Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Việt nam, Một Thế Kỷ Qua

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 53993 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Việt nam, Một Thế Kỷ Qua
Nguyễn Tường Bách

Chương 32
Cũng như nhiều người, trước kia tôi được nghe nói về cuộc Trường Chinh 25.000 lý của Hồng Quân Trung quốc năm 1934 từ Giang Tây tới Thiểm Tây, do cặp Chu-Mao lịch sử cầm đầu (Chu Đức, tổng tư lệnh và Mao Trạch Đông, chủ tịch đảng cộng sản) Trong nửa năm trời, dưới bị quân Tưởng đuổi riết, trên bị máy bay bắn phá, một đạo quân từ 300 ngàn người khi đến vùng Diên An chỉ còn có gần 30 ngàn, nhưng bảo tồn được lực lượng nòng cốt để chống cự lâu dài đối Quốc dân đảng. Ngờ đâu, hơn mười năm sau, một cuộc trường chinh lại tái diễn, nhưng tại Việt nam, tuy quy mô và thời gian nhỏ ngắn hơn nhiều. Và đảo ngược lại, lần này là quân Quốc Dân đảng Việt nam phải rút chạy dưới áp lực của quân Việt minh. Lộ trình chỉ có từ Việt Trì đến Yên Bái. Kết cục: chúng tôi cũng đã rút tới mục đích, nhưng với thiệt hại không nhiều, tuy cũng khá gian truân, sau một cuộc trường chinh độ mươi hôm. Quyết định bỏ Việt Trì để rút lên Phú Thọ có thể gọi là can đảm và cần thiết để bảo tốn binh lực của Việt Quốc, tránh bị tiêu diệt hay bị vây quẫn, cô lập. Mấy toán quân Việt Trì, Phú Thọ hợp được với đội binh Yên Bái có thể thành một lực lượng khả quan. Sau một cuộc tranh luận kịch liệt nhưng rất lý trí, anh Vũ tôi và đại đa số cán bộ đồng ý rút lui, lập phòng tuyến khác.
Cũng có người không đồng ý, cho rằng quá mạo hiểm, và nên đợi phái đoàn Trung ương đến sẽ hay. Nhưng biết bao giờ phái đoàn mới tới? Nếu đợi lâu sẽ cạn đạn dược và sẽ không còn đường chạy nữa. Theo tin trinh sát, phía bên này sông chưa có quân Việt minh tập hợp đông và trên đường đi Phú Thọ cũng chỉ có một ít dân quân, tự vệ, không khó đột vi. Tôi cảm thấy trách nhiệm nặng đè lên hai vai, vì không những quyết định này có quan hệ đến mấy trăm người ở đây, mà còn có ảnh hưởng tới cục thế chung. Vả, rút lui bao gìờ cũng rất nguy hiểm, rất dễ bị tấn công bất ngờ, bị phục kích không có lối tránh. Nhưng, nếu không có quyết định can đảm, không có mạo hiểm thì không có cách thoát, không thể cứu vãn nguy cơ. Trước sau rồi cũng bị diệt. Đến đêm, trừ một số ít binh sĩ chặn hậu, tất cả mọi anh em và gia quyến đều được chỉ thị chuẩn bị lên đường một cách khẩn truơng. Chỉ được mang những đồ tùy thân cần thiết, cái gì nặng, vướng đều phải bỏ lại. Thực ra, mọi chiến sĩ làm gì có nhiều hơn là mấy bộ quằn áo cũ. Một điều lạ là trừ vài tiếng khóc của phụ nữ, ai nấy xem ra đều trấn tĩnh. Cũng có một số thanh niên tỏ vẻ lo âu, thất vọng vì không ngờ thất bại lại đến nhanh, song họ cũng hiểu rõ tình thế khó khăn, sau khi những anh em ở trên giải thích.
Tờ mờ sáng hôm sau, mọi người tụ tập tại đầu đường lớn lên Phú Thọ, chuẩn bị chỉnh đốn hàng ngũ để xuất phát thì bỗng nhiên, nhiều tiếng reo hò ở đằng xa vẳng tới. Tôi giật mình, nghĩ nếu Việt minh đánh từ phía này xuống thì nguy to, không còn lối tẩu thoát nữa. Nhưng sau có anh em đi dò đường chạy về báo cáo, mới biết là toán anh em ở Phú Thọ rứt xuống, chạm trán, xuýt nữa choảng nhau to... May vì trời đã hơi sáng, nhận ra được dấu hiệu mũ sao trắng. Cả hai toán đều không có vẻ gì là quân tấn công. Vả lại, gần đây anh em ở Phú Thọ bị áp lực mạnh của Việt minh, cũng đã sửa soạn rút đi. Vì máy điện báo hỏng, nên không thể liên lạc với nhau được. Sự kiện bất ngờ này khiến chúng tôi vừa lo vừa mừng. Mừng vì tất cả đã hội họp an toàn, chỉ tổn thất rất ít. Lo là vì dự định tạm chiếm Phú Thọ làm phòng tuyến đã thành không tưởng.
Các anh em Phú Thọ cũng hoang mang, vì chỉnh đại bản doanh Việt Trì cũng không giữ được, vậy thì nay đi về đâu? Lúc này cần phải bình tĩnh, và phải hành động cương quyết, cấp tốc. Nếu không, thì kết cục không thể lường được, rơi vào tay địch, số mệnh như thế nào không cần phải đoán. Điều kiện mới có lợi là thêm được một số tay súng, không nhiều nhưng đủ để đối phó với tình thế trước mắt, để phá vỡ vòng vây, trù phi địch điều động được thêm viện binh tới.
- Cần phải quyết định gấp- Tôi hỏi riêng anh Vũ - ý anh thế nào?
Anh cũng đương suy nghĩ ráo riết. Trách nhiệm của một người lãnh đạo thực là nặng nề. Nhưng lúc này không thể do dự. Anh nhìn tôi, hỏi lại:
- Anh nghĩ sao Vì ở đây, trọng trách ở cả hai người, thay mặt cho Trung ương, cần phải nhất trí, mới đem lại ý chí cho tất cả mọi người.
- Theo kế hoạch đã định, nhưng rút thẳng lên Yên Bái- tôi đáp.
Anh Vũ im lặng, chỉ gật đầu. Thực ra không còn con đường nào khác. Và hy vọng là Yên Bái còn đứng vững. Ngồi trên một mô đất bên đường, chúng tôi triệu tập mấy anh em chỉ huy. Nhìn vào địa đồ hành quân, con đường tiện nhất là theo công lộ đi Tuyên Quang, rồi rẽ trái sang Yên Bái. Ước độ 70-80 cây số, nếu đi nhanh chỉ 2 ngày là tới. Nhưng với một đội ngũ hỗn tạp như thế này, khó mà vận động nhanh chóng được. ấy là không kể gặp quân địch cản trở, vì thế càng cần đi gấp.
Một toán quân do anh M. tổng chỉ huy dẫn đầu làm tiền phong mở đường. ở giữa là anh em cán bộ, sau là gia quyến và toán đoạn hậu. Một đoàn người hỗn họp có cả đàn bà trẻ em. Lúc đầu, chúng tôi tiến ra một cách đàng hoàng không gặp ngăn cản gì, cho đến lúc gần trưa, đi qua một làng cạnh đường. Bỗng nhiên, tiếng súng nổ lên đoành đoành, nghe như từ hai bên bắn vào, nhưng chưa rõ đích xác từ đâu. Mọi người phải rạt ra hai bên, nấp đằng sau những mái nhà tranh.
Đứng quan sát tình hình, tiếng súng vẫn tiếp tục, nhưng không rồn rập lắm. Thỉnh thoảng mới có mấy viên đạn lạc bay vèo qua những cây dâu. Một anh em từ trước. chạy về báo là quân địch nấp ở trên ngọn đồi bên cạnh đường bắn xuống. Chúng tôi đoán đó không phải là quân chính quy, mà chỉ là sự quấy nhiễu của một số dân quân lê tẻ. Quả nhiên, sau khi phái một tiểu đội đi tắt đánh ngang lên sườn đồi thì chẳng bao lâu tiếng súng đã im.
Buổi trưa, chúng tôi đã đến gần đền Hùng Vương. Nới này phong cảnh thực là nên thơ. Những ngọn núi nhỏ, những đồi chè xanh mưọt, những mảnh ruộng nhỏ thấp cao chung quanh con đường dựa chạy song song với con đường sắt đưa lên mạn Bắc. Cảnh tượng trung du quê hương Việt nam đẹp biết bao, nhiều màu dạng hơn so với miền đồng bằng. Trong giây phút, tâm hồn nghệ sĩ lại trở lại với tôi, quên mất cả mình đương ở trong một toán quân thất bại... Nhưng cũng chỉ trong giây phút, lại phải trở về với thực tại.
Một điều may là không thấy có bộ đội địch truy kích. Có lẽ vì họ biết tin chậm nên khi sang chiếm Việt Trì thì trời đã muộn, và cũng có thể binh lực họ không nhiều. Trừ gặp một vài toán lê tê quấy nhiễu dọc đường, cũng có thể gọi là bình an vô sự. Gần tối, tới một làng lớn bên cạnh tường, ra lệnh tạm nghỉ, và chia nhau tìm chỗ ngủ. Dân làng đây cũng rất tốt, không tỏ vẻ sợ sệt sau khi nghe chúng tôi giải thích là sẽ cam đoan không làm phiền nhiễu. Nhà cửa ở đây đa số cũng rộng rãi, sạch sẽ. Tuy chúng tôi mang lương khô (hàng Nhật) ra ăn, nhưng cũng có một số gia đình mang khoai, bắp ngô nướng tặng anh em ăn thêm và nhất định không lấy tiền. Phải nói, kỷ luật đột ngũ anh em lúc này rất tốt. Tôi thấy, khi đi xem mấy nơi tạm trú, quan hệ với dân chúng rất là thoải mái, êm thuận.
Sáng hôm sau, không ngờ, khi gần tới chỗ rẽ sang đường đi Phú Thọ, thì đằng trước một chiếc xe hơi chạy tới, lập tức bị toán anh em đi đầu vây lấy, chĩa súng vào. Chiếc xe này cũng lạ mũi xe một bên cắm cờ đỏ sao vàng. Chúng tôi chạy tới, mới biết đây là xe của phái đoàn hỗn hợp lên để điều đình. Đột nhiên, bị toán người kỳ lạ này vây chặt, chắc những người trong xe cũng hết hồn... Người đầu trong xe bước ra là một người mặc quân phục, đội mũ Việt minh, đại diện cho Việt minh, đó chính là tướng Hoàng Văn Thái, và người thứ hai bước xuống là không ai xa lạ, chính là anh Nguyễn Tường Long, đại diện cho Việt Quốc. Một người nữa thuộc phái trung lập, tôi không nhớ rõ tên.
Tướng Hoàng bị một số anh em chỉ mặt, chất vấn về việc Việt minh phá hoại đoàn kết, chiếm đoạt Phú Thọ, Việt Trì. Hoàng có vẻ sợ hãi, mặt tái mét, nhìn chúng tôi cầu cứu. Nhưng dù sao, anh ta cũng là một sứ thần, có nhiệm vụ điều đình, nên chúng tôi bảo các anh em lui sang một bên. Tôi trách Hoàng lên chậm quá, và phái đoàn chỉ là một vở kịch vụng về. Vì nếu thực muốn đình chỉ xung đột, Việt minh chỉ cần đánh một điện báo lên cho quân mình là sẽ hoà bình ngay. Giao Hoàng cho người giữ, chúng tôi nói truyện riêng với anh Long. Trông anh gầy đi đôi chút, nhưng vẫn rất bình tĩnh, cương nghị như chưa hề xẩy ra sự gì. Anh cho biết tại Hà Nội, quân Trung Hoa chỉ còn lại một số đại diện. Quân Pháp càng ngày càng tỏ vẻ ngang ngược. Vì chưa đến lúc giờ tay khắp nơi nên Việt minh chưa tấn công lớn vào ta, nhưng nếu ta không chịu đưa quân đội vào biên chế chính phủ thì nhất định sẽ phá liệt. Tại Trung ương, hiện nay chỉ còn lại các anh Tam, Chu Bá Phượng, Nghiêm Kế Tổ... Và sau đó, anh Tam cũng phải lánh sang Trung quốc.
Tương lai trước mắt là: cứ điểm Vĩnh Yên nhất định sẽ mất nay mai. Chỉ có cách củng cố căn cứ từ Yên Bái đến Lào Cai, tìm viện trợ từ Trung quốc. Các đảng bộ chính phải lui về bí mật, tìm cách bảo tồn lực lượng, chờ cơ hội.
Đoàn người lại tiếp tực lên đường. Hoàng bị buộc phải đi trước dẫn đầu, để quân Việt minh khỏi cản trở. Còn chiếc xe hơi sau bị vứt một bên đường.
Chiều đến, cắm trại nghỉ ở một làng ven đường. Dân chúng ở đây không tỏ vẽ sợ hãi. Cả nhân viên trong ủy ban xã cũng ra tiếp đón và xếp đặt chỗ nằm chu đáo cho tất cả mấy trăm người. Hai ngày đường mệt mỏi, được ngâ lưng trên phản gỗ và uống bát nước vối, chưa bao giờ tôi thấy sung sướng và thú vị như thế quên bẵng mình đương ở trong cảnh ngộ nguy hiểm, tùy thời có thể bị trúng đạn hay bị bắt bất cứ lúc nào. Quân Việt minh tùy thời nửa đêm ập đến đánh úp, đoàn người này rất dễ tan tác, song lạ là lúc đó tôi không hề nghĩ đến. Còn có thì giờ mua một con heo để làm thịt, bồi dưỡng cho mọi người đương đói meo và mệt mỏi, vì buổi trưa ai cũng chỉ được một khúc cơm nắm và một gói lương khô lót lòng. Được nghỉ ngơi và thêm bát cơm nóng, cùng với thịt heo hay lòng heo, sự mệt mỏi về thể xác giảm bớt, về tinh thần cũng thấy phấn chấn hơn.
Cái gối bằng mây của chủ nhà cho mượn tuy cứng, nhưng chúng tôi vẫn ngủ được rất ngon. Đến nửa đêm, mắt còn rít lại, nhưng vẫn phải cố gắng chồi dậy đi tuần các nơi, xem canh gác và động tĩnh ra sao... Nhờ trời, vẫn yên tĩnh, không thấy tiếng súng nào nổ, chỉ nghe tiếng chó sủa đâu đây và tiếng gió rạt rào trong rặng tre.
Sáng sớm tờ mờ, chúng tôi dậy nghiên cứu thêm về lối đi. Mất Phú Thọ rồi, nếu đi thẳng theo con đường cái lên Tuyên Quang rồi mới rẽ sang Yên Bái, thì tất nhiên sẽ gặp nguy hiểm, vì sẽ gặp những chỗ có đồn trú quân địch. Vả lại lộ trình quá dài. Nhìn trên địa đồ, tôi thấy có một con đường tắt nhỏ lên Yên Bái, sau khi tới ngã ba Đoan Hùng và Tuyên Quang. Hỏi người ở đây, họ cho biết là có con đường đó, gần hơn nhưng khó đi hơn. Chúng tôi quyết định bỏ đường lớn, đi đường nhỏ. Đây là một quyết định đúng, song trên đường đi cũng gặp những sự bất ngờ... Cũng giống như cuộc Vạn Lý Trường Chinh của Hồng Quân trước đây, Mao Trạch Đông cả quyết vứt bỏ các thứ nặng nề, bỏ đường lớn dễ đi mà đổi sang những đường tắt treo leo, nhờ đó mà tránh được sự săn đuổi của quân Tưởng Giới Thạch, đạt tới mục đích: Diên An...
Sau khi cho người đi trước thăm dò tình hình, không thấy bóng dáng quân địch, chúng tôi rẽ sang bên trái rồi vào một con đường nhỏ hơn. Đây vẫn còn thuộc địa phận Phú Thọ. Con đường gập ghềnh quanh co giữa những cánh đồng, làng xóm có lũy tre bao bọc rất nên thơ. Tối đến, đến một làng khá lớn, có tên là làng Yên Kỳ.
Không thể quên cảnh tượng khi bước vào con đường chính giữa làng. Hai bên đường, dân quê sắp hàng mang đuốc soi cho chúng tôi đi, không khác gì những cảnh ở Phi Châu mà trước đây đã được xem trong phim ảnh. Nhưng thực sự họ muốn giúp chúng tôi hay là có ý đồ gì khác, thì cho tới nay vẫn chưa rõ. Người làng cuối cùng dẫn tất cà đoàn người lạ lùng này tới đình làng, một cái đình khá rộng, cao ráo, chứng tỏ đây là một làng trù phú. Đình có hai tầng, trước sau có đất rộng, trồng mấy cây to. Nhưng vị trí ở giửa quãng trống, ba bên đều có thể bị tiến công dễ dàng, đó là điều mà vì thiếu cảnh giác, chúng tôi đã không đề phòng cẩn mật, canh gác sơ sài. Bữa cơm tối đó cũng có đủ thịt thà. Dân làng lại còn giúp hấp xôi. Cắt đặt canh gác hai người trong phái đoàn hoà giải, chúng tôi qua một đêm yên tĩnh, không có gì đáng chú ý. Tờ mờ sáng, lại trở dậy tấp nập sửa soạn lên đường. Chúng tôi chia xôi nắm và lạ, có thêm cả bánh giò anh em mua của dân làng chia cả cho hai viên đại biểu đương ăn rất ngon lành thì... bỗng đoành đoành, hai tiếng súng nổ ở ngoài xé tan bàu không khí yên lặng, làm mọi người giật mình đứng phắt dậy. Tiến tới, súng nổ liên tiếp, từ hai bên đình đạn bắn vào như mưa, không rõ có bao nhiêu quân địch, nhưng mọi người hoảng hốt, tranh nhau nấp vào những góc đình an toàn, có những người xô đẩy nhau hỗn loạn, mặc kệ lời hò hét của ban chỉ huy. Thực ra lúc đó tôi cũng khấ hoảng, bản năng nép ngay vâo một góc tường để tránh đạn, nhưng cũng rất nhanh lấy lại được bình tĩnh, dù sao một người chỉ huy cũng không có quyền hoảng sợ. Đạn từ phía xế trước đình bắn tới, vài anh em rất gan dạ, cầm súng chạy ngay ra sân đình núp sau những gốc cây để bắn trả lại, hay đằng sau một con ngựa chở hành lý bị đạn nằm tại một góc sân.
Nhìn rõ tình hình rồi, chúng tôi phái một tiểu đội dàn ra trước mặt đình để cản trở địch, và một toán rẽ sang sau để bảo hộ mọi người rút lui ra khỏi làng. Nhưng trong lúc rối loạn, đạn vẫn tới tấp xỉa ngang đầu, chúng tôi lại bắt buộc phải nằm sát mặt đất bên cạnh sàn đình. Đình này dựng trên nhiều cọc gỗ lớn, chắc để tránh nước lụt. Lúc này, vài anh em bất hạnh bị trúng đạn. Chỉ cách tôi không xa, độ mươi thước, một viên đạn lạc đã xỉa vào trúng đầu một anh em vệ sĩ. Tôi chỉ kịp thấy người anh co rút mấy cái rồi nằm đờ, duỗi thẳng chân, tay rời khẩu tiểu liên. Rất nhanh, một người bạn bò đến cạnh, lấy tay vuốt mắt cho anh, rồi còn rơm rớm nước mắt, lấy ngay cây tiểu liên, lánh sang một bên rồi chĩa súng, bắn lia lịa vào phía địch. Lúc đó, dưới áp lực của súng bên ta, đạn địch đã bớt, tôi phất tay làm hiệu cho mọi người còn lại cấp tốc rời khỏi chỗ trống, rút về đằng sau. Nhưng phải để lại vài người chết và những hành lý nặng. Còn hai thành viên phái đoàn điều đình thì, nhân lúc rối loạn, đã thừa cơ cao chạy xa bay. Họ chắc phải cảm tạ Thượng Đế đã ban phước lành. Rút khỏi sau đình, thì gặp anh Long đương tổ chức mọi ngưộỉ rứt ra đường cái. Chúng tôi và một số anh em thành tốp đo hậu. Nhiệm vụ này không phải dễ dàng, vì phải qua một cánh đồng bùn lầy với những bờ ruộng trơn như mỡ. Nhiều người ngã oanh oách trong rất tức cười. Quái ác nhất là ở không xa, có mấy tay dân quân Việt minh ngồi núp trên cây cao bắn tiễn đường, nhưng may chẳng trúng ai hết. Phải vất vả lắm, toàn thể mới yên ổn ra đến đường lớn. Tuy quần áo đầy bùn lấm, nhưng cũng may chúng tôi chưa xầy da rớt máu. Xem ra, toán phục kích này không đông, cũng không phải la quân chính quy, nếu không, họ chỉ cần đuổi bắn ở đằng sau là đủ làm phiền rồi. Nghĩ lại, quân Việt minh cũng thiếu kinh nghiệm. Nếu họ đánh úp vào nửa đêm thì chắc đoàn quân triệt thoái sẽ hỗn loạn hơn nhiều. Hoặc nếu họ tổ chức những tiểu tổ quấy rối nhiều hơn nữa ở dọc đường... Thoát nạn, chúng tôi chỉ còn cắm đầu bước nhanh, qua đồi gò và đồng ộng, buổi chiều tiến vào địa phận tỉnh Yên Bái. Tạm ngủ trong một rừng nứa cao chót vót, bên cạnh có con suối chắy róc rách. Vừa mệt, vừa khát, may còn cơm nắm và lúa với nươc sối mát ngọt khiến trong người cảm thấy dễ chịu, tinh thần trở lại.
Rồi lại đi vào những núi đá cao hơn, những rừng cây rậm và ướt át, trên mặt đất phủ đầy cỏ khô. Rồi những rặng lau dài, nhữn thung lũng nhỏ với những mânh ruộng xếp thang bên sườn đới. Làng xóm thưa thớt, nằm ép dưới chân hay lưng chừng núi. Dân cư cũng lê tẻ, thỉnh thoảng một vài bóng áo chàm. Đã bắt đầu bước vào khung cảnh mạn ngược.
Do bị tấn công bất ngờ, tiếp theo là gấp rút hành quân, hàng ngũ đã hơi rối loạn. Lại vừa mệt vừa đói, có một số bị thương, bệnh sốt rét, lại thêm phụ nữ, già lão. Nên hàng ngũ kéo dài hàng cây số, mặc dầu có những anh em trẻ giúp đỡ họ. Băng thuốc lại càng thiếu thốn, nên một số bị thương nhẹ cũng nhiễm trùng, lâu khỏi may mà không có ai quá nặng. Nhưng, một lần, đương đi trên đường, bỗng thấy một thanh niên ngồi xệp ở lề đường, không bước lên được nữa. Dừng lại mới biết đó là một anh em trong Quốc gia Thanh niên Đoàn, bị thương ở tay vì trúng đạn ở đình làng. Lại thêm lên cơn sốt rét nặng, cả người run lên cầm cập. Chắc là nhiễm trùng, có một ít thuốc thì lại bỏ quên ở đằng sau. Trông thấy tôi, chưa kịp hỏi han gì thêm thì anh đã mở miệng, xin cho ngay một phát súng vào đầu để đỡ bị đau đớn và không làm liên lụy tới các anh em khác. Tôi và các anh em phải khuyên nhủ mãi, rồi cho người cõng anh đi, tìm thuốc cho anh uống. Tình cảnh khiến ai cũng phải bùi ngùi. Lại còn một tiểu đội trưởng, bị thương ở mắt, anh em cũng phải thay nhau dìu đi. Theo báo cáo, có một vài người không theo nổi đã dần dà tụt về sau, rồi đến tối không còn thấy mặt nữa, không có cách gì tìm được. Số phận những người đó ra sao... nhưng trong lúc rút chạy không thể chờ đợi lâu. Cuộc rút lui nào cũng không tránh được tổn thất, tránh được bi kịch. Đội ngũ vẫn còn gần như toàn vẹn, là may mắn lắm rồi.
Đi gấp. Buổi tối, tới một thung lũng nhỏ, tất cả đều đã mệt nhoài. Sợ bị phục kích. chúng tôi không dám vào trú tại các làng gần đấy, và quyết định nghỉ ở ngoài trời. Thăm dò địa hình rồi, mọi người ngả lưng trên một sườn đồi kín đáo và khô ráo, ở dưới có con suối nước trong và ngọt. Lương thực chỉ còn vỏn vẹn có lương khô và ít gạo sống, phần lớn đã phải bỏ lại tại Yên Kỳ. May mà trời không lạnh và không mưa, nên nằm trên bờ cỏ cũng thấy dễ chịu.
Tuy lârn vào cảnh màn trời chiếu đất, song tinh thần mọi người nói chuyện vẫn hăng hái và lạc quan, chịu đựng. Cả đến những vị tú tài như chúng tôi cũng không kém. Giải áo đi mưa nhà binh n cỏ, mấy anh em ngồi truyện trò rất lâu, như khi đi picnic chùa Hương hay chùa Bách Môn. Nhưng vệc chính phải là kiểm điểm lại mọi thiếu sót, sơ hở đã phạrn, đã không phòng bị đủ trước tấn công đột ngột của một số địch không đông.
Anh Long vẫn còn có thì giờ để viết về cuộc hành trình này trong cuốn bút ký của anh. Rất tiếc là về sau cuốn đó đã mất. Ngày nay, chính tôi lại làm công việc anh đã bỏ dở, ít ra cũng để cho người đi sau biết rõ về những ngày đặc biệt của lịch sử.
Mặc dầu tình thế nguy hiểm, tôi vẫn ngủ được một giấc khá ngon. Sáng hôm sau trở dậy, xuống dưới suối rửa mặt với nước mát lạnh.
Lại đi, không bao lâu đến chỗ có làng mạc. Chúng tôi vừa định nghỉ chân mua gạo thổi cơm, bỗng thấy đằng trước nhiều tiếng xôn xao. Có lẽ vì quá đói, quên cả kỷ luật, một số binh sĩ không đợi lệnh trên, tự tiện vào nhà dân chúng lấy cơm, khoai ăn. Đôi việc vi phạm kỷ luật này, bộ chỉ huy cấp thời ra lệnh ngăn ngừa, tuy có sự chống đối của vài người, lấy cớ là không có lương thực làm sao có thể đánh nhau được. Chúng tôi tổ chức ngay mua gạo, khoai để thổi cơm cho các anh em binh sĩ ăn trước, bộ chỉ huy đợi đến cuối cùng mới ăn. Tuy thế, vẫn còn thòm thèm, trên đường đi, một vài người không nhịn được thỉnh thoảng phải vốc trộm gạo sống nhai ngấu nghiến. Gần về chiều, bước vào một cánh rừng nứa giữa rặng núi âm u. Những cây nứa cao vút, thẳng tắp, chân giẫm lên nền lá khô xào xạc có cảm giác như vào một thế giới khác hẳn.
Ước chừng còn độ hai mươi cây số thì tới Yên Bái, nếu bây giờ rẽ ra đường cái thì e không kịp vì tối và nguy hiểm. Đương lúc tiến thoái lưỡng nan, may gặp một người dân chỉ đường đến một làng nhỏ nấp sau rừng.
Được cái dân chúng ở đây không biết gì về sự xung đột giữa hai phái, và cũng thấy đoàn người kỳ quặc này không đến nỗi hung ác quá, nên cũng đón tiếp cởi mở. Chắc cũng có người nghĩ chúng tôi là một tụi phản động nhưng cũng không dám đụng chạm làm gì.
Chung quanh làng này không thấy động tĩnh gì đáng chú ý, theo chỗ dò biết thì tại vùng Yên Bái có tiếng súng nổ nhưng Quốc Dân đảng vẫn còn chiếm thị xã. Đây là chặng nghỉ cuối cùng, chúng tôi đặt thêm trạm gác, có chỗ phải cắt cả phụ nữ đứng canh.
Sương mù vẫn che phủ những ngọn núi âm u chung quanh. Xa lắm có tiếng thác nước đổ ầm ì. Nếu không phải là đương ở trong cảnh chiến tranh thì không khác gì ngủ trên đồi Chapa hay gần động Tam Thanh.
Đêm nay vẫn yên ổn, ngủ được. Buổi sáng trơ dậy, ăn một bữa cơm no, nai nịt gọn ghẽ để bắt đầu chặng cuối cùng của cuộc Trường Chinh. Mọi người trong lòng đầy hy vọng, chắc chắn sẽ vào được Yên Bái. Gần trưa, thì chuyển vào con đường cái rộng rãi, hai bên đường là đồi cao nhưng không giốc lắm. Trên đồi, cỏ mọc đặc, với ít cây cối lơ thơ. Không biết sẽ may rủi ra sao Đường vắng tanh, thỉnh thoảng lắm mới có một vài nông dân đứng bên đường nhìn vào đoàn người này một cách kinh ngạc.
Đột nhiên, đến một chỗ đường quẹo, đằng trước hiện ra một cánh đồng nhỏ, thì bỗng nổ ra nhiều tiếng súng đì đoành. Đội tiên phong đã vấp phải quân địch, và đương nép hai bên đường để bắn trả lại. Chúng tôi dừng ngay tại chỗ để quan sát, và cũng rạt cả sang hai sườn đồi, thì bỗng tắc bộp tắc bộp, mấy tiếng súng trường nổ rất gần, ở ngay trên đỉnh đồi chỗ chúng tôi đứng. Rồi thêm tiếng đạn vèo vèo ngay trên đầu, sói vào vây cỏ ở sườn đồi, rất gần, khiến chúng tôi phải nhanh chân tìm nhưng mô đất ở sát cạnh đường để nấp. May mà chưa có ai bi thương.
Tuy đột ngột, nhưng không hoảng hết, mấy anh em định thần nhìn lên đỉnh đồi. Súng bắn ra từ một nhà chòi dựng trên núi, thấp thoáng có bóng người không nhiều sau mấy tảng đá. Trong lúc toán tiên phong rồn rập bắn lên, chúng tôi cho một tiểu đội thiện chiến trèo lên sườn đồi, lén sang đằng sau đánh thốc lên. Rút kinh nghiệm từ việc bị đánh úp tại làng Yên Kỳ, lần này không vội vã rút chạy mà việc phản kích được tổ chức một cách tích cực.
Quân đich ở đây rất có thể là đội quân giữ ngoại vi Yên Bái. Sau khi bị tấn công ở hai mặt, họ phải rút lui. Đồng thời, về phía xa hơn lại nổi lên tiếng súng ròn rã, đây chắc là anh em trong thị xã đánh ra tiếp ứng, giải nguy. Một lát sau, trên mặt đường đã không còn đạn bay. Thừa cơ, cả đoàn người được lệnh cấp tốc chạy nước rút lên đằng trước. Không bao lâu, đã tới gần thiết lộ, trông thấy cái cầu sắt đưa vào ga thị xã. Gần đó, tiếng súng vẫn ròn rã nổ.
Giữa lúc đó, toán đoạn hậu dẫn tới hai dân quân Việt minh bị bắt trên đồi. Hai anh này trông còn trẻ măng, chỉ độ 17, 18 tuổi, nói tiếng bản địa rất khó nghe. Chất vấn họ, được biết rằng chủ lực quân Việt minh còn ở bờ bên kia sông Hồng, bên này lực lượng ít, nhưng có thể phong toả con đường vào Yên Bái. Cần nhất là phải vượt qua được cầu sắt trên đường thiết lộ đưa vào thị xã. Sau khi tước khí giới rồi thả hai người này, chúng tôi quyết định bỏ đường cái trống trải, rẽ sang bên đường sắt, nấp sau bờ đường để tránh đạn. Đây là giờ phút quyết định, quan trọng nhất của cuộc trường chinh. Nếu bị cản trở tại bên này cầu thì sẽ lâm vào cảnh kẹt vào giữa hai luồng đạn của địch mà không nơi ẩn nấp.
Đã đến cách cầu chỉ độ nửa cây số, đã trông thấy rõ ràng dẫy phố bên kia. Đây là một cánh đồng rộng, bên này là công lộ và đường sắt, bên kia là con sông Hồng nước chẩy rất gấp về xuôi, bên kia sông, mấy dẫy đồi thấp kéo dài. Hiển nhiên, quân địch bên đó đã phát hiện chúng tôi, nên đạn bắt đầu bay vèo vèo trên đường sắt để cản trở. Nhưng nhờ con đường sắt khá cao nên không trúng ai. Chỉ có khi qua một vài chỗ trống là phải nép mình lội qua. Đằng trước, tiểu đội tiên phong đã tiến đến chân cầu. Nhưng không th xông lên được vì trên cầu rất trống, nguy hiểm. Mà đằng sau, đã nổi lên tiếng súng địch quấy nhiễu. Thực là nguy kịch!
Chúng tôi nhìn nhau. Trong khi nguy cấp lại thường sinh ra diệu kế. Thay vì phân tán lực lượng để bắn trả, chúng tôi cho tập trung hoả lực, cả mấy khẩu súng máy còn lại, bắn riết vào mấy vị trí gần nhất của địch. Quả nhiên, chịu không nổi, toán quân địch đó phải rút khỏi bờ sông, lui xuống đồng ruộng để bắn chỉ thiên bừa bãi. Vì thế, áp lực trên cầu giảm bớt trông thấy, cũng nhờ vì hỏa lực trong phố bắn ra, phối hợp. Thần tốc lợi dụng cơ hội, toán tiên phong xông lên cầu và qua cầu rất nhanh, hội họp với anh em bên ấy trong tiếng hoan hô rầm rĩ. Thế là, dưới sự yểm trợ của hai toán quân, làn sóng người thục mạng chạy thốc lên cầu.
Thực là hú vía. Thoát một nạn lớn. Nhưng trong lúc này, cũng có cảnh hỗn loạn, xô đẩy nhau, bất chấp kỷ luật đã quy định là phải nhường cho thương binh, phụ nữ qua trước. Tuy vậy, không ảnh hưởng gì nhiều vì cầu cũng ngắn. Chỉ có việc một anh em bị thương ở mắt do người cõng cũng bị xô đẩy đến nỗi té xuống ruộng nước bên cạnh đường sắt, trông rất đáng thương. Nhưng cũng không sao vì có người cứu ngay và đưa qua cầu bình yên.
Cuối cùng với nhóm đoạn hậu, tôi chạy qua cầu, tiến vào dẫy phố nhỏ. Ai cũng thở dài, nhẹ nhõm, như trút được bao nhiêu nguy hiểm, trút được gánh nặng trên vai trong những ngày rút chạy có một không hai.
Trừ một vài anh em đã hy sinh, một số nhỏ thất lạc, còn thì đều yên ổn đạt tới mục đích: Yên Bái. ít ra, ở đây còn có thể chống giữ một thời gian để tìm cách củng cố chiến khu.
Cuộc Trường chinh 250 lý của quân Quốc Dân đảng Việt nam có thể gọi là đã kết thúc một cách thuận lợi không ngờ. Mấy anh em chỉ huy Yên Bái đã đứng đợi sẵn. Mọi người tay bắt mặt mừng, vừa vui vẻ, vừa ngậm ngùi, chuẩn bị đối phó với những thử thách mới. Nhưng trước mắt, còn sống để trông thấy nhau, là một điều kỳ diệu. Chắc trong những người còn lại, không ai quên được những ngày vừa trải qua và cuộc hội sư hiếm có tại đầu cầu thị xã Yên Bái. Cũng như Tào Tháo trong truyện Tam Quốc ngày xưa, thua chạy phờ râu đến chỗ nào yên ổn một tí là vỗ đầu kinh ngạc tại sao chỗ này không có quân địch mai phục, mấy anh em trong bọn tôi đứng ở đầu thị xã, ngoảnh nhìn lại con đường dài song song vừa chạy qua, cùng nhìn nhau, bụng nghĩ: tại sao Việt minh biết rõ ràng con đường rút lui của Việt Quốc, mà trong cả một tuần, không tập trung được một số quân để truy kích hay chặn đường vào Yên Bái?
Mà chính ngay tướng Hoàng Văn Thái đã từng là thượng khách bất đắc dĩ của chúng tôi, cũng đã được ăn cháo lòng và xôi nắm ở đình Yên Kỳ, tại sao không nghĩ tới việc ấy. Đến bây giờ, tôi cũng chưa hiểu tại sao!
Cũng may, vì thế, mình mới còn sống đến bây giờ.

<< Chương 31 | Chương 33 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 172

Return to top