Bấy giờ trời đã sáng, trên đồi cao ánh thái dương chói rực.
Màn đêm tan đi mang theo nỗi kinh dị hãi hùng của mọi người.
Hạng Thác cùng các tướng tùy tùng xem xét bản bồ hồi lâu, rồi ngẩn ngơ nói :
- Bản đồ này vô dụng. Chắc không phải là bản đồ thật. Tìm mãi không ra lối đi, rừng núi cỏ cây từ lâu đã hoang tàn, còn đâu đường lối cũ mà tìm.
Từ lúc đi theo đoàn người tìm lăng mộ Thủy Hoàng đến giờ, lão pháp sư Lý Kim Hải luôn im lặng. Sự im lặng đó chứa ngầm một sự phản đối họ, lão đi theo vì lệnh của chủ tướng. Bởi vì nơi núi Ly Sơn đầy linh thiêng bí ẩn, nên cần có một pháp sư vững tay ấn để trấn áp ma quái quỷ thần ở Sơn Đông, nên có mặt lão.
Khi lên núi lão Kim Hải không thấy ai nói gì đến việc cúng thần núi Ly Sơn, đó là một điều mà làm lão ta phật lòng.
Lão luôn lẩm bẩm: Rồi từ đây chúng bây sẽ biết cái uy linh của Sơn thần, cho hết cái sự bội nghịch thiên địa của bọn bây.
Việc chuông động, cảnh tượng kinh dị đêm qua khiến đoàn người thảng thốt tím tái mặt khiến cho uy tín của lão pháp sư càng tăng thêm nhanh hơn.
Nét mặt bề ngoài của lão luôn bình thản, đến lạnh lùng.
Ai nấy đều đưa mắt nhìn lão, trông lão nói một hồi về chuyện đêm qua.
Nhưng lão giữ im lặng. không nói nửa lời :
Cần phải người chỉ huy hỏi han cầu khẩn lão ta mới lên tiếng.
Thì lúc đó Hạng Thác đến gần lão, hỏi khẽ :
- Cảnh tượng đêm qua thật kinh khiếp. Theo lão Lý thì thế nào?
Lão pháp sư Lý Kim Hải mới trịnh trọng sửa lại chiếc khăn đỏ quấn trên vòng tóc nặng nề, nói :
- Chuyện đó không lạ gì cả!
Mọi người xô đến, nhìn, nghe ngóng.
Lão cầm trên tay chiếc khăn ấn của tổ sư Lỗ Bang.
Trương Nhất Túc, nói :
- Ta chỉ cần phẩy cái khăn ấn này một cái thì hết. Tuy nhiên các ngươi “nghịch thiên bội địa” quá nên ta để mặc tình đấy.
Hạng Thác nói :
- Trong đoàn đâu có ai làm điều lầm lỗi.
Lão ta như nạt lên :
- Không lầm lỗi. Xưa nay có ai trong rừng núi mà không làm lễ cúng Sơn thần Thổ địa bao giờ. Đó là việc thứ nhất. Việc thứ nhì là mới đặt chân vào rừng đã làm việc bẩn thỉu vấy dơ bẩn nơi cõi thiêng liêng (ý lão muốn nói việc của Từ Dung và Lưu Giả). Vì thế mà sinh sự trong đoàn suýt giết nhau đó. (ý lão muốn nói việc Triệu Việt Châu và Bá Vũ). Thế mà bảo không lỗi với thần thánh.
Hạng Thác vốn người nhân hậu, hay cúng tế bây giờ mới giật mình nói :
- Ta quên đi mất! Thật là ta có lỗi lớn rồi, pháp sư vì ta mà sắm sửa lại lễ vật để ta cúng kiến thần Núi Ly Sơn.
Vừa rồi bị thần quở trách nên mới xảy ra việc ở chùa đấy.
Nói rồi kêu gọi mọi người đi tắm gội để chuẩn bị cúng thần Núi.
Lão pháp sư họ Lý bây giờ là nhân vật quan trọng hơn hết. Ai nấy đều tỏ vẻ kính nể lão ra mặt.
Đồng tiền chỉ hướng của lão pháp sư họ Lý. Sau khi cúng Sơn thần ai nấy như phấn khởi và tin tưởng hắn.
Hạng Thác bàn với lão pháp sư :
- Việc lên núi Ly Sơn khó khăn vì thiếu người hướng đạo. Biết liệu làm sao?
Lão pháp sư nghiêm trang nói :
- Không hề chi đâu. Rồi sẽ đến được mộ Thủy Hoàng. Bây giờ để tôi thử xả một quẻ đi hướng nào cho tiện. Đoàn người hãy tạm nghỉ chờ đấy.
Nói rồi lão đi hái cỏ chi để về bói một quẻ. Công việc bới cỏ chi hết sức rườm rà. Phải là tay bói dịch hết sức tài giỏi mới làm được.
Lão bói cỏ chi xong, nét mặt lộ vẻ u sầu không nói năng gì.
Hạng Thác nhìn lão lo ngại :
- Như thế nào?
- Thần thánh quở phạt không cho đến mộ Thủy Hoàng. Cãi lệnh thì có người chết.
Triệu Việt Châu từ lâu rất ghét lão pháp sư, làm hắn mất lòng tin nơi chủ tướng. Bây giờ cười khẩy nói :
- Chúng ta xông pha phá thành đạp luỹ, đánh phá bao nhiêu nước tàn phá biết bao nhiêu lăng tẩm của các vị công hầu vua chúa của chư hầu và nhà bạo Tần rồi. Xá gì cái việc tìm mộ Thủy Hoàng ở núi Ly Sơn này. Bất quá hắn ta cũng chỉ là một cái xác thúi đó thôi chứ quan trọng uy linh gì đó mà phải lo sợ như thế.
Hạng Thác nạt Triệu Việt Châu, rồi nói :
- Tên tiểu tướng còn trẻ, huyết khí hăng hái nên nói ngông cuồng, không tôn trọng thần thánh. Bây giờ pháp sư xem phải làm sao?
Lý pháp sư nói :
- Để lão cố xin thần thánh một lần nữa xem sao!
Nói rồi lấy ra một đồng tiên màu đen, hai tay đưa lên ngang đầu khấn vái rồi buông xuống đất.
Mọi người đồng trố mắt nhìn.
Lão ta làm như thế ba lần, rồi bảo :
- Thần núi linh thiêng cho phép, nhưng hạn chế bớt số người lên núi.
Hạng Thác hỏi :
- Ai được đi còn ai thì không?
Lão pháp sư nhìn mọi người. Ai nấy đều lo lắng lão bỏ rơi lại giữa rừng.
Lão nhìn một lát rồi nói :
- Thôi đi theo ta cả. Từ đây không được làm gì quấy. Không được sinh sự. Không được làm chuyện dâm ô trong chốn linh thiêng. Rồi thần thánh sẽ cho phép lên núi. Ai mà có dã tâm thì người đó bị linh thần quở phạt trừng trị, nhớ đấy!
Cả bọn cúi đầu vâng dạ.
Chỉ có lão Trần Trung quay mặt đi.
Lão nhìn về phía Việt Châu, rồi nhìn về phía một tên quân đang dắt con tuấn mã sắc lông đỏ như máu.
Người giữ ngựa (mã phu) này cười khẩy ra vẻ hoài nghi với lão Trần.
Nhưng cả ba người đều tỏ dấu khinh khỉnh vói mọi hành vi của lão họ Lý.
Mã phu họ Thúc tên Đại Lâm. Hắn ta là kẻ hoạn bị thiến đời nhà Tần, bị bắt làm mả Thủy Hoàng ở Ly Sơn. Sau đó vì tai nạn mà phải thôi. Vì thế đường lên núi Ly Sơn rất rành.
Thúc Đại Lâm vẫn oán trách nhà Tần tàn ác vô đạo. Nhưng cũng không muốn lăng mộ nhà Tần bị phá hủy. Vì đó là môi trường công nghiệp hết sức quan trọng của nghệ thuật, của người nghệ nhân tác tạo nên.
Một tác phẩm nói lên cùng tột sự tham ác của bạo Tần để cho thiên vạn cổ chiêm ngưỡng, cần gì phải phá bỏ đi.
Trong cái công nghiệp đó còn có cả một sự gian khổ vô tận của chính họ Thúc nữa.
Bây giờ tuổi tác Đại Lâm đã lớn. Mặc dầu quay về con đường cũ đầy chông gai. Nhưng ngày trước thì xây dựng công trình, ngày nay thì hủy diệt. Họ Thúc ngửa mặt lên nhìn cánh rừng. Nhìn ngọn núi sừng sững trên mấy vầng mây.
Công trình của thế gian thật là phù phiếm!
Rồi hắn cười lên một cách chán nản và đầy vẻ miệt thị!
Lão Trần Trung nói với hắn :
- Cái tên pháp sư ngu dốt ấy bây giờ lại được chủ tướng kính nể mới đáng ghét. Lão đưa đoàn người đến Sum La điện đấy!
Triệu Việt Châu nói :
- Chờ đến nơi nào thuận lợi, ta cho lão một nhát là xong cái thói buôn thần bán thánh của lão ta.
Quẻ bói đưa mọi người đi về hướng Tây để lên núi.
Đấy là một điều thắc mắc của Thúc Đại Lâm. “Chẳng lẽ lão pháp sư này lại đoán đúng đường lên núi. Đôi khi niềm tin cũng là sự thật!”
Thúc Đại Lâm bước đến bên Triệu Việt Châu nói :
- Thưa tướng quân!
- Có việc gì ngươi cứ nói. Ta đã tìm hiểu hành tung của mọi người, cả lý lịch! Ta biết nhà ngươi là kẻ từng xây lăng một của vua Tần.
Thúc Đại Lâm nói, có vẻ thờ ơ vì lời “tâm lý” của tên tướng trung thành nhất của Hạng Võ Tây Sở Bá Vương!
Đột nhiên Thúc Đại Lâm giật cương ngựa gọi lớn :
- Tây Sở Bá Vương!
Con ngựa bị khớp mồm lồng lên, hí vang dội.
Thúc Đại Lâm cười lớn :
- Tây Sở Bá Vương! Tây Sở Bá Vương!
Hắn vừa kéo ghịt con tuấn mã về phía dòng suối.
Hắn nói một mình, lẩm bẩm :
- Tây Sở Bá Vương! Tây Sở Bá Vương đến đây. Ta cho ngươi uống nước một bụng cho đã khát...
Con hồng long cào cào chân, dậm vó hí vang nhưng Thúc Đại Lâm đã ghì nó kéo xuống nhận nước, trét bùn lên cả mình mẩy con vật!
Đoàn người bắt đầu đi lên hướng Tây để tìm lăng mộ Thủy Hoàng!
Lão pháp sư luôn luôn tỏ dấu phi thường, mặc dầu bước đi của lão đã chậm.
Chân lão lổ đổ những dấu vết rướm máu vì đá vì gai nhọn vì hang hố dọc đường.
Quả nhiên có một nẻo mòn, lát bằng đá phẳng lì lên núi. Tuy nhiên cây cỏ bưng bít um tùm. Cả đoàn kêu lên một tiếng lạ lùng, thích thú.
- Có đường lên núi. Chúng ta tìm được mộ Thủy Hoàng rồi! Pháp sư thật là một vị thần mới khám phá ra được con đường này.
Hạng Thác nói :
- Khám phá ra mộ Thủy Hoàng cũng nhờ tài ba của pháp sư!
Lão pháp sư lập nghiêm nói :
- Còn nhiều gian nan hiểm trở. Chỉ mới là giai đoạn đầu mà thôi.
Hạng Thác thoáng lo ngại :
- Pháp sư thấy thế nào?
Pháp sư nói :
- Chắc ta phải bỏ họ dọc đường hầu hết!
Hạng Thác tuy là tâm phúc của Sở Bá Vương Hạng Vũ nhưng tâm địa hiền lương, có tính thương người.
Nghe thấy vậy cũng xót xa nói :
- Ta muốn tất cả được vẹn toàn “Đi đến nơi về đến chốn”.
Lý pháp sư nói :
- Muốn làm một việc, còn toàn hảo hay không là tùy ở thiên địa! Vả lại công việc của con người chỉ là công việc nhỏ mọn thôi! So với trời đất vũ trụ vô cùng!
Triệu Việt Châu bước đến thúc :
- Cho cả đoàn ăn no rồi lên đường! Thời gian đã quá trễ rồi!
Hạng Thác vội ra lệnh nấu cơm nước. Đem cả lương khô ra dùng.
Tất cả no nê, cùng kéo nhau lên núi.
Đi một lúc trời đã chen lặn sau chòm cây.
Hạng Thác ra lệnh dừng lại, lo dựng lều trại để nghỉ ngơi.
Nhìn xa xa khí núi bốc lên nghi ngút. Chiều giăng bủa sương lam chướng khí mịt mùng.