Tay phải vẫn còn bó bột, Hoàng Uyên thấy mình vô tích sự không thể tả.
Cô thẫn thờ ra vào căn nhà trọ nhỏ bé, đơn sơ không đủ cho hai mẹ con sinh hoạt hằng ngày.
Căn phòng nhỏ ấy cũng ngốn hết vài trăm ngàn mỗi tháng trong khoản chi tiêu của hai người. Hoàng Uyên chẳng làm gì ra tiền, tất cả chỉ trông vào vú Năm. Thật đáng buồn!
Hoàng Uyên đi mãi cũng chán. Cô ngồi bó gối nhìn mấy đứa con nít của xóm nhỏ đang chơi trò duổi bắt với nhau. Một đứa bị rượt chạy núp sau lưng cô trốn bạn:
– Chị Hoàng Uyên cho em nấp, đừng chỉ tụi nó biết.
Tiếng hò reo inh ỏi, hơn mười đứa la hét la hét chói trời. Một đứa chạy đến trước mặt cô tìm kiếm.
– Chị Hoàng Uyên, nhỏ Oanh đâu rồi?
Hoàng Uyên nhột nhạt sau lưng, cô uốn éo cười không nói.
– Ây, đây rồi? Nó trốn sau lưng chị Hoàng Uyên, tụi bây ơi!
Hoàng Uyên vui theo bọn trẻ.
Đêm đến, Hoàng Uyên nghe bọn trẻ im lặng một thoáng. Tiếng nhỏ Oanh la lớn:
– Đó là nhà chị ấy. Anh chị tìm nhà chị Hoàng Uyên này phải không?
– Trời đất! Nhỏ Hạ Mai ác thiệt. Cô nàng đưa Ansaki đến đây làm gì nhỉ?
Làm sao bây giờ?
Trời đêm lại đổ cơn mưa rả rích buồn buồn. Vú Năm đi nấu cho các nhà hàng để kiếm thêm tiền cho hai mẹ con trang trải. Vú năm về muộn khiến Hoàng Uyên đi ra đi vào sốt ruôt không yên.
Bây giờ Hạ Mai lại đưa Ansaki đến. Con nhỏ này muốn lượm đầu heo thật sao? Thiệt tình! Cái tật bà Tám vẫn không chừa.
– Hoàng Uyên ơi ngủ chưa? Ra đón khách nè!
Hoàng Uyên đứng lên cất giọng không vui:
– Sao trời mưa mà Hạ Mai lại đưa anh Ansaki đến chỗ tối tăm nghèo khổ này.
Ansaki thấy cảnh sống của Hoàng Uyên, anh chạnh lòng thương cảm:
– Đâu có gì mà em ngại hở Hoàng Uyên?
Hạ Mai nãy giờ đứng im cắn móng tay khi thấy Hoàng Uyên đưa mắt như thầm trách cô. Hạ Mai nói như thanh minh:
– Anh Ansaki muốn gặp mi có chuyện gì gấp lắm, mình không đưa đến anh ấy trách mình.
– Nhưng căn nhà nhỏ bé ... Anh Ansaki cảm phiền ngồi chơị .... – Bác đâu Hoàng Uyên?
– Mẹ mình đi làm cho nhà hàng chưa về. Mình đang sốt ruột thì hai người đến.
Hoàng Uyên mím môi. Cô không dám nói chuyện như mấy lần trước gặp Ansaki. Cô tự ái kinh khủng về căn phòng trọ quá đơn sơ và bề bộn của mình.
Ansaki hiểu ý của Hoàng Uyên. Anh vờ như không để ý đến thái độ của cô, cười nói vui vẻ:
– Hạ Mai! Cô không mua bánh bao cho Hoàng Uyên à?
Hạ Mai ngạc nhiên:
– Lúc nãy anh bảo mưa tới nên em quên, chạy theo anh không mua kịp.
– Hay dể anh ra ngoài đầu đường mua cho.
– Anh nói chuyện tự nhiên với Hoàng Uyên. Em đi mua sẽ về ngay.
Hoàng Uyên cản bạn:
– Thôi, mình không ăn đâu. Thật ra, anh Ansaki có điều gì quan trọng muốn nói với em phải không?
Ansaki gật đầu:
– Chỗ ở của em hơi chật hẹp nhưng em chịu khó đi. Em có muốn kiếm tiền không?
Hoàng Uyên chán nản cất giọng u buồn:
– Tay em thế này làm được gì mà kiếm. Mẹ em phải đi kiếm tiền về nuôi em.
Chán lắm anh Ansaki.
Ansaki ngập ngừng một lúc rồi hỏi thẳng:
– Có chuyện gì không vui xảy ra với em vậy?
Hoàng Uyên lắc đầu. Ansaki càng thắc mắc:
– Chỗ ở của Trọng Nam tốt lắm sao em lại bỏ đi?
– Chuyện này anh không nên biết, Ansaki. Vì nó là chuyện của em, riêng em, anh đừng đề tâm.
– Nhưng nếu em muốn xem chúng ta là bạn, em không nên giấu.
– Anh biết rồi anh cũng sẽ làm như vậy thôi. Mẹ em thấy chỗ ấy không hợp với em nên bà bảo dọn đi.
Hạ Mai xen vào:
– Mi cũng tệ ghê. Đi đâu cũng không nhắn lại một tiếng để ta và Ansaki lục tung cái thành phố này tìm mi khổ muốn chết.
Mình xuống xa lánh tất cả. Bây giờ mình vô tích sự không làm gì có ích cả, sống hoài, sống phí chẳng dám nhờ vả ai nữa.
Ansaki nén nỗi buồn san sẻ cùng cô:
– Em đừng áy náy việc sang hèn nữa, Hoàng Uyên. Bọn anh đã đến tận đây tìm em là thật lòng chứ không vì chuyện nhà cửa đâu. Của ngoài thân, giàu sang như nước trong nguồn.
Nghe Ansaki an ủi, Hoàng Uyên đỡ tủi hơn, cô cười gượng:
– Khách vào nãy giờ mà chẳng có nước nôi được, chúng ta đành ngồi chơi suông vậy.
Hạ Mai xen vào:
– Cứ xem như Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến đi, mi sẽ yên lòng ngay:
Không biết Ansaki biết bài thơ này không, nhưng anh cũng cười:
– Quan niệm đơn giản chừng nào, cô sẽ thấy thoải mái hơn chừng ấy.
– Mi thật là ... Ansaki vì mi mà đội mưa đội gió đến đây, còn mi cứ khách sáo khó chịu mãi.
– Hứ? Ai muốn, nhưng ...
Hoàng Uyên liếc bạn một cái sắc lẻm. Nếu tay cô nguyên lành, thế nào Hạ Mai cũng xơi cái nhéo thấy mấy ông trời rồi.
Ansaki bắt chuyện một cách vui vẻ, anh vào đề khi thấy Hoàng Uyên bớt căng thẳng:
– Anh muốn mời Hoàng Uyên đi sang Nhật một chuyến, em có bằng lòng không?
Mơ ước đi Nhật không ngờ lại trở thành hiện thực, đây là dịp may hiếm có để cô thực hiện mơ ước mỏng manh của mình. Không ngờ nó lại đến sớm thế, Hoàng Uyên mở tròn mắt nhìn anh lạ lẫm:
– Đi bằng cách nào trong khi em chẳng có điều kiện?
Ansaki vẫn vô tư:
– Đi bằng tàu. Em đừng lo chuyện tài chánh, bởi đây là lời mời của Hội sinh viên Nhật Bản mời dự hội nghị ẩm thực dân gian tại Nhật do hội tổ chức.
– Ôi! Sung sướng quá, Ansaki. Thế phía sinh viên Việt Nam đi Đông không anh?
Hoàng Uyên hồn nhlên vui tươi hẳn. Mắt cô rạng ngời niềm tin. Hạ Mai cất giọng buồn thiu:
– Người gì có mới nới cũ, thấy ghét. Không hỏi người ta ...
Hoàng Uyên vuốt ve Hạ Mai rồi hỏi Ansaki:
– Anh có mời “bà Tám” cùng đi không? Thiếu bà Tám buồn lắm đó.
Ansaki chưa kịp trả lời, Hạ Mai đã cười tíu tít:
– Dĩ nhiên là có một vé vì đội mình đạt giải nhất cuộc thi mà. Nhưng ta chẳng đi, vì ta không chịu nổi chuyện say sóng. Vả lại, đi tàu ta ngán lắm.
Hoàng Uyên nhận lời Ansaki đi, kẻo anh ấy buồn. Vả lại, mi đại diện cho các siêu đầu bếp Việt Nam vinh dự lắm.
– Siêu cái đầu,, của mi! Chưa đi đã “nổ”, không sợ Ansaki cười.
– Như vậy là em bằng lòng phải không Hoàng Uyên?
Để chắc chắn, anh hỏi lại cô lần nữa. Hoàng Uyên bỗng đăm chiêu suy nghĩ:
– Thích thì em thích lắm. Nhưng còn mẹ, em phải hỏi ý kiến của mẹ, nếu mẹ cho phép thì chúng ta sẽ lên đường.
Ansaki sợ cô từ chối, nói thêm:
– Chỉ có một tuần, em nhớ sắp xếp và thuyết phục bác. Nó bằng khoảng thời gian em đi thực tập ở các tỉnh trong nước, chẳng là bao, anh nghĩ bác sẽ bằng lòng.
Hoàng Uyên không giấu được nỗi vui mừng nên cô cười:
– Em sẽ cố gắng ... không phụ lòng anh.
Chợt điện thoại reo vang trên bàn. Hoàng Uyên cầm lên nghe, mặt cô tái dần đi. Ansaki và Hạ Mai đều im lặng hồi hộp:
– Chuyện gì thế?
– Dạ .... dạ .... tôi tới ngay ... ở đâu ạ?
Hoàng Uyên hỏi dồn rời cô buông nhanh điện thoại, giọng lo lắng:
– Mẹ mình bị cao huyết áp té xỉu ở nhà hàng ... bếp trưởng gọi mình tới ngay.
– Thế à? Bác làm ở đâu?
Ansaki cùng Hạ Mai cùng lên tiếng. Ansaki giục Hoàng Uyên:
– Em mau lên xe chỉ đường, anh đưa em đến đó.
– Mẹ em làm ở nhà hàng Bình Minh cách đây vài cây số. Em sẽ đón xe đến đó. Anh và Hạ Mai về đi, kẻo khuya rồi.
Hạ Mai và Ansaki thở dài. Ansaki trầm giọng:
– Giờ này em đón xe ở đâu? Bạn bè giúp nhau sao em lại câu nệ thế, Hoàng Uyên.
Từ câu nệ của anh nghe hay hay, Hạ Mai chì chiết:
– Con nhỏ này lúc xưa đâu có khó ưa! Nếu biết mi rắc rối, ta chẳng thèm chơi.
Hoàng Uyên biết bạn giận liền đổi giọng ngay. Cô biết giờ này tìm được chiếc xe đi cũng không phải dễ, nên vừa chộp nhanh chiếc áo khoác, vội vàng đóng cửa lại,. vừa mặc áo vừa nói:
– Em lại làm phiền anh nữa rồi, Ansaki. Không hiểu sao mỗi lần gặp em là anh gặp rắc rối. Anh không sợ ư?
Ansaki đi bên cô, bước vội vàng về phía chiếc xe con đỗ ở đầu ngõ, anh cất giọng êm ái:
– Được giúp em, anh sẵn sàng. Em đừng lo nghĩ nhiều. Ở đời, ai muốn hoạn nạn bao giờ. Nhưng khi hoạn nạn có người thân bên cạnh, em sẽ đỡ buồn tủi hơn.
Hạ Mai cũng lẹt đẹt chạy theo sau:
– Chờ tôi với, hai người đi nhanh quá?
Mặc cho Hạ Mai gọi, Hoàng Uyên vẫn chạy nhanh. Ansaki mở cửa xe, cô đã ngồi tót ngay vào trong.
Đối với Hoàng Uyên bây giờ mẹ là tất cả.
– Không biết mẹ em có sao không Ansaki? Anh có thể chạy nhanh một chút không?
– Được, anh chạy ... Em ngồi yên đi!
Hạ Mai ngồi phía sau, cô căng mắt về trước. Ansaki lái xe vùn vụt trên đường làm cả hai phải nhắm mắt. Hạ Mai kêu lên nho nhỏ:
– Hoàng Uyên! Mi bảo anh ấy lái từ từ. Ta chết ngộp mất.
– Yên đi! Ta bảo anh ấy lái nhanh đó. Gấp lắm, không biết mẹ ra sao rồi. Mẹ ơi! Mẹ đừng có gì ...
Hoàng Uyên chắp tay cầu nguyện. Cô nhớ giọng nói hốt hoảng của bếp trưởng trong máy điện thoại làm cô sợ hãi.
Ansaki nhìn thẳng phía trước, điều khiển chiếc xe lao như bay trên đường khiến Hạ Mai nhắc:
– Ansaki! Đường phố Việt Nam nhiều ngã tư lắm, nhiều ngõ ngách lắm, không phải con đường siêu tốc ở Nhật cho anh biểu diễn xiếc đâu. Từ từ lại đi!
– Rẽ trái, Ansaki! - Hoàng Uyên kêu lên khi qua một ngã tư.
– Sao em không báo trước?
Ansaki cho xe chậm lại và vòng qua. Hạ Mai ngạc nhiên:
– Tới rồi hả?
– Chưa. Sao mi nhát như thỏ đế vậy Hạ Mai. Mi nói nhiều quá làm ta quên mất nhà hàng Bình Minh ngay chỗ nào rồi.
– Đừng bối rối, để tôi tìm cho.
Ansaki trấn an mọi người, rồi cho xe chạy chầm chậm. Nhà hàng Bình Minh sừng sững trước mặt. Hoàng Uyên kêu lên, cô kéo tay Ansaki:
– Tới rồi, Ansaki.
Cho xe vào sân nhà hàng. Cả ba chạy nhanh vào trong. Bếp trưởng đón họ ngay trước cửa:
– Bác ấy ... vẫn còn mệt, nằm kìa.
– Mẹ tôi có sao không anh?
– Cô đưa bác ấy vào bệnh viện ngay. Xem ra bác ấy bệnh khá trầm trọng.
Hoàng Uyên chạy đến bên mẹ gọi rối rít:
– Mẹ! Mẹ ơi ... mẹ có sao không mẹ?
Vú Năm mệt nhọc nói nhỏ:
– Mẹ mệt quá ... Hoàng Uyên, đưa mẹ về nhà.
Ansaki gật đầu chào vú Năm. Hạ Mai giục:
– Mau đưa bác đi bệnh viện, ở đó người ta đủ phương tiện, không nên về nhà.
Ansaki cũng khuyên vú Năm:
– Bác mệt lắm phải không, tụi cháu sẽ đưa bác đi chữa bệnh.
– Mẹ không muốn đến bệnh viện.
– Sao thế mẹ? Mẹ còn lo cho con, tay con chưa lành, mẹ không thương con à?
Hoàng Uyên năn nỉ vú Năm. Ansaki nghĩ là vú Năm ngại vì kinh tế khó khăn nên không chịu đi bệnh viện. Tự dưng tay chân vú Năm run rẩy, lạnh ngắt.
Bếp trưởng ái ngại:
– Coi chừng bác ấy xỉu nữa kìa!
– Mẹ .... mẹ ơi!
Ansaki kéo Hoàng Uyên đứng lên. Anh bế xốc vú Năm chạy nhanh ra xe:
– Trước tiên nên đưa bác đi viện đã. Còn chuyện khác sẽ tính sau.
Mọi người chạy lúp xúp theo sau. Cũng may Ansaki là người thường chơi thể thao nên anh bế vú Năm đi băng băng. Hạ Mai nhanh nhẹn mở cửa xe.
Đặt vú Năm vào ghế, chờ Hoàng Uyên vào ôm mẹ, Ansaki ngồi vào chỗ mình lái xe phóng đi.
Đêm khuya, đường vắng, mặt đường còn loang loáng nước của cơn mưa chiều nên Ansaki chạy khá nhanh đến bệnh viện.
Tới nơi, anh lại bế vú Năm vào phòng cấp cứu Hoàng Uyên sừng sờ nhìn anh. Thế là anh đã hai lần giúp đỡ Hoàng Uyên và mẹ cô. Hạ Mai thấy Hoàng Uyên tần ngần, cô giục:
– Vào trong đó chờ đi!
Ngồi chờ bên ngoài, Ansaki sốt ruột không thua gì Hoàng Uyên. Anh đi tới lui trên hành lang khiến Hạ Mai phải lên tiếng:
– Anh ngồi xuống đây. Đừng đi nữa chóng mặt lắm.
Hoàng Uyên chợt nhớ đến Hạ Mai trời đã khuya mà còn ở đây. Ba mẹ cô lo cho mà em.
– Hạ Mai! Mình nhờ Ansaki đưa bạn về nha!
– Được rồi, mình đón xe về cũng được. Hay là chờ một chút xem bác thế nào.
Hoàng Uyên thở dài:
– Anh Ansaki cũng về nghỉ ngơi. Em sẽ ở 1ại lo cho mẹ.
– Em xem lại mình kìa, chỉ có một tay làm sao mà đỡ đần cho bác. Anh sẽ ở lại giúp em.
Hạ Mai cười ý nhị:
– Anh ấy muốn thế mi đừng cản. Thôi, mình về. Có chuyện gì cần nhớ điện cho ta nha!
Ansaki đứng lên nói với Hoàng Uyên:
– Anh đưa Hạ Mai về. Em nhớ trông chừng bác sĩ có gọi. Anh quay lại ngay.
Hoàng Uyên nhìn Ansaki tất bật vì cô tự dưng lòng cô trào lên niềm xúc động dâng tràn. Cô thở dài. Ansaki vì ai mà cực khổ. Anh sẵn sàng lao vào nhận lãnh mọi thứ không có lợi cho mình. Hoàng Uyên biết Ansaki có cảm tình đặc biệt với cô.
Anh thích cô, thậm chí có thể nói là yêu cô nhưng sao anh không dám nói thẩng với Hoàng Uyên. Tình cảm của anh còn e ấp kín đáo quá. Hay là anh là người có lòng tốt đối với ai anh cũng như thế.
Hoàng Uyên sợ mình nhầm lẫn giữa tình cảm và tình thương bình thường giữa người và người. Bởi vì Ansaki đã từng làm những việc tốt không tính toán.
Anh sẵn sàng dành hết số tiền mình có giúp các em cơ nhỡ, mồ côi, giúp người già. Anh rất mủi lòng trước cảnh khó khăn, mảnh đời bất hạnh.
Có thể Ansaki tội nghiệp cô mà giúp cũng nên.
Bác sĩ vẫn chưa gọi. Ansaki đã trở lại, anh ngồi sát bên cô trên chiếc ghế đá của bệnh viện.
– Sao trông em buồn thế? Bác gái đã có bác sĩ chăm sóc, ráng chờ ... Anh nghĩ chắc bác vì làm việc quá nhiều, thể trạng lại yếu, ăn uống lại không đều đặn nên người yếu dần. Em phải chăm lo cho bác, không nên để bác làm việc quá sức.
Hoàng Uyên cất giọng buồn buồn:
– Ansaki! Anh chưa biết hoàn cảnh của em nên anh nói thế. Nếu biết, có lẽ anh không còn ấn tượng tốt đẹp nữa.
– Anh không hẹp hòi như thế đâu. Em cứ kể cho anh nghe đi, biết đâu chúng ta dễ thông cảm.
Hoàng Uyên ngồi bó gối cất giọng buồn rưng rức:
– Sao anh lại giúp đỡ em hở Ansaki? Em biết lấy gì đền đáp cho anh. Mẹ con em gặp biết bao tai họa. Số kiếp mẹ con em long đong. Ai đến với em cũng không có điều tốt đẹp, anh không sợ sao?
Ansaki lắc đầu:
– Hoàng Uyên nhìn em bơ vơ, một cô gái có tài năng, nghị lực mà hoàn cảnh lại trớ trêu, anh muốn giúp đỡ em với cả tấm chân tình chứ không có ý gì khác.
Mong em đừng áy náy.
Ansaki thấy lòng xôn xao khi nhìn thấy nụ cười héo hắt trên gương mặt thanh tú và vầng trán cao thanh thoát của cô. Số cô đâu là số khổ. Hoàng Uyên có vẻ đẹp lạ, đẹp buồn. Ansaki cố cất giọng bình thản. Hoàng Uyên im lặng lúc lâu rồi mới lên tiếng kể về chuyện giữa cô và Tl ọng Nam và mẹ cô buồn lo khiến hai mẹ con phải ra đi.
– Trọng Nam hiểu lầm chúng ta.
– Em cũng muốn anh ta hiểu lầm càng tốt.
– Trọng Nam đối với em tốt không?
– Không tốt không xấu. Hình như anh ấy không thật tình với em.
– Còn em, đối với Trọng Nam thế nào?
– Ansaki rụt rè nín thở hỏi.
– Em cũng không biết. Nhưng vì mẹ, em sẽ quên tất cả quá khứ, anh ạ.
– Thật không? Nếu muốn quên, anh sẽ giúp em. Nhưng nếu Trọng Nam vẫn yêu em thì sao?
– Anh ấy sắp đính hôn, dù có yêu, em cũng không chấp nhận mảnh tình thừa ấy đâu.
Giọng Hoàng Uyên cứng cỏi làm Ansaki yên lòng. Anh biết với một cô gái đẹp, thùy mị như Hoàng Uyên mà không có ai yêu mới lạ.
Ansaki đoán không sai, khi lần thứ hai gặp cô khóc trong bóng đêm trên sân thượng, nhà Trọng Nam. Tiếng khóc uất ức, đau khổ làm 1òng anh tan nát. Anh rất muốn ôm cô vào lòng mà khuyên nhủ, an ủi, nhưng anh không thể ...
Tình yêu không thể nhường nhịn cho nhau. Có lẽ trời xui đất khiến cho anh được giúp cô lần nữa. Đây là cơ hội anh không nên bỏ qua. Nhưng hình như Hoàng Uyên yêu Trọng Nam lắm. Anh không muốn mình là kẻ cơ hội xen vào lúc người ta đang đổ vỡ. Anh muốn Trọng Nam gặp lại Hoàng Uyên. Anh tạo điều kiện cho họ gặp lại để Hoàng Uyên hiểu rõ lòng mình. Cô không nên trốn chạy mà lòng đau đớn, trĩu nặng khôn nguôi. Anh muốn cô hạnh phúc, vì anh đã yêu Hoàng Uyên thật sự. Lần này anh muốn cô hiểu rõ mối tình vô vọng của cô để Hoàng Uyên có thể vươn xa bay cao hơn. Ansaki đang mơ ước chắp cho cô niềm tin vào cuộc sống, đưa cô đến chân trời hạnh phúc mới đầy tình yêu thương ... Anh sẽ là hoàng tử đưa nàng Lọ Lem về lâu đài tình ái, nơi đó họ sống hạnh phúc đời đời.
Điều kỳ diệu ấy lẽ nào lại xảy ra ở trần gian. Ansaki rất muốn tất cả thành hiện thực.
Làm thủ tục nhập viện đăng ký phòng chờ y tá đưa vú Năm vào năm xong, Ansaki đã ở lại bệnh viện suốt đêm đó. Anh và cô cùng lo lắng cho vú Năm khi bà trở bệnh nặng. Một đêm không ngủ, bù lại, Hoàng Uyên hiểu thêm tấm chân tình của Ansaki đối với cô. Có yêu, anh mới xem mẹ cô như người thân của mình.
Chỉ một cánh tay khỏe mạnh quạt cho mẹ mãi cũng mỏi. Ansaki thay cô quạt cho vú Năm. Bác sĩ đã xét nghiệm nhưng chưa đoán ra bệnh. Vú Năm đang được truyền dịch. Về khuya, bà tỉnh dần.
Cái bắt gặp đầu tiên là hình ảnh của Ansaki đang ngồi thiếp trên ghế cạnh giường vú Năm. Dưới đất, Hoàng Uyên tựa vào tường ngủ ngon giấc. Vú Năm không dám gọi, bà ngắm chàng trai và nhớ loáng thoáng.
– Hình như cậu ta đưa mình đến đây. Bạn của Hoàng Uyên hay người ở nhà hàng? Một thanh niên gương mặt hiền từ thanh lịch, chiếc mũi khá cao và thẳng, trông anh chàng hiền quá. Sao lại ngồi cạnh mình. Hay là bác sĩ?
– Hoàng Uyên!
– Dạ .... bác đã khỏe rồi ạ. - Chàng trai giật mình phe phẩy quạt.
Bắt gặp cái nhìn đăm đăm của vú Năm, Ansaki mỉm cười thân thiện.
– Cậu là ai?
– Dạ, cháu là bạn của Hoàng Uyên.
– Sao tôi không nghe nó nhắc và tôi cũng mới biết cậu lần dầu.
– Dạ .... cháu và cô ấy chỉ biết thôi ạ. Nghe bác vào bệnh viện, cháu giúp Hoàng Uyên. Tội nghiệp, tay cô ấy vẫn còn đau.
– Cháu lo lắng cho nó, bác cám ơn. Nhưng cháu đâu có biết hoàn cảnh của Hoàng Uyên, chỉ sợ cháu phiền thêm!
– Dạ, cháu biết cả rồi ạ. Hạ Mai và cháu cũng biết nhau.
– À, cháu cũng biết Hạ Mai. Tốt quá! Quê cháu ở đâu, cháu làm nghề gì?
Ansaki ấp úng thật sự vì anh thấy vú Năm thật sự hơi khó tính. Anh sợ vú Năm sẽ không cho anh và Hoàng Uyên quen biết nhau cũng như vú Năm từng ngăn cô với Trọng Nam. Cô cho anh biết vú. Năm rất ghét mấy gã công tử nhà giàu. Nhưng anh không định dối bà mẹ tốt và sống nhiều nội tâm như vú Năm.
Có lẽ vú Năm có nỗi khổ riêng. Chờ anh nói, vú Năm nhắc lần nữa:
– Hình như cháu có điều gì khó nói.
– Không ạ! Thật ra, cháu và Hoàng Uyên quen nhau trong ngày hội văn hóa Việt Nhật được tổ chức ở khu du lịch Văn Thánh. Ở đó, Hoàng Uyên trình bày món ăn hấp dẫn quá. Sau này cháu mới biết cô ấy có bà mẹ nấu ăn rất ngon.
Cháu rất muốn học tạp ở bác. Nhưng cô ấy bảo bác khó tính không cho cháu đến.
– Ô! Con nhỏ này ... nói xấu bác. Cháu là phóng viên phải không?
– Cháu ... làm đủ nghề bác ạ.
Vú Năm thích thú khi nói chuyện với chàng trai lạ:
– Nghề gì?
– Dạ, nghiên cứu về văn hóa phương Đông ... các nước châu Á ... cháu đi nhiều nước ...
– Tên cháu là gì?
– Ansaki.
– Ôi, cái tên lạ quá! Bác phải gọi thế nào?
– An- sa- ki.
– Hình như cháu không phải người Việt?
– Cháu đến từ nước Nhật, quê hương cháu có nhiều hoa anh đào, bác biết không?
– Ồ! Hoa gì đó, bác đâu có biết. Chắc con Hoàng Uyên rành lắm.
Thì ra, vú Năm cũng rất vui tính, hòa đồng. Anh gợi chuyện:
– Lúc nào cháu đưa bác và Hoàng Uyên về quê cháu chơi, bác đi chứ?
– Già cả rồi, nay bệnh mai đau, bác đâu dám hứa với cháu. Nhưng xa xứ quá, bác làm gì có tiền mà đi du lịch như người ta.
Vú Năm từng nghe Trọng Nam, bà Trâm Anh đi nước này nước kia như đi chợ. Họ sang Anh, đến Pháp, qua Mỹ, tiền họ xài như nước. Vậy mà mẹ con bà kiếm từng đồng bạc sống qua ngày sao vất vả vô cùng. Vú Năm muốn ứa nước mắt. Bà tội nghiệp Hoàng Uyên vô phúc.
– Bác ơi! Cháu cũng còn bà mẹ như bác, xa xôi quá không biết ai lo cho mẹ.
– Cháu thật có hiếu.
– Bác hãy để cháu giúp bác và Hoàng Uyên ... vì xem ra, cô ấy rất tự ái.
– Điều này Hoàng Uyên nó quyết định cháu à. Sao cháu lại ngồi canh bác vất vả quá Hoàng Uyên này tệ ghê.
Ansaki vội đỡ vú Năm ngồi dậy, anh xua tay nói nhỏ:
– Bác ơi! Cô ấy lo lắng cho bác vừa mới chợp mắt, cháu thay thế cho cô ấy.
Bác đừng làm cô ấy giật mình.
Hoàng Uyên nghe tất cả lời anh nói với mẹ. Ansaki tốt quá. Mẹ cô cũng vui vì cô có một người bạn tốt. Với Ansaki, bà không có phản ứng mạnh như Trọng Nam. Hay là mẹ cô cũng có cảm tình với chàng trại này. Cô vờ ngủ say cho hai người trò chuyện. Ansaki mới đó đã chiếm được tình cảm của vú Năm. Anh đưa vú Năm lên phòng khám bệnh. Anh lo mọi thứ giấy tờ. Cuối cùng, anh đưa hai mẹ con cô trở về nhà.
Ansaki xin phép vú Năm đưa Hoàng Uyên đi cắt băng bột ở tay. Bà rất vui lòng vì Ansaki là chàng trai tốt, một chàng trai mà bà có thể gởi gắm con gái cho anh ta. Nhưng quê anh xa quá, ớ cái xứ hoa anh đào gì đó, muôn trùng diệu vợi. Vú Năm lại lo lắng, lòng bà dâng lên nỗi buồn chất ngất. Buồn hơn cả việc bà ngăn cô đến với Trọng Nam.
Trọng Nam bước vào lớp học. Các sinh viên đứng lên chào. Chiếc bàn thứ hai chỗ Hoàng Uyên vẫn trống trơn, không có ai ngồi.
Trọng Nam hỏi lớp trưởng, mới biết Hoàng Uyên nghỉ hai tuần nay. Nhỏ Nhã Yến thẻ thọt:
– Chắc bạn ấy nghỉ học luôn rồi thầy ơi.
– Các bạn có biết vì sao Hoàng Uyên vắng mặt nừa tháng nay? Nếu vắng nhiều quá ngày qui định, cô ấy sẽ bị cấm thi.
Nhã Yến nhiều chuyện nhất lớp:
– Có lẽ bạn ấy nhảy qua công ty của Nhật rồi, thầy ạ. Học mỹ thuật chi cho mệt ra làm họa sĩ quèn, có mấy đồng xu học cho mệt.
Trọng Nam nghi ngờ hỏi dồn:
– Em nói công ty gì vậy Nhã Yến?
– Dạ công ty gì em không biết, nhưng có một anh chàng người Nhật tên là Ansaki rất thích Hoàng Uyên. Từ hôm đi phát quà Trung Thu đến nay, Hoàng Uyên nghỉ học luôn, em thấy họ rất hợp nhau.
Trọng Nam cố ghìm cơn tức giận trong lòng nhìn Hạ Mai:
– Hạ Mai! Trưa nay gặp thầy một tí. Giờ chúng ta vẽ tự do đi!
Cả lớp im lặng. Ai nấy nhìn nhau ngạc nhiên. Nhã Yến rụt cổ:
– Mất người đẹp lại nổi cáu! Coi chừng chúng ta bị thầy trút giận, chết cả nút đó các bạn.
Trọng Nam bước ra ngoài, anh tựa lan can ngắm trời. Mấy đám mây trắng bồng bềnh trôi nổi khiến cảnh sắc càng chán ngắt.
Trọng Nam thấy lòng mình da diết nhớ Hoàng Uyên. Cô bé có mái tóc đen huyền óng ả, đôi mắt to tròn. Cái thân hình dong dỏng cao đầy đặn của cô gái căng đầy nhựa sống. Anh yêu Hoàng Uyên ở nhiều điểm. Với anh, cô rất nghe lời, ngoan như đứa trẻ, hồn nhiên sung sướng khi được quà. Tình yêu cô dành cho anh là tình yêu tự nguyện đến từ hai trái tim khao khát về nhau. Chỉ vì vú Năm mà anh phải xa cô. Anh có thể dùng sức mạnh của một ông chủ, dùng uy quyền của ông thầy, Hoàng Uyên không thể trốn chạy khỏi anh.
Vậy mà bây giờ Hoàng Uyên đã trốn khỏi mắt anh như bóng chim tăm cá, biết đâu mà tìm. Phi Phi! Chỉ nhắc đến cái tên cũng đủ làm anh chán ngán. Sự đam mê cuồng nhiệt của cô ta chỉ làm cho anh qua cơn ham muốn. Còn tình yêu với Phi Phi, anh hoàn toàn trống rỗng. Tại sao anh lại chọn Hoàng Uyên chứ.
Cô hiền thục, ngoan ngơãn. Trọng Nam vốn đa cảm nên không ham cái nóng bỏng mau tàn của Phi Phi. Cô gái e thẹn ... kín đáo là cả kho tàng anh muốn khám phá.
Trọng Nam đã từng theo đuổi bao nhiêu người mẫu. Họ qua tay anh trở thành chán ngắt, anh lại đi tìm hình mẫu mới. Chả ai làm anh vừa ý. Và Hoàng Uyên chưa phải là điểm dừng trong tâm hồn lãng mạn của anh.
Còn khối cô gái đẹp. Nhưng chuyến đi Pháp vừa qua, anh lại chẳng quan tâm những cô gái xinh đẹp xứ lạ quê người. Hình bóng Hoàng Uyên như ngự trị một phần tim anh. Ngày trở về, anh muốn Hoàng Uyên ngả vào vòng tay mà dâng hiến. Tất cả không ngờ ...
Hoàng Uyên dám rẽ con đường đi sang hướng khác mà anh không hay biết.
Ansaki là ai? Trọng Nam sẽ điều tra qua bạn bè của anh, mấy họa sĩ nổi tiếng, các nhà nhiếp ảnh ... Anh sẽ hỏi thăm hội sinh viên Việt Nhật, chắc chắn phải biết hắn là ai?
Bỏ lớp học, Trọng Nam lên phòng dành cho giáo viên, ngồi đọc báo giết thì giờ. Hết tiết học, Hạ Mai rụt rè tìm Trọng Nam.
– Em vào đây Hạ Mai.
Hạ Mai lí nhí:
– Dạ, thầy muốn hỏi em điều gì ạ?
– Em biết Hoàng Uyên dời nhà mới về đâu không? Cho thầy biết địa chỉ của cô ấy.
– Thưa thầy, em không biết ạ. Hoàng Uyên trốn biệt cả hai tuần nay em không liên lạc được.
Hạ Mai không ngờ mình nói dối trơn tru đến thế. Cô sợ Hoàng Uyên giận nên không dám tiết lộ.
Trọng Nam có vẻ không tin, nhìn thẳng vào Hạ Mai:
– Em không vì bạn mà nói dối thầy chứ? Thầy biết Hoàng Uyên và Hạ Mai là đôi bạn thân ít khi nào rời nhau. Hoàng Uyên chắc chắn sẽ liên lạc với em.
– Em cũng tin như vậy. Bao giờ liên lạc được với Hoàng Uyên em báo ngay cho thầy.
Trọng Nam gật đầu vẻ buồn bã:
– Được rồi, em về đi! Đây là địa chỉ của thầy!
Trọng Nam trao cho Hạ Mai số điện thoại di động. Hạ Mai cười toe ra về.
Cô bé mừng vì mình không phản bội Hoàng Uyên. Hạ Mai nghĩ thầm:
– Đã yêu Hoàng Uyên mà còn liên hệ với cô Phi Phi nào đó. Đừng hòng em giúp thầy toại nguyện. Người gì xấu ghê!
Trọng Nam chờ Hạ Mai mấy ngày vẫn không tin tức. Cuối cùng, Nhã Yến cũng tiết lộ bí mật cho anh vì cô nàng rất muốn gặp thầy Trọng Nam để lòe với bọn con gái. Hình như trong môn họa, cô nào cũng mê ngầm thầy Trọng Nam.
– Thưa thầy, em muốn nói.
– Chuyện gì?
– Chuyện có quan hệ đến Hoàng Uyên?
Nghe cái giọng oang oang của Nhã Yến, thấy Trọng Nam nhíu mày:
– Em biết gì? Nói không đúng sự thật, bêu xấu bạn bè là tính của em đó hả?
Nhã Yến rụt cổ cố nói:
– Hôm qua em thấy Ansaki đến ngõ phố số em liền để ý. Có lẽ Hoàng Uyên ở trong con hẻm này.
– Thật à! Em không nên tò mò chuyện người khác, xấu lắm nghe!
– Dạ .... em muốn giúp thầy mà, sao thầy lại rầy em.
Trọng Nam mừng rỡ nhưng không lộ ra mặt. Anh đi thẳng ra cổng tìm đến địa chỉ mà Nhã Yến vừa tiết lộ lúc ban chiều.
Con đường vào hẻm nhỏ sâu hun hút. Đi khoảng vài trăm mét, anh đưa mắt tìm kiếm. Mùi hôi từ cống rảnh bốc lên khó chịu. Trọng Nam áp chiếc khăn giấy vào mũi.
Anh định hỏi thăm cô gái ngồi quay lưng ra ngoài dưới ánh đèn vàng hiu hắt.
– Cô ơi! Cho tôi hỏi thăm ...
Cô gái giật mình thảng thốt quay ra:
– Anh Trọng Nam! Anh đi đâu đây!
– Hoàng Uyên! Em ở chỗ này ư? Tại sao?
Anh chưa nói hết câu, Hoàng Uyên đã ra hiệu cho anh im lặng. Cô bước ra ngoài cửa nói nhỏ:
– Mẹ em đang bệnh. Bà ấy không muốn gặp anh. Anh ra quán cà phê đầu hẻm chờ em nha!
Trọng Nam gật đầu. Anh chần chừ thì có tiếng vú Năm hỏi vọng ra:
– Hoàng Uyên! Ai vậy con?
– Dạ, người ta hỏi thăm đường mẹ à. Mẹ nằm nghỉ, con đi chợ một chút mua thêm vài món ăn.
– Tiền đâu mà mua, hà tiện bớt con à!
– Dạ.
Hoàng Uyên vội vàng đi theo Trọng Nam ra quán cà phê Mây Chiều. Anh tìm chỗ khuất ngồi trước. Hoàng Uyên đến sau ngồi xuống đối diện với anh, cố nén nỗi xúc động khi gặp lại anh. Trọng Nam gọi chủ quán:
– Cho hai ly cà phê đá.
Hoàng Uyên hơi khó chịu:
– Hình như anh không biết sở thích của em.
Trọng Nam nhìn xoáy vào mặt cô:
– Em tỏ ra bướng bỉnh từ lúc nào vậy Hoàng Uyên. Lúc trước vào quán, em luôn chờ anh gọi cho em. Món gì em cũng chịu kia mà.
– Nhưng chưa bao giờ đi dùng nước cùng anh ở quán cóc thế này. Và em không thích cà phê đá. Anh muốn nói gì nói mau đi, em không có nhiều thì giờ.
Trọng Nam ngập ngừng:
– Sao em nỡ đối xử với anh như thế hả Hoàng Uyên? Em có biết em ác với anh lắm không? Anh nhớ em đa diết.
Hoàng Uyên không chờ Trọng Nam nói hết câu, cô gạt ngang:
– Anh đối xử với em thế nào không lẽ anh không biết. Chuyện này em đã hỏi với anh nhiều rồi. Thật sự, em rất tiếc. Nhưng mọi chuyện đã qua rồi Nam ạ. Có thể mẹ anh đã hiểu lầm.
– Mẹ anh thế nào?
Mẹ anh bảo Phi Phi và anh sắp đính hôn, còn em chẳng là gì cả, bà buộc em phải xa anh.
Trọng Nam vẫn cố tìm cách gợi lại chuyện cũ:
– Em tin mẹ anh sao? Bà ấy lo cho anh nên nói với em như thế, em đừng giận. Tình cảm của anh bấy lâu dành cho em, em không nhớ à? Đừng vì một chuyện hiểu lầm nhỏ mà em nỡ phá vỡ mối tình đẹp mà chúng ta thêu dệt bấy lâu nay. Em không đau lòng ư?
Hoàng Uyên hơi nhếch môi. Với anh, hình như lòng cô đã nguội lạnh.
– Em còn nhớ cánh tay em đau, anh không hề hỏi thăm một tiếng, anh chỉ lo ghen tuông vẩn vơ. Tình yêu của anh dành cho em, em cảm nhận được chứ, nhưng nó giống như áng mây chiều lướt qua đỉnh núi không để lại dấu vết gì.
Thật ra, anh yêu ai? Em hay Phi Phi.
Trọng Nam vò đầu vẻ đau khổ:
– Anh xin lỗi em. Vì quá thương nhớ em, anh mong ngày về gặp em để nói hết lòng mình cho em hiểu. Nào ngờ, em đang ôm ấp một mối tình khác, nên anh giận quá mất khôn, cho anh xin lỗi. Em hãy thông cảm cho anh và đừng giận nữa nha, Hoàng Uyên. Hãy trở về với anh đi, anh sẽ lo cho em tất cả, em sẽ hạnh phúc.
Hoàng Uyên lại cảm thấy tự ái được vuốt ve đôi chút:
– Còn mẹ anh, vợ anh thì sao? Họ để em yên ư? Mẹ anh không bao giờ chấp nhận em, anh thừa biết điều này mà. Còn Phi Phi nữa, cô ta sẽ băm em ra thành trăm mảnh. Em không làm đầy tớ cô ta đâu.
Trọng Nam nắm chặt tay Hoàng Uyên:
– Mặc kệ họ! Mẹ anh là mẹ anh. Phi Phi do mẹ anh định đoạt, cô ta không hợp với anh. Anh chỉ muốn gần em, yêu em mà thôi. Hoàng Uyên, hãy hiểu cho anh!
Hoàng Uyên cau mày cố gỡ tay anh ra, cô ngắt lời anh:
– Anh nói đủ chưa? Thật ra, anh chẳng yêu ai cả, ngay cả em. Anh nên về đi, em không nghe lời anh làm chuyện trái lương tâm đâu.
Trọng Nam vẫn năn nỉ hết lời:
– Nếu mất em, anh không sống nổi. Hoàng Uyên, hãy nối lại tình cảm như xưa đi, anh và em giấu cả mẹ em và mẹ anh, chẳng có ảnh hưởng gì.
– Còn Phi Phi, anh tính thế nào?
– Cô ấy là do mẹ anh chọn làm dâu vì sự nghiệp làm ăn của hai gia dình. Anh không yêu cô ấy.
– Không yêu mà vẫn cưới ư?
– Đúng! Anh nói thật lòng mình, anh yêu chỉ mình em thôi.
Hoàng Uyên nhìn anh sắc lạnh:
– Anh thật ích kỷ, tham lam, anh vừa muốn cưới vợ giàu và có cả người yêu.
Điều ấy không bao giờ anh thực hiện được đâu, Trọng Nam.
– Tại sao vậy, Hoàng Uyên? Anh đâu có bỏ em, anh vẫn đi tìm em khắp nơi mà!
– Cám ơn lòng tốt của anh, em không dám nhận tình yêu thừa mứa ấy. Xin anh về cho!
Hoàng Uyên? Em hãy nghe anh nói!
Hoàng Uyên đứng lén, cô gỡ tay anh ra:
– Anh nghe đây! Nếu yêu em, anh có dám từ bỏ Phi Phi không?
Trọng Nam lắc đầu:
– Cha mẹ anh buộc anh phải đính hôn với cô ấy. Anh chỉ muốn có em nhưng anh phải nghe lời họ. Em hãy hiểu cho anh mà Hoàng Uyên. Hiểu anh, em sẽ thương anh hơn.
Hoàng Uyên cười nhạt đứng lên dằn tờ giấy bạc hai mươi ngàn dưới ly cà phê còn bốc khói, khinh bỉ:
– Rõ rồi! Em rất hiểu lòng ạnh, hiểu thấu suốt con người tham lam, ích kỷ của anh. Anh hãy về mà lo cho mẹ anh và nghĩ đến người vợ sắp đính hôn của anh đi. Từ đây, giữa chúng ta sẽ mãi mãi là khoảng vỡ không gì hàn gắn được.
Khi yêu, người ta phải chân thành không toan tính lừa lọc. Anh đã quá hoang mang, ngờ vực, tính toán và không dám hy sinh tất cả vì tình yêu. Chính những điều ấy đã làm tắt lịm chút than hồng tình yêu còn sót lại trong đống tàn tro mà em cố giữ bấy lâu nay. Chào anh. Chúng ta sẽ không bao giờ gặp lại nữa.
Nói xong, Hoàng Uyên buông mạnh ly cà phê đắng xuống bàn rời bước nhanh vào con hẻm. Trọng Nam rất ngạc nhiên về thái độ dứt khoát mạnh mẽ của Hoàng Uyên vừa rôi. Anh ngồi im chết lặng không kịp phản ứng gì.
Trời đêm đột ngột đổ cơn mưa. Hoàng Uyên chạy nhanh vào nhà. Trọng Nam cũng vội lên xe, anh lái đi trong màn mưa trăng xóa buồn buồn. Hoàng Uyên ngồi yên không ngủ được. Gió thổi mang theo hơi mưa vào khung cửa sổ lạnh buốt. Đã khuya, Hoàng Uyên vẫn ngồi đó đếm từng giọt mưa rơi đều trên mái tole mà nghe lòng buồn tênh, sầu não vô biên.
Cô lắng nghe từng giọt mưa thu muộn màng lắng vào hồn thấm đẫm nỗi sầu dâng. Tiếng nhạc xa xa vọng vào thê thiết bài hát Giọt mưa Thú khiến Hoàng Uyên muốn khóc. Cô lắng nghe hết bài hát:
Giọt mưa Thu lắng qua hồn ai Tiễn, chân người đi hồn ta rã rời Tình yêu đã khuất, lời yêu đã hết Tháng năm muộn phiền đau buốt hồn ai.
Giọt mưa Thu lắng qua hồn ai Buồn thương da diết lòng ta đớn đau.
Tình yêu đã hết, nỗi sầu vương mang ...
Hoàng Uyên thở dài nhìn bầu trời đen kịt. Tận chân trời xa, lấp lánh một ngôi sao lẻ loi đang nhấp nháy. Ngôi sao đơn côi hay lòng cô đơn côi mà hóa ra như thế. Hoàng Uyên không tài nào hiểu được bởi lòng cô đang rối bời bời.
M ẹ ơi! Con đã tìm được việc làm rồi. Vừa bước vào cửa, Hoàng Uyên đã reo lên thật vui. Vú Năm đang xào đậu với mớ tép bạc đất vội vàng bỏ dở chạy lên hỏi ngay:
– Thật hả con?
– Vui lắm mẹ ạ. Chỗ làm này cũng hợp với con.
– Làm gì mà hợp, con nói thử xem. Hạ Mai đâu rồi con?
– Con nhỏ còn ghé đầu hẻm mua cho mẹ cái bánh bao. Hạ Mai nó quý mẹ lắm.
Vú Năm cười:
– Bạn con, đứa nào cũng tốt. Ansaki cũng quý mẹ không thua gì con.
Mẹ nhắc người ta hoài.
– Sao lại không nhắc hở bác? - Hạ Mai xen vào. Cô đưa bánh bao cho vú Năm – Quà của bác đây!
– Con nhỏ này bày đặt. Tốn tiền lắm con!
– Chuyện nhỏ mà, chút đỉnh có là bao. Anh Ansaki còn dám cho cả cái vé đi Nhật cho người ta, không lẽ con thua anh ấy, mua có cái bánh bao mà bác cũng cằn nhằn.
Vú Năm kéo ghế gồi, bà tròn mắt:
– Thằng Ansaki mua vé cho ai đi Nhật vậy con? Sao nó không nói cho bác biết.
– Dạ, ảnh định nói với bác nhưng Bác bệnh nên thôi. Vả lại, Hoàng Uyên đang lừng khừng nên biết sao mà nói.
– Phải vì mẹ mà con không đi hở Hoàng Uyên?
– Dạ, con lo cho má. - Hoàng Uyên lo lắng nói nhỏ.
– Nếu con đi vì công việc thì con cứ đi, mẹ đâu có cản ngăn làm gì. Mẹ chỉ ngại nhờ vả người ta quá nhiều rồi biết lấy gì mà trả cho người ta hở con?
Hạ Mai mở bịch bánh mì xăng- quích ra mời vú Năm. Cô nhón một miếng nhai ngon lành:
– Má ... í, bác lo gì mai mốt người ta làm rễ bù ngay khối trả nợ.
– Í! Con nói vậy đâu có được? Ai lại ... kỳ ...
– Con nhố Mai nói bậy bạ đừng có nghe nó.
– Nói bậy bạ mà đúng tùm lum! Hổng phải sao! Người ta chạy đôn chạy đáo tìm việc cho mi, rồi lo cho cái vé đi Nhật dự hội nghị nữa. Ta thấy anh ấy mết mi thì có.
Hạ Mai trề đôi môi mỏng dính vừa ăn vừa nói. Hoàng Uyên đẩy vai bạn:
– Xạo quá bạn ơi! Bao giờ chính miệng Ansaki nối ta mới tin.
– Bác biết không? Chuyện này khó nói lắm, chỉ cần nhìn qua cử chỉ là biết ngay, chứ chờ người ta thổ lộ trực tiếp, cóc mọc râu mất.
– Cháu đừng chọc Hoàng Uyên nữa. Con mau nói con tìm việc gì ở đâu cho mẹ nghe. Mẹ nôn nóng cả ruột gan.
Hạ Mai tài lanh ngăn Hoàng Uyên:
– Để mình nói cho. Bác ơi! Hoàng Uyên tìm được việc làm ở đại lý hoa khô của Nhật Bản ở Sài Gòn này, do Ansaki giới thiệu đó. Nè, bác xem những bông hoa khô tuyệt đẹp của Ansaki tặng, bác sẽ thấy nó đẹp ngần nào. Cháu thích lắm!
Vú Năm mừng rỡ, đôi mắt bà long lanh:
– Cảm ơn trời phật phò hộ cho Hoàng Uyên.
Hạ Mai háy mắt nhìn Hoàng Uyên, cười:
– Bác ơi! Hoàng Uyên gặp quới nhân trần thế phò trợ chớ không phải trời cao đâu.
– Í! Cháu đừng nói vậy không nên. Trời Phật phò hộ nên nó mới gặp quới nhân chứ.
– Dạ .... - Hạ Mai không dám cãi nữa. Cô rụt rè - Thưa bác, cháu thấy Ansaki là người tốt. Còn bác, ý bác thế nào ạ?
Vú Năm ngạc nhiên vì thái độ úp mở khó hiểu của Hạ Mai, bà hỏi:
– Hạ Mai? Cháu làm sao vậy?
Cô nhanh nhảu cười chữa thẹn:
– Cháu muốn bác cho Hoàng Uyên đi Nhật dự hội ẩm thực Á Đông ở Nhật Bản nghe bác.
Vú Năm ngập ngừng:
– Hoàng Uyên! Sao con không xin mà Hạ Mai lại xin phép là sao chứ?
Hạ Mại xen vào:
– Là tại con. Hoàng Uyên không muốn đi mà con lại muốn cô ấy đi cùng ...
nên mới mở lời với bác. Vì Hoàng Uyên không muốn ... thật sự .... thì ...
– Cái gì mà tụi bây ấp a ấp úng, tao chẳng hiểu gì ráo. Hạ Mai! Nói rõ cho bác nghe nào.
Như mở cờ trong bụng, Hạ Mai líu lo ngay:
– Cháu sẽ nói rõ ạ.
– Thôi đi, Hạ Mai, mình quyết định rồi. Mình không đi đâu.
– Sao vậy con? - Vú Năm ngạc nhiên - Hạ Mai! Có phải con muốn Hoàng Uyên đi cùng với con không? Đi xứ lạ quê người có bạn bè đỡ buồn.
– Dạ không ạ. Con tình nguyện ở lại chăm sóc cho bác để Hoàng Uyên yên lòng đi công tác. Việc đi dự triển lãm ở nước ngoài rất có ích cho công việc của nhỏ Uyên. Còn con không cần đâu. Con muốn nhỏ Uyên sau này sung sướng không bị người ta xem thường như con nhỏ Phi Phi nào đó chẳng hạn.
Nghe Hạ Mai nhắc Phi Phi, vú Năm im lặng suy nghĩ. Vú nhớ lời cô ta sỉ nhục con gái của mình. Cô ta chỉ giàu thôi đã trịch thượng như thế. Bà đâu nở đế con gái mình suốt đời vất vả, long đong, ở đợ làm mướn, làm thuê như mình.
Không khéo nó lại rơi vào cái vòng lẩn quẩn của mình xưa kia, còn gì là cuộc đời. Vú sẽ lại phải khóc cho con mình, như từng khóc đời mình. Vú Năm lo sợ lắm. Đây là dịp may để Hoàng Uyên quên mất Trọng Nam. Vú Năm chớp mắt gật đầu ngay:
– Hạ Mai nói phải! Con nên đi đi Hoàng Uyên.
– Mẹ cho con đi? Nhưng mẹ đang bệnh con chẳng yên lòng chút nào.
Hoàng Uyên mừng rỡ. Nhưng chưa kịp vui, cô đã thất vọng ngay khi nghĩ đến mẹ già đang bệnh hoạn yếu đuối sống một mình không ai chăm sóc. Hạ Mai bước đến bá cổ vú Năm:
– Hoàng Uyên! Cho mình thay thế bạn một tuần chăm sóc mẹ không được sao? Mẹ thấy thế nào? Nhận con làm con gái nha!
Vú Năm cười chảy nước mắt. Bà gật đầu lia, tay tìm bàn tay nhỏ nhắn của Hạ Mai nắm chặt giọng xúc động:
– Được rồi, đứa nào má cũng thương cả. Ngay cả thằng Ansaki, nó cũng đòi làm con nuôi của má. Tự nhiên có nhiều con quá, má ngại không lo cho tụi bây nổi.
Hạ Mai sung sướng, cô nàng ngả đầu vào vai vú Năm, nhõng nhẽo:
– Nhưng má thương con nhiều nhiều nha. Ansaki xin làm con nuôi, má đừng nhận. Nhận kỳ lắm, mai mốt làm sao sửa đổi!
Hoàng Uyên lấy cây đập ruồi vỗ vào mông Hạ Mai một cái rõ đau, làm cô nàng nhảy tưng lên la oai oái.
– Khéo nịnh thấy mà ham! Người gì ...
– Má ơi! Hoàng Uyên ăn hiếp con nè ... Con hổng chịu đâu!
Cả hai rượt cười nhau chạy vòng vòng vú Năm. Nhìn hai đứa vui tươi hồn nhiên như con nít, vú Năm yên lòng. Bà cảm thấy dâng lên niềm hy vọng mới.
Hoàng Uyên sẽ sống yên ổn hơn trong công việc, nơi làm, môi trường mới lạ.
Nơi đó có những con người tốt sẵn sàng vì cô mà lo lắng yêu thương. Lần đầu tiên, bà thấy một chút niềm vui đang len lỏi vào hồn, khiến vú Năm thanh thản, nhẹ nhàng biết bao, dù cho cuộc đời vẫn còn bao bão táp phong ba ập đến bất cứ lúc nào, chẳng ai có thể đoán trước được.