Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Trung Hoa >> Tam Hạ Nam Đường

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 80907 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Tam Hạ Nam Đường
Khuyết Danh

Hồi Thứ Bốn Mươi

Bấy giờ tiếng đồn khắp U Châu thành, Quan quân hay tin vào cấp báo cho Tiêu Thái Hậu rõ.
Tiêu Thái Hậu nghe báo thất kinh, vội nhóm quần thần để bàn luận, Thừa tướng Tiêu Thiên Hữu nói:
- Xin chúa công chớ lo, Tôi xin tiến cử hai người đem binh đánh Tống thì dễ như chẻ tre.
Tiêu Hậu nghe nói liền hỏi:
- Chẳng hay khanh định tiến cử ai vậy?
Tiêu Thiên Hữu tâu:
- Nhị Đại tướng là Gia Luật Hề Để và Gia Luật Hữu Ca là hai người trí dũng song toàn, nếu giao cho việc binh ắt là nên việc.
Tiêu Hậu nhận lời liền hạ chỉ phong cho Gia Luật Hữu Ca làm Giám binh, Gia Luật Hề Để và Gia Luật Sa làm Chánh phó tiên phong, phát năm ngàn binh ra cự địch.
Ba tướng tuân lệnh dẫn binh ra khỏi Nam Thành hạ trại.
Quân thám mã chạy về báo cho Phan Nhơn Mỹ hay, Phan Nhơn Mỹ vội bàn với các tướng kế xuất quân, Hô Diên Táng thưa :
- Tiểu tử xin đi trước, thăm dò thế giặc xem sao, rồi sẽ tính.
Nhơn Mỹ nhận lời, phát cho Diên Táng một muôn binh để ra thăm dò thế địch.
Còn Cao Hoài Đức lúc này cũng xin đi theo trợ chiến, Phan Nhơn Mỹ cũng phát một muôn binh kéo đi.
Hôm sau, hai người cùng hợp lực kéo binh ra trận.
Phía bên kia, tướng Liêu là Gia Luật Hề Để cùng dàn quân ứng chiến, Hô Diên Táng xốc ngựa tới đánh nhau với Gia luật Hề Để, Hai bên đánh với nhau hơn hai mươi hiệp chẳng thấy hơn thua, Gia Luật Sa giục ngựa xông vào trợ chiến, Cao Hoài Đức xông vào giúp, Bốn tướng đồng sức đánh nhau hơn nửa ngày liền tự ý lui binh, hẹn ngày mai tái đấu:
Cao Hoài Đức và Hô Diên Táng về dinh ra mắt Nhơn Mỹ nói:
- Hai tướng nước Liêu thật là hào kiệt, cũng đồng tác với tôi nên không thủ thắng nổi .
Nhơn Mỹ nói:
- Ta có nghe uy danh của họ Gia Luật, nếu có ra trận nữa thì hai người phải cẩn thận .
Phan Nhơn Mỹ nói xong đi thẳng vào tình tâu với vua Thái Tôn về tình hình khó khăn nơi chiến trận.
Vua Thái Tôn nói:
- Vậy thì để trẫm thân chinh cho binh tướng thêm tinh thần mà giao tranh.
Bát Vương nghe nói liền can:
- Xin bệ hạ phải lấy thân làm trọng, Việc chiến đấu đã có tướng sĩ lo liệu lựa phải phiền bệ hạ thân chinh sao?
Vua Thái Tôn không nghe, hôm sau dậy sớm nai nịt chỉnh tề ra lệnh cho các tướng xuất quân. Bên kia Gia Luật Hề Để cùng nhóm họp các tướng bàn mưu. Xảy có quân vào báo:
- Binh Tống hôm nay kéo đến quyết chiến, xin Nguyên Soái lo liệu.
Gia Luật Hưu Ca nghe báo liền viết một phong thư sai quân cấp tốc đem đến Yên địa khiến Gia Luật Hạc Cổ dẫn một đạo binh đi ngả hậu, đánh bọc sau binh Tống. Lại sai luôn Gia Luật Sa dẫn tướng đến Cao Lương Hà bố trí thành trận thế, rồi trở về hiệp chiến.
Các tướng vâng lệnh sắp đặt đâu đó xong xuôi.
Bỗng có quân vào báo:
- Binh Tống đã kéo tới rồi, lại thỉnh Nguyên Soái ra trận.
Tướng sĩ nước Liêu nghe báo trong lòng nhốn nháo, Hô Diên Táng liền vung đao ra trận, bên kia Gia Luật Sa cũng vung búa cản lại, Hai bên đánh đến bốn năm chục hiệp vẫn chưa thắng bại nhau, bụi bay ngất trời, trống chiêng reo dậy đất.
Bỗng nghe một tiếng pháo nổ vang, binh Tống thình lình cả loạn. Xem lại là đạo quân Liêu không biết từ hướng nào đến, áp lại đánh dồn, làm cho binh Tống bất ngờ rối loạn.
Gia Luật Hưu Ca thấy binh Tống rối loạn, liền dẫn một đạo quân bao vây, Vua Thái Tôn xem thấy cả kinh bèn kêu Phan Nhơn Mỹ đem quân hộ giá.
Phan Nhơn Mỹ tuân lệnh mở vòng vây, gặp Gia Luật Hưu Ca lướt tới đâm một thương, té nhào xuống ngựa, May nhờ có Quách Thắng giục ngựa đến cứa mới khỏi chết.
Lúc này binh Tống vỡ loạn, chư tướng mắc đấu nhau, còn quân sĩ thì chém giết nhau, tiếng kêu la vang dội.
Trong lúc hỗn loạn ấy Thái Tôn kiếm đường thoát thân, vừa ra khỏi trận, rủi bị một tướng của Gia Luật Hưu Ca là Ngột Hoàng Nô và Nguyên Lý Hề rượt theo rất gấp. May có Dương Nghiệp ở thành Nam đến cứu, Con của Dương Nghiệp là Diên Chiêu gặp vua Thái Tôn liền cản quân Phiên, nạt lớn:
- Phiên cẩu! Sao dám cả gan rượt chúa của ta như vậy?
Diên Chiêu nói rồi vào đánh với hai tướng, đâm trúng Ngũ Hoàng Nộ nhào xuống ngựa, gặp Vua Thái Tôn đang run rẩy núp bên gò mối, Diên Chiêu xuống ngựa ra mắt, và nói:
- Chẳng hay ngựa của bệ hạ đâu, và kẻ hộ giá sao không có mặt.
Vua Thái Tôn run rẩy nói:
- Con ngựa của ta bị tên chết rồi, còn bộ tướng thì tản mát.
Diên Chiêu nói rồi liền hối vua lên ngựa còn mình đánh bộ đi theo hộ giá .
Vua Thái Tôp nói:
- Tướng quân hãy ngồi trên ngựa mà chiến đấu, để ta núp theo sau cũng được.
Diên Chiêu tâu:
- Xin bệ hạ hãy lên ngựa mà đi cho mau, kẻo tướng Phiên theo kịp. Bệ hạ hãy bảo trọng mình vàng, còn thân tôi rủi có bề nào cũng không sao.
Vua Thái Tôn còn do dự, bỗng có Dương Thất Lang bay ngựa tới nói:
- Binh Tống ta đang đại bại, hãy phò chúa thượng thoát trùng vây khỏi tai nạn.
Diên Chiêu thấy em tới thì rất mừng, nói:
- Ngươi mau xuống ngựa, nhường cho bệ hạ, đặng ta hộ giá cho khỏi nơi khốn đốn.
Dương Thất Lang liền xuống ngựa, đỡ vua Thái Tôn lên yên, vừa đi được một đoạn đường, xảy gặp Nguyên Lý Hề kéo binh chặn lại, Diên Chiêu đánh với Lý Hề không đến hai hiệp, đâm Lý Hề nhào xuống ngựa.
Lúc này quân Phiên biết vua Thái Tôn được anh em Diên Chiêu hộ giá nên cố gắng đuổi theo, nhưng anh em Diên Chiêu ngăn cản không cho đuổi tới .
Thời may, lúc này Dương Nghiệp, Cao Hoài Đức và Hô Diên Táng đã kịp xông tới đánh đuổi quân Phiên, gặp anh em Diên Chiêu, liên hợp lực cứu vua Thái Tôn đem về Dinh Châu.
Vua Thái Tôn nói:
- Hôm nay mới thấy Dương Diên Chiêu thật là hào kiệt.
Lúc này Phan Nhơn Mỹ được còn sống, núp vào một nơi, chừng thấy tan trận liền ra lệnh thâu quân. Tính lại mất hết tám chín muôn và hao hụt khí giới không biết bao nhiêu mà kể.
Vua Thái Tôn về đến Định Châu nghĩ lại giật mình, đã thất trận lại hao binh, thiếu chút nữa mất mạng nên vội đòi cha con Dương Nghiệp vào trọng thưởng.
Dương Nghiệp lạy tạ ơn, kế đó văn võ bá quan vào ra mắt.
Bát Vương tâu:
- Nay binh mã tốn hao quá sức, lương thảo chỉ đủ dùng trong một tháng mà thôi. Vậy xin bệ hạ giáng chỉ thâu binh hồi trào cho sớm.
Vua Thái Tôn nhận lời, khiến bọn Nhơn Mỹ đi tiền đạo, Dương Nghiệp đi trung quân còn bao nhiêu văn võ theo sau hộ giá.
Bá quan vâng lệnh sắp đặt xong xuôi, ngày hôm sau kéo binh nhắm Biện Kinh tấn phát .
Đạo binh của thái Tôn đi dọc đường vô sự. Khi về đến Biện Kinh bá quan nhập thành, rồi bày tiệc ăn uống.
Vua Thái Tôn nói:
- Nay trẫm căm hờn đất U Châu, không biết ngày nào mới rửa hận. Các khanh ai có kế gì hãy bày cho Trẫm để trừ khử nghịch tặc.
Quan tư đồ là Triệu Phổ quì tâu:
- Điều ấy chẳng khó gì, xin bệ hạ chậm chậm để dưởng sức rồi sẽ chinh phạt.
Vua Thái Tôn y lời khiến quân dọn tiệc nơi giáo trường để khao thưởng tướng sĩ đi chinh phạt Thái Nguyên về.
Trong lúc ăn uống, vua Thái Tôn gọi Dương Nghiệp đến phong làm Đại châu thứ sử, lãnh chức Nguyên nhung còn thấy người con riêng một phủ ở tại mé sông Kim Thủy.
Lúc ấy có nhiều người ganh ghét, nhóm nhau xầm xì việc khen thưởng bất công, Dương Nghiệp hay việc ấy bèn làm biểu xin từ chức cả con cái mình.
Bấy giờ nước Liêu, từ khi Gia Luật Hưu Ca thắng trận lui binh về, lấy làm đắc ý được Tiêu Thái Hậu trọng thưởng.
Gia Luật Hưu Ca tâu:
- Nay thừa dịp nước Tống bại bỉnh tướng sĩ kinh tâm khiếp vía ta nên khởi binh qua đó đánh một trận nữa để rửa hờn lúc chúng nó qua vây phá U Châu.
Tiêu Hậu nói:
- Tướng quân luận rất phải, song lúc này e chưa tiện.
Yên Vương và Hàng Khuông Tự tâu:
- Xin bệ hạ chớ nghi ngờ, hai tôi nguyện đồng cử binh với Gia Luật tướng quân đi phạt Tống cho.
Tiêu Hậu nghe nói mừng rỡ, phân cho Hàng Khuông Tự lãnh chức giám quân, Gia Luật Hưu Ca là ứng cứu ứng. Gia Luật Sa làm Tiên phong, lãnh mười vạn binh đi đánh Tống.
Ba tướng lạy tạ lui ra, sắp xếp đội ngũ chỉnh tề, ngày hôm sau nhắm Tống bang tấn phát.
Chẳng bao lâu đã đến tại thành ở phía Tây Bắc, cách năm chục dặm hạ trại.
Quân tuần trông thấy về báo với chủ tướng là Lưu Đình Hàng.
Lưu Đình Hàng nhóm các tướng bàn định.
Thôi Ngạn Tấn và Lý Hớn Quỳnh đồng ý nói:
- Nay nước Liêu thấy chúa thượng mình mới bại binh trở về, nên đắc ý kéo binh qua đây, chúng ta phải làm cách nào cho chúng nó sợ.
Ngạn Tấn nói:
- Nếu bây giờ đem binh ra đối địch thì chưa chắc đã thắng, chi bằng làm kế không thành dụ chúng nó vào trong, chỉ tốn một tiếng pháo là nên công lớn.
Đình Hàng nói:
- Kế đó rất hay !. Song ta e chúng nó không chịu vào thành thì liệu làm sao?
Hớn Quỳnh nói:
- Nếu còn nghi ngại điều ấy thì ta gởi hàng biểu dâng thành, dụ cho chúng nó vào.
Lưu Đình Hàng khen phải liền khiến một tên quân đem lễ vật và hàng thư đến dinh Phiên hiến nạp .
Gia Luật Hưu Ca nói:
- Việc đầu hàng ấy không phải thiệt tình, có lẽ nào binh Tống đương thanh thế mà chịu hàng như vậy, chắc là chúng nó dùng quỉ kế dụ chúng ta vào thành đó.
Khuông Tự nói:
- Sao tướng quân hay nghi kỵ, chúng nó đem lễ vật đến đây để cầu xin còn gì nghi ngờ nữa.
Gia Luật Hưu Ca nhắm can không được nên bỏ ra về, còn Khuông Tự nhất định ngày mai kéo quân nhập thành.
Các tướng Tống được tin mừng rỡ, khiến Thôi Ngạn Tấn dẫn binh đi mai phục phía Đông, chờ cho binh Phiên vào thành thì phía sau đánh tới, còn Lý Hớn Quỳnh đem quân mai phục phía Tây, hễ nghe tiếng pháo lệnh thì ập vào. Hai tướng tuân lệnh dẫn thột đạo binh đi mai phục.
Điều khiển xong Lưu Đình Hàng bổn thân dẫn một đạo binh ra cửa phía Nam, và dặn quân sĩ khi binh Phiên kéo đến thì mở cửa cho chúng vào.


Lời Bàn


Không nếm mùi khổ cực thì không hiểu được công lao của kẻ khác.


Vua Tống Thái Tôn đem quân bình định thiên hạ, bị vây ở U Châu, suýt mất mạng, sau nguy hiểm ấy, Tống Thái Tôn mới truyền kéo binh về nước không dám lặn lội nơi chiến trường nữa.
Rõ ràng, Tống Thái Tôn vừa nếm mùi cay đắng ở chiến trường mới thấy được cái khổ của những kẻ ở chiến trận.
Tham vọng con người chỉ tồn tại khi bản thân mình được thụ hưởng, mà không bị cực khổ. Là một vị vua đi chinh phục thiên hạ, biết bao nhiêu người, vì công lao khổ nhọc. Nếu ai cũng tránh khổ nhọc về phần mình, thế tham vọng con người sẽ không còn nữa.

<< Hồi Thứ Ba Mươi Chín | Hồi Thứ Bốn Mươi Mốt >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 743

Return to top