Trái với những lời đồn thổi, không phải tất cả sự nghiệp của Navarre đã diễn ra trong những cơ quan tham mưu ở hậu phương. Là học sinh trường sĩ quan hồi mười chín tuổi, ông đã chiến đấu trên mặt trận Pháp từ tháng Năm năm 1917 đến cuối Đại chiến lần thứ nhất. Sau đó ông được điều sang Syrie, ở đó ông đã chiến đấu hai năm chống lại người A-rập nổi dậy. Sau một thời kỳ ở Đức trong đội ngũ lực lượng chiếm đóng Pháp rồi một khóa học ở Trường Chiến tranh, từ năm 1930 đến năm 1934, ông đã tham gia những chiến dịch bình định ở Maroc. ông bắt đầu phục vụ trong Phòng Nhì vào năm 1937, và trong những năm 1938-1940, ông chỉ đạo tiểu ban nước Đứe. Trong thời kỳ Đức chiếm đóng, ông tham gia cơ quan tình báo của láng chiến. Tháng Mười Một năm 1944, trong chiến dịch Alsace, ông chỉ huy trung đoàn trinh sát xe bọc thép, trung đoàn 5 spahis, mà ông đưa sang Đức Sau một thời gian chỉ huy một vùng ở Algérie và giữ một cương vị tham mưu ở Đức, ông được đưa lên đứng đầu sư đoàn thiết giáp 5 D.B. đóng tại Đức Sau đó ông được đề bạt làm tham mưu trưởng của viên tổng tư lệnh các lực lượng trên bộ miền trung Châu âu của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương. Được lời giới thiệu của thống chế Juin, thủ tướng René Mayer phong ông làm tơng chỉ huy ở Đông Dương. Khi đó, Navarre về mọi phương diện là một sĩ quan. đặc biệt thích hợp để làm tròn cái nhiệm vụ . quân sự được giao cho. Đành rằng ông. chưa bao giờ chiến đấu ở Đông Dương nhưng ông có kinh nghiệm chống chiển tranh du kích. Vả lại sự không có những tiên kiến được coi như một lợi thế. Mặt khác, việc đã từng giữ một chức vụ ở khối quân sự Bắc Đại Tây Dương sẽ cho phép ông có thể đặt chiến tranh Đông Dương vào bối cảnh chung. Cuối cùng, do những hoạt động của ông ngay trước và trong Đại chiến Thế giới lần thứ hai, chắc chắn ông sẽ thấy tất cả tầm quan trọng của công tác tình báo. Dù rằng cuộc ra đi của tướng Salan có kéo theo sự ra đi của nhiều người khác, nhưng người ta không thể nói rằng Navarre chỉ tìm thấy ở Đông Dương những phụ tá thiếu kinh nghiệm. Vả lại nếu muốn, ông có thể yêu cầu những người của Salan ở lại dù chỉ tạm trong một thời gian. Hoàn toàn ngược lại, ông có vẻ thích thú được đặt vào các vị trí chủ chốt những người tự mình chọn lựa lấy.
Vậy cho nên ông ta chẳng cản trở gì sự ra đi c ỉa viên tư lệnh vùng then chốt Bắc Việt Nam, trung tướng Linarès và sự thay thế ông ta bằng một viên thiếu tướng trẻ hơn nhiều cho tới lúc đó là sư trưởng sư đoàn dã chiến số 2 Bắc Kỳ, tướng Cogny.
Về thể chất và tinh thần, vị này trái ngược hẳn với vị tơng tư lệnh mới. Bốn mươi tám tuổi, cao một mét chín mươi hai, ông ta chắc hẳn là viên tướng Pháp duy nhất đồng thời tốt nghiệp bách khoa, tốt nghiệp khoa khoa học chính tn và là tiến sĩ luật (do sở thích riêng của mình hướng về các môn khoa học chính trị và luật, ông đã "lén lút" giành được hai cái bằng đó trong thời gian đang theo học một lớp quân sự nâng cao). Được binh sĩ yêu quý, không đếm xuể những cuộc chinh phục đàn bà, ông đã từng là một trong những đứa con cưng của thống chế de Lattre de Tassigny và đã thừa hưởng của ông này tính thích cái hào nhoáng quân sự.
Bản lí lịch của ông khẳng định: "Phải lúc giận giữ lắm thì ông nổi khùng lên, nhưng tự trấn tĩnh lại ngay và không bao giờ để bụng". Jules Roy, một nhà văn có thiện cảm với ông, đã miêu tả ông như là một người "bị cấp trên ghét vì hay cãi khi nhận lệnh", và cũng vì cái tính dễ bị chạm nọc:
Chỉ một lời nói cũng có thể làm Cogny chạnh lòng một cách sâu sắc. Ngấm đòn đau, chẳng bao giờ ông ta tha thứ. Giỏi thế công và thế thủ, ông ta cắm đầu nhảy xổ vào ngườ mà ông coi là phải chịu trách nhiệm về vết thương của mình và giày xéo dẫm đạp lên người đó.
Không còn gì nghi ngờ về tính chất xác thực của nhận xét trên. Chỉ cần đọc lời đánh giá mà mười năm sau Cogny đã phát biểu về vị tổng chỉ huy cũ của mình trĐng cái mà ông ta gọi là "lời sám hối tự nguyện . Vậy mà Cogny chính là người được Navarre chỉ định vào ngày 28 tháng Năm năm 1953 đứng ra lãnh đạo cái chỉ có thể là giai đoạn quyết định của một cuộc chiến tranh đã kéo dài từ hơn tám năm nay. Đồng thời Navarre đã thông báo cho ông ta biết việc đề bạt ông lên cấp trung tướng.
Navarre đã làm nhiều cuộc thay đổi trong bộ tham mưu của ông. Nhất là ông đã chỉ thị cho tướng Gambiez, tham mưu trưởng của mình, phải đưa vào bộ tham mưu những sĩ quan hải quân và không quân để làm tăng thêm tính chất liên quân, phải giảm quân số và sửa đổi hoàn toàn lôi làm việc để hướng bộ tham mưu vào tác chiến nhiều hơn là vào hành chính và hậu cần. Với lòng mong muơn trả lại cho quân sĩ cái khí thế mà de Lattre de Tassigny đã gây dựng cho họ, ông đã bỏ một tháng trời để tiếp xúc, hội họp, và đi khắp nơi, không nề hà nguy hiểm có thể đến với mình. ông đặc biệt quan tâm đến các cứ điểm lục quân - không quân Lai Châu và Nà Sản. Lần ông đi thăm Nà Sản, máy bay ông đã nhiều lần bị trúng đạn cao xạ địch. Thậm chí ông đã đi thanh tra một căn cứ đánh du kích ở trên núi, sầu trong đất Việt Minh, điều mà các người tiền nhiệm ông chưa ai làm. Chính trong một lần đi thăm viếng Nà Sản, ông đã làm quen được với đại tá Louis Berteil, tư lệnh binh đoàn cơ động số 7, một sĩ quan tốt nghiệp Trường Chiến tranh, khá lâu trước trận Điện Biên Phủ chưa hề có bạn trong hàng ngũ đồng đội. Cái thói sính văn chương và những câu công thức cầu kỳ của ông đã gây nên không khí vui vẻ trong phòng ăn tập thể của sĩ quan. Trong những công thức đó - người ta gán cho ông nhiều nhưng không phải tất cả đều là của ông ta - công thức nổi tiếng nhất là cái mô tả căn cứ lục quân - không quân Nà Sản như là "tấm lá chắn gián tiếp có hóa trị hai che đỡ cho Lào và châu thổ sông Hồng . ít lâu sau Berteil được điều lên bộ tham mưu của tơng tư lệnh làm cục phó cục tác chiến