Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tiểu Thuyết >> Vòng cung lửa

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 9687 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Vòng cung lửa
Nikolai Axanop

Chương 4

Tin buổi sáng
“Trên các đuờng xe hỏa của nước Pháp, các vụ phá hoại và đột kích gia tăng đột ngột. Những người Pháp yêu nước, từng ngày một, giáng những đòn nặng nề vào các công trình công cộng mà bọn chiếm đóng Đức đang sử dụng. Ở Mác-xây, trong một tuần lễ, sáu đoàn tàu quân sự đã bị lật nhào. Ở gần Li-ông, công nhân đường sắt đã làm cho một đoàn tàu chở lính đâm vào tàu chở hàng. Ở Pa-ri, chỉ trong tháng hai, đã có 64 đầu tàu bị loại ra khỏi vòng chiến đấu”.
Tổng cục thông tin Liên Xô
29-3-1945

Tuần lễ mà Vi-ta vắng mặt không trôi qua vô ích. Tô-lu-be-ép nghiền ngẫm những số liệu về xuất khẩu các loại quặng khác nhau của các nhà công nghiệp Na Uy và “Tra-phích” trong suốt cả năm 1942 và ba tháng đầu năm 1943. Muốn nói gì thì nói, vị thứ trưởng công nghiệp nặng đã có lý khi nhắc tới nhà hóa học Nga vĩ đại lúc chia tay với Tô-lu-be-ép. Tô-lu-be-ép mà có được sự tinh tường của Men-đê-le-ép thì có lẽ anh đã hiểu được bọn Đức đang làm điều gì để chống lại quân Nga…
Tô-lu-be-ép vừa nghĩ và nói với mình, vừa tức uất đến phát điên lên vì không phải mọi sự đều có thể hiểu được qua những con số nghèo nàn của bản thống kê. Tuy nhiên, anh cũng hiểu được vài con số và có cái tự nhiên anh đoán ra được. Đến cuối tuần, dựa trên số phần trăm các nguyên liệu phụ gia bọn Đức đặt mua, anh đã tính ra, chẳng hạn như công thức một loại thép “cực dẻo”. Có thể sẽ rất nguy hiểm, nếu bọn Đức sử dụng nó làm vỏ bọc. Loại đạn đại bác 88 ly bắn vào mặt thép này sẽ xoáy vào đó và mất hết tốc độ. Ngay lúc đó, Tô-lu-be-ép tưởng tượng ra chiếc xe tăng với những đầu đạn đại bác cắm vào lởm chởm như lông nhím, và anh ghi ngay cái công thức đã làm anh kinh ngạc: thép dẻo và “siêu dẻo” nếu không dùng trong chiến tranh cũng có thể ứng dụng tốt trong điều kiện hòa bình.
Anh lập các công thức thép vê-na-đi, man-gan, mô-líp-đen, vôn-fram, nhưng đó chỉ là những phỏng đoán không được các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm xác nhận. Tuy vậy, từ sáng thứ sáu đến chiều, Tô-lu-be-ép đã ghi tóm tắt các công thức vào vài dòng và cũng như lần trước, anh mang rượu và thuốc lá tới thăm Ran-sơn, lực sỹ tóc hung.
Anh gặp Ran-sơn ở phòng khách. Bác đã thay quần áo bệnh nhân, mặc thường phục, riêng tay vẫn buộc băng. Đáp lại câu hỏi của Tô-lu-be-ép sao lại ra viện sớm như vậy. Ran-sơn cười khẩy, bảo rằng vì công đoàn ngư nghiệp không chịu thanh toán viện phí.
-Họ bảo rằng vết thương ở bụng không phải do tai nạn lao động,-bác giải thích.
-Chẳng lẽ bọn Đức đã can thiệp vào việc này à?
-Trong tổ chức công đoàn cũng có đủ bọn phát xít, nhất là giữa đám quấy phá.
Đấy là một khía cạnh mới của vấn đề. Tưởng chừng các nhà tổ chức công đoàn Na Uy phải nhớ tới số phận của các đồng chí ở nước Đức, nơi bọn Đức đã đập tan mọi sự chống đối, đưa đi tập trung tất cả những ai tham gia hoạt động.
-Có những người trong tổ chức công đoàn cho rằng công đoàn phát xít độc đoán hơn nhiều tổ chức công nhân phân tán luôn bất mãn về đủ mọi chuyện!-Ran-sơn cười gằn.
Bác không từ chối món quà, còn mẩu giấy Tô-lu-be-ép đưa bác đút vào túi áo và bảo:
-Tốt hơn là không nên đến nhà mình, bà xã cho là mình dính vào một chuyện mờ ám. Thực tình bà ấy nghĩ là mình làm trò buôn lậu, nhưng không vì thế mà bọn mình dễ chịu hơn. Bà ấy tính làm mọi chuyện đến nơi, đến chốn đấy. Tôi sẽ gọi điện cho anh mỗi sáng thứ thứ, từ mười một đến mười hai giờ. Mật khẩu: thanh tra giao thông. Tại sao anh không sửa chiếc thuyền của anh? Dưới cái vẻ nạt nộ như vậy, có thể hẹn gặp mà không lo ngại gì?
Bác vẫy bàn tay còn khỏe lúc chia tay và đi thẳng trên phố cảng không ngoái lại. Tô-lu-be-ép nhìn vào cái lưng rộng của bác, bất giác thầm nghĩ: con người ấy không bao giờ làm hại bạn bè.
Ngày thứ bảy trôi qua trong sự chờ đợi đến buồn chán tin tức của Vi-ta. Và chị đã gọi điện, nhưng… từ Béc-lin. Cô Xin-ghe, nữ thư ký của Ma-sơn vẫn quan sát ông người Nga với vẻ hết sức tò mò, chạy xổ vào phòng số sáu của anh, giục vội:
-Ngài có điện thoại! Từ Béc-lin gọi về!
Giọng nói đáng yêu, đầy thương nhớ xa xăm như từ hoang mạc của Sao Hỏa vọng về:
-Anh Vô-lô-đi-a thân yêu! Em sẽ về chậm. Nhưng em nhớ, em nhớ đấy!
Ở Béc-lin, chị không dám nói tiếng Nga, nhưng anh hiểu chữ “nhớ” của chị không chỉ là tình cảm nhớ thương anh mà chị không lãng quên và muốn thổ lộ, nó còn liên quan tới công việc mà anh đã dẫn dắt chị vào. Với câu hỏi: “Bao giờ em trở về? chị buồn rầu đáp: “Em không biết, không biết được!”.
Và anh nghĩ thầm là Ac-vit Ma-sơn sẽ giữ chị ở lại Bec-lin tới già, hay ít ra, là cũng đến lúc anh vĩnh viễn biến mất. Nhưng khi Tô-lu-be-ép hỏi: “Nhưng em sẽ về chứ?”, anh hết sức vui sướng được nghe tiếng: “Vâng, vâng, vâng!” tha thiết.
Vào một giờ trưa, Xa-vét Xve-sơn tới chỗ anh, mời anh đến biệt thự chơi. Hóa ra là Vi-ta đã gọi điện cho cả ông và yêu cầu ông quan tấm đến “vị khách”. Tô-lu-be-ép cất giấy tờ rồi vui sướng chiều theo nhiệt tình mến khách của Xven-sơn.
Xven-sơn ngồi trong ôtô, không những chỉ nhũn nhặn chào đón anh mà còn ngạc nhiên nữa:
-Ồ, ngài đã hoàn toàn lại người rồi đó!
Chính Tô-lu-be-ép cũng cảm thấy mình hoàn toàn mảnh khỏe. Có lẽ môn thuốc chủ yếu là sự khẩn trương cao độ về tinh thần trong thời gian qua, và điều nữa cũng quan trọng không kém, là sự chăm sóc chu đáo của vợ chồng bác An-đrây-en, cho anh ăn uống đến không còn nhét vào đâu được; còn công việc cần làm, dù cho có phức tạp đến thế nào, như người ta thường nói, cũng không làm cho ai chết được. Nhưng đối với cha con Xven-sơn, không gặp lại anh từ buổi đáng ghi nhớ ấy, sự thay dổi này là một điều kỳ diệu.
Biệt thự nhà Xven-sơn giống như một cái trại của nông dân. Nhưng Tô-lu-be-ép thấy dễ chịu. Anh đi trượt tuyết rất lâu, chè chén thoải mái và chuyện trò thân ái với những người dù họ không hiểu hết và không tiếp thu được mọi tư tưởng của anh thì cũng thực lòng muốn hiểu. Tối chủ nhật, họ chuyện trò mãi không dứt.
Anh không biết Ran-sơn đã làm gì với mẩu giấy ghi chép của anh, nhưng hy vọng là nó đã ở trên mặt bàn của Koc-sma-rep, hay có khi ở bàn Thứ trưởng công nghiệp nặng rồi cũng nên. Mà nếu như vậy thì ở bên nhà, ở nước Nga, các chuyên đã xem xét và có thể, trong một phòng thí nghiệm nào đó, đã nấu thử loại thép theo công thức pha chế này. Điều đó trong chừng mực nhất định đã làm cho anh yên tâm…
Nhưng tuần lễ sau trôi qua rất chậm chạp và buồn chán. Một lần, một lần nữa Tô-lu-be-ép kiểm tra lại những kết luận của mình, nhưng trong các tài liệu không tìm được điều gì mới. Anh đã toan đi Nac-vich và Kic-ne-net vùng cực bắc Na Uy để xem những người thợ đào mỏ làm gì, nhưng sự tỉnh táo đã ngăn lại bước đi khinh xuất đó. Từ Kle-ne-net, anh có thể không trở về đây nữa, nhưng anh không có quyền liều khi chưa kết thúc chiến dịch. Sau này thì tùy thích, còn bây giờ, cuộc sống không thuộc về anh…
Sáng thứ tư, một giọng đàn ông thô bạo hỏi bao giờ thì anh chữa xong chiếc thuyền, cái thuyền anh đã xộc xệch lắm rồi, thanh tra sẽ bắt chủ thuyền nộp phạt đắt hơn số tiền sửa chữa tới mười lần. Tô-lu-be-ép không quen giọng nói nhưng anh vui mừng cả với giọng thô bạo ấy-dù sao cũng có người lo lắng đến anh… Giữa những câu của anh chàng hách dịch, Tô-lu-be-ép trả lời rằng đang chờ quyền thừa hưởng gia tài theo di chúc của ông bác mới chết ở Béc-lin, sau đó sẽ sửa chữa. Trong ống nghe, viên thanh tra làu bàu:
-Xem chừng, không được chậm trễ đấy, nếu không không kịp đâu. Những lời tường trình của ông, chúng tôi đã gửi lên cấp trên cao nhất rồi.
Tô-lu-be-ép ss nghe cái giọng hách dịch này từ sáng đến chiều. Nhưng giọng nói tắt ngấm. Giờ thì phải tới thứ tư tuần sau mới lại được nghe thấy nó. Nhưng nó đã cho biết là các công thức của Tô-lu-be-ép đã được chuyển đến nơi cần chuyển…
Vào thứ bảy, anh chỉ chờ Xven-sơn gọi giây nói: họ chẳng thể để anh buồn chán trong thành phố hoang vắng này. Quả nhiên khoảng mười hai rưỡi, chuông điện thoại reo.
-Ngài Vô-lô-đi-a, có thể cho tiếp kiến tại nhà riêng chúng tôi được không?
Lạy chúa! Vi-ta? Anh thốt ra thì thầm gần như không thành tiếng, cổ họng khô lại vì hồi hộp.
-Ngài Vô-lô-đi-a bị cảm lạnh à?-Chị hỏi vẫn bông đùa, nhưng đã xen lẫn vẻ lo lắng.
-Không, không đâu, Vi-ta!-Giờ thì anh đã reo to lên, vui sướng.
-Tôi chờ ở bên công viên, ngài Vô-lô-đi-a!-Nàng vui lên, tiếp tục trò chơi bông đùa.-Vứt hết mọi việc của ngài đi, nếu ngài còn nhớ đến tôi!
Anh đã làm như vậy: quẳng cặp hồ sơ giấy tờ vào két sắt-rồi sau hãy hay!-và phóng ngang qua cô Xin-ghe, không nhận ra đôi mắt kinh ngạc của cô. Cho tới nay, anh vẫn tỏ ra một người bình tĩnh mẫu mực trong công việc, vậy mà lúc này anh cắm đầu chạy như có ma đuổi.
Vi-ta mở cửa xe. Anh chưa kịp bắt tay, chị đã cho xe chạy.
-Em có khỏe không? Mọi chuyện của em ổn cả chứ? Sau khi về, em không gọi điện trước?
-Khoan đã, khoan đã!-Phải ra khỏi thành phố trước giờ cao điểm đã!
Chị chỉ nhìn đường, vượt hết xe này đến xe khác, còn anh lại cảm thấy cái cảm giác sợ hãi như lần đầu đi xe với chị.
-Vậy mà anh cứ tưởng là bố em sẽ giữ em ở nước Đức cho tới khi bọn anh phong tỏa Béc-lin.-Anh làu bàu khi cuối cùng họ đã vượt lên đầu dòng xe chạy ra ngoại thành.
-Thế anh vẫn tin là các anh sẽ phong tỏa Béc-lin à?-Chị hỏi khô khan-Chả lẽ anh chưa đọc bản tin của Bộ chỉ huy Đức về việc đập tan quân đội của nước anh ở giữa miền bắc sông Đông và sông Đơ-nhi-ép? Ở đó, chín sư đoàn và sáu lữ đoàn bộ binh bị tiêu diệt, bốn lữ đoàn kỵ binh và bao nhiêu lữ đoàn cơ giới gì đó, cả 25 lữ đoàn xe tăng nữa.-Chị kể những con số ấy ra như chúng đã in sâu vào trí nhớ, rồi thốt ra đau khổ:-Vô-lô-đi-a, như vậy là nhiều lắm, phải không?
-Trên giấy tờ thì nhiều, đúng thế!-Anh nói.-Nhưng sự thật là bọn Đức nói láo. Chúng lấn được quân đội Liên Xô ở hướng Khắc-cốp vùng Cuốc-xcơ, chỉ có vậy thôi. Đã lâu lắm chúng chẳng dành được thắng lợi rõ rệt nào, mà chỉ toàn thất bại, cho nên giờ chúng phải chiến đấu bằng giấy mực. Vậy ai đã đánh bại chúng ở Via-dơ-ma, ở Gdat-xcơ? Tiếc là anh không có bản đồ, nếu không anh có thể chỉ cho em thấy chúng bị đuổi xa khỏi Mat-xcơ-va và Xta-lin-grat như thế nào!
-Trong biệt thự có bản đồ đấy,-chị nói.
Và Tô-lu-be-ép hiểu rằng trước mắt chị vẫn là những con số đáng nguyền rủa ấy, rằng chị không chỉ nhớ chúng, nơi những con số khô khan ấy biến thành những núi xương, sông máu, mà thậm chí cả đến Tan-mec-lan cũng không để lại trên đường tiến quân của mình.
-Vi-ta, em cần hiểu rằng,-anh cố gắng giải thích,-đó là luận điệu tuyên truyền để rửa hận cho cuộc đại bại ở Xta-lin-grat. Ở đây chúng đã mất đi một đạo quân lớn, sau đó cả nước phải để quốc tang. Còn bây giờ chúng lợi dụng một thắng lợi nhỏ, cục bộ, để thuyết phục dân Đức và cả thế giới là chúng vẫn mạnh như mấy tháng đầu chiến tranh. Nhưng đó chỉ là trò chơi bằng con bài đã tã. Tất nhiên, chúng còn gây ra nhiều đau khổ cho đồng bào của anh, còn chống cự và đôi lúc còn giành được những thắng lợi nho nhỏ nữa, nhưng như vậy lại càng phải đánh cho chúng tan tác. Nhưng chúng hiểu là những câu huênh hoang khoác lác ấy cần làm cho đồng minh của Liên Xô chần chừ mở Mặt trận thứ hai vè giữ được bọn đồng minh đang lo cuống lên của chúng. Đây chỉ là cuộc chiến tranh cân não thôi.
Chị ngơ ngác, môi mím chặt, đau khổ, mày cau lại. Mãi đến lúc về biệt thự, chị mới như sực tỉnh. Chị vội vàng xếp đặt đồ đạc, bữa ăn trưa, trang phục. Bàn ăn được bày sẵn, như lần trước, không có người hầu và Vi-ta vui sướng đóng vai chủ nhân. Nhưng trước khi ngồi vào bàn, dù sao chị cũng đưa Tô-lu-be-ép vào phòng của bố nơi có treo tấm bản đồ giống như cái mà Tô-lu-be-ép đã nhìn thấy ở phòng làm việc của ông, nhưng không có những cờ hiệu nhỏ. Và Tô-lu-be-ép vừa mới dùng bút chì vẽ lên bản đồ những phân tuyến mặt trận ngày 10 tháng 11 năm 1942 và hiện nay, như anh còn nhớ, tháng 3 năm 1943, thì vì lẽ gì đó, Vi-ta bỗng vui hẳn lên. Có thể và vì chị, người dân của một đất nước nhỏ bé, có thể đi từ bắc xuống nam mất chừng năm ba giờ bằng ôtô, còn ở gần Nac-vich đi bộ chỉ mất non một tiếng, mãi tới giờ mới thấy rõ những quy mô lãnh thổ bao la, nơi diễn ra cuộc chiến đấu quyết liệt của hai đội quân khổng lồ.
-Anh đã thuyết phục được em Vô-lô-đi-a!-Chị reo lên, vẫn xen lẫn chút mỉa mai như chị thường đón nhận cái mà chị vẫn gọi là “tuyên truyền phá hoại”.-Vô-lô-đi-a, anh bao giờ cũng có tài thuyết phục. Có lẽ cuối cùng anh đến biến em thành một người cộng sản và em sẽ đi quốc hữu hóa những khu mỏ của bố em mất!-Đó là câu đùa từ lâu của chị, và anh mừng là cái viễn cảnh đen tối đã làm chị chấn động trong bản, và có lẽ cả ở nước Đức nữa, đã nhẹ bớt đi.
Nhưng anh ngại không hỏi han gì chị trong khi ăn trưa, chỉ kể cho anh nghe đã đến chơi nhà Xven-sơn như thế nào, đã vui sướng thế nào vì sự quan tâm của chị trong lúc cô đơn. Sau bữa ăn, thu dọn bát đĩa xong, chị đã tự mình nói ra:
-Sao anh không hỏi em đã nhìn thấy những gì khi là đôi mắt của anh?
-Em là linh hồn của anh chứ!-Anh sửa lại.-Giờ em kể em đã qua hai tuần lễ ấy như thế nào đi?
-Ồ, họ tiếp hai bố con em như tiếp một gia đình vua chúa!-Chị nói giọng vô tư. Rồi chị lại bông đùa ngay!-Ở đó có ông cháu của Xti-net trứ danh, bạn và người cạnh tranh của Crup. Ngay tối đầu tiên, y đã xin dâng em cả trái tim và bàn tay. Và sau đó không rời em một bước!
Tô-lu-be-ép ngạc nhiên là chút ít khoe khoang của chị đã làm anh bị thương. Và tất nhiên Vi-ta hiểu hoặc nhìn thấy sự hoang mang của anh-chị nói vẫn với một giọng bông đùa vô tư ấy:
-Anh biết không, hắn thuộc hội những tên Đức đẹp giai, người miền Bắc, cao lớn, tóc sáng, dân miền Bắc thuần chủng!
-Không cần mô tả tỉ mỉ, anh cũng có thể hình dung được sự thành công của em trước các ngài quốc xã-Anh ảm đạm nói.
-Nhưng em cứ nhất định muốn cho anh xem và đã chụp lại!-Chị khoe,-Đây, anh xem!
Chị lục tìm trong ví và ném ra một tấm ảnh.
Tô-lu-be-ép hoàn toàn không muốn nhìn mặt cháu của một trong những nhà tư bản thép của nước Đức. Nhưng một cái gì đó đã thu hút sự chú ý, anh cầm lấy tấm ảnh lên và không rời ra nữa. Ở bên phải bức ảnh, gần như ngoài tiêu cự, một tên ngu ngốc trẻ tuổi nào đó mặc quân phục đại tá SS, sau lưng hắn một chiếc xe tăng rất rõ nét đang vận động trên bãi tập. Tô-lu-be-ép không sao rời cặp mắt ra khỏi nó được.
Đây chính là một chiếc xe tăng hạng nặng, thiết kế theo kiểu Tô-lu-be-ép chưa hề hay biết. Mặt trán dốc bằng thép của nó cứ trông trên ảnh cũng thấy là rất chắc. Sườn bên trái của nó cũng vậy. Và cả khẩu đại bác chĩa nòng ra phía trước xét về hiệu suất chiến đấu cũng hùng hậu hơn vũ khí trên xe tăng trước đây. Gì chứ những xe tăng cũ Tô-lu-be-ép đã xem nhiều nên anh có thể thấy ngay được điều đó.
-Em làm thế nào mà thu được bức ảnh này, Vi-ta?-Anh sửng sốt hỏi.
-À, em cứ việc chụp ông cháu của ngài Xi-nét thôi!-Chị dườg như không hiểu vì sao anh lo âu.-Mà hắn ta thậm chí còn chưa biết là cái xe tăng mà bọn em được mời đến xem đã đi ra bãi thử rồi. Sau đó em không được dùng đến máy ảnh nữa.
-Có nghia là dù sao em cũng được dặn trước là không được chụp ảnh?
-Tất nhiên rồi! Bọn em được mời tới dự buổi thử nghiệm xe tăng mới. Nói chung, chỉ mời bố em thôi, nhưng em đã mỉm cười rất đáng yêu với ngài em vừa chụp ảnh này, khi ngài đang kiểm tra danh sách khách mời. Xin anh chớ quên em là một trong những cô dâu giàu có nhất nước Na Uy! Bố em chắc đã cho anh biết rõ điều này rồi!-Chị lại trêu anh.
-Thử nghiệm xe tăng có nghĩa là thế nào?-Anh hỏi và lấy câu hỏi để gạt bỏ tính chất bông đùa của câu chuyện.
-Ối, sợ lắm!-Thậm chí mặt chị tái đi.-Chả lẽ bộ đội các anh lao vào gầm xe tăng với những chùm lựu đạn thật ư?
-Có khi thế đấy,-anh trả lời khắc khổ.-Đôi khi chỉ với mấy chai xăng thôi.
-Chúng mang đến bãi thử một khẩu đại bác, hay cái đó còn gọi là gì khác? Tóm lại, ba khẩu súng chống tăng của Liên Xô. Chiếc xe tăng được đặt trước các khẩu pháo chừng 80m. Đội lái ra khỏi xe…
-Như thế nghĩa là dù sao chúng cũng vẫn sợ!-Tô-lu-be-ép nhận xét.
-Không, chẳng qua là họ làm theo mệnh lệnh. Tên chỉ huy xe tăng đò lao thẳng vào khẩu đội và đè nát các khẩu pháo.
-Rồi chuyện gì xảy ra sau đó?
-Những tên lính bắt đầu nã bằng đạn xuyên thép của Liên Xô. Tất cả những điều đó, tên SS vô duyên ấy đều giải thích cho em, chúng bắn hai mươi mốt phát, và đạn đều bật khỏi thành xe tăng, hầu như nó có phép lạ…
-Chẳng qua nó có vỏ bọc thép tôi mà thôi!-Tô-lu-be-ép chau mày nói.
-sau đó, khi những khẩu pháo đã được mang đi, bọn em được mời đến gần xe tăng. Chúng chỉ có những chỗ lõm vào một tí, mà chỉ có hai ba chỗ thôi…
-Có thể chúng bắn đạn giả chăng?
-Không, không đâu! Những viên đạn này khi trúng vào xe tăng kêu lên rùng rợn. Bọn em thậm chí còn được yêu cầu xuống hầm nữa.
-Thế chúng bày trờ ấy để làm gì?
-Nhưng ở đấy đâu phải chỉ có mình bọn em. Ở đó còn có cả hai người Nhật, người Thổ Nhĩ Kỳ, đại diện của nhà vua Bun-ga-ri, đại diện của Phran-cô, đại sứ I-ta-li-a, nhóm các nhà công nghiệp, và mấy tên sỹ quan quốc xã nữa.
-Thế có nghĩa là chúng muốn cho bọn đồng minh thấy tính vô địch của vũ khí mới, và bắt chúng phải mở túi ra cho cuộc chiến tranh đã thua thiệt.
-Nhưng điều đó quả thật là khủng khiếp!-Chị thốt lên.
Anh im lặng hồi lâu, ngắm nghĩ kỹ, bọn Đức có thể giáng một đòn mạnh đến thế nào. Và chúng sẽ giáng vào đâu? Vào Mat-xcơ-va chăng? Nhưng những chiếc tăng nặng này có thể sẽ chẳng làm gì nên chuyện trong vùng rừng rậm và đầm lầy ở Gdat-xkơ và Via-dơ-ma. Những đội quân khổng lồ muốn hoạt động được cần phải có địa bàn rộng rãi và những điều kiện chiến đấu. Mặt trận Xta-lin-grat? Đánh vào Cuốc-xcơ? Nếu chúng đã ổn định được việc sản xuất loại tăng này hai, ba tháng trước-chính việc nhập nguyên liệu mở của bọn Đức đã nói lên điều đó!-thì mùa hè tới chúng đã có thể có nhiều binh đoàn xe tăng mới với vài nghìn chiếc. Anh đã biết rõ tài tổ chức sản xuất của bọn Đức lắm!
Còn Vi-ta cứ nhìn anh với niềm hy vọng rụt rè dường như anh có thể làm được một cái gì đó, để cho điều chị đã nhìn thấy ở nước Đức chỉ là một cơn ác mộng!
-Em có được dẫn đi xem các nhà máy không?-Anh hỏi.
-Có ạ. Thậm chí xem cả việc đúc mẻ thép theo mác mới nữa. Đây, anh xem đây này!-Chị chìa bàn tay thanh mảnh hồng hồng, ngón giữa đeo một chiếc nhẫn màu đen.-Anh không nhận ra sao?-Chị trách.-Đây chính là chiếc nhẫn cưới mà tên SS tóc sáng tặng em đây! Hắn là tên toàn quyền ở nhà máy này.
Tô-lu-be-ép nhìn cái nhẫn mà không cảm thấy sợ tò mò đặc biệt. Nhưng lại có một cái gì đó thúc đẩy anh tháo ra khỏi ngón tay Vi-ta món quà xa lạ. Chiếc nhẫn này không thể là vật trang sức, nó chỉ là quà kỷ niệm. Nhưng khi anh cầm chiếc nhẫn trong tay, mắt anh sáng rực lên. Không phải vì căm giận một kẻ nào đó đã dám tặng quà kỷ niệm cho người yêu của mình, mà vì đây là một chiếc nhẫn thép!
-Nhưng, Vi-ta, em làm sao làm được điều đó?-Anh kinh ngạc hỏi.
-Em chỉ cần ngỏ ý với tên ngốc si mê tặng em món quà kỷ niệm đúc bằng thép mẻ cuối cùng trong phòng thí nghiệm hỏa tốc thôi! Sao anh, thậm chí em không xứng đáng được nghe tiếng “Xpa-xi-bơ” của người Nga à?-Chị hỏi với nét buồn bông đùa.
-Anh ôm lấy chị và quay tròn khắp gian phòng, kêu lên:
-Xứng đáng chứ! Đáng lắm!
Chị thoát ra khỏi tay anh, tháo chiếc nhẫn, lại đeo vào ngón tay.
-Em đưa ngay cho anh!
-Em không thể làm thế được đâu!-Chị ôn tồn phản đối.
-Sao thế em?
-Em làm sao biết chắc được ngài tóc sáng với đôi mắt trống rỗng, lại không cử một người nào đó hàng ngày đến nhìn chiếc nhẫn này? Và em làm sao mà biết được chuyện gì sẽ xảy ra với bạn bè của em, khi chúng thấy họ đeo chiếc nhẫn, mà em đánh mất? Vậy anh sẽ nhận được chiếc nhẫn với cả bàn tay em! Sẽ đến một lúc nào đó anh cưới em cơ mà, phải không Vô-lô-đi-a?-Chị hỏi giọng bông đùa, nhưng cũng có phần trách móc.
-Phải rồi, có chứ, có!-Anh vừa thề nguyền vừa hôn tay chị, bàn tay trái có đeo nhẫn thép đen đáng nguyền rủa,-Nhưng em không bao giờ làm mất chiếc nhẫn này nhé, bây giờ không phải vì tên quốc xã tóc sáng, mà là vì anh đấy! Và vào thời điểm cần đến nó, em sẽ trao cho anh.
-Ôi, Vô-lô-đi-a, anh đặt ra bao điều kiện! Mà em đâu có yêu cầu một điều gì!-Chị thở dài mệt mỏi và buồn bã, rồi gượng cười, nói thêm:-Em chỉ giữ gìn cho anh!
Phải, chị giữ gìn cho anh. Nhưng rất có thể chị còn giữa được cả sinh mạng của hàng nghìn, hàng nghìn người Nga khác nữa, nếu Tô-lu-be-ép kịp mang món quà vô giá này về Tổ quốc. Mà như vậy lại là một cuộc bỏ trốn nữa, một đòn nữa giáng vào trái tim xốn xang của chị, phải một đòn vào ngày cả trái tim mình.
Tin buổi tối:
“Cách Tu-lông (Pháp) không xa, một nhóm vũ trang đã tấn công vào quân đội Đức. Trong cuộc đụng độ, 29 tên lính Hít-le đã bỏ mạng. Ở Ô-cu-míc, những người lính Pháp yêu nước đã làm nổ tung một đoàn tàu quân sự Đức”
Tổng cục thông tin Liên Xô
26-3-1943

Ngày thứ tư, anh sốt ruột chờ điện thoại gọi từ “Phòng thanh tra hàng hải”.
Giữa trưa vẫn cái giọng thô bạo anh đã có lần nghe thấy, hỏi:
-Cái thuyền của anh thế nào?
Tô-lu-be-ép trả lời có lẽ vội vã quá mức:
-Thuyền đã sửa xong! Tôi muốn được chạy thử càng sớm càng hay!-Sau giây lát im lặng, giọng nói cau có đáp.
-Được, tôi sẽ báo lên ngài Tổng thanh tra. Tôi, tôi sẽ gọi điện đến.
Trước lúc hết giờ làm việc, tự Ran-sơn đã gọi điện tới.
-Ngài Tô-lu-be-ép! Tôi đợi ngài ở bến cảng số tám.
Tô-lu-be-ép khóa phòng, giao chìa khóa cho cô Xin-ghe, chạy ra phố. Người lái xe tắc-xi luồn chiếc xe rất tài giữa các xe cộ, đưa anh tới bến số sáu. Tuy Tô-lu-be-ép còn ít kinh nghiẹm tình báo, nhưng anh cũng hiểu không nên để người lái xe biết anh đang vội đi đâu. Đáng tiếc là bến số sau vắng qú và người lái xe hỏi là có cần đơi không?
Tô-lu-be-ép để anh ta đi rồi mới đến bến số tám. Để Ran-sơn đang đau ốm phải đợi là điều rất không nên.
Vinh Ô-xlô chậm rãi và nặng nề đổ những lớp sóng lên bến cảng lát bê-tông xám và các hàng rào ngăn. Trời lạn, gió mạnh và không ấm cúng, nhưng vịnh biển vẫn biết thở tự do một cách lạ lùng, mặc dù Tô-lu-be-ép biết rằng cách đây không lâu, các tàu tuần tra Đức vẫn qua lại ở đó, còn trên vùng nước biên hải, các tàu xuồng hải quan vẫn bơi lượn hau háu tìm kiếm, bắt bớ, bắn giết. Chúng đã học cái cách bắn không thèm hỏi của bọn Đức.
Ran-sơn ngồi trên một bệ đá ngoài cảng, chậm rãi hút thuốc. Chợt thấy Tô-lu-be-ép, bác dứng dậy, bỏ đi không ngoái cổ lại và Tô-lu-be-ép chỉ còn lại một mình bên chiếc xuồng đánh cá nhỏ có hàng chữ vàng “Xi-grit”. Quỷ thật, không hiểu sao những tàu, xuồng, ca-nô của những người đánh cả dạn dày và bọn buôn lậu bao giờ cũng mang những tên gọi dịu dàng của phụ nữ? Chăng lẽ người dân chài, ngay cả khi kề bên cái chất, vẫn nhớ tới vợ hay con gái, có tên được đặt cho con thuyền sóng gió của họ sao?
Anh vội rảo bước theo Ran-sơn. Tay trái vẫn đeo băng và dáng đi có phần hơi chuệch choạng, dường như bác bị chóng mặt. Nhưng rồi Ran-sơn đã rẽ vào một quán cà phê nhỏ, trên cửa sổ có vẽ những con gà và công. Tô-lu-be-ép dừng lại, châm thuốc hút, bước theo bác vào quán.
Ở đây, chắc Ran-sơn cảm thấy hoàn toàn yên ổn, vì bác đã giơ tay phải lên chào Tô-lu-be-ép.
Tô-lu-be-ép gọi rượu, chắc là rượu hóa học, và cà phê. Khi người chủ quán đã đặt các thứ lên bàn rồi, anh nói gấp:
-Tôi cần về nhà ngay, và càng sớm càng tốt.
-Anh có bè bạn đáng tin cậy không? Vd là ở chỗ với cánh tay bị thương, một mình tôi không kham nổi.
-Tôi sẽ nhờ những người đã đón tôi…
-A, bố con Xven-sơn phỏng? Được đấy, họ là những người tử tế và lại thạo đường biển nữa.
Tô-lu-be-ép ngạc nhiên, nhìn bác đánh cá.
-À, chúng tôi phải theo sát từng bước đi của anh. Tạm thời chưa có gì sai lầm. Sẽ là sai lầm lớn, nếu chúng ta rơi vào tay bọn hải quan hay bọn Đức.
-Thế có thể võ trang cho con thuyền được không?
-Sau cuộc chạm trán vừa rồi với bọn Đức, tôi đã nghĩ đến điều ấy. Có thể đặt khẩu súng máy hạng nặng “Bô-fo” ở mũi được. Đạn gây khói thì đã có sẵn rồi.
-Xven-sơn có bằng lòng như vậy không?
-Họ là những người tử tế, tôi đã nói rồi. Và như thế có nghĩa họ là những người dũng cảm. Mà cũng không nhất thiết sẽ gặp phải bọn đi lùng sục.
-Vây bao giờ?
-Hôm nay hiệu thính viên của chúng ta sẽ yêu cầu cho đón, sẽ thông báo là cần gấp. Ngày mai, anh đừng đi đâu khỏi văn phòng. Có thể sẽ có người gọi điện cho anh đấy.
Họ uống rượu hóa học. Sau đó Ran-sơn đi. Tô-lu-be-ép còn nán lại nếm thử nước trà Anh, có lẽ của bọn buôn lậu mang tới, rồi đi về chỗ bác An-đrây-en. Lại thêm một nhiệm vụ bất ngờ nữa: làm thế nào ra đi đột ngột mà không làm bác thợ cả mếch lòng? Anh quyết định viết thư để lại trọng va-ly. Bác An-đrây-en sẽ chẳng đi báo với cảnh sát về sự mất tích của người khách trọ, trước hết bác còn phải xem trong cái va-ly trong có thư từ gì không đã. Và chỉ cần vài lời ấm áp với bác là được rồi.
Săp xếp đồ đạc, lo hết mọi việc xong, Tô-lu-be-ép cảm thấy yên tâm hơn.
Sang sáng ngày hôm sau, một giọng nói thô bạo gọi điện thoại cho anh:
-Việc kiểm tra thuyền dự định vào thứ bảy. Thuyền trưởng đợi anh ở Vịnh Đen lúc tám giờ tối. Xven-sơn sẽ đi với anh và đưa anh tới nơi.
Nếu Tô-lu-be-ép nhìn thấy người có giọng nói thô bạo này thì anh đã ôm chầm lấy ông ta mà hôn.
Nhưng giọng nói đã biến mất và đành gác tình cảm lại với mình.
Có nghĩa là tàu ngầm đã xuất phát ngay khi nhận được tín hiệu. Lúc này, nó đang nằm đâu đó dưới đáy biển, và đêm đến lại nổi lên và tiếp tục di chuyển phía ngoài bờ biển Na Uy, vượt qua các hào rào Ra-đa, các tàu tuần tra, truy kích. Và tới đêm thứ bảy, nó sẽ nổi lên ở địa điểm định sẵn, thuộc vịnh Ska-ge-rac và đón lên bong tàu sq Liên Xô Tô-lu-be-ép. Như vậy, một lần nữa, Tô-lu-be-ép lại từ giã đất nước này vàlần này sẽ là lâu dài.
Lúc này, anh nhớ tới Vi-ta, cảm giác thương xót và khổ tâm xâm chiếm lòng anh. Chị có lỗi gì? Tại sao số phận chị phải chịu đựng nhiều đau khổ đến thế!
Hồi ấy, vào năm ba tám, tình yêu đã đến với họ như một đám cháy, một cơn lốc, một phép lạ. Cả hai đều cố gắng chống lại, nhưng tất cả đều vượt qua lý trí họ, tất cả đã tạo thành cho tình yêu của họ.
Vi-ta vừa mới tốt nghiệp khoa Nga ngữ trường đại học Tổng hợp: bố chị đã hiểu từ lâu rằng tương lai của các nhà công nghiệp Na Uy ở trong việc buôn bán với nước Nga, và ông đã chuẩn bị một người phiên dịch riêng sẽ hết sức bảo vệ lợi ích cho mình.
Khi kỹ sư trẻ Liên Xô Tô-lu-be-ép xuất hiện trong Công ty cổ phần, Ac-vit Ma-sơn, một trong những giám đốc của Tổ hợp, không chỉ tiếp anh đầy nhã ý, mà còn hết sức hào hứng. Tô-lu-be-ép được mời đến biệt thự của ngài Ma-sơn ở khu biệt thự Tê-lê-mac-ca.
Mặc dù Tô-lu-be-ép nói được tiếng Na Uy, nhưng đầu tiên vốn từ của anh không hơn gì người Lap-lan. Ma-sơn còn giới thiệu con gái với viên kỹ sư và đề nghị cô làm phiên dịch trong các cuộc trò chuyện với anh. Trước mắt còn có bao cuộc thương lượng buôn bán, những chuyến đi về Nac-vich, Kich-ke-net, sau đó là sang Thụy Điển, đến Ki-ru-ma, vùng mỏ giàu có nhất của hãng “Tra-phích”, các cuộc gặp gỡ với các vị cổ đông, giám đốc các khu mỏ, nhà máy, chủ các tàu buôn…
Cô gái nhìn anh kỹ sư Liên Xô đầy lạ lùng, dường như vừa từ trên Sao Hỏa rơi xuống. Ai biết được, có thể cô đã từng nghĩ cô sẽ gặp một người rừng? Té ra anh là một người dũng cảm, khỏe khắn, tinh tường, loại người khó gặp trong giới của cô. Những thanh niên vây quanh cô thường là con cháu của các nhà triệu phú, cũng như cô là con cháu của những người giàu có nhất nước Na Uy. Nhưng cô đã tìm cho mình một nghề nghiệp lý thú, một nền văn học thông tuệ giàu tư tưởng của các nhà văn Nga vĩ đại. Cô có công việc, còn những bạn bè cùng lứa lại coi sự ăn chơi là lẽ sống.
Nói chung, Tô-lu-be-ép đã hiểu những điều đó muộn hơn, khi anh, như lời Vi-ta, làm “cuộc tuyên truyền phá hoại”, nghĩa là khi hai người đã trở thành bạn bè thực sự và-có thể trò chuyện với nhau hàng mấy giờ liền, ngày càng thắm thiết và cởi mở hơn.
Tháng tư năm bốn mươi, tình hình trong nước đột ngột thay đổi. Chỉ bằng một đòn, Hit-le kết thúc cuộc “chiến tranh lạ lùng” nhằm vào các nước nhỏ bé. Đan Mạch và Na Uy bị chiếm đóng. Trong những ngày lo âu ấy, Vi-ta đến với Tô-lu-be-ép.
Họ giữ kín hạnh phúc của mình khỏi mọi con mắt cả người ngoài. Nhưng Ac-vit Ma-sơn, vốn không ngăn cản con gái rượu một điều gì bao giờ, theo dõi chị, mà sau này họ mới thấy, với mối lo ngại ngày một tăng. Mùa thu vừa qua, ông ta đã có cuộc chuyện trò với Vi-ta.
Ông ta đòi Vi-ta sang Đức để tiếp tục học tập. Vi-ta không nghe. Lúc đó, ông bèn hỏi thẳng:
-Có phải vì viên kỹ sư người Nga kia không?
Và Vi-ta cũng trả lời thẳng thắn:
-Vâng.
Ông ta không dám thực hiện những biện pháp quá nghiêm. Điều đó chỉ làm cho quan hệ với con gái rạn nứt, và mùa đông, Vi-ta và Tô-lu-be-ép gặp nhau tự do hơn. Nhưng đến tháng tư xảy ra cái “vụ việc” mà Tô-lu-be-ép đã nhắc lại với Krit-xchi-an. Lúc đó, anh định dấu là chính vì cô mà anh đã được lệnh phải rời bỏ nước Na Uy và về nước. Nhưng nói dối một người đang yêu là điều khó. Cô đã hiểu hết cả. Và chỉ có cuộc chiến tranh bất ngờ nổ ra mới giúp họ trải qua được sự thiếu tin cậy đầy xúc phạm đối với tình cảm của họ từ phía những người quyết định hạnh phúc của họ.
Vậy thì vì sao mà anh lại phải giáng cho chị thêm một đòn đáng sợ nữa?
Mấy lần, anh nhấp nhổm định gọi điện cho Vi-ta nhưng cứ quay tới số cuối cùng, anh lại nghĩ lại, vứt ống nghe xuống. Trong lúc anh ngại ngần như vậy, thì tiếng chuông điện thoại reo lên gay gắt, và anh nghe thấy tiếng nói đầy kinh hãi của Vi-ta:
-Xven-sơn vừa mới báo cho em là…-Và những giọt nước mắt đã làm nhòa giọng nói đáng yêu.
-Vi-ta, nếu có thể, em đến biệt thự với anh đi. Anh không còn lầm điều gì khác được cho em đâu…
-Em cũng vậy.-chị thú thực.-Anh tới cổng công viên, em sẽ tới đó ngay bây giờ.
Và lần này chị, người con gái mắt xanh mảnh mai ấy, đã tỏ ra dũng cảm. Chỉ có má chị tái đi, chỉ có vết nhăn hằn bên mép, chỉ có ít nói hơn mọi khi. Chị bướng bỉnh đè lên tay lái, phóng xe vun vút tưởng chừng sau những dãy núi dốc đứng, sau khoảng rừng bạch dương thưa thớt kia có thể đuổi kịp hạnh phúc của mình.
Người làm công lại được cho nghỉ, chỉ có người đốt không thấy mặt đang ở đâu đó dưới tầng hầm, tiếng xẻng xúc than, gạt than xỉ trong lò sưởi kêu lạch cạch. Họ lại ăn trưa với nhau, chỉ có bữa ăn này lại buồn hơn bữa chia tay ba năm trước, khi mà chị cứ căn vặn mãi tại sao anh ra đi.
Buổi tối, bố con Xven-sơn bất ngờ đến. Hay có thể chính Vi-ta đã hẹn trước với họ? Cả giáo sư và con giai, cử nhân văn khoa, đều có vẻ lo ngại. Họ đã hiểu Tô-lu-be-ép không phải là người như anh đã nói, còn nói ra điều thắc mắc chính thì họ ngại, có thể còn sợ nữa.
Mãi sau bữa ăn tối, lúc uống cà phê, Xvet Xven-sơn mới hỏi:
-Ngài muốn tới đâu?
-Tôi về nhà. Tôi còn phải chiến đấu nhiều…
Xvet Xven-sơn nói:
-Tôi cứ nghĩ người đã bị bắt làm tù binh thì ở ngòai trờ chơi!
Xven-sơn bồ buồn rầu đáp:
-Hôm nay tôi nghe đài Đức: quân đội nước ông đã bỏ Ben-gô-rốt. Bọn Đức khoe đây là thành phố lớn ở trung tâm nước Nga, nằm trong vùng phì nhiêu của nước này.
-Phải, đó là một thành phố lớn.
-Bọn đức nói rằng vận đổ của chiến tranh lại đến với chúng. Theo tính toán của chúng, trong vòng tám tuần lễ, trong chiến dịch ở Khắc-cốp và Ben-gô-rốt, quân Nga đã mất một trăm sáu mươi sư và lữ đoàn.
-Giấy nó đâu biết cãi lại!
-Sao? Sao?-Xa-vet Xven-sơn không hiểu.
-Câu đặc ngữ Nga đấy,-Vi-ta giải thích,-anh Vô-lô-đi-a nói rằng có thể viết và in gì cũng được. Ông không tin tin tức của bọn Đức.
Bố con Xven-sơn ra về ngay sau bữa ăn tối. Chia tay bên cổng, họ hỏi lại:
-Đúng tối thứ bảy chứ?
-Vâng.
-Được, tôi và con tôi sẽ hoàn thành sự ủy nhiệm, dù rằng tôi vẫn không hiểu được ngài cần gì ở nước tôi.
-Chỉ có việc nhập khẩu khoáng sản của bọn Đức từ Na Uy.
-Ồ, các nhà công nghiệp của chúng tôi đã bán cả nước Na Uy cho bọn Đức!-Xven-sơn khổ tâm thú nhận.
-Nhưng họ đã không bán được những con người!-Tô-lu-be-ép đáp.-Và chúng tôi càng sớm tiêu diệt được quân Đức thì các bạn càng sớm thoát khỏi sự phụ thuộc nô lệ này.
-Tôi sợ sẽ là một cuộc chiến tranh ba mươi năm!-Xven-sơn thốt lên.
-Kết thúc đã được định đoạt rồi, bọn Đức khoe những thắng lợi của chúng chi uổng công.
-Mong rằng như vậy!-Xven-sơn bố long trọng chen vào và Xa-vet yên lặng cúi đầu như đồng ý với ông.
Tin buổi sáng:
“Trong thời gian qua, những người yêu nước Đan Mạch đã đẩy mạnh cuộc chiến đấu chống bọn chiếm đóng Đức. Đầu tháng ba, đã xảy ra vụ nổ tại ba nhà máy lớn ở Kê-pen-hao. Ngày 26-3, lại xảy ra vụ nổ tại một xưởng chế tạo máy chuyên sản xuất phục vụ quân đội Đức. Trong những ngày gần đây, một nhóm những người yêu nước đã đốt cháy một doanh trại của binh lính Đức đồn trú”.
Tổng cục thông tin Liên Xô
Thứ sáu, họ về thành phố không lâu, Tô-lu-be-ép gọi điện cho bác thợ cả An-đrây-en, nói rằng anh sẽ đi Kte-ke-net một tuần vì công việc của Tổ hợp, rẽ vào nhà ông cụ lấy những thứ cần thiết nhất trong va ly và để lại đó một mẩu giấy chia tay, trong đó, anh “hẹn gặp lại vào sáu giờ sau chiến tranh”. Vi-ta đi nhận thư của ông bố.
Khi ngồi vào xe ở gần công viên, anh thấy trên đệm chất đống những gói lớn, những hộp có đóng dấu của cửa hàng bách hóa. Về nhà Vi-ta đưa cho anh một gói hàng:
-Anh mặc cái này vào đi, em muốn xem anh trên bộ đồ này thế nào…
Anh không dám từ chối chị. Về phòng riêng, anh mở gói hàng ra và thấy một bộ quần áo của dân đánh cá may bằng thứ vải dày, trong có lót lông quạ, rồi áo khoác, quần và đôi ủng cao có dây buộc ở dưới đầu gối và ngang mắt cá-loại giày những người đánh cá rất hay dùng, đôi tất len đan dày. Khi anh đã mặc cả bộ trang phục ấy lên người và lại gần gương, tự anh cảm thấy mình là một “con sói biển” thực sự.
Trong bộ trang phục ấy, anh bước ra nhà ăn và đứng lại kinh ngạc. Vi-ta cũng mặc bộ quần áo hệt như vậy nom thanh nhã hơn. Nhưng Vi-ta mặc gì cũng đều thanh nhã.
-Em mặc quần áo này làm gì?-Anh lạ lùng hỏi và bỗng nhiên thấy lạnh giá tới tận tim. Có lẽ chị định ra biển cùng với Xven-sơn.
-Em sẽ ở bên ạnh tới giây phút cuối cùng! Chị cương quyết nói.
Anh không thể tranh cãi.
Ngắm mình trong gương rồi chị đi về phòng riêng thay bộ đồ hội hóa trang sang chiếc áo dài thường. Anh cũng thay quần áo, nhưng không vì thế mà nhẹ nhõm hơn. Càng lưu luyến lắm, càng nhiều lệ rơi, cái ý nghĩa ấy ám ảnh anh.
Suốt hôm ấy và ngày thứ bảy, chị hết sức sẽ sàng, dễ bảo, chăm sóc anh như một người bệnh. Họ không ra khỏi nhà. Và Tô-lu-be-ép hết sức giữ gìn, thu mình, náu kín, để khỏi xảy ra chuyện gì bất trắc, khi đã chuẩn bị mọi chuyện để trở về.
Vi-ta dường như hiểu rõ ý muốn của anh.
Anh ngồi ở trên phòng khách lạnh lẽo tầng trên, lật lại những trang báo, nghe ngóng những tiếng động của Vi-ta đang dọn bàn ăn ở dưới nhà: hôm nay chị không hát, không làm bát đĩa va chạm. Nhưng khi chị mời anh vào bàn, anh phải ngạc nhiên: bữa ăn thịnh soạn đúng như một bữa tiệc. Nhận ra vẻ ngạc nhiên của anh, chị nói đùa một cách không vui:
-Chúng ta chẳng có lễ ăn hỏi, chẳng có lễ cưới! Vậy thì phải có những buổi chia tay cho ra lẽ!
Họ ngồi lâu bên bàn, uống cả một chai vang trắng Môn-đen, nhưng anh chẳng cảm thấy mùi vị gì. Tình cảm và cảm giác của anh dường như đã cháy trụi, chỉ còn lại lớp tro tàn.
Sáu giờ tối, Xven-sơn đến. Hai bố con mặc quần áo ngư dân bằng len thô. Họ khen bộ quân sự Tô-lu-be-ép mới mặc vào lúc sắp tối. Họ thử khuyên Vi-ta không nên ra biển, nhưng vô hiệu… Trong bộ quần áo đi biển của dân đánh cá, chị lạnh lùng như một vi-kinh thực sự… Xven-sơn bố cuối cùng nói:
-Kể từ thời A-đam, tôi chưa thấy một người đàn ông nào ngăn cản dược người đàn bà đừng làm điều ngốc nghếch, nhưng thế giới không hề thiệt hại chút nào về điều đó. Thôi cứ để Vi-ta tùy ý!
Trong xe, chị ngồi bên Tô-lu-be-ép vẫn lặng lẽ và buồn rầu như vậy. Thỉnh thoảng, anh lại cảm thấy bàn tay và bờ vai của chị, và điều đó giống như cái hôn của cuộc chia ly.
Họ giấu chiếc ôtô trong bóng tối hoàn toàn bên rìa một xóm nhỏ, nơi họ đã để xe lần trước. Lại có hai người mới xuất hiện, một người cao lớn, đầy đặn giống Xven-sơn bố, người kia gày, nhỏ và cao. Thuyền của họ treo trên một chiếc cầu trên biển. Chiếc thuyền được hạ xuống, những người đánh cá lội xuống nước, bám vào mạn thuyền. Xven-sơn bố cắp lấy Tô-lu-be-ép mang qua mặt nước đặt vào thuyền. Xe-vet Xven-sơn dắt tay Vi-ta và để ngồi xuống bên cạnh Tô-lu-be-ép. Sau đó, tự họ ngồi vào, rồi đến những người đánh cá, và con thuyền lướt nhẹ trên mặt nước đen của vịnh biển.
Nhìn lại phía sau, Tô-lu-be-ép lại thấp một luồng sáng mỏng manh từ đâu đó, như từ một cửa sổ bị bịt kín dọi lại. Cứ nhìn theo luồng sáng di động về phía trước, anh nhận ra một chiếc ca nô đang đứng bập bềnh. Đó là chiếc “Xi-grit” của Ran-sơn.
Họ chuyển chỗ sẽ sàng, chào nhau thầm thì. Vi-ta được đưa ngay đến căn phòng ở đầu mũi, chiếc thuyền đưa họ tới âm thầm rời ra. Ran-sơn giương cánh buồm đứng nghiêng và gió xuân, dù rét mướt, đẩy chiếc tàu ra xa bờ. Luồng sáng chỉ hướng lập tức biến mất, những tảng đá lớn ở vịnh như rẽ ra và chiếc tàu ra ngoài vịnh. Ran-sơn cho máy nổ.
Tiếng máy nổ gây lo lắng kích động. Tưởng như cả hai bờ vịnh đều nghe thấy. Vì thế Ran-sơn cho tàu chạy ngoặt vào các mỏm đá.
Nhưng khi vừa thấy những đốm lửa ven bờ hiện ra, Ran-sơn cho tàu chạy thẳng ra khơi, có lẽ sợ những cuộc chạm trán ngẫu nhiên. Gần mười giờ đêm, chiếc tàu đi qua A-ren-dan chạy dài ở sâu trong đất liền. Giữa lúc đó Vi-ta nhô ra khỏi cửa phòng, nhìn ra vệt sáng mờ nhạt loãng dần này và nói câu gì đó về phía thành phố. Tô-lu-be-ép ngạc nhiên nhìn chị, anh tưởng như câu chị nói giống như câu “Chào vĩnh biệt!”.
Họ vừa ra tới vịnh Ska-ge-rac, khi chiếc ca nô dài giống như một con cá-ác thú của đội tuần tra bờ biển vượt ra khỏi chỗ khuất gần bờ, chạy chắn ngang mặt họ. Nó có đèn hiệu và đèn pha cực mạnh gắn ở mũi. Chiếc ca nô lướt đi như không có tiếng động và Ran-sơn vừa phát hiện ra cái bóng ma sáng chói này, đã cho tàu chạy nhanh lên. Nhưng tốc độ không thể so sánh được,”Xi-grit” như đứng nguyên một chỗ, còn chiếc ca nô tuần tra vượt lên xé bóng đêm và không gian như một con dao phóng ra từ một bà tay mạnh mẽ.
Từ ca nô bắn ra một loạt liên thanh cảnh cáo, Ran-sơn kêu lên:
-Đốt pháo khói ngụy trang!
Bố con Xven-sơn chạy lại mũi tàu, nơi đặt sẵn những quả pháo gây khói. Ông bố đốt dây cháy, người con tung những quả pháo này ra hai bên, hết quả này đến quả khác. Từ phía ca nô bắn ra loạt súng thứ hai, lần này nhằm thẳng vào mũi tàu. Vi-ta lao ra khi có tiếng súng,Tô-lu-be-ép ép chị nằm xuống giữa các mớ lưới xếp, còn tự anh gọi với Ran-sơn:
-Súng máy đâu?
-Dưới tấm bạt ở đầu mũi ấy!-bác kêu lên, tính toán bằng mắy khoảng cách giữa “Xi-grit” và chiếc ca nô hải quan. Cự ly đáng rút ngắn.
Tô-lu-be-ép rút con dao đánh cá ra khỏi bao, chạy lại mũi tàu. Anh cứa dây thừng và vải bạt, kéo khẩu súng máy ra. Đó là khẩu “Bô-pho” anh không quen biết, có bánh xe và ống ngắm. Nhưng không có thì giờ mà xem kỹ. Tô-lu-be-ép chĩa thẳng nòng súng vào những ngọn đèn pha ca nô lia một băng dài. Đèn phụt tắt, ngay lúc đó Ran-sơn tắt máy nổ. Chiếc tàu chìm vào đám khói.
Giây phút sáu, giữa tiếng chửi bới, quát tháo của bọn hải quan, chiếc ca nô cũng chìm vào khói. Và khi đó, từ boong ca nô của chúng bắn ra loạt súng chập đôi. Tô-lu-be-ép bị thúc mạnh vào vai, nhưng lại ngã gục ngay xuống.
Vi-ta rú lên, nhưng Ran-sơn rít khẽ, đầy quyền lực: “Sẽ chứ”. Chị liền im bặt. Hai chiếc tàu lạc nhau trong khói. Tiếng nói của bọn hải quan chỉ còn hơi nghe rõ. Lúc đó Ran-sơn khẽ ra lệnh:
-Cô băng ngay cho anh người Nga! Băng trong họpp y tế ở boong tàu.
Xa-vet Xven-sơn nâng người bị thương dậy, cố làm máu ngừng chảy. Vi-ta đã kịp chạy tới. Họ cởi áo khoác của Tô-lu-be-ép, xé rách áo sơ mi len và bắt đầu băng bó cái cơ thể mềm nhũn không còn biết nghe lời nữa. Chiếc tàu hải quan biến đâu mất trong bóng đêm và Ran-sơn lại nổ máy.
Có lẽ những chuyến đi biển về đêm của Ran-sơn đã không vô ích. Không ai hiểu nổi làm cách nào bác đã đưa tàu tới điểm hẹn.
Trước mắt họ đã hiện ra mạn tàu của chiếc tàu ngầm nổi lên trong bóng tối, nghe tiếng gọi thận trọng.
-Các ông đưa giúp người Nga bị thương lên tàu ngay!-Vi-ta ra lệnh quả quyết.
Từ trên tàu ném xuống ca nô chiếc thang dây. Một thủy thủ trẻ tuổi nhảy xuống khoang ca nô, giúp Xa-vet Xven-sơn nâng thân người mềm nhũn lên. Vi-ta lên tàu theo sau Tô-lu-be-ép.
-Tôi cùng đi với các ông!-Chị nói dứt khoát, gạt bỏ mọi sự chống đối…-Mọi số liệu đều do tôi nắm giữ! Còn tính mạng người sỹ quan của các ông đang nguy hiểm, tôi phải được ở bên anh ấy. Tôi là vợ anh ấy!
Những người trên tàu “Xi-grit” không hiểu tiếng Nga, lạ lùng nghe những lời nói nhiệt tình của cô gái. Nhưng chị đã quay lại phía họ, nói:
-Tôi đi với Tô-lu-be-ép. Nhờ nói với cha tôi, chúng tôi sẽ trở về vào ngày hòa bình trở lại, “vào lúc sáu giờ sau chiến tranh”, như anh Vô-lô-đi-a thường hay nói.
Các thủy thủ khiêng Tô-lu-be-ép vào trong tàu. Cô gái cũng cương quyết đi theo sau anh như vậy. Và người chịu trách nhiệm đi đón chỉ biết im lặng nhún vai.

<< Chương 3 | Chương 5 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 620

Return to top