Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> VH Cổ Điển Nước Ngoài >> TÂY SƯƠNG KÝ (MÁI TÂY)

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 36324 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

TÂY SƯƠNG KÝ (MÁI TÂY)
Vương Thực Phủ

LỜI DỊCH GIẢ
Vở Tây Sương Ký tôi dịch đây nguyên là một vở tuồng Tàu. Người viết vở tuồng ấy là Vương Thực Phủ (người đời Nguyên).
Cũng như tất cả các nhà viết tuồng ở Đông phương hay Tây phương, thường lấy một truyện xưa làm “lam bản”, họ Vương viết vở tuồng này lấy truyện “Hội Chân ký” làm lam bản. Hội Chân có nghĩa là “gặp tiên”. Nhưng “tiên” ở đây chỉ là một nàng tiên sa xuống cõi trần, nghĩa là một người con gái đẹp thôi vậy. Người viết truyện Hội Chân là Nguyên Vi Chi, một thi sĩ tề danh và là bạn thân với Bạch Lạc Thiên đời Đường. Trong truyện chép sự gặp gỡ của Trương Quân Thuỵ cùng Thôi Oanh Oanh. Nhưng người đời sau, bằng vào các thơ từ, các bia văn của họ Nguyên cùng của những danh sĩ cùng thời đó, thì vai Quân Thuỵ chẳng phải là ai, mà lại chính là Nguyên Vi Chi.
Vậy thì “Hội Chân ký” chỉ là Vi Chi ghi lại một chuyện tình của mình trong lúc thiếu thời. Sở dĩ phải mượn tên người khác, chỉ là vì trong chuyện có một đôi điều bất đạo đức mà người viết không tiện tự nhận mà thôi.
Theo vào “Hội Chân ký” họ Vương viết vở Tây Sương Ký. Hai chuyện khác nhau nhất là ở đoạn cuối; Hội Chân thì kết quả là ly biệt, mà Tây Sương Ký kết quả là đoàn viên (thêm 4 chương cuối cùng).
Đoàn viên – như lời bác sĩ Hồ Thích - ấy là một cái “mê tín” của bao nhiêu nhà tiểu thuyết nước Tàu từ trước đến giờ! Tuy nhiên cái sáo ấy nó hơi ngấy cho những người có quan niệm văn học cao hơn! Vì vậy, Thánh Thán (một nhà phê bình văn học nổi tiếng đời Minh-Thanh) mới võ đoán mà cho răng 4 chương cuối của Tây Sương Ký không phải là do Vương Thực Phủ viết. Ông cho rằng một nhà văn đại tài đã viết nổi 16 chương đầu của vở này, đâu lại có “trẻ con” mà viết thêm 4 chương đoạn cuối. Vậy, cái đoạn cuối ấy chỉ là của một tay dốt nát hiếu sự, muốn đem đuôi chó mà “nối điêu”! Ấy là ý của riêng ông. Chứ nhãng danh sĩ trước ông như Lý Trác Ngô, sau ông như Hồ Thích, thì đều công nhận Tây Sương Ký là hay, mà đều không dị nghị gì về bốn chương ấy cả. Theo ý bác sĩ họ Hồ, thì cái quan niệm về văn nghệ đời Nguyên chưa được tiến bộ cho lắm. Vì vậy, ta không lạ gì một người như Vương Thực Phủ sau khi đã vẽ xong con rắn Tây Sương lại thêm cho nó bốn cái chân ngộ nghĩnh và nặng nề! Vả lại, ta cũng không có gì là chứng cớ chắc chắn để chứng ra rằng bốn cái chân ấy vẽ ra chẳng phải tự ngọn bút họ Vương. Lời võ đoán của Thánh Thán chẳng qua vì quá yêu Thực Phủ thôi vậy.
Để nguyên bản của Tây Sương ký không bị sai lạc với tích cũ của Hội Chân ký, khi dịch bản này, tôi bỏ qua không dịch 4 chương cuối. Vả lại người đọc sẽ có thêm được cảm giác lai láng, bồi học khi đọc xong cuốn sách này. Đến như việc dịch, chỗ nào nguyên văn là văn xuôi tôi sẽ dịch ra văn xuôi, chỗ nào nguyên văn là từ khúc, tôi sẽ dịch sang các thể lục bát hay lục bát gián thất. Ý tôi mong muốn gặp được môt người thông thạo có thể lựa các câu văn vần của tôi dịch, theo các giọng hát tuồng, hát chèo, và đưa vở này lên sân khấu … Nhưng đó là chuyện về sau này. Còn giờ đây, tôi giới thiệu với các bạn chuyện Hội Chân ký, lam bản của vở Tây Sương.

Nhượng Tống
Viết trên “Pho Mãn Lâu”
Đêm 25 tháng 01 năm 1942

<< PHẦN PHỤ LỤC |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 133

Return to top