 |
Giám đốc CIA Robert Gates giai đoạn 1991-1992. |
Năm 1995, John Deutch đảm nhiệm chức Giám đốc CIA. Ông đã xem xét lại và sửa chữa các kế hoạch của Woolsey. Là một nhà khoa học từ Viện công nghệ Massachusetts, Deutch cũng chú ý tới tình báo kỹ thuật. Ông từng phụ trách về hoạch định công nghệ cho Bộ Quốc phòng. Trong các năm 1995-1996, tình báo kỹ thuật lại được hỗ trợ và phản ánh sự quan tâm của Deutch đối với các cơ sở thu thập thông tin. Ông cũng dành thời gian đáng kể trong các năm 1995 - 1996 để lập ban quản lý vũ trụ liên hợp để phối hợp chi tiêu nhằm sản xuất các vệ tinh gián điệp và xây dựng một cơ quan mới là Cơ quan quốc gia về về chụp ảnh và vẽ bản đồ (NIMA) để thay thế Cục Chụp ảnh trung ương yếu kém. (Nhiệm vụ là chuyển đổi các bức ảnh tình báo kỹ thuật thu được bằng phương tiện điện tử hoặc dụng cụ quang học thành những thước phim có thể xem được, những sự tái hiện bằng điện tử hoặc các phương tiện truyền thông khác để các nhà phân tích nghiên cứu).
Nhưng Deutch không thể hoàn toàn kiểm soát việc hoạch định tương lai của CIA. Ông vẫn phải lưu ý đến những đề nghị cải cách của các uỷ ban của Quốc hội (ví dụ, Uỷ ban đặc biệt và thường trực về tình báo của Hạ nghị viện 1996), một uỷ ban của Tổng thống và Quốc hội (Uỷ ban về các vai trò và khả năng 1996 ) và các nghiên cứu tư nhân (trong số này có hội đồng các quan hệ đối ngoại; Pincus 1996) tán thành có thêm hoạt động tình báo gián điệp, có thêm các viên chức phân tích, tăng thêm liên hệ giữa giám đốc CIA với cộng đồng rộng lớn hơn của các cơ quan tình báo. Deutch và Tổng thống Clinton đã chấp nhận (trong nhiều trường hợp đã rất ủng hộ) nhiều đề nghị cải cách nói trên.
Nếu còn tiếp tục giữ chức vụ Giám đốc CIA thì có lẽ Woolsey cũng đi theo con đường đó. Cả hai đều có chung cái nhìn rừng rậm thù địch đối với sự cần thiết của công tác tình báo, đều say mê các vệ tinh và các thiết bị công nghệ cao. Tuy vậy, đối với Woolsey, trào lưu chính trị tiến tới thu nhỏ chính phủ liên bang ở mức độ lớn đã trở thành một sức mạnh không thể cưỡng lại được vào năm 1993 -1994, và đã dẫn đến việc cắt giảm ngân sách của CIA (cũng như của Bộ Quốc phòng). Buộc phải khuất phục trước các thực tế chính trị đối nội đó và sức ép của Thượng nghị sĩ DeConcini cũng như những ngời khác, Woolsey đành quay sang nhiệm vụ hoạch định và tiến hành việc thu nhỏ cộng đồng tình báo một công việc không vui vẻ gì đối bất cứ vị lãnh đạo cơ quan nào.
Tuy nhiên, vào lúc Deutch được chỉ định làm Giám đốc CIA thì phong trào tìm lợi nhuận hoà bình đã yếu đi khá nhiều. Những nhân vật chủ chốt (trong số này có các uỷ viên của Uỷ ban tình báo và CHủ tịch Hạ nghị viện) bắt đầu nhấn mạnh ưu tiên chống lại các mối đe doạ từ bên ngoài, coi việc đó quan trọng hơn cắt giảm ngân sách. Một ngân sách không cân đối sẽ gây tai hoạ, những con rắn độc sẽ nguy hiểm chết người. Vào lúc đó, Woolsey đã rời CIA và bị đánh giá thấp nhưng quan điểm và những nguyện vọng của ông về ngân sách cuối cùng đã thắng.
Phối hợp tình báo
Cho đến lúc gần kết thúc chiến tranh lạnh, việc cải tiến sự phối hợp về tình báo vẫn ít được coi trọng (Johnson 1996). Tuy có một nhãn hiệu chung là cộng đồng tình báo, các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã bị chia rẽ cả trong nội bộ lẫn bên ngoài trong nhhiều năm. Sự chia rẽ không chỉ xuất phát từ những bất đồng về văn hoá viên chức (ví dụ các nhà phân tích, học giả của CIA mâu thuẫn với các chàng cao bồi tiến hành hoạt động ngầm) mà còn do các hệ thống chỉ huy thiếu rõ ràng trong toàn bộ bộ máy an ninh quốc gia.
Giám đốc CIA được coi là người phụ trách tất cả các cơ quan mật vụ, nhưng ông sớm phát hiện ra rằng Bộ Quốc phòng và Chủ tịch Hội đồng các tham mưu trưởng liên quân có thể là những đối thủ mạnh (nếu không muốn nói là những con đười ươi nặng 800 bảng Anh). Điều đó cũng đúng đối với các vẫn đề tình báo quân sự chiến thuật và chiến lược tổng cộng chiếm từ 95 đến 90% toàn bộ ngân sách tình báo. Đôi khi các nhân vật phá đám có thể can thiệp và cản trở sự hợp tác liên ngành; ví dụ vào những năm 1960, trong một thời gian Edgar Hoover, Giám đốc Cục điều tra liên bang (FBI) thậm chí không thèm nói chuyện với Richard Helms, Giám đốc cơ quan tình báo trung ương (CIA).
Những cố gắng của các Giám đốc CIA để khắc phục các thế lực ly tâm đó đều bị thất bại (Hastedt 1986 - 1987; Turner 1985, 1987). Sự chú ý cải tiến phối hợp liên ngành đã tiến triển một cách rất khó nhọc từ năm 1947 đến năm 1985 (Johnson 1996), và đạt được tốc độ vững chắc hơn trong vàinăm cuối cùng của chiến tranh lạnh khi các Giám đốc William Casey (1981, 1987), William Webster (1987 - 1991) và Robert Gates (1991 -1992), do sự hạn chế ngày càng tăng về ngân sách và sự chỉ trích của Quốc hội về những hoạt động trùng lặp quá nhiều trong cộng đồng tình báo, đã bắt đầu tập trung nhiều hơn vào việc sáp nhậ một số chương trình và hoạt động.
Một trong những bước quan trọng nhằm khắc phục các thế lực ly tâm trong cộng đồng tình báo là việc Giám đốc CIA Casey thành lập Trung tâm chống khủng bố (CTC) năm 1986 và Trung tâm chống ma tuý (CNC) năm 1987, cả hai đều đặt trụ sở tại CIA nhưng gồm các viên chức tình báo thuộc khắp cộng đồng - đó là những cơ cấu đầu tiên được gọi là trung tâm liên kết. Năm 1988, GIám đốc Webster lập Trung tâm phản gián (CIC) và năm 1991, Giám đốc Gates lập ra Trung tâm không phổ biến vũ khí (NPC) cùng phối hợp vói một loạt nhóm đặc nhiệm liên ngành nhằm cải tiến sự phối hợp về tình báo (Gates 1994).
Trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh, dưới thời Woolsey, các cố gắng nhằm tăng cường phối hợp trong toàn cộng đồng tình báo vẫn được tiếp tục. Trên hết, Woolsey tìm cách xây dựng những mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa CIA và tình báo quân sự, một mối quan hệ đã xấu đitrong nhiều năm. Một cựu Giám đốc CIA nhớ lạirằng sự thù gét này được nuôidưỡng do sự khinh bỉ ngày càng tăng trong CIA đối với việc các nhà phân tích tình báo quân sự có xu hướng lan truyền những kịch bản trường hợp tệ hạinhất đã bị phóng đạivề các nhu cầu tình báo của Hoa Kỳ (Schlesinger 1994). Woolsey đã cử một đô đốc làm Phó Giám đốc thứ nhất CIA, cử thêm một phó giám đốc phụ trách các vấn đề quân sự và đã hợp tác với Bộ Quốc phòng dù có những căng thẳng, và dưới sức ép của Quốc hội - để lập và cùng quản lý Cục Chụp ảnh trung ương mới nhằm phục vụ cho việc phổ biến tình báo bằng ảnh chụp đã được cảitiến cho các chiến trường (Conner 1993, 5; Johnson 1992 1993, 64).
John Deutch tiếp tục chiều hướng tiến tới quân sự hoá tình báo, một cách quá hăng hái theo ý kiến của một số người chỉ trích. Ông đã đưa thêm nhiều sĩ quan tại ngũ về CIA làm cố vấn quân sự và làm việc tại tầng 7 của trụ sở CIA, một cơ quan dân sự tự hào về tính độc lập của mình. Nhóm maphia quân sự của Deutch đã gây khó chịu cho nhiều quan chức CIA và làm dấy lên nỗi lo sợ là tình báo chiến lược phi quân sự (kể cả các vân đề kinh tế và chính trị toàn cầu) sẽ không còn vai trò quan trọng to lớn đối với Giám đốc CIA và đang bị thay thế bởi sự ám ảnh của giới quân sự về tình báo chiến thuật (được Lầu Năm góc gọi là Hỗ trợ các hoạt động quân sự, tên tắt là SMO).Tuy nhiên, xét từ khía cạnh hẹp hơn về cảitiến sự phối hợp, thì CIA và tình báo quân sự (chiếm đại bộ phận cộng đồng tình báo) đã có sự hợp tác chặt chẽ nhất ít nhất là ở cấp cao nhất của bộ máy nhờ mối quan hệ chặt chẽ của Deutch với các nhà lãnh đạo Lầu Năm góc (kể cả với thủ trưởng cũ của mình là Bộ Trưởng Quốc phòng William Perry).
Hơn nữa, trong những năm dưới quyền Woolsey, việc giảm bớt tạm thời ngân sách CIA chủ yếu do những kiềm chề kinh tế về đối nội và nhận thức tạm thời cho rằng mức độ đe doạ quốc tế đã giảm xuống cùng với sự sụp đổ của Liên Xô - đã thúc đẩy các nhà quản lý tình báo Hoa Kỳ tìm cách giảm bớt nhân sự thừa và hợp tác hàihoà với nhau hơn. Một trong những biểu hiện của điều đó là cố gắng tập hợp nguồn nhân lực về liên hệ trong toàn cộng đồng để tiếp xúc với Quốc hội.
Trong nội bộ CIA, Deutch tiếp tục cuộc thử nghiệm của người tiền nhiệm của mình trong việc kết hợp các viên chức phân tích và các viên chức hành động, những người vốn kỵ nhau như lửa và nước. Tại tầng 7 của trụ sở CIA, Deutch và các phụ tá quân sự nhiệt tình phối chế giàn hợp xướng gồm các bộ phận khác nhau của cơ quan CIA và cộng đồng tình báo rộng lớn hơn trong khi các viên chức lâu năm mỉm cười châm biếm và nhớ lại những cố gắng thiếu hiệu quả của các Giám đốc CIA trước đây để phối hợp hoạt động của các cơ quan mật vụ (các quan chức CIA 1995).
Phản gián
Trong suốt hai thập niên then chốt của chiến tranh lạnh (1954 - 1974) James Angleton đứng đầu bộ phận phản gián của CIA. Lúc đầu, năng lực nghiệp vụ và xã hội không thể chê trách được của ông đã nâng cao vị thế của đội ngũ phản gián. Nhưng do ông quản lý ngày càng chặt chẽ nếu khong muốn nói đến bệnh hoang tưởng về sự an toàn của các hồ sơ phản gián của mình, cho nên chẳng bao lâu bộ phận đó đã trở nên biệt lập tại trụ sở chính của CIA (Mangold 1991; Winks 1987; Angleton 1976). Cuối cùng, vào năm 1974 Angleton bị cách chức và nhiệm vụ phản gián bước vào giai đoạn phi tập trung hoá trong CIA.
Khi chính quyền Reagan nhậm chức năm 1981, người ta lại quay trở lại nguyên tắc tập trung hoá của Angleton về công tác phản gián với việc Giám đốc Casey nhấn mạnh việc lập các trung tâm phối hợp như Trung tâm chống khủng bố và ma tuý, tiếp đó các Giám đốc Webster và Gates lập Trung tâm phản gián và không phổ biến vũ khí. Mỉa mai thay, việc cố gắng đạt được một sự phản ứng có phối hợp hơn về tình báo đối với các mối đe doạ từ bên ngoài lại bắt đầu đúng vào lúc chiến tranh lạnh chuẩn bị kết thúc.
Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, một trong những nhân tố kích thích sự thay đổi trong công tác phản gián là nhận thức cho rằng trên thực tế tình báo quân sự Nga đã tăng cường hoạt động do thám tại Hoa Kỳ từ năm 1989 (Webster 1991; Gates 1994). Phát hiện đó đã củng cố quan đIểm của Woolsey cho rằng CIA phải duy trì - thực tế cần phải tăng khả năng phản gián của mình. Hơn nữa, các công ty Hoa Kỳ than phiền rằng vào gần cuối cuộc chiến tranh lạnh, họ trở thành mục tiêu của các hoạt động do thám của nước ngoàihơn bao giờ hết và họ yêu cầu các chuyên gia phản gián của chính phủ giúp đỡ (Gates 1992).
Các quan chức CIA né tránh nhiệm vụ tình báo công nghiệp dễ gây tranh chấp (do thám cho công ty General Motors), nhưng họ sẵn sàng giúp các công ty Hoa Kỳ ngăn chặn các hoạt động gián điệp do các cơ quan tình báo nước ngoàitiến hành. Hơn nữa, việc đánh bom Trung tâm Thương mạiManhattan năm 1992 và đánh bom Toà nhà liên bang tạithành phố Oklahoma năm 1994 đã nhắc nhở bất người nào nhất thời quên rằng chống khủng bố vẫn là một trách nhiệm quan trọng. Ngoàira, Hoa Kỳ vẫn tràn ngập ma tuý bất hợp pháp và không thể nào lơ là nhiệm vụ phòng chống ma tuý.
Như vậy, phản gián và các ngành anh em của nó là chống khủng bố, chống ma tuý đã trở thành những cổ phiếu ngày càng tăng trưởng trong khi Liên Xô đã biến mất (nhưng không phảicác cơ quan tình báo trước kia của nó cũng biến đi). Trên hết, việc phát hiện vụ Aldrich Ames quan chức tình báo có vỏ bọc cao cấp nhất của Liên Xô đã xâm nhập vào CIA năm 1994 chắc chắn đã làm cho người ta chú ý nhiều hơn đến chức năng phản gián trong khi các nhà điều tra của chính phủ và Quốc hội yêu cầu giải thích về sự thất bại khủng khiếp này trong việc giữ gìn an toàn cho cơ quan CIA.
Thế nhưng chức năng phản gián có thể bị giảm chú ý dần: không giống tình báo kỹ thuật, công tác phản gián thiếu một định chế hỗ trợ vững chắc bên trong và bên ngoài cộng đồng tình báo. Ngoài ra, dù nó quan trọng tới đâu đi nữa, mọi người thừơng ít hiểu biết về công tác phản gián trừ một số ít nòng cốt những người thực hiện, và đó là một ngành dễ gây nhàm chán nên không thể thu hút được sự chú ý lâu dài ở các cấp cao.