Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tiểu Thuyết >> Vòng cung lửa

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 9316 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Vòng cung lửa
Nikolai Axanop

Chương 2

Tin buổi tối1-3
“Gần đây, tại mặt trận Tây Bắc, quân ta đã chuyển sang tấn công tập đoàn quân địch ở De-men-xcơ. Trong tám ngày, quân ta đã giải phóng 302 địa điểm cư dân, trong đó có thành phố Lư-xcô-vô, Da-li-uc-xe”.
Tổng cục thông tin Liên Xô
1-3-1943

Vào khoảng bốn giờ sáng, Rôn I-vec-xen gọi Tô-lu-be-ép lên boong và chỉ cho anh những tia sáng yếu chiếu ra từ sau các mỏm đá. Chính ông cầm tay lái, nhẹ nhàng điều khiển con tàu. Và đây, con tàu đã chập vào luồng ánh sáng và đứng lại. Trong giây lát, ánh lửa yếu ớt lóe lên truyền tín hiệu đã tắt ngấm.
Một chiếc thuyền nhỏ dùng để dạo chơi ghé vào mạn tàu I-vec-xen trao vào tay một người nào đó cái xắc của Tô-lu-be-ép, ném chiếc thang dây xuống thuyền, ôm lấy vai Tô-lu-be-ép. Giọng ông bỗng trở nên khàn khàn, khe khẽ:
-Chúc anh thành công. Cầu Chúa giúp đỡ anh.
-Và nhân dân nữa!-Tô-lu-be-ép cứng cáp đáp, và tụt xuống con thuyền đang chòng chành. Chiếc thuyền lướt vào bờ êm ru, còn con tàu đã tan biến trong bóng tối. Tới lúc đó, Tô-lu-be-ép mới sự nhớ ra là không chia tay với Ô-le, con trai của bác thuyền trưởng.
“Không sao, sẽ còn có những cuộc gặp khác trong tương lai! Hôm nay ta tự hứa với mình, và với những con người tốt bụng này, là sẽ làm mọi việc đến nơi, đến chốn! Mà nếu ta làm trong, ta sẽ còn gặp lại mọi người trong một thời gian tốt lành và sáng sủa hơn”.
Con thuyền trôi nhẹ êm và Tô-lu-be-ép chỉ nhìn thấy bóng những người chèo thuyền trước mắt, ngoảnh lại đằng sau là đuôi thuyền uốn cong. Nhưng đấy, đáy thuyền đã cọ vào mặt cát, những người chèo thuyền nhảy xuống nước lạnh băng. Một người không nói, không rằng men theo mạn thuyền đến chỗ Tô-lu-be-ép, nhấc bổng anh lên, người kia đõ lấy cái xắc.
Người bế Tô-lu-be-ép ngạc nhiên nói:
-Ồ, sao anh ta nhẹ thế này!
Người cầm túi xách của Tô-lu-be-ép khô khan nhận xét:
-Thế cậu nghĩ bọn Đức vỗ béo tù binh như bác Giô-mét vỗ lợn trước ngày Giáng sinh hay sao? Trước hết, chúng hành hạ chán rồi mới giết chứ!
Nước không còn lõm bõm dưới chân, và hai người mang vác đã đi trên cát. Nhưng người to lớn bồng Tô-lu-be-ép không bỏ anh xuống. “Họ sợ để lại thêm dấu vết!”-Tô-lu-be-ép nghĩ. Anh muốn nói là anh biết tiếng họ. Nhưng những người kia yên lặng. Con đường dẫn lên núi.
Họ đi qua mấy ngôi nhà. Tô-lu-be-ép nhìn thấy chiếc xe hơi đậu sẵn ở đó. Trong xe có lẽ đã nghe tiếng chân người, vì đèn chợt bật sáng, chiếc cửa sau mở ra. Người cao lớn bế Tô-lu-be-ép đưa anh vào xe, đầu vào trước, một bàn tay trong xe đỡ anh ngồi xuống. Sau đó, chiếc túi rơi xuống chân và hai người khuân vác cùng nói:
-Chúc may mắn!
Người đã bế Tô-lu-be-ép khẽ nói:
-Anh ấy suy nhược nặng!
Người lái xe lặng lẽ nổ máy, tắt đèn trong xe. Thoạt đầu, chiếc xe lướt nhẹ trên đá răm, sau đó chạy ra đường nhựa, phóng về phía Đông, về phía chân trời đang hửng dần. “Nếu ta tin ở điềm lành,-Tô-lu-be-ép nghĩ.-thì mọi điều đều báo hiệu thành công. Nhưng dù không mê tín, có nghĩ là ta phải tự tạo ra thành công”. Anh bình tĩnh ngồi ở góc xe, đôi khi ở chỗ ngoặt hay đường vòng, cảm thấy vai của người ngồi bên. Nhưng vì cả người lái xe lẫn người ngồi bên đều im lặng, nên anh không thể gợi chuyện được.
Con đường nhựa vắng vẻ, mà cả vùng đất này cũng vắng lặng. Tô-lu-be-ép cố hình dung ra bản đồ nước Na Uy. Phải, vùng bờ biển ven vịnh này chỉ nhộn nhịp vào mùa nghỉ mà thôi. Có nghĩa là người ta đưa anh ra xa bờ biển, vào vùng trung du. Tất nhiên là xa Ô-xlô, nơi anh phải làm việc, nhưng có lẽ để cho anh hồi sức đã. Đối với họ, anh là người tù binh chạy trốn mà, còn sau đó sẽ liệu.
Họ đi non một giờ. Trời đã sáng khi chiếc xe rẽ ngoặt khỏi đường nhựa chạy qua quãng đường rải xỉ, giữa hai hàng cây đỗ tùng, vào cánh cổng mở sẵn sau đó cổng đóng sập lại khi xe chạy tới một tòa nhà và tắt máy.
Người lái xe quay lại, hỏi Tô-lu-be-ép bằng tiếng Anh:
-Ông có thể đi một mình, hay cần người giúp đỡ.
-Tôi đi được, xin cảm ơn!-Tô-lu-be-ép trả lời và mở cửa xe. Nhưng người lái xe, trả tuổi đã bước ra giúp anh. Người đó lấy tay anh và dẫn vào gần cầu thang.
Anh bước vào một tòa nhà biệt thự nhỏ có vẻ như bị bỏ hoang. Rõ ràng về mùa đông không có người tới ở đây. Dù lửa trong lò suởi cháy nóng ấm, hơi người thở ra vẫn thấy rõ. Nhưng ở phòng tiếp sau, nơi anh được đưa vào qua phòng khách, có một lò sưởi to chạy vòng tròn và ở đây thậm chí thấy nóng nực nữa. Qua chiếc cửa lò nhỏ mở ngỏ nhìn thấy những tảng than đá lớn cháy lên ánh lửa màu xanh. Ở đây có kê một chiếc giường nhỏ theo tập quán địa phương trên phủ một tấm đệm lông, một chiếc bàn viết nhỏ trên đặt một xếp báo bằng tiếng Na Uy và tiếng Đức, một giá mắc áo mà người thứ hai đưa Tô-lu-be-ép đã treo tất cả những thứ để trong túi xách của Tô-lu-be-ép lên, hai chiếc ghế tựa và chiếc bàn con trên còn có để những thuốc men gì đó.
Người thứ hai sắp xếp các đồ ở trong túi xách ra cũng nói bằng tiếng Anh ngắn gọn:
-Anh thay quần áo đi.
Người lái xe đi ra ngoài. Người thứ hai đã có tuổi, rất khỏe mạnh, gân guốc, cúi xuống chiếc lò và đẩy vào đấy bằng hết chiếc túi xách. Tô-lu-be-ép ngoan ngoãn bỏ chiếc áo khoác vải lại, mặc quần thường và áo vét-tông. Người thứ hai đi cùng nhìn anh vẻ tán thưởng, cầm lấy bộ quần áo ngư dân của Tô-lu-be-ép và cũng đút vào lò sưởi. Khi quần áo đã cháy, ông còn chú ý xáo trộn chỗ tàn than. Tô-lu-be-ép nhận thấy người đó đã cắt những chiếc khuy và khóa sắt ra trước.
“Không thể chê vào đâu được, họ đã có nhiều kinh nghiệm”-Anh kính trọng nghĩ thầm, nhìn ngọn lửa lại bùng lên trong cửa lò mở ngỏ.
-Bây giờ anh sẽ được ăn.-Người thứ hai lại nói bằng tiếng Anh. Người thứ nhất, lái xe, có lẽ đang bận xem lại xe. Ngoài cửa sổ nghe tiếng máy nổ được sưởi nóng.
Họ không hỏi anh có nói được tiếng Na Uy không, dường như muốn tránh câu hỏi đó. Nói chung, như thế thì hơn, vì khi cần, họ sẽ nói rằng người mà họ đã gặp nói tiếng Anh. Như thế có thể nói đấy là một phi công người Anh. Người Anh hiện nay đang ném bom luôn xuống các nhà máy bí mật và các căn cứ hải quân trên bờ biển miền bắc Na Uy, và điều tự nhiên là đôi khi có máy bay rơi, còn phi công sau khi bắt buộc phải hạ cánh, mưu tìm đường chạy sang nước Thụy Điển trung lập. Giúp đỡ các phi công Anh, không phải là điều nguy hiểm lắm.
Người thứ hai đảo lại than trong lò, gác chiếc gập cời than vào một góc, đứng dậy, cúi chào và nói ngắn gọn:
-Chúng ta còn gặp nhau!-Rồi ông bước ra.
Tô-lu-be-ép cảm kích nhìn theo ông, nhớ mãi đôi vai rộng, những bắp tay nổi lên trong ống tay chiếc áo blu-dông mỏng, đôi chân dài, khỏe khắn, mớ tóc bạc,-con người ấy dễ đã gần năm mươi tuổi, tuy nhiên ông vẫn liều mình. Người thứ hai tuổi trẻ hơn, mạo hiểm dễ hơn.
Tiếng ôtô chạy tắt dần ở đằng xa.
Nghe tiếng gõ cửa nhè nhẹ, Tô-lu-be-ép trả lời:
-Mời vào!
Một cô phục vụ, đội khăn thêu, khoác chiếc tạp dề nhỏ, chân đi giày vải trong nhà, bước vào, tay bê chiếc khay nhỏ. Trong phòng lập tức tỏa ra mùi thịt rán, mùi cà phê mới pha. Chị lại gần chiếc bàn con kê bên giường, thận trọng lấy một tay đẩy những lọ thuốc sang bên, đặt chiếc khay xuống.
-Xin mời ông!-Chị mời khẽ, quay lại người khách, cúi đầu chào. Bỗng nhiên, chị run lên, xuýt đánh rơi cái khay, thốt ra tiếng thì thào:
-Không thể nào được! Anh đấy ư? Anh Vô-li-ô-đi-a!-Chỉ cần nghe tiếng gọi tên kéo dài đáng yêu không đúng kiểu Nga, Tô-lu-be-ép đã nhận ra Vi-ta. Còn tất cả các thứ khác, chị giống như một cô đầu bếp trẻ tuổi quen việc ở bất kỳ một biệt thự quý tộc nào. Nhưng lúc này, khi chị đang đứng không vững trên đôi chân, nom Vi-ta hệt như cái ngày cuối cùng ở Ô-xlô ấy, khi đã hoàn toàn rõ như ban ngày là anh sắp sửa biến hẳn khói cuộc đời chị…
Và chị vẫn thầm thì, thầm thì: “Ôi lạy cháu! Lạy chúa!” cùng sẽ sẽ và rung động như tiếng “Vô-li-ô-đi-a! Vô-li-ô-đi-a”, cho đến khi cuối cùng, anh cố vượt lên sự yếu nhược và tiến lên hai bước tới cái hạnh phúc bị mất của mình, cho tới khi anh cảm thấy trên môi mình những giọt nước mắt cay đắng của chị… Và mãi lúc đó chị mới tin trước mắt mình là anh, con người đã biến mất từ lâu, không thể mơ ước, bất ngờ và hoàn toàn không thể có được, bởi vì trong thế giới ghê sợ này, không còn có thể tin ở điều gì khác, ngoài những cuộc chia ly.
Bởi vì cả thế giới đang phân chia, cả thế giới đang đau khổ, cả thế giới đang vật lộn…
Và, rời chị ra trong giây lát, anh cũng thầm thì say mê cái tên của chị, mà anh đã mang theo, đã trải qua bao đau khổ, dày vò: “Vi-ta! Vi-ta! Vi-ta!”, giống như anh có thể nói: “Cuộc sống! Cuộc sống! Cuộc sống!”. Dù cho cái khoảnh khắc này có ngắn hơn một nhịp thở. Mà phải, họ có tương lai gì không? Nếu hồi đó, giữa lúc tình yêu dội lên đầu họ như một tiếng sét của thần linh, đối với Vi-ta, anh lại là một con người bị loại trừ, đang phải trốn tránh, bị săn đuổi, giữa bao mối lo sợ và lòng căm thù sôi sục… Và quả thực chị như nhớ ra điều đó và tay chị bỗng ôm lấy đầu anh, áp vào ngực, như muốn che chở anh khỏi cái thế giới thù địch, cứu anh thoát khỏi mọi bất hạnh đang rình đợi, dù cho sức lực của chị có yếu đuối đến chừng nào.
Họ ngồi xuống bên nhau, trên mặt giường, bởi vì chẳng còn nơi nào có thể ngồi mà ôm nhau, cảm thấy cả hai hòa làm một. Và chỉ lúc đó, chị mới hỏi:
-Hóa ra là anh! Em thật sung sướng quá!
-Thế là em cũng tham gia kháng chiến ư?
-Như anh thấy đấy!-Chị bật cười, và thoát khỏi tay anh, đi ra khỏi phòng.
-Kìa, em đi đây vậy?-Anh kêu là và chị dừng lại ở cửa, nói thầm, nhưng đủ để anh nghe thấy:
-Bỏ mọi quy cách bí mật đi thôi! Em phải đi thay quần áo. Hôm nay là ngày hội của em!
Anh lúng túng nhìn quanh. Lửa reo to trong lò sưởi. Sau rèm cửa xanh lơ, bình minh đã hiện lên rõ ràng.
Mọi đồ vật trong nhà vẫn đứng yên tại chỗ, không có cái gì giống như ảo ảnh trong giấc mơ bất ngờ này. Nhưng anh vẫn chưa tin ở cảm giác của mình, vẫn sợ hãi là anh sẽ tỉnh lại bây giờ, và thấy mình trong bệnh viện như trước, thân thể bị buộc vào giường lúc ban đêm để anh khỏi lật mình xuống bụng-chỉ có lúc đó, trong những đêm gay go mới có thể mơ thấy những giấc mơ lạ lùng như thế này… Mắt anh nhận ra chiếc khay Vi-ta mang tới, trên đó đặt chiếc bình bạc và chiếc cốc bốn cạnh. Tay anh run run rót chất lỏng mầu sẫm vào cốc, đưa lên mặt; anh ngửi thấy mùi cô-nhắc.
Vi-ta ở đây ư? Nàng cũng tham gia phong trào kháng chiến ư? Thật hạnh phúc biết chừng nào anh được gặp ngay chính Vi-ta ở đây. Anh khẽ nấc lên, và không biết đó là tiếng cười hay tiếng khóc, vì anh gần cả hai điều đó. Anh đứng dậy, lại gần chiếc giường để nhìn mình bằng đôi mắt của Vi-ta.
Một bộ mặt gày guộc, hốc hác nhìn anh. Gò má gày, xanh nhạt, hơi vàng vọt. Thái dương hóp vào với mớ tóc lòa xòa đã bạc. Ừ, Tô-lu-be-ép anh bao nhiêu tuổi? Sao Vi-ta có thể nhận ra anh nhỉ? Chẳng có lẽ chỉ vì đôi mắt? Người ta nói là mắt không bao giờ thay đổi? Nhưng anh thì anh biết rằng vào những năm đầu gặp Vi-ta, đôi mắt anh giống như đôi mắt chú bé non, hoan hỉ, chăm chăm nhìn vào một điểm-gương mặt của chị. Còn bây giờ, đôi mắt anh là mắt của một người đã bị nỗi đau dày vò, thậm chí có sáng suốt hơn, nhưng có thể chỉ là đôi mắt đau khổ hay đang chờ một cơn đau mới. Vậy mà Vi-ta đã nhận ra anh!
Anh còn đang kinh ngạc và sự nhận mặt kỳ diệu này thì cánh cửa mở ra, và Vi-ta bước vào.
Lúc này đúng là chị thật, đúng hệt như thời ấy.
-Em thay đổi nhiều lắm, phải không anh?-Chị lo lắng hỏi.
-Còn anh?
Chị bắt gặp vẻ đau khổ trên mắt anh, nhanh nhẹn bước lại gần, đặt hai tay lên vai anh, hơi ngả người ra để nhìn rõ mắt anh. Chị nói khe khẽ:
-Anh thì đã đành. Chiến tranh mà! Em chỉ có thể hình dung ra những điều anh đã phải chịu đựng, nhưng không sao hiểu hết thực sư được. Anh có quyền già trước tuối, nhưng em phải trẻ mãi, nếu không anh không yêu em nữa.
Anh mỉm cười. Điều chị nói còn trẻ con quá, nhưng nàng mới vẻn vẹn có hai mươi ba tuổi! Còn anh, nếu tính mỗi năm chiến tranh là ba năm, mà như thế thực tế vẫn là ít, thì anh đã già đi tới năm, bảy tuổi.
-Em lấy đâu ra quần áo diện thế này?-Anh vừa nói vừa nhìn chị.
-Ngày mai em phải về thành phố. Có thể nào em về đó như một con sen được?
-Sao? Ngày mai ngày mai ư?-Anh không dấu được sự buồn phiền.
Chị vui sướng, cười;
-Bây giờ thì em thấy là anh vẫn nhớ em đấy! Chị tránh dùng chữ “yêu”, chỉ ghé mắt vào mắt anh, như muốn nhìn vào chiều sâu lòng anh.
-Anh yêu em! Anh yêu em! Anh sẵn sàng xác nhận.
-Vậy sao anh không hôn em?-Nàng ngượng ngập nói.
-Nhưng “ngày mai ấy” vẫn chưa bắt đầu với chúng ta. Em còn ở đây với anh chứ?
-Vâng, vâng! Anh hỏi đi. Em thấy là anh phải hỏi nhiều điều.
-Biệt thự này của ai?
-Của một trong những bạn bè của chúng ta.
-Những người đã giúp anh và đưa anh lại đầy là ai?
-Là bạn của chúng ta.
-Cảnh sát địa phương có quan tâm đến biệt thự này không?
-Ở cảnh sát địa phương có bạn bè của chúng ta.
-Bạn bè của em có giúp anh về được Ô-xlô không?
-Tạm thời anh chưa nên làm điều đó. Tất cả những gì anh cần, em sẽ tự mang đến.
-Thế nếu anh cần gặp một người nào đó?
Chị ngẫm nghĩ.
-Để rồi em xem đã, khi anh cần điều đó.
-Anh hiểu em và bạn bè của em. Mọi người đã mạo hiểm để giúp đỡ anh, một tù binh Liên Xô. Nhưng anh là người lính, và không ai tước bỏ được lời thề chiến đấu của anh. Nếu anh đã được tự do, anh phải chiến đấu.
-Anh lại quấn lựu đạn quanh mình rồi lao vào xe tăng Đức?
-Chiến đấu có nhiều cách.-Anh nói đăm chiêu.-Vì vậy anh muốn cảm ơn các bạn của em và phải biến đi thật mau.
-Anh vừa mới gặp em và đã muốn đi ngay? Chị thốt lên ai oán.
-Vi-ta, sao em nói vậy!-Anh xiết chặt chị với sức mạnh mà từ lâu anh không cảm thấy trong mình.-Anh chỉ không muốn mang lại những điều không hay cho bạn bè em thôi. Nhưng nếu anh về Ô-xlô, chúng ta chẳng gần nhau hơn sao? Em đâu có xa lâu được bố và anh?
-Bố biết em ở đâu.-Chị kiêu hãnh nói.
Tô-lu-be-ép nhớ đến nhà công nghiệp bệ vệ, có quan hệ bạn bè với các bộ trưởng, các thượng nghị sĩ, con người mà cả nhà vua cũng vui lòng tiếp đón, và hơi mỉm cười. Bây giờ anh phải thân thiện với các bạn bè mới của Vi-ta. Cuộc đời làm thay đổi những con người đến lạ!
-Hỏi thế đủ rồi!-Anh nói cương quyết.-Em đã làm anh vững tin. Anh phục tùng em và bạn bè em. Chịu sự giúp đỡ của họ và của em.
Bất ngờ nàng kêu lên vẻ tuyệt vọng:
-Ôi, bữa tối của anh! Thức ăn nguội ngắt đi rồi. Lại còn phải tắm nữa. Phải tắm nữa.-Chị chạy ra ngoài phòng vả trở lại với cái bếp cồn. Lấy bao diêm trên bàn châm vào bếp và đặt thức ăn lên hâm lại. Trong phòng bốc lên mùi thức ăn ngon lành. Anh bước lại gần bàn.
Tin giờ chót:
“Mấy ngày trước, quân ta bắt đầu cuộc tấn công quyết liệt thành phố Rô-giép. Bọn Đức từ lâu đã biến thành phố và vùng chung quanh thành một khu vực bố phòng mạnh. Hôm nay, sau nhưng trận đánh dữ dội, kéo dài, quân ta đã chiêm Rô-giép”.
Tổng cục thông tin Liên Xô
3-3-1943

Khi anh tỉnh dậy, Vi-ta không có ở trong phòng. Nhưng trên bàn, đĩa bánh mỳ rán và tách cà phê còn bóc khói. Bên cạnh một mẩu giấy nhỏ: “Anh cứ ăn sáng một mình. Em đi đến nhà bạn”.
“Vi-ta đi rồi,-anh nghĩ,-có nghĩa là bạn bè cũng ở đâu đó gần đây”.
Anh ngạc nhiên với những ý nghĩ của mình. Anh không suy nghĩ như một người đang yêu nghĩ đến người mình yêu mới được gặp lại sau cuộc chia ly kéo dài, mà như một chiến sĩ tình báo. Và anh nghĩ hệt như hôm qua đã nghĩ về Vi-ta. “Cuộc đời làm người ta thay đổi đến vậy!”. Anh bật cười với những ý nghĩ của mình.
Phải anh là một chiến sĩ tình báo, và đó là cái chủ yếu trong cuộc đời anh. Còn những cái khác tạm thời-thì chỉ là những niềm vui trôi qua hay những nỗi buồn trôi qua. Và anh phải nghĩ tới nhiệm vụ đã được giao cho anh.
Mặc quần áo xong, uống hết cà phê, anh lững thững đi từ phòng nọ sang phòng kia. Các cửa sổ đều được rèm vải dây che kín, điều đó gợi ra cái ý nghĩ là chủ nhân biệt thự này không phải vô cớ đã thận trọng một cách như vậy. Rất có thể trong phút này, một người nào đó đang chiếu ống nhòm vào sân và vào nhà, xem có gì động tĩnh ở đằng sau các rèm cửa không.
Nhưng tính tò mò đã lấn át cả sự thận trọng. Đi hết các phòng ở tầng dưới, Tô-lu-be-ép đi lên tầng trên. Và ngay từ trên cầu thang phòng khách dẫn lên tầng trên, anh đã thấy không phải là ánh sáng, mà cả một vùng hào quang. Trước mắt anh là bình nguyên tuyết phủ, bao bọc bởi những dãy núi thấp chạy dài lên mãi phía bắc, xa tít đến nỗi không đủ nhân lực và tầm cao để nhìn thấy giới hạn của chúng. Chỉ mãi tận chân trời mới thấy một vệt gì đen đen như nước. Tô-lu-be-ép đứng lùi lại khỏi cửa sổ, cứ nhìn ngắm mãi vùng ánh sáng chói chang ấy cho đến khi một ý nghĩ nảy ra: “Ta biết nơi này rồi! Đây là hồ Tre-u-gen”. Giờ đây, anh như đã định hình trong không gian: anh đang ở vùng giữa của bán đảo nam Na Uy, cách thành phố Tre-u-gen không xa bên bờ hồ có biệt thự của ngài Ma-sơn, cha Vi-ta.
Hồi xa xưa, ngài Ma-sơn đã có lần tiếp các đại diện thương vụ Liên Xô nhân việc ký kết bản giao kèo đặt mua chất quặng rất có lời, đã cho xem bức ảnh cái hồ này với những mỏm đá dốc đứng như những cái trán cừu. Giờ đây, gió đã cuốn hết tuyết trên các đỉnh núi và những mỏm đá non giống như những cái trán cừu thực. Trong những bức ảnh ấy, có cả ảnh biệt thự này, với bãi tắm và những người đang tắm. Anh chú ý đến những bức ảnh này vì trên đó có Vi-ta. Ngoài ra, còn có bức ảnh những biệt thự và nhà nghỉ khác được quét vôi màu rực rỡ với những cửa sổ rộng: đó là khu nghỉ mát của các nhân vật quyền quý…
Anh ngồi vào cái ghế bành thấp bên tường và nhìn quanh. Phòng khách có cửa sổ rộng ở ba phía. Từ chỗ quan sát của mình, Tô-lu-be-ép nhìn thấy qua cửa sổ giữa cả mặt hồ trải dài suốt từ bắc xuống nam và vòng cung bờ biển gãy khúc-thoạt đầu, qua cửa sổ giữa, sau đó qua cửa sổ mở về hướng tây. Trên bờ biển, rải rác cách nhau rất thưa, những biệt thự cũng tương tự như vậy, vây quanh bên ngoài bởi các vườn trồng đỗ tùng và cây cơm đen. Tất nhiên rồi, gia đình Vi-ta còn có thể nghỉ ngơi ở nơi nào khác? Chỉ có thể là nơi nghỉ ngơi của các thành viên nghị viện, chính phủ, giới công nghiệp và các gia đình quý tộc danh giá của cả nước. Có lẽ ở đây, nếu có bọn gián điệp, thì chúng chả náu mình trong những khu vườn phủ tuyết sát ngay đó làm gì; chúng tới dự những buổi tiếp tân, tiệc trà, hội hè và chúng làm những công việc của mình ở đó, hơn nữa là nhiều người trong các vị quyền quý này lại trung thành cả phần hồn lẫn phần xác với bọn Đức quốc xã và, tất nhiên, đang nhăm nhe chia xẻ cái thế giới mà bọn phát xít sẽ chiếm được. Về cái điều là bọn phát xít có bị đập tan, họ còn chưa tin, hoặc chỉ sẽ tin khi quân đội đồng minh tiến vào nước Đức. Nhưng bao giờ điều đó mới đến? Vẫn chưa có mặt trận thứ hai, những mảnh đất tốt nhất của nước Nga vẫn nằm dưới gót giày bọn phát xít. Có việc gì mà bọn chúng, bọn tay sai và gián điệp của Hitler phải lo ngại!
Anh còn nhìn thấy bằng một nhỡn quan thứ hai: Vi-ta, nàg đang trượt tuyết ven rừng bạch dương giống như những thửa ruộng quen thuộc ở ngoại ô Mát-xcơ-va, dáng nhanh nhẹn, nhẹ nhõm. Mặc dù ở khoảng cách xa, khó nhận ra nét mặt, dáng đi, và đấy có thể là bất kỳ người phụ nữ nào khác trong số hàng triệu phụ nữ ở nước này, anh cũng biết: Vi-ta đang đi! Anh chờ chị lại gần với một tình cảm tha thiết như cầu khẩn mà ngày hôm qua anh đã thấy khi gặp chị.
Anh đã đi xuống trước, khi nghe tiếng thanh và gậy trượt tuyết gác vào trong tường, tiếng chổi quét ủng, và anh mở cửa.
Từ người chị toát ra mùi tuyết mới và giá lạnh. Bộ mặt hồng hào ửng lên vui sướng, tưởng như trước đó chị đã lo là không còn thấy anh trong nhà nữa. Nhưng giờ đây, khi anh đứng sát chị, chị nhẹ nhàng gỡ vòng tay của anh ra.
-Em phải thay quần áo và sửa soạn ăn sáng đã!
-Em có khách à?
-Nhưng anh cũng là khách, mà vị khách được mong đợi biết bao.
-Em đi đâu về thế?
-Em vừa đến nhà bạn bè. Em phải bàn về nơi dấu anh. Ngày mai, em phải đi làm rồi.
-Em cũng đi làm ư?-Trong giọng anh có vẻ ngạc nhiên đến nỗi chị bật cười. Chị trả lời hóm hỉnh!
-Những người phụ nữ Na Uy trung thục phải giúp đỡ nước Đức láng giềng vĩ đại…
-Giúp đỡ về mặt quân sự chứ?
-À, cái đó thì em còn chưa với tới, chẳng qua là bố em sắp xếp em làm thư ký cho một ban thuộc công ty cổ phần của bố em. Anh cũng biết rồi đấy, bố em là ủy viên hội đồng quản trị.
-Phải, phải,-anh máy móc xác nhận. Ngay từ hồi năm ba tám, em đã đọc cho anh nghe cả một bài giảng là khoảng năm mươi ủy viên ban quản lý các nhà băng chính ở Na Uy chiếm tới gần ba trăm chức vụ quan trọng nhất trong các công ty cổ phần có thế lực và các hãng sản xuất kinh doanh.
-Anh đáng được điểm cao nhất về kinh tế học! Anh là một học sinh có tài đấy!
Nhưng vì anh vẫn chưa muốn buông rời chị, chị rút từ túi ngực áo trượt tuyết ra một chiếc ví nhỏ và trao cho anh:
-Các bạn em nhờ em chuyển cho anh đấy!
Anh mở chiếc ví và thấy trong bọc giấy ni lông một tờ chứng chỉ có ảnh chụp của anh. Phải, giấy chứng chỉ này là của anh: cả tên họ, cái tên hơi lai một chút: Von-de-mac Tô-lu-be-ép, sinh năm 1913 ở Nac-vich, bố là người Nga làm nghề hàng hải, chủ một chiếc tàu buôn, mẹ là người công xã Nac-vich, con gái một chủ nhà máy cá hộp. Cả bố và mẹ đều đã chết.
Khó mà không hoa mắt vì sự hóa thân của chính mình. Anh hỏi:
-Nhưng sai lại là người Nga?
-Cần phải thanh minh thế nào đó cho giọng nói của anh chứ?-Vi-ta mỉm cười-Mà ở Nac-vich, ở Stan-vac-giê bao giờ cũng có người Na Uy gốc Nga sinh sống. Họ được gọi đúng như vậy. Và đó không phải là những người ngoại kiều sống với hộ chiếu của Nan-sơn, mà là những người di cư lâu đời. Bây giờ bọn Đức trục xuất những người Nga này ra dảo Lô-phơ-ten, nhưng họ không bị cầm cố hay tập trung. Với giấy chứng chỉ này, anh hoàn toàn có thể sống ở Ô-xlô… Mặc dù em không hiểu rõ lắm tại sao anh cứ muốn vào cái hang rắn ấy làm gì!-chị nói thêm vẻ than vãn.-Và những người bạn của bạn em, những người nhờ chuyển giấy tờ này, cũng chẳng nói gì.
-Anh đã nói với em rồi là anh phải tiếp tục cuộc chiến đấu.-anh nhẹ nhàng nhắc.
-Thôi được,-chị buồn rầu đồng ý.-Tạm thời anh hãy đọc mấy tờ báo này.-Chị xếp thành dải quạt những tờ báo lên mặt bàn.-Đây không chỉ có báo Nga mà cả báo Thụy Điển, Pháp, Đức, quả thực toàn là những thứ xuất bản trong vùng chiếm đóng cả. Báo Na Uy cũng có, nhưng là của bọn ngụy Kvi-slin-gơ. Giữ các báo Na Uy khác là nguy hiểm.
-Na Uy cũng có báo ư?
-Không ít hơn ba trăm tờ và nửa số đó ra ở Ô-xlô!-Chị nghiêm nghị trả lời.-Có thứ chỉ là một nửa trang, hay một phần tư trang, in bằng máy in tay, hay chép tay, in tại các nhà in thực sự hay ở sau bàn ăn. Và càng ngày càng nhiều. Bọn em đang tiếp tục chiến đấu đấy chứ!-Vẻ mặt chị đầy tự hào.-Hãy dìu dắt nhân dân Na Uy vùng dậy! Anh bây giờ nói không sõi hơn người Lap-lan (Một dân tộc sống trên đảo Phần Lan) chút nào.-Chị khoát ray rồi biến mất.
Còn anh cứ ngắm nghía mãi tờ giấy chứng nhận hộ khẩu. Phải, những người bạn được giao nhiệm vụ săn sóc anh đã lo liệu đủ mọi việc. Anh còn ngạc nhiên hơn nữa là trong ví còn có cả một xếp tiền cu-ron-anh hiểu là của hồi môn cho những ngày đầu của cuộc sống mới.
Chỉ sau khi đã nhớ tất cả những ngày, tháng ghi trong chứng chỉ, những dấu, chữ số và chữ ký, anh mới chuyển sang đọc báo.
Tờ “Dac-bla-det” của Na Uy hóa ra số trang ít hơn trước đây. Tin tức về mặt trận Xô-Đức đã quá mất ba ngày. Trong đó nổi bật hàng chữ đậm tin tức về cuộc tấn công của quân Đức ở Khắc-cốp. Nhưng về việc Đe-men-xcơ được giải phóng, việc tiêu diệu bàn đạp Đe-men-xcơ nguy hiểm, nơi bọn Đức đã giữ suốt một năm liền thì khồng có lấy một chữ nào. Về cuộc tấn công của quân đội Liên Xô ở Cu-băng và U-crai-na cũng vậy. Nhưng đáng ghê tởm hơn cả là bản tin giả dối của bọn Đức phát ngày 23 tháng hai nói là trong hai mươi tháng chiến tranh, dường như nước Nga đã mất mười tám triệu binh lính và sĩ quan, bốn mươi tám nghìn khẩu pháo và ba mươi tư nghìn xe tăng. Điều giả dối đó được công bố không có một chú thích nào! Nếu thế ai là người đang truy đuổi quân Đức? Ai đã đập tan quân đội của chúng ở gần Mát-xcơ-va và ở Xta-lin-grát? Ai đã quét chúng ra khỏi mười bốn khu (Khu là đơn vị hành chính gồm nhiều tỉnh)? Có lẽ bọn Kvi-slin-gơ không hiểu là đã bắt đầu một bước ngoặt trong chiến tranh?
Anh cáu kỉnh ném tờ báo sang bên, không nhìn ngó gì đến Tây Nguyên tức về châu Phi và châu Á nữa. Bất giác phải suy nghĩ một điều: sự thật về chiến tranh lọt qua sự kiểm duyệt của bọn Kvi-slin-gơ khó đến thế đấy!
Các báo Thụy Điển không thay đổi, vẫn dầy cộp như trước. Nước trung lập sẵn có nhiều xe-lu-lô, và người ta cảm thấy trong nước này không khí làm ăn phấn chấn. Người ta mua, bán những trang trại, công xưởng, nhà máy, cần nhiều công chức và công nhân. Các thủy thủ tàu buôn được hứa trước những món tiền thưởng lớn về việc chuyên chở hàng đúng kỳ hạn. Xuất hiện hàng loạt những hãng liên doanh Đức-Thụy Điển: vận tải biển, thương mại, công nghiệp. Hitler không tiếc đồng mác và vàng. Thụy Điển trở thành hậu cứ thực sự của nó. Ở đây bom không rơi, công nghiệp và thương nghiệp phát triển ồ ạt.
Tô-lu-be-ép cố suy luận, đồng thời ngẫm nghĩ phải hành động như thế nào. Vi-ta nói là “bạn bè của chúng ta”. Nhưng “bạn bè của chúng ta” gíp đây chỉ là vì tình nhân loại, vì lòng căm ghét bọn xâm lược. Còn tiếp tục như thế nào? Trở về Ô-xlô? Thành phố này trở thành cơ sở trung chuyển chủ yếu về Đức. Hay nên tới Phíc-mac gần Xec-van-gec? Đấy là trung tâm khai thác quặng sắt chính. Nhưng con đường đó dài hàng nghìn kilômét, ở đó nhiều quân Đức, và chắc chắn bọn chúng để ý tới tất cả mọi người tới đây. Bọn cai quản thành phố và cảnh sát toàn vùng rõ là nằm trong tay chúng rồi. Người nói tiếng Na Uy như người Lap-lan tất sẽ gây ra sự nghi ngờ nguy hiểm, dù cho có giấy tờ đến thế nào.
Có cái để mà suy nghĩ.
Còn Vi-ta đang hý hoáy làm gì đó ở dưới bếp. Đó, nàng đang động đến xoong. Nàng đang bát. Chị ngừng rồi lại hát. Có lẽ bữa ăn sáng đã sửa soạn xong. Và đúng thế, Vi-ta mở cửa cúi chào và nói giọng như hát:
-Mời ngài Vô-lô-đi-a dùng bữa điểm tâm!
Phải, không nên làm nàng buồn nhiều. Hãy để cho dù chỉ một ngày thuộc về nàng! Anh trịnh trọng dắt tay chị đi sang nhà ăn.
Thật là một bữa ăn sáng đế vương: cá hương, cà phê với kem sữa, những chiếc cốc và một bình thon đựng cô-nhắc.
Đáp lại tiếng kêu ngạc nhiên của Tô-lu-be-ép, Vi-ta trả lời giọng nghiêm chỉnh:
-Ngài Vô-lô-đi-a quý mến đừng ngạc nhiên. Đây là hàng đầu cơ thời chiến cả. Bọn Đức chở cô-nhắc từ Pa-ri tới và bán ra chợ đen…
Tin giờ chót
1.Từ ngày mồng một đến ngày bốn tháng ba, quân ta tiếp tục mở rộng cuộc tấn công ở phía tây Rô-giép, đã chiếm được thành phố và ga xe lửa Ô-le-nhi-nô và nhà ga lớn Che-tô-bi-nô. Quãng đường sắt Mat-xcơ-va-Rô-giép-Ve-li-kle-lu-ki đã được quét sạch quân địch.
2.Tại khu Óc-lốp, sau trận chiến đấu kiên cường, quân ta đã chiếm thành phố Xép-xcơ.
3.Ở vùng Cuốc-xcơ, sau khi chiến đấu quyết liệt, quân ta đã chiếm ga Xut-gia.
Tổng cục thông tin Liên Xô
4-3-1943

Sau bữa điểm tăm, họ đi dạo một lát. Vi-ta bắt anh phải đi trượt tuyết. Trong nhà chiến sĩ nhiều thanh trượt, giầy và quần áo trượt tuyết. Có nghĩa là chủ nhà đến biệt thự cả vào mùa đông, mặc dàu không người làm. Vi-ta tự đốt lấy chiếc lò sưởi than ở tầng hầm của ngôi nhà. Trước lò sửa và các lò than trong khắp các phòng đều có sẵn củi đốt.
Tô-lu-be-ép hỏi về người làm.
-Trong nhà có người thợ đốt lò và vợ ông ta. Nhưng họ được nghỉ đến thứ ba. Đã tính trước là người khách được đưa tới đây ngại sẽ có thêm nhiều người biết đến không cần thiết…-Tất cả những điều đó, chị vẫn tiếp tục nói bằng một giọng bông đùa, nhưng đến đây, bỗng nhiên thốt lên như một lời cầu nguyện:-Nhưng, lạy Chúa, thực kỳ diệu làm sao, anh đã từ cõi hư vô trở về!-Và chị khóc, nhưng không phải vì sung sướng, mà cay đắng…
Mãi lúc đó, anh mới thấy rõ biết bao tình cảm đã dấu kín trong những câu đùa thường xuyên của chị mà chị vẫn thường dùng để trêu anh “con gấu Nga”, ngay từ cuộc gặp gỡ đầu tiên cho tới phút chia ly bi đát, khi anh đã phải vừa nói thật lẫn nói dối để chị tin, buộc chị phải hiểu rằng anh không thể mang chị đi theo được!
Giờ đây, khi đã nếm mùi chiến tranh ở Liên Xô, đã trải qua cái đói, cái rét và hàng nghìn cái chết, có lẽ anh sẽ tìm được nhiều lời lẽ thuyết phục hơn. Nhưng hồi đó anh buộc phải nói dối nhiều hơn nói thật!
Những hồi ức này thật khó chịu đựng nổi, đến nỗi vừa đi chơi về, chưa kịp quét sạch tuyết ở giầy, mà mới chỉ duỗi chân ra trước lò sưởi đang cháy, anh đã hỏi:
-Tối nay, bạn em có thể đem anh về Ô-xlô không?
-Cần gặp thế, anh?-Chị buồn rầu hỏi.
-Anh không có quyền gây nguy hiểm cho em.
-Cũng như em không có quyền gây ra cho anh mối nguy hiểm ngày ấy!-Nàng nói, giọng trầm xuống. Nhìn thấy mặt anh rung động, chị thương hại và nói chậm rãi, như đang nhắc lại một bài học đã khắc sâu.
-Em hiểu là hồi ấy anh đã đến đây từ một đất nước gian khổ đang chuẩn bị cuộc vật lộn một mất, một còn. Em hiểu rằng nhiều người ở nước anh vẫn coi những người như em sống trong thế giới an nhàn, no đủ gần như là kẻ thù của mình. Nhưng chẳng lẽ anh không thuyết phục được họ là anh yêu em ư? Mà anh cũng biết là tình yêu không thể đi đến chỗ phản bội được!
Đầu nàng cúi xuống thấp hơn và nàng chỉ nhìn ngọn lửa. Có thể nàng sợ nhìn thấy anh đau khổ. Anh thận trọng nâng cằm nàng và nhìn vào mắt.
Phải, chị đã trả giá đắt cho cuộc chia ly ấy. Như tia hồ quang hắt ra từ ánh lửa, nỗi đau phản chiếu trong đôi mắt chứa đựng bao nỗi niềm day dứt trong tâm hồn sống động của chị. Anh thận trọng áp má vào môi chị.
-Thế anh định thu xếp ở Ô-xlô như thế nào?-Chị hỏi, đã bình tĩnh hơn.
-Có thể các bạn em sẽ giúp anh điều đó?
-Bạn bè của chúng ta sẽ làm điều đó hết sức mình, chị nhấn mạnh-Nhưng họ cũng phải biết anh định làm gì chứ?
-Ồ, được thôi. Anh sẵn sàng chia xẻ điều đó với em và các bạn em, mặc dù anh cũng chưa hình dung được rõ tương lai sẽ ra sao. Anh còn nhớ là người Na Uy rất bảo thủ, họ không thích thay đổi chỗ ở, thường chỉ sống trong tổ ấm của mình. Ít khi rời ra khỏi đó để bay nhảy. Dù rằng chiến tranh đã đến nước em sớm hơn nước anh, nhưng có thể hy vọng là nhiều người anh quen vẫn làm việc ở chỗ cũ và vẫn sống trong những căn hộ trước đây. Anh muốn tìm bác thợ cả An-đrây-en ở nhà máy làm ổ vòng bi, bác ấy sống ở bờ bên phải sông A-kec-en-vơ, ở E-xcan-tê.
Cái con sông nhỏ này cắt ngang Ô-xlô hầu như là một đường ranh giới ngầm giữa thành phố của những người giàu-ở phía tây và thành phố của những lao động-ở phía đông.
-Nhưng khu ấy thì kinh chết!-Với tất cả vẻ hồn nhiên của một người có cuộc sống êm ấm, Vi-ta thốt lên.
-Thế tù binh vượt ngục còn tìm nơi ẩn nấp ở đâu nữa? Ở khu phố có những hàng cây, ở Ve-xcan-tê nơi có dinh thự của bố em ấy ư? Chắc chắn là người ta chả cho anh một phòng ở đâu… Còn bác thựo cả An-đrây-en không chỉ đã từng làm việc ở văn phòng “Công ty xuất nhập khẩu Liên Xô”, mà về chí hướng cũng gần gũi với những người cộng sản. Anh nghĩ là bác ấy sẽ giúp anh tìm được việc làm.
-Việc làm?
-Thì chính em cũng đi làm đấy thôi!-Anh cười khẩy-Chúng ta cùng giúp đỡ nước Đức láng giềng vĩ đại…
-Nhưng bác thợ cả có thể giúp anh tìm được việc gì? Anh là một kỹ sư cơ mà!
-Rất khó tin là ai lại giao việc của một kỹ sư cho anh,-anh nghiêm khắc nói, cố đưa chị ra khỏi những khái niệm trước. Nhưng ngoài điều đó ra, anh còn là một nhà luyện kim, cơ học và còn được coi là một tay khá nữa-chính dựa vào điều đó mà anh sẽ bắt đầu cuộc sống mới.
-Và em không còn được gặp anh nữa ư? Nàng hỏi buồn rầu.
-Sao lại thế? Bao giờ anh kiếm được tiền, anh sẽ mời em đi nhảy. Ở bên phải Ac-vec En-vơ ấy có những quán nhảy kha khá cho nam nữ công nhân, không hiểu bọn Đức có đóng cửa không?
-Anh thôi đi! Nàng kêu lên và bất ngờ khóc, đầu úp vào lòng bàn tay. Những giọt nước mắt nhỏ chảy qua kẽ những ngón tay thon nhỏ. Điều đó thì anh không thể chịu nổi. Ghì đầu chị vào ngực mình, hôn lên đôi mắt đẫm lệ, anh khẽ:
-Anh sẽ luôn luôn ở bên em! Em chỉ cần khẽ huýt sáo miệng một cái là anh đến ngay thôi.
Và anh đã đạt được ý muốn: chị lại mỉm cười. Bây giờ chia ly hầu nhw có vẻ không đáng sợ hẳn.
-Nhưng hôm nay và ngày mai, anh dành cho em cả chứ?
Chị yêu cầu như vậy mà tự mình vỗ về:
-Còn đến tối mai, các bạn sẽ chở anh tới Ve-xcan-tê, và anh sẽ có số điện thoại ở nhà riêng, ở nơi làm việc của em và của các bạn nữa.
-Thật tuyệt!-Anh vui vẻ reo lên-Ít ra thì anh cũng không đến nỗi thất nghiệp. Bác An-đrây-en cũng có điện thoại và suốt ngày anh sẽ ngồi bên máy.
-Anh đừng đùa tàn nhẫn thế!-Chị cầu xin.
Và chính anh hoảng sợ nhìn thấy chị giống như ngày cuối cùng ở Ô-xlô, khi đã rõ rành rành là anh sắp vĩnh viễn biến khỏi cuộc đời chị, dù hoàn toàn không rõ là anh có về đất nước hay không. Quân Đức bất chấp những hiệp ước thương mại với nước Nga, rất thù địch đối với những người Nga sống ở Na Uy hồi ấy.
Trong những ngày cuối cùng đó, Vi-ta cũng ngẩn ngơ như vậy. Không sao biết được bọn Đức có cho các tàu thủy Liên Xô chở quặng và máy móc cùng các nhân viên thương vụ và các phái bộ thương mại ra đi hay không-các biên giới bị đóng chặt, thế giới bị phân chia bởi các đội quân đang đánh nhau.
Thế mà giờ đây chị lại thấy anh là một người lính chứ không phải là một người tình, và điều đó lại làm cho chị bắt đầu tin là hạnh phúc đã trở lại, phải bàng hoàng.
Anh phải thề rằng sẽ không làm chị buồn. Và hai ngày anh đã giữ được lời thế ấy.
Đến thứ hai, lúc vừa hoàng hôn, các vị khách kéo đến.
Tô-lu-be-ép quan sát từ cửa sổ, nhận ra ngay cả người và xe. Đó là những người đã đón anh ở ven biển.
Vi-ta tái nhợt, nghe tiếng xe hơi chạy lại gần, nhưng lúc này chị không thấy sợ mà chỉ hình dung ra một cuộc chia ly nữa.
Người ít tuổi đã từng dìu Tô-lu-be-ép khỏi xe hôm trước, lúc này mặc một bộ quần áo may tuyệt đẹp, đi giày mùa đông thật êm, có thể là một nhà thể thao chuyên nghiệp, cũng có thể là một chính khách chuyên nghiệp hay một luật sư. Người nhiều tuổi hơn, vai rộng, to lớn, cằm nặng nề, giống như một võ sĩ quyền Anh.
-Ồ nom ngài đã khá hẳn!-Người trẻ tuổi reo lên bằng tiếng Anh.
-Tôi vui sướng được cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn!-Tô-lu-be-ép chào mừng họ bằng tiếng Na Uy.
-Ngài lại biết cả tiếng của chúng tôi nữa?-Người đứng tuổi bối rối hỏi.
-Ngàu Tô-lu-be-ép đã từng ở nước ta hai năm, làm đại diện thương mại xuất nhập khẩu. Ngài là một kỹ sư Nga nổi tiếng, chuyên gia về quặng đen và kim loại. Vi-ta giải thích. Họ đã thỏa thuận về sự gíơi thiệu này.
-Xn chào bạn đồng nghiệp!-Người nhiều tuổi thốt lên, và vội tự giới thiệu:-Xven-sơn, kỹ sư luyện kim. Hiện giờ tôi lãnh đạo một phân xưởng thí nghiệm nhỏ. Tôi làm việc cho bọn Đức. Nói chung, chắc ngài biết những nhà máy luyện ổ vòng bị chứ?
-Tất nhiên có.-Tô-lu-be-ép vừa đáp vừa bắt bàn tay chìa ra.-Năm bốn mươi, tôi đã đặt mua khá nhiều sản phẩm hảo hạng của các ngài.
-Bọn Đức sau khi chiếm Ô-xlô một ngày, đã đòi những người lãnh đạo tổ hợp phải hủy bỏ ngay hợp đồng đó!-Xven-sơn cau có nói.
Người trẻ tuổi vẫn chăm chăm nhìn Tô-lu-be-ép như nhìn một con ngựa biết nói. Mãi tới khi Tô-lu-be-ép cũng đã bắt chặt cả tay anh, anh mới lúng túng nói:
-Xe-vet Xven-sơn, cử nhân văn khoa.
-Con trai tôi đấy.-Người nhiều tuổi tự hào giải thích.
-Chúng tôi vừa về đây nghỉ thì nhận được lệnh của Phong trào kháng chiến đi đón ngài.-Chàng thanh niên trả lời.
-Chúng tôi không có được một nhóm đông lắm đâu.-Xven-sơn bố mỉm cười.-Những lực lượng chủ yếu của phong trào ở trên núi.
Tô-lu-be-ép hiểu rằng người ta đợi ở anh một sự tin cậy đáp lại. Vi-ta mời các vị khách ngồi vào bàn và Tô-lu-be-ép tận tình kể lại những điều mà người tù binh vượt trại phải kể. Anh cũng không quên kể là người đánh cá Rôn I-véc-xen đã đón anh.
Theo sự chú ý linh hoạt của khác, theo nụ cười của họ trao đổi với nhau, Tô-lu-be-ép hiểu rằng họ chờ sẵn câu chuyện đúng như vậy.
-Thế ngài định làm gì trong thời gian tới?-Xven-sơn bố nói.
Tô-lu-be-ép kể về kế hoạch của mình: đi tìm bác An-đrây-en quen cũ, thợ cả của nhà máy làm ổ vòng bi và nhờ bác sắp xếp cho việc làm và nơi ăn chốn ở.
-Tôi muốn khuyên ngài nên tiếp tục nghỉ ngơi-Xven-sơn bỗng nghiêm khắc nói. Dù hai ngày qua đã giúp ngài lấy lại sức, nhưng nhà máy ổ vòng bi không phải là nơi an dưỡng đâu…
-Tôi phải phục hồi thật mau chóng. Các bạn đã làm được bao việc, đến chúa cũng không thể làm hơn được nếu muốn cứu thoát tôi. Nhưng giờ thì mặc kệ chúa với công việc của mình. Ở đây lâu e có phần nguy hiểm, đặc biệt là bọn Ghê-xta-pô. Với sự giúp đỡ của bác An-đrây-en, tôi có thể mau chóng được nhận là một người Na Uy gốc Nga.
-Có thể vậy… Người nhiều tuổi tư lự nói.
Họ ra đi lúc trời đã khuya. Bố con Xven-sơn ngồi đằng trước, Vi-ta và Tô-lu-be-ép ngồi đằng sau. Xven-sơn bố tự lái xe lấy. Ông báo trước là đường có vài đồn cảnh sát. Dù bọn cảnh sát đã quen chiếc xe này nhưng tố hơn là ngài Tô-lu-be-ép nên làm ra vẻ đang trò chuyện với tiểu thư Vi-ta.

<< Chương 1 | Chương 3 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 294

Return to top