Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Tương Tư Thảo

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 8607 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Tương Tư Thảo
QUỲNH DAO

Chương 5

Mùa thu, đối với những người sống hạnh phúc thì là mùa hạnh phúc. Không khí nắng hạ Oi bức ngày một loãng tan, lìa xa, không còn thiêu đốt ai. Trời trở mát, lòng người dễ chịu, trong sáng, êm đềm.
Mùa thu cũng là mùa biểu diễn y trang, thời trang. Từ màu sắc và kiểu cách của y phục, người nhìn đoán biết ai người Hương Cảng, ai ở đâu ? Áo lông, áo da của các cô, các bà đều ra khỏi tủ rương. Nam nhân cũng chẳng nhượng đua chen. Thành thị nhờ có sự đổi mùa mà đổi mặt.
Nếu mùa Xuân là mùa nói chuyện tình yêu, thì mùa Thu là mùa thâu hái kết quả. Cứ xem các cột quảng cáo trên báo thì đủ biết. Rồi tháng mười là tháng thưởng trăng, những cuồng nhiệt, đầm ấm từ mùa Thu lắng xuống.
Hôm nay trên mặt báo bỗng có "tin mừng" ghép tên Lý Mang và Lưu Sở. Người chú ý đến tin ấy không nhiều. Có kẻ chỉ lướt qua, cơ hồ không thấy rõ chữ nữa. Cuộc sống giữa chợ, người người đông như kiến cỏ, thân phận của con người trở thành bé nhỏ. Hơn nữa, tin mừng cũng như tin cáo phó, tin chia buồn là tin thông thường của mỗi đời người, đâu đủ bắt người khác quan tâm.
Tin vui đăng báo là chuyện thường. Nhưng trong thực tế, mỗi cặp kết hôn đều có cả một quá trình ngọt ngào lẫn giận hời, nước mắt. Có kết hợp tức là thuận buồn xuôi gió. Có kết hợp tức là "khổ tận cam lai" ngày mai trời lại sáng rồi. Còn từ đó về sau, mở đầu một giai đoạn mới, buồn hoặc vui, sống đến bạc đầu hay nửa đường gãy gánh, không ai biết chắc được. Nếu e dè thái quá thì không sao có dũng chí tiến tới hôn nhân.
Trong hàng nam nữ thanh niên quen biết, Lý Mang đủ cơ trí và dũng cảm đi đến hôn nhân. Nàng quan niệm mới mẻ, hành động bay bướm, có lúc làm cho Bạch Phù bội phục, có lúc lại làm cho nàng lạ lùng. Ví như Lý Mang chủ trương đính hôn trước, kết hôn sau. Giữa khoảng thời gian đó có thể khảo nghiệm lẫn nhau đủ mọi mặt, kể cả mặt sinh lý !
Tháng năm dự lễ đính hôn của bạn, Bạch Phù đã chúc phúc cho bạn. Nhưng sau khi đính hôn, Bạch Phù không đồng ý như bạn là cho phép nam nữ yêu nhau có thể "khảo nghiệm thể xác". Nàng giữ đạo đức, chủ trương giữ trinh nguyên trước giờ động phòng hiệp cẩn giao bôi. Lý Mang cho thả giàn, thấy hợp nhau thì sẽ cưới, không hợp nhau cứ nói tiếng chia ly. Mấy tháng qua, Lý Mang bận rộn lo xây tổ uyên ương, chọn mướn một phòng bên cạnh vườn hoa. Rồi mua tạp chí Tây phương học cách trần thiết bên trong cho đẹp. Lý Mang định làm đám cưới vào Tết năm sau, nhưng nay lại tổ chức sớm hơn hai tháng.
Lo in thiệp mời, trang hoàng nhà cửa cho đẹp và rộng để làm lễ, Lý Mang cũng rán nhín thì giờ đến cho Bạch Phù hay :
- Tụi nầy đã chọn xong ngày mùng năm tháng mười nầy.
Lý Mang cười sáng rỡ, ai thấy cũng biết là nàng rất sung sướng. Nàng ăn nói mau mắn, đi đứng nhậm lẹ, trở thành một đối chiếu khác biệt với Bạch Phù u uất, thẫn thờ.
Bạch Phù cũng cố cười, nói với bạn :
- Thiệt sao ? Vậy thì hay quá ! Xin mừng, xin mừng cho chị.
Lý Mang cao hứng nói về các việc, các vật quanh hôn lễ như tư trang, tiệc đãi. Nhìn Bạch Phù vẫn một vẻ trầm trầm không vui, Lý Mang bỗng hỏi :
- Chị nầy, theo chị, mình nên gởi hay không nên gởi thiệp mời anh Vân Trình ?
Bạch Phù do dự. Nguyên nàng chỉ nghĩ đến hạnh phúc của bạn mà quên nghĩ đến điều nầy. Nàng đành hỏi lại :
- Theo chị thì sao ?
- Mình mới biết ảnh, biết hồi tháng sáu lúc ảnh tới Hương Cảng chơi. Không thân lắm, gởi thiệp mời thì làm ảnh tốt hao, mà không gởi thì cũng có phần thất lễ.
Lý Mang cười cười :
- Chớ gởi thiệp thì chắc chắn ảnh đi liền hà !
- Tự nhiên. Ai lại không muốn được "rửa mắt" với cô dâu tuyệt đẹp ?
- Nhưng mục đích của ảnh là muốn nhìn người giới thiệu đẹp hơn !
- Ai ?
- Chị.
Lý Mang cả quyết :
- Lưu Sở và tôi đều đồng ý nhờ chị đứng thay mặt "Ban tổ chức" giới thiệu chúng tôi.
- Không ! Tôi không thể... Tôi làm sao được ?
Bạch Phù thấy vẻ trịnh trọng của bạn, biết không phải chuyện đùa, nên đâm hoảng. Mặt nàng ửng đỏ phát ho mấy tiếng rồi từ chối thêm :
- Tuyệt đối tôi không thể...
- Chỗ bè bạn lâu năm mà coi chị không được rồi nha ! Chị im đi có được không ?
- Nhưng tôi làm sao giới thiệu được ? Giỏi cho chị, muốn làm khó tôi hả ?
Bạch Phù nài nỉ :
- Chị coi, mình không có một chút kinh nghiệm nào hết, đến lúc đó chắc mình chết quá !
- Hổng có sao đâu mà. Làm người giới thiệu chỉ đứng có một chỗ, nói có mấy câu. Nhưng chị sợ gì chớ ? Nếu sợ thì hãy tập ngay bây giờ cho quen, kẻo về sau, chị là cô dâu rồi làm sao ?
Bạch Phù cau mày :
- Thôi im đi ! Làm cô dâu nhà ai ?
- Cái chị nầy thiệt là kỳ !
Lý Mang bỗng nhớ một việc qua, cười trách :
- Anh Chương về mọi mặt đâu có tệ. Ảnh cũng có mỹ cảm với chị. Vậy mà chị chỉ gặp người ta có một lần cái rút lui êm. Báo hại Lưu Sở với tôi bị bẻ mặt với người ta.
Bạch Phù nhếch cười :
- Ảnh cho hai người cái gì ? Nói cho chị với Lưu Sở biết là tôi không muốn có bạn. Hai người đừng cố gắng hoài công.
- Phải, tại tụi nầy tự làm chuyện vô duyên.
Lý Mang liếc xéo Bạch Phù.
Chương là bạn tri giao của Lưu Sở, cũng là kỹ sư kiến trúc, tuổi hơi lớn -- có trên bốn mươi -- song là người "trinh nguyên", chưa từng có vợ. Lý Mang cố gắng giới thiệu Chương cho Bạch Phù, một người trung thành tin được. Hơn nữa, đồng lương của Chương khá cao, sau khi kết hôn, cuộc sống cả hai bảo đảm. Nếu Bạch Phù có bịnh thật, thì Chương cũng có đủ tiền giúp nàng trị đến khi lành.
Lý Mang chỉ không biết Bạch Phù có cách nghĩ riêng. Nàng không muốn tiếp nhận cảm tình của ai, cũng không muốn phung phí tình cảm cho ai. Nàng càng không có ý thành hôn với ai cả. Chỉ có với Vân Trình thì nàng cảm thấy nàng có phần trách nhiệm. Huống chi trước đây, Chương là bạn của Lý Mang, Bạch Phù không thể để ngày sau có chỗ khó xử với nhau. Thế nên ngay từ đầu, nàng cố phá tan ý nghĩ sẵn có của mấy bạn về nàng. Và nàng cho đó là thượng sách.
Nhưng Lý Mang không chịu bỏ qua, nên nói :
- Tôi không tin anh Chương lại kém hơn cái lão Khả Viên đầu sói ấy.
Nàng lại trề trề môi, ém nhỏ giọng :
- Thế thì tại sao chị lại đi với lão ta chớ ?
- Ai nói ? Tôi đã cắt đứt liên lạc với Khả Viên rồi mà !
- Hôm trước tôi thấy hai người đi xi-nê.
- Thôi đi bà !
Bạch Phù vừa giận, vừa tức cười :
- Đó là việc của hơn ba tháng trước. Mình không thể làm cho ông ta cụp râu. Nhưng sau đó, mình không có đi với Khả Viên một lần nào nữa.
- Bấy nhiêu cũng lạ. Sao chị có thể chấm ông ta được ? Ông ta không có chỗ nào coi được hết ! Còn nói ông ta có tiền chăng ? Tiền ông ta đã xỏ xâu, dính tiền trong xương trong cốt.
Lý Mang nói tới đây lại chuyển sang Vân Trình :
- Mình thấy anh Vân Trình khá hơn. Lúc trước, chúng ta đi ăn cơm, nghe nói có ảnh lại, nên mới mời chị với ảnh làm khách. Bụng dạ cố chấp như ảnh khó sửa lắm. Báo hại sau đó, Lưu Sở và mình đều khó xử và ngỡ ngàng.
- Sau đó, hai người có mời lại ảnh không ? Ai cũng không yên tâm hết chớ bô.... Bạch Phù nhớ lại việc Vân Trình đến Hương Cảng hồi tháng sáu.
- Ơ? Hương Cảng, tụi nầy là chủ, ảnh là khách, sao ảnh có thể mời khách tụi nầy được ? Chẳng qua là lúc ấy thấy ảnhcó nhiều tiền và thành thật, chớ không phải làm màu kiểu cái lão Viên. Nếu Khả Viên được một phần trăm thẳng thắn của anh Vân Trình thì ông ta đâu có phải tìm không ra bạn gái.
- Đã có lúc Khả Viên nói với mình, các chị toàn chạy theo hư vinh phù phiếm. Chính điều đó làm cho Khả Viên không tìm được ai khác hơn.
- Nếu nói con gái chỉ chạy theo hư vinh, thì đàn ông con trai cũng chẳng đi ngoài điều đó. Có thể nói thành thị là thế giới của tiền bạc. Mọi người ngược xuôi từ sáng đến tôi, lao tâm khổ trí để tìm cái gì ? Hổng phải vì tiền sao ? Tiền, sống đã khó giữ, chết chẳng mang theo, nhưng không có đủ tiền thì chẳng làm nên gì cả.
Ý kiến của Lý Mang lần nầy rất hạp với Bạch Phù. Đến Hương Cảng, nàng cảm thấy bị cuộc sống áp đảo, bức bách, cơ hồ không thoát ra được. Thậm chí đến vì tiền, mà nàng cảm thấy cuộc sống trở thành vô vị. Cuộc sống là tranh ăn, tranh mặc vậy sao ?
Thu đến rồi, không mang lại cho Bạch Phù niềm sung sướng nào. Ngược lại, chỉ làm cho nàng thêm u uất.
Về thể xác, nàng rất dễ bị cảm mạo trong mùa Thu ướt át. Bị cảm thì lại bị ho, tốn tiền thêm.
Tuần nằm viện hằng tháng quá lớn của Quang Vũ cũng làm nàng lo âu. Lương bổng ít, nàng phải hết sức tiết kiệm. Muốn lo cho Quang Vũ đầy đủ thì việc xài riêng cho nàng một đồng một chữ nàng cũng buồn lắm.
Tiền lương, tiền dành dụm được, tiền Vân Trình gởi giúp, có thể miễn cưỡng giữ được cuộc sống nầy ít lâu nữa. Nhưng về mặt tâm lý, nàng cảm thấy không yên, giống như một thủy thủ ra tay chống đỡ con thuyền. Trước mặt là gió lặn sóng yên, song không biết phong ba bão táp sẽ xảy ra lúc nào. Buồn thay, nếu ngước mặt trông quanh thì chỉ thấy một màu mênh mang, không biết đâu là bờ là bến.
Lý Mang chỉ nói cảm tưởng của mình và việc của riêng mình, không có chút gì để ý đến nỗi lòng của bạn. Từ chuyện tiền nong sang qua lễ cưới, kéo đến việc Chương, Lý Mang lại cố gắng thêm lần nữa :
- Nè, chị Bạch Phù, nói không phải nói gạt chị nghe, mình thấy Chương rất tốt.
- Ảnh tốt vậy thì chị làm đám cưới với ảnh cho xong.
Lý Mang vỗ bạn đánh chánh :
- Chưa thấy ai mất cảm tình như chị.
- Mất cảm tình ? (Bạch Phù nhếch mép thê thảm) Chị nói đúng đấy !
Cũng không hẳn vậy. Thường thường có tình cảm với một người ngoài mặt và trong lòng không hẳn giống nhau. Có người mặt ngoài vồn vã, nhưng lòng lạnh như băng. Nhưng cũng có người mặt lạnh như tiền mà lòng ngùn ngụt như hỏa diệm sơn vậy. Mình thấy chị thuộc về loại núi lửa. Chỉ có không biết núi lửa nầy hiện đang sôi sục vì ai ?
- Đồ quỷ !
Bạch Phù mắng bạn, nhưng lại cảm thấy như bị bạn bật mí cái bí mất của mình nên mắc cở.
Nàng mẫn cảm liếc xéo Lý Mang, dò xem Lý Mang có biết chuyện lòng của nàng không ?
Trong âm thầm, Bạch Phù nhận bạn nói đúng. Lòng nàng quả có lò lửa âm ỉ vì Quang Vũ. Lửa chưa bừng cháy, thỉnh thoảng cứ bắt nàng nén tiếng thở dài.
Cũng có thể vì lẽ đó mà gần đây, lòng nàng thật mâu thuẫn. Nàng vừa muốn đến thăm Quang Vũ, vừa không muốn đến thăm chàng. Bởi không gặp Quang Vũ nàng buồn, sau khi gặp Vũ, nàng cũng buồn. Từ trước, nàng chưa biết thứ tình cảm chớm nở ấy là tình yêu. Nhưng một năm trở lại đây nàng nhận ra, thừa nhận với chính mình mà không dám nói ra với Vũ.
Nàng cũng thấy tình yêu ấy rất phức tạp. Nàng nhận thấy Quang Vũ như cha, anh, quyết chí đáp ân. Nàng lại nhận thấy Quang Vũ là bạn tình, thèm khát được sống chung. Nàng lại còn nhận thấy Quang Vũ như một đứa bé cần có sự chở che, bảo vệ của nàng. Hơn nữa, nàng còn sẵn sàng thay chị bồi thường cho Vũ. Cái gì Quang Vũ đánh mất ở Hồng Liên, nàng nguyện ý bồi thường.
Có thể một ngày nào đó có cơ hội cho nàng đè nén nhu nhược và mắc cở để có can đảm nói thẳng ra với Quang Vũ. Sớm muộn gì cũng có cơ hội, ngoại trừ nàng tự nguyện bôi xóa tình yêu ấy để đi yêu người khác.
Trước khi ra cửa, Lý Mang còn nói :
- Nói vậy là chắc nha ! (Mang nhắc cho Bạch Phù nhớ rõ). Chị làm giùm người giới thiệu cho tụi nầy. Bằng không, từ rày sắp lên mình hổng biết đến chị nữa.
Bạch Phù biết từ chối không xong, đành gật đầu. Nàng bỗng nhớ đến việc mình thiếu áo quần, lắp bắp :
- Ớ ! Nhưng... tôi...
Không đợi Bạch Phù nói hết, Lý Mang đã hiểu và thẳng thắn nối lời :
- Đúng rồi ! Mình cần đi may thêm mấy bộ đồ, chị cũng nên đi may luôn một bộ. Vải vóc thì Lưu Sở đã gởi mua ở ngoại quốc đem về rồi đó. Sẵn mà.
Lý Mang kéo luôn Bạch Phù đi. Đã là bạn với nhau, Bạch Phù còn biết nói gì.
Hôn lễ của Lý Mang đã cho Bạch Phù rất nhiều cảm xúc. Nàng ngường mộ và có phần ganh tỵ với hạnh phúc của bạn. Cả hai là bạn học, tuổi tác xấp xỉ, mấy năm nay, Lý Mang làm việc gì cũng được, còn Bạch Phù thì cứ mãi bị chôn vùi trong nghịch cảnh. Dĩ vãng của nàng là một trời thê lương, tương lai là mênh mông thăm thẳm.
Liên tiếp mấy ngày nàng buồn u uất, ban đêm bị mất ngủ, ho nhiều. Người nàng phát nóng, xuất hạn mồ hôi càng khiến nàng buồn. Nàng lại vì hôn sự của bạn mà bận rộn luôn, lo như lo việc của chính mình vậy.
Đồ mới đưa tới, Bạch Phù mặc vào, vui niềm vui như chính mình là cô dâu mới. Mặt hàng màu đen, mình nhuyễn, có thêu vài hình tiên màu xanh nhạt. Lý Mang biết Bạch Phù thích trang nhã nên tặng cho áo nầy, Bạch Phù rất thích. Lúc thử áo, chính thợ may cũng trầm trồ, khen màu hàng rất thích hợp với da dẻ của Bạch Phù.
Thật thì Bạch Phù chưa từng nghiên cứu cách ăn mặc. Bây giờ, nàng mới thừa nhận Hồng Liên có chỗ hữu lý : "Người đẹp nhờ ba phần ở tướng mạo, bảy phần ở điểm trang". Bạch Phù đóng cửa đứng một mình trước kiếng, tự nhìn lúc lâu. Lòng lại nghĩ : "Bao giờ mình mới được mặc áo như vầy cho Quang Vũ trông, để chàng biết rõ là nàng đẹp ?" Con gái vui vì nhan sắc, song chỉ có Quang Vũ khen, nàng mới thấy có giá trị và hài lòng.
Hai tuần gần đây, Bạch Phù chưa đi Thanh Sơn. Bận, cố nhiên là nguyên nhân, song chủ yếu vẫn là do nàng ghét cái cô ho. Lục ấy. Lúc nào nàng đến thăm Quang Vũ, cũng có Lục chạy tới, bề ngoài tỏ ra thích gần, chuyện vãn với nàng. Song kỳ thật là muốn làm mất ngày giờ thanh tịnh của cả hai, đồng thời lắng nghe câu chuyện của hai người. Hơn nữa, từ lúc biết Quang Vũ rất có khả năng sáng tạo đồ chơi cho con nít. Lục lại mượn cớ ấy nhờ Quang Vũ làm đồ chơi cho em nàng mà tạo dịp gần gũi Quang Vũ.
Bạch Phù còn chút an ủi là Quang Vũ không tỏ ra có cảm tình gì đặc biệt với Lục. Đối với Lục và má của Bình, Quang Vũ cũng vậy thôi.
Bà họ Phùng, má Bình, vẫn đều đều đến thăm con mỗi sáng chủ nhật. Bình cũng dần dần bình phục, có thể xuất viện trước cuối năm.
Bà Phùng đang bận tìm một nơi ở đẹp, điều kiện tự nhiên là gần trường cho tiện đi dạy. Lúc mới vào y viện, Bình xem như địa ngục. Nhưng bây giờ thì bé không muốn về nhà, nhứt là không muốn rời xa Quang Vũ.
Đã có lần, trước mặt bà Phùng, Lục và Bạch Phù, Quang Vũ cười nói :
- Đợi mẹ tìm được chỗ xong, tôi cũng dọn về ở với.
Bình nghe vậy vội ôm siết Quang Vũ :
- Hay ! Hay ! Bây giờ mình đi !
Mọi người cùng cười, chỉ có Lục tưởng thiệt nên can thiệp :
- Hổng được đâu !
- Sao vậy ? Bình hỏi.
- Chú của Bình phải vào hè năm sau mới xuất viện được.
- Ai nói ?
- Ngô viện trưởng. Em không tin thì đi hỏi viện trưởng coi.
Ngô viện trưởng ? Bạch Phù đứng kề bên, nghe vậy, không biết biểu lộ thế n ào nên cười thầm. Đem Ngô viện trưởng nào đó để làm bình phong chăng ? Bị vậy mà Bạch Phù không ưa Lục.
Ngày chủ nhật nghỉ, chẳng những Bạch Phù ngủ không ngon giấc, mà còn dạy sớm hơn thường lệ. Trong lòng nàng còn "nhiều công việc" muốn ngủ cũng không ngủ được cho.
Vân Trình đã gởi thơ cho Bạch Phù hay trước một hôm, là chàng sẽ đến dự lễ vu qui của Lý Mang bằng xe đêm. Vân Trình hẹn gặp Bạch Phù trước chín giờ tại quán cà phê Thanh Điệp, địa điểm hẹn hò cố định.
Vân Trình mang đầy nhiệt tình và một kế hoạch tốt bước xuống xe lửa, cất đồ xong thì lại ngay Thanh Điệp đợi nàng. Chàng chuẩn bị nhơn cơ hội có một ngày nghỉ dành hết thời gian cho nàng. Vì hôn lễ sẽ cử hành trước sáu giờ chiều.
Vân Trình ngồi một mình, uống cà phê, một tay thọc vào túi quần tây mới sắm gần đây. Chàng đã suy nghĩ kỹ lắm mới chịu "xài lớn" sắm đồ, vừa để đi dự lễ vừa chứa đựng một bí mật hiện đang nằm trong túi quần đó.
Trong túi có một gói nặng gói hai món đồ trang sức toàn bằng vàng y, một có tên Vân Trình, một mang tên Bạch Phù.
Ngồi uống cà phê mà lòng Vân Trình bồn chồn vì việc tự chàng đề ra. Đó là việc chàng cần đặt thẳng vấn đề hôn nhân với Bạch Phù. Cho dầu thất vọng, chàng cũng phải có một lần mạo hiểm đặt thẳng.
Đặt ra trong ngày Lý Mang thành hôn, không phải là không hợp. Vì con gái dễ xúc động, thường hay "nhìn người mà nghĩ đến ta".
Vân Trình bồn chồn vì tự biết miệng mồm của mình nói năng không được lưu loát. Nhiều khi một việc dễ dàng mà chàng vần diễn tả lúng túng. Vậy nay, cần phải tìm cơ hội thực hành cho được ý định của mình.
Một điều xảy ra ngoài ý liệu của Vân Trình : Bạch Phù quá bận làm toàn bộ kế hoạch của Trình bị lật ngược.
Lúc Bạch Phù đến quán cà phê Thanh Điệp thì đã quá chín giờ. Từ xưa, nàng không bao giờ trễ hẹn, nàng cũng không chưng diện như bây giờ ; mặc áo dài mới, đeo bông tai, mặc dồi phấn hường. Chàng mở to mắt nhìn nàng, cơ hồ không nhận ra nữa.
Vân Trình muốn khen nàng mấy câu, song không biết nói cách nào cho hay. Hơn nữa, nàng cũng không cho chàng có thì giờ suy nghĩ chọn lựa. Vừa ngồi xuống, liền nói trước :
- Em chỉ có thể ngồi đây mười phút.
Vân Trình ngạc nhiên hỏi lại :
- Có việc gì dữ vậy ? Hôm nay Bạch Phù chẳng nghỉ sao ?
- Cần phải đi chải tóc.
- Chải ở đâu lận ? Để anh đưa Bạch Phù đi. Anh cũng muốn đi ngoài hứng gió đây !
- Hổng được đâu. Em hẹn với chị Lý Mang rồi.
- Làm tóc mất bao lâu ? Hay là anh ở đây đợi nhá !
- Hôm nay chủ nhật, người đông, không biết làm chừng nào mới được. Thôi hẹn chiều, chúng ta gặp lại cho tiện.
Vân Trình lặng lẽ nhìn nàng, mấy ngón tay thọc trong túi quần chạm phải gói giấy nặng. Lòng chàng cũng nặng trĩu.
Bạch Phù nhìn thấy nét thất vọng trên mặt Vân Trình, có phần xốn xang chút ít. Đồng thời, nàng chú ý đến bộ đồ mới, cho rằng nếu Vân Trình chịu khó thay đổi y phục thì trông chàng cũng khá lắm. Bởi vậy, nàng có cảm tình với chàng hơn, nói luôn :
- Chiều nay, trước khi đi ăn đám cưới, anh có thể đến ngay sở gặp em.
Câu ấy có khả năng an ủi rất lớn khiến mặt Vân Trình đã bớt áo não màu tang. Cho phép Vân Trình đến sở là Bạch Phù không đố kỵ nữa. Nàng định công khai hóa địa vị của Vân Trình, thừa nhận với mọi người tình bạn thân thiết của cả hai. Vậy thì bây giờ nàng có việc cứ đi.
Vân Trình rất hiểu và thông cảm cho Bạch Phù. Lý Mang là bạn, Bạch Phù phải tận lực giúp bạn trong ngày vui trọng đại, sẽ có ngày Bạch Phù kết hôn, biết đâu Lý Mang chẳng giúp lại như vậy ?
Vân Trình trả tiền, cùng đi ra với nàng, nói với nàng lúc sắp chia tay :
- Chỗ làm tóc ở đâu ? Để anh đưa em đi.
- Không cần đâu anh !
Bạch Phù thoăn thoắt bước tới như muốn bo? Vân Trình ở lại sau.
Vân Trình lắp bắp :
- Đi bộ xa lắm. Để anh kêu xe cho em. Tắc-xi ! Ơ ! Tắc-xi ! Em đến đâu vậy ?
- ... Nữ Hoàng Mỹ viện.
Vân Trình đưa nàng lên xe, trả tiền trước, đưa mắt nhìn nàng mất hút trên đường xa, mới quay lại chậm rãi bước đi.
Xe quẹo hai "cua" nhắm hướng đi ngược lại Mỹ viện Nữ Hoàng. "Đi Mỹ viện làm tóc" chỉ là cái cớ để cho Bạch Phù thoái thác, chớ thật thì nàng đã có kế hoạch riêng.
Lên xe, Bạch Phù dặc liền bác tài lái nhanh về phía Thanh Sơn. Đường xa, nàng phải trả tiền thêm. Nàng muốn sớm đến gặp Quang Vũ. Nhưng vào ngày nghỉ, xe công cộng không chạy thẳng vô được, đậu thành hàng bên ngoài như mình rắn. Lần nầy, Bạch Phù lại chưng diện kiểu ngồi xe nhà, chớ không thích hợp với người ngồi xe công cộng. Đành là phải hy sinh chịu khó một lần.
Bạch Phù bước vào y viện, tất cả người từng quen biết đều chú ý đến nhan sắc của nàng. Có người khen, có người mắc cở vì kiểu áo mới mẻ ấy.
Bạch Phù bước đi không tự nhiên. Nếu không vì Quang Vũ, thì nàng không mang tư thái ấy xuất hiện ở nơi công cộng.
Đi xuyên hành lang bịnh viện, lòng nàng có phần được an ủi. Quang Vũ không có ở ngoài. Nàng không muốn Quang Vũ ra ngoài, vì sẽ có mặt của Bình, có mặt bà Phùng, khiến nàng khó nói chuyện riêng với Vũ.
Đúng như ý Bạch Phù muốn, Quang Vũ nằm một mình trên giường, chuyên chú đọc sách. Sức khỏe ngày một khá, Quang Vũ có thể đọc sách, tạp chí thì đúng hơn, có thể làm việc tay chân nhẹ. Đồ chơi Quang Vũ làm còn để trên bàn, dựng tựa vào tường. Nhìn cả đống dụng cụ thủ công thì thấy cuộc sống của chàng đã có thú vị.
Bạch Phù đến, làm cho phòng bịnh nhân thêm sáng. Lúc Quang Vũ đưa mắt nhìn Bạch Phù, quả chàng ngạc nhiên rồi cắn chặt đôi môi không nói.
Trên mặt chàng không biểu lộn một thứ tình cảm nào rõ rệt.
Bạch Phù mỉm cười với Quang Vũ, lòng đã dặn lòng trăm vạn lần cố giữ cho tự nhiên như đã mặc đẹp hôm nay. Nhưng nụ cười của nàng vẫn có phần ngượng nghịu, mắc cở. Theo Bạch Phù tưởng tượng thì Quang Vũ phải khen nàng mấy câu sau khi đã khen nàng bằng mắt. Nhưng không có gì cả. Quang Vũ vẫn nhìn nàng với ánh mắt lạ lùng, nhìn từ đầu xuống chân như nhìn một người xa lạ.
Có gì không ổn chăng ? Bạch Phù nhìn lại mình, áo dài mới, giày cao gót mới, tất cả đều hết sức thích hợp, lễ độ, có gì đáng để chàng lạ lùng đâu !
Lòng Bạch Phù nặng xuống, và nụ cười tan biến.
Khá lâu, Quang Vũ mới để bản sách xuống, ngồi dậy hỏi :
- Em từ đâu lại đây ?
Từ đâu lại ? Nàng cúi đầu không đáp. Tại sao cái đầu tiên của chàng không là : "Mặt hàng nầy em kiếm được từ đâu?" Hoặc "Sao lâu rồi em không đến thăm anh". Hoặc "... "
Không hỏi gì hết, chàng không để ý gì đến nàng hết sao ?
Bạch Phù chua chát rớt nước mắt, trọn bộ kế hoạch kể như không !
- Sáng sớm em ăn mặc như vậy không hợp. (Vũ lắc đầu) Áo dài thêu phải mặc vào buổi chiều. Lại còn đôi bông tai nữa...
Nàng càng nghe càng mắc cỡ và càng buồn. Nàng không phân định được lời Vũ là chính xác mà chỉ cảm thấy chàng trách mình, trách nghiêm khắc, như một thầy giáo đối với học trò, trách mà không thèm nhìn ngay mặt !
Không khí tẻ lạnh, Vũ lại nói :
- Tự nhiên, nếu em đi dự tiệc thì đó là ngoại lệ.
Bạch Phù cố ngăn nghẹn ngào, đáp nhỏ :
- Thì em đi dự tiệc đây.
- Ủa, dự tiệc của ai vậy em ?
- Đám gả của chị bạn hôm nay. (Bạch Phù cố giữ chắc giọng) Tiệc cưới vào trưa nầy.
- Vậy à !
Quang Vũ tin và muốn nói với nàng : "Em dồi phấn dầy quá đó. Cũng có thể là tại em dùng màu không thích hợp nên làm xốn mắt người xem. Giá em trang điểm giản dị hơn sẽ giữ được sự trong trắng thanh thoát của nét con gái. Nhưng về tuổi tác, tính ra em không còn nhỏ nữa. Em năm nay hai mươi... Hai mươi mấy cà ?"
Quang Vũ không biết rõ tuổi nàng, chỉ phỏng đoán cao lắm là cỡ hai mươi lăm tuổi trở lại. Song, chàng vẫn coi nàng như cô em gái bé bỏng mặc dầu nàng cười đã có đường nhăn, tuổi xuân sắp qua rồi. Chàng thương cảm âm thầm, lại nói
- Bạch Phù, em cũng nên kết hôn đi !
Đầu nàng càng cúi xuống. Nàng biết chàng đang dò xem phản ứng của mình.
- Bây giờ chỉ có một việc treo nặng lòng anh là hôn sự của em. Em thành hôn rồi, hay đính hôn xong cũng được, anh mới thấy yên tâm.
Không nghe nàng đáp, Quang Vũ thêm :
- Con gái, sớm muộn gì cũng có một ngày.
- Nhưng em không có (Bạch Phù đáp nhỏ như chỉ để nói với mình).
- Em không lấy chồng à ? Tại sao ? Tại sao em không lập gia đình ?
Quang Vũ nhìn áp sát vào nàng, vì nàng mà tự tìm lấy câu trả lời :
- Vì anh phải không ? Phải không ?
Lời chàng xuyên nhẹ vào màng tai nàng bắt nàng cảm động, không ngăn được gật đầu. Lòng nàng lại lớn tiếng xác nhận : "Phải đó ! Vì anh đó ! Mà không, phải nói là trừ anh ra, em không ưng lấy ai !"
Đáng tiếc là Vũ không nghe được tiếng lòng nàng. Chỉ thấy nàng gật đầu thì chàng nghiêm trang nói :
- Muôn ngàn lần em không nên nghĩ vậy. Tới đây một năm, bịnh anh đã giảm tám chín phần mười. Lúc nào anh cũng có thể xuất viện, tìm lấy công ăn việc làm nhẹ nhàng. Chỉ cần không làm nặng thì bịnh không tái phát, thủng thẳng điều dưỡng thì anh sẽ hoàn toàn bình phục.
Quang Vũ nói tiếp giọng thiết tha :
- Em đừng lo cho anh nữa. Mấy năm nay, anh đã làm khổ em quá nhiều rồi. Em không nên hy sinh cho anh quá nhiều nữa. Em nầy, tuổi xuân của một đời con gái có hạn, ngắn ngủi. Để một mai luống tuổi thì thật đáng thương. Nếu như vì anh mà em mất hẳn tương lai thì dầu em không oán hận anh, cả đời anh cũng vĩnh viễn không thể nào tha thứ cho anh được...
Quang Vũ cứ nói, nói cho đến khi thấy mặt Bạch Phù đỏ hoe mới dừng lại. Chàng thê thảm nhìn nàng, cho rằng lời mình đã gây xúc động cho nàng chứ không biết nàng vì thương tâm và xúc động mà khóc.
Quang Vũ là một người thông minh nhưng tại sao lại ngu muội như vậy về mặt tình cảm ?
Chàng không hiểu nàng một chút xíu nào sao ? Mấy lần nàng toan mở miệng nói thật lòng mình cho chàng nghe. Nàng cũng có lý tưởng, tương lai và đánh đổi tuổi xuân để được chàng.
Ôi, nhưng tại làm sao nàng không đủ can đảm mở miệng ?
Quang Vũ tiếp :
- Em đừng khó khăn như vậy, anh toàn nói thật lòng mình, anh không thể để em kéo theo một con bịnh như mang gông. Nếu nhìn thấy em có nơi viên mãn, nhứt định là anh sẽ sung sướng hơn bất cứ điều gì khác. Đời em đã khổ, đã cô đơn, chỉ còn một mình anh đáng kể là người thân. Đáng tiếc là anh không thể giúp đỡ cho em được một mảy may nào. Em chỉ còn dùng cặp mắt sắc bén của mình để chọn lấy một đối tượng cho thích hợp với em. Bấy giờ hãy đưa anh lại, anh sẽ nói chuyện với người ta, gởi gấm em xong anh mới yên lòng.
Nàng càng cúi gục càng thương tâm. Chàng đã biết số phận nàng bi thảm, cơ khổ, cô đơn, tại sao chàng không cầm lấy tay nàng, cả hai an ủi cho nhau ? Tại sao lại để nàng đi tìm một người không bao giờ có trong biển người mênh mông ? Tại sao khuyên nàng có chồng ? Còn chàng ? Có phải chàng không tìm ra một người con gái nào để xây đắp gia đình với chàng không ?
Một tiếng cười khô khan từ phòng bịnh bên kia truyền sang. Nghe biết tiếng ai cười, Bạch Phù lập tức giữ lại ngọn trào lòng, sửa lại thái độ. Muôn ngàn lần nàng không để cho người khác biết nàng thất vọng. Nhứt là thất vọng với Lục.
Quang Vũ vẫn thản nhiên nói tiếp ý mình :
- Chẳng những anh đã thường nghĩ đến chuyện của em, mà đối với anh, anh cũng có kế hoạch. Sau nửa đời tiêu pha thật vô ích, chỉ cần sức khỏe cho phép thì anh sẽ cố gắng kiến tạo lại, cố gắng làm việc trong hai mươi năm mới kể là cuộc sống không đến nổi trắng tay rồi lại hoàn tay trắng.
Bạch Phù chưa mở miệng hỏi về kế hoạch của Quang Vũ thì Lục đã vào chính thuốc.
Lục chào nàng :
- Kìa, chị mới tới à ?
Bạch Phù đã không vui, thấy Lục càng bực mình hơn. Nàng miễn cưỡng đáp không ra tiếng, rồi không thèm ngẩng đầu lên nữa.
Lục cố ý nói về y phục của nàng :
- Ồ... Hôm nay chị đẹp quá ! Mặt hàng tốt, thêu hoa đẹp, may cắt thật khéo, nhất định là áo mới sắm rồi.
Nàng đáp cộc lốc :
- Dĩ nhiên.
Nàng giận Lục giả trá. Có thể Lục cũng nghĩ như Quang Vũ, nhưng thay vì nói thẳng. Lục lại khen mỉa mai.
Lục vẫn ba hoa :
- Mua ở đâu vậy chị ? Hàng thứ nầy còn hết ? Tháng sau anh tôi làm đám cưới, tôi cũng định may một cái áo dài. Nhưng tôi chỉ thích loại hàng nầy thôi. Chị mua ở đâu vậy chị ?
- Mua bên Mỹ, muốn mua thì sang đó mà mua !
Lục ngạc nhiên nhìn ánh mắt khó chịu của Bạch Phù. Sau khi chính thuốc cho Quang Vũ xong, Lục mau mắn rời khỏi phòng.
Lục đi rồi, Bạch Phù thấy rất đắc ý, cơ hồ như bao nhiêu oán hận chất chứa trong nàng từ lâu được dịp tách ra một lượt khỏi lòng nàng.
Nhưng Quang Vũ cau mày :
- Bạch Phù, em làm sao vậy ? Sao mà vừa rồi em ăn nói với Lục như vậy ? Thái độ của em không phải là thái độ bạn bè chút nào.
Bạch Phù hờn dỗi :
- Em không bạn bè với ai hết.
- Chưa bao giờ anh nghe giọng nói của em khắc bạc như hôm nay. Đây là lần thứ nhứt.
- Không phải em khắt khe, chính Lục đã châm chọc em trước mà.
Quang Vũ ngơ ngác :
- Lục chỉ khen áo em đẹp !
- Một cách mỉa mai.
- Mỉa mai ? Anh cũng nhận thấy áo em đẹp lắm mà. Ý anh vừa rồi là đồ tốt không phải là vật dụng thông thường, không phải lúc nào cũng mặc. Anh dám bảo đảm với em là Lục nói thật. Lục là một cô gái hiền lành thật thà, nghĩ sao nói vậy chớ không giả dối gì đâu.
Bạch Phù cắn chặt môi, sắc mặt nàng biến đổi từ đỏ sang xanh. Tại sao Quang Vũ lại đi binh vực cho Lục ? Cứ đem cái tốt gán cho Lục mãi, cứ mở miệng là một điều Lục, hai điều Lục... bộ trong lòng Quang Vũ chỉ có Lục thôi sao ?
Hèn gì, những lúc gần đây mình không đến thì Vũ cũng không cần. Bởi vì chàng đã có Lục rồi mà ! Chàng đề nghị mình có chồng sớm chắc... cũng vì Lục, chắc chàng muốn xa cách mình.
Chao ôi ! Cái gì tốt cũng Lục, cái gì xấu thuộc phần mình... cho đến lúc Lục đi, Quang Vũ hãy còn trong mắt một hình ảnh... Lục !
Bạch Phù chẳng nói chẳng răng, chụp sắc tay đứng dậy.
Quang Vũ ngạc nhiên :
- Kìa, em làm sao ?
Bạch Phù nói nhanh :
- Em về.
- Về à ? Còn sớm chán ! À, hay là em về đi đám gả ?
Bạch Phù gật đầu. Về đến nhà, nàng khóa cửa, nằm vật trên giường khóc ngất. Trưa nàng cũng không dậy ăn cơm.
Lúc dọn cơm, Phát có đến gọi nàng, nàng bảo là bị nhức đầu, không ăn cơm được.
Sau bữa cơm, lại có điện thoại gọi nàng, nàng từ chối không tiếp. Rồi nàng ngủ thiếp đi trong bàng hoàng, tỉnh tỉnh, mơ mơ.
Nàng ngủ đến bốn giờ chiều mới thức, tuy không biết làm sao dứt được muộn phiền, lòng nàng vẫn có vẻ dễ chịu hơn.
Nàng cảm thấy hơi đói mà trong phòng lại chẳng có gì ăn. Tiền Vân Trình chiếu lệ gởi cho nàng bằng tháng nàng còn giữ nguyên, đến một hộp sữa nàng cũng không chịu mua nữa.
Nàng đành uống nước lọc cho đỡ đói.
Sau đó, Bạch Phù nghĩ đến đám cưới của Lý Mang, nàng cảm thấy bâng khuâng lắm. Nàng là người giới thiệu tân lang và tân giai nhân mà cả ngày không tới, chắc Lý Mang không tha thứ cho nàng. Nàng phải tới sớm mới đúng.
Lúc Bạch Phù ngồi dậy trang điểm thì Trình đến.
Đối với Trình, Bạch Phù hơi hổ thẹn. Trình đến Hương Cảng chắc cũng vì nàng. Nếu nói rằng Trình chịu khó bỏ công đi từ Quảng Châu, tới Hương Cảng dự đám cưới thì cũng vì tân nương là bạn của nàng.
Vậy mà nàng nỡ bỏ rơi Trình ! Hôm nay, Trình phải làm sao với một ngày dài trong khi nàng lại tự đi tìm cái khổ ?
Tội nghiệp cho nàng ! Tội nghiệp cho Trình ! Càng tội nghiệp hơn khi trong tay Trình có đầy gói lớn gồm : Hai hộp sữa, hai hộp kem, hai bình xịt tóc. Có cả một hộp bánh dường như Trình biết giờ nầy nàng đói mà mua đến vậy.
Nàng mời Trình ngồi, pha hai ly sữa, cùng Trình dùng bánh lạt chấm sữa ăn. Chưa bao giờ Vân Trình được nàng tiếp đãi nồng hậu như thế. Trình mừng từ trong lòng mừng ra, tay chân run run. Tay chàng chạm một cách không ý thức vào chiếc nhẫn đang nằm trong túi áo. Tim chàng càng đập mạnh dường như thành công hay thất bại chỉ ở trong một giây phút nầy.
- Bạch Phù !
Vân Trình hớp một hớp sữa, ấp a ấp úng tiếp :
- Anh có mang lại một vật tặng em.
- Còn nữa à ? Bấy nhiêu chưa đủ sao ?
Nàng cười lạt, thái độ hết sức dịu dàng. Do đó, chàng cảm thấy "có gan" hơn một chút.
- Anh... Anh muốn đưa tặng em liền, có được không ?
- Vật gì vậy ?
- Em đoán thử.
- Đoán không nổi rồi. Ờ, mà không còn sớm nữa đâu, sắp tới giờ em đi.
Nàng vội vã uống cho xong ly sữa, vội vã lo trang điểm tiếp cho xong. Ngôn ngữ và điệu bộ của nàng chứng tỏ lòng nàng đang hết sức cởi mở. Trình nhẩm tính : Dự đám cưới xong, phải đưa dâu đến nhà mới thì lúc về khuya quá, e không có ngày giờ tặng quà. Tại sao không tặng lúc nầy ? Còn đợi chờ đến bao giờ ?
Nghĩ vậy, Trình nhòm người lấy nhẫn ra, đưa tay run rẩy nắm lấy tay nàng.
Nàng để mặc Trình đeo nhẫn cho nàng. Cử động bối rối của Trình khiến nàng bắt cười thầm. Nàng khẽ hỏi :
- Anh làm gì vậy ?
- Anh... (Không thấy nàng có vẻ phản đối, Trình can đảm hơn) Anh muốn đeo nhẫn để vẽ vòng tròn giữ em.
Nàng đưa tay lên nhìn nhẫn. Tuy không đáng giá bằng chiếc nhẫn của Lý Mang, nhẫn nầy cũng óng ánh rất hấp dẫn. Chưa bao giờ nàng có nhẫn đeo nên không tránh được cảm giác hiếu kỳ mới mẻ.
Trình bỗng xúc động nói :
- Bạch Phù, mình thành hôn nhà ?
- Sao ?
Nàng liếc Trình, thái độ thản nhiên hơn nhiều :
- Đó là mục đích tặng nhẫn của anh à ? Đem về đi ! Trả lại anh chớ em không dám nhận.
- Không ! Em nên đeo, vĩnh viễn đeo nó. Nếu em không đồng ý ưng anh cũng không sao. Anh vốn có lòng tặng nhẫn làm vật trang sức cho em từ lâu.
Vân Trình ngăn nàng lột nhẫn trả với gương mặt bừng đỏ.
Bạch Phù tức cười, trêu :
- Theo em thấy thì anh nên đem nhẫn cho cô gái nào anh yêu !
- Ngoài em, không có cô nào hết. Bạch Phù ! Tình cảm của anh đối với em không phải là chuyện một sớm một chiều. Mà là tình yêu chơn chánh, đi trên con đường tiến đến hôn nhân. Hơn nữa, trong thời buổi chiến tranh, nhà tan, cửa nát, anh với em là hai kẻ cô đơn, cần phải nương nhau mà sống. Chúng ta có thể làm như chị Lý Mang và anh Lưu Sở vậy. Chúng ta có thể sống chung, hổng biết chừng chúng ta còn hạnh phúc hơn họ.
- Không !
Nàng chậm rãi lắc đầu.
Trình hít một hơi dài :
- Em cự tuyệt tình anh ?
- Hôn nhân giản dị như anh nói vậy sao ? Với em thì còn nhiều vấn đề lắm.
- Vấn đề gì ? Cứ nói cho anh nghe thử ! Trên thế gian nầy không có vấn đề nào không giải quyết được.
- Người em...
- Người em không bịnh hoạn đến nổi nguy hiểm. Sau khi thành hôn, em sẽ không phải đi làm việc nữa. Em ở không nghỉ ngơi, chắc chắn tốt cho em hơn trong hoàn cảnh nầy. Còn vấn đề gì nữa không em ?
- Còn... Mà thôi, chuyện đột ngột quá, nhứt thời em chưa có nghĩ đến chuyện kết hôn.
-...
Trình sững sờ một thoáng, bỗng lấy lại tinh thần nhìn dán vào nàng :
- Thế thì chúng ta đính hôn trước, được không em ?
Trình sấn đến từng bước một, nàng nhìn đăn đăm chiếc nhẫn trên tay, lòng nàng phức tạp vô cùng.
Nàng nhớ đến chuyện ban sáng, nhớ đến Quang Vũ, nhớ đến Lục, nhớ đến lời Quang Vũ trách. Nàng cảm thấy cần được yêu, cần có người săn sóc, lại càng cần có chỗ để phát tiết nỗi đau khổ của nàng.
Những tưởng Bạch Phù trầm mặc vì mắc cỡ, Trình hỏi :
- Em đồng ý rồi hén ?
Rồi không dừng được, Trình run rẩy ôm Bạch Phù. Lúc Trình kề gần sát mặt Bạch Phù bỗng quay mình nhè nhẹ tránh ra. Tim Trình đập mạnh cơ hồ nhảy ra khỏi lòng ngực. Khẩn trương và xung động. Trình như chếnh choáng say, không hay đến cả giọt nước mắt của Bạch Phù đang nhỏ ướt tay mình.
Hôm sau, Trình không về Quảng Châu. Xin nghỉ thêm hai ngày thì đã có sao ? Hai ngày đó là kỷ niệm có giá trị nhứt đời Trình. Chàng đã đính hôn rồi !
Tiệc đính hôn cử hành trong đêm. Thật ra, không có gì đáng gọi là tiệc. Chỉ mời vài người bạn, vợ chồng Lý Mang thì dĩ nhiên có mặt. Ngoài ra, hãy còn có bác Thế là người rất có địa vị đã từng giúp đỡ Trình. Hơn nữa, có mặt Phương Khả Viên, giám đốc công ty. Mời Viên là ý kiến của Lý Mang để cho lão chủ không còn đeo theo Bạch Phù nữa.
Thoặt đầu, Trình định đăng tin mừng lên báo, nhưng bị nàng quyết liệt từ chối. Theo Bạch Phù, phải tránh phô trương, chỉ cần chàng và nàng biết là đủ lắm rồi.
Lẽ tự nhiên, trước khi đính hôn, Bạch Phù cần hỏi ý kiến của Quang Vũ. Nghĩ đến Vũ, lòng nàng ai oán mãi không thôi. Song Quang Vũ lại là người thân duy nhứt của nàng. Bao năm qua, nàng luôn luông nghe lời Quang Vũ.
Bạch Phù để Trình một mình đi hỏi ý kiến của Quang Vũ. Chẳng những nàng giận mà còn mắc cỡ không muốn gặp Vũ nữa.
Lễ đính hôn của Bạch Phù dường như có phần trả đũa lại Quang Vũ nên nàng không sao tránh được sự áy náy.
Tự nhiên, nhứt nhứt chuyện gì, Trình cŨng nghe theo lời Bạch Phù. Duy chỉ có việc nầy là chàng phản đối :
- Như em nói, không hỏi qua ý anh Quan Vũ không được, vậy thì hai đứa cùng đi, tại sao lại một mình anh ? Rồi anh ăn nói làm sao ? Vả lại, từ hồi nào tới giờ, anh chưa nói chuyện với ảnh lần nào. Bây giờ sấn sả tới coi sao được ! Em nghĩ kỹ lại coi. Thôi, hai đứa mình cùng đi luôn nghen ?
Bạch Phù lắc đầu :
- Em thì không, tuyệt đối không đi.
- Anh không hiểu sao em lạ lùng như vậy. Em sợ khó nói hả? Việc nầy là việc quang minh chính đại, có gì mà khó nói ? Nghe đâu chính anh Vũ cũng thường mong cho em có chồng sớm.
Nàng nói nhanh, giọng rắn rỏi :
- Thôi, thôi, anh đừng nói nữa. Nếu anh muốn đi thì đi giùm em. Còn nếu không thì... nhẫn đây, em trả.
Trình ngơ ngác nhìn Bạch Phù, không hiểu ra sao đương vui mà nàng bỗng tỏ ra quyết liệt.
Có lẽ đêm rồi nàng mất ngủ, vì vui đêm thức trắng... Cũng có thể khi vui quá độ dễ sinh ra bực dọc.
Nhưng dầu thế nào đi nữa Trình cũng nhận thấy việc hỏi ý Quang Vũ không phải là việc lớn. Có thể hỏi mà cũng có thể không. Chàng không ngờ Bạch Phù lại coi quan trọng như chính việc ấy mới quyết định được cuộc hôn nhân giữa chàng và nàng.
Trình thở dài :
- Thôi được, anh chìu theo ý em.
Trình đi rồi, Bạch Phù ngồi một mình bỗng giựt mình. Chín giờ hơn, nàng phải mau mau vào sở.
Hôm nay, nàng không còn giữ được kỷ lục tới sở sớm nhứt như mọi hôm.
Khi nàng tới sở thì đã hơn phân nửa nhân viên vào rồi. Và Tốt, người giữ kỷ lục đi trễ hôm nay lại phá lệ, tới sớm hơn nàng một bước.
Bạch Phù có phần không yên tâm. Hơn nữa, sáng sớm nàng bị các nam đồng nghiệp nhìn mặt. Nếu họ biết được chuyện hôm qua thì họ làm sao khỏi châu đầu vào bàn tán, nói xa nói gần.
Nếu nói thẳng ra nàng đã đính hôn với Trình, không biết họ có làm nàng tủi hổ hơn không ?
Vừa đến sở, nàng đã nhận ra cái không khí là lạ. Mọi người đều hướng mắt về nàng : như thể hôm nay nàng có gì đặc biệt lắm. Có phải mặt nàng khó coi không ?
Hoài nghi, nàng thấy ngứa cổ muốn ho, song phải cố dằn không dám ho ra nữa.
Cô Tốt, người phì nộn, cao lớn, thích nói thích cười nhứt sở, bước đến bên nàng, chào :
- Mừng cho cô, Bạch Phù !
- Mừng gì chị ?
- Còn bày đặt giả mù sa mưa hoài. Hôm qua đi ăn đám cưới Lý Mang, ngồi chung bàn mà cô cũng không chịu cho tôi biết nữa. Báo hại lễ đính hôn của cô, miệng mồm tụi nầy vô phúc không được uống một chút rượu nào.
Bạch Phù biết mìh không phải, mặt đỏ bừng nhưng vẫn cố cãi :
- Làm gì có chuyện đó, chị ?
- Trời ơi, tới bây giờ mà còn giấu hả ? Ông Trình là gì ? Cô không mời tôi thì tôi đi kiếm ông Trình vậy.
Bạch Phù lúng túng :
- Thôi... Được rồi.
Lôi Nhử Ngung thấy vậy cười lớn, giải vây cho Bạch Phù :
- Cô Tốt nầy, cô muốn được uống rượu đính hôn đâu có khó. Cô góp một phần đi.
Tốt quay lại :
- Còn anh, anh góp mấy phần ? Góp luôn cho tôi không được sao ?
- Tôi...
Mặt Ngung đã lớn, bây giờ lại bạnh ra càng làm tăng thêm vẻ hài hước.
- Tôi muốn đóng giùm cô mà hỏng dám. Vì sợ có người đập bể đầu ra.
Tốt nói không suy nghĩ :
- Hổng sao, anh cứ đóng giùm tôi đi, ông nhà tôi là người rộng rãi và... có hiếu lắm.
Cả sở đều cười.
Bạch Phù nhân lúc đó cắm đầu làm việc. Ngung và Tốt nói chơi, giờ muốn trở lại chuyện Bạch Phù, thấy nàng như thế nên cũng thôi.
Nhìn bề ngoài thấy Bạch Phù để ý vào công việc rất nhiều. Nhưng thật ra, lòng nàng như cuồn chỉ rối.
Lẽ ra nàng phải nghe lời Trình xin nghỉ một ngày. Nếu không cùng Trình đi đến Quang Vũ thì nằm nhà cho khỏe.
Bạch Phù liếc nhìn đồng hồ. Sao thời gian trôi chậm thế ?
Mấy lần có điện thoại reo, Bạch Phù phát cáu không thèm cầm ống điện thoại, cứ cắm đầu làm việc. Bỗng có tiếng gọi nàng :
- Bạch Phù, có điện thoại nè.
Bạch Phù đứng dậy, những ngỡ Lý Mang gọi đến mình, không ngờ lại là giọng đàn ông trong máy :
- Bạch Phù, anh đây.
- Anh Trình đó à ?
- Phải, a lộ..
- Anh về rồi hả ?
Nàng nhỏ giọng hơn :
- Anh đang ở đâu ?
- Không, anh đang ở bịnh viện, mượn điện thoại nói chuyện với em đây. Sao, em tới được không ?
- Chi vậy ?
- Anh Quang Vũ muốn nói chuyện với em.
Bạch Phù tưởng ai treo mình trên cao rồi buông cho rớt xuống. Nàng lắp bắp hỏi lại :
- Nói cái gì ?
Trình có vẻ ngơ ngác :
- Anh có biết gì đâu ! Ảnh nhờ anh gọi điện thoại cho em đó. Chắc có chuyện gì...
Chàng cười thành tiếng ở đầu dây :
- Nhưng chắc chắn là chuyện vui. Phải hồi nãy hai đứa cùng đi có phải tiện hơn không ? Anh nói trước mà.
Bạch Phù khó nghĩ vô cùng. Quang VŨ muốn gặp nàng tất nhiên phải có chuyện gì... Nàng không thể cự tuyệt được.
Nàng đáp mơ hồ :
- Đi cũng được, nhưng em đang làm việc tại sở.
Trình nói mau :
- Xin nghỉ đi, nghỉ cả ngày cũng được mà.
- Vậy sao được ? Mà thôi, để em tính...
Trình hôn gởi nàng ở đầu dây :
- Tới sớm nghen, anh đợi.
Tuy nghe lỏm bỏm, nhưng Tốt cũng biết được đại khái câu chuyện của Bạch Phù.
Thấy vẻ lúng túng của nàng, Tốt nói :
- Nhanh lên đi, cô Bạch Phù !
Tốt cười tiếp :
- Đừng để ông Trình đợi, cả đời mới có một ngày như vầy mà sao còn do dự nữa ?
- Tôi...
Bạch Phù lúng túng :
- Tôi sợ xin nghỉ.
Tốt khoát tay :
- Ăn nhằm gì, cứ để đó cho tôi.
Tốt bước lại sát bên Phù :
- Ông Khương Khả Viên tuy chắc không ưa việc Bạch Phù đính hôn, nhưng dầu sao ổng cũng phải giữ thái độ đàng hoàng cho người khác nhìn vào chớ.
Nói xong, Tốt vẫy tay, đợi Bạch Phù đi khuất, Tốt mới đến gõ cửa kiếng phòng ông Viên giám đốc.
Lúc Bạch Phù gấp rút đi là lúc Trình ở cổng y viện bồn chồn đợi.
Thấy nàng từ xa, chàng đã bước nhanh tới.
Nàng trách :
- Sao không ngồi ở trổng, ra đứng chờ em làm gì ?
Trình cười :
- Anh mới ra đây hà ! Ở trong phòng bịnh thấy khó chịu, hơn nữa ngồi mãi cũng hết chuyện nói.
Chàng hỏi lại nàng :
- Mà sao em đi lâu vậy ?
- Kẹt xe quá em xuống đi bộ luôn cho thêm sức khỏe, không lâu sao được.
Bạch Phù vừa nói vừa cười, tự nhiên là nàng không nói cho Trình biết là nàng đã từng đi bộ để đỡ tốn tiền.
Đi bộ cũng khỏe chỉ đối với người khỏe mạnh chớ đối với người bịnh như Bạch Phù thì rất có hại.
Trình thấy thương hại nàng vô cùng. Nàng vẫn cố mỉm cười trước mặt chàng như không có chi.
Lúc vào bịnh viện, Phù hỏi nhỏ :
- Hai người nói chuyện thế nào ?
Trình tươi tắn :
- Kết quả tốt lắm, anh Vũ có vẻ hài lòng lắm ! Anh không ngờ được anh Vũ quý trọng đến thế... làm anh... mắc cỡ...
Trình sung sướng tiếp :
- Anh Quang Vũ chắc học cao, kiến thức rộng. Ảnh dưỡng bịnh chưa mạnh được có lẽ vì có nhiều điều lo nghĩ. Chỉ cần tạo cho ảnh niềm vui thì sau nầy thế nào cũng tốt.
Trình cứ tiếp tục nói cho đến lúc cả hai bước vào phòng Quang Vũ mới ngưng lại.
Tánh chàng vui vẻ gần như không biết buồn. Tương lai đầy mộng đẹp làm sao Trình biết được những phức tạp trong lòng Bạch Phù ?
Lúc đến gần phòng, nàng cố ý bước nhanh hơn, bỏ Trình ở lại đàng sau. Tuy cúi xuống nàng vẫn thấy Vũ đứng ở cửa phòng. Nàng muốn gọi nhưng có gì vụt trào lên chận ngang cổ.
Giá nàng gọi cũng trễ vì Quang Vũ đã gọi nàng trước :
- Bạch Phù, anh chờ em nãy giờ.
Quang Vũ đón nàng, ánh mắt sâu hút của chàng vụt sáng :
- Anh vừa mới trách em với Trình đây. Có tin vui như vậy sao em không cho anh biết sớm ?
Trước sau, Bạch Phù vẫn không ngẩng đầu lên. Khó biết nàng đang mắc cỡ hay oán trách, vui vẻ hay bi thương.
Quang Vũ chỉ ghế :
- Ngồi đi cậu Trình ! Còn Bạch Phù, sao hôm nay em chẳng màng gì tới ai hết vậy ? Trình đã nói với anh, hôm nay cả ai chuẩn bị làm lễ đính hôn. Thật anh không biết anh có ra dự tiệc được không ?
Chàng thở dài tiếp :
- Theo anh thì hai em nên chọn ngày lành tháng tốt làm lễ thành hôn luôn. Bày đặt lễ nầy lễ kia làm chi cho thêm phiền phức và tốn hao ?
Trình nói vào :
- Em cũng bàn như vậy nhưng Bạch Phù không chịu đó anh. Ý của Bạch Phù là phải có lễ đính hôn trước.
Quang Vũ nhìn Bạch Phù, thấy nàng không có phản ứng chi hết nên đáp thay nàng :
- Theo lệ Ông bà mình từ xưa đến nay, lễ phải như vậy. Nhưng chúng ta đang sống trong thời loạn, chẳng giống thời bình, càng rút gọn cho giản dị bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Chỉ có vấn đề thời gian, sớm muộn rồi gì cũng có một ngày, Bạch Phù muốn thế thì Trình cũng nên chìu theo em nó... Coi thế mà cậu cũng có phước lắm ! Phù nó siêng năng, giỏi giắn, tánh tình tốt, ngoài việc bất cần lo cho mình thì ít ai hơn được. Tôi dám chắc thế, tôi đã nuôi Bạch Phù từ nhỏ tới lớn mà.
Chàng cười thành tiếng :
- Bao lâu nay tôi chỉ mong co lúc nầy... Ha ha hạ..
Quang Vũ cười thản nhiên mà lòng Bạch Phù muốn phát run. Nàng không ngăn được tò mò, lén liếc nhìn chàng.
Đã lâu rồi, nàng chưa thấy Vũ có được một lần sung sướng như thế nầy. Nhưng tại sao chàng sung sướng ?
Nếu chàng có cách nào biết được lòng nàng thì chàng thương tâm mới phải cho. Bạch Phù thấy lòng không vui.
Trình cũng cười theo, nhưng xem tình hình chàng đoán biết hai anh em Bạch Phù cần nói chuyện riêng với nhau. Chàng tự biết mình sẽ trở nên thừa nếu không biết sớm lánh mặt. Nhưng phải mất một lúc lâu chàng mới có cớ để rút lui.
Còn hai người ở lại trong phòng.
Đầu tiên là sự im lặng, sự im lặng xa vắng, mênh mông... Bạch Phù vẫn như trước, không ngẩng đầu lên. Vũ như đang tập trung tinh thần nghĩ ngợi một điều gì đó.
Khá lâu, Quang Vũ mới nói :
- Bạch Phù, sao nãy giờ em không nói một câu nào hết vậy ?
Bạch Phù tự hỏi :
- "Nói gì ?"
- Việc em cần đính hôn sao hôm qua không nói thẳng với anh đi ?
Bạch Phù lại hỏi thầm :
- "Bộ hôm qua em có ý đính hôn sao ?"
Nàng ức lắm, Quang Vũ không biết gì về nàng cả.
- Cho dầu thế nào, miễn em chọn được người vừa ý là anh sung sướng hơn bất cứ ai khác rồi. Anh thành thật nói với em như vậy. Phù em, hai năm qua, anh thường chua xót khi nghĩ đến tương lai của em đó.
Chàng mỉm cười :
- Anh sợ em hiểu lầm và cũng sợ em gặp người không xứng đáng. Bây giờ em đã gặp Trình, người tương đối gần với lý tưởng của anh. Không riêng gì trai hay gái, hạnh vẫn hơn dung.
Quang Vũ hạ thấp giọng :
- Vật gì càng đẹp thì bản thân càng độc.
Bạch Phù thấy Quang Vũ tự chạm vào thiên ký ức bi thương rớm máu của đời chàng. Nàng không thể không lên tiếng để đưa chàng về thực tại.
- Anh Vũ, Trình có điện thoại cho em bảo là anh gọi em có chút việc. Việc gì vậy anh ?
- Phải, anh có gọi.
Quang Vũ lấy lại tinh thần :
- Anh muốn xuất viện một ngày rất gần đây.
Bạch Phù hết sức ngạc nhiên :
- Xuất viện ? Sao vậy anh ?
- Anh cảm thấy không cần ở lại đây nữa. Ở đây dưỡng bịnh, ra ngoài cũng dưỡng bịnh. Lục có người bà con ở quê, nhà cửa rộng, người thưa, anh đã nhờ Lục đi hỏi chỗ ở giúp anh. Thuê được một phòng thì cũng như ở chỗ nầy mà tiết kiệm được khá tiền.
Nghe nói đến tên Lục, lòng Bạch Phù nặng chĩu xuống
Nàng cười lạt trong lòng :
- "Hèn gì, ảnh chỉ nhờ mình đính hôn để được rảnh rang ! Vậy mà vừa rồi còn bày đặt kiểu cách ! Cần gì nói là nhờ Lục giúp ? Cả hai muốn thì cứ mướn nhà ở chung, một công hai việc, dễ quá mà !..."
Bạch Phù cố nén giận hỏi lại :
- Em hỏi anh, có phải vì việc em đính hôn mà anh tính tới chuyện đó không ?
Quang Vũ lắc đầu :
- Anh đã tính từ lâu nhưng bây giờ mới quyết định.
Chàng cau mày, tỏ vẻ đau khổ đến cùng cực :
- Bạch Phù, tội gì em phải khổ sở cố gắng ? Từ khi vào đây tới giờ, bao nhiêu phí tổn anh đều có tính. Anh biết rõ số tiền dành dụm có hạn của chúng ta đã xài hết lâu rồi. Anh cứ nán ở đây mãi thì làm sao em lo nổi ? Anh nghĩ thế lâu rồi.
Bạch Phù bực tức :
- Em đã có cách, em nói với anh hoài, bảo anh đừng có lo.
Quang Vũ lắc đầu :
- Thôi đi cô bé, anh không thể nhẫn tâm làm khổ em mãi. Em cũng không tội gì phải chuốc khổ vào thân. Sau khi đính hôn, em nên kết hôn sớm với Trình rồi theo Trình về Quảng Châu, vui sống những ngày yên ổn. Đối với anh, em đã dùng hết một trăm phần trăm sức lực. Kể từ giờ, em nên quăng gánh nặng đi, trách nhiệm em đến đây là xong rồi.
- Anh Quang Vũ, anh...
Nàng nức nở, nước mắt chảy ròng ròng :
- Anh ghét em lắm phải không ?
- Em nói gì kỳ vậy ?
Quang Vũ hỏi lại, đôi mày châu xuống làm đôi mắt có vẻ sâu hút thêm, sâu vô tận.
Bạch Phù gạt nước mắt, tuy hết sức cố gắng, nước mắt vẫn trào ra như suối. Nàng nói qua màn lệ :
- Nếu anh cần xuất viện thì em đã chẳng đính hôn.
Quang Vũ sững sờ :
- Em !
Thấy nàng khóc mướt, Vũ không hiểu tại sao. Chàng cứ cho là Bạch Phù khóc như một đứa bé từ trước tới nay, mặc dầu mấy năm sau nầy, nàng không có khóc trước mặt chàng.
Trừ có một lần Hồng Liên bỏ nhà ra đi, nàng không ngăn được cảm xúc.
Giờ nhìn nàng khóc, khóc không phải lúc đáng khóc, Vũ thấy rằng không một lời nào nói ra làm cho nàng bớt thương tâm cả...
Nước mắt Bạch Phù nhiều đến nỗi Quang Vũ có cảm tưởng nước mắt ấy tràn qua mình, lai láng trong lòng mình.
Chàng hơi hối hận, sao lại đi nói ra chuyện ấy với nàng hôm nay. Quang Vũ gọi nàng đến, luôn tiện nói ra vậy thôi, chớ chàng quyết định xuất viện vì một nguyên nhân trọng yếu khác.
Quang Vũ thở dài :
- Thôi được rồi, Bạch Phù ! Đừng có trẻ con như vậy em, anh không cố ý làm cho em khổ. Việc anh xuất viện không dính dáng gì đến việc đính hôn của em, sau nầy sẽ bàn. Bây giờ là ngày vui của em, phải làm cho vui mới đúng. Hồi nãy anh vui cũng vì em vui mà vui lây. Bây giờ em khóc mướt làm sao anh vui được ? Mà Trình nhìn thấy càng bất tiện hơn, phải không em ?
Lời Quang Vũ nói có hiệu lực, Bạch Phù lau nước mắt, thút thít thêm một hồi nữa mới bình tĩnh lại.
- Bạch Phù, với thảm trạng ngày hôm nay, em đừng trách anh nhá ! Lễ đính hôn của em mà anh hoàn toàn không có khả năng gì, không góp được công sức của chính mình, lại cũng không có tiền bạc để cho em nữa. Thật là một điều đáng buồn. Ngày sau, nếu có cơ hội. anh xin bổ khuyết điểm nầy...
Ngừng lại một chút, Quang Vũ tiếp :
- Còn giờ, anh có một vật không biết có đáng gọi là lễ vật tặng em không ?
Chàng mở tủ nhỏ đặt bên giường :
- Bạch Phù, em tới lấy đi !
Bạch Phù chưa bước tới cũng thấy tặng vật Quang Vũ cầm bằng hai đầu ngón tay long lanh sáng.
Thì ra là chiếc cà rá hột xoàn mà nàng đã quen mắt thấy.
- Có lẽ em cũng biết cái nầy.
Quang Vũ cười khổ, xoay xoay cà rá :
- Đây là chiếc nhẫn năm nào anh và chị em đã làm lễ thành hôn. Bây giờ chỉ còn một chiếc lẻ loi. Nếu nó không phải là kim cương rắn chắc thì anh đã nghiền nát nó ra cho tan mối hận. Hai năm rồi, anh cất giữ nó khuất mắt vì không muốn nhìn thấy. Nay nghe em cần đính hôn, anh mới nhớ ra. Để nó bên anh chỉ làm anh bực tức thêm. Vậy em cầm lấy nó làm món trang sức cũng tốt, đây là vật duy nhất còn lại anh có thể tặng em. Lại đây em !
Bạch Phù do dự, không biết có nên nhận hay không. Nhưng nàng biết tánh Quang Vũ, tốt hơn hết là nên lần bước tới bên chàng.
- Hay lắm, giờ nó là của em rồi.
Chàng đỡ tay Bạch Phù, trồng nhẫn vào.
- Anh cầu chúc cho cuộc hôn nhân của em được mỹ mãn. Anh đoán chắc hai em sẽ hạnh phúc.
Hạnh phúc ? Nói gì đến hạnh phúc ? Hạnh phúc đang ở trước mặt nàng mà nàng không nắm được nữa là...
Thật thì đây là một cơ hội thuận tiện nhất. Tại sao nàng không nói thật lòng mình cho chàng biết ?
Nói với chàng, nàng có chỗ không phải với Trình, nhưng nói ngay bây giờ chưa phải là trễ ? Tại sao nàng không chịu mở miệng ? Nàng giận mình quá khiếp nhược, nàng tức mình quá đỗi yếu hèn, không nghị lực.
Quang Vũ tiếp :
- Trình là một thanh niên sống khắc khổ, biết chịu khó. Em, em cũng có rất nhiều ưu điểm. Cho nên nhất định hai em sẽ sống chung với nhau đến trăm năm đầu bạc.
Chưa nghe hết câu, Bạch Phù bỗng khóc ngất. Mang niềm ẩn ức không nói được, nàng ngã vào lòng Quang Vũ khóc to.
Quang Vũ thẳng thốt :
- Bạch Phù, em sao vậy em ?
Quang Vũ bất ngờ hỏi thất thanh trong khi Trình cũng vừa xuất hiện ở khung cửa.
Nhìn tình cảnh ấy, Trình đứng khựng lại, bàng hoàng, bị ám ảnh rất nhiều.
***
Ngay đêm làm lễ đính hôn, do Lý Mang đến xin phép Viên mà Viên cho Bạch Phù nghỉ ngày hôm sau. Viên đỏ mặt song phải chấp nhận.
Khả Viên ăn nhiều, uống đậm, hết nhìn cô dâu tương lai cứ cúi đầu lại quay sang nhìn Trình dò xét.
Khả Viên không ngờ một thanh niên tầm thường, không tiền tài, không địa vị, dưới mắt Viên thì Trình không đáng bất cứ cái gì mà lại được Bạch Phù, người như thế đó !
Điều đó làm Khả Viên bất mãn không làm sao giải thích được. Nhưng Viên đã quen thói màu mè giả trá nên vẫn giao thiệp thân mật, vẫn nâng ly chúc tụng Bạch Phù -- Vân Trình.
Lòng Viên cũng có chỗ tự an ủi :
- "May là từ lúc giao thiệp với Bạch Phù đến giờ, mình không tốn hai bao nhiêu món quà. Hơn nữa, dưới gầm trời nầy, còn biết bao cô gái khác đẹp hơn nàng. Tuy Bạch Phù có nét đẹp thanh thoát, không phàm tục, nhưng xét kỹ thì quá ốm yếu, không khêu gợi bằng những cô gái thời nay. Tánh tình nàng lại cổ quái, để nàng lấy người khác mình cũng chẳng có gì lỗ lã."
Khả Viên uống cạn ly với niềm tự đắc, tự an ủi như thế.
Nhử Ngung từ trước tới sau vẫn là kẻ địch của Viên. Trong bữa tiệc, Ngung cứ để ý theo dõi, thâu lấy hình ảnh của Khả Viên để làm tài liệu nói lại với các bạn cùng sở cho có chuyện cười.
Đêm ấy, người đắc ý và sung sướng nhất tự nhiên là Trình. Chàng cung kính dâng ba chung rượu cho bác Thế là người cha đỡ đầu để tỏ lòng cung kính. Bao năm đeo đuổi Bạch Phù, mộng mộng mơ mơ, khi nằm mộng, lúc nằm mơ, Trình không ngờ ngày hôm nay có thể tới với mình.
Người ngồi kế bên chàng là Bạch Phù, người chàng yêu mến nhứt. Lần nầy chỉ là lễ đính hôn, lần sau mới nói tới tiệc cưới. Rồi Trình sẽ có một mái gia đình, cùng một người con gái vĩnh viễn kết giải đồng tâm đi vào đời, cùng nhìn một hướng tương lai.
Trình rót trà cho Bạch Phù, nàng ít khi ngẩng lên, ít khi cầm đũa. Chàng đã quên mất điều không xui đã chứng kiến tận mắt buổi sáng ở bịnh viện, nhưng Bạch Phù lại không quên !
Giữa hỗn loạn âm thanh của tiệc rượu đầy tiếng nói tiếng cười, nàng bàng hoàng, ngẩn ngơ. Nhứt là trước bao lời chúc tụng, nàng luôn luôn nghĩ ngược lại. Có thể nói nàng như một người phụ diễn trên sân khấu, bị đặt vào cảnh thụ động, chẳng dính dáng gì ai.
Nàng buồn như đưa ma, lại có phần hối hận. Song, đã trót tô son điểm phấn thì phải ngồi đây đóng hết vai trò.
Trình đã "bao sân" uống thế cho Bạch Phù không biết bao nhiêu là rượu mừng, nhưng nàng cũng uống không phải ít.
Xong tiệc, cả hai bi. Lý Mang nằng nặc mời tới nhà chơi cho được, khi trở về căn phòng hẹp thì đã quá nửa đêm.
Thay đồ xong, người Bạch Phù hâm hấp nóng. Không ngủ được, nàng đành ngồi thẫn thờ bên ngọn đèn cho qua đêm.
Mới có một ngày mà không biết bao nhiêu việc đã xảy ra. Thật là một ngày dài vô tận !
Nàng lấy chiếc cà rá hột xoàn của Vũ cho đem ra ngắm. Nước sáng lung linh của nó khiến nàng mỉm cười, cho đó là món đồ ưa thích nhứt mang tới nàng niềm vui.
Tuy giá trị chiếc cà rá nầy không phải là nhỏ, nhưng nàng không vui vì giá trị. Mà vui vì đây là vật duy nhứt của Vũ đã thuộc về nàng. Nàng có nó như có chàng và nhờ nó mà tin tưởng là mình đã nghĩ sai, chớ thật mình cũng "có thớ" trong mắt Quang Vũ !
Nàng đeo cà rá vào tay, thấy có hơi lớn, chợt nhớ đến bàn tay Quang Vũ với mấy ngón dài dài. Nàng có cảm tưởng như khi đeo cà rá nầy, nàng được chính tay Quang Vũ nắm.
Tay trong tay ấm áp... Cảm giác đó được nàng giữ mãi, đưa nàng đi lần vào mộng... Nàng ngã người vào lòng Quang Vũ, không phải để khóc mà để cười, tiếng cười sung sướng và đam mê vào mộng.
Sáng sớm hôm sau, đôi vợ chồng sắp cưới dự thảo các tiết mục đi chơi.
Trời trong sáng và đẹp, Trình sung sướng lạc vào cảnh thần tiên ấy, cùng vị hôn thê ốm yếu, mỹ miều dắt tay nhau đi với niềm kiêu hãnh trong lòng.
Ở bên nàng, mỗi phút giây đều quý báu.
Tuy lợt lạt, không yêu Trình nhưng Bạch Phù đâu có ghét chàng, nên không đến nổi làm chàng buồn lòng tuy chẳng mấy khi nàng góp tiếng cười.
Ngoài hình bóng Quang Vũ thỉnh thoảng xuất hiện trong ảo giác, Bạch Phù đã xem Trình "nặng cân" hơn trước.
Vì Trình bình thường về mọi phương diện khiến Bạch Phù liên tưởng đến những nét phương phi của Quang Vũ. Trình cử động chậm chạp và thô làm nàng nhớ đến những cử chỉ nhẹ nhàng, khoan thai của Quang Vũ. Do Trình ăn nói thật thà đến ngây ngô giúp Bạch Phù nhớ nhanh đến những câu nói lưu loát, vân hoa của Quang Vũ.
Cứ lấy hai chiếc cà rá đọ vào nhau thì vật của Vũ tượng trưng cho trí tuệ cao ngất, chói lòa, còn chiếc của Trình rõ ràng là tầm thường, phàm tục.
- Ủa, chiếc cà rá ở đâu thế ?
Lúc Bạch Phù đang chăm chú so sánh hai chiếc cà rá thì Trình phát giác ra, hỏi luôn :
- Hột xoàn phải không em ? Ở đâu thế ?
- Của em từ lâu.
- Sao từ trước tới giờ không thấy em đeo ?
Trình dời ánh mắt từ chiếc cà rá lên gương mặt Bạch Phu. Chàng nhớ ngay đến những việc ngày hôm qua trong bịnh viện.
Chàng hỏi nhỏ không thành tiếng :
- ...Của... anh...
Nàng thoáng do dự một chút rồi gật đầu thừa nhận :
- Qùa tặng của anh Vũ đó.
Chiếc cà rá làm Trình không vui vì nhiều lý do. Thứ nhứt chàng nhớ lại việc Bạch Phù đã ngã vào lòng Quang Vũ khóc mùi. Thứ đến chàng thấy Vũ không nên tặng một món đồ quý giá như thế, làm như có ý mỉa mai Trình không mua nổi một cà rá kim cương cho vợ.
Việc đính hôn của Trình và Bạch Phù đúng ra không liên can gì tới Quang Vũ vì chàng ta chỉ là một ông anh rể mất vợ.
Tuy Bạch Phù cứ nằng nặc đòi xem Quang Vũ như gia trưởng, Trình cũng thấy đau nhói. Chàng dư biết mối liên quan giữa hai người không phải đơn giản.
Bạch Phù đáp lời Trình một cách thản nhiên, tuy hơi thẹn trong lòng :
- Em quên.
Nàng đáp như thế để khỏi phải nói rằng : "Bộ việc gì của tôi cũng phải nói cho anh biết hết sao ? Đừng có tưởng làm chồng sắp cưới rồi có chuyện riêng gì tôi cũng phải trình lên anh. Khoảng cách từ lễ đính hôn cho tới kết hôn không phải gần đâu ".
Ánh sáng mặt trời phản chiếu hột xoàn long lên những tia chói lọi khiến Trình thêm đau khổ.
Lòng tự tôn của Trình bị va chạm mạnh. Trình thấy chiếc nhẫn vàng y của mình nếu không có hai chiếc kia thì cũng "có thớ" lắm chứ, nhưng nay chiếc thì nó lại thua đứt, chẳng ra gì.
Trong im lặng, Bạch Phù thấy những nét thay đổi trên mặt Trình thì mềm lòng. Hơn nữa, để tránh khó khăn nên nàng mới giải thích :
- Đây là nhẫn cưới của anh Vũ và chị Hồng Liên, cũng là vật duy nhất đáng tiền mà anh Vũ còn giữ.
Không ngờ câu đó lại đưa Trình tới một vấn đề khác :
- Thôi đúng rồi, anh muốn hỏi em từ lâu... Bạch Phù, tài sản của anh Quang Vũ do em quản thủ phải không ?
Chàng thành khẩn nhìn nàng nói tiếp :
- Bạch Phù, anh mong mỏi trước khi chúng ta kết hôn, em và ảnh nên thanh toán với nhau cho rõ ràng. Cái gì của ảnh thì trả lai ảnh, em nghĩ thế nào ? Đồng ý không ?
Nàng thở dài :
- Cũng không còn gì để thanh toán.
- Em nói...
Trình giật mình rồi lại gật đầu :
- Tự nhiên, tiền nằm bịnh viện rất mắc, mà nằm lâu như thế thì bao nhiêu cũng hết. Theo em nói thì... Từ rày về sau phải làm sao ?
- Về sau ? Về sau thì còn có cái khác.
Ngay sau khi dứt lời. Bạch Phù biết mình lỡ lời, gấp rút nói tiếp luôn :
- Trước giờ ăn tiêu dành dụm, tiền bán nhà hãy còn có thể chi dụng thêm được một thời gian. Tiền bạc không thành vấn đề.
Trình không hỏi thêm nhưng không thể không chú ý đến sự luống cuống của Bạch Phù.
Từ khi quen biết, Trình luôn luôn nhận thấy Bạch Phù có ý tiết kiệm mà chàng cho là một đức tánh.
Đến Hương Cảng làm việc, lương của nàng cũng khá cao, nhưng số tiền đó chạy về đâu ? Lại thêm tiền mỗi tháng Trình gởi cho, hôm nay mới có giải đáp rõ ràng, đích xác.
Nhìn nàng không sắm quần áo, không bổ dưỡng để cho cơ thể ngày thêm ốm yếu, Trình vừa phiền giận vừa cảm thương tự hỏi : "Nàng không thương mình lại đi hy sinh cho người khác là nghĩa làm sao chớ ?"
Trình không hiểu nổi và bắt đầu nghi ngờ.
Chàng bỗng nói giọng cương quyết :
- Bạch Phù, anh muốn chúng ta sớm làm lễ thành hôn.
Bạch Phù gởi ánh mắt vào cảnh vật xa xa, không suy nghĩ và cũng không biết cách nào suy nghĩ.
- Trễ lắm là hai tháng nữa, cưới trong năm được không em ?
Ý kiến của Trình không làm nàng thấy hứng thú. Kết hôn là phải rời xa Quang Vũ, theo Trình trở về Quảng Châu ! Bấy nhiêu là đủ rồi sao ? Tại sao Trình thật thà quá lắm vậy ?
Nàng đáp chậm :
- Gì mà gấp dữ vậy anh ? Bộ anh tính hết năm rồi không còn năm khác nữa sao ?
- Anh thấy không nên để kéo sang năm tới. Kéo dài ra thiệt thòi cho cả anh lẫn em. Phải hưởng cái đầm ấm của một mái gia đình thì cuộc đời mới có giá trị của nó. Bạch Phù, em tin đi, anh sẽ mang hạnh phúc đến cho em.
Hạnh phúc ? Nàng nhếch mép cười.
Hạnh phúc đơn giản treo sẵn trên môi trên miệng sao ? Trình tự cho là có đủ khả năng mang hạnh phúc lại cho nàng thì quả là tự phụ lắm.
Trình tiếp :
- Nếu em đồng ý thì về Quảng Châu, anh bắt đầu lo nhà. Nói thật với em, anh đã để dành số tiền kha khá, không nhiều lắm cũng đủ lo đám cưới của chúng ta. Em ở đây lo thu xếp công việc, bây giờ bắt đầu thu xếp là vừa. Em cần dùng chi thì gởi thơ cho anh, anh gởi tiền lên tùy em mua sắm, em bằng lòng chớ ?
Hầu hết lời Trình, Bạch Phù xem như không có. Duy chỉ có khoảng gởi tiền mới hấp dẫn được nàng.
Nhưng nàng vẫn giữ vẻ thản nhiên :
- Mua gì bây giờ ?
- Thì mua đồ dùng trong nhà, ở đâu mua ở đó chớ chở tới chở lui mất công lắm. Phần em, em muốn mua gì ? Áo quần, giày vớ mua cho đủ dùng vài ba năm thì không ít đâu.
Bạch Phù lặng thinh, có nghĩa là đồng ý.
Trình thấy mọi chuyện được giải quyết thuận lợi thì bước sang vấn đề khác :
- Lúc trước bác sĩ nói phổi em yếu lắm, không biết cả năm nay em thấy có khá không ? Có lúc nào em thấy khó chịu không ?
- Không.
Trình gật đầu :
- Tốt nhứt em nên đến bịnh viện xem lại.
Bạch Phù hơi giận :
- Anh cần có giấy bác sĩ ?
- Coi kìa, sao em nói vậy ?
Trình khổ sở ra mặt :
- Nếu em thật sự có bịnh, truyền lây sang anh, anh vẫn vui vẻ tiếp nhận. Nhưng anh không muốn thấy em khổ sở vì bịnh hoạn. Cho dầu thế nào đi nữa, em cũng nên tin bác sĩ. Bác sĩ nói không có bịnh thì tốt, bằng có bịnh thì mình nghe theo lời bác sĩ lo chữa trị. Nhưng Hương Cảng không phải là nơi trị bịnh lý tưởng, cho nên việc anh muốn chúng ta thành hôn sớm hoàn toàn là vì em.
- Cám ơn anh !

<< Chương 4 | Chương 6 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 329

Return to top