Tướng Bodet muốn trực tiếp trình bày cho Bigeard và Bréchignac tầm quan trọng của nhiệm vụ của họ và đã triệu tập họ vào ngày hôm trước cuộc hành binh. Bodet phát biểu khá lạnh lùng:
Bigeard rất nhớ những lời cuối cùng của ông ta:
Trước hết, chắc là sẽ ổn. Nhưng nếu xuống tới đất tình hình gay quá thì đừng do dự. Hãy cứu lấy đồ lề và rút lui về phía Lào. Tự các ông quyết định. Chúng tôi sẽ yểm hộ cho các ông.
Cuối cùng, nếu ngày mai thời tỉết không tốt, sẽ không bao giờ diễn ra Điện Biên Phủ. Vài năm sau, nhớ lại những lời của Bodet nói, Bigeard bình luận: "Chao ôi! Sao cái sáng hôm ấy trời lại không mưa nhỉ!".
Nhưng những chỉ thị quan trọng nhất mà Bigeard nhận được ngày hôm đó lại là từ một cấp thấp hơn rất nhiều, từ Phòng Nhì. Nó liên quan đến bãi nhảy dù (D.Z) của tiểu đoàn ông ta. Cơ quan quân báo có 3000 hồ sơ về các D.Z., mỗi hồ sơ mang một con số và một mật danh. Cuối cùng người ta đã chọn ba D.Z. tại thung lũng Điện Biên Phủ, hai để thả quân và một để thả trang thiết bị.
Mỗi một hồ sơ D.Z. có nhiều tấm ảnh chụp từ trên không của bãi thả dù cũng như tất cả những thông tin người ta có thể có được về địa hình và khí hậu tại chỗ. D.Z. của Bigeard mang số 759 và mật danh "Natacha". D.Z. của Bréchignac được đặt tên là "Simone", còn của trang thỉết bị là "Octavie".
"Natacha" trong những tháng sau này sẽ trở thành cái D.Z. chính của Điện Biên Phủ cho nên cũng cần được miêu tả cụ thể. Ở cách Điện Biên Phủ, ngôi làng quan trọng nhất, 200 mét về phía đông bắc, nó có chiều dài là 1300 mét và chiều rộng là 450 mét. Nó được đặt theo trục gần như bắc nam. Nó gồm những mảnh ruộng gần như khô, trừ ở phía cuối thì phủ kín bụi rậm; một con suối chảy ngang qua nó. Sân bay Điện Biên Phủ - thực ra chỉ là một đường băng bằng đất nện - ở cách D.Z. ấy 300 mét về phía đông. Trên một tấm bản đồ chụp từ trên không của một máy bay trinh sát thuộc phi đoàn trinh sát hải ngoại số 80 (E.R.O.M.), người ta trông thấy một ngôi làng gần như nên thơ mà hầu như tất cả các ngôi nhà (có 112 cả thảy) đều được dựng íên ở giữa những không gian rộng xanh um hoặc bên lề hai con đường xuyên qua làng. Trên ảnh người ta nhận thấy một con sông nhỏ, sông Nậm Rốm, chảy ngoằn ngoèo và sẽ đổ vào sông Mékong.
Có một kiểu xóm buôn bán nhỏ hình thành trên bờ tả ngạn sông Nậm Rốm. Không thấy ruộng lúa ở đâu cả mặt đất được che phủ một màu xanh đậm và các con đường trong làng có trồng cây. Trên những bức ảnh đó người ta cũng thấy những ngọn núi bao quanh thung lũng. Nom chúng thật là thê thảm dưới lớp cây xanh rậm rạp bao phủ.
Người ta cũng nhận thấy rằng Điện Biên Phủ là nơi mưa nhiều. Theo cơ quan khí tượng thuỷ văn Pháp, thung lũng này nhận được lượng nước gấp rưỡi các thung lũng khác ở bắc Đông Dương. Từ tháng Ba đến tháng tám, lượng mưa trung bình ở đó là 1 50 mét và trong phần lớn mùa ấy, thung lũng phủ đầy mây. Tất cả những thông tin đó được ghi trong hồ sơ 759. Trước mắt mưa không phải là khó khăn cho Bigeard - hiện đang là mùa khô - nhưng sáu tháng sau nó sẽ có vai trò của nó trong chảo lửa tập đoàn cứ điểm. Cách Điện Biên Phủ 400 mét về hướng đông nam, phía tả ngạn sông Nậm Rốm, D.Z. "Simone" trải dài ra một phần trên ruộng lúa và một phần trên những ngọn đồi mà sau này được bố trí một số những trung tâm đề kháng của tập đoàn cứ điểm.
Còn D.Z. "Octavie" thì ở phía tây nam ngôi làng bên hũu ngạn con sông, tách riêng ra xa các D.Z. thả người để tránh chuyện những cuộn dây thép gai nặng 50 kilô hoặc những bao gạo nặng một tạ rơi tự do từ trên trời có thể rơi xuống đầu binh lính nhảy đù - thực tế thì chuyện đó đã suýt xảy ra.
Về những gì liên quan đến mình, không người chỉ huy dù nào e ngại không hoàn thành nhiệm vụ. Ngoài mục tiêu chính là chiếm được sân bay càng nhanh càng tốt, họ còn hy vọng có thể đánh chiếm được chỉ huy sở của trung đoàn độc lập 148, một đơn vị tinh nhuệ của quân đội nhân dân Việt Nam gồm những người miền núi bản xứ được huấn luyện rất tốt và chuyên tác chiến trên địa bàn rừng núi.
Vào lúc 18 giờ ngày 19 tháng Mười Một năm 1953, các viên chỉ huy các tiểu đoàn tập hợp sĩ quan của mình lại để trao nhiệm vụ, và các đơn vị dù được đặt trong tình trạng báo động. Tuy nhiên người ta cũng giữ bí mật tới mức chưa phổ biến cho các sĩ quan sơ cấp mục tiêu đích xác của nhiệm vụ ngày hôm sau. Nhưng người ta yêu cầu họ mang theo trang phục cho một trận đánh dưới thời tiết lạnh.
Nhiều nước mà người ta gọi là nhiệt đới có những vùng núi non rộng lớn, ở đó thời tiết cực lạnh, ngay cả khi núi được rừng xanh bao phủ. Trên những cao nguyên của Việt Nam và Lào, hiện tượng rừng xanh um tùm khi nhiệt độ mùa đông hạ xuống dưới 0 độ là chuyện chẳng hiếm. Binh lính các tỉểu đoàn 6 B.P.C. và 2/1 R.C.P chẳng phải là trẻ thơ non dại gì, họ thừa hiểu tác chiến trên vùng bắc Bắc Kỳ có nghĩa là như thế nào. Chí ít thì cũng có một sĩ quan đã tỏ ra cẩn tắc vô áy náy, trung uý Allaire, đã để nguyên pyìama dưới lớp trang phục dù rằn ri của mình. ông ta cứ mặc như thế mà chiến đấu trong ba ngày.
4 giờ sáng ngày hôm sau, tiểu đoàn 6 B.P.C. rời doanh trại đi tới sân bay Bạch Mai. Vào lúc 6 giờ, các sĩ quan nhận lệnh tại sân bay. Mệnh lệnh của Bigeard giản dị và rõ ràng: tiểu đoàn, được tăng cường đại đội công binh không vận số 1 7 và hai cụm pháo dã chiến của trung đoàn khinh pháo dù số 35 (35 R.A.L.P.), sẽ nhảy xuống D.Z. Natacha thành một đợt vào lúc 10 giờ 30. Đại đội 1 sẽ thiết lập một đầu cầu phía tây của D.Z., đối diện với khu bắc Điện Biên Phủ; đại đội 2 sẽ kiểm soát chính khu vực D.Z. cũng như ngôi làng Mường Thanh; đại đội 3 yểm trợ cho-đại đội 1 và kiểm soát vành ngoài phía đông bắc ngôi làng, còn đại đội 4 thì sẽ kiểm soát vành ngoài phía bắc của D.Z.. Chỉ huy sở tiểu đoàn và chỉ huy sở đại đội chỉ huy sẽ được đặt cùng với súng cối tại mỏm cức nam của D.Z.. Nhiệm vụ của tiểu đoàn 2/1 R.C.P. ít khó khăn hơn. Nó đơn giản chỉ là tiến về phía đông bắc theo hướng Điện Biên Phủ để chặn không cho quân địch nào có thể tẩu thoát về phía nam. Ngoài ra, tiểu đoàn phải bảo vệ chỉ huy sở của G.A.P. 1 sẽ nhảy dù cùng với mình. Giờ H (ta gọi là giờ G - N.D.), giờ bắt đầu nhảy của hai tiểu đoàn, được quy định là 10 giờ 35. Các chỉ huy tiểu đoàn đặc biệt nhấn mạnh việc phải nhảy ra khỏi máy bay càng nhanh càng tốt: Các đại đội trưởng nghiêng đầu tỏ ý đồng tình. Ngay nếu như mỗi lính dù cần có nâm giây để rời khỏi máy bay và nếu mỗi một chiếc C47 bay theo tốc độ tối thiểu là 170 kilômét/giờ thì hai mươi nhăm người lính dù mà nó chuyên chở cũng phải mất hai phút để nhảy ra khỏi máy bay, và trong hai phút đó họ đã được rải ra trên một quãng đường dài năm cây số. Nói cách khác là binh lính nhảy dù sẽ bị phân tán trên một khoảng dài gấp hai lần D.Z. của họ. Như ta sẽ thấy, điều đó không tránh khỏi đưa tới sự phân tán rất rộng các đơn vị.
Đến 6 giờ 30, các đơn vị bắt đầu lên máy bay và thế là chờ, một sự chờ đợi dường như vô tận. Vậy cho nên mọi người thở phào một cái vô cùng nhẹ nhõm khi lệnh cất cánh đến vào lúc 7 giờ 30. Chuyến bay không có chuyện gì xảy ra dọc đường cả; trong khoang các máy bay, người ta nói đùa với nhau và một vài anh chàng lạc quan bất trị cất tiếng hát những bài ca của quân dù. Giọng người Pháp trầm trầm hầu như át hết giọng thanh thanh, lên bổng xuống trầm của người Việt Nam.
Quả vậy, ngược lại với câu chuyện huyền thoại sau này muốn gán toàn bộ vinh quang của trận Điện Biên Phủ - . nếu không nói vinh quang của chiến tranh Đông Dương - cho quân lê dương Đức, cuộc hành binh đầu tiên tiến đánh Điện Biên Phủ này hoàn toàn là công việc của binh lính người Pháp và Việt Trong tổng số 651 người của tiểu đoàn 6 B.P.C. của Bigeard nhảy dù ngày 20 tháng Mười Một có tới 200 người Việt Nam, và trong tơng số 827 người trong đội ngũ tiểu đoàn 2/1 R.C.P. của Bréchignac hồi đầu tháng Mười Một có 420 người Việt Nam. Cái tỉ lệ ấy tùy theo đơn vị có thay đổi chút ít, nhưng không có một đơn vị nào được gọi là "Pháp" mà lại không có trong hàng ngũ của mình một số quan trọng những người được tuyển mộ tại chỗ, những người này chiến đấu chẳng kém gì các đồng đội Pháp của họ. Hiện tượng các đơn vị hỗn hợp Pháp - Việt đã chiến đấu tất hơn các đơn vị thuần Tiệt hoặc thuần âu - các đơn vị này không có được sự thông thạo địa bàn và ngôn ngữ như các đơn vị hỗn hợp - là một trong những bài học quan trọng của chiến tranh Pháp - Đông Dương, một bài học mà xem ra mười năm sau ở Nam Việt Nam người ta đã không nhớ tới. Khi đoàn máy bay bay lượn trên thung lũng Điện Biên Phủ vào lúc 10 giờ 30, mặt trời đã xua tan những đám sương mù cuối cùng bao phủ trên các làng bản, đồi ruộng. Với ba viên tướng ngồi trong khoang, chiếc máy bay của cơ quan hành dinh lượn mãi thành những vòng tròn lười biếng ở tầng cao lớn trên bầu trời thung lũng. Đợt sóng thứ nhất của "Thủ trưởng Vàng tiếp cận "Natacha" theo góc 170 độ, các cánh cửa máy bay hoàn toàn để mở. Bên trong 65 chiếc máy bay, các huấn luyện viên nhảy dù bước tới khoang cửa mở rộng, và 25 quân dù chở trong mỗi máy bay bắt đầu đứng dậy, loạng choạng dưới sức nặng trang thiết bị của họ, móc đầu dây kéo dù vào sợi dây cáp căng dọc trần máy bay, giật giật vài cái để kiểm tra xem dây đã móc chắc chưa rồi quay ra phía cửa trong tư thế nhảy: hai tay ôm lấy chiếc dù bụng. Vào lúc đợt dù đầu tiên chạm đất các phi công nhìn xuống dưới trông thấy một số người bé nhỏ chạy tán loạn. Chuông báo nhảy vang lên trong các máy bay vào lúc 10 giờ 35.
Dưới đất, trong thung lũng ấy, cái ngày 20 tháng Mười Một này đã bắt đầu như mọi ngày khác. Từ ngày 30 tháng Mười Một năm 1952, là ngày tiểu đoàn Lào chiếm đóng thung lũng đã bỏ chạy không chiến đấu rút về đất Lào cách đó không xa, Điện Biên Phủ nằm trong tay quân Vệt Minh.
Phần lớn số 15 nghìn dân thung lũng đã ở lại tại chỗ. Xét cho cùng, họ chẳng có việc gì phải lo ngại Việt Minh trưng thu những ngôi nhà tồi tàn, vài con bò và ruộng nương của họ. Nếu có điều gì làm họ phải quan tâm thì phải chăng chính là rồi đây việc làm ăn của họ có được yên ổn hay không. Hàng năm thung lũng thu hoạch được 2000 tấrl thóc và từ lâu đã được biết đến như một trong những trung tâm chính trồng và chế biến thuốc phiện của Đông Dương. Trị giá thuốc phiện thô sản xuất ở đây đạt tới con số trung bình 10 triệu đồng Đông Dương - tức là khoảng 500 triệu franc.
Cho tới lúc đó, sự có mặt của Việt Minh đối với dân Thái sống trong thung lũng là tương đối thoải mái. Trung đoàn Độc lập 148 đã sử dụng Điện Biên Phủ như căn cứ hoạt động chính của mình. Phần lớn quân của Trung đoàn đến từ những bộ tộc miền núi phía bắc và đã được dân địa phương đón tiếp rất tốt. Đó là một đơn vị tinh nhuệ được thành lập từ lâu của quân đội nhân dân. Vào các tháng Mười Một và Mười Hai năm 1952, Trung đoàn 148 đã tham gia cuộc vây hãm và tấn công vào tập đoàn cứ điểm Nà Sản một ngôi làng cách Điện Biên Phủ 110 kilômét về hướng đông - đông nam. Vào mùa xuân năm 1953, Trung đoàn là thành phần trung tâm của lực lượng Việt Minh tràn vào nước Lào lần đầu tiên. Giờ đây Trung đoàn là một bộ phận của những đơn vị phòng vệ miền đông bắc Việt Nam chống lại một cuộc phản công của quân Pháp có thể nổ ra từ phía Lào. Ba tiểu đoàn của nó - các tiểu đoàn 900, 920 và 930 - bố trí thành một vòng cung dọc biên giới Lào - Việt cách thung lũng khá xa. Nhưng cơ quan quân báo Pháp biết sở chỉ huy của trung đoàn và tiểu đoàn 910 thì đóng ở Điện Biên Phủ. Tuy nhiên phía Pháp không biết rằng đại đội trợ chiến 256 của tiểu đoàn 920 cũng đóng tại Điện Biên Phủ với súng cối và đại bác không giật.
Nó đã được điều đến phối thuộc một đại đội của trung đoàn pháo 675, một trong những trung đoàn của đại đoàn pháo 351, một đại đoàn pháo nổi tiếng được tổ chức theo mẫu quân đội Xô-viết, ngoài ra còn có một đại đội bộ binh của trung đoàn 48, đại đoàn 320, chính cái đại đoàn mà quân Pháp đã quần thảo hai tuần lễ trước trong cuộc hành binh "Mouette".
Việt Minh đã điều tới Điện Biên Phủ những đơn vị vũ khí hạng nặng vì họ cũng quan tâm chẳng kém gì bộ tổng chỉ huy Pháp chíếm giữ thung lũng này, nó là một không gian rộng, bầng phẳng ở giũa một vùng núi non. Không có mây bay, Việt Minh dùngsân bay làm bãỉ tập và trường bắn cho quân lính của mình. ây là chưa kể ở cách xa mọi vùng hoạt động của quân Pháp, các đơn vị đó có thể tha hồ nghỉ ngơi, ăn no gạo núi, đồng thời làm lá mộc che cho hậu phương của Việt Minh.
Cuối cùng, vào cái buổi sáng ngày 20 tháng Mười Một ấy, ngẫu nhiên là đại bộ phận quân Việt Minh đóng trong thung lũng lại không tập hợp quanh chỉ huy sở của họ được biết là đóng ở giữa làng, mà lại đang tập ở bên sân bay Điện Biên Phủ, nơi họ đã đào 1200 hố sâu để ngăn cản không cho máy bay pháp hạ cánh. Đại bộ phận các khẩu súng cối. và đại liên Việt Minh cũng đang ở trong tư thế bắn trên toàn bộ D.Z. "Natacha". Chiếc máy bay hai động cơ Pháp mà quân Việt Minh thoạt đầu nghe thấy tiếng bay lượn phía bên trên tầng mây rồi trông thấy khi mây tan, chẳng hề làm họ lo ngại gì lắm. Chuyện đó chỉ làm cho bài tập của họ có thêm một nét thực tế. Dù việc bay lượn của nó có vẻ hơi kỳ lạ một tí thì chiếc máy bay cô độc ấy chỉ có thể là một máy bay trinh sát chụp ảnh mà thôi. Trong làng bản và trên núi, người ta vẫn công nào việc nấy như bình thường, gặt lúa muộn bằng những chiếc liềm ngắn, thẳng và dắt trâu đi thả cỏ. Hai trong số những người ấy, Lò Văn Don và vợ là Lò Thị Un ở bản Bom La cách Điện Biên Phủ 3 kilômét về phía nam, đang làm đồng trên một thửa ruộng cạnh sân bay dự bị ở phía nam Điện Biên Phủ vội ngẩng đầu nhìn lên trời khi nghe thấy trên đầu họ tiếng ầm ầm của rất nhiều máy bay. Một năm sau đó Lò Văn Don kể:
Tôi nhớ rất rõ sáng hôm ấy, sương mù buối sớm vừa mới tan thì máy bay đến. Chúng từ khắp các ngả lao tới, để lại phía sau mình cái gì như những đám mây hạt bông nhưng rồi những hạt bông ấy nở ra và chúng tôi thấy những người lính treo lơ lửng phía dưới chúng. Hình như trên trời chỗ nào cũng có họ, và chỉ vài phút sau họ đã ở dưới đất và tập hợp lại thành từng nhóm. . .