Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Dặm đường vàng

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 39100 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Dặm đường vàng
John Sherlock

Chương 24
Janna nhìn xuống thảm cảnh vật mầu xanh vùng nông thôn trong lúc chiếc máy bay phản lực Caravelle nhỏ của hãng air France cất cánh chiếm lĩnh dần độ cao bên trên những nông trại ở ngoại thành Paris, bay về phía Geneve Thụy Sĩ.
Khi những đám mây bên ngoài che mất tầm nhìn, nàng nhắm mắt lại cố ngủ. Chặng đường bay tám tiếng đồng hồ từ New York đầy chật hành khách. Họ thuộc một đoàn du lịch đã đi bằng xe buýt thăm các địa phương nước Mỹ. Họ thức suốt đêm bàn tán về những ấn tượng phong phú của họ trong chuyến đi. Tiếng trò chuyện mỗi lúc một phấn hứng sau những đợt chạm cốc. Tiếng ồn ào làm Janna không sao ngủ được. Mặc dù nàng định sẽ chợp mắt một chút lúc máy bay dừng lại ở Paris, nhưng rốt cuộc vẫn không thực hiện được vì một phụ nữ trẻ người Pháp cứ quay sang gợi chuyện nàng.
Bây giờ nàng cảm thấy mệt đến bã người, cả về thể xác lẫn tinh thần, không phải chỉ vì chuyến bay mà vì tâm trạng rối bời vẫn không chịu lắn dịu đi. Mọi chuyện xảy ra quá nhanh và lúc máy bay còn đang bay trên Đại Tây Dương, Janna đã hiểu được..
Bây giờ nàng cảm thấy mệt đến bã người, cả về thể xác lẫn tinh thần, không phải chỉ vì chuyến bay mà vì tâm trạng rối bời vẫn không chịu lắn dịu đi. Mọi chuyện xảy ra quá nhanh và lúc máy bay còn đang bay trên Đại Tây Dương, Janna đã hiểu được rằng quyết định của nàng quá táo bạo. Lần đâu tiên kể từ lúc rời khỏi New York, Janna mới hoảng hốt và lo lắng thật sự.
Lần trước ra ngoài, nàng đi cùng với Anna và Mark. Đó là chuyến đi nghỉ đến quần đảo Bermuda, sau lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ mười bảy của nàng. Bấy giờ cuộc sống hạnh phúc bao nhiêu, nàng cùng bố mẹ tạo thành một gia đình đầm ấm, thân thiết. Bây giờ nghĩ lại nàng luyến tiếc ngày ấy vô ngần và càng thấy nhớ hai người đã nuôi nấng nàng.
Janna yêu Mark và Anna hơn bất cứ ai khác trên cõi đời và nhìn thấy hai người đó rầu rĩ là điều nàng xót xa hơn cả. Nhưng đồng thời nàng cũng hồi hộp nghĩ đến sẽ được sống cả một năm bên cạnh Geneviene Fleury, người biết rõ mẹ nàng hơn bất cứ ai khác.
Bay từ New York sang Geneve không chỉ đơn thuần là chuyến đi từ lục địa này sang lục địa khác mà còn mang ý nghĩa lớn hơn thế rất nhiều. Đấy là sự mở đầu của cuộc sống tự lập. Từ giây phút này nàng bước vào thời kỳ tự khám phá bản thân. Từ lúc Mark và Anna cho biết nàng không phải con đẻ của hai ông bà, Janna đã cảm thấy trong bản thân mình có nhiều điều nàng chưa nhìn thấy. Và trong quá trình tự khám phá giờ đây mới thật sự bắt đầu.
Máy bay lượn trên đường phố Geneve. Janna mở mắt, nhìn ra ngoài cửa sổ. Trong ánh nắng ban mai, thành phố hiện ra như sau một làn nước màu xanh ngọc và mặc dù trong người mệt mỏi, nàng vẫn thấy trông ngực đánh liên hồi.
Nàng là một trong những hành khách bước ra cuối cùng và khi vừa vào tòa nhà sân bay, nàng ngạc nhiên thấy một người đàn ông mặc áo mưa chạy vội vã đến gần nàng, hỏi:
- Cô Maxell-Hunter phải không ạ?
Đinh ninh đấy là người do bà Geneviene Fleury cử ra đón, nàng đáp:
- Vâng. Tôi còn hai kiện hành lý..
- Tên tôi là Georges Anders,
Người đàn ông nói, lấy sổ trong túi ra.
- Phóng viên hãng Thông tấn Hoa Kỳ. Đêm qua ông Tổng biên tập ở New York điện cho tôi, báo rằng cô sẽ đến Geneve sáng nay. Tôi xin được phỏng vấn cô đôi điều về ông Mark Hunter ..
Janna bực dọc nói:
- Tôi sang châu Âu chính là để thoát khỏi các ông.
- Xin cô vài câu thôi..
- Ông để tôi yên.
Janna quay gót bước đi, nhưng đứng dừng lại khi thấy một phụ nữ hướng ống kính máy ảnh về phía nàng.
Người phóng viên vẫn năn nỉ:
- Tôi chỉ xin cô một phút thôi.
Janna gắt lên:
- Ông đi đi cho. Người trong cuộc là Mark Hunter chứ không phải là tôi ..
- Ông ta không còn nữa rồi.
- Ông nói gì tôi không hiểu.
- Đêm qua ông Mark Hunter đã tự tử.
Janna hỏi:
- Ông không nói đùa đấy chứ?
Người phóng viên đáp:
- Tôi nhận được hai bức điện báo cái tin ấy.
Chưa biết có nên tin ông ta hay không, chân Janna như bị chồng xuống đất và lợi dụng lúc đó, người nữ nhiếp ảnh đã kịp bấm một loạt hình. Đèn máy ảnh loé sáng làm Janna chói mắt, nàng vội quay đi, loạng choạng.
- Được không, thưa cô ?
Người phóng viên vừa đỡ cho nàng khỏi ngã, vừa hỏi.
- Ông để tôi đi,
Nàng giận dữ đẩy ông ta ra.
- Chương trình sắp tới của cô thế nào, thưa cô Maxell Hunter?
- Ông còn hỏi thêm câu nào nữa tôi sẽ kêu lên!
- Cô có quay về New York dự đám tang không?
Janna mở miệng hét lên như còi. Tiếng hét dội vào những tấm kính hai bên tòa nhà, tạo thành một tiếng vọng kéo dài làm hành khách ngoái cả đầu lại. Biết mọi người đang nhìn mình nhưng Janna cũng mặc, vẫn chen vai lấy lối đi thẳng vào phòng vệ sinh phụ nữ. Nàng ngồi bên bệ xí bệt, khóc nức nở.
Mark đã tự tử? Không thể có chuyện ấy được. Lúc nàng hôn ông để chia tay, cách đây chưa đầy mười sáu tiếng đồng hồ, nàng không thể nghĩ rằng đây là lần cuối cùng nàng được nhìn thấy ông. Toàn thân Janna rung lên trong thổn thức khiến nàng không nghe thấy tiếng người mở cửa phòng vệ sinh.
- Vừa rồi tôi chứng kiến sự việc và nhận ra cô, do bức ảnh Anna gửi. Tôi đã có lỗi rất lớn là không ra kịp để gặp cô trước tiên.
Janna ngẩng đầu lên, nhìn thấy người vừa nói câu đó. Đó là một phụ nữ tóc đen, mặt trái xoan và có những đường nét tuyệt đẹp. Bà mặc bộ váy áo giản dị nhưng cắt cực đẹp tạo cho bà một vẻ vừa sang trọng vừa dịu hiền. Bà trạc tuổi Anna và giọng bà nói có âm sắc Pháp.
Bà nói thêm:
- Tôi là Geneviene Fleury.
- Người phóng viên ngoài kia bảo với cháu rằng ba cháu đã chết..
- Bác sợ rằng tin ấy đúng đấy,
Bà dịu dàng nói.
- Mẹ cháu có gọi điện cho bác.. Mẹ cháu muốn bà ấy phải là người đầu tiên báo cho cháu biết cái tin ấy.
Janna úp mặt vào bàn tay Geneviene
- Chuyện ấy xảy ra thế nào ạ?
Nàng mếu máo hỏi.
- Bác chưa biết rõ.
- Bác nói thật đi. Cháu cần phải biết.
- Mark thắt cổ.
Janna lắc đầu rất mạnh:
- Không! Không thể có chuyện ấy được.
-Khi uất ức quá, con người ta rất có thể tự hủy hoại bản thân..
Janna cảm thấy toàn thân tê bại. Mãi sau nàng mới từ từ đứng lên được, ra vòi nước rẩy nước mạnh lên mặt. Nàng nói:
- Lúc này mẹ cháu cần cháu có mặt ở đó. Cháu sẽ quay lại New York ngay bây giờ.
- Anna nhắn với bác là cố khuyên cháu lại đây với bác,
Người phụ nữ Pháp nói.
- Cháu không thể..
-Đó cũng là nguyện vọng của Mark .
Phản ứng thoạt đầu của Janna là muốn cãi lại, nhưng nàng hiểu rằng Geneviene Fleury nghĩ thế là đúng. Bởi chính Mark gợi ý, khuyên Janna đi Thụy Sĩ và bây giờ, sau khi ông đã mất, nguyên do khiến ông giục nàng đi vẫn còn nguyên giá trị. Việc ông tự tử càng như đổ dầu thêm vào cơn điên cuồng của đám nhà báo muốn moi tin tức ở Anna, ở nàng. Anna muốn nàng vắng mặt ở New York là hoàn toàn có lý.
Nàng nói:
- Cháu nghĩ mẹ cháu nói đúng .
Geneviene nhìn quanh nhà vệ sinh.
- Bác không muốn cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa hai bác cháu ta lại diễn ra thế này. Dù sao, cũng là gặp rồi. Bác chúc mừng cháu, Janna !
Bà ôm nàng, hôn lên cả hai má rồi nói:
- Cháu đợi ở đây để bác ra xem ngoài đó đã yên ổn chưa.
Janna chưa kịp trả lời, Geneviene đã chạy nhanh ra ngoài. Năm phút sau, đủ thời gian để nàng kịp dấp nước lạnh lên đôi mắt và chải lại mái tóc, Geneviene quay trở vào, nói:
- Người phóng viên vẫn đứng vẩn vơ ngoài đó, nhưng bác nghĩ nếu ta đi nhanh, có thể thoát được y.
- Còn hành lý của cháu thì thế nào ạ?
Janna vừa hỏi vừa bám theo người phụ nữ Pháp lách qua đám đông đến chỗ chiếc xe hơi nhãn Mercedes-Benr đậu. Tài xế ngồi sau tay lái chờ sẵn.
- Cháu đưa phiếu nhận hành lý cho tài xế, anh ta sẽ lấy cho.
Hai bác cháu ngồi vào ghế sau xe, trong khi đợi tài xế vào nhânu hành lý. Anh ta đem ra, xếp vào ngăn ở đuôi xe. Khi xe rời khỏi vỉa hè, Janna nhìn thấy tay phóng viên của hãng UIP vội vã đuổi theo, nhưng bị vướng một tốp hành khách và mắc kẹt trong đám đông.
Chiếc Mercedes đã lao trên đường về phía Montreux.
Janna nói:
- Bác tha lỗi cho cháu lúc nãy đã không giữ được bình tĩnh.
Geneviene đáp:
- Bác hiểu chứ! Cháu bị choáng váng có gì lạ đâu.
- Bác mời cháu về đây là việc bác rất tốt đối với cháu.
Geneviene ngắt lời:
- Cháu cảm ơn bác là thừa, bởi chính bác rất mong được gặp lại cháu.
Janna dự định gặp Geneviene là hỏi thăm ngay về mẹ đẻ, nhưng lúc này đầu óc nàng đang còn mải nghĩ đến Mark. Nhìn ra ngoài, nàng thấy mặt hồ Geneve lấp loáng ánh nắng mặt trời và nàng nhớ lại những lần nàng cùng Mark bơi thuyền trên hồ trong Công viên Trung tâm. Tuy không phải bố đẻ của nàng, nhưng không ai trên đời chăm sóc và thương yêu nàng đến như vậy. Kể từ ngày được biết mẹ đẻ nàng là người khác, chưa bao giờ nàng thấy nhớ Mark và Anna đến như lúc này.
Nàng chợt nhận ra rằng nàng đã quá gắn bó tình cảm với hai người đó. Trước đây nàng nghĩ khi nào rời khỏi nhà, tìm được công ăn việc làm, nangf sẽ sống độc lập, nhưng không phải.
Janna nhìn vào tấm gương hậu phản chiếu hình Geneviene. Bà nhắm mắt, trông như đang ngủ, nhưng hai bàn tay run rẩy và mồ hôi lấp lánh trên trán bà. Lúc xe chạy vòng để tới cổng trường, bà khẽ kêu lên một tiếng và bóp mạnh vào sườn.
Janna lo lắng hỏi:
- Bác làm sao thế ạ?
Một lúc sau, người phụ nữ Pháp mới đáp:
- Bác bị một cơn co thắt. Mỗi khi phải ngồi một tư thế quá lâu bác thường hay bị như thế.
Lúc tài xế mở cửa xe, bà Geneviene bước ra. Janna thấy mặt bà nhăn nhó.
Tài xế hỏi:
- Thưa bà, tôi phải đem va li lên gác chứ ạ?
- Ừ. Chị Helga sẽ trỏ cho anh phòng của cô Janna.
Rồi quay sang nàng, bà nói tiếp:
- Sau bữa ăn, bác sẽ gọi điện đến New york để cháu nói chuyện với mẹ Anna. Phải nửa giờ nữa mới đến bữa ăn. Trong lúc chờ đợi, cháu nên đi dạo xung quanh cho biết.
Không đợi nàng trả lời, bà đi thẳng vào nhà rồi lên ngay cầu thang gác. Ngạc nhiên trước thái độ đột ngột của bà, Janna hơi ngơ ngác. Nhưng rồi nàng lững thững quay ra bãi cỏ, chầm chậm đi về phía ven hồ. Ngồi lên một tảng đá sát mặt nước, nàng nhìn những đàn nhện nước lướt chân mỏng manh trên mặt hồ, ngay dưới trân bức tường của toà lâu đài Chillon. Rồi nàng ngước nhìn lên phía xa. Những ngọn núi nhọn hoắt phủ tuyết trăng xoá in hình trên nền trời xanh biếc.
Phong cảnh đẹp như tranh tấm bưu ảnh, nhưng Janna không quan tâm. Nàng băn khoăn về thái độ kỳ qoặc của Geneviene. Nàng cảm thấy như bị hắt hủi. Từ khi nghe được Anna kể về người phụ nữ Pháp này, Janna đã thầm thêu dệt bao nhiêu điều đẹp đẽ về bà, hy vọng nhờ bà, nàng sẽ biết thêm nhiều về mẹ đẻ của nàng. Geneviene đã cùng sống chung một phòng với Keja, mẹ nàng, trong nhiều năm. Nhưng thái độ vừa rồi của bà làm Janna vỡ mộng. Vậy là bà ta không yêu nàng như nàng tưởng. Đưa nàng về đến nhà, không hề hỏi han, chuyện trò gì đã bỏ mặc nàng, rồi lên phòng riêng một mình.
- Maxell-Hunter phải không?
Janna quay đầu lại, thấy một cô gái cao dong dỏng, có cặp mắt xanh và làn tóc vàng. Cô gái rất đẹp, một vẻ đẹp thanh thoát và đậm đà nhờ nước da hơi rám nắng.
Cô gái nói ngay:
- Tôi là Elke Kruger. Bà Geneviene bảo tôi đưa bạn đi thăm phong cảnh xung quanh lăng tẩm Taj Mahal.
- Taj Mahal?
- Đấy là tên bọn sinh viên chúng mình đặt ra cho khu trường này.
- Nhưng tại sao lại là Taj Mahal?
- Bởi vì đây cũng là một thứ lăng tẩm không khác gì lăng tẩm nổi tiếng ở ấn Độ kia.
Tuy trong lòng đang nhiều nỗi buồn, Janna cũng phải bật cười. Nàng đứng dậy, đi theo cô sinh viên của trường đi dạo xung quanh toà lâu đài. Khu vực trường cao đẳng nội trú tư thục này khá rộng, có sân quần vợt, một bể bơi theo đúng kích thước tiêu chuẩn của Thế vận và một sân quần ngựa, hai bên là những chuồng nuôi ngựa. Một số sinh viên đang chăm sóc cho chúng.
Trong lúc đưa Janna đi xem các nơi, Elke kể cho cô sinh viên mới về bản thân cô. Cha mẹ Elke là người Đức và cô sinh trưởng tạ Buenos Aires, Thủ đô của Achentina. Elke nói thông thạo năm thứ tiếng và hiện nay cô theo học trường Cao đẳng để hoàn thiện thêm tiếng Pháp. Elke tỏ ra khôn ngoan và hiểu biết nhờ cô được theo cha mẹ đi du lịch rất nhiều nơi trên thế giới. Cô có nhắc đến một lần làm phiên dịch cho Liên Hiệp Quốc tại New york, đồng thời cũng tỏ ý rằng cô không thích loại công việc nào trái với ý thích riêng của cô.
Đến bữa ăn Geneviene xuống nhà ăn, thần thai đã thay đổi hẳn. Trông bà lại tươi tỉnh và niềm nở hệt như lúc Janna nhìn thấy bà lần đầu tiên ngoài sân bay. Biến đâu mất sạch thái độ nhăn nhó, lạnh lùng, vầng trán lấm tấm mồ hôi, hai bàn tay run rẩy lúc xe đỗ trước cửa trường và bà vội vã vào nhà rồi bước ngay lên thang gác.
Lúc này bà vui vẻ khác thường, nói chuyện sôi nổi và luôn chen vào những câu hóm hỉnh làm mọi người cười rộ lên thích thú. Geneviene đặc biệt quan tâm đến Janna, thân mật trò chuyện với nàng khiến Janna tan biến nỗi băn khoăn khi nãy.
Ăn xong bữa trưa, bà khoác aty dẫn nàng lên khu hộ riêng của bà trên tầng hai, để nàng có thể dùng máy điện thoại của bà liên hệ với New york, nói chuyện với Anna. Janna kể cho Anna nàng đã được nghe thấy những gì về cái chết của Mark.
Anna bực tức:
- Do một phóng viên nhà báo à? Mẹ đã dặn bác Geneviene là con đến sân bay phải bảo con gọi điện ngay cho mẹ. Mẹ muốn mẹ là người đầu tiên báo cho con biết cái tin đó kia mà.
Janna bênh vực Geneviene;
- Đấy không phải lỗi của bác Geneviene. Lão phóng viên kia đón con ngay dưới chân cầu thang máy bay.
Geneviene không nói gì, chỉ ngồi quan sát Janna nói chuyện điện thoại với New york. Khi nàng dập máy xuống, bà muốn làm Janna khuây khoả bằng cách chuyển sang nói chuyện về trường này. Bà đưa nàng đi xem một số lớp học các giáo viên đang hướng dẫn sinh viên về các môn như cắm hoa, cách bầy biện thức ăn trên bàn tiệc, các cử chỉ dáng điệu, cách mặc trang phục, cách tiếp chuyện, những tiết học về ngoại ngữ, các loại rượu,các món trong thực đơn và các nghi thức xã giao. Nữ sinh viên của trường còn được khuyến khích tham gia các môn thể thao. Ngoài bơi lội, cưỡi ngựa, quần vợt, còn có cả chơi thuyền buồm và lướt ván trên hồ Geneve.
Janna cố tỏ vẻ chăm chú nghe, nhưng trong lòng vẫn chưa ổn định sau cái chết của Mark, nên không thể trả lời bà một cách hào hứng được. Geneviene có vẻ rất hiểu tâm trạng đó của cô gái, nên bà đưa nàng về và hẹn một buổi tối khác sẽ nói chuyện nhiều.
Bà bố trí Janna ở chung phòng với Elke. Nhưng cô nữ sinh viên người Đức kia mải chơi bài dưới nhà. Vào mười giờ khuya lúc Janna lúc Janna sắp sửa lên giường để ngủ, Elke vẫn chưa về phòng. Chỉ nhìn đồ đạc trong phòng, Janna đã hơi đoán được tính nết của cô bạn ở chung này. Những bộ quần áo mang nhãn hiệu Christian Dior, Balenciaga và Schiaparelli, toàn những nhà tạo mốt nổi tiếng ở Paris, chất đống trên sàn nhà. Ba bốn bộ quần áo trượt tuyết rất sang nhét dưới gậm giường. Một cái xắc to bằng da cá sấu treo lên một cái đinh đóng trên tường đựng đầy quần áo lót chưa giặt. Trên cánh cửa tủ và trên giường treo đầy những áp phích in hình vận động viên đua xe hơi Peter Revson đứng bên cạnh chiéc xe của anh ta, hình nghệ sĩ nhạc Rốc Elvis Presley mặc bộ đồ láng bóng đang quay tròn và hình một vân động viên trượt tuyết đeo kính rất to và đội mũ an toàn đang vượt chặng cuối cùng để tới đích.
Trên mặt bàn đầu giường của Elke để tấm kính lồng trong khung bạc, hình một người đàn ông và một người đàn bà, cả hai đều tóc vàng, mắt xanh, đứng trên sàn chiếc thuyền buồm rất lớn đề hàng chữ “Kruger đệ tứ”
Mãi đến quá nửa đêm, Janna đang ngủ thì bừng tỉnh vì một tiếng động mạnh. Nàng nhìn ra, thấy cửa sổ bật mở và Elke đang chèo vào theo lối dàn cây leo sát tường. Nhưng mệt quá, Janna không nói năng gì, nhắm mắt ngủ tiếp một mạch cho đến khi có tiếng kẻng báo thức vang lên bên ngoài vào lúc tám giờ rưỡi sáng.
Suốt ngày hôm sau, Janna thích ứng không khó khăn gì mấy với giờ địa phương ở đây- giờ Thuỵ Sĩ chênh với giờ New york sáu tiếng. Nhưng nàng thấy vô cùng khó thích ứng với thời gian biểu cũng như nếp sinh hoạt của trường.
Nàng được biết trường này được gọi là trường cao đẳng tu nghiệp. Tuy theo học tất cả các môn nhưng Janna vẫn không sao hoà nhập vào không khí chung được. Điều khác biệt lớn nhất giữa nàng với các nữ sinh viên khác là hoàn cảnh gia đình. Tối đại đa số sinh viên trường này đều là con của các gia đình giầu có và không chỉ lắm của cải mà cả dòng doĩ cũng cao quý. Khi bạn bè hỏi về gia cảnh của nàng, Janna đều tìm cách thoái thác không muốn trả lời. Những khi không thể không trả lời, nàng đành bịa đặt ra đôi điều để các bạn khỏi cảm thấy nàng xa cách họ quá. Những lúc đó Janna cảm thấy như nàng đang phản bội lại Anna và Mark.
Giai đoạn thích ứng này diễn ra khó khăn, chật vật. Geneviene rất tinh ý nhận thấy ngay. Một hôm, ăn bữa tói xong, bà rủ Janna lên khu riêng của bà uông cà phê.
Geneviene nói:
- Bác rất tiếc đã không dành được nhiều thời gian hơn cho cháu, Janna .
Nhưng cháu hiểu cho rằng mấy tuần lễ mới khai giảng khoá, công việc bao giờ cũng quá nhiều. Thế nào, cháu thấy sao?
- Bác cho cháu nói thật chứ ạ?
Janna hỏi.
Geneviene đáp:
- Tất nhiên rồi ..
- Cháu không thấy vui.
- Dễ hiểu thôi. Nhiều bạn cũng rất nhớ nhà.
- Tất nhiên cháu rất nhớ mẹ Anna cháu, nhưng không phải vì nguyên nhân đó..
- Vậy nguyên nhân gì, Janna ?
Janna ngập ngừng.
- Năm cháu tròn mười ba tuổi, Mark và Anna có kể cháu nghe khá nhiều về mẹ đẻ của cháu. Nhưng cháu vẫn ao ước muốn biết nhiều thêm nữa..
- Và cháu nghĩ bác có thể cung cấp cho cháu nhiều thông tin về mẹ đẻ của cháu chứ gì?
- Bác đã sống cùng với mẹ cháu nhiều hơn Anna cũng như bác Janet
Taylor..
- Đúng là bác cùng sống với một phòng với Keja suốt bốn năm trời, nhưng chưa có nghĩa bác đã biết những tâm tư thầm kín của mẹ cháu..
- Như ai là bố đẻ cháu chẳng hạn, đúng không ạ?
Geneviene gật đầu:
- Mẹ đẻ cháu không hề thổ lộ điều bí mật ấy ra với ai hết.
- Nhưng bác sống bên cạnh mẹ đẻ cháu đúng váo những ngày mẹ cháu thụ thai cháu kia mà?
- Bấy giờ bác thường xuyên ở bên ngoài hàng rào vây quanh khu tập trung Do Thái, làm nhiệm vụ mua vũ khí ở chợ đen. Mấy tuần lễ đó Keja lại làm chân liên lạc đi lại giữa hai khu vực, giữ liên hệ giữa bác và bác Josef Kandalman..
- Mẹ Anna cháu có nhắc đến tên ông ấy,
Janna nói.
- Ông ấy đã nhận Keja vào làm việc và cho nơi để ở, sau khi cả bộ tộc của mẹ cháu bị bọn Đức tàn sát.
- Mẹ cháu có yêu ông Kandalman ấy không ạ?
Geneviene nhún vai:
- Cũng có thể có chuyện ấy, bác không dám khẳng định, bởi bác không biết. Bác chỉ biết Keja rất quý Kandalman, đến mức tặng ông ấy cái lắc bằng vàng mà ông ấy luôn đeo ở ngực.
- Hai người có tình ý gì với nhau không ạ?
- Bác không tin. Bởi phong tục của dân tộc Keja nghiêm cấm quan hệ tình dục ngoài hôn thú.
- Nhưng mẹ cháu vẫn sinh cháu đấy thôi.
- Mẹ đẻ cháu thường ngủ qua đêm tại căn hầm cố thủ của ông Kandalman trong khu tập trung. Bac nghĩ cho dù ông ấy có bất cần phong tục Digan thì cũng chưa chắc ông ấy đã quan hệ tình dục với mẹ cháu, bởi kiểu cách làm tình của ông ấy rất thô lỗ.. Nhưng thôi, bác cháu ta chẳng nên đi sâu vào khẩu vị từng người. Bác chỉ muốn nói rằng Kandalman không phải loại người sâu sắc về tình cảm.
Janna cảm thấy Geneviene không muốn nhắc lại quan hệ cũ giữa bà và người đàn ông kia, nên nàng nói:
- Mẹ Anna cháu chỉ biết và kể cháu nghe về chuyến đi xuyên qua dãy núi Pyrenees và cuối cùng là cái chết của mẹ đẻ cháu lúc sinh cháu mà thôi.
-Nguyên chuyện đó cũng đủ cho cháu thấy mẹ đẻ cháu là người gan góc đến mức như thế nào. Thật là một con người đáng khâm phục.
-Ai cũng nói như vậy nhưng cháu vẫn thấy mơ hồ quá.
Geneviene đắn đo rất lâu để chọn lời rồi mới nói:
- Keja tính e thẹn, nhút nhát .. nhịn nhục nữa, khác hẳn tính nết cháu bây giờ, Janna ạ. Đấy là theo bác nhận xét chưa chắc đã đúng.
Bà im lặng một lát rồi nói tiếp:
- Bác rất muốn cung cấp cho cháu vài thông tin nào cụ thể hơn, nhưng thật khó. Thôi để dịp khác vậy. Bây giờ cháu về phòng nghỉ. Khuya rồi.
Câu chuyện làm Janna càng băn khoăn hơn. Tuy được biết thêm một số chi tiết về mẹ đẻ nàng, nhưng chính vì thế càng kích thích nàng muốn biết nhiều hơn nữa. Dặc biệt nàng rất muốn biết cha nàng là ai.
Trong tâm trạng đó Janna không làm sao tập trung tư tưởng học tập và nàng cũng thờ ơ với mọi thứ xảy ra xung quanh. Elke nhận thấy bạn cùng phòng đờ đẫn, uể oải, bèn khuyên Janna nên thay đổi cách sống đi.
Đêm đó, sau khi bà thư ký ban giám hiệu đi kiêmt tra các phòng xem các nữ sinh đã đủ mặt để chuẩn bị lên giường chưa, Elke rủ Janna trèo qua lối cửa sổ, bám vào lưới đan để dây hoa leo, xuông đất và rón rén đi về phía sau trường. Cô dẫn bạn theo con đường nhỏ men hồ về phía thị trấn Montreux. Đến nông trại nằm giữa trường cao đẳng tu nghiệp và thị trấn, cô bảo Janna đứng đợi rồi chạy vào trong nông trại.
Còn lại một mình, Janna mới sực nhớ không đem tiền theo. Số tiền ít ỏi nàng có được từ hôm ở New york đến đã bị Elke nướng trên bàn bạc mất rồi và không hy vọng có thể nhận được tèn của Anna gửi đến cho. Hôm mới đến đây, Janna gọi điện cho mẹ nuôi và nghe Anna nói nàng biết bà hiện đang rất lúng túng về tiền nong. Qua thời gian lo vụ chạy kiện, bao vốn liếng của Mark cạn sạch và còn kéo thêm nợ nần nữa. Tài sản của cửa hàng tranh bị nhà nước tịch biên để đền bù cho những khách hàng mua phải tranh rởm. Vì vậy Anna đã phải trả lại căn hộ ở đường Bờ sông để thuê một căn hộ nhỏ và xâú xí. Đồng thời bà nhận làm công cho một hãng bán buônhàng nữ trang tại Đại lộ số Bảy.
Tiếng động cơ vọng đến kéo Janna trở lại với thực tại. Nàng thấy Elke ngồi sau tay lái một chiếc Porsche bỏ mui được.
Cô gọi bạn:
- Vào xe! Nhanh lên mới kịp uống thứ gì đó trước khi nhà hàng đóng cửa.
Janna vừa bước vào xe thì Elke đã đạp cần ga và chiếc xe Porsche lao vút trên con đường đầy bụi.
- Hôm nay mình mới biết là sinh viên được phép mang xe hơi theo,
Janna nói to để át tiếng động cơ nổ vang.
- Đâu có - Elke đáp. Làn tóc vàng của cô bay ra ohía sau, theo chiều gió, trong khi cô chuyển sang số cao nhất.- Chính vì vậy mà mình phải trả tiền cho lão chủ nông trại để lão cho mình gửi nhờ.
Janna cố để trí óc thư thái lúc chiếc Porsche lao vun vút trên con đường ngoằn nghèo sất bên bờ nước. Nhưng nàng chỉ thở phào được khi Elke phanh xe trước cửa một tiệm ăn nhỏ trông ra hồ.
Janna nói:
- Mình rất ghét khi bạn đang vội! Lao gì mà như điên vậy?
- Bạn chịu đựng vậy thôi. Tính mình nó như thế mất rồi.
Elke bật cười đáp, tay vuốt lại mớ tóc rối bù trên đầu, rồi nắm tay bạn, lôi nhanh vào tiệm Cafe Pully, nơi máy quay đĩa đang chơi bài “Bob Dylan thổi theo với gió”.
Phải một lúc sau mắt của Janna mới quen với ánh sáng chói chang trong tiệm. Còn đang loá mắt, nàng vấp phải cái bàn của một nhóm thanh niên nam nữ trạc ngoài hai mươi tuổi đang ngồi.
- Mắt để đâu vậy, thằng cha?
Janna nhìn thấy người vừa nói là một thanh niên vóc dáng lực lưỡng, trạc tuổi nàng, tóc đen quăn, và mặt xương xương. Anh ta mực áo bludong thể thao dành cho vận động viên trượt tuyết, còn rây mấy giọt rượu vang đỏ bắn ra từ chiếc cốc do nàng vấp vào cái bàn làm đổ.
Nàng nói:
- Xin lỗi.. Tôi loá mắt..
- Dân Mỹ hả?
- Đúng thế. Bang nào?
- New york- Janna vừa trả lời vừa đưa mắt tìm xem Elke đâu và thấy cô bạn đứng cạnh quầy nói chuyện với một chàng trai nào đó.
- Nơi đó âm u lắm, anh bạn à?
- Tôi không phải anh bạn- Janna lạnh lùng đáp- Có lẽ phải tìm một người nào giỏi giang hơn để bàn về New york đấy.
- Hây, dễ tính một chút đi nào, cô bạn! - Anh chàng nhe răng cười - Tên tôi là Joe Dawson. Tên cô là gì?
- Janna.
- Họ?
Janna ngập ngừng
- Maxell- Hunter.
- Họ quái gì mà nghe như nhãn hiệu xe hơi vậy. Pierce arrow, Maxell- Hunter.. với cái ghế lại đây với bọn này.
Giọng ăn nói trơ trẽn làm Janna chối tai
Dawson hỏi:
- Cô uống gì nào?
Janna đáp:
- Coca thôi.
Anh ra gọi lấy Coca rồi nói:
- Cô làm cái trò gì ở đây?
- Học.
- Lăng tẩm Taj Mahal hả?
Janna gật đầu.
Anh chàng Dawson nói:
- Tôi có nghe Elke kể rồi. Ngột ngạt lắm phải không? Nhưng Elke không chịu để bà ta buộc chân cô ấy. Elke đúng là một cô gái táo tợn.
Janna hỏi:
- Còn anh? Anh sang Thuỵ sĩ này làm gì?
- Hỏi nghiêm chỉnh hay đùa đấy?
- Câu hỏi rất bình thường.
- Cô không biết tôi là ai thật ư?
- Sao tôi lại phải biết?
- Vậy mà tôi đinh ninh là cô cố tình đâm sầm vào bàn của bọn tôi để kiếm cớ xin lỗi và làm quen tôi cơ đấy!
- Tôi sang với Elke đây.
Janna nói. Nàng rất ghét cái thói vênh váo của anh ta. Nhưng khi nàng vừa quay người thì bị anh ta kéo người lại.
Dawson nói:
- Có gì lạ đâu nhỉ? Nếu như cô là vô địch trượt tuyết và mọi người đều biết tiếng thì cô cũng như tôi thôi. Tại Thuỵ sĩ, vô địch trượt tuyết cũng oai như là vô địch bóng chày ở Mỹ vậy.
Janna thở phào nhẹ nhõm khi thấy Elke đi đến cùng anh chàng mà lúc nãy cô ta nói chuyện ở cạnh quầy.
Cô bạn Đức nói:
- Vậy ra bạn đã quen Joe Dawson rồi ư?
- Khó đi lọt qua anh ta quá!
- Dawson đã kheo với bạn, anh ta vĩ đại đến đâu rồi chứ?
- Thôi đi! - Dawson phản đối - Đoạt chức vô địch quốc tế đâu phải xoàng!
- Trên sườn núi thì anh ta rất cừ, thậm chí là xuất sắc nhất thế giới- Elke nói- Nhưng trên giường thì anh ta.. thôi cứ tạm xếp vào loại trung bình.
- Đa tạ - Dawson nói, giả vờ tự ái.
- Nhưng có một người bạn rất đáng làm quen- Elke quay sang chàng trai đứng bên cạnh cô- Fritz Demmer, đây là cô bạn tôi đã kể với anh đấy, cô Maxell- Hunter.
- Rất vui được làm quen với cô- Demmer nói chậm và từ tốn như thể cân nhắc từng chữ.
Elke nói thêm:
- Demmer là người Thuỵ sĩ, nhà ngân hàng và độc thân nên ứng cử vào ngôn ngữ nào cũng được tất.
Demmer nói:
- Elke nói đùa đấy thôi. Đúng tôi là dân Thuỵ sĩ và độc thân, nhưng chỉ là loại xoàng trong ngành ngân hàng thôi.
Elke nói:
- Demmer không xoàng đâu! Thường xuyên buôn bán cổ phiếu ở thị trường chứng khoán Zurich đấy.
Demmer giải thích:
- Ở Thuỵ sĩ, nhân viên ngành ngân hàng nào cũng đều tham gia vào việc buôn bán cổ phiếu.
Janna thấy mến cái tính rụt rè của anh chàng này, ít nhất cũng ngược với anh chàng Joe Dawson vênh váo, táo tợn. Demmer Dawson đúng là hai thái cực về đủ phương diện. Dawson lực lưỡng thì Demmer ẻo lả. Anh ta mặt mũi trắng trẻo, mắt cũng màu nhạt, Dawson tóc dầy đen, còn Demmer thì tóc mềm, mỏng và màu không ra vàng không ra nâu. Do vậy trông Demmer có vẻ già dặn hơn. Janna đoán anh ta khoảng ba mươi tuổi. Bộ âu phục màu ghi nghiêm chỉnh cũng khác hẳn những người khác trong tiệm, đều mặc quần áo thể thao: quần jeans và áo len dài tay, cổ lọ.
Janna hỏi:
- Vụ ám sát Tổng thống Kenedy ảnh hưởng đến thị trường châu âu như thế nào?
Demmer cười ngượng nghịu, hình như anh ta cho câu hỏi của Janna cốt là để trêu anh ta. Anh ta ngập ngừng hỏi lại:
- Cô hỏi thật hay hỏi đùa đấy?
Janna đáp:
- Tôi hỏi thật. Hồi còn ở New york, tôi theo dõi rất sát tình hình thị trường chứng khoán.
Demmer hỏi:
- Cô cũng buôn bán cổ phiếu à?
- Nghiệp dư thôi
Janna đáp, rồi kể cho Demmer nghe nàng có người bạn trai quan tâm đến vấn đề này và thỉnh thoảng rủ nàng cùng tham dự.
- Ngán quá! - Dawson hét lên, có vẻ anh ta không được mọi người chú ý đến mình.
Thấy ở đây tiếng nhạc trong máy quay đĩa vang to át hết mọ thứ rất khó nói chuyện, Demmer rủ Janna ra ngoài, nói chuyện tiếp trên chiếc bục ngay sát bờ hồ. Janna đồng ý. Nàng ra theo và trò chuyện với anh chàng Demmer này suốt một tiếng đồng hồ sau đó. Nàng lắng nghe Demmer kể về hoạt động của anh ta, những rắc rối trong luật ngân hàng của Thuỵ sĩ và cách thức buôn bán cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Zurich. Giọng Demmer nói chậm rãi, tỉ mỉ khiến nàng thấy nàng đúng là một người làm ăn đứng đắn và tốt bụng.
Demmer nói:
- Mỗi tuần tôi đến Zurich vài ba lần. Tại sao cô không đi cùng tôi đến đấy một lần nhỉ?
Janna đáp:
- Nghe thú đấy, nhưng tôi sợ không được nhà trường cho phép.
Demmer lấy ví, rút tấm danh thiếp đưa nàng:
- Nếu khi nào có dịp đi được, cô gọi điện cho tôi theo địa chỉ này.
Máy quay đĩa ngừng chạy và đèn trong tiệm bắt đầu tắt dần.
Janna nói:
- Hình như họ sắp đóng cửa.
- Để tôi đưa cô về.
- Cảm ơn anh nhưng tôi e Elke muốn tôi cùng đi với nó về.
Hai người quay vào tiệm, nhưng không thấy Elke và Dawson đâu. Demmer hi vọng nói:
- Hình như bạn cô về rồi.
Janna cũng tưởng thế, nhưng khi bước ra ngoài, nàng thấy Elke ngồi với Dawson trong chiếc xe Porsche và cô ta đã gần như cởi hết quần áo. Nàng bèn bảo Demmer:
- Có lẽ anh phải chở tôi về Montreux giúp.
Demmer cầm tay Janna, dẫn đến chỗ xe của anh ta đỗ: một chiếc Fiat nhỏ. Anh ta lái thong thả, thận trọng, theo lời của Janna cho tới nông trại, nơi Elke gửi xe của cô ta.
Nàng nói:
- Trường kia rồi, tôi đi bộ được.
Không khí im lặng căng thẳng rồi Demmer đỗ xe, rụt rè nói:
- Tôi rất muốn được gặp lại cô.
Janna nói:
- Nếu lúc nào đi được, tôi sẽ gọi điện cho anh.
Anh nói:
- Cô cố xin phép nhà trường nhé!
Tính cả thẹn của anh ta thật tội nghiệp và độ nhiên Janna cảm thấy mình có lỗi. Như theo một bản năng nàng hôn nhẹ lên má Demmer rồi bước ra khỏi xe, chạy vội về phía trường.
Lâu đài Chillon chìm trong yên ắng và mỗi bước chân của nàng như vang vọng trong đêm tối. Nàng leo dàn hoa lên tầng hai, chui qua cửa sổ vào phòng. Không ai hay biết gì hết. Vài phút sau nàng đã an toàn nằm trên giường.
Mãi gần sáng, Elke mới về. Cô vẫn còn say rượu, cho nên lúc leo lên dàn hoa, cô gây tiếng động khá to, khiến Janna thức giấc.
Cô sinh viên Đức cầu nhầu:
- Khủng khiếp! Dawson với mình dùng nhiều cocain quá!
- Mình không hiểu sao bạn lại có thể thích được anh ta?- Janna nói, lúc cởi áo ngoài cho bạn.
- Dawson có những ưu thế của anh ta chứ.
Elke đáp, tự ngắm tấm thân trần của cô trong tấm gương to gắn mặt sau cánh cửa phòng. Ngực của cô có nhìêu vết cắn, và lưng cô có nhiều vết cào cấu.
- Mày thấy Demmer thế nào, Janna?
- Anh ta dễ thương.
Elke ngáp, nói:
- Đấy là mặt kém của anh ta đấy. Bọn con trai Thuỵ sĩ đều như thế hết, trông thì dễ thương nhưng ù lì lắm.
- Demmer rủ mình đi Zurich xem thị trường chứng khoán với anh ta.
- Lúc bốc lên thì anh ta như vậy thôi.
Janna nói:
- Mình cũng muốn đi, chắc chắn là sẽ rất thú.
- Vậy thì đi!
- Như vậy thì mình sẽ phải đi vào một ngày trong tuần.
- Khó gì đâu. Trường có kế hoạch tham quan Davos và xem cuộc thi tranh giải Cúp thế giới về trượt tuyết trong tuần sau. Mày chỉ cần đợi đến lúc mọi người lên xe mới báo cáo cho bà Feury là mày ốm- Elke nói.
Suốt cả một ngày, Janna tính toán mưu mẹo. Quả thật nàng rất thèm xem thị trường chứng khoán Zurich. Cũng chỉ cần vắng mặt ở trường trong khoảng thời gian ngắn thôi.
Sáng hôm sau, nàng gọi điện cho Demmer, báo tin nàng có thể đi Zurich với anh ta vào thứ năm tuần sau, dặn Demmer đón nàng ở công nông trại, nơi đêm hôm qua anh ta đã thả nàng xuống. Demmer tỏ ra rất ngạc nhiên không ngờ Janna đã gọi điện nhanh như vậy và anh ta hớn hở chấp nhận ngay.
Sáng thứ năm, toàn thể nữ sinh dậy sớm hơn thường lệ để đến Davos kịp giờ bắt đầu cuộc thi trượt tuyết. Kỳ này ai cũng tin Joe Dawson sẽ đoạt cúp vô địch. Trường thuê một xe buýt và sau bữa điểm tâm, mọi người lên xe. Đúng đến phút cuối cùng Janna báo cáo cô bị đau họng và sốt.
Bà Geneviene lo lắng hỏi:
- Sao cháu không nói sớm hơn?
Janna đáp làm ra vẻ như người ốm:
- Cháu mới bị cảm lúc đêm.
Geneviene vẫn lo lắng:
- Trường đi cả, không có ai ở lại trông nom cháu. Bác lại cho nhân viên nghỉ hết cả rồi.
Janna nói để bà yên tâm:
- Cháu tự lo được.
Geneviene vẫn còn năn khoăn:
- Số điện thoại của bác sĩ Brassard ở phía trên bảng thông báo, nếu cháu thấy sốt cao thì phải gọi điện ngay cho ông ấy, nhớ chưa?
Janna nói:
- Vâng ạ.
Nàng làm ra bộ mặt người ốm cho đến khi xe buýt chạy khuất tầm nhìn, mới lao như bay về phòng, vội vã thay quần áo. Nàng bỏ quần và áo cổ lọ ra, mặc một bộ váy rời nhau rất đẹp của Elke có lần cho nàng mượn nhưng sau năn nỉ nàng cứ giữ lấy mà dùng. Sau đó nàng chạy nhanh đến nông trại, đã thấy Demmer ngồi trong xe đợi sẵn.
Xe chạy từ đó đến Zurich mất bốn tiếng đồng hồ. Khi tới nơi đã là giữa trưa, thương gia đi lại tấp nập trên quãng dường phố Bahhofstrasse, chạy từ hồ đến ga xe lửa. Trong lúc Demmer lái xe bên những đám người và xe cộ di chuyển, Janna liếc nhìn những tủ kính bầy hàng hóa đủ mầu sắc. Thấy vậy, anh chàng nhà ngân hàng Thụy Sĩ trẻ tuổi bèn bảo:
- Đến thị trường chứng khoán xong, chúng ta sẽ đi thăm thành phố.
Họ bước vào một tòa nhà cổ kính, xây bằng đá, nơi được dùng làm trụ sở của thị trường chứng khoán. Nhiều người hô to rao bán hoặc hỏi mua các cổ phiếu. Trên tường là những màn hình rất lớn. Các thương nhân ngồi chăm chú xem, mỗi người giữ hai ba máy điện thoại bên cạnh và lúc nào cũng đang áp một máy vào tai, nói và nghe, rồi ali đặt xuống nhấc máy khác lên. Họ trao đổi giá cổ phiếu với khách hàng của họ ở các nơi. Không khí náo nhiệt sôi động đến mức làm Janna phải phá lên cười.
Demmer nói:
- Cô dứng đây, tôi ra kia một lát. Xong việc tôi sẽ quay lại và giảng cho cô hiểu việc mua bán cổ phiếu diễn ra theo cách nào.
Janna nhìn theo, thấy Demmer chào các thương nhân anh ta gặp trên dường tiến vào giữa thị trường chứng khoán. Nàng ngạc nhiên thấy anh ta đột nhiên biến đổi hẳn. Vẻ e thẹn rụt rè biến đâu mất và trên mặt Demmer hiện lên một vẻ đàng hoàng, tự tin đặc biệt. Đột nhiên nàng nghĩ, có lẽ đây mới phản ánh bản chất thật sự của anh.
Quay lưng lại, Janna chậm rãi đi vòng quanh bên ngoài, quan sát việc mua bán diễn ra tấp nập xung quanh. Rất nhiều cổ phiếu được rao bán cùng một lúc bằng nhiều thứ tiếng, trước hết là Pháp, Anh, Italia và Đức.
Tại khu vực ngoại hối hàng trăm máy viễn thông hối hả nối liên lạc giữa các thương nhân ở đây với London, Rome và New York, mặc cả từng khối lượng lớn tiền bảng Anh, lia Italia, mác Đức, frăng Pháp và đô la Mỹ. Họ bấm máy tính điện tử loại sáu số thập phân để con số hiện lên trên màn huỳnh quang rồi lại đàm thoại tiếp với khách hàng ở nước khác.
Janna đã từng nghe nói nhiều đến “Các ông lùn Zurich” không ngờ hôm nay được nhìn tận mắt thấy họ hoạt động. Nàng đọc báo Wall Street Journal, đã hiểu rằng những tính toán của họ ở đây có thể khiến họ phất lên, làm giàu rất nhanh nhưng cũng có thể làm họ khuynh gia bại sản. Mark đã có lần dẫn Janna đến sân quần ngựa đánh cá. Ông đặt vào một ô cửa hai đô la. Nhưng đấy là thứ khác hẳn. Trúng con ngựa nào phần lớn là do may rủi, còn ở đây cần phải hiểu biết về thị trường đầu tư, tính toán xem cổ phiếu nào đang mua hoặc bán với giá bao nhiêu là cả một việc quan trọng. Thành công hay thất bại do may rủi chỉ một phần, yếu tố quyết định là ở tài nhận định, đánh giá triển vọng của từng ngành sản xuất, từng hãng kinh doanh, từng xí nghiệp. Janna rất thán phục những ai có cái tài đó.
Nàng đặc biệt chú ý đến một người đàn ông. Người này có vẻ rất thành thạo. Ông ta trạc ngoài bốn mươi tuổi, tóc đen, dầy, hơi hoa dâm ở thái dương, mặc bộ âu phục mầu xanh nước biển thẫm cắt rất khéo. Rất nhiều thương nhân khác bám theo anh ta, hễ thấy ông ta đặt mua cổ phiếu ở cửa nào là bắt chước theo. Hình như ông ta cảm thấy có một người lạ nào đang nhìn, vì Janna thấy ông ta ngẩng đầu lên, mỉm cười với nàng rồi đi về phía nàng.
Ông ta hỏi:
- Cô thích công ty dược phẩm Abbott hay Hoffman-LaRoche?
Janna đáp:
- Abbott.
Ông ta gật đầu, quay vào trong rồi lát sau đi ra, tay cầm một tệp tiền Thụy Sĩ.
Ông ta nói:
- Tiền công của cô.
Nàng hỏi:
- Công nào?
- Cô đã khuyên tôi đặt vào công ty Abbott. Trước đó tôi mua cổ phiếu của cả hai công ty. Nhưng sau khi nghe cô nói thế, tôi bán đi số cổ phiếu của công ty Hoffman-LaRoche. Vừa rồi giá tụt hai điểm. Vậy là cô đã giúp tôi tránh được không mất một khoản tiền lớn. Đây là phần tiền tôi cảm ơn cô.
Janna cười vang:
- Tôi có biết gì về công ty Abbott đâu? Tôi nói hú họa thế vì tưởng ông chơi trò may rủi.
Ông ta nói:
- Đây là thị trường, là mua bán. Tôi thấy cô rất có khiếu về thứ nào đấy. Nào, cô cầm lấy tiền đi.
- Tôi thấy không thể nhận..
- Nếu vậy cô cho phép tôi mời cô và đãi cô bữa ăn tối nay.
Janna đột nhiên hoảng hốt:
- Không được đâu!
- Ăn bữa tối là việc cần thiết. Nhất là ngồi với một cô gái đẹp thì vừa là cần thiết vừa là cái thú vị lớn đấy!
Janna lúng túng:
- Tôi có bạn đi cùng.
- Vậy để dịp khác!
Ông ta đưa cô danh thiếp:
- Nếu cần gì xin cô gọi điện cho tôi
Ông ta quay đi khuất, khiến Janna đứng lại bàng hoàng.
- Xin lỗi đã bắt cô phải đợi quá lâu.
Demmer nói, lúc anh ta hiện ra sau đó vài phút.
- Cô không ngán lắm chứ, tôi hy vọng thế.
- Ồ, không đâu - Janna đáp, liếc nhìn tấm danh thiếp cầm tay. - Demmer này, anh ta có biết ông Felix Ervin không?
- Biết, nhưng không rõ ông ta là người thế nào, ở đâu tới. Và không phải chỉ tôi và cô muốn biết mà hàng bao nhiêu người cũng muốn biết. Ông Ervin làm ai cũng phải kinh ngạc. Ông ta kiếm tiền cứ như bỡn ấy. ở đây ông ta kiếm bạc triệu. Sang Paris cũng vậy, rồi cả London và New York, đến đâu ông ta cũng vớ hàng triệu chi trong chốc lát. Nhưng ông ta giữ kín tung tích cho nên mọi người biết Felix Ervin, nhưng không ai rõ lai lịch ông ta. Nhưng tại sao cô quan tâm đến ông ta?
Janna đáp:
- Tôi thấy mọi người xung quanh bám theo ông ta và bắt chước mọi việc của ông ta.
- Đấy là họ hy vọng cũng sẽ kiếm được tiền theo cách của ông ta. Hình như ông ta có được những thông tin mà người khác không có.
Demmer giải thích.
- Ông ta sống ở đâu?
- Ở bất cứ nơi nào kiếm được ra tiền.
Demmer đáp.
Janna đưa mắt nhìn thấy Ervin đang nhìn lên những tấm màn hình. Hình như lại một lần nữa, ông ta cảm thấy có người nhìn mình. Ông ta quay lưng lại và nhìn thẳng về phía nàng. Bốn mắt gặp nhau và nhìn nhau một lúc lâu. Nàng cảm thấy như ông thách thức và nàng quay mặt đi.
Janna nói:
- Tôi phải về Montreux thôi.
- Nhưng tôi muốn đưa cô đi dạo xem thành phố.
- Để lần sau.
Janna nói:
- Nếu các bạn tôi về đến trường mà tôi không có mặt ở đó thì rất phiền.
Dọc đường về Demmer không nói gì hết. Janna biết anh ta ôm hy vọng sẽ đi chơi cùng với nàng ở phố xá Zurich, bây giờ thất vọng nên giận. Nghĩ thế Janna cảm thấy mình có lỗi. Nàng kể Demmer biết nàng không thể làm khác được để anh bớt giận. Nàng mến Demmer nhưng là tình bạn thuần khiết và nàng biết anh ta muốn đi xa hơn, không phải chỉ là tình bạn.
- Liệu tôi có được gặp cô nữa không?
Demmer hỏi, lúc anh ta đỗ xe bên cạnh nông trại
Janna nói:
- Nếu anh bằng lòng giữa chúng ta chỉ là tình bạn.
- Nếu cô hiểu tôi hơn, tình cảm của cô có thể thay đổi.
Janna nói:
- Tôi muốn sống trung thực với tình cảm của tôi lúc này.
Demmer ngồi yên lặng, tay đặt lên vô lăng, mắt nhìn thẳng phía trước. Anh nói:
- Nếu không được là người tình của cô, tôi vẫn muốn là người bạn của cô.
- Tôi biết anh sẽ trả lời như vậy.
Janna nói, hôn lên má Demmer rồi đi nhanh trên con đường dẫn về trường.
Trong những tháng sau đó, Janna đã dần quen với nếp sống trong trường và tạo nên với Geneviene Fleury cái lệ là mỗi tuần hai bác cháu gặp nhau hai lần. Thứ ba và thứ năm sau bữa ăn tối, hai người lên khu ở riêng của hiệu trưởng, uống cà phê và trò chuyện đến khuya.
Thời gian đầu họ nói chuyện về quá khứ và Janna tiếp tục tìm hiểu thêm về Keja, mẹ của nàng. Nhưng rồi xung quanh chuyện đó không còn gì để nói nữa, mọi thông tin về tung tích bố mẹ đẻ của nàng cũng được lật đi lật lại quá nhiều, hai bác cháu chuyển sang bàn về hiện tại và tương lai.
Người phụ nữ Pháp này rất chăm chú thao dõi con gái của cô bạn quá cố và nửa tháng một lần bà gọi điện cho Anna kể tỷ mỷ tình hình sinh hoạt và học tập của con gái nuôi của bà, những tiến bộ Janna đạt được trong trường. Đứa con gái hai bà đã chứng kiến lúc nó ra đời trên dãy núi Pyrenees, rồi lại cùng góp sức nuôi nấng, nay đã thành một thiếu nữ cực kỳ xinh đẹp, thông minh và có tính cách thẳng thắn, dũng cảm, chinh phục được cảm tình của hầu hết bạn gái cùng học trong trường tu nghiệp này.
Hai bà đều thấy rõ Janna biểu lộ một nghị lực phi thường, hiếm thấy ở những cô gái cùng tuổi. Geneviene thấy rõ điều này trong việc Janna bao giờ cũng chọn những lối đi nguy hiểm nhất mỗi khi nữ sinh viên lên núi Matterhorn trượt tuyết, dưới sự hướng dẫn của một huấn luyện viên giầu kinh nghiệm.
Janna cũng rất thích những buổi trò chuyện với bà hiệu trưởng. Nàng học được rất nhiều ở người phụ nữ Pháp này. Trong chương trình tu nghiệp của trường, phần hoạt động xã hội chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Những buổi khiêu vũ, những bữa tiệc do phụ huynh sinh viên bỏ tiền ra tổ chức, mời bạn bè của họ, tập thể nam sinh viên của những trường cao đẳng trong vùng, đem lại cho Janna nhiều bổ ích quý báu chứ không phải chỉ là sự vui chơi.
Janna không có được nữ trang đắt tiền, những bộ trang phục như các nữ sinh viên khác, khiến đôi khi nàng có cảm giác như mình chỉ là một thứ họ hàng nghèo. Mặc dù Elke tính rộng rãi, cho nàng mượn đủ thứ, nhưng Janna vẫn thấy rõ mình không giống mọi bạn học khác. Nhưng mỗi lần cảm thấy tủi thân, nàng lại nhớ đến mẹ nuôi và thấy Anna còn khốn khổ hơn nàng gấp trăm lần.
Janna rất hiểu hoàn cảnh tồi tệ về tài chính của Anna đã không cho phép bà sang dự lễ Thiên Chúa giáng sinh của trường, đồng thời thăm con gái nuôi mà bà quý như con đẻ. Janna cũng hiểu rằng nếu cuộc đời Anna có thể thay đổi thì phải là do nàng quyết định.
Để học hỏi thêm về lĩnh vực tài chính, Janna đặt mua tờ Wall Street Journal và tính toán thấy, nếu nàng mua một trăm cổ phần của vốn đầu tư mà người bạn trai ở Mỹ của nàng đã lựa chọn, nàng có thể lãi 7.000 đô la. Phấn khởi trước kết luận đó, Janna chăm chỉ đọc kỹ từng số báo, đặc biệt chú ý đến những doanh nghiệp nhỏ đang bắt đầu nổi.
Sử dụng thông tin rút ra qua những bài tường thuật đó, nàng kê ra một bản danh sách những doanh nghiệp có giá cổ phần dưới năm đô la. Nàng bàn với Elke, thay vì tiêu phí tiêu phạm số tiền 500 đô la hàng tháng cha mẹ cô tài trợ cho con gái, thử dùng số tiền đó vào một thứ giải trí khác xem sao.
Nhưng khi Elke tỏ vẻ thích thú với sáng kiến của Janna, nàng lại đâm run và vội can ngay:
- Không có gì đảm bảo sẽ lãi đâu.
Cô bạn Đức nhún vai:
- Thì đã sao? Ta cứ thử, mất thì thôi!
Sáng hôm sau, lúc đó là sau lễ đón giao thừa một tuần lễ, Janna gọi điện cho Demmer, nhờ anh mua hộ một trăm cổ phiếu của hãng Burke International.
Được nghe tiếng nói của nàng gọi đến, chàng trai “nhà ngân hàng” rất mừng. Anh ta trả lời:
- Mỗi cổ phiếu của hãng Buker International trị giá dưới năm đô la.
Janna nói:
- Sáng mai, tôi sẽ gửi ngân phiếu đến cho anh.
Nàng chú ý đến hãng Buker International là do đọc một bài báo đăng trên tờ Forbes Magazine, kể về một chi tiết tăng tốc do một hãng nhỏ ở bang California sản xuất đã được nhiều hãng công nghiệp chế tạo máy bay như hãng Hughes và Boeing dùng thử thấy tốt. Một tuần sau, báo Wall Street công bố cả hai hãng chế tạo máy bay đã ký hợp đồng trị giá hàng chục triệu đô la cho hãng Buker, Đặt làm chi tiết tăng tốc kia để lắp vào loại máy bay kiểu mới của họ. Thế là trị giá cổ phiếu của hãng Buker International tăng vọt lên thành 12 đô la.
Nghe tin đó, Elke reo lên mừng rỡ:
- Vậy là vốn chúng ta bỏ ra đã tăng hơn gấp đôi! Chơi thứ này thú hơn chơi xổ số nhiều. Bây giờ ta kiếm chỗ nào đặt tiền lớn hơn đi!
Janna nói:
- Ta có thể bán cổ phiếu của hãng Buker International thanh toán với Demmer rồi dùng số tiền đó thế chấp, mua cổ phiếu khác ngoài lề.
- Sao lại ngoài lề?
- Tức là dùng một ngàn đô la, để mua cổ phiếu giá trị một ngàn năm trăm đô la.
- Có thể làm thế được sao?
Janna gật đầu:
- Demmer đã giảng cho mình hiểu rồi
- Dữ đấy nhỉ!
- Tuy vậy chuyện này hơi nguy hiểm một chút. Lỡ giá cổ phần tụt xuống thì chúng ta sẽ lỗ vốn to.
- Không sao, cứ làm đi! Cũng là thứ chơi bạc, mất tiền của ba mẹ mình cho chứ đâu phải tiền gì mà sợ.
Sau khi nghiên cứu kỹ các thông tin, Janna quyết định chọn hãng Opto Products, chuyên sản xuất thấu kính để dùng cho máy sao chụp tài liệu, được sử dụng rộng rãi tại các hãng lớn chế tạo vi tính, như IBM và Xerox. Hãng Opto Products phát triển một hệ thống không những nâng cao chất lượng bản sao chụp mà còn đơn giản hóa thao tác.
Khi Janna mua một trăm cổ phiếu với giá mười lăm đô la, chỉ sáu tuần lễ sau giá cổ phiếu đó đã tăng vọt lên thành 22 đô la.
Lúc Janna gọi điện cho Demmer nhờ bán đi hộ, anh chàng đã phải thốt lên:
- Cô nhạy cảm về thị trường chứng khoán thiệt đấy!
Nàng đáp:
- Đấy là vận đỏ lúc khởi đầu thôi.
Demmer nói:
- Tôi không tin chỉ là ngẫu nhiên. Tôi thấy cô quan tâm nhiều đến lĩnh vực này, cho nên tôi phải đến thị trường chứng khoán Zurich, đọc thêm một loạt thông báo nữa. Tôi có cảm giác cô có thể đặt cược tài kinh doanh của cô đấy .
Mùa đông tàn, mùa xuân tới và Janna bắt đầu tin Demmer nhận định đúng, bởi mỗi lần nàng ma cổ phiếu ở đâu là chỉ ít lâu sau giá cổ phiếu nơi đó đã tăng vùn vụt. Tháng tư năm 1964, số vốn ban đầu của Elke 500 đô la đã biến thành khoản tiền lớn 8.000 đô la.
Nàng hỏi bạn:
- Ta có nên làm tiếp không?
Elke đáp:
- Mình nghĩ chúng ta nên chơi một quắn nữa, bỏ toàn bộ số tiền đó vào một canh bạc thật lớn!
Janna hơi ngập ngừng:
- Được thôi. Đang có một công ty tên là Arctico mình rất mến. Đấy là công ty Canada, sản xuất máy khoan dầu mỏ. Máy của họ được cải tiến và vượt cả máy của hãng Hughes Tool. Hiện họ mới trong giai đoạn chế thử nhưng triển vọng gần như chắc chắn.
Elke nói:
- Vậy ta còn đợi gì nữa?
- Ta lại làm theo kiểu ngoài lề nhé?
Elke đáp:
- Sao lại không? Từ nay đến khi tốt nghiệp chỉ còn hai tháng nữa. Ta làm một quắn cuối cùng rồi ra trường là vừa.
Janna đặt với Demmer mua cổ phần của hãng Arctico trị giá 12.000 đô la, sử dụng 8.000 đô la sẵn có làm tiền thế chấp cho nên được quyền mua bằng trị giá gấp rưỡi tiền thế chấp đó. Chỉ trong vòng một tuần lễ, cổ phiếu tăng lên ba điểm nhưng báo Wall Street Journal đăng một bài, phát hiện chuyện một thẩm phán ở bang Dallas đã xét xử và kết luận bằng phát minh của hãng Hughes là ăn cắp của một công ty khác. Thế là lập tức, chỉ trong một đêm, giá cổ phiếu của hãng Hughes tụt xuống mười bảy điểm.
Sáng hôm sau Janna nhận được bức điện của Demmer yêu cầu trả nốt 4.000 đô la. Nàng gọi điện cho anh ta và anh ta giải thích rằng bức điện trên chỉ là giả vờ, coi như đã báo cho nàng biết nàng không được hưởng phần ngoài lề mà phải trả đủ số 12.000 đô la.
Janna nói:
- Tôi không thể kiếm đâu ra ngần ấy tiền.
Demmer đáp:
- Nếu vậy e tôi đành phải bán tống bán tháo số cổ phiếu của cô để lấy tiền bù vào chỗ hụt kia.
Janna hỏi:
- Vậy cuối cùng tôi còn lại được bao nhiêu?
Im lặng ngắn. Anh ta đang tính toán.
Anh nói:
- Khoảng một ngàn đô la.
- Anh có thể gửi ngân phiếu cho tôi được không?
- Tất nhiên rồi. Tôi sẽ gửi ngay sáng nay theo đường bưu điện
Demmer dừng lại rồi nói thêm
- Đáng tiếc, Janna ạ, vận đỏ của cô thế là kết thúc rồi.
Janna choáng váng, chưa biết nên nói với Elke thế nào. Nhưng tối hôm ấy, sau bữa ăn nàng nói thì cô bạn người Đức cười vang bảo:
- Không sao! Chúng ta cũng đã được hưởng giải trí những ngày qua, thế là tốt rồi.
Quả là khoản đầu tư vào chuyện kinh doanh vừa rồi khiến Elke thiệt một số tiền, nhưng cô coi đấy chỉ là truyện ly kỳ trong vô vàn những pha đầy kịch tính cô thích hưởng trong cuộc đời. Riêng đối với Janna lại khác: nàng đang hy vọng dành dụm được một món dự trữ, giúp nàng có thể sống tạm sau khi tốt nghiệp trường tu nghiệp này, khi chưa tìm được công việc nào kiếm sống.
Nàng vẫn thường xuyên liên lạc với Anna, hàng tuần viết thư và mỗi tháng hai lần gọi điện, tiền phí tổn được Geneviene nhận để nhà trường chi trả. Qua đó nàng biết được tình hình ở New York rất gay go. Anna khuyên Janna nên khai thác những mối quen biết ở Montreux để kiếm công ăn việc làm bên châu Âu, nhưng đến hôm nay, chỉ còn chưa đến tám tuần nữa là bế giảng năm học, vậy mà nàng vẫn chưa thấy hé ra một tia sáng nào về chuyện này.
Lối thoát đã bất ngờ tự dẫn đến cùng với sự xuất hiện của bà công tước “phu nhân de Cabo”. Bà ta đến trường vào một buổi sáng trong tuần lễ cuối cùng vào tháng tư. Tấm thân đẫy đà của bà ta được bọc trong một thứ y phục nửa như áo thụng Trung Hoa, nửa như tấm khăn choàng. Geneviene giới thiệu bà công tước với sinh viên, bảo đó là chủ nhân của văn phòng giới thiệu việc làm quốc tế. Bà công tước gây ấn tượng mạnh cho đám nữ sinh viên do mái tóc nhuộm mầu xanh lam thẫm gần như đen, búi lên óng mượt. Vẻ đường bệ của bà ta còn tăng thêm nhờ chiếc mĩ sư tử kéo xuống hai lỗ mũi nở to. Môi bà ta mỏng và mím chặt nằm trên cái cằm bạnh. Cặp mắt nhỏ và tròn như hai cúc áo chằm chằn nhìn đám các cô gái trẻ.
Janna có cảm giác bà ta đang nhắm những ai có thể chấm được.
Bà công tước nói:
- Bà hiệu trưởng Geneviene Fleury đã hảo tâm mời tôi đến gặp các bạn sáng hôm nay, giống như bà đã làm năm ngoái và năm kia nữa, tạo điều kiện để tôi mời một số bạn, những ai quan tâm đến hoạt động của văn phòng chúng tôi.
Sau đó bà ta kể về chương trình của bà, giúp cho một số nữ sinh viên tốt nghiệp trường cao đẳng tu nghiệp, sau khi được bà chọn, sẽ tiếp xúc với những nhà doanh nghiệp trên khắp thế giới đang cần tìm kiếm người giúp việc.
Bà công tước nói:
- Những nhà doanh nghiệp lớn đó đang cần loại trợ lý hiểu biết và lịch lãm để tiếp xúc và làm việc với tầng lớp thượng lưu. Điều họ cần là nữ trợ lý của họ phải biết tiếp chuyện một cách thông minh và lịch sự trong những bữa tiệc bàn việc kinh doanh, hơn là biết đánh máy và tốc ký. Tìm thư ký thì dễ nhưng tìm một người phụ nữ xinh đẹp, lịch duyệt, quen sống đài các là chuyện không dễ.
Tiếng xì xào thích thú lan khắp gian phòng và Janna nhìn thấy Elke nghe rất chăm chú.
Bà công tước nói tiếp:
- Các em mỗi người sẽ nhận loại công việc khác nhau, nhưng nói chung các ông chủ tương lai cần các em biết tổ chức một bữa chiêu đãi đúng nghi thức, biết thù tiếp các khách của họ và bảo đảm cho lịch làm việc của họ được tiến hành trôi chảy và chính xác. Lương lậu, thù lao cho các em sẽ tùy thuộc vào công việc. Và các em được quyền tự ý lựa chọn nơi nào làm thích hợp với từng em. Trong khi các em chưa dứt khoát chọn nơi nào, tôi tạo cho các em điều kiện để các em tiếp xúc với những nhà doanh nghiệp đó. Các em được đi đến chỗ họ bằng vé máy bay hạng nhất và nghỉ ở những phòng khách sạn thượng hạng. Sau khi tiếp xúc, nếu các em thấy chưa thích, các em quay về, sẽ được Văn phòng của tôi chi trả các khoản chi tiêu dọc đường.
Một nữ sinh viên giơ tay hỏi:
- Phu nhân làm cách nào tìm ra những nhà doanh nghiệp đang cần loại nữ trợ lý như thế?
Bà công tước đáp:
- Trước tiên, tôi tiến hành gặp gỡ và trao đổi với một số em ngay tại đây. Những em được tôi chọn, tôi sẽ mời đến Paris, nơi đóng trụ sở của văn phòng, và sống ở đó một tuần lễ để tôi có dịp tìm hiểu thêm. Mục đích chính là để biết em nào thích hợp với nhà doanh nghiệp nào. Về họ, chúng tôi đã có cả một hệ thông tư liệu và thông tin để biết người nào cần cô gái như thế nào.
Một nữ sinh viên khác hỏi:
- Những chị được bà lựa chọn và giới thiệu công việc năm ngoái tình hình hiện nay ra sao ạ?
Bà công tước đáp:
- Năm ngoái tôi đã lựa chọn được tám cô. Năm kia được năm cô. Không phải tất cả đều ổn thỏa ngay trong lần tiếp xúc với nhà doanh nghiệp đầu tiên. Nhưng đến lần thứ hai thì không cô nào trở về nữa. Hiện nay các cô đang giúp việc cho các nhà doanh nghiệp lớn trên khắp cả ba lục địa. Trong số mười ba cô hiện chỉ có một cô thôi không làm công cho nhà doanh nghiệp ấy nữa vì ông ta đã cưới cô và họ đã có với nhau một đứa con.
Khắp phòng cười vang.
Bà công tước nói thêm:
- Đấy là trường hợp may mắn duy nhất trong số các cô tôi đã lựa và giới thiệu nơi làm việc. Tôi bảo đảm rằng các cô dựa vào tôi sẽ không bao giờ ân hận.

<< Chương 23 | Chương 25 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 706

Return to top