Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> VH Cổ Điển Nước Ngoài >> TÂY SƯƠNG KÝ (MÁI TÂY)

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 36393 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

TÂY SƯƠNG KÝ (MÁI TÂY)
Vương Thực Phủ

LỜI PHÊ BÌNH CẢ CHƯƠNG
Chương "Lật hẹn", nếu dùng vai bà lớn hát, có được không? - Thưa rằng không được! - Vậy dùng vai cậu Trương hát có được không! - Thưa rằng không được! - Thế dùng vai con Hồng hát có được không? - Thưa rằng cũng không được! - Sao lại không được cả như vậy? - Tác giả khi bấy giờ, tôi chắc đã nghĩ kỹ về chuyện đó lắm. Ví phỏng dùng vai bà lớn hát mà được, hay dùng vai cậu Trương hát, con Hồng hát mà được, thì có dùng vai Oanh Oanh ra hát mà chi! Ví rằng: Nếu việc chỉ là một việc, tình chỉ một tình, lý chỉ một lý; hỏi người này, người này ừ lài phải; hỏi người kia, người kia cũng ừ là phải; thì cái dó đích thực là giống nhau! Nay việc tuy một việc, tình tuy một tình, lý tuy một lý, song đem việc ra mà nói, thì lại tuỳ từng người, tuỳ cõi lòng từng người, tuỳ thể diện từng người, cho đến tuỳ địa vị từng người mà ở mỗi người một khác. Cái đó thì tực là không giống nhau! Có người nói ra thì đứng đắn; có người nói ra thì trái ngược; có người nói ra thì dịu dàng; có người nói ra thì hung hăng; có người nói ra thì hết ý; có người nói ra thì nửa chừng … Ta không nghe chuyện bà Kinh Khương nước Lỗ không khóc Văn bá đó sao? Cùng một câu nói, ở miệng bà mẹ nói ra thì là mẹ hiền; ở miệng vợ nói ra thì là người vợ ghen. Xem câu nói ra từ miệng ai, sẽ rõ đó là lời của hạng người thế nào. Câu chuyện đó tuy chẳng giống với câu chuyện ở đây, song cũng đủ tỏ ra rằng ta cần phải để ý phân biệt đối với kẻ cất tiếng nói mới được! Thế nào là có người nói ra thì đứng đắn? Ví dụ như tình, lý, chuyện lật hẹn, tự cậu Trương nói ra, thì quyết là không thể lật được. Cậu sẽ nói: nào tôi có dám mong đâu, nhưng mà chính bà lớn đã hứa. Bây giờ máu miệng chưa ráo mà trong lòng đã vội quên hay sao? Thế thì thực là đứng đắn! Nếu bà lớn tự nói ra, thì lại quyết là không lật không được. Bà sẽ nói: Nào tôi có muốn ăn lời đâu; chỉ là vì ông lớn tôi ngày trước … ơn to tuy rằng chưa trả thật, nhưng ước xưa còn đó thì sao? Thế thì thật là trái ngược! Thế nào là có người nói ra thì dịu dàng? Ví dụ như tình, lý, câu chuyện ấy, tự Oanh Oanh nói ra, thì lật đã lật rồi, còn nói chi nữa. Cô sẽ nói: Không cất tiếng khóc, thì mặt nào mà nhìn thấy cậu Trương? Muốn cất tiếng khóc, thì mặt nào nhìn thấy mẹ già? Mẹ sẽ quở: mẹ chỉ có một chứ chồng thì thiếu gì! Thế thì dịu dàng lắm! Nếu lại tự cậu Trương nói ra, thì lật đã lật rồi, còn sợ gì nữa! Bà lớn đã không biết lấy lễ đãi người, thì có trách sao được ta không biết lấy lễ đối lại? Có lẽ bà lớn sẽ nói: dù đem nhau đến cửa công nữa, tôi cũng chẳng nghe nào! Thế thì thật hung hăng quá! Thế nào là có người nói ra thì hết ý! Ví dụ như tình, lý, câu chuyện ấy, tự Oanh Oanh nói ra thì bà lớn đã lật rồi, nhưng ta có lật sao được! Cô sẽ nói: Mẹ ta lật là lật câu nói ở ngoài miệng. Đến như ta mà lật, là lật hẳn con người ở trong lòng. Vậy mà, nếu ta lật con người ở trong lòng ta, thì chẳng hoá ra bắt chàng cũng phải lật con người ở trong lòng chàng hay sao? Thế thì thật là hết ý. Nếu tự con Hồng nói ra thì bà lớn đã lật rồi, còn ai mà không lật! Nó sẽ nói: Miệng bà lớn đáng lẽ không nên nói ra lời hứa ấy! Mà lòng tiểu thư cũng đáng lẽ không nên nghĩ đến con người ấy! Nếu lòng tiểu thư mà quả có con người ấy, thì chẳng hoá ra tiểu thư cũng sớm đã ao ước làm con người ở trong lòng người ấy hay sao? Thế thì thật nói ra mà mới được nửa chừng! Vì sao vậy? Vì rằng việc tuy là một việc, tình tuy là một tình, lý tuy là một lý, song khốn nỗi ở những người nói ra, cõi lòng mỗi người một khác, thể diện mỗi người một khác, mà đến địa vị mỗi người một khác … Cõi lòng bà lớn, khác với cõi lòng cậu Trương, cho nên người nói ra thì đứng đắn, mà người nói ra thì trái ngược! … Thể diện cậu Trương lại khác với thể diện cô Oanh, cho nên người nói ra thì dịu dàng, người nói ra thì hung hăng! … Đến như địa vị con Hồng lại khác với địa vị cô Oanh, cho nên có người nói ra thì hết ý, có người nói ra thì nửa chừng! … Nói mà nửa chừng thì thà rằng đừng nói! Nói mà hung hăng thì cũng chỉ là nói được nửa chừng! Đến như mà nói trái ngược thì không phải là cách nói của sách này … Tác giả bấy giờ, chắc đã nghĩ kỹ lắm, nên biết rằng về chương "lật hẹn", phải dùng vai Oanh Oanh làm vai hát, chứ không thể dùng vai bà lớn, vai cậu Trương hay vai con Hồng làm vai hát vậy.

<< CHƯƠNG III – LẬT HẸN | CHƯƠNG IV – Ý ĐÀN >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 175

Return to top