Tiểu đoàn dù 1 B.P.C. (tiểu đoàn trưởng Jean Souquet), từ 6 giờ 30 sáng vẫn đợi máy bay ở Hà Nội, đã tới yểm trợ cho tiểu đoàn 6 B.P.C. trong nỗ lực cuối cùng của nó. Với quân số 911 người trong đó có 413 người Việt, tiểu đoàn 1 B.P.C. chắc hẳn là tiểu đoàn dù lớn nhất Đông Dương. Nó bắt đầu lên máy bay vào lúc 13 giờ 30: 30 máy bay vận tải C47 chở 722 lính dù và 28 kiện trang thiết bị. Cuộc thả dù của nó hồi 15 giờ xuống "Natacha", lúc này đã hoàn toàn nằm trong tay bính lính tiểu đoàn dù 6 B.P.C., đã diễn ra hầu như không có gì trục trặc, chỉ trừ có một lính dù của đại đội 3 tiếp đất thì chạm trán một người lính Việt Minh và giết luôn, và bốn-người ìính dù khác đã bị thương vì đạn lạc trong quá trình nhảy. Theo lệnh của những huấn luyện viên nhảy dù, mười một người gặp sự cố về những trang thiết bị mang theo, phải ở lại máy bay, không nhảy.
Tiểu đoàn dù 2/1 R.C.P. của Bréchignac đã là nạn nhân của cái bất tiện của những cuộc nhảy dù đông người: nó được thả không tốt và bị phân tán trên một khoảng diện tích quá rộng. Ngoài ra nhiệm vụ phải bảo vệ chỉ huy sở của binh đoàn không vận nhảy dù xuống cùng với nó đã làm chậm những cố gắng của nó để đến tiếp ứng cho hai tiểu đoàn khác đang thanh toán những điểm phòng ngự của địch ở bên trong và quanh Điện Biên Phủ. Thêm nữa hoạt động của nó còn kém đi hiệu quả do liên lạc radio với các đơn vị khác không tốt. Sự chậm trễ ấy dẫn tới kết quả ìà không khoá được hết các đường dẫn tới những cánh rừng rậm bên dòng Nậm Rốm phía nam Điện Biên Phủ, khiến phần lớn quân địch đã tẩu thoát được. Dù sao thì khi trời đổ tối, tiểu đoàn 2/1 R.C.P. cũng tới được rìa làng phía đông nam và bắt được hên ìạc với hai tiểu đoàn kia. Cuộc hành binh "Castor" đã đạt được mục tiêu thứ nhất của nó.
Nhìn chung bộ tổng chỉ huy có đầy đủ lý do để hài lòng. Binh đoàn không vận G.A.P. 1 đã thả dù được 1827 người xuống một vị trí có phòng ngư ở sâu 350 kilômét trong lòng địch và chiếm được vị trí ấy sau chưa đến 6 giờ chiến đấu, với những thiệt hại không lấy gì làm cao: 11 chết và 25 bị thương. Cuộc thả dù trang thiết bị xuống D.Z. "Octavie" đã triển khai từ lúc xế trưa. Sau một lúc đầu lộn xộn, hình như đó là cái giá bình thường phải trả của mọi cuộc hành binh không vận, việc chỉ huy đã diễn ra một cách suôn sẻ. Tốp liên lạc với không quân (đại uý Pierre Lorillon) nhảy xuống cùng với tiểu đoàn 6 B.P.C., đã bố trí gần bên chỉ huy sở của Bigeard ở mỏm nam "Natacha".
Vào lúc 16 giờ 2 phút, hai trực thăng H-19-B chở từ Lai Châu tới ba máy thu phát, trong đó hai là máy siêu tần và mốt là máy cao tần. Nhờ những điện đài đó, những người kiểm soát hàng không tiền tiêu có thể trực tiếp liên hệ với các máy bay vận tải, các máy bay B26 của phi đội ném bom 1/25 "Tunisie", cũng như với các đài S.C.R. - 300 của các tiểu đoàn dù. Rồi hai chiếc trực thăng lại bay đi, mang theo những thương binh nặng nhất.
Những tổn thất về binh khí kỹ thuật là do dù rơi phân tán. Các khẩu súng cối và đại bác không giật kiểm thấy thiếu sẽ được tìm thấy sáng hôm sau, nhưng 13 chiếc điện đài đã bị hư hỏng khi tiếp đất, điều đó giải thích những khó khăn mà các đơn vị đã gặp phải trong việc đặt liên lạc với nhau. Đã tìm thấy tại trận địa nhiều xác quân Việt Minh mặc quân phục, còn binh lính bị thương thì địch thường chở đi cho nên chỉ có 4 người rơi vào tay quân Pháp. Trong khi đó thì quân dù chỉ thu được 10 khẩu tiểu liên và 1 trung liên, điều đó nói lên nhiều về kỷ luật của quân Việt Minh. Vào lúc trời đổ tối ba tiểu đoàn đã bố trí thành vòng tròn xung quanh làng. Bigeard đặt chỉ huy sở của mình ở bên trong. Tiểu đoàn dù 1 B.P.C., lúc này đã được tăng cường hai cụm pháo dã chiến của trung đoàn khinh pháo 35 R.A.L.P. và một đại đội cối 120 ly, làm nhiệm vụ canh gác "Natacha". Một trạm phẫu thuật dù cũng được thiết lập, ở đó cha Chevalier động viên những người bị thương và làm lễ lâm chung cho những người hấp hối. Ngày đầu tiên của trận Điện Biên Phủ đã diễn ra như vậy đó.
Ngày 21 tháng Chạp năm 1953, binh đoàn không vận số 2 và toàn bộ bộ tham mưu của cuộc hành quân do tướng Gilles đứng đầu được thả dù xuống thung ìũng. Tướng Gilles, trước đó đã cẩn thận bỏ con mắt giả bằng thủy tinh của mình vào túi ngực bộ trang phục nhảy dù, đã tiếp đất an toàn trên một ruộng lúa đã gặt. Viên chỉ huy G.A.P. 2, trung tá Pierre Langlais, nhảy dù lúc 8 giờ cùng với tiểu đoàn dù lê dương số 1 (B.E.P.) bị trẹo mắt cá khi tiếp đất. ông ta nguyền rủa cái không may của mình làm ông lỡ mất phần quan trọng nhất của cuộc hành binh, và sáng hôm sau đã bị chuyển về Hà Nội. Tiểu đoàn dù lê dương số 1 B.E.P. chỉ có bốn tai nạn trong khi nhảy cho một quân số 653 người, trong đó có 336 người Việt. Sau khi gấp dù lại một cách cẩn thận theo đúng điều lệnh, Gilles chậm chạp đi tới chỉ huy sở tạm thời của anh bạn mình, thiếu tá Bigeard. Dọc đường, ông ta bắt tay hai phóng viên nhiếp ảnh của lục quân, André Lebon và Daniel Camus đã nhảy dù xuống hôm trước cùng với 2/1 R.C.P.. Sau này Lebon mất một cẳng chân ở Điện Biên Phủ còn Camus thì mất tích trong một cuộc hành quân tử thần, cuộc hành quân đã dẫn ông ta cùng những người sống sót khác đến trại tù binh Việt Minh. Do sự có mặt của Gilles và bộ tham mưu của ông ta - là bộ tham mưu sư đoàn không vận (E.D.A.P.) - cuộc hành binh từ nay sẽ được chỉ huy từ Điện Biên Phủ.
Sự kiện lớn khác của ngày hôm đó là chuyến thả dù đầu tiên những trang thiết bị nặng xuơng D.Z. "Octavie". Nhưng công việc đã không diễn ra theo đúng như dự kiến. .Đặc biệt là hai máy bay Flying Boxcar Cii9 phải thả xuốlg hai cỗ xe ủi nặng bảy tấn. Thật là một quang cảnh kỳ vĩ khi được trông thấy thoát ra từ đuôi chiếc máy bay đầu một tấm dù nhỏ tiếp theo sau là một chiếc dù lớn mà cánh dù xòe ra rộng hơn 800 mét vuông có treo lủng lẳng phía dưới một chiếc bệ đặt cỗ xe ủi. Vì một lý do gì không rõ, cỗ xe ủi tuột ra khỏi dù và rơi xuơng một thửa ruộng, lún sâu tới 3 mét với một tiếng ầm như động đất. May mắn sao cỗ xe ủi thứ hai đã tiếp đất bình thường và người ta đã có thể dùng nó ngay để lấp những hố mà Việt Minh đã đào trên sân bay chính của Điện Biên Phủ.
Từ lúc này các phi hành đoàn dân sự có thể bắt đầu bay như mắc cửi giữa Hà Nội và thung lũng. Do không quân thiếu máy bay và phi hành đoàn, các hãng hàng không tư nhân vẫn thường cho thuê máy bay và phi hành đoàn của họ, ngay cả để thực hiện những cuộc vận chuyển trong những vùng tác chiến; đó là trường hợp đã xảy đến với "Castor . Vào lúc 6 giờ sáng ngày 21 tháng Chạp, các phi hành đoàn được tập trung tại chỉ huy sở của phi đoàn vận tải 1/64 "Béarn" ở sân bay Gia Lâm để nhận mệnh lệnh. Họ gồm những phi công quen với rừng núi, đã từng thực hiện hàng vạn giờ bay trong những điều kiện không thể tưng tượng được; những sân bay nhỏ tí bằng đất nện ở đáy những thung lũng lọt giữa núi; không có cọc tiêu, ít thông tin và thường là những thông tin không chính xác về khí tượng; các máy bay được bảo dưỡng một cách sơ sài Vì nhiệm vụ đòi hỏi các máy bay phải bay thành đội hình - điều mà các phi công dân dụng không quen - mệnh lệnh đưa ra đặc biệt cụ thể. Tuy vậy một tràng cười ròn tan đã đáp lại viên đại tá khi ông ta giải tán đám phi công và nói:
- Bây giờ tôi muốn gặp các hoa tiêu của các ông.
Ở Đông Dương, phi hành đoàn máy bay Dakota của các công ty tư nhân chỉ có ba người và chính các người lái kiêm luôn cả nhiệm vụ hoa tiêu.
Vào lúc 13 giờ 5 phút, khi tiểu đoàn dù xung kích số 8 thả xuống thung lũng người thứ 656 và kiện trang thiết.bị thứ 19 của nó thì trên trời đã diễn rạ một vòng đu quay thực sự những máy bay chậm chạp lượn tròn: máy bay bốn động cơ Privateer của phi đoàn 28, do tầm hoạt động xa của chúng đã được huy động đê ném bom xuống những con đường ra vào thung lũng; máy bay B26 nhỏ hơn và nhanh hơn; máy bay Bearcat giúp quân dù thanh toán những bộ phận của trung đoàn 148 đang rút lui; cuối cùng là những máy bay vận tải trong hai ngày đầu này đã trút xuống 190 tấn hàng. Tiểu đoàn 8 B.P.C., chỉ có năm người bị thương nhẹ do tai nạn trong khi nhảy, đã lập tức rời khỏi D.Z. "Natacha" để đi tham gia vào việc sửa sang sân bay. Dọc đường họ đã đi qua trước một hàng những ngôi mộ mới đào có cắm những cây thập tự trắng. Đằng sau dãy mộ đó vươn lên trời một chiếc cọc cao mới được dựng lên, trên đầu phấp phới một lá cờ tam tài. Những người chết ngày hôm trước đã được chôn cất ngay trong buổi sáng. Dù của họ đã được dùng làm vải liệm.
Chủ nhật 22 tháng Mười Một, trong buổi sáng, tiểu đoàn cuối cùng của những tiểu đoàn dù sẽ hợp thành đội quân đồn trú đầu tiên của Điện Biên Phủ - tiểu đoàn dù Việt Nam số 5 (5 B.P.V.N.) - nhảy xuống thung lũng cùng với đại tá Domimque Bastiani tới thay thiếu tướng Gilles.
Trong cái toán nhảy của bộ phận chỉ huy tiểu đoàn 5 B.P.V.N. cùng với Bastiani và bộ tham mưu của ông ta, có một người phụ nữ trẻ rất có tiếng ở Đông Dương. Là nhà báo nữ duy nhất ở Đông Dương có bằng nhảy dù, Brigitte Friang đã nhảy năm lần trong các trận tác chiến, trong đó có trận đánh chặn của tiểu đoàn 6 B.P.C. Ở Tú Lệ vào tháng Mười Một năm 1952.
Ở Điện Biên Phủ, một cái có vẻ như trật tự đã thay thế cho sự nhốn nháo -và xô đẩy của những giờ đầu tiên. Người ta thấy tướng Gillles đi đi lại lại từ chỉ huy sở của mình đến chỉ huy sở các tiểu đoàn trên một chiếc xe máy scooter của quân dù.
Các cấp dưới của ông ta thì bằng lòng với một chiếc xe đạp và có vài sĩ quan sơ cấp thì thản nhiên cưỡi những con ngựa Thái tìm thấy giữa các chân cột nhà sàn. Được khẩn trương sửa chữa, đường băng của sân bay đã có thể tiếp nhận được những máy bay nhẹ, và đội công binh đang đặt những hàng dài tấm thép khoan lô (P.S.P.), mà người ta gọi một cách đơn giản là những tấm ghi, để tạo thành một đường băng dài 1000 mét. Khắp thung lũng sực một mùi gỗ cháy: quả vậy, binh lính đang phóng hỏa đốt những bụi rậm quanh sân bay cũng như ở trên những ngọn đồi và những vùng đất thấp, ở đó sẽ được bố trí những trung tâm đề kháng tương lai. Lúc này trong thung lũng quân số gồm có 4560 người. Còn dân cư Thái thì phần lớn đã hoảng hất trốn lên những ngọn núi quanh đó, từ đấy họ tò mò theo dõi những sự kiện kì lạ đang diễn ra trong làng bản mình.
Nhưng quá hiểu người Pháp, dần dần họ quay trở về nhà và chẳng bao lâu sau quan hệ buôn bán đã hình thành nhộn nhịp giữa binh lính và dân làng, dưới hình thức đổi đồ hộp Iấy gà vịt hoặc rau tươi, trong khi bọn trẻ con thì xúm xít quanh những người lính dù đang làm công việc của họ. Cái trò hấp dẫn nhất là các người lính radio với những chiếc máy biết nói của họ.
Cuộc thăm viếng Điện Biên Phủ đầu tiên là cuộc thăm viếng của tư lệnh các lực lượng trên bộ bắc Việt Nam (F.T.N.V.), tướng Cogny. Vào đầu giờ chiều hôm chủ nhật ấy, ông ta bước xuống từ một chiếc Beaver, một máy bay liên lạc nhỏ do Canada sản xuất chở xe đạp tới cho quân dù. Cao lớn, đôi mắt xanh lơ, Cogny là viên trung tướng trẻ nhất của lục quân Pháp Do bị Gestapo đối xử tàn tệ - hồi ấy ông ta chỉ đạo một phong trào kháng chiến - giờ đây ông đi lại tập tễnh nặng, phải dựa vào một cái gậy. Sau khi bị tra tấn, ông đã trải qua hai năm ở trại tập trung Buchenwald và Dora và chỉ được giải phóng khi quân đồng minh thắng: Trong cuốn sách này vai trò của ông ta trong việc chuẩn bị và chỉ đạo trận Điện Biên Phủ sẽ được nhắc đến nhiều. Vào lúc đặt chân xuống thung lũng, ông thừa biết rằng một số lớn những sĩ quan cao cấp dưới quyền ông, bắt đầu từ Bastiani và Gilles, không tán thành việc thiết lập một căn cứ bộ binh không quân mới trên đất địc Mới vài tháng trước, ngày 12 tháng Tám, người ta đã phải rút khỏi một căn cứ như thế ở Nà Sản còn gần Hà Nội hơn rất nhiều: nó ngốn mất quá nhiều binh lực và phương tiện vận tải đường không so với những lợi ích mà nó mang lại. Hồi ấy người ta đã thỏa thuận với nhau rằng những "con nhím" ấy chẳng xứng đáng với cái giá phải trả để duy trì chúng. Và nếu mặc dù vậy người ta vẫn quyết định đặt một "con nhím" trong thung lũng Địện Biên Phủ, thung lũng rộng nhất ở miền nú thì chính là vì nó quá rộng để cho những đơn vị quân Pháp chiếtn đóng tập đoàn cứ điểm chỉ có víệc nằm chết dí trong đó. Ố đây có đủ không gian để vùng vẫy. Chỉ cần chở xe tăng đến đây bằng máy bay. Tuy nhiên tướng Gilles, đã từng chỉ huy cuộc chiến đấu phòng ngự khó khăn ở Nà Sản và đã nhận được hai ngôi sao thiếu tướng ở đó chẳng muơn sống lại một cuộc phiêu lưu như vậy nữa. Vào buổi chiều ông ta nói với Cogny:
- Dù sao thì tôi cũng sẽ thích hơn nếu ngài tìm được cho tôi một người thay. Ở Nà Sản tôi đã sống sáu tháng đời mình chui lủi như một con chuột. Hãy sử dụng tôi vào những việc ở ngoài khí trời rộng rãi.
Cogny đáp: .
- Được rồi, tôi hứa, vấn đề chỉ còn là chuyện thời gian thôi.
Trong khi họ chuyện trò với nhau như vậy thì ba chiếc máy bay Morane 500 đầu tiên của phi đội quan sát pháo binh số 21 (G.A.O.A.) - người ta đã đặt tên cho những máy bay đó là "Criquet" (con dê) vì những càng dài ngoẵng của chúng - đậu xuống sân bay. Cùng với ba chiếc khác sẽ tới sau này, chúng sẽ là những "con mắt" của tập đoàn cứ điểm.
Trong khi đó thì một đoạn khác của trận Điện Biên Phủ đảng diễn ra cách đó khoảng 100 kilômét về phía bắc, tại căn cứ bộ binh - không quân Lai Châu. Là thủ phủ của xứ Thái và bản doanh của Đèo Văn Long, người đứng đầu xứ Thái, cái thị xã nhỏ đó đã bị cắt đứt khỏi thế giới bên ngoài từ hơn hai năm nay cũng như Điện Biên Phủ. Cái bãi bay nhỏ bé của nó, một bên là ruộng và bên kia là những ngôi nhà đầu tiên của thị xã, trống trải hơn là sân bay Điện Biên Phủ. Các phi công thường nói rằng sân bay Lai Châu là sân bay duy nhất trên thế giới, mà ở đó một máy bay có thể bị bắn rơi bằng súng phòng không bắn chúc từ trên cao xuống: quả vậy, những ổ đại liên bố trí kín đáo trên những mỏm núi quanh đó có thể uy hiếp cái mảnh lãnh thổ Pháp cuối cùng nằm lọt thỏm giữa vùng Việt Minh này. Vào những tháng cuối cùng của năm 1953 thật hiển nhiên là Việt Minh chỉ cần dấn một tí là có thể gây nên một thảm họa quân sự thật sự. Vả lại chính viễn cảnh sụp đổ của cái thủ phủ cuối cùng trên miền núi này với những hậu quả chính trị kèm theo đã thúc đẩy bộ tổng chỉ huy Pháp . tiến hành chiếm đóng lại một điểm tựa khác trên xứ Thái. Vậy là ngày 4 tháng Mười Một, người ta đã quyết định rút khỏi Lai Châu và chuyển thủ phủ xứ Thái về nơi căn cứ bộ binh - không quân mới thiết lập. Vào ngày 13 tháng Mười Một, viên chỉ huy đội quân đồn trú ở Lai Châu, trung tá Trancart, được .thông báo về cái kế hoạch được đặt tên là cuộc hành binh "Pollux". ông ta lập tức ra lệnh cho toán số 1 của binh đoàn cơ động thân binh Thái (G.M.P.T.) dưới sự chỉ huy của đại úy Bordier, con rể người âu lai Á của Đèo Văn Long, phải rút quân về Điện Biên Phủ. Cuộc rút lui của 700 con người ấy qua một vùng mà họ thông thạo đã diễn ra lúc đầu không có khó khăn gì. Nhưng những đơn vị của trung đoàn 148 đã đuôi kịp họ ở quãng cách Điện Biên Phủ hai ngày đường, cho nên đoạn đường rút cuối cùng này là một cuộc chiến đấu liên tục. Phải dùng súng cối và . phản kích để gỡ ra khỏi những trận phục kích. Tướng Gilles liền ra lệnh cho Bréchignac xuất kích hôm 23 tháng Mười Một vào lúc 6 giờ 30 cùng với tiểu đoàn 2/1 R.C.P. đi đón đám thân binh Thái.
Brigitte Friang đi theo quân dù, họ gặp quân Thái ở bản Na Ten, một bản nhỏ ở cách Điện Biên Phủ 6 kilômét về phía bắc, mà không vấp phải bất cứ một sự kháng cự nào của quân địch. Phần lớn các sĩ quan Thái và Pháp cưỡi những con ngựa lực lưỡng của địa phương. Những chiếc mũ đi rừng có lưới ngụy trang của quân đội Pháp mà các thân binh Thái đội chẳng bị làm sao mấy sau tuần lễ hành quân và chiến đấu liên tục ấy. Tới lối vào thung lũng, các sĩ quan của binh đoàn Thái cho quân của mình xếp thành hàng đôi. Họ trương lên .những lá cờ, một Pháp và một Thái: lá cờ Thái là ba băng dọc xanh, trắng, xanh, giữa băng trắng có một ngôi sao mười sáu cánh, mỗi cánh thể hiện một trong mười sáu châu của xứ Thái. Không có cờ Việt Nam.
Quân dù của Bréchignac bồng súng chào lính Thái diễu qua.
Khi tin về cuộc hành binh "Castor" bay tới Paris, hầu hết các báo hôm thứ sáu 20 tháng Mười Một đã in xong. Nhưng hôm sau hầu như tất cả đều đăng tin với những đầu đề lớn, nêu lên những con số chứng tỏ rằng cơ quan thông tin nhà nước đã cố tình đưa ra những con số phóng đại. Paris - Press đã thông báo như sau:
Hành binh thần tốc ở Bắc Kỳ Hàng nghìn quân dù Pháp - Việt, do 150 máy bay Đakota thả xuống, đã chiếm Điện Biên Phủ... Cogny tuyên bố: "Đây không phải là một cuộc tập kích như ở Lạng Sơn mà là mở đầu của một chiến dịch tấn công."
Đối với các báo cộng sản thì việc chiếm được Điện Biên Phủ chỉ là thêm một hành động xâm lược mới mang tính chất thực dân. Về phía mình, tờ báo nghiêm túc Le Monde biểu thị một thái độ ít nhiệt tình đối với cuộc hành binh: nó tránh những tít lớn và chỉ đăng một thông báo ngắn gọn, cùng với những con số được đưa ra cho tất cả các báo. Bản thông báo được kèm theo một bài bình luận dè dặt:
Có một điều chắc chắn là Việt Minh sẽ chẳng lâu la gì mà không phản ứng. Ở trong một thung lũng trù phú có giao thông thuận lợi sang Lào, Điện Biên Phủ tự nó đã là một mục tiêu hấp dẫn. Khi bộ chỉ huy tối cao Pháp đặt vào đó một số quân đông chỉ có ít pháo binh và xe thiết. giáp, ở tận ngoài rìa tầm hoạt động của máy bay chiến đấu, Điện Biên Phủ càng có vẻ hấp dẫn hơn nữa đối với Việt Minh.