Vừa về đến cổng tôi thấy chị Lãng tất tả chạy ra, chị không trông thấy chúng tôi. Vân gọi:
- Chị Lãng, chị Lãng:
Chị Lãng đứng khựng lại.Tôi đến bên hỏi chị:
- Chị đi đâu mà vội vàng vậy. Chị Lãng thở phào khi thấy chúng tôi. Chị nói:
- Mợ Hoàng bảo tôi đi tìm hai cô. Đã gần tám giờ tối rồi.
Tôi cười, nắm bàn tay gân guốc của chị đi trở về nhà.
- Tám giờ tối thì đã sao.Ở Sàigòn chúng tôi mới bắt đầu đi chơi vào lúc tám giờ tối.
Chị Lãng cau mặt:
- Mợ Hoàng tám giờ tối đã sửa soạn đi ngủ đấy cô ạ.
Tôi gật đầu.
- Thế à!
Vân hỏi:
- Cô có mắng chúng tôi không?
- Không!
- Nhà dùng cơm chưa chị?
- Mọi ngày thì ăn rồi, nhưng hôm nay chờ hai cô nên ăn muộn.
Tôi nhỏ nhẹ:
- Xin lỗi chị Lãng nhé. Tại mới đến nên chúng tôi ham chơi quá.
Chị Lãng cười hiền lành. Nhìn sang Vân, tay ôm một túi mận tay xách một túi đào. Chị nói:
- Cô mua chi mà nhiều vậy cô Vân?
Vân nheo mắt:
- Mua ăn đấy. Tối nay vô phòng tôi ăn nhé.
Chị Lãng lắc đầu:
- Trời ơi! Tôi sợ chua muốn chết.
- Ở đây trái cây ngon ghê chị Lãng há.
- Ờ! Mai mốt tôi đưa cô vô trại tha hồ ăn.
- Trại nào chị?
- Trại cây của mợ Hoàng đó.
Vân reo lên:
- Thích nhỉ? Cô tôi có trại trái cây nữa hả? Gần không?
Chị Lãng cười tủm tỉm:
- Gần đây thôi.
- Có nhiều thứ cây không?
- Nhiều lắm, tha hồ cho cô ôm.
- Mai chị đưa tôi vào trại nha.
Vân đề nghị. Tôi cau mặt.
- Đừng khùng, Vân. Hôm nào về Sàigòn mình xin cô vào trại hái một ít đem về làm quà.
Vân sịu mặt:
- Ờ! Thôi cũng được.
Vân đi nhanh vào nhà, trước tôi. Không thấy cô Trâm ngồi ở salon, Vân chạy vào phòng cô, tôi cũng chạy theo. Cô Trâm đang ngồi trong ghế dựa, quay mặt ra vườn hoa. Tôi lại sát bên cô, gọi nhỏ:
- Thưa cô.
Cô Trâm không quay lại. Cô hỏi tôi:
- Các cháu đã về đấy à?
- Thưa cô, Vâng.
- Sao đi lâu thế. Cô cứ sợ hai đứa lạc, thế có gặp chị Lãng không?
- Dạ, có ạ. Chúng con về đến cổng thì vừa lúc chị Lãng đi ra.
- Lên phòng thay quần áo rồi xuống ăn cơm kẻo đói.
- Vâng.
Vân ôm túi đào chạy lên phòng. Tôi lên theo. Bỗng dưng thấy trống trãi kỳ lạ. Tôi mở tung cửa sổ. Đừng đây tôi có thể nhìn xuyên qua con dốc nhỏ để thấy mập mờ ngôi biệt thự lúc nãy.Ngôi biệt thự bị bao bọc bởi vườn cây rộng thênh thang. Tôi nhìn thấy ánh đèn hắt qua, mờ ảo kỳ diệu. Vân thay quần áo xong ra đứng bên cạnh tôi. Nó cũng nhìn thấy hình bóng mờ ảo của ngôi nhà ấy nhờ vị trí cao. Ngôi nhà nằm giữa lưng chừng đồi, ánh sáng hắt ra màu vàng úa giữa đêm tối, lẻ loi và kỳ diệu vô cùng. Bỗng dưng tôi thấy thích ngôi nhà đó.Như một quyến rũ ngầm, tôi gần gũi với ngôi nhà đó một cách nhanh chóng—không hiểu do đâu.
- Mời hai cô xuống dùng cơm.
Chị Lãng gọi chúng tôi ở giữa phòng. Tôi quàng vai Vân theo chị Lãng xuống phòng ăn. Cô Trâm đã ngồi sẵn ở một chiếc ghế đôi rộng vành. Chiếc ghế mới thoạt nhìn tôi tưởng như là một chiếc giường nệm ấm cúng giữa thời tiết tuyệt diệu này. Cô mặc áo choàng tím, tóc cô cắt ngắn, ép sát vào chiếc gáy trắng, chân mang dép đen quai nhung gót thấp cô đúng như một “mệnh phụ sầu mộng”, tôi chợt thấy thích thú với cái tên vừa đặt—Không còn cái tên nào khác hợp hơn để gọi cô cả.
Tôi ngồi vào bàn, Vân ngồi cạnh tôi, đối diện với cô Trâm. Chị Lãng cũng ăn chung với chúng tôi. Cô chỉ ăn súp nhẹ. Chúng tôi ăn cơm, vội và ngon. Lần đầu tiên từ ngày sanh cu Tí tôi ăn cơm thấy ngon miệng. Vân cũng thế, nó nói:
- Ở đây ăn ngon, ngủ kỹ chắc em lên cân quá, chị Châu ạ.
Tôi cười:
- Mày mà lên cân nữa chắc không ai dám lấy
Vân hỏi cô Trâm:
- Cháu có mập không hở cô?
Cô cười dịu dàng:
- Vừa người, con gái phải thế mới đẹp. Châu thì gầy quá.
Vân nói:
- Vậy mà ở Sàigòn cháu được xếp vào hạng mập ú rồi đó cô Ở đây một tuần về mập thêm nữa cháu lo quá.
Cô bảo:
- Con gái Đà Lạt cô nào cũng mập hết. Vân đi phố không để ý sao.
- Có ạ.
- Thấy các cô má hồng như thoa phấn không?
- Dạ thấy.
- Mà Vân đã bắt đầu hồng rồi đấy.
Vân cười giòn tan:
- Cô bắt chị Châu ăn nhiều, ngủ nhiều vào để hôm về Sàigòn chị lên thêm ký nữa cô ạ. Trước khi đi anh Du còn dặn chị Châu ở Đà Lạt về không lên ký, má không hồng như thoa phấn, môi không thắm như thoa son là anh ấy bỏ đi lấy vợ bé đấy.
Cô Trâm phì cười, chị Lãng cũng cười. Tôi ngượng ngùng cúi mặt xuống bàn. Cô Trâm gọi tôi:
- Này, Châu, em Vân nói phải đấy. Từ nay mỗi bữa cơm cô bắt cháu ăn nhiều gấp đôi, mỗi buổi tối đi ngủ thật sớm cho môi, má hồng hào kẻo Du nó bỏ. Đàn ông họ ma chán lắm cháu ạ. Mới có một đứa con mà người ngợm đã thế kia. Mai mốt con đàn, con đống thì làm sao chứ.
Tôi nói với cô nhỏ nhẹ:
- Sống ở đây không cần ăn nhiều, cháu cũng thấy khoẻ rồi. Chắc chắn cháu sẽ lên ký, cô khỏi lo.
Chị Lãng chen vào, hỏi tôi:
- Chú ấy cưng cô quá nhỉ? Chịu ở nhà giữ con cho vợ đi nghỉ mát.
Tôi cười:
- Anh ấy cũng định đi chứ, tại không được nghỉ phép.
- Thế thằng cu ở nhà bú sữa ngoài à?
Cô Trâm hỏi. Tôi dạ nhẹ:
- Vâng ạ, cháu không có sữa.
- Ừ! Gầy quá thế kia thì sữa đâu cho con bú.
Vân bảo:
- Chị ấy với anh Du chăm cục cưng như chăm ông Hoàng Tử ấy cô ạ. Kỹ thật kỹ vậy đó.
Cô Trâm cười:
- Con đầu lòng mà ai chẳng cưng.
Vân nhăn mặt:
- Nhưng anh Du cưng quá con phát tức. Anh ấy cứ sợ tụi con phá cục cưng nên tụi con đem thằng cu Tí đi đâu anh ấy cũng đi theo kè kè.
- Tại chúng mày phá con nó, nó mời sợ chứ.
- Đâu có phá cô Con cưng nó mà.
Vân cãi. Tôi nói:
- Tại mày cứ đem cu Tí đi đến nhà bạn khoe, anh ấy sợ nắng gió nó bị đau chứ sao.
Cô Trâm cười vui vẻ—Ánh mắt cô long lanh trong sáng hơn thường ngày, tôi bỗng khám phá ra vẻ đẹp của cộ Một vẻ đẹp âm thầm, kiểu cách.Cô đúng là mệnh phụ sầu mộng.
Với khung cảnh này, với ngôi nhà thiếu tiếng cười tiếng nói ồn ào này, cô sống như một chiếc bóng cô đơn, nên, cô sầu mộng là phải. Nên, cô âm thầm kiểu cách là phải.
Bữa cơm tàn trong tiếng cười không dứt của cô Trâm. Tôi đi theo cô sang phòng khách uống nước. Cô mở bánh ngọt cho chúng tôi ăn. Vân hỏi cô:
- Chú Hoàng đi hoài như thế cô có buồn không hở cô?
Cô Trâm chớp nhẹ đôi mắt, cô nói nhẹ như hơi gió:
- Ồ “cô quen rồi” cô không còn cảm được cái buồn nữa.
Tôi thẫn thờ nghe câu nói của cô—Có phải cô đang than thở đó không? Có phải là tiếng nói của tôi ngày nào đó không? Tôi buồn quá. Không dưng tôi buồn quá. Thương cô đau xót cả người. Ước gì tôi đem được niềm vui đến cho cô nhỉ?
- Sao cô không về Sàigòn ở cho tụi con đến chơi với cô hoài hở cô?
Vân hỏi ngây ngô Cô cười nhẹ:
- Cô ở Sàigòn không nổi. Các cháu thấy, cô đau ốm hoài, ở Sàigòn đông và ồn quá.
Tôi nói:
- Vâng, thưa cô—Cháu cũng thấy Sàigòn không hợp với cô bằng Đà Lạt. Ở đây mát mẻ và yên tỉnh, tốt cho cô hơn.
Vân chun đôi vai trong áo choàng ngắn:
- Nhưng buồn quá, em chịu không nổi.
- Cô già rồi, sống thế này cô dễ chịu hơn.
- Giá chưa chồng, con xin ba mẹ lên đây ở với cô.
Vân xí dài khi nghe tôi nói. Nó bĩu môi:
- Chị mà xa nổi anh Du một ngày cho em… xỉu luôn. Anh ấy chỉ đi trực mỗi đêm thôi mà chị đã rên lên rên xuống.
Tôi cãi Vân:
- Ơ! Ta bảo chưa lấy chồng chứ bộ.
- Chưa lấy chồng nhưng vẫn có anh Du.
- Có ăn thua gì đâu.
- Anh ấy bám chị, ngày nào cũng đến nhà, chị trốn anh Du sao nổi.
Cô Trâm giảng hòa:
- Các cháu còn trẻ phải như thế chứ. Sống như cô đâu có được.
- Anh Du cưng chị Châu quá chị ấy hư ghê cô ạ.
- Đừng nói nhảm nghe Vân.
Tôi nạt Vân. Vân so vai, le lưỡi trêu tôi, mặt tôi nặng ra vì giận.
Cô Trâm đi ngủ sớm. Tôi đưa cô vào phòng. Cô còn yếu vì vừa mổ xong, bác sĩ không cho cô thức khuya. Cô dặn tôi:
- Ngủ sớm cho khoẻ, cháu nhé.
Tôi khép cửa sổ cho cô, dạ nhỏ.
- Chúc cô ngủ ngon.
Cô Trâm cười hiền hòa. Tôi bước nhẹ ra khỏi phòng, cơn buồn ngủ trùm kín bước chân tôi, tôi đi như chạy lên phòng với Vân. Tôi ngồi bên cửa sổ nhìn ra đường—Aùnh đèn vàng úa hắt ra từ ngôi biệt thự trên đồi vẫn còn làm tôi quyến luyên. Van nằm ăn mận trong mền, nó vừa xuýt xoa vừa khen ngon khiến tôi chảy cả nước miếng. Tôi bảo Vân:
- Thẩy cho tao một trái mận, Vân.
Vân rủ:
- Lên đây nằm ăn mới thú. Ngồi đó lạnh thấy mồ.
Tôi cười nhẹ:
- Tao ngồi đây thấy gần ngôi biệt thự ghê Nghe cả tiếng gió thổi lá thông nữa.
- Chị làm thơ đó hả?
- Ừ!
- Có gởi về cho anh Du đọc không?
- Có chứ, nếu thơ hay.
- Có nhắc đến chàng tuổi trẻ mê tốc độ trong ngôi nhà bí mật đó không?
Tôi bỏ cửa sổ lên giường nằm với Vân:
- Giờ này cu Tí đã ngủ chưa, Vân nhỉ?
Vân nhìn lên đồng hồ, nó cười:
- Ngủ rồi anh Du chắc cũng ngủ rồi.
Tôi lắc đầu:
- Anh Du ngủ trễ lắm. Sớm nhất cũng mười hai giờ đêm.
Vân hỏi:
- Làm gì mà anh ấy thức khuya thế?
- Xem sách, đọc báo, viết bài.
- Cu Tí có khóc nhè ông Du không nhỉ?
- Chắc có, nhưng nhà có người làm và bà chị trông dùm chắc anh chàng không khóc đâu.
Vân im lặng. Tôi nằm nghiêng, úp mặt xuống gối. Mùi băng phiến xa lạ ập vào mũi tôi khó chịu. Tôi nghe thiếu vắng tiếng cười và không khí ấm cúng ở nhà. Tôi bảo Vân:
- Nhớ cu Tí quá Vân a...
Không nghe Vân trả lời. Tôi quay nhìn Vân, con bé đã ngủ từ lúc nào. Túi mận đã vơi đi một nửa. Tôi ngồi bật dậy. Cái lạnh thấm vào da giá buốt. Chui ra khỏi mền, tôi cất túi mận lên bàn, bật ngọn đèn ngủ. Màu xanh dịu cả căn phòng. Tôi lại leo lên nằm cạnh Vân—Không còn thấy buồn ngủ nữa. Tôi trăn trở trong chăn dầy, nghe hai vai tê buốt. Tôi nằm sát vào Vân, hơi nóng từ người nó vẫn không làm tôi ấm nổi. Tôi nhớ hơi Dụ Tôi hư quá! Mới xa chồng có một đêm mà đã trằn trọc, thao thức thế này—Mà đã nhớ nhung thế này đây. Úp mặt xuống gối, tôi thèm đước ôm Du, tôi thèm đước hít hà hơi Du ghê gớm. Tôi thèm được hôn Dụ Trước khi đi ngủ. Chúng tôi vẫn thường hôn nhau. Buổi sáng đi làm, Du đều hôn tôi. Tôi quen thuộc quá rồi, bây giờ thiếu quá! Buồn quá!
Kéo chăn lên tận cổ, tôi cố nhắm mắt để ngủ nhưng đầu óc tôi vẫn thức chong—Cái lạnh làm tôi cần Du hơn, thèm dụi đầu vào ngực Du ngủ thật bình yên. Trời ơi! Tôi hư quá! Vân nói đúng tôi hư quá! Có phải tại Du mà tôi hư không nhỉ. Mới xa chồng có một đêm mà đã thèm, đã nhớ rồi—Tôi quen hơi bén tiếng Du rồi, thiếu Du tôi ngủ không đước. Vắng Du tôi buồn quay quắt làm sao. Giờ này Du làm gì hở Dủ Giờ này con trai của tôi chắc đã ngủ? Nhớ con quá chừng là nhớ! Nhớ Du quá chừng là nhớ. Điệu này chắc mai tôi xin cô về Sàigòn mất thôi. Ở đây ban đêm lạnh lòng, lạnh thịt da quá đi mất.
Tôi lại tung mền ngồi dậy—Khoác vội chiếc áo choàng lên người, tôi ngồi co ro ngó Vân ngủ—Giấc ngủ quá dễ dàng của nó khiến tôi phát thèm. Tôi cứ ngồi như thế thật lâu. Vân chợt thức giấc, nó mở tròn xoe cặp mắt nhìn tôi:
- Sao không ngủ đi bà?
Tôi so vai:
- Lạnh quá, không ngủ được.
- Nằm xích lại em, đắp mền vào.
- Nằm ôm lưng mày rồi mà vẫn không ngủ được.
- Sao vậy?
- Nhớ cu Tí quá.
Vân la tôi:
- Nhớ ông Du thì có. Ở nhà cu Tí có ngủ chung với bà đâu mà bà nhớ nó.
Tôi cười cười, rủ Vân:
- Dậy nói chuyện chơi đi Vân. Thức một mình tao buồn quá.
Vân che tay lên miệng ngáp dài lười biếng:
- Em buồn ngủ muốn chết.
- Mày có nhìn thấy tủ thuốc cô Trâm để đâu không?
- Hình như ở góc cầu thang thì phải, hỏi làm gì thế?
- Kiếm thuốc ngủ uống.
Vân nhăn nhăn:
- Khuya rồi lục đục cô la chết.
Tôi dỗ Vân:
- Chịu khó chút mà. Xuống kiếm thuốc với tao đi.
Vân dẫy lên:
- Phiền quá. Mấy bà có chồng, có con đi đâu là gây rắc rối đó. Như em phải khoẻ không?
Tôi sịu mặt, nói dỗi:
- Ờ! Mày không đi với tao thì thôi. Tao ngồi như thế này suốt đêm.
- Mai em “méc” cô Trâm cho chị biết.
- Gì mách?
- Ờ “chị nhớ chồng không chịu ngủ—Hư lắm”
Tôi cười:
- Biết đâu cô Trâm cũng nhớ chồng không ngủ được như tao nhỉ.
- Cô quen rồi, đâu có hư như chị ấy.
- Mai mốt có chồng mày còn hư hơn tao nữa cơ.
- Còn lâu.
- Thật đấy. Hồi con gái tao có hư thế này đâu.
Vân gượng dậy. Thật khó khăn tôi mới kéo được nó ra khỏi tấm chăn dầy. Vân dục tôi:
- Đi nhanh lên em chỉ chỗ để tủ thuốc cho.
Tôi nhảy gọn xuống giường. Ban đêm, chiếc áo choàng trên người tôi không đủ ấm. Vậy mà Vân vẫn mong manh áo ngủ đi bên cạnh tôi, không kêu lạnh gì cả.
Xuống đến cầu thang, Vân bật đèn. Ánh đèn chiếu sáng cả gian phòng khách rộng. Tôi tìm một viên thuốc ngủ trong tủ thuốc—Thật may, tôi còn được hai viên. Dốc hết lên bàn tay, tôi kéo Vân trở lên phòng. Vân bảo tôi:
- Uống một viên thôi nghe bà. Bầ uống hết vào dám ngủ luôn mấy ngày mới dậy lắm ạ.
Tôi cười nhẹ:
- Yên trí, tao uống một viên, còn một viên để dành tối mai uống.
Vân nói:
- Sáng mai em lên phố mua luôn cho chị một hộp để dành uống mỗi đêm, khỏi mất công em theo chị đi tìm thuốc, lạnh lắm.
Vào đến phòng Vân nhảy tút lên giường trùm chăn kín đầu. Tôi uống viên thuốc với một ly nước nhỏ—Kéo ghế ra cửa sổ ngồi. Tôi mở ngẹ cánh cửa.
Vân la chói chang:
- Đóng cửa lại chị Châu. Mở cửa sổ ma chui vào bây giờ.
Tôi đóng ập cánh cửa sổ—Lạnh ở gáy—Nổi gai ở taỵ Tôi leo lên nằm bên cạnh Vân, con bé co ro trong chăn.
- Chị không sợ à?
- Hơi hơi!
- Em sợ muốn chết.
Tôi than:
- Ở đây buồn thấy mồ Vân nhỉ? Sàigòn giờ này xe cộ còn chạy ào ào.
- Em chán Đà Lạt rồi, Châu ạ.
- Tao cũng thế. Mai xin cô về nhé.
Vân lắc đầu:
- Cô la chết. Mới đến đã đòi về rồi.
- Ừ nhỉ, cô ở đây buồn tao thương cô ghê!
- Em cũng thương cộ Sống như thế này thà… chết sướng hơn.
Tôi nói với Vân:
- Cô đẹp như bà Hoàng sầu mộng!
- Cô có nụ cười giống ba ghê!
- Tao thương cô.
- Ừ!
- Mai mình làm gì Vân?
- Đi chơi.
- Lên trên đồi thông có ngôi biệt thự nhé.
- Ừ!
- Tao tìm cách vào vườn xem sao.
- Ừ!
- Đứng ở cửa sổ nhà mình nhìn thấy ngôi nhà ấy Vân nhỉ.
- Ừ.
Tôi nhìn Vân, mắt nó nhắm tít lại, tôi khều má nó.
- Ngủ đấy à.
- Ừ.
- Con khỉ, cái gì cũng ừ là sao?
- Em buồn ngủ.
Vân ngáp. Tôi nằm úp má ra ngoài:
- Thôi, ngủ đi vậy.
Vân thở nhẹ nhàng. Tôi nằm chờ cơn buồn ngủ đến. Vẫn nhớ Du—Vẫn nhớ mùi mồ hôi đằm thắm quen thuộc của Du Ối! Tôi nghiện hơi chàng mất rồi!
Vân đã có bạn mới, cô cháu gái tên Hằng của chú Hoàng từ Nha Trang đã trở về. Bây giờ tôi mới biết, Hằng ở chung với cô Trâm đã nửa năm naỵ Chú bảo để cô Trâm đỡ buồn khi chú vắng nhà. Hôm chúng tôi đến thì Hằng vừa về thăm gia đình tuần trước. Hằng mồ côi cha mẹ, ờ với hai bác ờ Nha Trang. Chú Hoàng thấy Hằng ngoan ngoãn nên gọi Hằng về ở, cho Hằng đi học—Chú xem Hằng như con vì Hằng là cháu ruột của chú. Theo lời cô Trâm nói thì Hằng hơn Vân một tuổi và nhỏ hơn tôi hai tuổi. Hằng gọi tôi bằng chị. Gọi Vân bằng cô Hai cô mới gặp nhau buổi sáng, buổi chiều Vân đã bỏ rơi tôi để đi lên trại cây của cô Trâm với Hằng.
Còn lại một mình ở nhà tôi đâm buồn. Cô Trâm hỏi tôi:
- Sao cháu không đi chơi với hai em?
Tôi bảo:
- Lúc Vân đi cháu mãi ngủ nên Vân nó không gọi cháu dậy.
- Con bé đến là hư.
Cô Trâm trách. Tôi cười nhẹ.
- Tại hồi sáng Vân rủ, cháu nói không đi đó cô.
Tôi ngồi xem sách bên cô được một lát thì chị Lãng vào nói:
- Mợ Hoàng có khách xa ạ.
Tôi xin phép cô về phòng. Cô bảo tôi:
- Con nên đi dạo một chút cho thoải mái, Châu ạ.
Tôi nói:
- Thưa cô, vâng.
Thế nhưng tôi chả biết đi đâu. Trở về phòng, thay bộ đồ ngắn mặc áo thung trắng với quần Jean xanh, tôi khoác vội bên ngoài cái măng tô màu lá úa cuả Hương cho mượn. Tôi cầm quyển sách bước nhẹ ra cổng. Chị Lãng hỏi tôi.
- Cô đi đâu đó.
Tôi dặn chị:
- Cô có khách. Một lát chị nói với cô giùm, tôi đi lên phố một chút, nhé.
Chị Lãng cười.
- Cô đi một mình thôi sao?
- Vân nó đi với Hằng lên trại rồi.
- Cô nhớ về sớm nhé!
Chị Lãng dặn tôi, tôi gật đầu cho chị yên lòng. Thật tình, tôi vẫn chưa định được mình sẽ đi đến đâu. Ở Đà Lạt thiếu bạn bè, thiếu tình yêu là thiếu cả ý nghĩa tình tứ của Đà Lạt Hương đã nói với tôi như thế khi nghe tôi báo tin đi Đà Lạt—Bây giờ toi mới cảm thấy Hương nói đúng. Đà Lạt đẹp đến mấy, tình tứ nên thơ đến mấy khi tôi một mình tôi vẫn cảm thấy cô đơn—Nhớ chồng, nhớ con, nhớ ồn ào ờ Sàigòn kỳ lạ.
Xuống khỏi con dốc nhỏ. Ngôi biệt thự hôm qua vẫn còn khiến tôi muốn tìm đến. Tôi đi chậm lên ngọn đồi, ngôi biệt thư gần gụi theo từng bước chân tôi, tôi thèm trở lại gốc thông chiều qua ngồi dựa đầu ngủ, mơ chuyện thần tiên Công Chúa gặp Hoàng Tử. Hai người say mê nhau. Công chúa trốn lầu vàng cung son đi dạo đồi thông với người yêu. Hoàng Tử đánh lạc hướng đám tùy tùng để cùng Công chúa tình tự cho từng gốc cây thông nghe cho từng cơn gió hiểu. Tôi mơ trở thành Công chúa đa tình lãng mạn đó.
Như chiều qua, hình như là một thói quen, tôi nhón tay qua hàng rào ngôi biệt thử hái trộm một đóa hồng. Lần này đóa hồng khó khăn không chịu gãy làm tôi vất vả một chút. Có tiếng động ở cuối vườn, có lẽ thế, tôi giựt mạnh đóa hoa, một chiếc gai nhọn đâm nhói vào tay tôi, đóa hoa lìa cành—Bàn tay tôi rướm máu xót xa, tôi cài đóa hoa lên áo, xuýt xoa chỗ tay đau, lúc ngẩng lên, tôi lạnh người vì cánh cổng của ngôi biệt thự đã mở và mắt tôi hoa lên chân tay tôi luống cuống, tim tôi nhảy nhót không đều, đối diện với tôi, bóng dáng cao lớn của người đàn ông chao nghiêng, và bất ngờ, khi tôi chưa định thần được, tôi nghe một tiếng gọi tên tôi thảng thốt lẫn vui sướng—Toàn thân tôi thu gọn trong vòng tay của người đàn ông. Tôi kêu thầm:
- Trời ơi! Đạt!
- Ồ! Như một giấc mơ!
Đạt kêu lên và buông nhẹ tôi ra. Tôi bàng hoàng lẫn ngượng ngập vì cử chỉ bồng bột thái quá vừa rồi của tôi lẫn của Đạt. Tôi nóng trong hơi thở.
- Bất ngờ quá phải không ông?
Đạt nắm chặt bàn tay tôi.
- Cuối cùng tôi vẫn gặp được Châu. Em hiện đến như một bóng ma buồn, Châu ạ.
Tôi cúi nhìn bàn tay mình nằm ngoan trong bàn tay Đạt mà không biết mình đang buồn hay vui, đang mừng hay đang sợ. Tôi thở dài, thật nhẹ. Đạt tưởng tôi khó chịu, vội buông tay tôi ra:
- Ồ! Xin lỗi Châu. Tại tôi mừng quá!
Tôi ngước nhìn Đạt, cười hiền lành, giơ bàn tay rướm máu cho Đạt xem. Đạt hốt hoảng hỏi tôi sao vậy. Tôi chỉ đóa hoa hồng bị nát trên áo tôi vì Đạt ôm lúc nãy.
- Tại nó đó.
- Châu hái ở đâu thế?
- Hái trộm trong vườn nhà ông.
Đạt hỏi tôi:
- Châu có đau lắm không?
Tôi lắc đầu:
- Một chút thôi, nhưng giờ khỏi rồi.
Đạt khoác vai tôi vào cổng:
- Vào đây, Châu sẽ thấy nhiều ngạc nhiên thích thú.
Tôi đi theo đà tay của Đạt, bé nhỏ và ngoan như con mèo bị thương.
Qua hết khu vườn, đến một hồ nước trồng toàn sen, bên cạnh hồ sen có ghế dựa, ghế nằm, có xích đu, có ngựa gỗ, có bàn ăn, căn uống nước. Rẽ sang tay mặt, ngôi nhà nằm khoanh tròn, ấm cúng… và thần tiên. Tôi vẫn bình thản đi bên Đạt đưa tôi đi vòng ra sau, ngôi vườn nhỏ với những cành tỉ muội đủ màu đẹp mắt. Trên cao là những cây anh đào chưa khoe nụ bao bọc thành một vòng tròn mái hiên. Ở đó có một bộ salon màu đỏ thẫm, và có cả xích đu, ghế dài, ghế dựa—Ghế đá. Ở đó buổi tối ngồi uống nước, ngắm trăng lên soi sáng những đóa tỉ muội xinh xắn, ru hồn người vào cõi mộng tuyệt vời. Tôi ngửi thấy mùi hoa hồng tôi say mê Tôi ngửi thấy mùi hoa, tim tôi rộn! Tôi chùn bước chân kỳ lạ Đạt dìu tôi ngồi xuống salon.
- Châu thấy sao?
- Thật đẹp.
- Những đóa hoa Châu thích!
- Vâng!
- Tự tay tôi chăm sóc hàng ngày đó.
- Ông giỏi quá.
- Tôi làm trong niềm vui và nỗi thích thú.
Tôi nhìn Đạt chợt hỏi:
- Bây giờ ông còn uống coca không?
- Tôi vẫn uống.
- Ông có niềm vui rồi à?
Đạt lắc đầu:
- Một thói quen không bỏ được nữa. Châu ạ!
- Tôi muốn có một thói quen như thế mà không có.
- Tại sao?
- Tại tôi thích thay đổi.
Đạt mỉm cười:
- Châu còn trẻ quá, thích thay đổi là phải.
- Bao giờ thì tôi chín chắn và giữ được mãi mãi một thói quen như ông hở ông Đạt?
Đạt nhíu đôi lông mày, thoáng buồn:
- Bao giờ cô hết làm trẻ con, cô sẽ thành người lớn. Tôi phản đối cao giọng:
- Tôi có chồng rồi, đâu còn là trẻ con nữa mà ông nói thế?
- Cô tưởng có chồng là thành người lớn được sao?
Tôi gật đầu.
- Vâng!
- Cô vẫn còn trẻ con vì thế.
- Tại sao?
Đạt mỉm cười:
- Tại cô… trẻ con chứ sao.
Tôi lắc mái tóc, nhăn mặt:
- Ông trêu tôi nhé.
- Gọi tôi bằng anh đi Châu.
Đạt nói, thật bất ngờ. Tôi tròn mắt nhìn Đạt, ngớ ngẩn lạ. Đạt châm thuốc hút, thản nhiên nhìn tôi:
- Gọi tôi bằng anh nhé. Tôi không đáng tuổi anh của cô à?
Như người ngủ mơ, tôi gật đầu. Đạt để nhẹ bàn tay Đạt lên bàn tay tôi:
- Châu vẫn chẳng thay đổi gì cả.
- Ông cũng chẳng thay đổi gì cả.
Tôi nói. Đạt trừng mắt:
- Anh chứ!
- Ừ! Anh cũng chẳng thay đổi gì cả.
Rồi tôi che tay lên miệng, cười chun đôi vai.
- Ngượng ghê ông Đạt à.
- Ngượng gì?
- Ông muốn hết là “ông bạn già” của tôi rồi sao?
Đạt ngạc nhiên nhìn tôi:
- Ồ, tôi vẫn muốn đó chứ:
- Thế sao ông bắt tôi gọi ông bằng anh?
Đạt phì cười:
- Gọi bằng anh rồi không làm bạn già được nữa sao?
Tôi lắc đầu, tinh nghịch:
- Không, gọi bằng anh thì phải làm “ông bạn trẻ”.
Đạt thoáng bối rối. Tôi lại giở trò tinh nghịch, tinh quái ra rồi.
Đạt hỏi tôi:
- Châu thấy tôi già lắm, nhỉ?
Tôi nheo mắt:
- Ông trẻ ghê vậy đó.
Đạt trêu tôi:
- Trẻ mà lại gọi ông.
- Ờ! Thì anh.
- Anh thôi nhé, không có “thì anh” nghe có vẻ ép buộc quá.
Tôi bật cười rộn ràng. Vòng tay ra sau gáy, tôi dựa người lên ghế ngắm Đạt. Đạt còn trẻ lắm, thật sự là như vậy.