Sử Tiến hỏi Chu Vũ rằng:
- Bây giờ các bác tính làm sao cho tiện ?
Chu Vũ đứng lên nói:
- Ngài là một người lương thiện vô tội, chỉ vì chúng tôi làm cho liên lụy đến người, vậy xin ngài cứ trói ba chúng tôi đem nộp cho quan huyện, thế là không còn lôi thôi chi nữa .
Sử Tiến lắc đầu đáp rằng:
- Nếu làm thế thì ra tôi đánh lừa đến đây để bắt các bác mà lấy thưởng hay sao ? Ðại trượng phu ở đời đâu có như thế, mà để tiếng chê cười cho thiên hạ hậu thế, vậy bây giờ chỉ có là sống cùng sống mà chết cùng chết là hơn , được các bác cứ ngồi đó, để tôi ra hỏi lại xem sao rồi chúng ta sẽ liệu.
Nói đoạn chạy ra bờ tường, trèo lên thang quát hỏi:
- Bớ các ngươi đêm hôm khuya khoắt, các ngươi định đến đây cướp phá nhà ta đó hay sao?
Hai tên Ðô Ðầu ở ngoài thấy tiếng Sử Tiến liền đáp:
- Ðại lang ơi! Ðại lang không cần hỏi đã có tên nguyên cáo là Lý Cát ư đây.
Sử Tiến quát lên rằng:
- Lý Cát ? Ngươi lấy cớ gì, mà dám vu cáo cho ta như thế?
Tôi có biết gì đâu? Nhân hôm nọ tôi nhặt được cái thư của Vương Tứ đánh rơi ở trong rừng, tôi vội đem lên nộp quan, thì ngài sai tôi dẫn đến đây để bắt lấy thôi.
Sử Tiến nghe nói cả giận , quay lại quát hỏi Vương Tứ rằng:
- Sao ngươi bảo với ta không có thư trả lời, mà bây giờ lại xảy ra như thế .
Vương Tứ luống cuống trả lời:
- Ðại lang tha lỗi cho tôi, hôm ấy vì uống say rượu đánh rơi mất thư lúc nào không biết.
Sử Tiến bừng bừng quát mắng rằng:
- Quân súc sinh này, như thế còn tin cậy được việc gì nữa ! Rồi quay ra bảo với lũ Ðô Ðầu ở ngoài rằng:
- Nếu vậy thì hãy cứ đợi ở ngoài, để tôi sẽ trói phạm nhân đem nộp vậy.
Ngoài kia hai tên Ðô Ðầu sợ uy thế của Sử Tiến, cũng đành phải vâng lời đứng ở ngoài, không ai dám ho he gì cả. Sử Tiến nói xong quay xuống gọi Vương Tứ ra vườn sau đưa cho một nhát đao vào cổ, chết thẳng còng queo, rồi trở vào gọi người nhà thu xếp các đồ tiền nong tế nhuyễn gói lấy một ít vào tay nải còn thì vất để nguyên cả đó. Ðoạn rồi cùng với bọn Chu Vũ, mỗi người dắt một con dao sau lưng , sai các gia nhân đều cầm dao cầm gậy, khoác tay nải lên vai lấy lửa đốt trang viện rồi mở thẳng cổng xông ra. Sử Tiến đi trước Chu Vũ , Dương Xuân đi giữa, còn Trần Ðạt cùng với bọn lâu la và gia nhân đi chặn sau. Vừa ra khỏi cổng thì bắt gặp ngay hai tên Ðô Ðầu và Lý Cát đương luống cuống đứng đó.
Lý Cát thất kinh toan chạy, bị Sử Tiến đưa một đao chém làm hai đoạn. Còn hai tên Ðô Ðầu cũng bị Dương Xuân, Chu Vũ tặng cho mỗi kẻ một đao kết quả hai tính mạng.
Huyện úy thấy vậy, sợ hãi kinh hoàng, tế ngựa chạy trốn, không dám quay cổ lại nữa , bọn dân thổ cũng tản mác chạy mau cho thoát mạng nốt.
Sử Tiến cùng bọn Chu Vũ chạy về trại Thiếu Hoa Sơn để nghỉ.
Khi về tới trại, Chu Vũ sai lâu la giết dê trâu làm tiệc ăn mừng, rồi lưu Sử Tiến ở đó.
Sử Tiến ở được mấy hôm chợt trong bụng nghĩ mình chỉ vì cứu ba người này mà nhất đán đốt mất cả cửa nhà cơ nghiệp, lại gây vạ với thổ quan, thì bây giờ ở đây sao cho tiện . Nhân nói với Chu Vũ rằng:
- Tôi có ông sư phụ là Vương Giáo Ðầu, hiện theo ở bên phủ Kinh Lược Châu Quan Tây, tôi định ý đi tìm đã lâu, song ngặt vì phụ thân mới mất, cho nên tôi chưa quyết định xong, tới nay đã xẩy ra câu chuyện thế này, dẫu muốn không đi không được Vậy tôi xin từ giã anh em để đi tìm sư phụ.
Chu Vũ và hai người kia đều có ý muốn lưu lại:
- Xin quan bác hãy tạm ở đây ít bữa để bàn định xem sao ? Nếu quan bác không thích cái nghề lạc tháo này, thì xin đợi khi yên lặng rồi chúng tôi sẽ theo về sửa sang trang viện để liệu cách làm ăn có được không ?
Sử Tiến nói:
- Ðành vậy, nhưng bây giờ tôi nóng lòng muốn tìm thấy ngay sư phụ, kiếm xem có kế gì xuất thân, để được hả lòng một chút.
Vậy thì quan bác ở đây làm ông Trại Chủ, lại chẳng khoái hoạt lắm sao Chỉ e trại đây nhỏ hẹp, không đủ cho quan bác ở thôi.
- Có lẽ nào thế? Ông cha tôi khi xưa vốn là người lương thiện nay tôi đem thân đến đây, làm cho ô nhục hay sao Cái đó xin đừng nói đến nữa.
Bọn Chu Vũ thấy vậy cũng không dám lưu lại, Sử Tiến để cho bọn trang đinh ở lại đó còn mình thu thập hành lý gói vào khăn gói mà sắp sửa để đi tìm Vương Tiến.
Bấy giờ Sử Tiến đầu đội mũ dương chiên lớn, có cài mào đỏ ở trên, mình mặc áo chiến bào, lưng thắt dây đai đỏ rất lớn chân đi đôi giầy gai, đeo khăn gói lên vai giặt đao lưng vào mình, rồi từ biệt Chu Vũ, Dương Xuân và Trần Ðạt mà lên đường.
Chu Vũ đưa chân đến tận dưới núi, gạt hai hàng nước mắt bái biệt mà về.
Sử Tiến đi đường được nửa tháng trời tới đất Vị Châu, ở đấy cũng có dinh quan Kinh Lược, Sử Tiến ngờ là sư phụ Vương Giáo Ðầu ở đó liền tìm vào một hàng nước, để tạm nghỉ và thăm hỏi dò la.
Sử Tiến vào tìm ngồi một chỗ bàn ghế sạch sẽ, gọi nhà hàng pha nước uống rồi hỏi:
- Phủ Kinh Lược đây ở vào phía nào ?
Nhà hàng đáp:
- Ở phía đàng trước mặt.
- Trong phủ Kinh Lược, có ông Giáo Ðầu tên là Vương Tiến phải không ?
- Trong đó có nhiều ông Giáo Ðầu mà cũng có tới ba bốn ông họ Vương nhưng không hiểu ông nào là Vương Tiến. Nhà hàng vừa nói dứt lời thì có một người lực lưỡng ở ngoài đi sồng sộc bước vào, Sử Tiến ngẩng lên trông người ấy, mặt tròn tai lớn, mũi thẳng mồm vuông, hai bên mép có một hàng râu xoăn xoăn , mình cao tám thước, vai rộng đầy ôm, cách ăn mặc ra dáng một tay quan võ. Người ấy vừa vào đến trong, thì nhà hàng vội trỏ vào bảo Sử Tiến rằng:
- Nếu ngài muốn hỏi viên Giáo Ðầu nào, thì cứ hỏi ông Ðề Hạt đây sẽ biết.
Sử Tiến nghe vậy, vội vàng đứng dậy chắp tay vái chào mà nói:
- Xin rước ngài vào ngồi xơi nước.
Người ấy thấy Sử Tiến mặt mũi khôi ngô, sức lớn mình cao, võ vẽ đường đường hảo hớn, thì cũng chắp tay đáp lễ, rồi cùng ngồi uống nước một bên. Sử Tiến hỏi:
- Tôi thế này là không phải nhưng dám xin hỏi cao tính đại danh ngài là gì ?
Người kia đáp:
- Tôi họ Lỗ, tên là Ðạt Tư, hiện làm Ðề Hạt ở phủ Kinh Lược gần đây , vậy dám hỏi quan bác là thế nào?
- Tôi họ Sử tên Tiến muốn đi tìm sư phụ là ông Vương Tiến, trước đã từng làm chức Giáo Ðầu, dạy tám vạn quân ở đất Ðông Kinh ngày nay không biết rằng có ở trong phủ Kinh Lược đây không ?
Lỗ Ðề Hạt ân cần ra ý hỏi:
- Chẳng hay có phái ngài là Cửu Văn Long Sử Ðại Lang ở Sử Gia Thôn đó chăng?
Sử Tiến cúi đầu đáp:
- Vâng! Chính tôi đây.
Lỗ Ðề Hạt vội mừng cung kính mà nói rằng:
- Người ta thường nói, nghe tên không bằng thấy mặt thấy mặt gấp mấy nghe tên, nay mới biết quả nhiên như thế. Nhưng nay ngài muốn tìm ông Vương Tiến, có phải ông Vương Tiến bị quan Thái Uý Cao Cầu ở Ðông Kinh ghét đó chăng ?
- Chính phải .
- Tôi cũng nghe danh ông ấy, nhưng mà không có ở đây. Nghe nói ông ấy hình như ở bên phủ Kinh Lược Lão Trung ở Diên An thì phải, chứ dinh quan Kinh Lược Tiểu Trung tôi đây không có.
Ðoạn rồi bảo Sử Tiến rằng:
- Ngài đã là Sử Ðại Lang, tôi thường nghe ngài là tay hảo hán vậy mời ngài ra phố uống với tôi vài chén rượu đã.
Nói đoạn dắt tay Sử Tiến đi ra, bảo nhà hàng rằng:
- Tiền nước để đó, rồi sau ta sẽ trả.
Nhà hàng vâng dạ, mà bảo rằng:
- Xin Ðề Hạt cứ tự nhiên cho.
Hai người dắt tay nhau ra phố, ước chừng dăm ba mươi bước, thì chợt một đám người đứng bao bọc xúm xít vào một chỗ, Sử Tiến bảo với Lỗ Ðề Hạt rằng:
- Ta thử vào đây xem họ làm gì ?
Nói đoạn gạt rẽ đám đông mà vào thì thấy có một người, tay cầm một nắm gậy trên mặt đất bày mươi thuốc cao, lại có một cái bàn dán đặc giấy giao hàng ở đó .
Sử Tiến trông thấy nhận ra là một người tên gọi Ðả Hổ Tướng Lý Trung vẫn xưa nay múa gậy bán thuốc dong đuổi giang hồ mà trước kia đã từng dạy cho mình học võ, liền đứng ở ngoài mà gọi lên rằng:
- Sư phụ ơi ? Sao lâu nay không được gặp thế ?
Lý Trung nghe tiếng ngẩng đầu lên nom bỗng hớn hở mà rằng:
- Kìa ! Hiền đệ đi đâu mà lại tới đây ?
Ðề Hạt đứng bên cạnh, thấy hai người nhận nhau là sư đệ, thì bảo rằng:
- Nếu có phải ông là sư phụ Sử Ðại Lang thì xin mời cùng đi với chúng tôi, xơi vài chén rượu cho vui.
Lý Trung đáp :
- Vâng! Xin để cho tôi bán ít thuốc cao, để kiếm lấy ít tiền rồi xin theo Ðề Hạt cùng đi.
- Ai mà đứng đây đợi được có đi thì xin đi một thể cho vui.
- Ðành vậy, nhưng cơm áo của tiểu đệ, trông cậy vào đâu xin mời Ðề Hạt cứ đi trước, tôi sẽ tìm đến sau, Sử Tiến hiền đệ cứ theo Ðề Hạt đi trước đi.
Lỗ Ðạt nghe nói nóng ruột không sao chịu được, vội gạt đuổi những người đứng xem xung quanh mà mắng rằng:
- Chỉ tại lũ thối thây này, xúm xít vào đây. Ta lại đánh tuốt cho một mẻ bây giờ.
Bọn người đứng xem thấy vậy đều tránh giạt đi mất, còn Lý Trung thấy Ðề Hạt ra dáng hung tợn, thì cũng có hơi ý giận, song không dám nói ra chỉ cười gượng mà nói rằng:
- Ðề Hạt nóng tính quá.
Ðoạn rồi thu thập thuốc men gói gấp gửi để nơi cẩn thận, mà cùng với Lỗ Ðề Hạt và Sử Tiến, đến phố Châu Kiều.
Khi tới nơi Lỗ Ðề Hạt đưa vào nhà tửu điếm họ Phan, là một hàng rượu lịch sự có tiếng ở đó, tìm một gian sạch sẽ để cùng ngồi.
Lỗ Ðề Hạt ngồi chủ vị, Lý Trung ngồi đối diện, còn Sử Tiến thì ngồi vai dưới, tên tửu bảo trông thấy bọn khách Ðề Hạt tới nơi thì vội vội vàng vàng đến bẩm rằng:
- Kính chào Ðề Hạt, dùng bao nhiêu rượu?
Lỗ Ðạt nói:
- Hãy lấy bốn chai rượu, và các rau quả đến đây .
Tửu bảo lại hỏi:
- Các quan xơi cơm gì?
Lỗ Ðạt gắt mà rằng:
- Hỏi gì lắm thế? Có thì cứ mang ra đây, ăn rồi ta trả tiền chứ sao, mày lắm điều quá .
Tửu bảo cúi cổ đi ra, một lát đem rượu thịt bày la liệt trên bành rồi ba người cùng nhau đánh chén, rượu được vài tuần, ai nấy có vẽ chếnh choáng hơi men, bây giờ mới giở các ngón côn quyền ra khoe lẫn nhau rất là đắc chí.
Bỗng đâu bên kia vách, ở gần bàn rượu có tiếng người rền rĩ khóc than .
Lỗ Ðề Hạt nghe thấy lấy làm bực mình, liền cầm ngay chén rượu còn đang uống, mà vất xuống sàn gác, đánh bảng một cái. Tửu bảo nghe tiếng vội vàng chạy đến nom thấy Ðề Hạt có ý hầm hầm giận dữ, thì đem giọng ngọt mà hỏi rằng:
- Quan muốn truyền mua thức gì, để nhà hàng tôi đem đến.
Lỗ Ðạt quát lên rằng:
- Ta muốn thức gì ? Ngươi không biết ta hay sao? Sao dám cho đứa nào đến bên kia khóc lóc. Làm nhiễu cả cuộc rượu anh em ta thế ? Xưa nay ta có thiếu tiền ngươi không ?
Tửu bảo vội lễ phép nói rằng:
- Chúng tôi đâu dám xui ai đến đây khóc, để quấy nhiễu đến tai ngài, đây chẳng qua là hai cha con đứa hát bên kia, nó không biết có các ngài ờ đây cho nên nó thờ than khóc lóc với nhau xin ngài tha lỗi cho.
Lỗ Ðề Hạt trừng mắt nói:
- Nó làm gì quái lạ thế ? Bây gọi nó sang đây ta xem.
Tửu bảo vâng lời đi, một lát đã thấy dẫn một người con gái chứng 18-19 tuổi đi theo một ông lão già, vào trạc 60 tuổi, tay cầm bộ phách cùng đến đó. Người con gái trông cũng tầm thường, không lấy gì nhan sắc cho lắm, khi đến trước mặt Ðề Hạt, thì lấy tay lau nước mắt, rồi cúi chào Vạn Phúc.
Ðề Hạt hỏi:
- Bây ngươi ở đâu, làm gì đến đây khóc lóc thế ?
Người con gái nói:
- Bẩm ngài, nguyên chúng tôi là người ở Ðông Kinh, theo cha mẹ sang Vị Châu để tìm người họ, bất đồ sang tới nơi thì người họ đã dọn sang ở Nam kinh mất, đoạn rồi mẹ tôi bị bệnh giữa đường mà chết, thành ra hai cha con tôi phải lưu lạc đến đây khi đến đây trót nhờ ông tài chủ là Trấn Quan Tây Trịnh đại nhân giúp đỡ tí chút, sau ông ấy thấy tôi còn trẻ tuổi có ý muốn ép làm lẽ, liền bắt cha tôi viết bức văn tự bán tôi là 3.000 quan, mà sau rút cục không đưa đồng tiền nào cả, sau bắt tôi ở đấy được non ba tháng, bị người vợ cả ghen tuông quá đỗi bắt đuổi tôi phải đi nơi khác, mà không cho lẩn quẩn trong nhà, đoạn rồi đem văn tự ra đòi tiền cho kỳ được, cha tôi đã già yếu, không có kế chi chống lại được với y, vả chăng khi trước không nhận được của y một đồng tiền nào, thì ngày nay lấy đâu mà trả được. May sao thuở xưa cha tôi có dạy cho tôi một vài bản hát, nay bất đắc dĩ phải tìm đến tửu lâu bên kia, để quanh co hát xướng, kiếm lấy ít tiền, mà trả bớt cho người ta, còn thì cha con đùm bọc lấy nhau, nhưng chẳng may, mấy ngày hôm nay khách hàng thưa vắng không sao kiệm được đồng nào, chỉ sợ đến hẹn mà không có tiền đưa trả, thì phải khổ với người ta, bởi vậy cha con tôi lo khóc, không ngờ lại xúc phạm đến uy ngài, xin ngài rộng ơn mà tha thứ.
Lỗ Ðạt lại hỏi:
- Tên họ nhà ngươi là gì ? Ở tửu điếm nào Trấn Quan Tây Trịnh đại nhân là người nào? ở đâu?
Lão già khép nép thưa lên:
- Chúng tôi tên là Kim Nhị, con cháu tên là Thúy Liên , trọ ở hàng rượu đối diện bên đông kia còn Trịnh đại nhân tức là ông Trịnh Ðồ, bán hàng thịt ở dưới cầu Trạng Nguyên đó.
Lỗ Ðề Hạt nghe nói tắc lưỡi mà rằng:
- Ta vẫn tưởng Trịnh quan nhân nào, té ra chính thằng Trịnh Ðồ bán hàng thịt lợn. Thằng gớm thực? Nó nhờ thế quan Kinh Lược ta được mở cái hàng thịt lợn ở đó, ai ngờ nay dám lộng quyền đến láo quá chừng.
Nói đoạn quay lại bảo Lý Trung, Sử Tiến rằng:
- Các ông hãy ngồi đây, đợi tôi một lát, tôi đi sửa cho thằng này một trận, rồi lại xin đến đây ngay.
Sử Tiến, Lý Trung đều dìu lại mà khuyên rằng:
- Quan bác hãy nguôi giận để sáng mai sẽ hay.
Hai người khuyên giải đến năm bảy lượt rồi, Lỗ Ðạt mới chịu thôi, lại quay bảo bố con Kim Nhị rằng:
- Tôi đãi tiền cho lão già, ngày mai về Ðông Kinh có được không?
Hai bố con Kim Nhị nói:
- Nếu ngài cứu cho được về cố hương, thì thực ơn bằng cha mẹ song làm thế nào được chủ hàng cơm cho đi, và nếu khi Trịnh đại nhân theo đuổi đòi tiền, thì biết làm sao ?
Lồ Ðề Hạt nói:
- Cái đó không cần, tôi sẽ có cách xử trí cho.
Nói đoạn móc tay vào túi lấy ra lạng bạc, để trên bàn, rồi bảo Sử Tiến rằng:
- Tôi giắt có ít tiền quá, quan bác có đấy cho tôi mượn thêm một ít, rồi sáng mai xin trả lại.
Sử Tiến cười mà rằng:
- Có thì bác lấy, đáng bao nhiêu mà nói chuyện trả.
Ðề Hạt lại trông Lý Trung mà bảo rằng:
- Bác có mượn thêm đây mới đủ.
Lý Trung móc túi mãi, mới được có hai lạng đưa ra. Lỗ Ðạt cầm lấy đưa cho Kim Lão 15 lạng bạc mà bảo rằng:
- Tiền này cha con giữ để tiêu dùng, rồi thu xếp hành lý cẩn thận để sáng mai tôi đến đây sớm, tôi sẽ bảo cách cho mà đi xem đứa nào giữ lại được nữa .
Hai cha con Kim lão nhận tiền rồi, lạy tạ mà lui ra. Lỗ Ðạt đưa hai lạng bạc mà trả cho Lý Trung, rồi lại cùng nhau uống rượu một lúc lâu rồi mới tan. Khi đứng dậy, Lỗ Ðạt lại gọi nhà hàng đến mà bảo rằng:
- Ta thừa lệnh quan Kinh Lược truyền ra lấy 10 cân thịt nạc, thái nhỏ ra từng miếng, mà phải không có một tí mỡ nào dính vào mới được. Trịnh Ðồ vâng lời, rồi sai gọi lũ đồ tể ra cắt thịt. Ðề Hạt không nghe mà nói:
- Không để cho chúng nó được, ngươi phải đứng lên cắt ngay cho ta.
Trịnh Ðồ không dám trái lời, phải đứng dậy đi thái 10 cân thịt. Bấy giờ tiểu nhị ở hàng cơm kia, đương lon ton chạy lại nhà Trinh Ðồ toan báo chuyện Kim lão cho Trịnh Ðồ biết, bất đồ vừa đến cửa đã trông thấy Lỗ Ðề Hạt, ngồi chễm chệ ở đó, liền đứng thụt ở bên ngoài, mà không dám thò mặt vào nữa.
Khi Trịnh Ðồ cắt thịt xong, rồi lấy lá sen gói bọc cẩn thận đem đến đưa Lỗ Ðề Hạt mà nói:
- Thịt đây xin Ðề Hạt cho mang về.
Lỗ Ðạt nói:
- Mang đi đâu? Phải cắt lấy 10 cân thịt mỡ nữa, rồi cũng thái nhỏ ra, nhưng không dính một tí nạc nào mới được.
Trịnh Ðồ lấy làm lạ mới hỏi:
- Trong phủ dùng thịt nạc để nấu nướng thì tốt, chứ thịt mỡ dùng sao được .
Ðề Hạt trừng mắt nói:
- Tướng công truyền như vậy, ai dám vào đấy mà hỏi được.
Trịnh Dỗ đành phải vâng lời, lại đi ra thái 10 cân thịt mỡ, gói bọc tử tế rồi gọi người nhà bảo cầm theo Ðề Hạt để đưa vào trong phủ.
Lỗ Ðạt lại quát lên rằng:
- Lấy 10 cân sườn nữa thái nhỏ ra, không cho có một tí thịt nào bám được.
Trịnh Ðồ thấy vậy liền hỏi rằng:
- Chẳng hay Ðề Hạt đùa tôi hẳn ?
Lỗ Ðạt nghe nói vội đứng dậy, tay cầm hai gói thịt rồi trợn mắt nhìn Trịnh Ðồ mà nói:
- Ta lại đùa với lũ ngươi hay sao?
Nói xong cầm hai gói thịt ném toét vào mặt Trịnh Ðồ. Trịnh Dỗ bừng bừng nổi giận không sao chịu được, liền với lên bàn thịt cầm lấy con dao nhọn, nhảy sả vào toan đâm. Lỗ Ðề Hạt thấy vậy lùi bước đi thẳng ra ngoài phố, hai bên phố xá cùng bọn đồ tể ở trong không ai dám bén mảng đến can ngăn chi cả, bao nhiêu những khách bộ hành đều đứng lại để xem, còn tên tiểu nhị ở hàng cơm đến đấy cũng kinh sợ vô cùng. Trịnh Ðồ tay hữu cầm dao, tay tả thì níu lấy Lỗ Ðạt chạy theo toan đánh. Lỗ Ðạt thừa thế nắm lấy tay tả Trịnh Ðồ, đá vào bụng dưới một căng chân ngã lăn xuống phổ, rồi lại xông vào giở quả đấm ra hiệu mà bảo rằng:
- Tao đây theo hầu quan Kinh Lược Ðại Tướng, làm đến chức quan tây Ngũ Lộ Liêm Phóng Sứ mới được gọi là Trấn Quan Tây, còn như mày chỉ là một đứa cầm dao bán thịt, thân danh như một con chó, thế mà cũng học đòi gọi Trấn Quan Tây, rồi lại lừa đảo ép nài bố con Thúy Liên là nghĩa làm sao?
Nói đoạn đánh cho một đấm vào giữa mũi, vẹo về một bên, máu chảy ra lênh láng. Trịnh Ðồ không sao bò dậy được, bỏ vất con dao ra mặt đất, trong mồm chỉ lẩm bẩm nói:
- Ðược lắm ! Ðánh giỏi !
Lỗ Ðạt mắng luôn rằng:
- Mày lại há miệng ra nữa đấy à?
Nói xong lại đánh cho một đấm chính giữa mi mắt, lồi cả con ngươi ra ngoài, rồi lại đấm vào thái dương một cái rất mạnh. Ðoạn thấy Trịnh Ðỗ nằm sóng soạt ra đất, chỉ thở hơi ra không hít vào được nữa Lỗ Ðạt liền nói tảng đi rằng:
- Mày giả cách chết à ? Ông đánh cho một chập nữa bây giờ.
Dè đâu trông sắc mặt Trịnh Ðồ ngày càng tái nhợt mãi đi. Lỗ Ðạt biết là tất chết, trong bụng nghĩ :
- Ta chỉ định đánh cho đau đớn, ai ngờ mới có ba cái đấm. Mà nó đã chết hay sao ? Nếu thế thì ta bị quan Tư giam chấp, thì lấy ai đưa cơm nước cho ta? Âu là bất nhược ta liệu trước cho xong. Nghĩ đoạn, rảo bước ngoắt đi, lại còn quay lại trở vào xác Trịnh Ðồ mà nói rằng:
- Mày giả cách chết, để rồi ta liệu cho mày.
Lỗ Ðạt miệng thì tức mắng, chân thì cất gót cho mau, phố xá xóm giềng không ai còn dám đến ngăn cản nữa. Khi về tới nhà trọ, thu nhặt tiền nong gói vào một gói. Tay cầm một cái gậy đoản rồi lén bước ra cửa Nam môn cút đi thẳng .
Lũ đồ tể thấy Lỗ Ðạt đi rồi liền cùng với tiểu nhị và xóm làng xúm vào khua gọi Trịnh Ðồ mà đỡ dậy. Không ngờ kêu gọi đến nửa ngày trời cũng không thấy tỉnh than ôi ?
Biết đâu cái đánh vô tình
Xuôi hồn biển tử tan tành như chơi
Các người lân bang thấy vậy, vội làm đơn đi trình quan Phủ. Quan phủ xem đơn trình, biết Lỗ Ðề Hạt là người nhà quan Kinh Lược, không dám thiện tiện bắt ngay, bèn lên kiệu vào Phủ Kinh Lược để trình.
Quan Kinh Lược nghe lời trình của quan Phủ thì giật mình kinh lạ mà tự nghĩ :
- Lỗ Ðạt tuy võ nghệ giỏi , nhưng tính vẫn thô mãng xưa nay nay lại xảy ra có việc án mạng thế này, thì ta che chở làm sao cho tiện, bất nhược ta cứ giao mặc cho tra hỏi là xong.
Liền bảo với quan Phủ rằng:
- Tên Lỗ Ðạt vốn là quân quan ở bên dinh Kinh Lược phụ thân tôi, nhân vì tôi thiếu người sai dùng, cho nên mượn hắn sang đây để làm chức Ðề Hạt, nay chẳng may lại phạm việc án mạng như thế, xin cứ theo phép công mà đòi hỏi xem hắn khai báo ra sao ? rồi sẽ định tội. Nhưng thế nào cũng phải cho phụ thân tôi biết trước, rồi mới quyết đoán được kẻo nhất lỡ sau này phụ thân tôi cho gọi đến hắn thì thêm rầy.
Quan Phủ vâng lời mà rằng:
- Chúng tôi xin tra hỏi căn do, đệ trình lên quan Lão Kinh Lược tướng công, rồi mới dám thi hành, chứ có đâu chúng tôi lại tự xử ngay được.
Quan Phủ Doãn chào quan Kinh Lược rồi lên kiệu về nha sai thảo công văn giao cho bọn bộ tập đi bắt Lỗ Ðạt. Bấy giờ Vương Quan Sát lệnh công văn dẫn 20 tên công sai, đi đến nhà trọ của Lỗ Ðạt, thì thấy chủ nhà nói rằng:
- Lỗ Ðạt vừa mới khoác khăn gói, cầm gậy đoản ra đi lúc nãy. Chúng tôi vẫn tưởng có công sai gì, cho nên không dám hỏi han đến nữa. Vương Quan Sát sai phá cửa phòng Lỗ Ðạt ra xem thì chỉ thấy có một ít quần áo tồi tàn và chiếu chăn còn
bõ lại ở đó, liền bắt chủ hàng dẫn đi các nơi để tìm bắt, nhưng nào có thấy tháng tích ở đâu? Vương Quan Sát bất đắc dĩ phải bắt hai tên lân bang, cùng chủ trọ của Lỗ Ðạt mà đem giải về phủ.
Quan Phủ Doãn tra hỏi đầu đuôi xong, nhất diện phái người khám xét tử thi Trịnh Ðồ. Nhất diện làm thành án văn, viết tên tuổi, tướng mạo Lỗ Ðạt cho đi dán khắp nơi, nếu ai bắt được phạm nhân sẽ thưởng tiền 2.000 quan, còn các nguyên cáo cùng xóm giềng đều cho về cả. Lỗ Ðạt từ khi đi khỏi Vị Châu rồi, vội vàng hớt hải đi đến chỗ nọ chỗ kia, không biết nơi đâu là định sở, thực là đói không chọn cơm, rét không chọn áo, lạc không chọn đường nghèo không chọn vợ tình cảnh bấy giờ thật là nan bách. Mê man vơ vẩn vừa nửa tháng trời mới tới huyện Nhạn Môn, bước chân vào trong thành thấy phố phường náo nhiệt, xe ngựa tưng bừng , các hàng quán buôn bán rất là tề chỉnh, tuy là một chốn huyện thành, mà lại có phần hơn mọi châu phủ. Lỗ Ðạt đương đi lững thững một mình, bỗng thấy một đám đông người xô lại vào bên đường, để xem bảng yết thị, nên cũng len bước vào xcm.
Lỗ Ðạt tuy không biết chữ nhưng cũng lắng tai nghe thấy người ta đọc rằng:
- Châu huyện Nhạn Môn, vâng lệnh quan Phủ Thái Nguyên, yết thị cho nhân dân biết: " Tên Lỗ Ðạt tức là viên Ðề Hạt ở phủ quan Kinh Lược Vị Châu , phạm tội đánh chết Trịnh Ðồ, rồi trốn mất, ai mà chứa chấp trong nhà quan trên bắt được sẽ xử tội như phạm nhân, bằng ai bắt được đem ra nộp thì sẽ được thưởng 1000 quan..."
Lỗ Ðạt vừa nghe đến đó, chợt thấy đàng sau lưng có người kêu to lên rằng:
- Trương đại ca ôi? Bác đi đâu đến đây ?
Ðoạn rồi người ấy ôm lưng Lỗ Ðạt mà kéo đi ra khỏi đám người đông đúc.
Mới hay:
Anh hùng tiếng đã gọi rằng
Giữa đường dẫu thấy bất bằng chẳng tha
Bốn phương dâu chẳng là nhà
Sao cho thảo mộc sơn hà biết tên ?
Chắc đâu là họa là duyên,
Chắc đâu oán trả ơn đền là đâu ?
Ở đời thấm thoát bao lâu
Biết nhau tế độ cho nhau mới là . . .