Những ngày tháng chộn rộn vì cơm, áo, gạo, tiền
Thái San
Vào những ngày tháng đầu năm của tròn một hội ẤT DẬU. Tôi, chú Tâm theo sát nhà và hàng xóm xung quanh.
Ai cũng đói và khó khăn hơn mọi năm. Năm nay cũng vậy.
Gió hè bắt đầu thổi, cùng với những cơn bão từ nước ngoài chuyển về. Như vậy nước mình cũng bắt đầu một cơn bão rớt qua.
Thực tế trong sau cơn địa chấn bên nước Trung quốc, giá gạo tăng đến hai, ba chục phần trăm, mọi thứ thức ăn, đồ uống tăng đến chóng mặt. Mọi người nhìn nhau ngao ngán.
Trên tay cầm một chiếc nón ngửa, chưa biết trên đó có gì thì nàng đã lên tiếng:
-Nay có người đẹp đến đó hở Phương.
-Vâng.
Dù biết rõ tiếng nói đó của con gái mình. Nàng vẫn hỏi thêm với giọng điệu êm nhẹ hướng về con:
-Phương đó sao?
-Dạ, con.
-Pha nước trà nhé.
Một tiếng nhỏ nhẹ chính tôi vẫn nghe chưa rõ. Thì nàng đã đon đả mời:
-Anh vô em đã.
-Thế tất nhiên đến đây thì phải vào rồi, nếu không đến làm gì.
Chợt tôi nghĩ đến Thảo. Cái anh chàng này ra sao nữa…
Nàng đã bước vào vẫn với cái khăn trùm đầu như vừa đi làm cỏ lúa vần công. Có lẽ cho Thảo. Nhà cái anh chàng này cũng nhiều chuyện, tu sĩ gì mà lang thang đây đó, còn chuyện dan díu chi vậy!!!
Những câu hỏi đặt ra với T nhưng thực sự chẳng hề có cho đến sau này bất chợt, đúng ra anh chàng chịu lãnh chức linh mục mới rõ được.
Tôi thường hay lui tới gia đình với vài ý nghĩa, vì tình yêu với chồng hắn là bạn bè đồng chí hướng, với nàng sau này sự giúp đỡ đơn sơ. Thường là gạo, và chỉ có thế. Vài năm sau biến cố bảy lăm B chết trong khi bắt đi khai phá lớp ruộng bỏ hoang cho tập thể. Nàng thường khẽ khàng nhìn tôi và nói, tiếng nói Quảng nam trại trại:
-Ngày giộ, hay đạm anh phải đện với em đấy nhé.
-Ừ tất nhiên rồi. Tôi hỏi lại:
-Có đông người không?
-Vài người là chịnh cạ anh, còn bao nhiêu là hàng xọm cả, cũng khoạng chục người. Nàng nhìn thẳng mặt tôi không mấy e thẹn. Tôi cảm như thấy đang thôi miên. Tôi cũng cố nhìn đắm chìm xem sao, nàng cũng lặng thinh nói thật khẽ:
-Anh vào dây nè.
Tôi bước vào một căn phòng trống rỗng tuếch, ngần ngại, ôm chặt và an ủi:
-Em đừng ngại ngần chi cả, anh hiểu hết hoàn cảnh em đó. Những đám con gồm sáu đứa không cha, một mình bà mẹ tần tảo vợ lính. Không biết sẽ nuôi chúng bằng gì. Tôi an ủi:
-Em đừng lo chi, trời sanh voi sanh cỏ, có mẹ, nay có anh, em cần gì, vừa sức anh sẽ trợ lực. Tức là có cả, chẳng sao đâu em.
Trời gần sẩm tối. Với một chú học trò, nói đúng là học nghề. Nhưng sự thực cái nghề này quá khó khăn, từ lý thuyết đến thực hành quá kỹ lưỡng nên chọn được vào nghề này thường không thể. Ai cũng biết nghề điện tử, nhưng đây còn bước trên đó một bước là (vô tuyến điện) tức là điện không dây là cái đài. Nàng trêu tôi:
-Đa số trạc tuổi anh người ta thường làm ông trùm cho ra vẻ, riêng anh sao lại im lìm vậy?
-Vì anh không dám thô lỗ với bất kỳ, mà còn phải chân chất cơ.
-Là như thế nào.
-Muốn nghe, trước tiên anh phải xin lỗi cái đã.
-Sao vậy.
-Thường các ông trùm đến hay vô tình hay hữu tình đi qua nhà bà “giá” mấy bà đon đả:
-Mời anh trùm vô nhà chơi thì phải tuân theo tức thì theo đúng lời mời mới được làm trùm, xong là vội vã ra đi không nuối tiếc.
-Thì đã sao, người ta cho, còn mời cơ mà, mà chứ nào phải ép buộc chi!
-Tuy là thế nhưng anh thấy kỳ cục sao ấy nên chưa dám làm trùm.
-Nãy giờ quên đi mất, em đang có cái gì trên nón vậy.
-Gạo đó chi, con em đang đói nè.
-Vậy mai anh sẽ đưa thêm nhé. Chấp anh đó. Thời này chỉ có bo bo mà thôi hè.
-Cứ nuôi chúng vài ngày hẵng lo thêm.
Những tháng ngày đó qua mau, nay còn lại kỷ niệm. Nàng bước lên vai tổng giám, số trời cho con gái út cưng của nàng lấy được một người chồng Đài, kéo theo bao nhiêu khốn khó dồn dập của gia đình thiếu đức ông chồng, và chính cô con gái cũng hỷ xả giúp đỡ toàn bộ gia đình bước nên, lên nhìn được bầu xanh cố hữu, làm biết bao gia đình xóm làng muốn cũng chẳng có. Tôi nhìn khen nhẹ một câu:
-Như vậy tức biết được là em đã tốt với bao người, anh cầu chúc mãi như vậy cũng là đã đủ lắm cho đời em, còn kéo theo sự em trợ giúp xóm giềng, thật tuyệt vời. Đứng nhìn nàng cười hả hê bù lại những ngày thiếu ăn. Lo cho con, bữa no bữa đói. những tháng ngày này họa hoằn lắm mới có người cứu trợ, vì ai cũng đói, khắp đường phố, khắp thôn xóm, hầu như cả nước chỉ vì cái kinh tế tập quyền lý tưởng là “làm theo năng xuất hưởng theo nhu cầu”.
Trong sự việc nào tôi vẫn thấy đều giả dối trong các ứng phó với dân chúng không làm cho dân chúng lòng dạ không mấy yên ả, và cả nước xôn xao vì đói no và kèm theo đầy dẫy mớ ngôn ngữ đã xếp sắp sẵn để trả lời, để che khuất những lúng túng không cách giải thoát vì dốt, trí trá trong theo binh thư tôn tẩn.
Nàng cũng vừa bước ra thì tôi bước vào hai đứa chạm nhau.
Sự lôi cuốn của hai phái lôi kéo. Tôi đẩy mạnh nàng vào trong luôn, tạo nên sự xúc kích trong cơ thể. Tuy nhiên phản ứng phụ, nhẹ, mang trong đó nhiều âu yếm, nàng lùi theo một bước và ngồi xuống giường.
Chợt tôi nói:
-Nay kỷ niệm mấy năm chồng mất?
-Ba.
Tiếng nói hơi run run, biết nàng đang chờ đợi nhưng tôi thì quyết liệt trả lời theo chuẩn:
-Không được, dứt khoát không được, em còn mấy đứa con, cố gắng nuôi chúng thành người.
Xin tạm biệt người thương mến
Cho anh gửi vạn lời cầu chúc gia đình vạn an mạnh
Và tiến theo con đường đang thuận buồm xuôi gió
Nên đành gác lại những chuyện tủn mủn riêng tư
Cho anh gửi đến hương hồn B
Những câu nguyện cầu sớm siêu thoát
Xin chính anh và em sẽ giữ trọn vẹn đẹp xinh này
Làm bằng chứng yêu đương chân thật.
thái san