Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Trung Hoa >> Tam Hạ Nam Đường

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 80942 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Tam Hạ Nam Đường
Khuyết Danh

Hồi Thứ Bốn Mươi Lăm

Vua Thái Tôn rời Biện Kinh, đi chẳng bao lâu đã đến Ngũ Đài Sơn vào một ngôi chùa, kêu Quan Hữu Tư đem lễ vật bày trước bàn phật niệm hương giải nguyện.
Công việc vừa xong, vua Thái Tôn đích thân giộng chuông đánh trống, đốt nhang quì khấn vái:
- Nay tôi đến đây là vì lời dặn của Tiên Đế ngày trước, xin cầu đức phật ban ơn cho hưởng phước Thái Bình, muôn dân lạc nghiệp.
Vua Thái Tôn khấn vái xong, đến nghỉ tại cung Huê Nguyên. Có các quan hầu hạ.
Vua Thái Tôn nói:
- Trẫm bấy lâu mắc lo việc triều chính, nay sẵn dịp này muốn đi ngoạn cảnh rồi sẽ về triều cũng chẳng muộn.
Các quan nghe vua phán như vậy không ai dám ngăn cản.
Hôm sau, Vua Thái Tôn đi dạo chơi, đến một đỉnh núi rất xinh đẹp nối liền U Châu, hỏi ra mới biết đây là hòn Kỳ Lân chung quanh bao bọc nhiều núi nhỏ, hình tượng sắc sảo như tranh vẽ. Vua Thái Tôn rất ngợi khen, dẫn các quan lần lượt đi xem bốn phía.
Thoạt nhiên, đến một khoảng trống, vua Thái Tôn xem thấy có một hòn núi nhỏ, chính giữa lại có thành trì, phong cảnh rất xinh đẹp, liền hỏi các quan:
- Đây là đâu mà phong cảnh tốt tươi như vậy?
Phan Nhơn Mỹ tâu:
- Đó là U Châu thành, xưa nay đóng đô tại đó.
Vua Thái Tôn rất vui vẻ, nói với các quan:
- Ý trẫm muốn cùng các quan đến đó du ngoạn, cũng để biết cảnh đẹp của nước ngoài.
Bát Vương nghe vua phán thất kinh, bước ra tâu:
- U Châu là thủ đô của Tiêu Hậu, mà Bệ hạ muốn tới đó thì chẳng khác nào chim bay vào lưới rập. Xin Bệ hạ mau dời gót trở về, để tránh điều lo lắng.
Vua Thái Tôn nói:
- Ngày trước vua Đường Thái Tôn cũng đi bình định Liêu Đông, thường hay ra chiến trận, còn ta đây thiên binh vận mã, lo gì Tiêu Hậu, thôi các khanh sắp sửa theo trẫm đến đó mà du ngoạn.
Bát Vương thấy lệnh vua đã quyết, nên không dám cản ngăn, đồng dẫn nhau trở lại chùa.
Sáng hôm sau, xa giá rời khỏi Ngũ Đài Sơn đi về phía U Châu nhưng vừa tới phần Dương Địa bỗng thấy binh mã kéo đến rần rần giây phút đã có quân trở về báo:
- Có binh Phiên cản đường.
Vua Thái Tôn hỏi:
- Ai dám cản đường trẫm vậy?
Hỏi vừa dứt tiếng thì có quan bảo giá Dương Diên Bình giục ngựa vung thương phóng tới trước, gặp đại tướng của nước Liêu đông, tay cầm đại đao, cỡi ngựa xích thố tên là Gia Luật Kỳ.
Tướng ấy hét to:
- Tống tướng ! Mau trở về thì ta dung thứ, bằng đến đây xâm phạm cõi bờ thì chết uổng mạng.
Dương Diên Bình vung thương, lướt ngựa tới đánh.
Gia Luật Kỳ đánh được vài mươi hiệp bị Dương Diên Bình đâm một thương, liền quất ngựa chạy về.
Diên Bình cũng trở lại báo cho vua Thái Tôn biết.
Gia Luật Kỳ bị thua, chạy về tâu với Tiêu Thái hậu rõ sự tình.
Tiêu Thái Hậu nổi giận hỏi quần thần:
- Các khanh có biết tại sao quân Tống đến đó làm chi.
Già Luật Kỳ tâu:
- Cách mấy bữa trước, tôi có nghe quân báo rằng vua Tống tới Ngũ Đài Sơn vào chùa cầu nguyện, nhân tiện dường đến đây du ngoạn, chớ không có việc chi lạ.
Tiêu Hậu nghe nói mới hết sợ, liền phán các quan hỏi:
- Lúc trước có người xin ra binh phạt Tống, nay sẵn cơ hội này sao không ai dám xuất trình?
Tiêu Hậu vừa dứt tiếng, có Thiên Khánh Vương và Gia Luật Thượng đồng quì tâu:
- Hai tôi xin ra trận bắt Tống chúa đem về nạp cho Bệ hạ.
Tiêu Hậu y lời, nói:
- Hai khanh đi ta e bất tiện, vậy phải lựa một tướng nữa theo giúp mới được.
Lúc đó có Mã Yên là Hàng Diên Thọ ra xin Tiêu Hậu cấp quân trợ chiến.
Ba tướng sắp đặt đâu đó xoạc xuôi, dẫn binh ra vây thành Phần Dương, dinh trại đóng liền như bao lưới, binh khí sáng ngời chẳng khác một trời sao.
Tống Thái Tôn hay tin ấy tiền sai Dương Diên Bình đem quân đối địch.
Dương Diên Bình tâu:
- Binh Liêu rất mạnh mẽ, lại chuẩn bị trước lập bày trận thế, nếu ra đánh bây giờ không thể thắng được, xin Bệ hạ chậm vài ngày, để tìm cách giải phá trùng vây.
Qua ngày sau, Gia Luật thượng đốc sức binh Liêu kéo đem đánh phá binh Tống, làm cho binh Tống kinh hãi. Vua thái Tôn đứng ngồi không yên, dẫn các quan lên địch lầu xem thế trận.
Thái Tôn thấy binh Liêu vây phủ bốn phía dài hơn mấy dặm, thất kinh hỏi các tướng:
- Binh Liêu vây phủ như vậy, ta làm thế nào thoát thân cho đặng?
Phan Nhơn Mỹ tâu:
- Xin Bệ hạ chớ lo, tôi có một kế hoạch giải vây không khó, gần đây có Dương Nghiệp đồn binh tại Đại Châu, cách đây không xa lắm, nếu lựa một người cho giỏi, thoát ra hỏi trùng vây. đến cầu Dương Nghiệp cứu giá, ắt Dương Nghiệp giải cứu không khó.
Vua Thái tôn khen phải, liền hỏi các tướng:
- Có ai dám qua Đại Châu cầu cứu chăng?
Dương Diên Bình bước ra tâu:
- Ngu thần xin liều mình đền ơn Bệ hạ.
Vua Thái Tôn liền giao tờ cứu chỉ cho Diên Bình, rồi khiến mở cửa phía Đông thành, cho Dương Bình thoát ra cần cứu.
Khi Dương Diên Bình vừa ra khỏi điếu kiều thì gặp tướng Liêu là Lưu Quân Bật cản lại. Diên Bình ráng sức đánh nhau một trận giết được Quân Bật, làm cho quân Liêu tan rã, rồi thừa thế thoát thân.
Suốt đêm hôm ấy, Diên Bình đến Đại Châu, ra mắt thân phụ thưa rằng:
- Có chiếu của Bệ hạ sai con về đây xin phụ thân cử đại binh đến Phần Dương giải vây cho thánh giá .
Dương Nghiệp đắc ý. Hai cha con hiệp lực dẫn binh ra đi.
Chẳng bao lâu, binh của Dương Nghiệp đã kẻo đến nơi. Quân thám thính chạy về báo cho Thiên Khánh Vương hay.
Khánh Vương hội chư tướng nói:
- Nay cha con Dương Nghiệp đem binh đến cứu giá, thế nào chúng ta cũng phải liều sống thác một trận, trước hết, ta phải giả thua làm cho cha con nó tự đắc, để cho chúng nó nhập thành rồi sau sẽ vây lại nữa, thì mới trừ được chúng.
Chư tướng khen phải, hạ lệnh truyền binh mã lui ra hai chục dặm.
Binh Tống thám thính về báo cho Dương Nghiệp hay, Dương Nghiệp nghĩ thầm:
- Binh Liêu chưa đánh mà lui, chắc là có mưu kế chi đây.
Ta cứ kéo binh vào thành rồi sẽ liệu cách.
Nghĩ như vậy, Dương Nghiệp truyền lệnh vào thành triều kiến.
Vua Thái Tôn nói:
- Nếu không có khanh đến cứu viện thì làm sao quân giặc lui được. Uy danh của khanh đã làm cho quân giặc khiếp vía.
Dương Nghiệp nói:
- Người Phiên tánh tình khó lường, xin Bệ hạ sửa soạn xa giá trở về cung, không nấn ná ở đây nữa.
Vua Thái Tôn nói :
- Ngày mai trẫm sẽ thượng lộ! :
Vua Thái Tôn vừa nói dứt lời, bỗng có quân. vào báo:
- Binh Liêu lại kẻo đến đây vây như cũ.
Thái Tôn nghe báo thất kinh, nói với Dương Nghiệp:
Lời khanh nói thật rất đúng. Bây giờ phải làm thế nào để lui được quân Liêu.
Dương Nghiệp tâu:
- Xin Bệ hạ lui vào trướng nghỉ an, để cha con tôi tính kế.
Dương Nghiệp nói rồi từ tạ lui ra, cùng các con lên dịch lầu xem thấy binh Liêu bốn phía đông nghịt, gươm đao lởm chỏm.
Dương Nghiệp lắc đầu, than:
- Tuy trận này không khó phá, nhưng vì mắc bảo hộ thánh hoàng và văn võ, biết làm sao cho tròn vẹn?
Dương Diên Bình thưa:
- Nếu phụ thân đã hết kế thì các con biết liệu làm sao?
Dương Nghiệp nói:
- Kế sách tuy có, nhưng phải có người tận trung.
Dương Nghiệp Bình thưa:
- Xưa nay phụ thân đã dạy lấy cái chết mà đền ơn nước.
Nay chúa thượng gặp nguy biến, thì thần tử đâu dám tiếc thân.
Dương Nghiệp nói:
- Nếu con chịu làm theo kế cha dạy thì bảo hộ thánh chúa mới được. Vậy để cha vào tâu với chúa thượng rồi con lãnh chỉ mà thi hành.
Kế đó, cha con kẻo nhau xuống dịch lầu, vào thẳng ngự điện tâu với vua Thái Tôn:
- Quân địch vây rất đông, nếu muốn phá giặc thì phải dùng kế Kỹ Tín cứu Hán Cao Tổ ngày trước. Bây giờ chẳng phải dùng kế trá hàng cho Phiên tướng ở Tây Môn rồi các quan bảo hộ thánh hoàng ra cửa Đông môn thì mới tiện.
Thái Tôn nói:
- Kế ấy rất hay ! Nhưng có ai chịu làm Kỹ Tín không?
Dương Nghiệp tâu:
- Xin Bệ hạ chớ lo việc ấy, con lớn tôi là Diên Bình chịu ãnh mạng đi làm việc đó. Bây giờ xin Bệ hạ làm hàng biểu, khiến người trao cho tướng Liêu, rồi sẽ theo kế ấy mà làm thì vô sự.
Vua Thái Tôn buồn bã nói:
- Trẫm nghĩ cha con khanh từ trước đến nay chưa được trọng đãi mà nay khanh lại lấy thân đem ra bảo vệ trẫm thì thật là ơn đức không lấy gì đền.
Diên Bình thấy vua lưỡng lự, liền tâu:
- Ngu thần tuy bất tài, nhưng nguyện thi hành kế ấy, xin Bệ hạ sắp đặt mà dời chân cho kịp kẻo trễ nải mang khốn. Còn việc làm của cha con hạ thần thì chỉ là đạo thần tử đâu dám tiếc thân.
Dương Diên Bình vừa nói dứt lời, thì đã có quân vào báo:
- Binh Liêu đã phá được ngoài thành, làm sập một tấm vách, chúng nó đang thả bè kéo quân vào công phá nữa.
Diên Bình lật đật tâu:
- Xin thánh thượng mau cởi ngự bào giao lại cho tôi, đặng tôi cùng mấy anh em là Diên Chiêu, Diên Tự bào giá Bệ hạ ra cửa phía Đông lánh nạn. Còn ngu thần với bốn đứa em khác là Diên Định, Diên Huy, Diên Lăng và Diên Đức ở lại đây, rồi đồng ra cửa phía Tây làm theo kế. Nếu lúc này mà thánh thượng không quyết thì chẳng khỏi bị chết trong thành này.
Vua Thái Tôn thấy cha con họ Dương hết lòng đền nợ nước thì không nỡ, bất đắc dĩ phải cởi ngự bào trao cho Diên Bình.
Dương Diên Bình tìm một người miệng lưỡi, đem hàng biểu đến dinh phiên.
Tướng Liêu là Thiên Khánh Vương nhận được hàng biểu liền nói với các tướng:
- Nay vua Thái Tôn dâng hàng biểu là đã bị chúng ta vây khốn, không còn cách nào thoát ra.
Hàng Diên Thọ nói:
- Tống chúa này bị vây nên tính việc hàng. Vậy ta cũng nên rộng lòng tha cho về, đừng sát hại chi cho gây của oán về sau.
Ngày hôm sau, cửa thành phía Tây thấy binh Tống treo cờ hàng. Tướng Phiên thấy vậy không công thành nữa, chỉ đợi vua Tống đến giao hòa. Chẳng ngờ lúc ấy vua Thái Tôn cùng văn võ kẻo nhau ra cửa Đông đi mất hết.
Còn Dương Diên Bình lúc đó ngoài nơi cửa Tây cắm cờ quỳnh kỳ, ngồi trên kiệu trước sau phủ kín, lần lần đi đến.
Thiên Khánh Vương ngỡ thiệt, dẫn các tướng ra đón tiếp:
- Nếu phải Tống chúa tình nguyện ra đầu hàng, thì xuống long xa cho chúng ta xem mặt.
Diên Bình nghe nói liền khiến tả hữu vén mành lên, khi trông thấy tướng Liêu là Thiên Khánh Vương ngồi trên lưng ngựa,
Diên Bình nổi giận hét lớn:
- Nếu không giết đặng thằng này, làm sao rửa nhục.
Diên Bình nói rồi kẻo cung nhắm mắt nhen Khánh Vương bắn ra một mũi Khánh Vương nhào xuống ngựa chết tết.
Dương Diên Bình xuống xe nói lớn :
Ta là con lớn của Dương Nghiệp, tên là Diên Bình đây, có tướng nào dám cùng ta đối địch.
Hàng Diên Thọ nổi giận truyền quân vây bốn phía rồi giục ngựa tới đâm Diên Bình một thương, té nhào xuống xe. Diên Định xem thấy em mình bị thương, lật đật đến cứu thì có Gia Luật Kỳ lướt ngựa tới. Hai tướng đánh nhau mười hiệp. Binh Liêu kéo tới vây phủ trùng trùng nên Diên Định bị tướng Liêu giết chết.
Còn Diên Huy thấy hai anh mình tử trận, ráng sức xông phá trùng vây, trên đường thoát thân, chẳng ngờ bị quân Liêu dùng móc ném tới kẻo nhào xuống ngựa, bị tướng Phiên giết chết.
Dương diên Lãng lúc ấy chỉ còn một mình một ngựa, tả xung hữu đột đánh với tướng Liêu hơn mấy chục hồi, sau bị Hàng Diên Thọ và Luật Kỳ áp tới bắt sống đem về dinh.


Lời Bàn


Lời nói của kẻ quyền thế, nếu không suy xét chính  đáng thì rất tai hại cho kẻ thuộc hạ.


Vua Thái Tôn vì lòng tự ái, ngồi tại triều, không hiểu gì thế trận ngoài biên ải, chỉ nói một câu mà làm cho binh tướng nước Tống phải chết hơn phân nửa trước trận với quân Liêu. Ấy vậy kẻ có quyền có chức khi nói ra một lời phải suy xét lợi hại, không để về cái quyền của mình làm cho thuộc hạ phải bị nguy khốn.
Đến lúc đi du ngoạn, cũng chỉ vì thú riêng của mình mà làm cho binh tướng phải bị nguy khốn để bảo vệ thân danh mình. Một chiến du ngoạn chỉ để vui chơi mà làm khốn khổ hàng muôn người, thì thật là điều đáng chê trách. Một minh quân không thể không hiểu rõ điều đó. Đây cũng là một tấm gương cho những ai có quyền có thế, chỉ biết mình mà không nghĩ đến cái khổ của người khác.

<< Hồi Thứ Bốn Mươi Bốn | Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 815

Return to top