắc đầu:
- Tất cả đều ở Queensland. Anh không nghĩ là có người nào ở trong gia đình lại sống ở miền Nam xa xôi này. Cha mẹ anh đều mất, em ạ!
Nàng trả lời:
- Em xin lỗi anh, em không biết.
Chàng kể tiếp:
- Anh có người anh làm thợ giày ở xưởng giày Brisbane và một người chị có chồng làm gara ôtô ở Rockhampton. Anh có người chú, kế ba anh, làm chủ xưởng dệt nhỏ ở Townsville. Gia đình chỉ có thế thôi, tuy cũng còn đông họ hàng nhưng những người này là quan trọng nhất Em nghĩ nếu họ được đến đây thăm anh và xem chiếc máy bay, chắc là họ xúc động lắm nhỉ?
Chàng trả lời:
- Anh biết. Do đó anh mới hỏi em mình ở lại đây được bao lâu. Chú Donald thế nào cũng đến.
Thế nào ngày mai chúng ta cũng biết tin thôi :
Nàng đáp :
- Em có linh tính là Ngài không ở đây lâu đâu, và muốn trở về thẳng Luân đôn ngay từ đây Hai người dùng bữa tối với mọi người rồi đi ngủ. Tiếp sau đó là ba ngày chờ đợi của phi hành đoàn chiếc Tare. Họ tiếp tế nhiên liệu, kiểm tra máy bay và chỉnh trang lại chút ít và sau đó, chẳng còn việc gì để làm, họ ngồi đợi lệnh và tán gẫu trong nhà ăn của không lực Hoàng gia Úc. Rosemary có mặt trong biệt điện Tharwa suốt ngày và buổi chiều mới cho dịp nói cho David biết một vài chuyện. Ngày đầu Nữ hoàng không gặp ai trừ vị Toàn quyền và dùng trưa với ông ấy, nhưng ngày thứ Hai, thứ Ba thì bận rộn hơn. Ông Hogan, vị Thủ tướng và ông Cochrane, thủ lĩnh đảng đối lập cũng đã dùng trưa với Ngài, trong bữa ăn hy hữu, kì lạ, kéo dài nhiều giờ, mãi đến năm giờ chiều mới xong. Những người đến ăn trưa còn có phó viện trưởng đại học và những người khách khác như ngài Hubert Spence, chánh án toà án tối cao, Murray Gordon, giáo sư nghiên cứu của trường đại học kinh tế chính trị, giáo sư sử học và nhiều ông lớn cỡ bự như thế Vào giờ ăn trưa ngày thứ Ba, Frank Cox xuất hiện ở nhà ăn không lực hoàng gia Úc, ông ta nói với David:
- Ngày mai có công việc cho anh rồi!
Viên phi công gật đầu:
- Luân Đôn?
Chưa đâu. Melbourne?
Viên phi công nhướng đôi mắt:
- Có xa đâu. Mấy giờ thì cất cánh?
Mười giờ. Họ muốn trở về buổi tối. Có lẽ vào lúc sáu giờ, ngừng một chút ông ta nói tiếp:
- Thế anh sử dụng phi trường nào?
Berwick :
Viên phi công trả lời :
- Essendon và Moorabin chỉ dùng cho máy bay thường. Đi xe hơi đến Berwick cũng phải mười giờ bốn mười lăm Nửa giờ sau, từ Tharwa, Rosemary gọi máy đến, vừa nói vừa thở:
- Anh David, anh biết chúng ta sẽ phải tiếp hai ngài vài ván đấu quần vợt chứ? Đêm nay đấy!
Trời ơi! Chàng kêu lên :
- Ở giữa các Đại sứ và Thủ tướng sao?
Không phải vậy đâu. Nữ hoàng đến văn phòng em trước giờ ăn trưa và Ngài mời hai chúng ta cùng đấu chơi, sau đó sẽ ăn tối. Em chỉ biết vâng dạ Chàng nói:
- Anh cứ ngỡ là Ngài quên rồi, Ngài làm gì mà chả được!
Cô gái nói:
- Anh đừng lầm. Em không nghĩ là Ngài quên đâu! Ngài muốn bắt đầu vào lúc năm giờ. Bốn giờ mười lăm em cho xe đến khách sạn đón anh nhé!
Cám ơn em, Rosemary. Anh còn phải xem mượn ở đâu bộ áo quần và cái vợt.
Trận quần vợt chiều hôm ấy cũng không chơi hay lắm. Nữ hoàng với tuổi năm mươi lăm thích chơi trên sân cỏ với một lí do rõ ràng. Vì ở tuổi ấy, người hơi đẫy, mong chơi cho được là tốt rồi! Rosemary cũng không khá hơn gì, đi thuyền trong giờ nhàn rỗi là thú tiêu khiển của nàng. Cho nên các bà theo đến cuối hiệp là đã khá rồi! Quận công, người gầy, dáng thể thao, chơi thật tốt, đã bắt David chạy nhiều, vì vậy phe Hoàng cung bình thường cũng thắng hai ván sáu ba và sáu bốn Hai ván là đủ, sau đó họ thả bộ qua vườn hồng trong ánh chiều tà đến thảm cỏ lớn trước biệt thự và đi về phía bờ sông. Trong lúc đi, Nữ hoàng nói:
- Mọi chuyện xong xuôi cả trước khi chúng ta đến Melbourne ngày mai chứ, chỉ huy trưởng?
Đã xong xuôi, thưa Ngài :
- David đáp :
- Chúng ta không thể đạt tới độ cao vận chuyển, nên không thể bay nhanh được. Cũng phải mất năm mươi phút, thưa Ngài!
Máy bay đẹp thế này mà chỉ dùng để đi một đoạn đường ngắn, kể cũng phí nhỉ?
- Nữ hoàng nhận xét :
- Nhưng thật bất nhẫn khi mời ngài Robert đi suốt cả quãng đường dài đến đây.
Ngài Robert? :
- David lễ phép hỏi Ngài Robert Menzies
- Nữ hoàng trả lời :
Ông già này cũng thật lạ. Ta không được rõ trước khi về hưu, ông ấy đã làm Thủ tướng trong bao nhiêu năm. Khi ta lên ngôi báu, ông ấy đã làm Thủ tướng trước đấy lâu rồi! Khi nào đến Úc ta cũng cố tìm thăm ông ta. Nhưng năm nay, ông ấy đã tám mươi tám rồi, thế nhưng cũng còn khá mạnh. Thật là không lịch sự, ở tuổi ông ta mà phải bắt đi xa. Nên ta thân hành đến nhà ông ấy ở Toorak dùng bữa trưa với ông ta ngày mai. Và cũng có ông Calwell dùng trưa với ta nữa. Ông ta cũng ở Melbourne.
David ngạc nhiên hỏi:
- Thưa Ngài, ông Calwell mà còn sống à?
Aø, phải. Ông ta chỉ tám mươi sáu thôi. Tức cười thật. Ơû viện dân biểu, hai kẻ đối lập đang còn sống. Giờ thì tranh đấu làm sao được nữa, nên họ gặp nhau mỗi tuần để đánh cờ và cãi nhau ở bàn cờ
- Nữ hoàng dừng lại và đứng nhìn những ngọn đồi rậm rạp của ngọn núi Tennant trong ánh chiều tà :
- Những ông già này thấy cũng đã nhiều và học cũng rất rộng :
Ta luôn luôn học hỏi nhiều nhờ đàm đạo với những nhà ngoại giao lão thành này. Họ vẫn còn khách quan khi đã về hưu một hai năm và họ mới thật sự hữu ích.
Ngài quay về phía Rosemary hỏi:
- Đây là chuyến đầu tiên con về thăm nước Úc, phải không?
Nàng trả lời:
- Thưa Ngài phải. Trước đây con chưa từng ra khỏi nước Anh. Hai người đi ngược lên thảm cỏ về phía căn nhà trắng dài trong ánh chiều.
Nữ hoàng hỏi:
- Con có thích ở nơi đây chăng?
Con chỉ mới thăm Canberra và Tharwa :
Cô gái trả lời :
Những nơi con đến thật dễ mến, thưa Ngài.
Nữ hoàng nói:
- Con nên thăm nhiều hơn thế. Sao con không đi với ta đến Melbourbe ngày mai? Ta mong chỉ huy trưởng Anderson sẽ mời con dùng trưa ở Melbourne nếu con tha thiết yêu cầu. Chúng ta chắc khó khởi hành trở về trước buổi tối Cô gái nói:
- Ngài quá thương con nên mới nói như thế. Riêng con phải gặp thiếu tá Macmahon để xem thử có nhiều việc phải làm không?
Nữ hoàng nói:
- Ta sẽ nói với ông ấy tối hôm nay. Ta không tin là có quá nhiều việc khi ta đi vắng.
David mỉm cười nói:
- Thưa Ngài, đối với một cơ trưởng. Thật vô nguyên tắc nếu phải bỏ máy bay trên một phi trường lạ để đem cô Long đi ăn trưa ở Melbourne Ồ lẩn thẩn rồi đấy, chỉ huy trưởng
- Nữ hoàng nói :
- Ông Ryder sẽ thay thế anh ở lại. Nếu anh còn nói lôi thôi, ta e rằng anh chẳng mong có dịp đưa cô nàng đi.
Viên phi công cười đáp:
- Thưa Ngài, tôi không muốn như thế đâu ạ!
Ta cũng hy vọng thế!
Rosemary hơi ngượng, nàng mong cho câu chuyện chấm dứt, nên đang đi, nàng dừng lại và nhìn quanh. Tất cả đều yên tĩnh trong ánh sáng chiều hè, hàng cây bạch đàn la đà trên mặt sông, chung quanh là những ngọn đồi rậm rạp xanh thẳm. Nàng nhỏ nhẹ nói:
- Thật tuyệt vời. Con chưa bao giờ thấy cảnh đẹp như thế này ở Anh.
Nữ hoàng nói:
- Không con ạ! Chưa có cảnh nào giống như thế này ở Anh. Nhưng ta yêu nước Anh, cảnh trí nước Anh rất thân thương, gần gũi, nhưng ta cũng thích đến đây nữa, nơi Tharwa này Họ yên lặng đi bộ một đoạn đường ngắn về phía biệt thự. Sau một lúc suy nghĩ, Nữ hoàng nói:
- Có lẽ ta mến nước Úc vì nó mới mẻ. Cũng như mở một trang nhật kí còn trong sáng. Ta luôn luôn cảm thấy khi ta đến đây là để bắt đầu lại và cố làm một điều gì tốt hơn ở nơi trong sáng, mới mẻ này.
Họ đi vào nhà và Nữ hoàng đưa Rosemary về phía có phòng ngủ. David đã đem sẵn đồng phục trong vali nhưng Quận công nói:
- Đêm nay chúng ta chẳng nên thay áo quần. Ngày mai bận rộn lắm, nên chỉ tập thể dục sơ sơ rồi đi ngủ cho sớm là việc chính Vì vậy chẳng mấy chốc tất cả tụ tập ở phòng đọc sách của Quận công để uống rượu cốc teo và rượu xêri, một người giúp việc nam mặc đồng phục phục vụ phân phối nước cà chua cho David.
Quận công hỏi:
- Chỉ huy trưởng, anh không bao giờ uống những thứ này chứ?
Thưa Ngài, không.
Khôn thật :
- Quận công vừa nhấp rượu xêri vừa nói :
- Đó là cách ứng xử hay là không thích?
Vì không thích, thưa Ngài :
Viên phi công trả lời, rồi do dự nói :
- Tôi luôn sợ uống rượu. Tôi nghĩ là có thể bị ghiền nên cũng không thử làm gì ! tôi nghĩ là theo cách này, tôi cũng hơi khác người Rosemary nói:
- Thật đấy, thưa Ngài. Anh ấy không uống một giọt. Con tin anh ấy là người độc nhất con quen, không biết uống rượu.
Nữ hoàng nói:
- Ta rất mừng khi nghe con nói như thế. Ta cảm thấy được an toàn hơn khi được cơ trưởng lái. David cười:
- Đó cũng là lí do tại sao họ chọn tôi vào công tác này, thưa Ngài. Chắc chẳng có lí do nào khác nữa.
Vô lí
- Nữ hoàng nói :
- Ta biết lí do tại sao họ chọn anh Trước khi ăn tối Macmahon có đến thăm và đồng ý cho Rosemary nghỉ một ngày. Tất cả bốn người ăn tối quanh một bàn ăn nhỏ dưới cửa sổ vòng cung trong phòng ăn rất lớn, câu chuyện xoay quanh về những vườn hoa của Úc, về nạn hạn hán ở Queensland. Họ uống cà phê trong phòng khách của Nữ hoàng. Sau đấy David và Rosemary xin rút lui và có xe đưa về lại khách sạn ở Canberra Sáng hôm sau đúng mười giờ, họ cất cánh khỏi phi trường Fairbairn và bay qua các ngọn núi ở độ cao mười ngàn bộ với một đoàn hộ tống gồm bốn chiếc đấu cơ của không lực hoàng gia Úc đến Berwick, hai mươi dặm về phía đông nam của Melbourne. Qua phi trường những chiếc đấu cơ này bay vút lên không và David cho chiếc Ceres đáp xuống và chạy vào phi trường. Có rất ít người trên phi trường vì cuộc thăm viếng được dấu kín và không tiết lộ cho báo chí biết và phi trường chỉ sử dụng cho việc thuê bao của tư nhân. Bốn chiếc xe hơi đã đợi sẵn trên đường băng. David đậu máy bay gần những xe này, xong tắt máy và trao máy bay cho Ryder, rồi theo Frank Cox và Rosemary, anh ta bước ra ngoài. Chẳng có phóng viên báo chí, chẳng có người quay phim làm cho chàng cảm thấy nhẹ nhõm Nữ hoàng đang nói chuyện với hai cụ già bên chiếc xe hơi, có một người khá mập. David đứng với Frank Cox và Rosemary có thể nghe được câu nói của Nữ hoàng:
- Đáng ra hai ông không nên đến đây, tôi sẽ đến nhà mà!
David nhận ra người mập là cụ Menzies, cụ ấy nói:
- Thần hy vọng là không đến nỗi già lắm để không thể đi xe ra phi trường đón ngài.
Ông cụ kia nói:
- Thưa Ngài, đúng thế ạ!
Nữ hoàng phán:
- Ai lại để cho hai ông đứng trong giá lạnh thế này! Hai ông có muốn xem qua máy bay không? Thật là loại máy bay tuyệt với! Có ngồi ở trong mới thấy êm, mà lại còn bay nhanh nữa. Từ Ottawa đến Canberra chỉ mất không đầy mười tám giờ bay Ông cụ Calwell kêu lên:
- Trời, nhanh thế!
Nữ hoàng quay lui tìm David:
- Đến đây, chỉ huy trưởng :
Quay về phía hai cụ già, Ngài nói :
- Đây là một trong những người đồng hương với hai ông, cơ trưởng của chiếc máy bay. Phi đội trưởng Anderson. Ngài Robert Menzies và cụ Ông Calwell.
David lịch sự mời:
- Thưa mời hai cụ lên xem qua một chút ạ!
Hai ông cụ nhìn nhau, rồi ông Calwell nói:
- Với tôi thì máy bay nào cũng giống nhau cả. Tôi đã xem nhiều loại máy bay cho đến cuối đời.
Ngài Robert nói:
- Tôi cũng có thể tưởng tượng ra nó :
Ông ngừng lại và đưa mắt nhìn chiếc máy bay khổng lồ màu bạc, rồi nói :
- Dick Casey chết tức thật! Chắc hẳn ông ta sẽ sung sướng có mặt ở đây để diện kiến Nữ hoàng đã đến nước Úc trên chuyến bay Úc trong phi đội Nữ hoàng và với một phi hành đoàn Úc :
Ông ta nhìn về phía Nữ hoàng :
- Thưa Nữ hoàng đây là phi trường riêng của ông ấy trong những ngày đầu tiên, ông ấy là chủ nhân của vô số đất đai quanh đây. Ông ta có phi trường riêng và tự lái máy bay như một người phi công cho mãi tới những năm trên bảy mươi, bà vợ Ông ta cũng là một phi công. Những năm bốn mươi tôi thường đến đây nhưng không hợp tính nhau. Ông ta có một nhà chứa máy bay làm bằng cây kia kìa ngay trên chỗ đất trưng bày của chi nhánh hãng Shell.
Nữ hoàng cắt dòng tư tưởng của ông ta bằng cách hướng dẫn ông ta trở về nơi đậu xe hơi và mời ông ta lên xe trước, rồi ngài mới lên sau. Quận công và ông Calwell lên một chiếc xe khác và cả hai chiếc chạy ra đường phố Melbourne. Chiếc xe hơi thứ ba đang đậu trên đường băng và David nói với Rosemary:
- Chiếc này dành cho chúng mình Người tài xế mở cửa cho nàng lên và David ngồi vào bên nàng. Họ cũng chạy theo những chiếc trước đến xa lộ các Hoàng tử và theo đường về Melbourne.
Rosemary nói:
.
Có lẽ ta bị lầm cũng nên anh ạ! Anh có nghĩ là xe này lái chúng ta suốt ngày không?
Chàng trả lời:
- Có lẽ vậy em ạ! Nó phải đưa chúng ta về Berwick trước năm giờ, nếu không Nữ hoàng không thể về Tharwa được. Giờ thì em muốn làm gì?
Nàng suy nghĩ một lúc rồi trả lời:
- Em muốn lái xe qua thành phố Melbourne để xem thử phố phường ra sao :
Quay về phía David nàng nói tiếp :
- Em quê lắm, thành phố gần biển, phải không anh?
David trả lời:
- Phải. Chẳng phải biển rộng đâu. Chỉ nằm trên bờ vịnh vòng cung lớn. Vịnh Port Phillip ở cực Bắc. Khoảng bốn mươi dặm là cùng Người ta có đi thuyền như ở bên Anh vậy không?
Trời! thứ gì mà chả có, bên em có những loại thuyền đua như thế nào thì ở đây cũng vậy thôi. Anh có một chiếc con Rồng đậu ở đây, trong câu lạc bộ Brighton.
Nàng nhìn chàng ngạc nhiên:
- Thế có lần anh bảo em anh đi chiếc con Rồng, thế nó ở đây sao?
Chàng gật đầu:
- Đây là thành phố quê hương của anh. Anh chỉ sinh ra ở Queensland nhưng suốt cuộc đời binh nghiệp của anh chỉ quanh quẩn trong thành phố Melbourne này. Anh đã cư trú tại Laverton trước khi đến nước Anh Nàng hỏi:
- Thế chúng ta đi xem chiếc con Rồng có được không? Em muốn tận mắt thấy một câu lạc bộ thuyền buồm của Úc.
Chàng trả lời:
- Dĩ nhiên rồi! Anh cũng muốn đi thăm lại nó, đã một năm rồi, anh chưa đến đây. Chúng ta cho xe chạy băng qua thành phố rồi kiếm chỗ nào ăn trưa, sau đó sẽ xuống Brighton.
Có xa không anh?
Chàng lắc đầu:
- Ngoài thành phố độ vài dặm. Ngoại ô mà! Đẹp lắm nhe!
Nàng nhìn quanh thích thú khi hai người lái xuyên qua vùng ngoại ô xa hơn. Nàng nói:
- Nhiều nhà mới ghê anh nhỉ? David, anh cho em dừng lại để xem đi!
Chàng đáp:
- Dĩ nhiên rồi! :
Chàng nhoài người tới trước và nói với người tài xế :
- Cái nhà kia vừa mới làm xong đấy! Dừng lại anh nhé!
Hai người bước xuống xe nàng nhìn quanh khu vườn bị xả rác. Nàng nói:
- Em thấy chỗ nào xây dựng cũng không tránh khỏi như thế này. Cũng phải mất nhiều thời giờ để sắp xếp ngôi vườn cho tươm tất, anh nhỉ?
Nàng đứng nhìn quanh và nói:
- Bất cứ ai có tiền cũng mua được một miếng đất và xây một ngôi nhà như thế này, anh nhỉ?
Chàng trả lời:
- Đúng vậy. Và rồi đó là sản nghiệp của em, em muốn làm gì thì làm, bán đi, đổi chác, sống ở trong đó hay cho thuê giá bao nhiêu tùy ý. Mà chẳng cần phải hỏi Bộ.
Anh nghĩ điều đó cũng phải thôi. Anh chưa bao giờ nghe nói là phải hỏi ý kiến của ai cả.
Nàng nói:
- Thật là vui khi có một căn nhà của riêng mình, cũng như có một chiếc thuyền vậy.
Cửa lớn mở, thợ sơn, thợ điện đến để làm những việc sau cùng. Cô gái hỏi:
- Anh muốn làm bao nhiêu cũng được, phải không? Ý em nói, nếu muốn làm cho căn phòng đẹp thật sự, sàn nhà và gương soi xung quanh đều bằng Inốc, một hồ cá làm bằng thạch cao nằnm chìm dưới nền có ánh điện màu hồng phản chiếu, có làm được chăng?
Chàng cười:
- Anh không nghĩ có điều gì trở ngại cả, nếu em có đủ tiền và em muốn làm như thế Hai người đi từ phòng này sang phòng khác. Những đồ đạc nội thất gợi lên óc tò mò của nàng, thiết trí các vòi nước và bồn rửa trong nhà bếp.
Nàng nói:
- Dĩ nhiên, những đồ mới này không có ở nước Anh vì chẳng có ngôi nhà nào mới xây cả. Những vòi nước và bồn rửa trong các căn nhà cũng cách đây sáu mươi cho đến bảy mươi năm. Những thứ như thế này khó mà cũ lắm!
Nàng quay về phía David hỏi:
- Anh David này, một căn nhà này giá bao nhiêu? Ý em nói là mới hoàn toàn.
Chàng đáp:
- Nếu là ba phòng ngủ và chẳng có gì đặc biệt cả, anh nghĩ cũng vào khoảng bốn năm ngàn Anh kim.
Nàng nhìn chàng cười:
- Nếu anh định kết hôn với ai, anh có đủ tiền mua nhà này không?
Chàng cười vui bảo:
- Dĩ nhiên rồi. Hai người thì mua phải được.
Nàng quay đi:
- Em có nói thế đâu. Em muốn nói là riêng anh cơ!
Hai người đi trở về xe hơi và lái về Melbourne. Chàng nói:
- Thành phố này chẳng có chi nhiều. Không lớn lắm, chỉ vào khoảng hai triệu dân thôi, nhưng theo em nghĩ nó có mọi thứ em cần:
Câu lạc bộ, nhà hát, phòng tranh và tụ điểm ca nhạc. Và, có lẽ là nơi đáng yêu vì rất nhiều công viên và các con phố rộng. Anh đã đi nhiều nơi trên thế giới, nhưng anh thích Melbourne, vì nó chẳng thua kém gì các nơi khác.
Cuối ngày nàng đồng ý với chàng cùng ăn trưa ở một quán ăn Hy lạp nhỏ mà chàng quen với ông chủ. Ông đã đối xử lịch thiệp vì tên chàng đã được các báo đăng tin liên quan đến cuộc viếng thăm bất ngờ tại Úc của Nữ hoàng. Từ đây xe đưa hai người về công viên Trearury, ở đấy chàng đã chỉ cho nàng xem lều tranh của thuyền trưởng Cook, được một ân nhân có lòng hào hiệp bảo quản sau khi bị phá huỷ ở Whitby và người ấy đã chuyên chở từng viên đá một, một cách sùng kính qua mười hai ngàn dặm để được tái thiết ở miền Antipodes, nơi thuyền trưởng Cook thám hiểm. Sau đấy hai người lái xe về câu lạc bộ thuyền buồm Hoàng gia ở Brighton. Ơû đây mùi biển mặn, mùi rong rêu, dầu bóng và gỗ ván thuyền mới đã gợi cho Rosemary kí ức quê hương ở Itchernor Oà anh David, đây là loại thuyền quốc tế mười bốn tấn và kia cũng là một chiếc nữa!
Đúng rồi :
- David nói :
- Họ có cả một đoàn thuyền như thế ở đây Nàng ngạc nhiên nói:
- Em đâu biết như vậy, em cứ nghĩ thuyền bên này cũng giống như thuyền ở Anh thôi!
Chàng cười nói:
- Do đó người ta mới gọi là thuyền quốc tế.
Hai người len lỏi qua các dãy thuyền để chồng chất lên nhau trên bến để đến thăm câu lạc bộ thuyền rồng của chàng đã bị phủ bụi thời gian Chàng nói:
- Đấy là chiếc Ariadne, có đủ cột buồm và sào căng buồm.
Rosemary nói:
- Nó cũng giống như một chiếc thuyền buồm loại Dragon của Anh, tuy đường nét của nó sắc sảo hơn.
David nói:
- Thuyền buồm mà! Cũng được bốn mươi năm rồi đấy, nhưng vẫn còn tốt chán!
Chàng đưa bàn tay sờ phía bên ngoài vỏ thuyền, cười nói với cô gái:
- Gặp lại được anh cũng mừng, giờ thì nó đang chờ anh trở lại với nước Úc.
Nàng đứng quan sát chiếc thuyền một hồi lâu rồi nói:
- Anh cũng mong trở lại đây lắm, phải không anh?
Chàng trả lời:
- Nơi đây là quê hương anh. Anh không thể bỏ qua dịp may tiến thân vào phi đội Nữ hoàng. Anh rất sung sướng đã không từ chối công việc đã may mắn đến với anh. Anh cũng đã bắt đầu hiểu thêm một phần nào về nước Anh. Nhưng anh mong một ngày trở lại cố hương, không còn bận bịu với công việc và tự do đi thuyền.
Chàng vỗ nhẹ vào con thuyền và mời nàng:
- Em có lên thăm buồng lái một chút không. Nó bẩn lắm đấy!
Em cũng muốn xem trên sàn thuyền như thế nào, anh David ạ!
Nàng bước lên thang và trèo vào buồng lái, lấy tay phủi bụi để xem nước sơn bóng ở dưới. Nàng hỏi:
- Chắc nó chạy nhanh lắm, anh nhỉ? Một ngày nào đó, em thích chính tay mình lái con thuyền này.
Chàng nói:
- Rồi em sẽ có dịp thôi.
Giả vờ như không nghe câu trả lời của chàng, nàng hỏi tiếp:
- Anh vừa mới nói là hiểu thêm được nhiều điều từ nước Anh là ý làm sao? Hay anh cũng bắt đầu cảm thấy mến nước Anh hơn trước, phải không anh?.
Suy nghĩ một lúc chàng trả lời:
- Anh không bao giờ thích sống ở Anh. Anh nghĩ là còn có nhiều nơi tốt hơn để sinh sống và đây là một trong những nơi ấy. Cái mà anh muốn nói là có quá nhiều thứ để chiêm ngưỡng và thích thú ở Anh. Những thành quả về kỹ thuật của họ, sự can đảm trong những điều kiện xấu bắt buộc họ phải chịu đựng, ngay cả chính Nữ hoàng. Cũng có nhiều thứ đáng ghét như hệ thống chính trị, sự nô dịch của công nhân viên chức. Không biết ở Anh có được phép phê phán chính quyền như ở Úc không, vì ở đấy chẳng có điều tệ hại như thế. Nghĩ cho cùng đây cũng là sự may mắn thôi, vì nếu dân Úc làm không đủ nuôi miệng thì đời sống của họ cũng như dân Anh hiện tại mà thôi.
Nàng suy nghĩ mãi mới nói ra được:
- Nhờ trời thương, nước Úc mới như ngày hôm nay.
Em nói sao? À, phải. Anh cũng nghĩ rằng nếu nước Úc cùng gặp vận rủi như nước Anh, hai nước chúng ta sẽ cùng hội cùng thuyền mà thôi. Căn bản, chúng ta là hai dân tộc giống nhau, nên phản ứng cũng giống nhau.
Nàng cười:
- Anh không nghĩ rằng dân Úc là một dân tộc cao cấp hơn sao?
Chàng thật thà trả lời:
- Anh cũng thường nghĩ như thế. Anh cũng nghĩ là dân Úc có được một chính quyền biết điều mà dân Anh đã đánh mất và điều đó đã làm cho xứ sở này sung sướng và thịnh vượng hơn. Nhưng giờ này thì anh không còn chắc chắn nữa. So sánh với nước Anh, nước Úc còn chậm tiến về khoa học, kỹ thuật. Anh cũng không chắc là điều ấy có dễ dàng hơn ở đây chăng, vì đất rộng người thưa, nên những ai có lòng gan dạ và quả quyết cũng có thể khởi đầu một sự nghiệp và mỗi ngày càng thấy phát đạt. Aên nhiều, làm nhiều, làm nhiều, phát triển mạnh. Anh không hiểu đấy có phải là nguyên tắc làm việc không, nhưng cứ tự đánh lừa mình như thế.
Nàng lập lại lời chàng:
- Đấy cũng chỉ là sự may mắn của một trò chơi.
Đúng rồi! Thế em có cảm nghĩ như thế nào với công việc của đất nước này?
Em chỉ thấy được mặt nổi của nó thôi, anh David ạ! Nàng trả lời:
- Em chỉ mới đến đây được bốn ngày:
Trong khách sạn Canberra, biệt điện, cửa hàng ăn chúng ta đã ăn trưa với nhau và câu lạc bộ thuyền buồm này.
Nàng cười nói tiếp:
- Em sẽ không dám nghĩ là có thích hay không nữa, nhưng em phải công nhận một điều là trước đây em chưa bao giờ biết Úc đẹp đến như thế, có nhiều loại hoa đến như thế và cây đang mùa ra hoa nhiều đến như thế! Nhưng không phải chỉ mới xem qua như thế mà đã vội kết luận là em yêu nước Uùc.
Chàng công nhận:
- Em nói đúng. Cũng phải cần sống một năm trong một trại chăn nuôi súc vật, chẳng có ai mà hàn huyên tâm sự ngoài trâu bò dê cừu, quanh năm thì hạn hán hoặc cháy rừng.
Nàng cười:
- Nếu như thế, thà em trở về căn hộ độc thân của em đường Dover còn vưi hơn!.
Nàng đứng dậy và chàng giữ thang cho nàng bước xuống. Hai người đi quanh và tìm thấy người quản đốc, nói chuyện với ông ta một chút về chiếc Ariadne, sau đấy hai người đi vào câu lạc bộ và uống trà bên cạnh cửa sổ nhìn ra cảng. Và rồi cũng đến giờ lên xe để trở về Berwick.
Vào giờ này đã có một đám người khá đông tụ tập trên phi trường và một số phóng viên báo chí được tin Nữ hoàng đến thăm viếng nước Uùc. Rosemary đi qua đám dân chúng không mấy khó khăn và bước vào phi cơ, riêng David phải để cho phó nhòm chụp ảnh và phỏng vấn. Chàng tìm cách thoái thác để lên máy bay bắt đầu công việc. Trong lúc ấy Nữ hoàng và Quận công được xe hơi đưa đến, dừng lại một chút để phóng viên chụp ảnh, rồi mới bước lên phi cơ. Frank Cox tiến về phía trước, nói vài lời với cơ trưởng cơ phó, sau đó David lái chiếc Ceres về cuối phi đạo và bắt đầu cất cánh. Bảy giờ kém mười, trong ánh sáng hoàng hôn, David đáp xuống Canberra.
Ngày hôm sau Frank Cox đến tìm David vào giờ ăn trưa trong nhà ăn sĩ quan ở phi trường Fairbairn. Ông ta nói:
- Phải trở về Luân Đôn ngày mai hay ngày mốt. Hai ngài muốn đề nghị một giờ cất cánh thích hợp.
Viên phi công gật đầu:
- Chắc hai ngài muốn trở về buổi tối, hạ cánh ở phi trường White Waltham vào lúc bảy giờ.
Tôi cũng nghĩ như vậy. Thế là hai ngài nghỉ được một đêm trước khi bắt đầu công việc trở lại.
David nói:
- Cách nhau mười tiếng đồng hồ. Tiếp tế nhiên liệu ở Ratmalana, như vậy phải mất mười giờ nữa vì đi về hướng tây ngược gió. Hai ngài có muốn dừng lại ở Tích Lan không?
Đại tá lắc đầu:
- Hai ngài muốn đi thẳng về Luân Đôn, càng sớm càng tốt.
Aø, vậy là tính thêm một giờ ở Ratmalana, vị chi hai mươi mốt giờ. Cũng nên để một giờ cho các phái đoàn. Vậy ta cất cánh ở đây lúc bảy giờ sáng sẽ đến White Waltham vào lúc bảy giờ tối.
Suốt chuyến bay ban ngày?
Đúng vậy, viên phi công trả lời:
- Thường thường bạn có thể thực hiện một chuyến bay ban ngày về hướng tây với vận tốc phi hành.
Tôi sẽ trình lại cho hai ngài rõ. Chắc phải để các ngài dùng trà sáng ở Tharwa và dùng sáng trên máy bay.
Đúng vậy, David nói:
- Aên sáng lúc tám giờ lúc chúng tôi đã chỉnh đường bay thẳng. Nếu đang cất cánh mà ăn sáng thì hơi bất tiện vì bàn ghế có thể xê dịch.
Suy nghĩ một lúc David lại nói tiếp:
- Hai mươi giờ. Một bữa ăn sáng và bốn bữa khác nữa. Làm sao nhỉ?.
Tôi cũng đang nghĩ như anh. Làm sao thuận tiện cho các ngài?
David gật đầu:
- Hai nóng, hai lạnh. Tôi phải gặp tiếp viên thì công việc sẽ xong ngay. Khi nào thì anh có thể thông báo cho tôi biết chắc giờ bay?
Máy bay có trở ngại gì không?
Không. Chúng ta có thể đi ngay, chỉ chờ lương thực.
Tôi sẽ điện thoại cho anh vào lúc bốn giờ chiều nay.
Sau đó Đại tá đã điện thoại, và chuyến bay trở về Luân Đôn sẽ được thực hiện một ngày sau đó. David dặn dò phi hành đoàn, chiếc Ceres được kéo ra khỏi nhà chứa phi cơ trong ánh sáng hoàng hôn và cho nổ máy thử, cuối cùng được đổ đầy nhiên liệu cho chuyến bay đến Colombo. Khi trở về khách sạn thì đã bảy giờ, chàng gặp Rosemary đang đứng chờ trong phòng khách khi chàng đi ngang qua. Bị chận lại chàng liền nói:
- Đợi anh một phút thôi, anh chỉ rửa ráy là xong ngay.
Nàng trả lời:
- Cũng được thôi. Em đã gặp trưởng nhóm bồi bàn và họ đã lo bữa ăn tối cho chúng ta. Người Uùc ăn tối sớm quá anh nhỉ?
Năm phút sau chàng có mặt bên nàng và họ đi ăn. Phòng ăn còn trống, nhìn quanh cũng chẳng có ai ngồi kề. Chàng hỏi:
- Về lại Luân Đôn, tin ấy đã được thông báo chưa em?
Nàng lắc đầu:
- Chắc sẽ được phát trong bản tin chín giờ vì sẽ gây sự thất vọng cho bao người ở đây, các ngài bảo thế.
Chàng gật đầu:
- Có lẽ thế. Ngài đã vắng mặt ở đây hai năm rồi! Nếu so với miền tây nước Uùc thì còn lâu hơn thế nữa. Bây giờ ngài đến chỉ một tuần đã trở về Anh quốc. Dân chúng không buồn sao được!
Cô gái nói:
- Không chỉ dân Uùc buồn đâu nhé!
Thế còn ai nữa Thì chính ngài. Đâu phải Ngài muốn trở về Anh quốc để nghỉ ngơi đâu!
Thì anh cũng biết thế.
Hai người yên lặng một lúc. Đến lượt Rosemary nói:
- Tharwa sẽ không bị bỏ phế !
Em nói sao?
Xe hơi còn đang đậu trong nhà chứa xe và nhân viên đang còn bận rộn trong căn nhà ấy. Trước khi chúng ta đến đây tất cả mọi thứ cũng đã được chăm sóc, bảo trì. Lần này họ chuẩn bị rất chu đáo để đón ngài, mọi người làm việc suốt đêm. Giá như chúng ta không dừng lại ở đảo Christmas, chưa chắc mọi thứ đã làm xong. Ngay trong nội bộ, sự quyết định gấp rút của Ngài đi từ Ottawa đến Tharwa sau hai năm xa cách, mà một ngày sau là phải đến rồi, như thế cũng đã làm cho công việc khó khăn đến bao nhiêu!
Chàng trả lời:
- Anh chưa bao giờ nghĩ đến điều ấy. Thế căn nhà đã không được chăm sóc, bảo trì hay sao?
Nàng lắc đầu:
- Ý em muốn nói ngài đến đây có hơi sớm hay chăng?
Nàng nói:
- Cũng có thể như thế, nhưng cũng do hoàng tử Charles và công chúa Anne một phần. Dầu sao, vương cung Tharwa cũng đang mở cửa đón khách cơ mà!
Chàng cười:
- Thế nào rồi bác Donald của em cũng sẽ đến thăm các chiếc Ceres này.
Nàng chỉnh lại:
- Có lẽ em phải thăm bác ấy thì đúng hơn.
Chàng nhìn nàng hỏi:
- Nếu Nữ hoàng trở lại đây sau khi đã hoàn tất công việc ở Luân đôn, em có đi với ngài không?
Có thể lắm anh ạ! Lần này mọi việc đều êm xuôi , Thiếu tá Macmahon hình như có thể đảm trách hoàn toàn công việc mà ngài phó thác, nếu ông ấy đi, có lẽ em được đi. Em thấy Huân tước Marlow không thể đi nhiều được vì tuổi già sức yếu. Hơn nữa, em nghĩ cụ ấy không thể đến đây thường xuyên như Thiếu tá Macmahon được. Ông ấy là thành viên già nhất trong lớp quí tộc.
David gật đầu:
- Ông cụ không thể đến đây được. Thiếu tá Macmahon nói rất phải.
Hai người ăn xong, đi ra ngoài hàng hiên bao quanh sân vườn và ngồi xuống trên ghế dài cùng uống cà phê. Chàng phi công nói:
- Uống xong cà phê này là anh đi ngủ liền. Năm giờ anh đã phải thức dậy. Xe đến đón anh lúc năm giờ hai mươi.
Trong đêm tối ấm áp, những luống hoa bảy mùi hương. Nàng nói:
- Đêm mai thì chúng ta không thể ngồi như thế này được nữa. Trời đã vào giữa mùa đông, còn ba tuần lễ nữa là đến Giáng sinh.
David nhắc nhở:
- Anh đoán thế nào rồi White Waltham cũng phải gặp nhiều sự khó khăn trước mặt. Mùa sương mù đã đến cũng ngăn bớt tầm nhìn. Nếu như thế, có lẽ chúng ta phải đổi hướng và đưa các ngài hạ cánh xuống phi trường Luân đôn, ở đấy có đài rađa kiểm tra mặt đất khi đáp.
Dầu còn quá sớm, nhưng đã có một số đông người tụ tập ở phi trường Fairbairn sáng hôm ấy để đưa tiễn Nữ hoàng. Khi chiếc xe hơi hoàng gia dừng lại trước máy bay, Nữ hoàng và Quận công bước ra tiếp chuyện ngài Toàn quyền và Thủ tướng một lúc, trong lúc ấy máy quay phim hoạt động và đèn chớp ảnh sáng liên hồi. Sau đấy hai ngài bước lên chiếc Ceres và cánh cửa máy bay đóng lại. Frank Cox tiến về phía David nói mấy câu và sĩ quan phi hành bắt đầu cho nổ máy và lái về phía phi đạo. Năm phút sau, tất cả đều ở trên không có chiến đấu cơ hộ tống ở mỗi bên, máy bay từ từ lên đến cao độ phi hành khi bay qua tiểu bang New South Wales.
Ơû trung tâm nước Uùc, thời tiết trong sáng và không một vẩn mây. Qua khỏi vùng đất lồi lõm của khu Broken Hill, máy bay đã trở lại độ cao thăng bằng. Nữ hoàng gửi lời cám ơn các phi cơ hộ tống qua vô tuyến, sau đó những máy này tách ra và hạ cánh xuống mặt đất và cả đoàn tùy tùng hoàng gia bắt đầu ăn sáng. Gần chín giờ, máy bay bay qua trên tuyến đường sắt Odnadatta, từ Alice chạy về nam. Đến giờ này, trước mặt họ chẳng có gì ngoài những vùng đất hoang hóa màu vàng và màu hồng của sa mạc Uùc. Từ đây đến Aán độ dương vào lúc mười một giờ, máy bay giữ một độ cao đều và không thay đổi, tới một nơi gọi là Marble Bar, biển đã hiện ra trước mặt. David nhường tay lái cho Ryder, ăn trưa và đi nằm một lát. Họ bay qua một phần của đảo Christmas và bay gần song song với bờ biển của đảo Java và Sumatra, vào khoảng một trăm năm mươi dặm về hướng nam, cứ bay như thế suốt cả buổi chiều trong bầu trời quang đãng. Vào lúc bốn giờ, giờ Canberra, họ bắt đầu hạ độ cao và đáp xuống Colombo và uống trà chiều. Một giờ sau David cho chiếc Ceres hạ cánh trên đường băng Ratmalana, từ khi rời Canberra đã mười giờ bay. Theo giờ địa phương thì trời đã về chiều.
Theo yêu cầu của Nữ hoàng, không được tuyên bố gì đối với cuộc thăm viếng trên đường bay, nên chẳng có báo chí hoặc dân chúng ở phi cảng và chỉ có độc nhất một nhiếp ảnh viên có được bản tin riêng, nhưng cũng có vài người tập hợp quanh vị Toàn quyền và ngài Thủ tướng đang đợi chờ đón Nữ hoàng trên sân bay. Nữ hoàng và Quận công bước ra khỏi phi cơ và đứng hàn huyên với họ trong bóng râm của các tòa nhà ở phi trường trong lúc chiếc Ceres đang được tiếp tế nhiên liệu và kiểm tra. Chỉ trong năm mươi lăm phút David báo cáo với Đại tá Cox công chuyện đã xong xuôi và sẵn sàng bay. Mười phút sau, họ đã ở trên không, máy bay đang ở độ cao phi hành đang bay qua mõm Comarin trên đường đến vịnh Ba tư và đảo Síp. Nếu bay thẳng sẽ đi qua xứ Kurdistan và Hắc hải, vẫn còn là biên thùy của những kẻ thù địch và ưa gây chiến, tốt hơn nên tránh cho đường bay của Nữ hoàng nước Anh.
Vào khoảng tám giờ sáng, giờ Greenwich, từ khi rời Colombo, máy bay bay qua biển Ả rập, mọi người đều buồn ngủ và đang ngủ gà ngủ gật trong ghế ngồi, Nữ hoàng và Quận công đã trở về buồng riêng. Trong tay lái, cả ba người Frank Cox, David và Ryder cùng kiểm tra đường bay trong suốt ba tiếng đồng hồ nhưng chẳng có việc gì nhiều vì máy bay đi theo đường bay nhất định của tay lái tự động. Vào lúc mười một giờ rưỡi, họ đến vịnh Oman trước khi đến vịnh Ba tư và bay qua thành phố Muscat, lúc một giờ họ bay qua Kuweit. Một giờ bốn mươi phút sau, đảo Sip ở phía dưới họ, họ đổi đường bay hướng về Luân Đôn. Vào lúc bốn giờ họ đến phía Nam thành phố Belgrade vào lúc chập choạng tối và một giờ sau đã đến vùng phụ cận của thành phố Munich, David bắt đầu hạ thấp cao độ từ xa để chuẩn bị hạ cánh. Và cũng từ đây họ bắt đầu gặp trở ngại.
Họ đã thông báo cho đài kiểm soát không lưu Luân đôn về giờ đến phỏng định và xin lời chỉ dẫn về thời tiết thật sự. Trong vài phút sau trực vô tuyến trao cho David một mảnh giấy. Có Frank Cox ở bên, David đang gò lưng trên bàn đồ thị nghiên cứu.
Hai người cùng nghiên cứu mẫu tin trong yên lặng:
- Một buổi tối tháng chạp điển hình. Đại tá Cox phát biểu.
Có mây thấp trên toàn miền Nam nước Anh với những cụm sương mù. Ơû phi trường Luân đôn mây xuống thấp tám trăm bộ, tầm nhìn xa trên mặt đất là sáu trăm mét. Có điều kiện đóng băng ở hai ngàn bộ.
David gật đầu:
- Tôi nghĩ là chúng ta nên xin đổi hướng về Luân đôn. Trong điều kiện như thế này, đáp xuống White Waltham chẳng có thiết bị hạ cánh đâu. Phi trường Luân đôn thuận lợi cho chúng ta hơn trong một đêm như thế này.
Đại tá không đoàn trưởng nói:
- Tôi đồng ý.
David phát tín hiệu và đợi chờ sự trả lời chấp thuận và thông tin cho một chiếc máy bay đang ở trên không trung. Mười phút vẫn chưa có trả lời trong lúc ấy máy bay của họ đang tiến dần đến nước Anh với vận tốc sáu trăm dặm giờ và giảm độ cao một ngàn bộ một phút. Cơ trưởng nhăn mày và lặp lại lời thỉnh cầu được đổi hướng đến phi trường Luân đôn, nhấn mạnh cao độ và vị trí và giờ đến phỏng định.
Cuối cùng cũng có trả lời:
- Giữ cao độ ba mươi ngàn bộ. Chấp thuận đổi hướng về phi trường Driffield, thuộc Yorks. Mây ở Driffield ba ngàn bộ, tầm nhìn năm dặm.
Hai sĩ quan nhìn bản tin sửng sốt. Frank Cox buột miệng nói:
- Trời đất, chúng ta không thể theo lệnh họ đáp xuống Yorkshire.
Viên phi công cắn môi:
- Nhưng họ đã nói như vậy.
Thế máy bay có lên xuống phi trường Luân đôn không?
David quay về chuyên viên vô tuyến, người này nói:
- Thưa cơ trưởng máy bay vẫn hoạt động bình thường ở Luân đôn. Tôi nghe họ trao đổi với nhau trên tầng số cao. Họ vẫn đáp bình thường.
Đại tá Cox nói:
- Anh hãy điện cho họ như thế này:
- Xin phép được đáp ở phi trường Luân đôn, toàn thể hành khách là hoàng cung
Ký tên, chỉ huy trưởng Phi đội Nữ hoàng.
David hỏi:
- Chúng ta xuống ba mươi ngàn bộ, được không Đại tá? Chúng ta đến gần rồi mà!
Frank Cox lưỡng lự. Trong ngành hàng không, việc đến gần một vùng có nhiều máy bay ban đêm phải được tuân thủ và những chỉ thị của đài kiểm soát không lưu phải được tôn trọng tuyệt đối, ai cũng phải biết điều đó. Tuy gật đầu nhưng vẫn không vừa ý:
- Cứ hạ xuống ba mươi ngàn bộ nhưng nhớ giữ đường bay, ông ta nói.
David đến nói với Ryder đang cầm tay lái rồi trở lại bàn đồ thị ngay. Hai phút sau lại có tín hiệu trả lời:
- Cho phép không, lập lại không, cấm hạ cánh xuống phi trường Luân đôn vì chưa rõ kinh nghiệm của phi hành đoàn Uùc. Bay tiếp đến phi trường Driffield và cho biết giờ đáp phỏng định.
David đỏ mặt giận dữ:
- Tôi nghĩ từ này Đại tá nên đảm trách việc này. Anh ta nói.
Đây chỉ là một công việc được thổi phòng. Đại tá Cox bình tĩnh trả lời.
Có người nào đó ở ngoài muốn làm cho vụ này rắc rối thêm. Nghỉ một chốc ông ta nói tiếp:
- Hãy gửi văn bản này:
- Phi hành đoàn đã được huấn luyện đầy đủ về những thiết bị hạ cánh do công ty Hàng không Anh quốc đào tạo, đã đạt những tiêu chuẩn của công ty này. Yêu cầu được đáp xuống phi trường Luân đôn.
Hai sĩ quan ngồi ở bàn tọa độ, yên lặng chờ đợi trả lời. Chốc sau lại có văn bản:
- Tên của phi hành đoàn không thấy xuất hiện trên danh sách bay hằng ngày. Cho phép không, lập lại không, ưu tiên đáp xuống Luân đôn bị hủy bỏ vì điều kiện thời tiết bắt buộc. Tiếp tục bay đến phi trường Driffield, cho biết giờ định hạ cánh.
Frank Cox nói:
- Thay đổi đường bay đến Driffield, Nigger, cho họ biết giờ định hạ cánh.
Sĩ quan hoa tiêu yên lặng đi tới bàn tọa độ và bắt đầu đổi hướng bay, anh ta ra hiệu và hướng dẫn cho Ryder đang điều khiển tay lái. Sau đấy anh ta thay phiên cho Ryder và ngồi vào ghế cơ trưởng. Anh ta không còn nổi giận nữa, vì anh ta biết rằng đối với bản thân và ngay cả phi hành đoàn chẳng cần phải khiếu nại. Anh ta cũng biết rằng Bộ chỉ huy huấn luyện của Công ty Hàng không Anh quốc ở Hurn, trong việc kiểm tra, đã bảo đảm năng lực của toàn thể phi hành đoàn. Đây có lẽ là một việc trọng đại hơn thế. Đây cũng có thể là một hành động nhỏ nhen, vụn vặt, của một giới chức có tầm cỡ muốn nói với Nữ hoàng rằng:
- À, nếu bà yêu cầu được bay với bọn thuộc địa, bà cũng nên chịu đựng vài sự khó chịu, phải không? Tại sao bà lại không để yên cho Liên hiệp Anh và tại sao lại không ở mãi trong nước Anh, có hơn không? David cũng thắc mắc tại sao Huân tước Coles lại có một đầu óc vụn vặt, nhỏ nhen như vậy?
Sau lưng David, Frank Cox đã lấy bức điện tín và cầm theo. David ở trong ghế nhìn với theo, qua cánh cửa mở vào buồng của Quận công anh ấy thấy Cox gõ cửa buồng Quận công. Anh ta mím chặt môi khi nghĩ đến cuộc đón tiếp Nữ hoàng trở về nước Anh như thế này đây và trở lại công việc với trái tim nặng trĩu. Chẳng có một chiến đấu cơ nào dàn chào Nữ hoàng, cũng chẳng có Thủ tướng đứng đợi trên đường băng để đón chào Nữ hoàng. Có một điều gì đó rất khác lạ.
Chàng bay thêm mười dặm cho gần tới Driffield, và cao độ hai ngàn năm trăm bộ, thì phi trường đã hiện ra trước mặt, phi đạo và phụ đạo đèn sáng lên. Driffield là căn cứ của không lực Hoàng gia, và David cứ thắc mắc là tại sao họ chọn nơi đây làm nơi hạ cánh, trừ phi đây chỉ cách ga xe lửa chính của York bốn mươi dặm và như thế giảm được tối đa sự nhọc mệt và bất lợi cho Nữ hoàng sau chuyến công du dài ngày. Anh ta cho Ceres bay một vòng nhỏ, cách hàng rào phi trường ba dặm là hạ cánh xuống phi đạo ngay, từ Canberra đến mất hai mươi mốt tiếng rưỡi.
Anh ta cho máy bay đổ lại trên đường băng nơi có một nhóm nhỏ sĩ quan đang đợi chờ bên hai chiếc xe hơi và anh cho máy bay tắc máy. David ra khỏi ghế bay, đội nón lên, sửa lại quân phục và đi thẳng đến phòng khách. Nữ hoàng vừa bước ra khỏi buồng riêng, quay lại nói với David:
- Thành thật cám ơn cơ trưởng Anderson. Thật là một chuyến bay dễ chịu.
David trả lời:
- Tôi rất tiếc phải đổi nơi hạ cánh, thưa ngài. Tôi nghĩ cũng làm ngài bận tâm. Chúng tôi hứa chắc chuyện này sẽ không xảy ra nữa lần tới!.
Nữ hoàng ôn tồn nói:
- Đừng buồn lòng. Ta biết cơ trưởng cũng không thể làm gì hơn! Cám ơn cơ trưởng đã giúp ta một chuyến đi an toàn và thú vị. Nữ hoàng quay đi và rời máy bay.
David dừng lại bên ghế của Rosemary và giúp nàng mang chiếc túi xách, rồi đi theo nàng xuống đến đường băng. Trong đêm tối, cơn gió lạnh buốt từ Bắc hải thổi tốc vào hai người. Chàng nói:
- Em sẽ về Luân Đôn với Nữ hoàng chứ?
Có lẽ vậy, anh Nigger ạ! Nàng trả lời:
- Em nghĩ là họ sẽ cho xe đưa tới York cho kịp chuyến tàu lửa mười giờ hai mươi. Anh sẽ làm gì?
Anh sẽ ở lại giữ máy bay. Chàng trả lời:
- Ngày mai anh sẽ bay về White Waltham nếu còn được phép bay ở nước Anh.
Nàng buồn buồn nói:
- Giá em đến được với anh. Đến được ga King s Cross chắc cũng phải ba giờ sáng.
Chàng phải rời nàng ngay để còn sắp xếp cho phi hành đoàn đưa máy bay vào nhà chứa máy bay. Chàng ở lại với anh em cho đến khi máy kéo đưa chiếc Ceres vào chỗ trú và đóng cửa lại. Rồi chàng đi vào nhà ăn sĩ quan của không lực Hoàng gia. Chàng thấy Nữ hoàng và Quận công đang dùng bữa tối trong tư thất của Tư lệnh không quân Hoàng gia. Đám tùy tùng còn lại dùng bữa trong nhà ăn sĩ quan. Đoàn xe chuyên chở cả phái đoàn đến ga York đã được ấn định lúc tám giờ bốn mươi lăm.
David cũng nói được vài lời với Frank Cox trước khi ông ta đi Luân đôn với đoàn tùy tùng. Đại tá nói:
- Tôi sẽ điện thoại cho anh vào sáng mai. Có lẽ cũng phải đến mười một giờ, ngay khi đã sắp xếp ổn thỏa cho chuyến bay của anh về White Waltham.
David hỏi ngay:
- White Waltham còn mở cửa cho chúng ta chứ, Đại tá.
Tôi đâu có nghe là không mở cửa. Thế anh có biết chuyện gì à?
Không. Tôi chỉ lo thôi.
Tôi nghĩ mọi việc sẽ êm đẹp. Anh cũng đừng nên quá lo làm gì, Nigger ạ. Đấy chỉ là điều bực mình nhỏ nhặt. Chẳng làm gì được anh và phi hành đoàn của anh đâu. Nếu họ thật sự không biết, họ sẽ tìm ra tất cả khi hỏi công ty hàng không Anh quốc. Ông ta dừng lại một chút rồi nói tiếp:
- Không, có điều gì hơi khác lạ, nhưng lại là việc của Nữ hoàng. Nếu tôi là anh, tôi sẽ quên đi tất cả.
Cũng phải lâu lắm tôi mới quên được. Viên phi công buồn buồn nói:
- Ngài là Nữ hoàng của tôi mà cũng là của anh. Tôi chẳng phải là thằng mất gốc chết tiệt đâu!
Đại tá nhìn David hơi sửng sốt:
- Đấy cũng là một quan điểm mà tôi chưa nghĩ tới.
David nói:
- Cũng đã đến lúc có người nghĩ tới rồi! Nữ hoàng giờ đây đã mệt đừ, thế mà có thằng lai căn mất gốc nào lại bắt Ngài phải đi thêm sáu giờ đồng hồ nữa, vừa xe vừa tàu, giữa đêm khuya, chẳng nghĩa lý gì cả. Tôi chẳng thích như thế. Cao ủy của chúng tôi cũng chẳng thích như thế. Và Canberra cũng chẳng ưa gì khi nghe câu chuyện đã xảy ra.
Im lặng một lúc, rồi Đại tá không đoàn trưởng nhìn lên, mỉm cười nói:
- Thật khó nhỉ?
Anh chàng người Uùc nói:
- Anh nói đúng, khó thật. Không phải tất cả những thằng mất gốc đều là quân chết tiệt. Tôi nói như thế chỉ là một hình ảnh của ngôn từ.
Phần lớn dân Uùc cũng là dân lai căn mà! Đại tá Cox nói:
- Vậy chỉ nên nói bọn chết tiệt đáng phỉ nhổ mà thôi.
Hai người cùng cười bên ly cà phê.
Ngày tiếp theo, David lái chiếc Tare đáp xuống phi trường White Waltham. Anh ta cũng thấy Dewar với chiếc Sugar ở đấy, có hơi ghen tức với phi hành đoàn vì được bay vòng quanh thế giới nhưng cũng lo lắng khi nghe câu chuyện xảy ra như thế. David đã nói chuyện qua điện thoại với Frank Cox và được lệnh là chiếc Tare phải chờ đợi một cuộc kiểm tra chuyên môn do các nhà sáng chế trong vòng ba ngày, công việc này cũng do hãng chế tạo điều hành. Hôm sau, David bay máy bay về Hatfrield vào buổi sáng và giao máy bay cho xưởng de Havilland và trở về White Waltham bằng đường bộ.
Chiều hôm đó, chàng nhận được điện thoại từ phủ Cao ủy hẹn cuộc gặp giữa chàng và ông Harry Ferguson chiều hôm sau. Chàng đã có những cuộc hẹn như thế nhiều lần với Cao ủy trong suốt thời gian làm việc cho Phi đội Nữ hoàng để báo cáo công việc và những khó khăn gặp phải trong khâu tổ chức hay trình bày với Cao ủy về chiếc Tare ở phi trường White Waltham Cao ủy muốn chàng tường trình chuyến bay đến và đi từ Uùc cũng là chuyện thường tình. David đã điện thoại cho Rosemary và mời nàng dùng bữa tối cùng chàng tối hôm đó và hẹn sẽ đón nàng ở căn hộ quen thuộc vào lúc bảy giờ.
Ông Fergreson, người hơi đẫy đà, mặc bộ vét xám, chào và mời David ngồi vào chiếc ghế bành kê bên cạnh bàn giấy. Khi David trình bày xong, ông ta muốn biết tất cả về chuyến bay, đặc biệt ông ta lưu ý đến đảo Christmas. Ông ta hỏi:
- Đảo ấy như thế nào? Tôi chưa bao giờ đến đó. Tôi nghĩ rằng cũng ít người biết đến.
Viên phi công nói:
- Đấy là một nơi khá đẹp. Chỉ là một hòn đảo san hô vòng. Chuyến đi cũng bình an, nhưng việc tiếp tế nhiên liệu quá cổ hủ. Nếu chúng ta thường xuyên đến đấy, nên có những bồn chứa nhiên liệu thích hợp và máy bơm cùng ống dẫn xăng. Dầu sao chúng cũng cần thiết cho mục đích chiến lược.
Nhớ viết cho tôi một bản tường trình, anh David nhé!
David ghi vào sổ tay.
Ông Fergreson lại nói tiếp:
- Tôi chưa bao giờ có mặt trên một đảo san hô nào. Một ngày nào đó, tôi phải đi cho biết. Thế Nữ hoàng trú chân ở đâu?
Trong tư thất của ông Quận trưởng. David kể cho ông ta nghe mọi chuyện và nói cho ông ta biết là Nữ hoàng hình như rất thích thú về ngày nghỉ lại trên đảo Christmas.
Sau đó chàng nói tiếp:
- Nếu Nữ hoàng có ý định đến thăm Uùc nhiều lần từ Canađa, Nữ hoàng sẽ ghé lại đảo thường xuyên hơn, vì đấy là nơi thuận lợi cho việc tiếp tế nhiên liệu, nên Ngài rất muốn một cơ ngơi nhỏ ở đấy của riêng ngài?
Ông Fergreson nhướng mày:
- Thật à?
David kể cho ông ta nghe câu chuyện nghe lóm được giữa Nữ hoàng và Quận công. David nói tiếp:
- Đường bay từ Ottawa đến Canberra quá xa. Ngay cả chiếc Ceres, cũng phải mất mười tám giờ bay và với tuổi Ngài đường bay như thế quá xa nếu không có chỗ nghỉ chân. Chín mười tiếng đồng hồ căng thẳng cũng quá đủ. Nếu Nữ hoàng có được một biệt thất nhỏ ở đấy, chỉ nhỏ thôi với hai phòng ngủ, có lẽ ngài sẽ sử dụng nó làm chỗ nghỉ ngơi trong một ngày trong lúc chuyến bay gián đoạn. Không hiểu Ngài có muốn đi con đường ấy thường xuyên không?
Có thể lắm. Theo sự sắp xếp mới, cứ ba hay bốn tháng, ngài đi theo con đường ấy là thuận lợi hơn cả.
David không muốn hỏi những sự sắp xếp mới là gì nên nói tiếp. Tôi nghĩ rằng chính phủ liên bang sẽ bỏ tiền ra để dựng một căn nhà nhỏ bằng ván cây.
Cũng có thể lắm. Cao ủy nói:
- Ai lo phục vụ ngài?
Viên phi công trả lời:
- Ngài cần một nam và một nữ tiếp viên không nằm trong cơ số của máy bay. Và như thế là đủ rồi vì Ngài đa õcó nô tì đi theo hầu.
Hai người thảo luận với nhau một lúc, sau đó vị cao ủy nói:
- Anh làm ơn viết những điều này vào bản tường trình nhé ! Tuy là tiểu tiết nhưng tôi cần biết. David ghi vào sổ tay. Thế chuyện lộn xộn xảy ra là gì mà anh phải đáp xuống vùng này? Chuyện anh phải đổi hướng bay đến Yorkshire?
David kể lại cho ông ta nghe. Cuối cùng, ông ấy nói:
- Tôi hiểu. Phi trường Luân đôn là phi trường dân sự và họ đòi hỏi phi công phải có chứng chỉ ưu hạng trong việc đáp xuống vào thời tiết xấu. Những chứng chỉ này chỉ cấp cho những phi công dân sự. Họ đòi hỏi anh cũng thế.
Viên phi công trả lời:
- Đúng vậy. Phi công quân đội không sử dụng phi trường Luân đôn như lệ thường vì họ không có bằng lái dân sự. Đấy cũng là lý do bắt buộc chúng tôi đáp xuống Driffield đó là phi trường của không lực hoàng gia, vì chúng tôi thuộc không lực Hoàng gia Uùc.
Thế không có phi trường quân sự vào gần Yorkshire sao?
Viên phi công trả lời:
- Tất nhiên là có rồi, hàng chục nữa là khác.
Thế họ có biết anh được hàng không dân dụng Anh quốc đào luyện theo tiêu chuẩn của phi hành đoàn chăng?
Dĩ nhiên là phải biết :
- David trả lời :
- Chúng tôi cũng đã nói rõ trong bức điện văn, đang còn bản lưu đây. Anh ta đưa qua cho vị cao uỷ đọc :
- David nói tiếp :
- Dầu sao hàng không dân dụng Anh quốc cũng không huấn luyện cho chúng tôi hạ cánh ở Hurn. Chúng tôi tự huấn luyện lấy.
Ông Ferguson để những bản lưu xuống và nói:
- Tôi hiểu rằng có thằng nào đấy hơi cù lần Chàng phi công nói:
- Có lẽ vậy. Anh Frank Cox nói là có người nào đó đứng ngoài cố làm cho tình thế khó khăn và làm cho Nữ hoàng mệt chơi. Nó muốn dạy cho Nữ hoàng một bài học là không đến các thuộc địa nữa.
Tôi hiểu.
Nghỉ một lúc, vị cao uỷ nói:
- Anh nghĩ về nước Anh như thế nào? Giờ thì anh đã có quá nhiều kinh nghiệm về một nước như thế!
David cười nói:
- Công an cảnh sát ở đây tuyệt vời thật :
Rồi chàng nói thêm có vẻ trịnh trọng :
- Thật ra cũng chẳng có gì đáng phàn nàn, thưa ông. Đây cũng là lần đầu tiên chúng tôi cảm thấy mất vui. Tôi không nghĩ rằng họ cố ý nhắm đến chúng tôi, chỉ là một phi hành đoàn!
Ông Ferguson có vẻ suy tư nói:
- Không đâu, tôi nghĩ rằng họ muốn chơi với cấp cao hơn.
Sau khi đã thảo luận về những công việc thường nhật, David rời toà đại sứ Úc và đi bộ suốt con đường sông dẫn tới câu lạc bộ của chàng. Một cơn lạnh buốt đột ngột ập đến và cơn mưa phùn như sương rây nhẹ làm tê tái, sau niềm vui ấm áp của Canberra. Dân chúng trên đường phố trông phờ phạc và co ro, so với sức khỏe hồng hào của người dân nước Úc, nhưng trông họ cũng có dáng vẻ trầm tư và cương quyết luôn luôn là một điều mới lạ đối với David. Một lần nữa, anh ta lại bị sự ray rứt giữa sự ganh tị và ngưỡng mộ đối với họ, những người này không phải là những con người không đáng kể. Chính họ đã chế tạo ra chiếc Ceres, hàng ngàn phát minh kỳ lạ khác mà xứ sở của anh ta chưa thể làm nổi. Anh ta đi đến câu lạc bộ trong dãy phố Pall Mall và ngồi xem báo hàng tuần để theo dõi thật sát tình hình nước Anh trong những ngày anh ta đi xa. Rõ ràng là có điều gì đó đã xảy ra nên hạ viện mới đưa đề tài phiếu bầu nhiều thành phần ra thảo luận, đó là tin tức hàng đầu, nhưng không thể thu gom tất cả những sự kiện do các tuần báo đăng tải. Với ly cà phê, anh ta ngồi đọc qua các đề mục. Trong các báo của đảng bảo thủ, người ta đề cập nhiều đến việc cải cách phiếu bầu. Trong các báo Lao động có những bài báo chỉ trích gay gắt về cố gắng táo bạo của nhóm Tories muốn hủy bỏ dân chủ và trở lại hình thức cai trị cổ hủ đặc quyền, đặc lợi. Toàn là những bài báo không mấy vui, một bản cáo trạng về sự mất đoàn kết về những nguyên tắc căn bản mà David nhớ lại trong chính đất nước của mình. Bỏ tờ báo xuống, anh ta thở dài với nỗi nhớ nhung quê nhà, ở phía Nam bán cầu mà anh vừa mới chia tay.
David gọi điện thoại về căn hộ của Rosemary vào lúc bảy giờ. Nàng đưa chàng tới một nhà hàng ăn thật nhỏ và kín đáo ở chợ Shepherds, ở đấy các bàn ăn sắp xếp một khoảng cách xa để những khách quen có thể nói chuyện kín đáo, ở đấy chủ nhân phô bày tài sắp xếp tuy đơn giản nhưng thích hợp với khung cảnh bị hạn chế và ở đấy số tiền mà khách phải trả cũng xứng với sự kiến tạo đặc biệt này. Chàng đưa áo choàng của nàng cho nhân viên phục vụ và ngồi xuống gọi một ly nước sêri và một ly nước cà chua.
Chàng hỏi nàng:
- Chuyến đi về Luân Đôn thế nào hả em?
Nàng trả lời:
- Bị sương mù nên mãi ba giờ chiều mới đến được ga King s Cross Chắc là đi toa giường nằm?
Nàng lắc đầu:
- Họ không thể sắp xếp kịp anh ạ. Cả đoàn chỉ đi toa thượng hạng thôi. Khi đến Luân Đôn trông Ngài có vẻ mệt mỏi lắm!
Chàng cắn môi nói:
- Nghĩ về chuyện ấy mà anh thấy đau! Thật ra đâu phải cần làm như vậy.
Nàng trả lời:
- Đâu phải lỗi tại anh. Sáng nay có bản phúc trình gửi đến cơ quan em của Bộ hàng không. Chẳng có gì vướng bận đến cá nhân anh.
Anh biết thế, nhưng anh vẫn đau. Em có biết tên da đen nằm trong đống gỗ ấy là ai không?
Nàng lưỡng lự một chút rồi nói:
- Hãy quên đi anh ạ! Đó không phải là chuyện liên quan đến chúng ta.
Em nói phải :
Hai người ngồi yên lặng. Chàng thình lình hỏi :
- Có ai đến đón Ngài ở ga King s Cross không em?
Hoàng tử Charles và công chúa Anne :
Nàng trả lời :
- Vào buổi sáng sớm mà ăn mặc diện như thế nên cả hai đều rất lịch sự.
Chàng sốt ruột hỏi:
- Thế không có Thủ tướng à? Nội các có ai đến chăng?
Không anh ạ!
Chàng im lặng, đến giờ món hors d oeuvres do bồi bàn bưng ra. Chờ cho chàng phục vụ đi khỏi, David nói:
- Anh đọc hết các bài báo trong tuần xem thử họ nói gì lúc chúng ta đi vắng. Hình như cũng có nhiều liên hệ đến phiếu bầu nhiều thành phần.
Nàng gật đầu:
- Em nghĩ là đúng đấy!
Chính quyền có vẻ cay cú Nàng trả lời:
- Đúng vậy. Thông thường người ta hay cay cú khi một điều gì mà người ta tin tưởng tuyệt đối bị dẹp bỏ. Chính quyền thì vẫn khư khư nguyên tắc cũ, một người một phiếu bầu. Họ cho như vậy là trung thực.
Chàng lại hỏi:
- Tình hình có gì trầm trọng không em?
Em nghĩ là có :
Nàng trả lời :
- Dầu sao, em không tin rằng vấn đề có thể đi xa hơn được.
Có điều gì ngăn cản chăng?
Em không biết nữa. Có lẽ do bản chất con người.
Đáng ra chàng đã đưa ra một lời chỉ trích độc địa, sâu cay về chuyện ấy nhưng chàng đã dừng lại được vì Rosemary là người Anh và chàng đã yêu nàng. Trong lúc hai người yên lặng dùng bữa, chàng suy nghĩ về những gì nàng nói, về mục tiêu và sự quyết tâm của những con người này. Có thể là nàng đúng, có thể là người Anh thật sự có bản chất, cuối cùng đã dẫn dắt họ tránh những khó khăn. Chàng cũng không để tâm đến việc hỏi nàng lúc ấy nàng có ngụ ý gì, nên chàng đã lái câu chuyện và kể cho nàng nghe về dự định xây một biệt thất nhỏ trên đảo Christmas để Nữ hoàng sử dụng khi Ngài đến đấy một lần nữa Anh sẽ viết đề nghị này trong bản tường trình của anh gửi cho Cao uỷ và Cao uỷ sẽ tán thành :
Chàng nhìn nàng dò hỏi :
- Em có nghĩ rằng việc ấy thực hiện được chứ?
Cô nàng nhanh nhẩu trả lời:
- Anh Nigger à, Nữ hoàng thích lắm đấy! Chắc chắn đấy là điều bất ngờ nếu chính phủ Úc đề nghị, phải không anh?
Anh cũng nghĩ như vậy :
Chàng trả lời :
- Em có nghĩ rằng điều đó chưa phải lúc nói ra nếu như anh cứ viết vào bản tường trình?
Không, em không nghĩ như vậy. Giờ đây Ngài đang gặp khó khăn. Một việc nhỏ nhặt như thế mà có kết quả thì đều có ý nghĩa đối với Ngài. Cứ nghĩ rằng, có ai đó, ở đâu đó đang cố gắng làm cho Ngài đẹp ý cho dù ở phía bên kia của địa cầu hay ở giữa Thái bình dương.
Em có nghĩ rằng anh có thể trình bày chuyện này với ngài Cao uỷ Furguson bằng miệng không? Chỉ có điều là mình đã nói đến hai lần.
Nàng cười nói:
- Cũng như mình đọc thánh kinh vậy. Em không thể hiểu tại sao anh không thể nói điều ấy khi gặp lại ông ta, dù sao thì ông ta cũng đã có thiện ý với việc ấy rồi!
Ông ta hầu như ngày nào cũng nói chuyện với Canberra :
Viên phi công nói tiếp :
- Có lẽ ông ta cũng dàn xếp được một việc nhỏ nhặt như thế qua điện thoại.
Aên xong họ ngồi uống cà phê và hút thuốc. Cô nàng nói:
- Ba em mới đến đây ngày hôm qua. Ông cụ đã ở lại trong căn hộ của em, nằm trên giường bố trong phòng khách. Ông cụ cũng ít khi đến Luân đôn nhưng tuần này em không thể về Oxford được, em bận trực. Ba em muốn biết chuyến đi vừa rồi thế nào.
Ông cụ có trở về ngay không? :
- David hỏi Nàng gật đầu:
- Ba em đã trở về sáng nay Anh cũng muốn, lúc nào đó, gặp ba em.
Thì em cũng muốn vậy. Em muốn mời ba em ở lại, đi ăn tối với chúng mình, nhưng ông cụ phải về ngay, có lẽ vì bận dạy phụ đạo :
Cô ta dừng một chút rồi nói tiếp :
- Đêm qua Ba em đã nói chuyện rất nhiều trước khi đi ngủ. Cũng có nhiều chuyện đáng nói lắm.
Chuyện gì nào?
Đủ thứ chuyện :
Nàng trả lời mập mờ :
- Về cuộc khủng hoảng đáng nguyền rủa này. Về nước Anh. Ông cụ cho rằng dân chúng nước này đang dần dần chuyển đổi để tốt hơn.
Chàng nhăn trán lại nói:
- Tốt hơn à?
Nàng gật đầu:
- Ông cụ nói rằng tất cả bọn vô dụng bị loại dần và từ nay chúng sẽ vắng bóng một thời gian dài :
Nàng vừa quậy cà phê có vẻ tư lự :
- Dĩ nhiên là tuổi của ba em là sáu mươi ba, một thời gian dài để hồi tưởng, ông đã tham gia đệ nhị thế chiến trong lực lượng Thiết giáp hoàng gia. Đêm qua ông cụ đã nói nhiều về những điều mắt thấy tai nghe khi còn trẻ. Về lớp người bỏ ra nước ngoài khi Pháp và Hà Lan bị xâm chiếm và lớp người còn ở lại.
Thế à?
Nàng gật đầu nói:
- Ông cụ nói khi một đất nước bị quân thù xâm lăng, những người đầu tiên bỏ đi là những người rất thông minh, yêu nước, can đảm. Họ ra đi vì đã quyết định tiếp tục chiến đấu trong lực lượng đồng minh nơi có chiến trường tốt hơn. Nhưng sau lực lượng ấy là những kẻ tị nạn sợ chết, ích kỷ và những kẻ chỉ nghĩ đến làm giàu, những con người đó đâu có chiến đấu cho quê hương đất nước hay một lí tưởng nào khác. Ông cụ đã không xài được những người tị nạn. Ông cụ nói những người ấy đi rồi, nước Pháp đã trở nên tốt hơn. Người dân ở lại dưới chính quyền Đức hầu hết vẫn vững vàng, kiên định, họ sẽ không để cho kẻ xâm lăng đuổi ra khỏi đất nước, họ vẫn gan dạ và đầy kinh nghiệm :
Dừng một chút nàng nói tiếp :
- Ông cụ nói rằng đó cũng là những gì đang xảy ra ở nước Anh trong suốt hai mươi năm qua. Tất cả những con người sợ chết, ích kỷ cũng được loại bỏ.
Chàng thích thú liếc nhìn nàng:
- Đấy cũng là một ý kiến mới mẻ. Có phải ý ông cụ muốn nói nửa dân số Anh cách đây hai mươi năm tệ hơn bấy giờ.
Nàng trả lời:
- Ông cụ nói như thế đấy. Ông còn để ý điều ấy ở lớp thanh niên đang bước vào ngưỡng cửa Đại học. Lớp người ấy bây giờ giỏi hơn cách đây ba mươi năm, khi ông cụ trở về trường Oxford sau thế chiến thứ hai. Họ có cá tính nhiều hơn, họ không “ngồi chờ sung rụng” như thói quen cũ. Đấy là nhận xét của ông cụ.
Chàng phi công góp ý:
- Nếu đó là sự thật kể cũng lạ. Ba em đâu có dại gì, ổng cũng từng chen vai thích cánh với nhiều người thuộc giới thượng lưu trí thức ở Oxford và vẫn hòa đồng. Đôi lúc sự bất hạnh làm cho con người sành điệu hơn, khôn ngoan hơn và mềm dịu hơn. Điều đó cũng có thể xảy ra đối với một đất nước, giống nhau cả mà!
Chàng lại hỏi:
- Em có nghĩ rằng trong lúc lộn xộn này cần làm một điều gì đó về phiếu bầu nhiều thành phần không?
Nàng trả lời:
- Nên lắm chứ. Em nghĩ ông Iorwerth Jones đang gặp phải khó khăn, ông ta không lường trước được.
 

<< Chương 6 | Chương 8 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 795

Return to top