Cuối Đường Thương Mến
Thái San
-Thưa thầy, thầy đừng cho em nói cho có chuyện, cũng đừng cho là nhiễu sự, cũng đừng khoác vội lên em lo chi chuyện người, nhưng tất cả mọi người đều như thế cả thì ..., thầy đã dạy em : đất nước cần những bàn tay đen đúa và những bàn tay trong sạch!?
Tôi bất chợt quay quắt nhìn thẳng vào trong mắt đứa học trò, rõ thật lòng mình thương mến, khựng lại, bước chân dường như chệnh choạng trong nhiều giây.
Phía trước mặt, trên một đồi mờ về cuối chiều. Thoáng nhanh trên những đồi gần đó những đốm lửa của ai vô tình hay hữu ý đã đốt trọc đất thành những mảng loang lổ. Để cho tôi bỗng dưng thấy cái đói của người, thấy những mồ hôi và nước mắt, mang sức lực trải lên đất để bới lên món độn no lòng. Tôi đánh trống lảng:
- Em có cầm chắc vào lớp mười được không ?
- Thưa không chắc lắm.
- Sao ?
- ....
Hôm nay tâm trí thầy như chiếc lá khô thả trên dòng sông. Chí của thầy chùng xuống phó mặc. Thầy chỉ còn duy nhất một người đồng chí, đồng song và vốn là một đám đồng hành: người vợ và các con tòng vong.
- Những chiến công và hào khí tranh đấu của sinh viên phật tử của thầy.
- Hừm.
- Em xin thứ lỗi. Thầy quên hẳn ư ? Và còn bao nhiêu nữa....
- Thầy hiểu.
Hai người cùng im lặng đi với nhau thật xa, xuống sâu dưới vùng thung lũng, vượt qua nhiều mảng nương rẫy còi cọc đến một vùng bình nguyên duy nhất, nơi tôi và tất cả gia đình phải dốc đổ mồ hôi nước mắt gieo trồng, để rồi đau đớn nhìn, trải ra trước mắt bụi cây mè vượt lên, mặc cho những đám sâu cắn phá vì thiếu thuốc.
Tôi không nói được gì vì sự thể đã vậy, vì đã biết rằng trong cuộc đời thường khác với trên bục giảng dù cho là có ý chí cũng không thể thánh hóa cũng không thể cứu vớt nỗi, khi biết rằng chiếc lá trong dòng sông, dòng sông định mệnh, tôi chẳng là ai đó để xum xoe với đám đông rằng mình đang tỉnh táo khi đang mang một vết thương đau đớn vẫn muốn nghĩ gì ngoài cái đau, vẫn muốn thánh hướng lý tưởng đổi đời, với cái bụng lép kẹp, khi bị bủa vây bằng cái bá đạo của lũ....tôi không muốn nhìn thấy đàn con thương yêu bị thui chột trong cuộc sống tha phương cầu thực với những gánh gà hay thùng nước mắm, ôi lạy ông trời, tôi còn phải nói gì? Phải làm gì? khi căn nhà chòi được dựng lên trên mảnh đất nhờ nhệch rung rinh mỗi lần gió bấc lao xao để đêm về nằm trên chiếc chõng nghe mọt cọt kẹt trong những đòn tay tràm trên mái trên nóc vào những ngày thất nghiệp mới được bị ở nhà, nhưng...
“Thầy vẫn thường dậy các em không thể dùng chữ nhưng, chữ nếu.. Vì thầy biết cùng sanh biến, biến sanh thông và khi nào tỵ sẽ hay “.
Tôi ngước lên nhìn đoàn xe lửa chậm lại trước khi vào ga. Kỷ niệm ngày nao cũng vậy rền rã biết bao nhiêu giấc ngủ trên con tầu sắt và một lần đào bới tìm cứu đứa em bị đè nghiến dưới xác con tầu lật, không biết lúc nào đó tôi có cảm nghĩ tôi đã vi hành vào cuộc sống tận cùng để thản nhiên vô vi chỉ đủ lấy hăm bốn tiếng. “Thầy đã thấy chữ nếu rồi, chữ nếu xảy ra giữa đứa con gái của thầy và trong cửa hàng ăn uống, Thầy cám ơn chữ huyền diệu đó.”
-Thầy chúc em may mắn.
Tôi ngước đầu đảo quanh nhưng không chú tâm nhìn cảnh vật. Đầu tôi u mê lổn nhổn với chữ may mắn. và nghĩ đến phước đức ông bà để lại , trong tôi có lẽ do cái chân và thiện phò trợ. Kể từ lúc đó tôi chờ đợi mọi sự đến như hão huyền, mặc khen chê vụn vặt....tôi gặp được một đứa con lai giả chạy chọt giấy tờ và rồi được xuất ngoại đi Hoa kỳ.
Những kỷ niệm ngày đó như một sao chổi hội ngộ với thái dương hệ mặt trới bằng một chu kỳ nhật nguyệt thực xa xôi, tính bằng niên kỷ ánh sáng trùng lập cầm tinh của một con người, trùng lập với cả một gia đình ứng với quẻ kiêu sa diệu kỳ nhiệm mầu.
Tôi muốn dâng những lời thân ái với những sao đồng hành một thời xa xưa nào đó.
Còn phần tôi vẫn cuộc sống thường nhật, vẫn điềm nhiên tự tại trong cả cách vận hành đa duy.
Xin cho tôi mượn mây nhắn gió gửi về nơi xa xôi những thành tâm ý thiện đủ mua buồn không nỗi một trống canh, trong giây phút hoài niệm nhân tình.