Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Lịch Sử >> Bảy viễn thủ lĩnh Bình xuyên

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 177901 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Bảy viễn thủ lĩnh Bình xuyên
Nguyên Hùng

Ra Côn Ðảo lần Một
Hồ sơ Mật Thám còn ghi rõ lai lịch Bảy Viễn, là một tù nhân thường phạm nhiều lần vào tù ra khám. Tên thật là Lê Văn Viễn, sinh năm 1904 tại Phong Ðước, tỉnh Chợ Lớn (nay là quận 8 TP Hồ Chí Minh), cha là Lê Văn Dậu, lai Tiều. Vậy Bảy Viễn là gốc Minh Hương (cha Tiều mẹ Việt) .
Sinh năm Giáp Thìn (1904), năm có trận bão lụt ghê gớm nhất trong lịch sử Nam kỳ lục tỉnh mà báo Mông Cổ Min Ðàm năm 1904 đã có bài tường thuật. Chênh năm kinh khủng đó lại cho ra đời một tay du đảng khét tiếng làm điên đảo đám nhà giàu và làng lính, cò bót Tây tà. Nhưng Bảy Viễn bắt đầu vào đời với chuỗi tiền sự tiền án không lấy gì vẻ vang. Vào tù lần đầu là ngày 14.2.1921, lúc mười bảy tuổi. Lý do vào tù : ăn trộm xe đạp Bản án : 20 ngày tù giam. Rồi tới vụ thứ hai, ngày 31.5.1927 hai tháng tù giam về tội hành hung. Vụ thứ ba ngày 28.8.1936, mười hai năm tù, đây là vụ đánh cướp bằng súng đầu tiên của Bảy Viễn.
Sau khi vượt ngục Côn Ðảo, Bảy Viễn đánh cướp có bài bản hơn. Bảy Viễn học hết các lớp trường làng thì đi bụi đời, học võ, học giồng, mình xâm rồng ở lưng, đầu rồng trên cổ, đuôi rồng tận hậu môn. Hai vai xâm đầm ở truồng, bùa và đầu rắn
xâm ở đầu dương vật. Về thể hình, Bảy Viễn to, cao một mét bảy mươi. Cha là Lê Văn Dậu tham gia Thiên Ðịa Hội, nhóm Nghĩa Hòa Ðoàn, có tinh thần Phù Minh diệt Thanh. Do đó, Bảy Viễn có máu giang hồ từ nhỏ. Khi còn gát sòng bạc trong
Chợ Lớn, một hôm bị chủ sòng bạc quở mắng, Bảy Viễn đánh chủ trọng thương. Ra tòa lãnh hai tháng tù. Mỗi lần ra tù lại thăng một cấp trên chiếu anh chị . Bảy Viễn lập băng nhóm xưng anh chị chợ Bình Ðông, bảo vệ các trường gà. Khi thế lực mạnh, Bảy Viễn đừng bến xe đò lục tỉnh đường Schreiner (bên hông chợ Bến Thành, nay là Phan Châu Trinh). Trong một vụ cướp tiệm vàng ở Giồng Ông Tố, lấy được 6.000 đồng (bấy giờ 1 đồng mua được 5 giạ gạo), Bảy Viễn bị thộp cổ ở ga xe điện Louvain (gần rạp Nguyễn Văn Hảo trên đại lộ Trần Hưng Ðạo). Ngày 28.8.1936, Tòa đại hình kết án Bảy Viễn 12 năm khổ sai đày đi đảo Côn Lôn.
Năm 1936, Côn Lôn nằm dưới quyền chúa đảo Tây Bouvier. Bouvier làm chúa ngục Côn Lôn hai nhiệm kỳ, lần đầu từ 1927 - 1931 (bốn năm) lần sau từ 1935 - 1942 (sáu năm). Bouvier mập núc, tròn vo, không chịu nổi sức nóng miền nhiệt đới nên cả ngày chỉ ngồi trong phòng chúa đảo, mặc quần sọc, cởi trần, mình thoa phấn như trẻ con thoa phấn ngừa rôm sẩy. Công việc trị tù lão ta giao hết cho thầy chú. Bấy giờ có nạn dùng tù Miên trị tù Việt. Ác ôn khét tiếng là tên cặp rằn Phòng 5 tên Khăm Chay, một tướng cướp núi Tà Lơn ở biên giới Việt Miên. Tên này võ nghệ cao cường, lại có gồng Trà Kha, rồi bùa ngải đủ thứ.
Khi Bảy Viễn bi đưa vào phòng 5 là thầy chú muốn mượn tay Khăm Chay diệt giùm họ tướng cướp vùng Bình Xuyên nổi tiếng ở Sài Gòn -Chợ Lớn.
Nhưng ta hãy theo dõi cuộc hành trình từ Khám Lớn Sài Gòn tới đia ngục Côn Lôn của Bảy Viễn. Tây giữ bí mật tới giờ chót mới cho tù biết 5 giờ sáng ngày N. lên xe bít bùng từ Khám Lớn xuống bến tàu Sài Gòn kế bên hảng Ba Son. Tại đây tù nhân bi còng tay từng cặp hai người lùa xuống tàu. Tất cả tù nhân dều ở dưới hầm tàu, trên boong chi có thầy chú và thủy thủ. Nếu gặp bão to sóng dữ, tàu chìm thì tù chết trước chết vì kẹt dưới hầm tàu mà tay lại bị còng. Bảy Viễn ngay phút đầu đã bất mãn và thề quyết sẽ bằng mọi cách vượt ngục, dù phải trả bất cứ giá nào.
Tàu tới Côn Ðảo, nhưng tàu lớn không cập bến được, tù phải chuyển xuống xà lan nhỏ. Từ trên cao, tù phải đi thang dây thả dựng đứng. Ði một mình đã khó, tù lại bị còng tay, hai người cùng xuống thang dây một lúc, thật khó như làm trò xiếc. Chính mắt Bảy Viễn trông thấy các tù già trật chân rơi xuống biển làm mồi cho cá mập.
Lính coi tù người Malabar (thổ dân Ấn Ðộ) thúc tù lên ca-nô chạy vô cầu tàu. Từ tàu lớn vô cầu tàu xa 500 thước. Trên bến có đông đủ lính coi tù , vợ con lính đứng xem tù mới ra như là một chuyện lạ, vui trên đảo. Tù chính trị xếp hàng bên trái, được thầy chú đưa về bagne 2 (tiếng Tây có nghĩa là Trại). Tù thường phạm xếp hàng bên phải được đưa về bagne 1. Bảy Viễn bình tĩnh quan sát mọi việc trên đảo mà từ lâu đã nghe các tù từ Côn Lôn về kể. Anh thấy con đường dọc mé biển được đặt tên là Quai Andouard (bến Andouard). Vài ngày sau, Bảy Viễn biết Andouard là tên tàn bạo nhất, làm chúa đảo hai năm (1917 đến 1919) thì bị tù nhân tên Tư Nhỏ giết ngày 3.12.1919. Biết được tin này, Bảy Viễn rất phấn khởi. À, thì ra trong tù cũng có tay hảo hớn, dám chết vì đại sự. Chuyện Tư Nhỏ liều chết trừng trị tên chúa đảo Andouard giúp Bảy Viễn giữ vững
tinh thần trong nhưng ngày thử thách dữ dội nơi địa ngục trần gian.
Thời ấy có chuyện lạ : thầy chú cho phép tù đem vô khám thuốc lá, ống quẹt, nhưng cấm tuyệt đối dao, lưỡi lam và đinh. Mỗi khi vào, người tù phải cởi truồng, giang hai tay, hai chân cho lính xét coi có giấu thuốc phiện trong người không.
Sau này anh em tù gọi là múa phụng hoàng. Bảy Viễn xâm cùng mình nên khi trần truồng, cả khám đều nhìn xem. Thằng xếp khám Santini và thằng lính Tây lai Bonifacy lấy làm thích thú, thường hay hỏi chuyện Bảy Viễn.
Bảy Viễn ra đảo năm 1936, là năm Mặt trận Bình Dân phát động phong trào mở rộng dân chủ tự do cho các thuộc địa. Chế độ lao tù cũng được cải thiện. Tại Côn Ðảo, anh em tù biết tương thân tương ái hơn, tất nhiên do tù chính trị khởi xướng
làm gương cho tù thường phạm. Số tù của Bảy Viễn ở đảo là 7863. Bảy Viễn ra đảo vài tháng thì có một bất ngờ lớn xảy ra có lợi cho Bảy Viễn:
Tàu chở hành khách tên Gougal Pasquier chạy tuyến Sài Gòn -Singapore ghé Côn Lôn vài tiếng đồng hồ. Trên chuyến tàu này có luật sư Kim. Gia đình bên vợ Bảy Viễn -cha vợ là triệu phú Huỳnh Ðại xuất thân buôn ve chai như Chú Hảo nhờ vận may phát tài, nhờ luật sư Kim chuyển cho Bảy Viễn một ngàn đồng - mười tờ giấy bộ lư (giấy 100 đồng). Mười tờ giấy nầy cuộn tròn thật nhỏ, nhét trong ống đốt ngà. Bảy Viễn có thể giấu gọn nơi hậu môn. Khi cần thì vô hố xí móc ra, lấy một tờ đủ chi dụng trong nhiều tháng. Do có kho tiền trong mình nên Bảy Viễn càng giữ gìn ý tứ thận trọng đi đứng. Bảy Viễn tuy học ít ở trường làng nhưng học nhiều trong cuộc sống. Anh biết câu châm ngôn "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn" nên khéo léo đổi tiền lớn ra tiền nhỏ để dễ bề chi tiêu . Khi thầy chú cần tiền cờ bạc thì Bảy Viễn vui lòng cho mượn rồi làm như quên, không bao giờ đòi để gây tình cảm.
Cuộc sống đang êm xuôi thì bỗng nhiên Bảy Viễn bị đổi sang Phòng 5 là nơi cặp rằn Khăm Chay làm chúa tể ! Bạn bè , kể cả thầy chú đều lo cho anh. Một thầy chú mách nước: "Qua đó phải mặc áo, dù trời nóng. Ðừng để Khăm Chay thấy cái lưng
xâm rồng của anh. Thế nào nó cũng giết anh".
Bảy Viễn chột dạ. Làm sao "chơi tay đôi" với thằng cọp rằn Phòng 5 Khám chay đây?

<< Lời Mở Ðầu | Cặp rằn Khăm Chay >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 430

Return to top