Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> BÓNG MA GIỮA TRƯA

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 14729 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

BÓNG MA GIỮA TRƯA
Alberto Moravia

Chương 17

Sáng ngày hôm sau, tôi dậy sớm và chẳng buồn nhìn xem Battista và Emilia ở đâu, tôi rời khỏi biệt thự - hay đúng hơn, tôi trốn chạy. qua một đêm, những biến cố ngày hôm trước, và nhớ lại cách ứng xử của riêng tôi, hiện ra dưới một ánh sáng khác, khó chịu hơn, như một chuỗi những điều phi lý, và cách ứng xử của tôi cũng phi lý không kém. Giờ đây tôi muốn suy ngẫm tôi nên làm gì mà không phương hại đến sự tự do hành động của mình vì những quyết định vội vã, không cứu vãn được. Vì vậy, tôi ra khỏi nhà, đi ngược trở lại con đường hôm qua tôi đã đi, tìm đến khách sạn của Rheingold. Tôi hỏi thăm và biết được hắn đang ở ngoài vườn. Tôi bước ra vườn và cuối một lối đi hai bên có trồng cây, tôi thoáng thấy những lan can một ngôi nhà hóng mát nằm phơi dưới ánh sáng chói chang của biển và trời rực nắng. Vài  chiếc ghế và một chiếc bàn con xếp trước hàng lan can. Khi tôi đến, một người đứng dậy vồn vã chào đón. Đó là Rheingold, ăn mặc như một hạm trưởng thuỷ quân, với mũ kết trắng có gắn neo vàng, áo vét màu xanh cài cúc vàng, quần dài trắng. Trên bàn ăn là một cái khay với những thức ăn của bữa điểm tâm còn thừa. Tôi cũng trông thấy một cái cặp giấy và những tài liệu viết lách.
Rheingold tỏ ra rất vui vẻ. Hắn hỏi tôi ngay "Này, Molteni, ông nghĩ thế nào về một buổi sáng như thế này?"
"Một buổi sáng tuyệt vời"
Rheingold nắm lấy cánh tay tôi, dắt tôi về phía dãy lan can và tiếp tục "Ông nghĩ sao nếu bây giờ chúng ta dẹp bỏ hết công việc này, thuê một chiếc thuyền và chèo chầm chậm chung quanh đảo? Nư vậy có phải là tốt hơn, rất tốt hơn không nào?"
Trong thâm tâm tôi nghĩ một chuyến đi dạo như vậy cùng Rheingold sẽ mất đi nhiều hứng thú vì vậy tôi trả lời hắn một cách lửng lơ "Vâng, theo tôi một chiều hướng nào đó"
"Ông cũng nói thế đấy, Molteni!" hắn kêu lên một cách đắc thắng "theo một chiều hướng..nhưng chiều hướng nào nhỉ? Chắc không phải theo chiều hướng chúng ta nghĩ về cuộc sống. Đối với chúng ta, cuộc sống là phận sự, phải không Molteni? Phận sự trước hết và trên hết. Nào, Molteni, vào việc thôi" hắn rời lan can và ngồi lại vào bàn, chồm người về phía trước, nhìn thẳng vào mắt tôi. Hắn nói vẻ long trọng "Ông ngồi xuống đây, trước mặt tôi…sáng hôm nay, chúng ta chỉ thảo luận thôi, tôi có nhiều điều muốn nói với ông".
Tôi ngồi xuống. Rheingold chỉnh lại chiếc mũ đội và bắt đầu "Molteni, ông nhớ là trên đường đi từ Rome đến Napoli, tôi đang cắt nghĩa cho ông điều tôi hiểu về Odyssey…nhưng sự xuất hiện của Battista làm ta phải tạm gián đoạn. Rồi sau đó, tôi buồn ngủ quá và vì vậy câu chuyện phải gác lại. Ông nhớ không Molteni?" "Vâng, tất nhiên là tôi nhớ"
"Ông cũng nhớ là tôi trao cho ông chiếc chìa khoá của tập Odyssey, nó như thế này: Ulyssess đã mất đến mười năm để về đến nhà, bởi vì trên thực tế, theo tiềm thức của hắn ta, hắn ta không muốn về nhà"
"Vâng, chính thế"
"Bây giờ tôi  sẽ nói cho ông biết lý do tại sao ,theo tôi nghĩ, Ulysses không muốn về nhà" Rheingold nói. Hắn ngừng lại một lát như để nhấn mạnh vào phần nhập đề của hắn, đoạn, cau mày lại, nhìn chòng chọc vào tôi với vẻ nghiêm nghị độc đoán đặc trưng của hắn và nói tiếp "Ulysses, từ trong tiềm thức, không muốn trở về Ithaca bởi vì trên thực tế, mối quan hệ của hắn với Penelope không được đằm thắm. Lý do là thế đấy, Molteni ạ, mối quan hệ ấy đã không được cơm lành, canh ngọt ngay từ trước khi Ulysses ra đi chinh chiến. Tnh thật, hắn đã ra đi vì không được hạnh phúc ở nhà, vì hắn không được hạnh phúc, mà chính xác là vì mối quan hệ không hoàn hảo giữa hắn ta và vợ"
Rheingold im lặng một lát nhưng vẫn tiếp tục cau đôi mày, nửa ra vẻ độc đoán, nửa ra vẻ thông thái, và tôi nhân cơ hội đó, xích chiếc ghế ra để tránh tia nắng rọi thẳng vào mặt. Đoạn hắn tiếp tục "Nếu mối quan hệ đó tốt đẹp, Ulysses đã không đi đánh nhau. Ulysses không phải là kẻ ngang tàng, hiếu chiến, tráilại, hắn là mẫu người thận trọng, khôn ngoan. Nếu có được cảnh thuận vợ thuận chồng, có lẽ, để biểu lộ sự ủng hộ, hắn ta chỉ cần gởi một lực lượng viễn chinh, trao cho một người tin cẩn chỉ huy là xong…nhưng thay vì làm thế, Ulysses đã đích thân ra đi, lợi dụng chiến tranh để rời bỏ gia dình và trốn chạy người vợ của mình".
"Rất logic"
"Rất hợp tâm lý chứ, Molteni," Rheingold chỉnh lại khi nhận ra vẻ mỉa mai trong giọng nói của tôi, "rất hợp tâm lý, và ông cũng hãy nhớ rằng mọi điều đều phụ thuộc vào tâm lý, nếu không có tâm lý, không có tính cách, và không có tính cách là không có câu chuyện . Giờ đây, tâm lý của Ulysses và Penelope là gì? Thế này này, Penelope là mẫu người truyền thống của Hy Lạp cổ, phong kiến, quý tộc. Nàng có đức hạnh, cao thượng, kiêu hãnh, sùng đạo, là người nội trợ giỏi, một bà mẹ tốt, một người vợ ngoan. Ulysses, trái lại, là kẻ đi trước thời đại của mình về tính cách. Hắn ta là mẫu người của nước Hy lạp về sau, nước Hy lạp của những nhà nguỵ biện và hiền triết. Ulysses là người không định kiến, và nếu cần, bất chấp mọi luân thường, đạo lý, hắn là người tinh tế, thông minh, không tín ngưỡng, bi quan, ngay cả đôi khi trơ tráo".
Tôi phản đối "Tôi thấy hình như ông đang cố tình bôi đen tính cách của Ulysses. Thực tế, trong Odyssey…"
Nhưng Rheingold ngắt lời tôi một cách nóng nảy "Chúng ta đừng có mảy may bận tâm đến Odyssey. Hay đúng hơn, chúng ta sẽ diễn giải, công khai Odyssey. Chúng ta đang một cuốn phim, Molteni ạ. Odyssey thì đã viêt xong, nhưng cuốn phim đang hình thành mà!"
Tôi lại im lặng, và hắn lại tiếp tục "Lý do mà chuyện cơm không lành, canh không ngọt của Ulysses và Penelope, do đó, phải nằm trong sự nghiêm khắc về tính cách của hai người. Trước khi xảy ra cuộc chiến thành Troy, Ulysses đã làm một điều gì đó gây bất bình cho Penelope. Điều đó là gì? Vai trò của những kẻ vẫn theo đuổi Penelope bắt đầu đây. Theo Odyssey, chúng ta biết rằng chúng cầu hôn Penelope, đồng thời sống xa hoa, phung phí bằng chính tiền của Ulysses, ngay trong nhà hắn. Chúng ta phải lật ngược tình thế lại".
Tôi há hốc mồm, nhìn Rheingold "Ông hiểu không?" hắn hỏi "Tốt, tôi sẽ giải thích cho ông ngay. Về phần những kẻ theo đuổi Penelope, có lẽ chúng ta nên rút lại còn một tên cho tiện lợi hơn, Juntinous chẳng hạn. Những tên này đã yêu Penelope từ trước cuộc chiến tranh thành Troy, và vì yêu, chúng đã đổ đầy quà tặng của chúng vào nhà nàng, theo tập quán của người Hy lạp. Penelope, kiêu hãnh và có tư cách, theo lối cổ xưa, muốn từ chối những quà tặng ấy, và nhất là muốn xua đuổi những kể quấy rầy kia đi. Nhưng Ulysses, vì những lý do mà chúng ta chưa biết nhưng sẽ dẽ dàng tìm ra, không muốn xúc phạm những kẻ ấy. Là một người duy lý, hắn không cho chuyện có kẻ theo đuổi vợ mình là quan trọng, vì hắn biết vợ mình vốn chung thuỷ, vả lại, hắn cũng không quan tâm đến ý nghĩa của những quà tặng, chúng có lẽ cũng không làm hắn phật ý lắm. Ông hãy nhớ rằng mọi người Hy Lạp đều tham quà tặng. Tất nhiên, Ulysses không bao giờ khuyên vợ mình chiều lòng những kẻ theo đuổi ấy, hắn chi muốn không xúc phạm đến bọn chúng, vì coi việc ấy là không xứng đáng. Ulysses muốn một cuộc sống yên lành, hắn ghét những vụ tai tiếng. Penelope vốn trông đợi một cái gì khác hơn là thái độ thụ động này, lấy làm phẫn nộ, hầu như nàng không tin nổi một điều như vậy. Nàng phản kháng, cũng chống đối, nhưng Ulysses vẫn điềm nhiên, không gì có thể làm hắn bất bình…vì vậy, hắn lại khuyên Penelope nhận các quà tặng, và xử sự một cách nhã nhặn – xét cho cùng, có tốn kém gì cho nàng đâu. Và cuối cùng Penelope nghe theo lời khuyên của chồng, nhưng đồng thời, nhen nhúm lòng khinh bỉ cùng cực đối với chồng…nàng chợt thấy không còn yêu chồng nữa và nói cho hắn biết điều ấy. Ulysses bấy giờ hiểu ra, lúc đó đã muộn, rằng vì tính thận trọng của mình, hắn đã huỷ hoại tình yêu của Penelope. Ulysses cố gắng cứu vãn tình thế, tìm cách chinh phục lại tình yêu của vợ, nhưng không thành công. Cuộc sống của hắn ta ở Ithaca trở thành địa ngục. Cuối cùng  trong nỗi tuyệt vọng, hắn nắm lấy cơ hội cuộc chiến thành Troy để bỏ nhà ra đi. Bảy năm sau, cuộc chiến tranh chấm dứt, và Ulyssses xuống thuyền để trở về Ithaca, nhưng hắn biết rằng, ở nhà, một người vợ không còn yêu, thậm chí còn khinh hắn, đang chờ hắn. Vì vậy, hắn vui mừng tìm ra những cái cớ để trì hoãn chuyến trở về khó chịu, đáng sợ ấy, tuy rằng sớm hay muộn, hắn cũng phải về nhà. Nhưng, vào ngày trở về, hắn đã gặp một tình huống y hệt tình huống chàng kỵ sĩ trong truyền thuyết về con rồng – ông nhớ chứ, Molteni? Nàng công chúa đã yêu cầu chàng kỵ sĩ giết con rồng và để muốn tỏ ra xứng đáng với nàng, vì vậy, chàng kỵ sĩ đã giết con rồng và công chúa yêu chàng. Cùng với một cách ấy, khi Ulysses trở về, sau khi đã bày tỏ hết, Ulysses biết rằng nàng vẫn chung thuỷ, Penelope đã nói cho hắn k rằng lòng chung thuỷ của nàng không phải là tình yêu mà chỉ là đức hạnh, còn tình yêu của nàng dành cho Ulysses chỉ sống lại với một và chỉ một điều kiện, hắn phải giết hết những kẻ theo đuổi nàng. Ulysses, như chúng  ta đã biết, không phải là kẻ bạo tàn, hoặc ưa thâm thù, có lẽ hắn đã muốn dẹp cái đám người kia bằng một cách gì đó nhẹ nhàng hơn, bằng sự thuyết phục chẳng hạn, nhưng lần này hắn đã nhất quyết ra tay vì biết rằng sự kính trọng của Penelope, và từ đó, cả tình yêu của nàng, đều tùy thuộc vào chuyện hắn có giết lũ người kia hay không. Vậy là hắn ta giết chúng. Lúc đó, chính vào lúc đó, Penelope không còn khinh bỉ hắn nữa và bắt đầu yêu hắn lại. Và thế là Ulysses và Penelope lại yêu nhau, sau bao năm trời xa cách, và họ cử hành đám cưới thật sự của họ - đám cưới máu. Nào, ông hiểu chứ, Molteni? Bây giờ chúng ta hãy tóm tắt lại! Điểm thứ nhất, Penelope khinh bỉ Ulysses vì đã không phản ứng như một người đàn ông, một người chồng, một vị vua trước sự cư xử trâng tráo của những kẻ theo đuổi vợ mình. Điểm thứ hai, vì sự khinh bỉ đó, Ulysses ra đi tham gia vào cuộc chiến tranh thành Troy. Đỉêm thứ ba, Ulysses biết rằng, ở nhà, một người vợ khinh bỉ hắn đang chờ hắn, hắn trì hoãn ngày trở về. Điểm thứ tư, để chiếm lại lòng kính trọng và tình yêu của Penelope, Ulysses giết những kẻ tình địch. Ông hiểu không, Molteni?"
Tôi nói rằng tôi hiểu, chuyện đó chẳng có gì là khó hiểu. Nhưng mối căm ghét của tôi đối với lối diễn giải của Rheingold ngay từ đầu, giờ đây chợt bùng lên, mãnh liệt hơn bao giờ hết, làm tôi lặng người đi. Trong khi đó Rheingold tiếp tục giải thích một cách thông thái ra vẻ "Ông có biết làm sao để nắm được chìa khoá của toàn bộ tình huống đó không? Đơn giản chỉ bằng cách xét đến vụ tàn sát của Ulysses, như  trong Odyssey kể lại. Tôi thấy vụ tàn sát này, hung ác, tàn bạo, nhẫn tâm, là hoàn toàn tương phản với tính cách của Ulysses, kẻ đã được tác gỉa vẽ nên như một người tinh khôn, linh động, tế nhị, chừng mực và thận trọng… và tôi tự nhủ, Ulysses chỉ cần, một cách rất lịch sự, đuổi những kẻ khốn nạn kia bước ra cửa. Hắn ta hoàn toàn có khả năng làm việc đó, vì hắn đang ở nhà mình, và hắn là vua, hắn chỉ việc chứng tỏ quyền uy của hắn. Khi không làm như thế, ắt là hắn có một lý do xác đáng nào đó. Lý do nào? Rõ ràng là Ulysses muốn chứng minh rằng không những hắn tinh khôn, linh động, tế nhị, chừng mực, thận trọng mà khi cần, hắn cũ!Người hung ác như Ajax, xốc nổi như Achilles, tàn nhẫn như Agamemnon. Và hắn muốn chứng tỏ điều ấy với vợ. Hiển nhiên là với Penelope, và thế đấy: Eureka!"
Tôi im lặng. Những lý lẽ của Rheingold được hắn trình bày một cách chặt chẽ và phù hợp với xu hướng của hắn muốn  biến Odyssey thành một hồ sơ bệnh lý của môn phân tâm học. Nhưng chính vì thế, những lý lẽ đó làm tôi kinh tởm, như thể đó là một sự báng bổ thần linh. Nơi Homer, tất cả rất đơn giản, thuần khiết, cao thượng, hồn nhiên, ngay cả sự quỷ quyệt của Ulysses cũng nằm trong giới hạn của tính ưu việt của trí thức, trong diễn giải của Rheingold, trái lại, mọi điều đều bị hạ thấp xuống ngang mức một vở kịch hiện đại, đầy những lời răn đạo đức và những phân tích tâm lý. Rất hài lòng với lối trình bày của mình, Rheingold kết luận:
"Ông thấy đấy, Moteni, cuốn phim đã có sẵn, rất đầy đủ mọii tình tiết, chúng ta chỉ việc viết nó ra thôi".
Tôi chặn ngay một cách thô bạo "Nghe đây, Rheingold, tôi chẳng thiết tha gì đến lối diễn giải của ông đâu".
Rheingold mở to đôi mắt, kinh ngạc về sự táo tợn hơn là về sự bất đồng ý kiến của tôi "Ông không tha thiết gì thật sao? Mà vì sao kia chứ, Molteni?"
Tôi gắng gượng trả lời hắn, nhưng càng nói, tôi càng cảm thấy tự tin hơn "Tôi không thích cái lối diễn giải của ông vì nó hàm chứa một sự xuyên tạc về tính cách của Ulysses. Trong Odissey, Ulysses được miêu tả như một người tế nhị, chừng mực, hoặc quỷ quyệt, nếu ông muốn, nhưng luôn luôn trong giới hạn của danh dự và tư cách. Ông ta luôn là một người anh hùng, nghĩa là một chiến sĩ dũng cảmm, một vị vua, một người chồng chính trực. Lối diễn giải của ông, xin mạn phép ông, ông Rheingold, có cơ biến Ulysses thành một kẻ không tư cách, không danh dự, không lễ nghĩa…chưa kể đó al` một chuyện quá xa rời nguyên bản".
Trong lúc tôi nói, nụ cười nửa vầng trăng của Rheingold càng lúc càng hẹp dần lại, cho đến khi nó biến mất hẳn. Đoạn hắn nói tiếp bằng một giọng nói tàn nhẫn, rặt âm sắc Tuetonic mà hắn thường cố che giấu "Ông bạn Molteni, tôi mạn phép nói với ông điều này, là, như thường lệ, ông chẳng hiểu mô tê gì hết".
"Như thường lệ?" tôi hỏi lại, cảm thấy bị thương tổn.
"Phải, như thường lệ", Rheingold khẳng định "và tôi nói ngay như thế bở vì – hãy lắng nghe cho kỹ nhé, ông bạn Molteni!"
"Tôi đang nghe đây, ông yên chí".
"Tôi không muốn biến Ulysses, theo như trí tưởng tượng, thành một người không tư cách, không lễ nghĩa, không trọng danh dự. Tôi chỉ muốn dựhg nên hắn ta y như người được miêu tả trong Odissey. Ulysses trong  Odyssey là ai? Hắn ta biểu thị cái gì? Ulysses trong Odyssey đơn giản là một người thông minh, là biểu tượng của văn minh. Trong số những vị anh hùng khác mà ta có thể miêu tả một cách xác là phi văn minh, Ulysses là vị anh hùng văn minh độc nhất. Và cái phẩm chất văn minh ấy nó nằm ở đâu? Nó nằm ở chỗ không có thành kiến, luôn dựa vào lý trí, bằng mọi giá. Ngay cả trong những vấn đề liên quan đến lễ nghĩa, tư cách, danh dự, như ông nói…. ở chỗ thông minh, khách quan. Tôi còn muốn nói khoa học nữa kia. Tất nhiên" Rheingold tiếp tục, "văn minh cũng có những hệ luỵ của nó. Chẳng hạn, nó dễ dàng bỏ qua tầm quan trọng được gán cho những vấn đề được xem là liên quan đến danh dự trong xã hội những người kém văn minh. Penelope không phải là một phụ nữ thông minh, nàng là một người đàn bà truyền thống. Nàng không biết gì về lý trí, nàng chỉ nghe theo bản năng, giòng dõi, và tính kiêu hãnh. Molteni, ông hãy nghe cho kỹ và cố gắng hiểu tôi đấy! Đối với những người kém văn minh, văn minh là hủ hoá, là vô luân, là bất chấp nguyên tắc, là tung hê cả đạo lý. Hitler chẳng hạn, là một người kém văn minh và thường dựa vào đó để đả kích văn minh, hắn hay ba hoa về danh dự, nhưng chúng ta biết quá rõ về hắn, và biết danh dự có ý nghĩa thế nào đối với hắn. Nói một cách vắn tắt, trong  Odyssey, Penelope tượng trưng cho bản chất hoang sơ và Ulysses tượng trưng cho văn minh. Ông có biết không,. Molteni, ông là người mà tôi nghĩ cũng văn minh như Ulysses, ông lý luận y như nàng Penelope trình độ sơ khai như thế".
Rheingold chấm dứt câu nói của hắn với một nụ cười toét miệng, rạng rỡ, rõ ràng là hắn cực kỳ thú vị về ý tiếng so sánh tôi với Penelope. Nhưng vì một lý do thầm kín mà tôi khó nói rõ, tôi cảm thấy sự so sánh đó là đáng tởm. Tôi giận tái người, tôi nói, giọng hơi run "Nếu ông muốn nói rằng văn minh được hiểu như một người chồng phải chìa tay hỗ trợ cho kẻ khác tán vợ mình, thì tôi, trong  trường hợp đó, thưa ông Rheingold thân mến, tôi tự cảm thấy là một kẻ man dã".
Lần này, tôi ngạc nhiên thấy Rheingold rất bình tĩnh. Hắn đưa tay lên "Hãy khoan đã, sáng nay ông không được sáng suốt lắm, giống như nàng Penelope vậy. Thôi, bây giờ như thế đã nhé! Ông về và đi bơi đi, rồi suy nghĩ lại, sáng ngày mai, ông lại ghé qua đây và cho tôi biết kết quả những suy tưởng của ông, được chứ?"
Hơi bối rối, tôi trả lời "Vâng, được chứ…tôi e rằng tôi vẫn sẽ giữ nguyên ý kiến của tôi"
"Ông về suy nghĩ lại đi" Rheingold lập lại, đứng lên và chìa tay ra.
Tôi cũng đứng lên. Rheingold bình thản nói thêm "Tôi tin chắc rằng, ngày mai, sau khi đã suy đi, nghĩ lại, ông sẽ đồng ý với tôi".
"Tôi lại không nghĩ thê", tôi đáp lại. Và tôi bước đi, xuống con đường nhỏ trước mặt khách sạn.

<< Chương 16 | Chương 18 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 416

Return to top