Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Tuổi sắt đá

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 2855 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Tuổi sắt đá
J.M. COETZEE

CHƯƠNG 2

Florence đã về, không chỉ đem theo hai đứa con gái nhỏ mà cả Bheki, con trai mười lăm tuổi nữa.
Tôi nói "Florence, nó ở đây lâu không? Làm gì có chỗ cho nó?"
Florence đáp "Nó không ở với tôi thì sẽ rắc rối. Chị tôi không trông được nó. Tình hình ở Guguletu rất xấu".
Vậy là bây giờ tôi có năm người ở sân sau. Năm người, một con chó, hai con mèo. Gặp trường hợp này, một bà già cô đơn chả biết làm thế nào.
Hồi đầu tháng lúc Florence ra đi, tôi đảm bảo với cô là sẽ lo được việc nhà. Cố nhiên tôi đã bỏ mặc hết. Chẳng bao lâu sau gian gác đầy mùi chua loét, chăn gối bẩn thỉu, bột tan vãi khắp nơi. Bây giờ tôi xấu hổ nhìn cô đi xem xét các chỗ, tay chống nẹ, mũi đánh hơi và nhìn tôi bất lực. Rồi cô ta ra tay dọn dẹp. Đến cuối ngày nhà bếp và nhà tắm bóng lộn, phòng ngủ sạch sẽ ngăn nắp, bàn ghế thơm mùi xi. Tôi nói chiếu lệ "Florence, thật là tuyệt. Không có cô tôi chả biết làm thế nào". Tất nhiên tôi biết chứ, nghĩa là tôi sẽ trở lại với cái tính bàng quan trì trệ của tuổi già.
Xong việc của tôi, Florence quay sang làm những việc riêng, đặt nồi súp lên bếp rồi đem hai con gái nhỏ vào nhà tắm. Nhìn cô ta tắm cho chúng, lau mặt mũi chân tay bằng những động tác mạnh mẽ, dứt khóat, mặc cho bọn trẻ kêu rên, tôi nghĩ bụng người đàn bà này thật đáng khâm phục. Cũng may mà cô ta không phải mẹ tôi!
Tôi ra gặp thằng bé đang thơ thẩn trên sân. Trước kia nó có tên là Digby, bây giờ là Bheki. Tuổi nhỏ nhưng nó đã cao lớn, có cái nhìn nghiêm nghị như Florence. Tôi nói "Không ngờ cháu đã lớn thế". Nó không đáp. Nó không còn là đứa nhỏ tươi cười như trước đây khi chạy ra chuồng thỏ ôm một con vào ngực. Chắc nó đang buồn vì phải xa bạn và trốn về đi chơi với hai em nhỏ ở sân sau.
Tôi hỏi Florence "Trường đóng cửa từ bao giờ?"
-         Từ tuần trước. Các trường ở Guguletu, Langu Nyanga đều đóng. Trẻ con chẳng biết làm gì, chỉ dạo quanh gây sự ở các phố. Ở đây tôi còn trông được nó.
-         Không có bạn, nó càng sốt ruột.
Cô ta nhún vai, không cười. Tôi chưa bao giờ thấy cô ta cười. Có lẽ chỉ ngồi riêng với  các con cô ta mới cười.
 
Florence hỏi "Người này là ai thế?"
Tôi nói "Anh ta tên là Vercueil. Vercueil, họ Verskeuil hay Verskuil gì đó. Thấy anh ta bảo thế. Tôi chưa bao giờ nghe thấy tên đó. Tôi để anh ta ở đây ít lâu. Anh ta có con chó. Bảo bọn trẻ nếu chơi với nó thì đừng đùa quá. Chó con dễ cắn bậy lắm".
Florence lắc đầu.
Tôi nói "Nếu anh ta gây rắc rối, tôi sẽ mời đi. Nhưng anh ta không làm gì bậy thì không mời đi được".
 
Một ngày mát và có gió. Tôi mặc áo ngủ ngôi trên hiên. Dưới sân, Vercueil đang chữa máy cắt cỏ. Bọn con gái đến xem. Đứa lớn, theo Florence nói, tên là Hope (chắc cô ta không nói tên thật). Nó ngồi  cách đó một quãng, hai tay kẹp vào đùi, anh ta không nhìn nó. Nó đi đôi dép đỏ mới mua. Đứa bé, tên là Beauty, cũng đi dép đỏ, lảng vảng gần sân cỏ, chân đá lung tung, thỉnh thoảng ngồi sụp xuống.
Tôi nhìn con bé đi đến chỗ Vercueil, hai tay giang ra nắm chặt. Nó suýt ngã vào máy nhưng anh ta túm được tay nó kéo ra. Nó loạng choạng, ngã vào người anh ta. Anh ta lại lôi nó ra xa hơn. Như hai người đang đùa với nhau vậy. Chẳng lẽ anh chàng Vercueil nghiêm túc cũng biết đùa?
Beauty lại nhảy đến. Anh ta tránh. Bỗng anh ta đặt chiếc máy cắt cỏ đang tháo dở sang bên, một tay nắm con bé, tay kia nắm được Hope, cả ba xoay tròn, chậm rồi nhanh dần. Hope đi dép đỏ phải chạy theo đứa bé quay lơ lửng trên không và kêu lên khoái chí. Con chó nhỏ sau cổng thấy thế cũng nhảy cỡn sủa ầm ĩ. Rất vui!
Vừa lúc đó Florence xuất hiện, ba người đang quay dừng lại. Florence nói gì đó. Hope bỏ tay Vercueil và kéo em ra ngoài. Hai đứa bỏ đi chỗ khác. Nghe cửa đóng sầm. Con chó tiếc cảnh vui vừa rồi rít lên.  Vercueil quay lại với máy cắt cỏ. Nửa giờ sau, trời bắt đầu mưa.
Thằng lớn, Bheki, ngồi trên giường Florence đang xem những tạp chí cũ. Góc phòng, Hope nhìn nó cầu nguyện. Chán xem báo rồi, Bheki đi ra ngoài chơi ném bóng quần vợt lên cửa nhà xe. Nghe tiếng bóng đập thình thình rất khó chịu. Tôi phải lấy gối áp lên hai tai mà vẫn nghe thấy. Tôi bực mình lên tiếng hỏi "Bao giờ trường mở lại?" Florence đáp "Để tôi bảo nó thôi đi", một phút sau không còn tiếng thình thình nữa.
Năm ngoái, khi bắt đầu có những chuyện rắc rối ở trường, tôi nói với Florence "Vào thời của tôi, con người coi giáo dục như một thứ đặc quyền. Cha mẹ phải tiết kiệm lắm mới có tiền cho con cái đi học. Thế đó, ai nghĩ đến đốt trường là điên rồ".
Florence đáp "Thời nay khác rồi".
-         Cô tán thành việc trẻ con đốt trường học ư?
Florence nói "Không thể nào bảo chúng nó khác được đâu. Bây giờ mọi thứ đã thay đổi rồi. Với chúng nó thì chẳng còn bố mẹ gì hết".
Tôi nói "Vô lý. Bao giờ mà chẳng có bố mẹ". Chúng tôi nói đến đó rồi thôi.
Về chuyện rắc rối ở các trường học, không thấy đài, ti vi hay báo chí đả động gì hết.  Ngoài kia người ta tính cho tất cả đám trẻ đất nước này được sung sướng  ngồi vào bàn học và dạy chúng về hình vuông cạnh huyền cùng loài vẹt ở rừng rậm Amazone. Tôi biết được những sự kiện ở Guguletu là do Florence nói lại, hoặc đứng ngoài hiên nhìn về phía đông bắc, cụ thể là hôm nay Guguletu không bị đốt, hoặc nếu có cũng chỉ cháy tí chút thôi.
Đất nước này đang cháy âm ỉ, nhưng dù với ý muốn tốt đẹp nhất thì tôi cũng chỉ quan tâm phần nào thôi. Quan tâm thật sự của tôi đã hướng cả vào bên trong, mọi sự vật và lời nói dành cho sự vật đang chạy khắp cơ thể. Một sự chiếm đóng nhục nhã, đôi khi còn lố bịch nữa. Quần áo của ông chủ ngân hàng bị cháy thì người ta đem chuyện ấy ra cười đùa, nhưng một kẻ ăn mày bị đốt chết thì chẳng ai nói đến. Tôi không sao chịu nổi. Tôi muốn kêu to với Florence "Cô hãy nhìn tôi đây này! Tôi cũng đang bị đốt chết đây!"
Tôi luôn luôn cẩn thận với từng chữ của lời nói để không bị mắc kẹt. Mỗi khi đọc sách, tôi nhảy dòng, thậm chí đôi khi nhảy cả đoạn, mắt lúng liếng chỉ muốn tìm bóng dáng một chữ đang nấp kín ở đâu đó.
Trong bóng tối, nằm đơn độc trên giường, ý muốn tìm ấy càng thôi thúc mạnh. Tôi cảm thấy bị cuốn vào đó, tưởng mình như đứa trẻ mặc áo dài trắng, đội mũ rơm, đi trên bãi cát mênh mông trống vắng. Chim bay quanh người. Tôi giữ chặt mũ, cắm chân xuống đất đi ngược chiều gió. Lát sau, đến chỗ vắng không có ai nhìn mình, tôi không phải cố nữa. Thư giãn, rồi như có một bàn tay đẩy sau lưng. Tôi nhẹ người, không cưỡng lại. Lúc đó chỉ đi từ từ, rồi chạy, để cơn gió mang đi.
Đêm đêm gió mang tôi tới Người lái buôn thành Venice. Shylock, anh chàng Do thái lên tiếng "Chẳng phải tôi cũng ăn, ngủ và thở như bà đấy ư?" Anh vung lưỡi gươm, đầu gươm dính mảnh thịt máu nhỏ ròng "Chẳng phải tôi cũng chảy máu như bà đấy ư?" Anh chàng Do thái có bộ râu dài, đội mũ chóp, nhảy múa như điên trên sân khấu.
Giả thử có ai ở đây, tôi cũng khóc lên như thế. Nhưng không có ai. Không có ai thì có Florence. Cô là  người duy nhất phải chịu đựng những giờ phút mỗi khi nỗi sợ hãi từ trong tôi phát ra thiêu cháy cả lá cây trên cành. Tôi muốn nghe những lời thốt ra "Sẽ không sao đâu". Tôi muốn được ai đó ôm vào ngực, Florence, hay bất kỳ ai cũng được.
Đêm qua nằm trên giường, kê gối dưới hông, tay đặt lên ngực để chỗ đau khỏi lan rộng, đồng hồ chỉ 3 giờ . Rồi tôi nghĩ thèm được như Florence ngủ trong phòng, các con nằm chung quanh, bốn mẹ con mỗi người ngủ một kỉêu, hơi thở vừa mạnh vừa trong trẻo.
Tôi nghĩ bụng, xưa kia mình đã có đủ mọi thứ. Bây giờ mọi người có đủ mọi thứ, còn tôi chẳng có gì.
Bốn mẹ con thở đều, không vấp váp, êm như tiếng quả lắc đồng hồ.
Tôi gập đôi tờ giấy, viết cho Florence mấy chữ "Đêm hôm qua tôi không ngủ được. Tôi sẽ dậy muộn. cô bảo bọn trẻ yên lặng. Cám ơn cô. E.C." Tôi xuống nhà và đặt mảnh giấy ở bàn bếp. Rồi tôi run rẩy quay về giường nằm, uống viên thuốc lúc bốn giờ, nhắm mắt. khoanh tay chờ ngủ mà vẫn không ngủ được.
Tôi không thể có được những gì cần ở Florence. Những gì muốn cũng không thể có được.
Năm ngoái, khi đứa bé mới ra đời, tôi đánh xe đưa Florence đến Brackenfell, nơi chồng cô ta làm việc. Chắc cô ta tưởng tôi chỉ đưa đến đó rồi quay xe về, Nhưng tôi tò mò, muốn nhìn mặt anh kia và xem vợ chồng họ gặp nhau ra sao, vì thế tôi theo cô ta đi vào.
Hôm ấy đã là cuối chiều thứ bảy. Từ chỗ đậu xe, chúng tôi theo con đường đất khá dài, qua vài dẫy nhà lụp sụp, đến một chỗ có người mặc bộ đồ lao động đang đứng sau lưới thép, quanh chân anh ta có đám gà con đang tìm ăn. Hope, đứa con gái, vùng chạy lên bám tay vào lưới thép. Anh chàng kia và Florence chỉ cần nhìn nhau là đủ.
Chẳng ai có thì giờ chào hỏi. Anh ta, William, chồng Florence, đang làm một thứ việc không thể dừng tay. Việc anh ta là tóm lấy một con gài, dốc ngược và kẹp nó vào hai đầu gối, lấy sợi dây thép nhỏ vào chân rồi chuyển cho người thứ hai, trẻ tuổi hơn, cậu ta treo con gà lên móc, con gà đập cánh, kêu quang quác, móc nằm trong dây chuyền đưa con gà vào nhà nơi có người thứ ba mặc quần áo dầu, người đầy móc đứng sẵn nắm đầu  con gà, kéo dài cổ và chặt một nhát bằng con dao nhỏ rồi quẳng đầu nó vào chiếc thùng đựng đầu gà để gần đó.
Việc của William là thế. Nhìn cảnh ấy tôi nghĩ thầm nếu biết như thế đã chẳng dám xem. Anh ta làm việc ấy cả sáu ngày trong tuần. Chỉ có mỗi việc buộc chân gà. Hoặc anh ta lần lượt thay chân người khác, treo lên móc, chặt cổ gà. Việc đó mỗi tháng kiếm được một trăm rand, cộng thêm các bữa ăn. một việc anh ta đã làm mười lăm năm. Cho nên không thể không sợ rằng mấy con gà được tôi nhồi bánh mì, sữa tươi, hành tỏi, ít ra cũng đã bị kẹp trong đầu gối anh chỗ này, bố những đứa con của Florence. Từ năm giờ sáng lúc tôi còn đang ngủ, anh ta đã phải dậy để nước rửa các gầm chuồng, đổ thức ăn vào máng, quét dọn, rồi ăn sáng xong là bắt đầu mổ giết, nhổ lông, rửa ráy ướp lạnh, đóng gói hàng nghìn đầu và chân gà, hàng trăm thước ruột gà, hàng núi lông gà.
Nhìn cảnh đó lẽ ra tôi bỏ đi ngay, phóng xe về nhà để cố quên đi tất cả. Nhưng tôi vẫn đứng lại bên ngoài lưới thép, mê mải nhìn ba người xử lý cái chết của giống con chim không biết bay nữa. Con bé đứng bên ngoài ngón tay móc vào lưới, cũng nhìn một cách say mê. Giết và chết rất khó mà cũng rất dễ thế đấy.
Đến năm giờ là cuối ngày, tôi phải tạm biệt. Trong lúc tôi đánh xe về ngôi nhà trống vắng, William đưa Florence và các con về chỗ họ. Anh ta tắm rửa, cô ta đổ gạo và nồi nấu cháo gà bằng  bếp dầu, rồi cho con cái ăn. Hôm đó là thứ Bảy. Một số công nhân ở các nơi khác đến thăm viếng lẫn nhau hoặc giải trí. Florence và William đã có thể cho bọn trẻ ngủ ở chiếc giường chung rồi hai người đi dạo lúc trời tối còn ấm áp.
Họ đi dọc lề đường, kể lại cho nhau nghe những gì xảy ra tuần trước, kể về đời sống của mỗi người.
Lúc họ về bọn trẻ đã ngủ say. Họ treo trước giường một tấm chăn  cho được kín đáo. Rồi hai người có cả đêm dành cho nhau, cả đêm trừ một nửa giờ Florence phải bỏ ra ngoài cho con bú trong bóng tối.
Sáng chủ nhật – William – không phải tên thật, chỉ là do người ta biết đến ở chỗ làm việc thôi – mặc quần và đội mũ, đi đôi giày tử tế. Anh ta cùng Florence ra bến xe buýt, cô ta cõng đứa bé, còn anh ta dắt Hope. Họ đi xe buýt đến Luilsrivier, rồi ngồi taxi về nhà cô chị ở Guguletu là nơi họ gửi thằng con trai.
Đã quá mười giờ và bắt đầu nóng nực. Lễ nhà thờ kết thúc. Phòng khách đầy người thăm, nói chuyện ầm ĩ. Một lúc sau, đám đàn ông ra về. Đã đến lúc Florence giúp cô chị nấu ăn. Hope nằm lăn ra sàn ngủ. Một con chó ở đâu chạy vào liếm nước nó bị đuổi đi, con bé vẫn còn ngủ khi nó được bế đặt lên ghế dài. Lúc vắng người, Florence đưa cho cô chị số tiền ăn uống, giày dép, sách vở mua cho thằng Bheki, cô chị cất tiền vào trong người. Rồi Bheki xuất hiện chào mẹ. Đám đàn ông khi nãy không biết đi đâu bây giờ quay lại. Họ ăn trưa, ăn gà của trại hoặc nhà máy hoặc cơ sở nào chả biết, ăn với cơm, bắp cải và nước sốt. Các bạn Bheki đứng bên ngoài gọi vào. Nó ăn vội rồi đứng lên bỏ đi.
Mọi chuyện đã diễn ra và phải diễn ra như thế. Một buổi chiều bình thường ở Châu Phi, thời tiết xậm đen, ngày giờ mệt mỏi. Hầu như có thể nói rằng cuộc sống nhất định phải như thế.
Đã đến lúc mọi người phải ra về.  Họ lại đi bộ đến trạm xe buýt. Lần này Hope ngồi lên vai bố . Xe buýt đến. Họ chia tay. Xe buýt chở Florence và hai con đến Mowbray, từ đây đi xe buýt khác về phố The George, rồi lại sang xe thứ ba về phố Kloof. Từ Kloof, họ đi bộ. Về đến phố Schoonder, bóng chiều trải dài trên đường. Lúc này Hope đã mệt. Florence phải cho nó ăn tối, phải tắm cho đứa nhỏ, rồi phải giặt cho xong đống quần áo còn để lại từ hôm trước.
Ít ra thì anh ta cũng không giết trâu bò. Tôi tự nhủ, anh ta chỉ giết gà thôi, những con gà có đôi mắt ngơ ngác và mang ảo tưởng là mình quan trọng. Đầu óc tôi đã không sao rời khỏi trại gà, nhà máy, doanh nghiệp, nơi anh chồng của người đàn bà sống bên tôi đang làm việc ngày ngày đi đi lại lại, đi tới đi lui, đi ra đi vào, giữa cái mùi của máu và lông gà, giữa những tiếng quàng quạc ghê sợ, hết ngửng lên lại cúi xuống, rồi tóm rồi buộc, rồi treo. Trong khi ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, tôi nghĩ đến tất cả đàn ông trên mảnh đất Nam Phi này giết gà, đào đất, chở hết xe này đến xe khác, nghĩ đến tất cả những người đàn bà hái trái và khâu lỗ khuy. Liệu có bao giờ và ai đó đếm hết được những con người, những xẻng đất, những trái tao, những lỗ khuy, những con gà ấy? Cả một gầm máy lao động, cả một gầm trời đo đếm, y như suốt ngày ngồi nhìn đồng hồ, cứ thấy mỗi giây xuất hiện là giết, là làm cho cuộc sống của mình mất đi.
 
Từ khi Vercueil có tiền của tôi, anh ta uống rượu lu bù, không chỉ uống vang mà còn uống brandy nữa. Có ngày anh ta nhịn đến tận trưa, để lúc uống sẽ thấy chất rượu càng hấp dẫn hơn. Nhiều khi quá say, anh ta bỏ nhà đi từ giữa sáng.
Hôm nay không nắng lắm, anh ta chỉ đi một lúc là quay về. Tôi đang ở trên gác hiên, anh ta không trông thấy, ra sân ngồi tựa lưng vào tường, con chó nằm ngay bên cạnh. Thằng con trai của Florence cũng đang ở đó với một thằng bạn tôi chưa gặp bao giờ. Hope thì chăm chú theo dõi chúng. Chúng mở chiếc radio nhỏ, tiếng nói lạo xạo kêu bùng bùng, nghe khó chịu hơn cả tiếng đập của bóng quần vợt.
Vercueil gọi hai đứa "Nước, đem nước tới đây".
Thằng bạn Bheki bước đến ngồi cạnh anh ta. Tôi không nghe rõ hai người trao đổi những gì. Thằng bạn chìa tay nói "Đưa đây".
Vercueil khẽ đập vào tay nó.
-         Đưa đây cho tôi – nó quỳ xuống móc cái gì đó trong túi của Vercueil.
Vercueil chống lại một cách yếu ớt.
Thằng bé mở nắp chai đổ hết rượu brandy ra đất. Rồi quăng chai sang một bên. Chai vỡ. Tôi suýt nữa kêu lên: làm gì ngu thế!
Thằng bé nói "Người ta đang biến anh thành một con chó đấy! Anh muốn làm chó hay sao?"
Con chó của Vercueil kêu ăng ẳng.
Vercueil líu lưỡi "Cút đi".
Thằng bé nói "Đồ chó! Đồ nát rượu!"
Nó quay lưng lại đi về phía Bheki, dáng khệnh khạng. Tôi nghĩ thằng bé này làm ra vẻ quan trọng và đó cũng là cách cư xử của những người bảo vệ cuộc đời, tôi cầu mong Chúa đừng cho ta gặp phải những người như vậy.
Con bé đến ngửi chỗ rượu đổ và nhăn mũi.
Vercueil xua tay nói "Cả mày cũng cút đi". Con bé không động đậy, nhưng rồi nó quay người chạy thẳng về phòng mẹ.
Tiếng nhạc vẫn vang lên. Vercueil lăn ra ngủ ở ngay vách tường, con chó ngả vào đầu gối anh ta. Tôi quay đi tiếp tục đọc sách. Một lúc sau mặt trời chui vào đám mây, Không khí lạnh dần. Bắt đầu có mưa phùn. Con chó rũ người chạy vào lán củi. Vercueil cũng đứng dậy vào theo. Tôi thu gọn đồ đạc.
Trong lán củi bỗng có chuyện. Trước hết con chó chạy ùa ra ngoài, quay đầu lại sủa, sau đến Vercueil. Rồi hai thằng bé theo ra. Thằng bạn Bheki đứng gần, Vercueil giơ cạnh tay đánh mạnh một nhát vào gáy nó. Thằng  bé lặng người ngạc nhiên và rít lên một tiếng. Tôi đứng trên hiên cũng nghe rõ. Nó đánh lại, Vercueil lảo đảo suýt ngã. Con chó chạy chung quanh sủa vang. Thằng bé lại đánh Vercueil nhát nữa, lần này cả Bheki cũng tham gia. Tôi hét bọn trẻ "Thôi ngay đi!" Chúng chẳng thèm nghe. Vercueil nằm dưới đất. Chúng đá anh ta. Bheki rút dây lưng quất. Tôi gọi to "Florence! Bảo chúng nó thôi đi!" Vercueil đưa tay lên che mặt chống đỡ. Con chó nhảy vào Bheki. Bheki đá lui con chó, tiếp tục cầm dây lưng quất Vercueil. Tay nắm chắc thành hiên, tôi quát nữa "Thôi ngay đi không tao báo cảnh sát!"
Rồi Florence xuất hiện. Cô ta hét ầm lên, bọn trẻ lùi lại. Vercueil cố ngồi dậy. Tôi đi thật nhanh xuống dưới.
Tôi hỏi Florence "Thằng bé này là ai thế?"
Đang nói gì với Bheki, cô ta ngừng lại nhìn tôi, tôi không ưa cái kiểu nhìn của cô ta, hống hách và bắng nhắng.
Florence đáp "Nó là bạn học ở trường".
Tôi bảo "Nó phải về nhà đi. Thế này là quá lắm không chịu được. Sân sau nhà tôi không phải là chỗ đánh nhau, làm ầm ĩ, không phải chỗ cho người lạ ra vào".
Có máu chảy ở miệng Vercueil. Kể cũng lạ, mặt sần sùi thế mà cũng có máu. Trông như mật ong trộn với tro vậy.
Florence nói "Nó không phải người lạ. Nó đến chơi thôi".
Bheki nói "Phải có giấy phép mới đến được ư?" Nó và thằng bạn nhìn nhau. "Chúng tôi phải có giấy phép ư?" chúng chờ tôi đáp, vẻ thách thức. Chiếc radio vẫn phát một thứ tiếng gì không phải tiếng người, nghe rất mệt. Tôi chỉ muốn giơ tay lên bưng lấy tai.
Tôi nói "Tôi không nói giấy phép. Nhưng các cậu có quyền gì mà đến đây đánh người này. Người này đang ở đây. Đây là nhà anh ta".
Mũi Florence phập phồng.
Tôi quay lại nói với cô ta "Phải, anh ta sống ở đây. Và đây cũng là nhà anh ta".
Florence nói "Anh ta sống ở đây nhưng là đồ bỏ đi, đồ vô tích sự".
-         Juis moer! – Vercueil nói. Anh ta nhấc mũ ra, tay cầm vào vành mũ, rồi giơ lên như muốn đánh cô ta – Juis moer!
Bheki giằng lấy mũ ném lên nóc nhà xe. Con chó sủa ầm ĩ. Chiếc mũ lăn dần xuống dốc mái.
Tôi nhỏ giọng nói riêng với Florence "Anh ta không phải là đồ bỏ đi. Không có ai là bỏ đi hết. Chúng ta đều là người với nhau cả".
Nhưng Florence không thích nghe giảng giải. Cô ta nói "Đồ vô tích sự còn uống rượu. Suốt ngày chỉ uống rượu . Tôi không thích anh ta ở đây".
Có phải anh ta vô tích sự thật không? Có lẽ đúng thế. Vô tích sự là một thành ngữ cổ của nước Anh, đến nay ít nghe ai nói.
Tôi bảo "Anh ta làm liên lạc cho tôi".
Florence nhìn tôi vẻ hoài nghi.
Tôi nói "Anh ta giúp tôi gởi thư".
Cô ta nhún vai. Vercueil cầm lấy mũ rồi cùng con chó thờ thẫn đi ra. Tôi nghe tiếng anh ta cài then cổng. Tôi nói "Bảo bọn trẻ đừng động đến anh ta. Anh ta chẳng làm gì hại ai hết".
Như con mèo già bị đám mèo đực mới lớn đuổi cắn Vercueil lánh về một chỗ kín để chữa trị vết thương. Tôi hình dung trước cái cảnh mình sẽ như một bà già đi tìm con mèo, đến các công viên khẽ gọi "Ông Vercueil! Ông Vercueil!".
Florence thì tự hào ra mặt vì việc Bheki tống khứ được anh chàng vô tích sự, nhưng cô ta đoán hễ trời mưa là thế nào anh ta cũng quay lại. Còn tôi, tôi đoán rằng anh ta không về chừng nào mấy thằng bé kia còn ở đây. Tôi bảo Florence "Cô làm thế thì Bheki và đứa bạn của nó tưởng có thể giơ tay đánh người lớn mà không bị trừng phạt. Đó là sai lầm. Dù cô nghĩ thế nào đi nữa. Vercueil cũng là bậc huynh trưởng của chúng nó!".
-         Cô càng nhân nhượng, chúng càng hỗn láo. Cô bảo là khâm phục thế hệ con trai của cô vì chúng nó chẳng sợ gì hết. Cô hãy coi chừng, lúc đầu chúng nó có thể bất chấp chuyện sống của bản thân chúng, nhưng rồi sau cùng chúng sẽ bất chấp cả cuộc sống của mọi người khác. Cô khâm phục chúng như thế là không hay đâu.
-         Tôi cứ nghĩ mãi về những gì cô nói hôm trước. Cô bảo là thời buổi này chẳng còn cha mẹ gì nữa. Tôi không thể tin đó là cô nói thật. Không có cha mẹ thì con cái làm sao lớn lên được. Có những việc đốt phá, giết chóc, những hành động nhẫn tâm, kể cả việc chặn đánh ông Vercueil vừa rồi. Thử hỏi ai có lỗi? Tất nhiên là cha mẹ có lỗi, vì họ bảo con cái "Chúng mày muốn làm gì thì tùy, bây giờ chúng mày đã lớn rồi. Bố mẹ thôi, không bảo được nữa". Thực ra có đứa con nào muốn nghe cha mẹ nói thế? Nó sẽ bỏ đi với tâm trạng hoang mang, nghĩ bụng "Bây giờ mình chẳng còn cha mẹ nữa. Thà cha mẹ chết đi cho xong". Cô rũ bỏ trách nhiệm với chúng là đẩy chúng vào chỗ chết đấy.
Florence lắc đầu dứt khoát "Không đâu".
"Cô nhớ năm ngoái cô nói gì khi thấy việc phi lý xảy ra trên phố không? Cô bảo cô "trông thấy một bà bị chúng đốt, bà ta kêu cứu nhưng đám trẻ cứ đứng đó cười, không những thế chúng còn đổ thêm dầu vào bà ta nữa". Chính cô nói "trông thấy những cảnh như thế tôi làm sao mà sống được".
Phải, đúng là tôi nói thế. Nhưng ai đã biến chúng thành kẻ ác độc như vậy? Chính bọn da trắng đã biến chúng thành độc ác! Đúng thế đấy! – Cô ta thở dài, buồn bã. Chúng tôi đang ngồi trong bếp. Cô ta đang ủi quần áo, cầm bàn ủi nhấn mạnh xuống. Cô ta ngước nhìn tôi, tôi khẽ nắm lấy tay cô ta. Cô ta nhấd bàn ủi lên, để lại trên mặt vải một miếng cháy xém.
Không tình thương, tôi nghĩ bụng. Đây là một cuộc sống không tình thương, không giới hạn. Một cuộc sống xứng đáng nhưng đã bỏ lỡ.
Tôi khẽ nói tiếp "Một ngày kia chúng lớn lên, cô tưởng chúng không còn ác độc nữa sao? Chúng sẽ trở thành cha mẹ như thế nào nếu người ta bảo là cái ác của cha mẹd đã qua rồi? Liệu có thể tái tạo được cha mẹ không khi ý tưởng về cha mẹ trong lòng ta đã bị phá huỷ? Chúng đấm đá đánh đập anh ta chỉ vì anh ta uống rượu. Chúng đốt chết người ta mà còn đứng đó cười. Vậy chúng sẽ đối xử với con cái chúng như thế nào? Liệu chúng còn  có thể yêu thương được nữa không? Trong con mắt ta, trái tim chúng đã biến thành đá, vậy cô bảo sao? Cô sẽ bảo "nó không phải là con tôi, nó là con người da trắng, nó là quỷ do người da trắng tạo nên". Có phải cô chỉ biết nói thế thôi? Cô đổ hết tội cho người da trắng là xong chứ gì?"
Florence nói "Không, không đúng. Tôi không để mặc các con tôi". Cô ta vôi gấp khăn lại. "Chúng nó là những đứa con ngoan. Chúng sắt đá lắm. Tôi tự hào về chúng". Cô ta trải mấy chiếc áo gối lên mặt bàn. Tôi chờ cô ta nói tiếp nhưng không thấy nói gì thêm nữa. Cô ta không quan tâm đến việc tranh luận với tôi.
Tôi suy nghĩ về những đứa trẻ được gọi là sắt đá ấy. Bản thân của Florence đâu phải là sắt đá? Cái tuổi sắt đá. Sau đó là tuổi đồng chắc? Bao lâu nữa thì cái tuổi mềm yếu sẽ trở lại chu kỳ của nó, trở lại tuổi đất sét, tuổi trái đất. Một bà mẹ khắc khổ, có trái tim sắt đá, đẻ những đứa con là chiến binh của dân tộc? "Tôi tự hào về chúng", cô ta nói thế để tự che đậy cho mình hay che đậy cho chúng?
Còn tôi? Trái tim của tôi ở đâu trong tất cả những chuyện này? Đứa con duy nhất của tôi đang ở xa đây hàng ngàn dặm, sống an toàn. Tôi sẽ trở thành tro bụi, và tôi còn thiết gì nữa khi tuổi trẻ đang bị khinh rẻ, khi bọn chúng ở trường bảo nhau chớ bao giờ cười, chớ bao giờ khóc, mà chỉ giơ nắm đấm như giơ búa? Phải chăng thời này không đúng lúc của nó, cái thời chui lên từ lòng đất, thời bị khinh rẻ, vô lý? Nhưng rút cuộc thì cái gì sinh ra tôi sắt đá nếu không phải đó là tuổi của đá hoa cương? Chẳng phải ta đã có những Vocrtrekkers, những thế hệ vocrtrekkers nối tiếp, những lớp trẻ Phi Châu nghiêm nghị, cứng rắn, hành quân hát những bài ca yêu nước , chào cờ và nguyện chết cho tổ quốc đó sao? Ons sal lewe, ons sal sterwe. Chẳng phải vẫn c`on những tên da trắng cuồng tín thuyết giáo cho chế độ cũ, chế độ kỷ luật, lao động, bảo thủ, hy sinh, chết chóc, dạy cho những trẻ còn quá nhỏ để buộc dây giày cho chúng đó sao? Từ đầu đến cuối chỉ là cơn ác mộng! Tinh thần Geneva chiến thắng ở Châu Phi. Calvin khoác áo dài đen, tỉnh khô, thản nhiên xoa tay hài lòng với hậu thế, miệng cười lạnh lùng. Calvin chiến thắng, tái sinh trong bọn giáo điều và bọn săn lùng kẻ ngoại đạo ở cả hai phía. Bỏ được tất cả những cái đó phía sau lưng thì may mắn biết chừng nào!
Thằng bạn Bheki đến bằng chiếc xe đạp màu đỏ, bánh to màu xanh nhạt. Đêm qua trước lúc đi ngủ tôi còn trông thấy chiếc xe ngoài sân, bóng loáng dưới ánh trăng. Bây giờ sáng nay nhìn ra ngoài cửa sổ, chiếc xe vẫn còn đó. Tôi uống vài viên thuốc buổi sáng rồi ngủ thêm vài giờ nữa. Tôi mơ thấy mình bị mắc kẹt trong đám đông. Người ta đẩy tôi, đánh tôi, chửi tôi bằng những lời doạ dẫm bậy bạ tôi không sao hiểu được. Tôi đánh lại nhưng tay tôi như tay trẻ con, chỉ đánh phù phù như đánh hơi.
Có tiếng ai nói to làm tôi tỉnh dậy. tiếng của Florence với người nào đó. Tôi rung chuông gọi, rung một lần, hai lần, ba lần, bốn lần. Cuối cùng Florence mới đến.
-         Florence, ai ở ngoài ấy thế?
Florence nhặt chiếc vỏ chăn dưới đất, gấp lại để dưới chân giưỡng rồi trả lời:
-         Chẳng có ai đâu.
-         Đêm qua thằng bạn của con cô có ở lại đây không?
-         Có. Đêm tối nó không dám về bằng xe đạp, nguy hiểm lắm.
-         Vậy nó ngủ ở đâu?
Florence nghĩ ngợi. "Ở nhà xe. Bheki với nó ngủ trong nhà xe".
-         Làm sao chúng vào nhà xe được?
-         Chúng mở cửa sổ.
-         Trước khi làm thế, sao chúng không hỏi tôi?
Florence im lặng nhặt chiếc khay.
-         Florence này, thằng bé đó định ở lại nhà xe ư? Chúng ngủ trong xe của tôi hay sao?
Florence lắc đầu. "Tôi cũng chả biết. Bà phải hỏi chúng".
Bữa trưa, chiếc xe đạp vẫn còn đó. Hai thằng ấy đi đâu không rõ. Tôi ra hộp thư thấy có chiếc xe cảnh sát màu vàng đỗ bên kia đường, trong xe có hai người mặc đồng phục, người ngồi phía bên này đang ngủ, áp mặt vào cửa kính.
Tôi ra hiệu cho người ngồi sau tay lái. Xe nổ máy, người đang ngủ bật dậy, chiếc xe trèo lên hè rồi quay vòng đến chỗ tôi đứng.
Tôi tiếng họ bước ra ngoài xe nhưng họ vẫn ngồi im không nói gì, chờ tôi lên tiếng. Một làn gió lạnh phía tây bắc thổi đến. Tôi kéo áo che cổ. Radio trong xe lạo xạo. "Vier-drie-agt", tiếng một người đàn bà nói. Họ không để ý. Họ còn trẻ, mặc bộ đồ xanh.
Tôi hỏi "Tôi có thể giúp được gì? Các anh chờ ai chăng?"
Bà có thể giúp được gì ư? Tôi cũng chả biết. Bà cứ nói xem, bà có thể giúp chúng tôi được gì?
Tôi nghĩ bụng, vào cái thời của tôi, cảnh sát nói năng với phụ nữ rất lễ phép chứ đâu có thế. Vào cái thời của tôi, trẻ con không đến trường học. Vào cái thời của tôi ngày nay câu đó chỉ còn thấy trong những bức thư  gởi đến toà báo. Các cụ rất giận dữ, chỉ biết đặt bút viết câu đó, coi như vũ khí cuối cùng. Bây giờ thì "vào cái thời của tôi" đã hết rồi. Nó đã trở thành quá khứ trong cuộc sống.
-         Nếu các anh định tìm hai thằng đó thì tôi xin nói là chúng đã được tôi cho phép ở đây rồi.
-         Bà bảo hai thằng nào?
-         Hai thằng đến đây chơi chứ ai. Chúng là học sinh ở Guguletu.
Tiếng đài trong xe kêu òng ọc.
-         Không đâu bà ơi. Tôi chả biết thằng nào ở Guguletu hết. Bà muốn chúng tôi tìm hộ bà ư?
Họ nhìn nhau như có ý trêu chọc. Tôi nắm tay nắm cửa xe. Áo để hở, gió lạnh lùa vào cổ, vào ngực. Tôi nói bằng giọng khinh khỉnh "Vào cái thời của tôi cảnh sát không nói với phụ nữ như thế đâu". Rồi tôi quay lưng đi vào.
Phía sau, đài trong xe lại quang quác như con gà mái. Có lẽ họ cố tình tạo ra thế. Tôi không thèm để ý. Một giờ sau, chiếc xe màu vàng ấy vẫn còn đỗ ngoài cổng.
Tôi bảo Florence "Thật tình tôi muốn cô đuổi thằng bé ấy về nhà. Nó sẽ gây rắc rối cho thằng con cô đấy".
Florence đáp "Tôi không đuổi nó về được. Nếu nó đi thì Bheki cũng đi theo. Chúng nó là thế". Cô ta chụm hai ngón tay giơ lên trời "Chúng nó ở đây an toàn hơn. Ở Guguletu luôn có chuyện rắc rối. Cảnh sát bất ngờ ập đến, bắn lung tung".
Chúng bắn ở Guguletu sao? Florence biết thế ư? Cô ta biết cả những chuyện cách đây hàng ngàn dặm. Còn tôi chả biết gì hết. Những tin tức tôi nhận được đâu có nói gì về những chuyện rắc rối, bắn giết. Đất nước này, theo tôi biết, chỉ có những người láng giềng sống với nhau vui vẻ.
-         Nếu chúng về đây trốn tránh những vụ đánh nhau thì cảnh sát đuổi theo chúng làm gì chứ?
Florence thở dài. Từ khi đẻ đứa nhỏ, hình như trong lòng cô ta chứa chất điều gì bất mãn. Cô ta nói "Thừa bà, xin bà đừng hỏi tôi. Tại sao cảnh sát đuổi theo bọn nó, tại sao họ bắn và bỏ chúng vào tù? Xin bà đừng hỏi tôi nữa".
Tôi nói "Thôi được, tôi không hỏi nữa. Nhưng tôi không muốn nhà này của tôi biến thành chỗ cho những kẻ chạy trốn khỏi thành phố về trú ngụ".
Florence dướn người, vặn lại "Nhưng tại sao không được chứ? Tại sao không được chứ?"
Tôi mở vòi nước nóng, cởi quần áo, cố ngồi vào bồn tắm ngâm mình xuống nước. Tại sao không được? Tôi cúi đầu, tóc rũ xuống đầy mặt, chạm vào nước. Những đường gân xanh ở chân tôi nổi lên, trông như những chiếc que. Một bà già ốm đau, xấu xí, cố bám lấy những gì còn lại. Một người bức xúc với cái chết đang đến từ từ, càng muốn sống. Cảnh tượng chẳng thú vị chút nào. Có lẽ cũng sắp kết thúc rồi.
Nhà tắm không có chuông, tôi lên tiếng gọi "Florence!" Chỉ có âm thanh dội lại từ những đường ống trên trần và bức tường trắng. Khó mà tưởng tượng Florence nghe thấy tiếng tôi gọi. Nếu nghe được, sao cô ta không vào?
Mẹ yêu quý, tôi thầm nghĩ, mẹ nhìn con đây này, mẹ giơ tay ra đi!
Tôi rùng mình từ đầu đến chân. Tôi nhắm mắt và nhìn thấy mẹ tôi như bà vẫn thường xuất hiện trong tấm áo của người già, che kín mặt.
Tôi khẽ nói "Mẹ hãy đến đây với con!".
Nhưng bà không đến. Bà giang rộng đôi tay như cánh diều hâu và bay thẳng lên trời. Bà bay cao mãi, cao mãi. Lên đến tầng mây, xuyên qua mây, và bay mãi. Càng lên cao càng trông bà trẻ ra. Tóc bà đen lại, làn da tươi tắn. Những mảnh áo cũ như lá khô rơi khỏi người bà, để lộ tấm áo xanh có lông chim ở lỗ khuy bà thường mặc như tôi nhớ từ hồi nhỏ, từ cái thời thế giới còn trẻ và mọi thứ đều muốn gì có nấy.
Bà cứ bay hoài, bay trong sự hoàn thiện vĩnh cửu của tuổi trẻ, không thay đổi, vẫn cười, vẫn khoan khoái, quên hết mọi thứ và bay vào vòng đai quả cầu tròn của thiên đường. "Mẹ ơi nhìn con này!" tôi chỉ nói nhỏ trong căn phòng tắm trống rỗng.
Năm nay mưa sớm. Đã mưa đến tháng thứ tư. Sờ tay vào tường là có ngay vệt ẩm. Có những chỗ vôi vữa rơi rụng và quần áo tôi có mùi đăng đắng của nấm mốc. Tôi lại thèm được mặc đồ lót khô ráo có mùi của nắng, chỉ có thế thôi! Hãy cho tôi được một lần nữa đi dạo trên lối đi vào chiều hè, giữa đám  trẻ có làn da bánh mật vừa ở trường về, cười nói rộn ràng. Người chúng toả mùi mồ hôi thanh thoát của tuổi trẻ, giữa những cô gái mỗi năm mỗi đẹp thêm, đẹp nữa. Nếu không ước như vậy thì những gì trước đây còn, sẽ còn mãi, chẳng bao giờ hết, từ đáy lòng tôi hàm ơn đã được ban cho một chút diệu kỳ trong thế giới của những điều kỳ diệu này.
Tôi ngồi trên giường viết những dòng này, đầu gối tôi khép chặt chống lại cái lạnh tháng Tám. Hàm ơn: tôi viết chữ ấy và đọc đi đọc lại. Nghĩa là thế nào nhỉ? Trong mắt tôi, những chữ ấy dầy đặc, tối đen, bí ẩn. Rồi có một cái gì đó xảy đến. Tim tôi từ từ mở bung ra, như trái lựu mở đôi bộc lộ những hạt nhỏ tình yêu. Hàm ơn và trái lựu là hai tiếng chị em.
 
Sáu giờ sáng nay, mưa to làm tôi thức dậy. Mưa xối xả chảy tràn bờ máng đã khô cứng, thấm vào mái ngói đã nứt nẻ. Tôi xuống nhà, pha ấm trà, quấn chăn vào người, ngồi xem những hóa đơn trong tháng.
Có tiếng cạch ngoài cổng và bước chân đi vào. Một bóng người cúi lom khom trùm bao nhựa đen chợt hiện bên cửa sổ.
Tôi ra ngoài hiên lên tiếng gọi trong làn mưa nặng nề "Ông Vercueil!" Không ai trả lời. Tôi rụt vai, khép áo ngủ, bước ra ngoài mưa. Đôi dép viền lông cừu ướt sũng. Tôi lội nước qua sân. Ở lối vào lán củi, tôi vấp phải một người. Vercueil đang đứng đó, quay lưng về phía tôi. Anh ta lên tiếng chửi thề.
Tôi quát "Vào trong kia! Vào nhà đi! Không đứng đây được!"
Anh ta vẫn trùm bao nhựa, theo tôi vào bếp. Tôi bảo "Bỏ cái đồ ướt ấy bên ngoài". Tôi giật mình thấy có một người nữa theo sau. Một người đàn bà, nhỏ bé đứng đến vai tôi, nhưng đã già, hoặc ít ra là không trẻ, bộ mặt tinh khôn, da dẻ nhợt nhạt.
Tôi hỏi "Ai thế này?"
Vercueil quay nhìn tôi, đôi mắt vàng khè, thách thức. Tôi thầm mắng anh ta: đồ chó!
Tôi lạnh lùng nói "Các người chờ hết mưa rồi đi đi" rồi tôi quay lưng không nhìn họ nữa.
Tôi về phòng thay quần áo, khóa cửa, đem sách ra đọc. Tôi buồn ngủ nên chữ nghĩa cứ nhảy đi đâu mất như lá rụng. Mắt tôi díp lại, quyển sách rời khỏi bàn tay lúc nào không biết.
Lúc tỉnh dậy tôi nghĩ ngay đến việc đuổi họ ra khỏi nhà.
Không thấy người đàn bà kia đâu, nhưng Vercueil đã ở trong phòng khách, nằm cuộn tròn trên ghế dài, tay để đầu gối, đầu vẫn còn đội nón. Tôi lay anh ta. Anh ta thức giấc, liếm môi, ậm ừ ngái ngủ. Tôi chợt nhớ đến hình ảnh y như thế của con gái tôi mỗi sáng gọi nó dậy đi học. "Đến giờ rồi!" Gọi xong tôi kéo màn cửa, tắt đèn nghe con lầm bầm trong miệng. "Dậy đi con yêu của mẹ, đến giờ rồi!" Tôi nói khẽ vào tai con, chưa vội giục giã để tôi còn ngồi vuốt tóc nó, những ngón tay tôi chứa đựng tình yêu, trong khi nó còn cố nằm lại. cứ nằm mãi như thế đi! Tôi đặt tay lên đầu con gái. Dòng sữa tình yêu qua tay tôi chạy sang người nó.
Bây giờ tiếng lẩm bẩm ngái ngủ dễ thương của nó được thể hiện ở cổ họng của người đàn ông này đây! Tôi có nên ngồi xuống bên cạnh, nhấc mũ và vuốt mớ tóc bạc của anh ta không? Tôi bỗng rùng mình ghê tởm. Yêu thương một đứa trẻ sao mà dễ thê, nhưng yêu một đứa trẻ đã trở thành một cái gì khác thì sao mà khó thế! Xưa kia anh ta đã từng bưng tai, nhắm mắt, đê mê trôi nổi trên bụng một người đàn bà như để hút máu. Anh ta cũng đã qua cửa rộng bước ra ánh sáng bên ngoài, biết thế nào là tình yêu của người mẹ, amor matris. Rồi với thời gian, anh ta héo hắt đi chỉ còn một mình, khô cằn, còi cọc, rúm ró, sống khổ, sống đơn chiếc, thiếu thốn như mọi cuộc sống trong trường hợp này còn thiếu dinh dưỡng hơn bao nhiêu người khác. Một con người ở tuổi trung niên còn mút chai, còn thèm khát được chiều chuộng nhưng còn cố hoảng hốt đạt được đến chỗ đó.
Trong khi tôi đứng nhìn anh ta, người đàn bà bước vào phòng. Chị ta không thèm nhìn tôi, loạng choạng rơi mình xuống đống gối trên sàn. Chị ta có mùi nước hoa. Nước hoa của tôi. Florence bước vào với vẻ giận dữ.
Tôi nói "Florence, cô đừng yêu cầu tôi giải thích. Cứ để mặc họ. Họ ngủ để quên đi chuyện gì đó".
Đôi mắt kính của Florence lấp lánh. Cô ta định nói gì nhưng tôi ngăn lại. "Cứ để mặc ho. Cô yên tâm. Họ không ở lại đây đâu".
Tuy tôi đã giật nước nhiều lần, thứ mùi kinh tởm trong nhà vệ sinh vẫn không bay đi hết. Tôi quẳng chăn chiếu ra ngoài mưa.
Sau đó lúc bọn trẻ ngồi ăn sáng trong bếp với Florence, tôi lại xuống nhà. Không cần rào đón, tôi nói thẳng với Bheki:
-         Tôi nghe nói cậu và bạn của cậu ngủ trong nhà xe của tôi. Tại sao cậu không xin phép tôi?
Bheki im lặng, không nhìn lên. Florence tiếp tục nướng bánh.
-         Tại sao các cậu không xin phép tôi? Trả lời đi!
Đứa con gái nhỏ ngừng nhai bánh, chằm chằm nhìn tôi.
Tại sao tôi lại đối xử lố bịch như thế nhỉ? Vì tôi đang tức. Có thể  tôi đang mệt mỏi vì bị người khác lợi dụng. Vì chúng ngủ trong xe tôi. Xe và nhà là của tôi. Tôi đã lẫn đâu chứ.
May mà lúc đó Vercueil xuất hiện, không khí đỡ căng thẳng. Anh ta đi qua bếp ra ngoài hiên, không nhìn ngang nhìn ngửa. Tôi theo ra. Con chó thích thú nhảy câng câng. Nó nhảy cả vào người tôi, chân nó ướt nên làm bẩn chiếc váy. Không ai muốn trách mắng một con chó.
Tôi bảo anh ta "Anh hãy bảo bạn anh đi đi".
Anh ta không đáp, mắt nhìn bầu trời đầy mây.
Tôi bực mình quát "Anh hãy bảo chị ta đi ngay! Không tôi đuổi đấy!"
Anh ta vẫn lờ đi.
Tôi gọi Florence "Cô giúp tôi với".
Người đàn bà nằm úp mặt xuống đống gối, mép chảy dãi. Florence đưa tay kéo. Chị ta uể oải đứng dậy. Florence nửa dắt nửa đẩy, thúc chị ta ra ngoài. Vercueil bước theo. Tôi mắng "Thế này thì quá lắm!"
Hai thằng kia đem xe đạp đi. Chúng làm như không biết có chuyện gì ở đây, phóng xe ra phố Schoonder, Bheki ngồi lom khom trên thanh ngang còn bạn nó đạp.
Người đàn bà kia lè nhè văng bậy, chửi Florence bằng một lô một lốc những lời tục tĩu. Florence ranh mãnh nhìn tôi nói "Đó cũng là đồ bỏ đi!"
Tôi bảo Vercueil "Tôi không muốn thấy mặt người đàn  bà này nữa".
Chiếc xe đạp của hai đứa xuất hiện ở đầu phố Schoonder, phóng về phía này. Thằng bạn Bheki cúi đầu đạp. Chiếc xe cảnh sát màu vàng hôm qua chạy theo sau.
Góc phố đang có nhiều chiếc xe tải nhỏ đỗ ở đó. Xe chở đường ống, gậy và vật tư chữa ống nước. Cạnh xe có một khoảng nhỏ đủ cho xe đạp lách qua. Nhưng lúc đó chiếc xe màu vàng phóng đến chỗ hai đứa, một cánh cửa bỗng bật mở quật vào chúng. Chiếc xe đạp mất tay lái rơi ra. Tôi nhìn thấy rõ Bheki lăn xuống, tay ôm đầu, chân thằng kia còn dính vào bàn đạp, nó chỉ biết giơ tay lên che mặt. Giữa tiếng xe cộ ồn ào ở phố Mill, tôi còn nghe thấy cả tiếng thân người đập xuống đất đánh huỵch, kèm theo tiếng kêu "A" thật to khi chiếc xe đạp văng vào xe tải. Tôi thét lên "Trời đất ơi!" không nhận ra giọng của mình nữa. Thời gian như ngừng lại rồi tiếp tục trôi. Trong khoảnh khắc ấy, một đứa giơ tay chống đỡ khỏi lăn xuống cống. Tiếng tôi thét vọng ra tận góc Schoonder trong buổi sáng yên lành của một ngày bình thường, vừa lúc chiếc xe màu vàng cũng rẽ ngoặt ở góc đường.
Một con chó như chó săn ở đâu chạy đến. Con chó của Vercueil ra ngửi. Con kia không đếm xỉa gì đến nó, lè lưỡi liếm hè đường. Tôi muốn đến gần nhưng không cử động được. Người tôi lạnh toát, chân tay bủn rủn, chợt nghĩ mình sắp ngất tuy cả đời tôi chưa bao giờ ngất. Tôi lại nghĩ đất nước này ngất thì có! Lạy Chúa đất nước này đâu còn nữa!
Cửa mở, một người mặc quần áo lao động màu xanh xuất hiện. Anh ta đá con chó săn một phát, nó giật bắn mình rồi bỏ chạy. Anh ta thốt lên "Giêsu!"  rồi cúi người xuống thằng bé đang bị mắc vào khung xe đạp.
Tôi run rẩy bước đến gọi "Florence!" Không thấy cô ta đâu.
Người kia nhắc xe đạp để qua một bên. Bheki đang nằm dưới thằng bé kia. Mặt nó nhăn nhó, nhắm mắt, liếm môi. Con chó của Vercueil định đến liếm nó. Tôi khẽ doạ nó "Cút đi!" đưa chân đẩy nó ra. Con chó lại vẫy đuôi.
Cạnh tôi bỗng có một chị nữa. Chị ta lau tay hỏi "Những đứa trẻ này bán báo hả? Chúng là trẻ bán báo, có phải không?" Tôi lắc đầu.
Người đàn ông mặc đồ xanh ngồi dạng chân trên đầu hai đứa, vẻ như băn khoăn thế nào đó. Tôi nghĩ anh ta nên nhấc đứa đang nằm sấp đè lên Bheki. Nhưng anh ta không làm thế. Tôi cũng chẳng hiểu tại sao. Nhìn kiểu thằng bé nằm tôi thấy có cái gì không tự nhiên.
Người đàn bà nói "Để tôi đi gọi xe cứu thương".
Tôi cúi xuống nhấc cánh tay thằng  bé. Anh ta nói vội "Khoan đã! Cẩn thận đấy!"
Tôi đứng thẳng dậy, đầu óc choáng váng, phải nhắm mắt lại.
Anh ta luồn tay dưới vai thằng bé nâng nó ra khỏi Bheki rồi đặt nó xuống hè đường. Bheki mở mắt.
Tôi gọi "Bheki!" Nó lặng lẽ nhìn tôi, không nói gì cả. Tôi bảo "Không sao hết". Nó nhìn tôi biết tôi nói dối nhưng kệ. Tôi lại bảo "Xe cứu thương sắp đến".
Florence đã có mặt. Cô ta quỳ bên con khẽ vỗ vào đầu, cuống quýt hỏi. Nó lẩm bẩm vài câu. Cô ta ngừng tay nghe nó nói. Tôi giải thích "Chúng nó đâm vào xe tải". Người mặc áo xanh nói "Đó là xe tải của tôi". Tôi nói "Cảnh sát đẩy chúng nó vào. Thật kinh tởm. Họ đúng là hai viên cảnh sát đã ở đây hôm qua".
Florence luồn một tay nâng đầu Bheki. Nó từ từ ngồi dậy. Một chiếc giày bị văng đi, một chỗ ở quần rách toang, thấm máu. Nó nhăn mặt gỡ chỗ rách ở vết thương. Bàn tay nó cũng toác, vài chỗ bóc da. Tôi nói "Xe cứu thương sắp đến rồi". Florence nói "Không cần xe cứu thương".
Cô ta nhầm. Lúc này thằng bé kia đã lật ngửa. Người thợ chữa nước cởi áo bịt dòng máu đang chảy trên mặt nó. Máu vẫn tiếp tục chảy. Nhấc áo lên thấy mặt nó bị toác một miếng như bị dao hàng thịt chém. Máu tràn xuống mắt thằng bé. Tóc nó dính đầy máu bóng nhẫy. Máu nhỏ cả xuống hè đường, bắn ra khắp nơi. Tôi chưa bao giờ thấy máu có thể đen và đặc như vậy. Tôi nghĩ tim nó rất khoẻ nên mới tuôn ra nhiều máu thế.
Anh thợ chữa nước hỏi "Xe cứu thương có đến không? Tôi không làm sao cầm được máu". Anh ta toát mồ hôi, xoay đủ kiểu ngồi. Giày của anh ta cũng lõng bõng những máu.
Tôi chợt nhớ hồi con mười một tuổi, lúc cắt bánh bị dao cứa đứt ngón tay cái. Mẹ vội đưa con đến phòng cấp cứu ở Groote Schuur. Hai mẹ con ngồi chờ đến phiên phải lấy vải buộc chặt ngón tay để cầm máu. Con chỉ hỏi mẹ "Con có sao không?" Mẹ khẽ đáp "Họ sẽ chữa và khâu tay cho con. Chỉ mấy mũi khâu thôi, đau một tí thôi".
Hôm ấy vào chiều thứ Bảy, nhưng bệnh nhân vẫn rất đông. Thấy có một người đi giày trắng, mặc đồ lớn, cứ khạc máu vào đĩa. Rồi một thanh niên nằm thẳng, phanh ngực, cởi thắt lưng, ôm một bọc vải thấm máu trên bụng. Máu chảy ra sàn, ra ghế. Một tí máu nhỏ nhoi ở ngón tay của con thấm gì đâu so với đống máu nơi ấy? Chỉ mất vài giọt trong kho máu của con mà cũng là của mẹ đó thôi. Đất nước này có thiếu gì máu chảy. Chồng Florence mặc áo dầu đeo ủng lội trong máu đấy. Những con bò đem ra chém đứt cổ cũng phun máu như cá voi phun nước đấy. Mảnh đất khô ráo này lõng bõng những máu của các sinh vật đấy thôi, đất nước này đã uống hàng sông máu mà có bao giờ thấy chán đâu.
Tôi bảo anh thợ chữa nước "Để tôi". Anh ta tránh ra. Tôi quỳ xuống nhấc cái áo sũng máu để sang bên.  Máu tràn xuống mặt mũi thằng bé. Tôi lấy ngón cái và ngón trỏ kẹp chặt chỗ vết thương bị toác. Con chó của Vercueil lại mò đến. Tôi gắt "Đuổi nó đi!" Anh thợ chữa nước đá nó một phát. Nó kêu ăng ẳng bỏ chạy. Vercueil đâu ấy nhỉ? Có đúng là anh ta vô tích sự không? Tôi bảo anh thợ chữa nước "Anh gọi điện thoại nữa đi".
Ngón tay tôi kẹp chặt cũng cầm được khá nhiều máu. Chỉ lỏng tay một lúc là máu ộc ra. Chỉ có máu, không có gì khác. Như máu của con và của mẹ. Chưa bao giờ tôi thấy máu vừa đỏ lại vừa đen như thế. Có lẽ vì máu chảy trên làn da mềm mại của tuổi trẻ như thế, mà trong tay tôi thì máu càng đậm và bóng hơn máu thường. Tôi nhìn máu, vừa thấy lạ vừa thấy sợ, càng nhìn càng sợ. Nhưng không thể vì sợ mà không làm gì để ngăn máu chảy. Tôi tự hỏi tại sao? Rồi tôi tự trả lời vì máu rất quý, quý hơn cả vàng bạc kim cương, vì máu chỉ là một. Máu là cái ao chung được phân ra cho cuộc sống riêng của mỗi chúng ta. Máu thuộc về thiên nhiên, chỉ cho ta mượn, không cho hẳn, để ta giữ chung, tin cậy và bảo tồn nó, tưởng như máu chảy trong chúng ta, tưởng thế thôi, nhưng sự thật là ta sống trong nó.
Một biển máu đọng lại, phải chăng lúc tận thế là như vậy? Máu của tất cả. Như biển Baikal vừa đỏ vừa đen dưới bầu trời xanh Siberi lạnh lẽo, như những tảng đá bao quanh, như những bờ tuyết trắng đông đặc lại. Máu của toàn thể nhân loại chăng? Không đâu. ở một chỗ khác, nơi đập nước ngăn bằng đất bùn, dây thép gai vây quanh và mặt trời sáng chói, nhiều dân bản địa Châu Phi và những người lãnh đạo họ đã dựng lại rất nhiều.
Máu thiêng liêng bị khinh rẻ. Con, dat thịt của da thịt mẹ, máu huyết của máu huyết mẹ, mỗi tháng vẫn chảy ra trên đất nước người đó.
Đã hai chục năm nay mẹ không ra máu nữa. Căn bệnh cắn nát người, người mẹ đã khô rồi, không có máu, từ từ lạnh toát. Có cái gì đó mẹ không dám nghĩ đến. Mang trong bụng những thứ lớn lên lạnh lùng bẩn thỉu ấy, mang mầm mống quá hạn tự nhiên ấy, mẹ không thể chịu được, mẹ không thể thoả mãn cái đói của chúng, mỗi ngày những đứa con trong bụng mẹ đòi ăn nhiều hơn, chúng không lớn mà chỉ to xác, mọc răng, mọc nanh vuốt, mãi mãi thản nhiên đòi ăn. Chúng khô dần. Đêm đêm mẹ cảm thấy chúng xoay mình trong thân hình khô héo của mẹ, chúng không duỗi chân đạp như đứa con thật mà chúng đổi tư thế, tìm chỗ mới để gặm nhấm, như trứng côn trùng nằm trong một cơ thể khác, lớn lên gặm dần cơ thể ấy một cách không thương tiếc. Trứng lớn dần trong mẹ. Phải, là mẹ, của mẹ. Mẹ viết những dòng này mà rùng mình lo sợ, nhưng đó là sự thật. Là cái trứng của những đứa con gái chị em với cuộc sống của con gái mẹ. Ôi, thật đáng ghê sợ khi lòng người mẹ đi đến chỗ phải tự nhại mình! Một bà già héo hắt khom lưng trên mình đứa trẻ, tay dính máu. Hình ảnh thật xấu xa như trường hợp của tôi lúc này vậy. Tôi đã sống rất lâu. Chỉ còn  cái chết bị thiêu sống mới là cái chết xứng đáng. Bước vào lửa, cháy như ngọn đuốc, phút cuối cùng cảm thấy những người chia sẻ với mình cũng hoảng sợ gào khóc, dùng giọng nói cứng rắn it khi dùng để được cháy và mất hẳn, được thoát nợ, rời bỏ thế giới mà lòng nhẹ nhõm. Lớn lên quái gở, ra đời không đúng lúc, là dấu hiệu mình đã quá thời. Đất nước này đang vậy. Đã đến lúc phải vứt nó vào lửa, phải chấm dứt, phải cho nó mọc lên từ đống tro tàn.
Lúc xe cứu thương đến, người tôi cứng đơ không nhấc chân lên được. Tôi vừa rời tay, vết thương lại toác ra. Tôi bảo "Thằng bé mất nhiều máu lắm". Người trên xe cứu thương đáp gọn "Không nghiêm trọng". Vạch mí mắt thằng bé, anh ta nói "Chấn thương. Chuyện xảy ra thế nào?"
Bheki ngồi ở giường, cởi quần, hai tay ngâm vào chậu nước. Florence quỳ trước mặt băng bó chân cho nó.
Tại sao cô bỏ tôi một mình để trông nó? Tại sao cô không ở lại giúp một tay?
Tôi cự nự. Tất nhiên rồi, chẳng lẽ tôi không đúng lấy một lần ư?
Florence đáp "Tôi không muốn dính đến cảnh sát".
Vấn đề không phải thế. Cô để tôi một mình chăm sóc thằng bạn của con cô. Tại sao tôi phải là người chăm sóc cho nó chứ? Nó chẳng là cái gì đối với tôi hết.
Bheki hỏi "Nó đâu rồi?"
"Nó bị chấn thương. Họ mang nó đến bệnh viện Woodstock"
"Chấn thương là thế nào?"
Nó hôn mê. Nó bị đập vào đầu. Cậu biết tại sao bị như thế không?
Nó đáp "Họ đẩy chúng tôi".
Phải, họ đẩy các cậu. Tôi trông thấy thế. May mà cậu còn sống đấy. Cả hai còn sống. Tôi sẽ làm đơn kiện.
Bheki và mẹ nó nhìn nhau. Florence nói lại "Chúng tôi không muốn dính đến cảnh sát. Bà chả làm thế nào chống lại được cảnh sát đâu". Hai mẹ con lại nhìn nhau và có vẻ cùng đồng ý.
Nếu không kiện thì họ sẽ tiếp tục đối xử như họ muốn. Dù không đi đến đâu cũng phải chống lại, không chỉ nói riêng cảnh sát, tôi nói cả những người cầm quyền. Phải cho họ thấy là ta không sợ. Chuyện này quan trọng. Bheki, họ có thể giết cậu đấy. Mà họ chống cậu vì cái gì cơ chứ? Cậu và thằng bạn cậu đã làm gì?
Florence thắt nút băng ở chân nó và rỉ tai nó, nó bỏ tay ra ngoài chậu. Mùi thuốc khử trùng xông lên.
Tôi hỏi "Có đau lắm không?"
Nó lật ngửa bàn tay. Máu còn rỉ ở mảng vết thương. Những vết thương danh dự chăng? Có thể xếp vào loại vết thương danh dự, vết thương chiến đấu được không? Nhìn hai bàn tay chảy máu, tôi có cảm tưởng nó cố nén khóc. Nó chỉ là đứa trẻ thôi, chỉ đi xe đạp thôi.
Tôi nói "Thằng bạn cậu, có nên báo cho cha mẹ nó biết không?"
Florence nói "Để tôi gọi điện".
Florence ra gọi điện. Cô ta nói to và nói lâu. Cô nhắc đến bệnh viện Woodstock.
Vài giờ sau có người gọi qua điện thoại công cộng, một người đàn bà muốn gặp Florence.
Florence báo cáo lại "Nó không ở bệnh viện".
Tôi hỏi "Mẹ nó đấy à?"
"Bà ngoại nó".
Tôi gọi cho bệnh viện Woodstock, tôi nói "Tôi có hỏi tên nó được đâu. Nó bị hôn mê lúc họ đem nó đi".
Người kia đáp "Không có bệnh nhân nào có tên ấy".
"Nó bị một vết thương rất to ở trán".
Người kia nhắc lại "Không có". Tôi bỏ máy.
Bheki nói "Họ làm việc cho cảnh sát đấy. Xe cứu thương, bác sĩ, cảnh sát, tất cả đều một giuộc".
"Thế thì vô lý" tôi nói.
Chẳng ai tin vào xe cứu thương nữa đâu. Họ có bắt đài liên lạc với cảnh sát.
Vô lý.
Nó mỉm cười dễ thương, có vẻ như khoái với cơ hội lên lớp cho tôi, để tôi biết sự thật ở đời thường là như thế nào. Tôi, một bà già sống cô đơn, không con cái, chẳng còn biết gì. Nó bảo "Đúng thế đấy. Bà cứ nghe rồi sẽ biết".
-         Tại sao cảnh sát lại đuổi theo các cậu?
-         Họ không đuổi theo tôi. Họ đuổi theo tất cả mọi người. Tôi chẳng làm gì hết. Nhưng thấy bất cứ ai họ cũng cho đó là học sinh, tìm cách bắt bớ. Chúng tôi chẳng làm gì hết. Chúng tôi chỉ bảo là không đi học vì họ đang tiến hành khủng bố chúng tôi. Ho đúng là quân khủng bố.
-         Tại sao các cậu không chịu đi học?
-         Học để làm gì? Để chúng tôi thích hợp với chế độ apacthai ư?
Tôi lắc đầu, quay sang Florence. Cô ta không che dấu một nụ cười. Con cô ta đúng. Dù sao cũng mặc nó. Tôi bảo "Tôi đã quá già ốm với chuyện này rồi. Tôi không thể tin là cô để con cô lang thang ngoài phố, chờ cho đến khi kết thúc chế độ apacthai. Apacthai không thể chết ngay ngày mai hay ngày kia đâu. Nó làm thế chỉ hại cho tương lai của nó thôi".
Bheki hỏi với giọng thách thức tôi, ra vẻ thắng thế "Phải tiêu diệt chế độ apacthai, hay tôi phải đi học thì cái nào quan trọng hơn?"
Tôi chán ngán trả lời "Không thể lựa chọn như thế". Nhưng tôi có đúng không nhỉ? Nếu không lựa chọn thế, thì lựa chọn cái gì đây? Tôi đề nghị "Hãy đưa cậu đến Woodstock. Nếu đi phải đi ngay bây giờ".
Trông thấy Vercueil, Florence sững người. Nhưng tôi khăng khăng bảo "Phải để anh ta đi cùng, đề phòng xe hỏng".
Tôi đánh xe cho tất cả đi Woodstock. Ngồi cạnh Vercueil mùi hôi hơn bao giờ hết, cái mùi còn thảm khốc nữa. Florence và Bheki im lặng ngồi sau xe. Xe cố leo dốc đến bệnh viện. Tôi vẫn còn tỉnh táo để đỗ xe và chúc mũi xuống đầu dốc.
Người ở bàn thường trực nói "Tôi đã bảo không có người như thế ở đây. Không tin bà vào xem bảng đi".
Tôi rất mệt nhưng lẽo đẽo đi theo Florence và Bheki qua các phòng nam. Đang giờ nghỉ trưa. Chim bồ câu rù rì gọi nhau trên  cây bên ngoài. Chúng tôi không thấy đứa nào bị quấn băng trên đầu, chỉ có mấy ông già đang mặc đồ ngủ ngồi nhìn lên trần nghe đài phát thanh. Tôi nghĩ bụng họ đều là anh em của tôi hết. Đây mới là chỗ của tôi.
Tôi ra quầy hỏi "Nếu họ không đem nó đến đây thì đem đi đâu?"
Thử hỏi Groote Schuur xem.
Tôi đỗ xe ở Groote Schuur đã kín đặc. Chúng tôi phải chờ nửa giờ ở cổng, xe vẫn để nổ máy. Florence ngồi nói chuyện với con, Vercueil mở mắt trừng trừng, còn tôi thì ngáp. Y như một ngày cuối tuần buồn ngủ ở Châu Phi vậy, y như đánh xe cho gia đình đi chơi vậy. Chúng tôi có thể bày trò chơi chữ để  giết thì giờ, nhưng mời ba người này chơi thì họ biết gì? Chơi chữ là trò trước kia tôi thường chơi một mình, nhớ lại lúc đó. Những người thuộc tầng lớp trung lưu chúng tôi, tầng lớp sung túc, ngày Chủ nhật thường ra ngoại ô đến bờ biển có cảnh đẹp, chiều đến uống trà với bánh ngọt, ăn dâu và kem, ngồi trong phòng trà nhìn ra phía tây chỗ có cảnh biển.
Một chiếc xe quay ra, có chỗ cho chúng tôi vào đậu. Vercueil nói "Tôi ngồi lại ngoài này".
Tôi hỏi bàn thường trực "Người bị chấn thương ở đầu ở đâu?"
Chúng tôi đi dọc hành lang đông người tìm đến tầng C-5, chui vào thang máy chật ních với bốn phụ nữ Hồi giáo, trùm khăn, tay cầm đĩa thức ăn. Bheki thấy mình băng bó nên giấu tay ra sau lưng. Qua C-5, đến C-6, vẫn không thấy thằng bé. Florence  giữ một cô y tá lại hỏi. Cô ta nói "Thử sang nhà mới xem". Tôi mệt quá lắc đầu nói "Tôi chịu, không đi được nữa, cô và Bheki cứ đi đi. Tôi đợi ngoài xe".
Đúng là tôi rất mệt, hông đau, tim đập thình thịch, miệng đắng ngắt. Nhưng tôi chợt nhìn ra thấy có rất nhiều người đau ốm. Họ làm tôi bực bội, sợ hãi. Đàn ông, đàn bà, da đen, da trắng, họ đi lại trong hành lang nhìn nhau bằng những con mắt ganh tị, họ nhìn tôi rất gần, cảm thấy từ người tôi phát ra mùi chết chóc. "Đồ lừa đảo!" hình như họ khẽ nói với tôi như thế, sắp sửa nắm lấy cánh tay tôi kéo lại. "Bà tưởng có thể tiếp tục ở lại chỗ này được ư? Bà không biết thể lệ ư? Đây là ngôi nhà của bóng tối, của đau khổ, phải qua đây trên đường đi đến chỗ chết. Đây là chỗ tuyên án mọi người, là kỳ hạn ngồi tù trước khi bị hành quyết". Những con chó săn già đi tuần tiễu trong hành lang, chú ý không cho phạm nhân nào chạy trốn lên trời, lên thế giới sáng sủa hưởng lộc trên kia. Chỗ này là địa ngục, còn tôi là cái bóng đang trốn chạy. Bước qua cửa, tôi rùng mình lo sợ.
Chúng tôi ngồi đợi ngoài xe, Vercueil và tôi, như một đôi đã lấy nhau quá lâu, lầm lì, không thèm nói. Tôi nghĩ có lẽ mình đã quen với mùi hôi của anh ta và cùng với Nam Phi tôi cũng cảm thấy thế, không biết chừng đã quen với mùi hôi của nó? Hôn nhân là số phận, ta lấy nhau thế nào sẽ thành ra thế. Chúng tôi ở Nam Phi thì sẽ trở thành người Nam Phi, xấu xí, tối tăm, lờ đờ, dấu hiệu duy nhất của sự sống là những con chó răng nanh khi ta thoáng gặp. Nam Phi là con chó già xấu tính nằm lim dim ở lối đi vào, chờ đến lúc thức dậy. Ai mà đặt một cái tên ngẫu hứng cho một đất nước như thế. Ta hãy hy vọng họ sẽ đổi tên khi bắt đầu lại.
Một tốp mấy cô y tá đi qua, cười nói vui vẻ. Họ vừa xong việc. Tôi nghĩ bụng mình vừa thoát khỏi tay họ. Nhưng rồi tôi lại nghĩ giá được họ chăm sóc cho thì tốt hơn, khăn trải giường sạch sẽ những bàn tay lanh lẹn xoa dịu khiến mình sẽ đỡ được bao nhiêu vất vả. Nhưng tại sao tôi lại không chịu? Tôi cảm thấy nghẹn trong cổ, nước mắt muốn tràn ra, tôi quay mặt đi chỗ khác. Tôi biết đó chỉ là cơn mưa bóng mây, như thời tiết nước bốc hơi. Nhưng sự thật là càng lúc tôi càng dễ khóc, càng dễ thẹn. Có lần tôi quen biết một người đàn bà (mẹ kể chuyện này được chứ con?) rất dễ sướng trong lúc làm tình. Bà ta bảo cái sướng ấy chạy trong người làm bà ta rùng mình liên tục như sóng cuộn. Tôi tự hỏi sao có thể sống với một cơ thể như vậy được? Chẳng lẽ cái sướng ấy biến mình thành nước sao? Bây giờ thì tôi đã có câu trả lời. Đó chỉ là một loạt những cảm giác của nước mắt, làm cho mình loãng ra. Không phải nước mắt của đau đớn mà nước mắt buồn tủi, nỗi buồn nhẹ nhàng, thoáng qua, như màu xanh, không xanh đậm, mà xanh nhạt của bầu trời xa xăm, giống như những ngày đông vắng sương mù. Đó chỉ là những điều riêng, là một lúc náo động trong cái ao của tâm hồn, điều mà tôi không còn bận tâm giấu giếm nữa.
Tôi lau nước mắt, khịt mũi. Tôi bảo Vercueil "Anh chẳng cần ngượng thay cho tôi. Tôi khóc mà không có lý do gì. Tôi cám ơn anh đã cùng đi".
Anh ta nói "Tôi không hiểu bà cần tôi làm gì".
-         Khó có thể cô đơn mãi được. Có vậy thôi. Tôi không chọn anh, nhưng anh đang có mặt tại đây, và thế là đủ. Anh đã đến. Giống như tôi có đứa con vậy. Làm sao mà chọn con được. Nó tự đến thôi.
Anh ta nhìn ra xa mỉm cười ranh mãnh.
Tôi nói "Vả lại, anh đã đẩy xe giúp tôi. Nếu không dùng xe được, tôi chỉ có việc nằm kẹt ở nhà".
-         Xe bà chỉ cần có bình ắc quy mới thôi.
-         Tôi không cần ắc quy mới. Anh không hiểu gì sao? Có cần giải thích không? Xe này cũ rồi, nó thuộc về một thế giới hầu như không còn tồn tại nữa, nhưng mà nó vẫn còn chạy được. Những gì còn lại của thế giới ấy, những gì còn chạy được, tôi cố bám lấy. Tôi thích hay ghét cũng không quan trọng. Lạy Chúa, sự thật là tôi thuộc về nó cũng chỉ như tôi thuộc về cái gì đã thành xưa cũ. Đây là một thế giới trong đó xe cộ không thể tuỳ thuộc ở chỗ khi nào anh muốn chạy thì nó chạy. Ở cái thế giới của tôi, anh phải thử bộ phận tự khởi động. Nếu nó không chạy, anh phải thử bằng cách quay tay. Nếu nó vẫn nhất định không chạy thì phải có người đẩy. Còn nếu xe đã không chạy thì anh phải ngồi xe đạp hoặc đi bộ về nhà. Đó, sự vật là như thế trong cái thế giới mà tôi thuộc về nó. Ở đây tôi thấy dễ chịu, vì nó là một  thế giới tôi hiểu được. Tôi thấy không cần phải thay đổi gì hết.
Vercueil không nói gì hết.
Tôi nói thêm "Còn nếu anh tưởng tôi là một loại hoá thạch của quá khứ, thì đã đến lúc anh cũng nên tự hỏi lại mình. Anh đã thấy đấy, lớp trẻ thời nay nghĩ thế nào về rượu chè, nằm vật vạ và mặc sự đời. Anh cứ đứng đấy. Ở nước Nam Phi tương lai, mọi người đều phải làm việc, kể cả anh. Có thể anh không thích cái triển vọng đó, nhưng anh nên chuẩn bị cho mình thì hơn".
Chỗ đỗ xe đã gần tối. Florence đâu nhỉ? Cái đau ở hông làm tôi mệt bã người. Đã quá giờ tôi phải uống thuốc.
Tôi nghĩ về ngôi nhà trống vắng, về đêm dài nằm ngủ. Tôi lại ứa nước mắt. Dễ khóc thế đấy.
Tôi nói "Tôi đã kể anh nghe về con gái của tôi ở Mỹ. Nó là tất cả đối với tôi. Tôi chưa nói cho nó biết toàn bộ sự thật về tình trạng của tôi. Nó biết là tôi đau ốm, biết là tôi đã được mổ, nó nghĩ là mổ thành công và tôi đã khá hơn. Ban đêm nằm trên giường tôi nhìn vào cái hố đen ngòm tôi sẽ rơi xuống đó, chỉ có nghĩ đến nó tôi mới giữ được tỉnh táo. Tôi tự nhủ, mình đã cho cuộc đời này một đứa con, đã thấy nó trưởng thành, thấy nó được an toàn trong cuộc sống mới, điều tôi đã làm ấy không bao giờ có thể lấy đi của tôi được. ý nghĩ đó là chiếc gối cho tôi bám chặt vào mỗi khi gặp giông tố".
-         Có một nghi thức nhỏ thỉnh thoảng giúp tôi giữ được bình tĩnh. Tôi tự nhủ: ở đây, bên này thế giới là hai giờ sáng, vậy là sáu giờ chiều ở bên nó. Thử tưởng tượng đi, sáu giờ chiều. Tưởng tượng nữa, tưởng tượng đủ mọi thứ đi. Nó vừa đi làm về, treo áo lên mắc, mở tủ lạnh lấy gói đậu, đổ đậu vào bát, rồi lấy hai củ hành ra bóc. Hãy tưởng tượng những thứ đó đi, hãy tưởng tượng cái thế giới nó đang làm việc ấy, thế giới của những mùi vị và âm thanh ấy. Hãy tưởng tượng một buổi chiều hè ở Bắc Mỹ, đám ruồi bu ngoài cửa sổ, lũ con nít í ới gọi nhau ngoài đường phố. Hãy tưởng tượng con gái tôi trong nhà, sống cuộc sống của nó, tay cầm hành ở một đất nước nó sẽ sống và chết trong hoà bình. Thời gian trôi đi, đất nước ấy cũng như đất nước này và cả thế giới, đều sống cùng một nhịp. Hãy tưởng tượng những cái đó trôi đi như thế nào, trôi đi với nơi này sáng nơi kia tối. Nó đi ngủ, nằm mơ màng, bên cạnh chồng trên chiếc giường cưới, ở một đất nước thanh bình. Tôi nghĩ đến thân hình nó, vững vàng, sống thật thanh thoát. Tôi thèm được ôm nó. Tôi muốn nói với nó tự đáy lòng "Mẹ cám ơn con". Tôi cũng muốn nói "Hãy cứu mẹ!" Nhưng không bao giờ nói được!
Anh hiểu không? Anh hiểu không?
Cửa xe mở. Vercueil nghiêng người ra xa, dựa đầu vào khung cửa, để một chân xuống đất. Tôi nghe anh ta lẩm bẩm. Chắc anh ta mong Florence quay lại cứu, vì anh ta đã chán chẳng muốn nghe những lời tôi rên rỉ, giọng đòi hỏi.
Tôi vẫn nói "Có điều tôi chả bao giờ đòi hỏi một ai đó phải ôm lấy mình, an ủi mình, cứu mình. An ủi với tình yêu phóng lên phía trước chứ không bao giờ quay ngược lại, đó là quy luật, một quy luật sắt thép. Khi một người già bắt đầu bênh vực cho tình yêu thì mọi thứ trở nên đe doạ. Bậc cha mẹ mà bò vào giường với đứa con là không tự nhiên.
Thế nhưng tự mình cắt đứt mọi sự đụng chạm ấy, cắt đứt tất cả những gì gắn bó ta với cuộc sống, thì rất khó! Như một con tàu rời bến, những sợi dây buộc đứt rơi lả tả, con tàu lên đường cho một chuyến đi rằng dài.
Người thân cũng chia tay. Sao mà buồn thế! Lúc nãy nhìn thấy những cô y tá đi ngang qua đây, tôi đã định ra khỏi xe nộp mình cho các cô ấy, nộp mình cho bệnh viện, để họ cởi bỏ quần áo đặt tôi lên giường và dùng tay xoa bóp, tôi thèm muốn được có bàn tay họ trên người, những bàn tay biết đụng chạm. Chẳng phải ta thuê những người ấy, những cô gái ấy, những đứa trẻ ấy, để có được bàn tay của họ đụng chạm và xoa bóp đấy ư? Nếu không thì bàn tay của họ sẽ héo đi và không còn đáng yêu nữa. Ta đã đem ánh sáng đến cho họ và gọi họ là thiên thần, họ đến từ cõi chết của đêm tối và bảo ta đã đến lúc ra đi. Có lẽ thế. Nhưng có lẽ cũng vì họ đưa ra đổi mới một sự đụng chạm đã bị tan vỡ.
Vercueil nói nhỏ nhẹ "Bà hãy nói điều đó với con gái bà. Nó sẽ đến".
-         Không.
-         Bà nói ngay bây giờ đi. Bà gọi điện sang Mỹ nói với nó là bà cần nó ở đây.
-         Không.
-         Đừng để sau này mới nói. Vì lúc đó đã quá trễ. Nó sẽ không tha thứ cho bà đâu.
Phản ứng của anh ta như cái tát vào mặt.
Tôi nói "Có những điều anh không hiểu được. Tôi không hề có ý định gọi con gái tôi về. Tôi có nhớ nó nhưng không muốn nó về đây. Vì thế tôi mới gọi đó là nỗi nhớ. Nỗi nhớ phải đi một đường dài, đến cùng trời cuối đất".
Anh ta đáng khen ở chỗ không bị hoang mang vì câu chuyện vô nghĩa ấy. Anh ta nói "Tuỳ bà. Nếu bà không nói với con gái bà thì tuỳ bà".
Tôi nói "Anh có thể tin là tôi sẽ không nói với nó" (Sao tôi lại nói dối thế nhỉ). Giọng tôi có cái gì đó không kiềm chế được. "Tôi muốn nhắc để anh biết, đất nước này không bình thường đâu nhé. Dân chúng không được tự ý đi lại".
Anh ta không thèm đỡ lời.
-         Con gái tôi sẽ không về chừng nào mọi thứ ở đây được thay đổi. Nó đã thề như vậy. Nó sẽ không trở về cái đất Nam Phi như nó, anh và tôi đã biết. Chắc chắn nó sẽ không làm đơn xin với – có thể gọi họ là gì nhỉ? – với những kẻ đó để xin phép về. Nó bảo nó sẽ về khi nào những kẻ đó bị treo ngược lên cột đèn. Lúc đó nó sẽ tới để ném đá vào chúng và được nhảy nhót trên đường phố.
Vercueil nhe răng cười toe toét, răng anh ta vàng khè như răng ngựa già.
Tôi nói "Anh không tin điều tôi nói, nhưng có lẽ một ngày kia anh sẽ gặp nó và sẽ thấy. Nó rất sắt đá. Tôi không muốn nó phản bội lời thề".
Anh ta nói "Bà cũng sắt đá đấy chứ".
Rồi hai người im lặng. Có gì đó đổ vỡ trong tôi.
Tôi buột miệng nói "Nghe anh nói như có gì đó đổ vỡ trong tôi vậy. Nếu tôi cũng sắt đá thì không có gì đổ vỡ như thế được". Rồi tôi không biết nói gì hơn.
Mấy người đàn bà khi nãy chúng tôi gặp trong thang máy đi qua đó. Một người đàn ông nhỏ bé mặc đồ xanh đội mũ trắng đi kèm. Anh ta đưa họ lên xe rồi chở đi.
Vercueil hỏi "Con gái bà đã làm gì mà phải bỏ đi?"
-         Nó không làm gì hết. Nó chỉ chán thôi. Nó không muốn về nữa. Nó tìm một cuộc sống khác. Nó có chồng, lập gia đình. Làm như thế là tốt hơn cả, có nghĩa hơn cả.
-         Nhưng nó có quên đâu.
-         Không, nó không quên. Nhưng tôi phải nói rằng người ta sẽ quên dần. Tôi không thể hình dung được nhưng điều đó sẽ xảy đến. Nó nói "Tôi sinh ra ở Châu Phi, ở Nam Phi". Tôi đã nghe nó dùng câu nói đó khi nói chuyện. Hình như đấy chỉ là nửa câu đầu. Chắc còn nửa câu sau nhưng không nghe nó nói. Thế là câu nói lơ lửng trong không khí như trẻ sinh đôi bị lạc nhau vậy. "Tôi sinh ra ỏ Nam Phi và sẽ không bao giờ trở lại nơi đó nữa". "Tôi sinh ra ở Nam Phi và một ngày kia tôi sẽ trở về". Chả biết câu nào lạc với câu nào.
-         Vậy nó là người biệt xứ.
-         Không nó không phải là kẻ biệt xứ. Chỉ có tôi mới là người biệt xứ.
Anh ta đã biết nói chuyện với tôi. Đã biết nghe chuyện. Tôi chợt muốn dừng lại, muốn bảo anh ta "Nói chuyện với anh rất vui!" nhưng rồi tôi im lặng và lại ứa nước mắt.
Tôi không biết anh ta có con hay không. Tôi cũng không biết đàn ông có nghĩ như vậy không. Nhưng khi có một đứa con trong mình, thì ta cho nó cuộc sống của ta, nhất là với đứa con đầu lòng. Cuộc sống không còn đi một mình nữa, cuộc sống không còn là của mình nữa, mà là của đứa bé. Vì thế thật sự là ta không chết, ta chỉ đơn giản chuỷên giao cuộc sống, cuộc sống đã có một lúc ở trong ta nay được để lại sau. Như anh thấy đó, tôi chỉ là một cái vỏ mà con tôi đã để lại. Cái gì xảy đến với tôi không quan trọng. Cái gì xảy đến với người già không quan trọng. Thật tình tôi không mong anh hiểu cho một kẻ ra đứng bên lề cái lúc sắp ra đi cũng đáng sợ vậy. Dù chỉ được chạm đầu ngón tay thôi, người ta cũng không muốn bỏ đi.
Lúc này Florence và con cô ta đã ra, đang đi đến chỗ chúng tôi.
Vercueil nói "Lẽ ra bà nên sang đó với con gái bà".
Tôi cười đáp "Tôi không đủ tiền đê sang chết bên Mỹ. Không ai có thể làm thế, trừ người Mỹ".
Florence nhảy vào ngồi phịch xuống ghế sau, làm xe chao đảo.
Tôi hỏi "Có thấy nó không?"
Cô ta đáp "Có". Mặt cô ta lạnh tanh. Bheki bước vào ngồi cạnh.
Tôi hỏi "Rồi sao nữa?"
Florence đáp "Có tìm thấy nó, nó nằm trong bệnh viện này".
-         Nó khoẻ chứ?
-         Nó khoẻ.
Tôi bực mình "Tốt. Cám ơn cô đã cho biết".
Xe chạy đi. Mọi người im lặng. Về đến nhà, Florence mới nói "Họ để nó nằm trong bệnh viện cùng với mấy ông già. Khiếp quá. Có một ông điên, suốt ngày hét la chửi thề, các cô y tá sợ không dám đến gần. Sao họ lại để thằng bé nằm trong phòng đó cơ chứ. Chỗ nó nằm không phải là bệnh viện mà là phòng chờ tang lễ".
Phòng chờ tang lễ. Mấy chữ đó cứ luẩn quẩn trong óc tôi. Tôi định ăn mà không còn bụng dạ nào ăn được.
Tôi tìm Vercueil trong lán củi. Anh ta đang làm gì đó với chiếc giày dưới ánh nến. Tôi nói "Tôi trở lại bệnh viện. Anh đi với tôi được không?"
Căn phòng Florence mô tả ở tận cuối ngôi nhà và còn phải đi xuống hầm, qua bếp mới đến được chỗ ấy.
Đúng như cô ta nói, một người đầu cạo trọc lóc gầy như cái que, ngồi trên giường, đập tay vào đùi, miệng hát oang oang. Lưng ông ta đeo dải băng đen buộc xuống chân giường. Ông ta hát gì? Tôi không nhận ra lời bài hát ấy. Tôi đứng ngoài cửa không dám vào, sợ trông thấy tôi ông ta sẽ thôi hát và giơ cánh tay gầy guộc đen xì vào mặt tôi chăng.
Vercueil nói "Hoang tưởng. Ông ta mắc bệnh hoang tưởng".
Tôi khẽ đáp "Không, còn tệ hơn thế".
Vercueil nắm khuỷu tay tôi, tôi để cho anh ta dẫn vào.
Hai chiếc bàn dài ở giữa phòng để một đống khay. Một người ho khạc ra một đám trắng, y như phổi ông ta bị rách. Vercueil nói "Trong góc kia".
Thằng bé không biết chúng tôi là ai. Tôi cũng không nhận ra thằng bé mà ngón tay của tôi đã dính bết máu của nó. Đầu nó băng kín, mặt nó sưng vù, cánh tay trái bó vào người, nó mặc bộ đồ xanh nhạt của bệnh viện.
Tôi bảo "Cậu đừng nói. Chúng tôi đến xem cậu có bị gì không thôi".
Nó hé đôi môi sưng vù rồi ngậm lại.
Cậu có nhớ ra tôi không? Tôi là bà cụ được mẹ của Bheki giúp việc đấy. Sáng nay mọi việc xảy ra như thế nào tôi đã biết. Cậu cố khoẻ lại đi. Tôi đem cho cậu ít trái cây này. Tôi để quả táo và quả lê lên chiếc bàn nhỏ.
Nó không có biểu hiện gì.
Lúc trước tôi đã không thích thằng bé này. Bây giờ tôi cũng không thích. Trong lòng tôi chẳng có tí cảm tình gì đối với nó. Có những người mới gặp đã có ngay cảm tình, có những người vừa thấy mặt đã không ưa. Thế ra thằng bé này không giống như Bheki. Nó không có sức quyến rũ. Nó có cái gì đó như ngu ngốc, cố tình ngu ngốc, ngang bướng, khó bảo. Nó là một trong những đứa trẻ sớm có kiểu nói như ông cụ, mới mười hai tuổi đã vứt lại thời niên thiếu, biến thành thứ người già dặn. Loại người đơn giản thì khác, nhanh nhẹn, tháo vát, biết chịu đựng hơn người thường, không hoài nghi, không thành kiến, không đùa cợt, không ham muốn, rất vô tư lự. Lúc nó nằm trên hè đường tôi đã tưởng nó sắp chết nên cố cứu nó. Thật lòng tôi nghĩ bỏ sức cứu người khác còn hơn.
Tôi nhớ có lần tôi nuôi một con mèo, một con mèo mướp già bị sưng miệng không há ra được. Tôi đem nó về từ lúc nó quá yếu không cựa quậy nổi, cho nó uống sữa bằng ống, uống thuốc kháng sinh. Lúc nó khoẻ, tôi thả nó ra và vẫn cho nó ăn. Quanh năm nó chỉ sang nhà hàng xóm ăn vụng. Rồi nó biến đâu mất. Vậy mà suốt thời gian ấy, kể lúc nó ốm đau được tôi ôm trên lòng, nó vẫn cưỡng lại và đối với tôi như kẻ thù. Tôi thấy thằng bé này đối với tôi cũng thế. Tuy mở mắt nhưng nó không thấy gì, không nghe tôi nói gì.
Tôi quay sang Vercueil nói "Ta đi chứ?" Tôi chợt sờ vào tay kia của thằng bé, do ý thức xui giục.
Tôi chỉ sờ bằng đầu ngón tay thôi, nhưng cảm thấy như nó khó chịu, nó rụt tay lại như bị điện giật.
Tôi tự nhủ: chỉ là tôi thay mặt mẹ cậu không có mặt thôi. Rồi tôi nói to cho nó nghe thấy "Đừng vộii xét".
Đừng vội xét? Tôi nói thế nghĩa là sao? Nhưng tôi không hiểu thì ai hiểu? Chắc chắn nó không hiểu. Trong trường hợp này nó càng khó hiểu. Mấy lời nói đó buộc khỏi miệng đã như lá rụng. Lời nói của đàn bà chẳng có gì đáng kể, lời nói của một bà già lại càng không đáng kể, nhất là của đàn bà da trắng.
Đúng, tôi là người da trắng. Khi nghĩ đến người da trắng, tôi thấy gì? Tôi thấy bầy cừu (bầy, chứ không phải một con) ăn cỏ trên cánh đồng bụi bậm, dưới ánh nắng chói chang. Tôi lại nghe tiếng vó ngựa rầm rập, rồi một loạt những tiếng khác lộn xộn, nghe quen như tiếng be be của bầy cừu gọi nhau. Rồi thấy đám lợn rừng, mắt trắng dã ở đâu chạy đến, nhe răng gầm gừ "Chết! Chết!". Thật chẳng hay gì, nhưng thằng bé rụt lại không muốn bị một bà già da trắng chạm vào tay nó, dù người đó không phải là tôi.
Tôi lại cố giải thích.
Tôi nói "Trước khi về nghỉ hưu, tôi là giáo viên, tôi dạy học".
Vercueil đứng bên kia giường nhìn tôi chằm chặp, nhưng tôi đâu có nói chuyện với anh ta.
Tôi nói tiếp "Nếu cậu dự lớp Thucydides, có thể cậu biết qua về những gì xảy đến cho nhân loại trong thời kỳ nhân loại sinh ra ta và sống với ta ấy".
Mắt thằng bé như mơ màng, lòng trắng đục mờ, con ngươi lờ đờ, đen như mực in. Tuy đã được uống thuốc an thần, nó biết là tôi đứng đó, biết tôi là ai, biết tôi đang nói với nó. Biết nhưng nó không nghe, cũng như nó chưa bao giờ nghe bất cứ giáo viên nào, ngồi như phỗng ở cuối lớp, nói gì cũng không vào tai, chỉ chờ chuông báo hết giờ.
-         Thucydides viết về những người làm ra luật lệ và tuân theo luật lệ. Cũng theo luật lệ họ đã giết chết toàn bộ giai cấp thù địch không trừ một ai. Tôi chắc hầu hết những ai đã chết đều cảm thấy hình như người ta đã mắc một sai lầm ghê gớm, vì dù luật lệ là thế chăng nữa  cũng không thể nhắm vào họ. Lúc bị cắt cổ, lời cuối cùng họ thốt ra là "Tôi…!". Tiếng "Tôi" ấy là sự phản kháng, một tiếng ngoại lệ.
-         Có ngoại lệ không nhỉ? Sự thật là nếu có thể nói, tất cả chúng ta đều đòi có ngoại lệ. Mỗi điều lệ đều có trường hợp riêng. Tất cả chúng ta đều đòi được hưởng cái lợi của sự hoài nghi.
-         Nhưng có những thời người ta không có quyền nghe những điều ấy, những ngoại lệ ấy, những khoản nhân từ ấy. Không có thì giờ, thế là ta phải qua luật lệ. Thật thảm hại, cực kỳ thảm hại. Đó là những gì anh có thể học được ở Thucydides. Rất tiếc là chúng ta đang bước vào một thời buổi như vậy. Chúng ta bước vào đó với tráii tim chìm đắm. Chẳng thể hoan nghênh được.
Bỗng nó rụt tay kia vào dưới chăn, đề phòng tôi chạm vào nữa.
Tôi nói "Thôi chào, chúc cậu ngủ ngon, ráng mau khoẻ lại".
Ông già ngoài kia không hát nữa. Bàn tay ông ta vỗ đêu lên đùi như đôi cá sắp chết. Mắt ông ta trợn ngược, nước dãi chảy xuống cằm.
Xe không chạy được. Vercueil lại phải đẩy.
Tôi nói "Thằng bé đó khác với Bheki, rất khác".
Hôm nay tôi đã nói hơi nhiều, không kiềm chế được. "Tôi không muốn tỏ ra như vậy, nhưng nó làm tôi bực mình. Tôi rất tiếc Bheki đã bị ảnh hưởng của nó. Nhưng tôi biết sẽ có hàng vạn đứa như nó. Nhiều hơn loại như vậy. Thế hệ đang lên đấy".                  
Chúng tôi về nhà. Tuy không mời, anh ta vẫn theo vào.
Tôi nói "Tôi phải đi ngủ đây. Mệt quá rồi". Anh ta không có ý bỏ đi. "Anh có muốn ăn gì không?"
Tôi đem thức ăn để trước mặt anh ta, uống thuốc đầy đủ rồi chờ đó.
Anh ta dùng tay khoằm cắt một lát bánh, phết bơ rồi cắt phô mai. Móng tay của anh ta rất bẩn. Không biết anh ta đã sờ vào những gì nữa. Thế mà đây lại là người tôi thổ lộ tâm tình, là người tôi rất tin cậy. Tại sao tôi lại đi con đường ngoằn ngoèo đến thế nhỉ?
Đầu óc tôi như cái ao để ngón tay anh ta thọc vào khuấy. Không có ngón tay ấy, nó lắng đọng, tù hãm.
Một con đường không có hướng. Không hướng thì tự tìm ra hướng. Đi như con cua vậy.
Móng tay bẩn của anh ta thọc vào tôi.
Anh ta nói "Trông bà rầu rĩ lắm".
"Tôi rất mệt".
Anh ta nhe bộ răng dài nhai bánh.
Anh ta chỉ nhìn không nói gì. Ở người anh ta vẫn còn phảng phất hơi rượu. Rượu làm cho dịu, giữ cho người ta bớt giận dữ. Nó giúp ta tha thứ. Anh ta uống rượu từ tiền trợ cấp. Suốt đời anh ta sống bằng trợ cấp. Anh ta là ông V. mà tôi nói đến. Nói và viết. Nói để mà nói. Còn đối với thế hệ đang lên, không uống rượu, cũng không nói chuyện được, chỉ có có thể dạy thôi. Bàn tay và móng tay chúng sạch sẽ. Chúng là những người theo thánh giáo mới, nắm luật lệ, tuân thủ luật lệ. Chúng ghét rượu là thứ làm yếu luật lệ, làn tan cả luật lệ. Chúng hoài nghi tất cả những gì lười biếng, chịu đựng, chỉ biết quanh quẩn một xó. Chúng hoài nghi những bài diễn văn nói loanh quanh.
Tôi nói "Tôi cũng ốm nữa, ốm và mệt. Mệt và ốm. Tôi có đứa con trong bụng mà không đẻ ra được. Không thể đẻ vì nó sẽ không ra đời. Vì nó không thể sống ở ngoài tôi được. Nó là tù nhân của tôi hoặc tôi là tù nhân của nó. Nó đập cửa mà không thể bỏ đi. Ngày nào cũng diễn ra như vậy. Đứa con bên trong đang đập cửa. Con gái tôi là đứa con đầu lòng. Nó là cuộc sống của tôi. Đứa này là đứa thứ hai. Đứa của kiếp sau. Tôi không cần đến. Anh có muốn xem ti vi không?"
-         Tôi tưởng bà muốn đi ngủ?
-         Không, bây giờ không chỉ còn mình tôi nữa. Dù sao đứa con trong tôi cũng đập rất mạnh. Nó đã uống thuốc rồi, đang ngủ lơ mơ. Anh thấy đấy, bao giờ tôi cũng uống hai viên. Một cho tôi, một cho nó.
Chúng tôi ngồi bên nhau trên ghế dài. Người có bộ mặt hồng hào đang được phỏng vấn. Hình như anh ta là chủ một trại thú, cho các hãng phim thuê voi và sư tử.
Người phỏng vấn hỏi "Xin anh kể cho nghe về một loài vật hải ngoại anh đã từng gặp".
Tôi đứng dậy nói "Để tôi đi pha trà".
Vercueil hỏi "Trong nhà còn gì khác không?"
Rượu anh đào.
Tôi cầm chai rượu anh đào quay lại thấy anh ta đang đứng ở kệ sách. Tôi tắt ti vi rồi hỏi "Anh đang xem gì vậy?"
Anh ta giơ một cuốn sách nặng.
Tôi nói "Anh sẽ thấy cuốn đó rất hay. Người đàn bà đó đã cải trang làm đàn ông, đi qua cả Palestine kỳ bí. Đó là thế kỷ trước. Bà ta là một trong những phụ nữ Anh rất dũng cảm. Nhưng bà ta không chụp hình. Ảnh là của một tay minh hoạ nhà nghề".
Chúng tôi cùng giở trang. Người minh họa đã khéo vẽ nên những bức ảnh cắm trại dưới ánh trăng, những núi đá lởm chởm trên sa mạc, những đền miếu hoang tàn với không khí bí ẩn. Chưa ai làm được như vậy để biến Nam Phi thành một vùng đất bí ẩn. Bây giờ thì quá muộn rồi. Trong đầu óc mọi người thì vùng đất này chỉ còn là nơi bằng phẳng, chói chang, không có bóng râm cũng không có chiều sâu.
Tôi nói "Anh thích gì cứ đọc. Trên gác còn có nhiều sách. Anh thích đọc sách không?"
Vercueil bỏ sách xuống nói "Bây giờ tôi đi ra ngoài đây".
Tôi chợt thấy lúng túng. Sao thế? Nói thật ra là tôi không ưa cái mùi của anh ta. Vì tôi không hề nghĩ đến Vercueil mặc đồ lót. Trông chân anh ta gầy gò hơn. Móng chân xù xì, xương xẩu.
Tôi nói "Tôi hỏi anh một câu được không? Trước kia anh sống ở đâu? Tại sao anh bắt đầu đi lang thang?"
Vercueil đáp "Tôi sống ở biển. Tôi đã nói với bà điều đó rồi".
-         Nhưng người ta đâu có sống ở biển. Đâu có thể đẻ ở biển. Anh có ở biển suốt đời đâu?
-         Tôi làm trên tàu kéo.
-         Rồi sao?
Anh ta lắc đầu.
Tôi nói "Tôi chỉ hỏi thế thôi. Chúng tôi thích biết một chút về những người ở gần mình. Điều đó hoàn toàn là tự nhiên".
Anh ta nhếch mép cười, một bên răng nanh chĩa ra vừa dài vừa vàng. Tôi nghĩ bụng anh ta còn giấu giếm những gì. Nhưng là điều gì? Một tình yêu bi thảm chăng? Hay là tù tội chăng? Rồi tôi cũng mỉm cười.
Cả hai chúng tôi đứng cười, mỗi người có lý do riêng để mà cười.
Tôi nói "Nếu anh thích, cứ việc ngủ trên ghế dài"
Anh ta lưỡng lự. "Con chó thường ngủ với tôi".
Hôm qua tôi có thấy con chó đâu?
Nếu tôi không về, nó cũng không đến.
Hôm qua tôi không thấy con chó. Chừng nào anh ta không cho nó ăn thì nó cần gì biết anh ta ngủ ở đâu. Tôi ngờ rằng anh ta bịa chuyện con chó như nhiều đàn ông thường bịa chuyện về vợ đang chờ ở nhà. Mặt khác, có lẽ vì con chó mà tôi tin anh ta. Chó thường đánh hơi được người xấu, nó còn biết đi tuần tiễu nữa.
Con chó chả làm tôi ấm lên chút nào. Nhà đã quá nhiều mèo rồi. Mèo với đàn bà là đủ. Còn anh ta, sau khi lang thang trên biển với chiếc tàu kéo, chẳng qua là bị rơi vào đây thôi.
Tôi nói "Tuỳ anh". Tôi để anh ta đi ra, làm như không để ý trên tay anh ta còn cầm chai rượu anh đào. Tôi nghĩ bụng thật đáng thương hại. (Đó là ý nghĩ của tôi khi những viên thuốc kéo tôi vào giấc ngủ). Vào lúc hiếm hoi này hai chúng tôi có thể cùng ở trong nhà được chứ, tôi trên gác, anh ta dưới nhà. Như vậy ban đêm tôi có sẵn người. Dù sao mỗi khi cần đến là có người để tôi gọi trong đêm tối. Là mẹ hay ai thì cũng sẵn sàng cho mẹ được.
Từ khi tôi tuyên  bố với Florence là sẽ làm đơn gởi đến Quảng trường Caledon định kiện hai viên cảnh sát, nhưng hình như họ chỉ cho phép kiện nếu có "người trực tiếp liên quan".
Viên sĩ quan ở bàn thường trực nói "Bà cho biết đặc điểm, rồi chúng tôi sẽ điều tra. Tên hai thằng bé là gì?"
-         Không được phép của chúng nó, tôi không thể nói ra tên.
Anh ta đặt bút xuống. Đó là một thanh niên, gọn gàng  sạch sẽ, một trong những lớp cảnh sát mới được đào tạo qua loa ở Cape Town để có thể đối phó với những người chủ trương tự do nhân văn chủ nghĩa.
Tôi nói "Tôi không biết anh có tự hào với bộ đồng phục ấy không, nhưng các đồng nghiệp của anh ở ngoài phố đã làm nó mất thể diện. Họ còn làm tôi mất thể diện nữa. Tôi lấy làm xấu hổ. không phải xấu hổ cho họ mà xấu hổ cho tôi. Anh không cho tôi kiện vì anh bảo tôi không liên quan. Nhưng tôi rất liên quan, trực tiếp liên quan nữa kia. Anh hiểu tôi nói gì không?"
Anh ta không trả lời, đứng thẳng người, cảnh giác sẵn sàng với những điều sẽ xảy ra. Người đằng sau anh đang xem giấy tờ, làm như không nghe thấy gì. Nhưng chẳng có gì đáng sợ. Tôi không còn gì để nói, hoặc ít nhất cũng chả còn bụng dạ nào nghĩ ra điều gì.
Vercueil ngồi đợi trong xe ở phố Buitenkam. Tôi nói "Tôi thật là ngu ngốc", và suýt khóc. Tôi đã bảo họ "Các anh làm cho tôi xấu hổ". Có lẽ họ đang cười nhau Eke ou kruppel dame met die kaffertjie. Nhưng làm sao tôi nghĩ thế nào khác được? Có lẽ tôi nên đơn giản mà tự nhận rằng từ nay trở đi phải sống và sống trong cùng sự nhục nhã. Có lẽ nhục nhã chỉ là cái tên dành cho những gì tôi thường cảm thấy thôi, không hơn gì. Cái đó dành cho lối sống của những người sống mà nghĩ thà chết còn hơn.
Nhục nhã. Chịu cúi đầu. Chết trong cái sống.
Hai người im lặng một lúc lâu.
Vercueil nói "Bà cho tôi vay mười rand được không? Đến thứ năm tôi mới có tiền trợ cấp. Hôm ấy tôi  sẽ trả lại cho bà".

<< CHƯƠNG 1 | CHƯƠNG 3 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 926

Return to top