Vú Năm đâu rồi, vú Năm?
– Dạ! - Vú Năm dạ lớn tiếng.
– Làm cái gì nắng nôi lên tới đầu ngọn cây vẫn chưa mang điểm tâm lên hở?
Giọng bà Trâm Anh nghe sang sảng trong phòng khách làm vú giật mình cuống quít. Vú vội vàng mang các món điểm tâm bày lên bàn. Bà Trâm Anh mới về tới nhà cùng với những vị khách nước ngoài, nên rất khó tính, lại rất cầu kỳ về mọi thứ. Từ cách trang trí nội thất, món ăn và cách ăn mặc, bà cũng khác người.
Tay đeo vòng vàng đỏ chói, bà nhìn vào bàn ăn, hơi nhíu đôi mày kẻ chì đậm như con tằm vắt ngang, vẻ không hài lòng lắm.
– Này, lần sau nhớ dọn đầy đủ món một chút. Trọng Nam đưa tỉền bà mua không đủ sao?
– Dạ, không ạ. - Vú Năm cúi đầu.
– Giọng bà nhẹ hơn một chút:
– Gọi Trọng Nam xuống tôi bảo?
– Dạ, đêm qua uống hơi say nên cậu ấy chưa dậy.
Bà đứng lên đảo mắt một vòng:
– Hứ! Nhà thì to rộng, người làm thì chỉ có vài người, làm việc sơ sài, không sạch sẽ gì cả. Bà tìm thêm cho tôi vài người phụ bếp, chăm sóc nhà cửa giúp bà.
– Dạ có Hoàng Uyên giúp tôi, thưa bà chủ.
Cầm tách trà nóng, bà Trâm Anh ngồi gác chéo đôi chân trên bộ xa- lông cất giọng khó chịu:
– Bà nhắc Hoàng Uyên, tôi mới nhớ. Con gái gì mà vô ý vô tứ quá.
Vú Năm cúi đầu xin lỗi:
Thưa bà chủ, nó không cố ý đầu ạ.
Bà Trâm Anh không nhìn vú Năm, chép miệng giọng mỉa mai:
– May mà nó không cố ý, nếu nó cố ý có lẽ chết người ta rồi.
– Dạ thưa bà chủ, cháu còn khờ lắm ạ.
– Sao bà cứ bênh vực Hoàng Uyên mãi thế. Bà có biết chiều con quá nó sinh hư không. Thôi, mau lo công việc đi, làm thêm vài mớn nữa. Bạn bè Trọng Nam Đông lắm.
Vú Năm vâng dạ líu ríu đi ra. Lòng bà không vui vì bà chủ Trâm Anh khó tính. Trọng Nam cũng giống tính bà, người sang trọng kiểu cách, xem thường người nghèo. Nhưng Trọng Nam thì tỏ ra hào phóng với người dưới hơn. Cậu ta tặng quà cho Hoàng Uyên và cả bà nữa. Vú Năm rất sợ một điều mà bà không dám nói. Bà lo lắm. Lòng dạ trai nhà giàu như nhau, cậu Trọng Nam không ngoài số ấy. Bạn bè cậu ấy nhiều đến nỗi bà không nhớ hết, vậy mà cậu ta bám theo Hoàng Uyên để làm gì? Hay cậu là trường hợp ngoại lệ. Vú Năm mãi suy nghĩ, bà thái thịt thái cả vào tay đau điếng.
Chảy máu, vú Năm chạy về căn nhà kho của mình tìm mảnh băng buột lại.
Sáng nay chủ nhật, Hoàng Uyên thường ngủ nướng hơn mọi ngày. Vả lại, đêm qua dọn dẹp đến khuya làm sao cô bé dậy sớm nổi.
Hoàng Uyên lăn qua lăn lại trên giường, mắt nhắm nghiền. Gối chăn bị cô vo tròn lại trùm kín đầu.
Vú Năm vẫn chưa tìm được mảnh vải nào để buột ngón tay. Bà lắc đầu tội nghiệp cho Hoàng Uyên vất vả lại buồn nữa. Vú Năm thừ người ra.
Chợt bà Trâm Anh bước vào khu nhà kho, gõ cửa thật mạnh gọi to:
– Vú Năm! Vú Năm đâu!
Cả hai mẹ con đều giật mình. Hoàng Uyên đành nằm yên trong mùng, mặc cho vú Năm tiếp bà chủ.
– Dạ thưa bà, tôi đây ạ.
– Bà làm gì mà bảo làm có mấy món lại đi mất biệt. Chà! Sung sướng quá!
Người làm công đến giờ này còn ngủ, chủ dậy từ khuya. Hay là bà muốn về nhà ngủ cho đỡ mệt.
– Dạ thưa bà, tôi về gọi ...
Bà Trâm Anh cướp lời:
– Gọi con gái cưng phải không? Đúng là mẹ nào con nấy. Bà không biết dạy con nên tôi không thể trách bà.
– Bà chủ quá lời! Hoàng Uyên đêm qua thức quá khuya nên hôm nay chưa dậy nổi. Vả lại, công việc tôi đã lo xong cả. Bà và cậu đừng để tâm cho mệt, tôi không thể để bà và cậu mất mặt với khách đâu.
Bà Trâm Anh tự dưng nổi cáu:
– Vú bảo là khơng để cho tôi và Trọng Nam mất mặt à? Tốt! Nó mà làm được không vậy bà? Bà có tin chúng tôi đuổi cổ mẹ con các người ra khỏi đây không? Bà xem đi, bà và con nhó này làm được gì chứ.
Nghe bà chủ mắng mẹ, Hoàng Uyên muốn bật dậy mà bênh cho mẹ. Bà Trâm Anh thật vô 1ý. Tự dưng sao bà klếm chuyện nhỉ?
Nhưng cô vẫn nằm im, vì nếu bà ấy thấy khuôn mặt ngái ngủ của cô không chừng bão nổi lên bất ngờ, khó mà đỡ được.
Vú Năm lí nhí đáp:
– Thưa bà chủ, chúng tôi không cố ý ạ. Để tôi gọi Hoàng Uyên dậy, nó lên phụ tội ngay.
Bà Trâm Anh cười khẩy liếc về phía Hoàng Uyên, nói giọng khinh thường:
– Tôi không tin bà dạy được con bé này có ý tứ. Khách vào nhà cả buổi mà vẫn nằm ngủ tơ hớ ra đó, hèn gì mà đàn ông chả thích.
Xin bà đừng nặng lời với Hoàng Uyên. Bà chủ có trách thì trách tôi đi.
Vú Năm cất giọng van xin làm bà Trâm Anh càng giận thêm. Nét mặt bà đanh lại:
– Gọi nó dậy cho tôi xem!
Vú Năm đành vỗ nhẹ vào người Hoàng Uyên:
– Dậy đi con, có bà chủ đến!
Hoàng Uyên đành tung chăn ra. Cô vuốt nhanh mái tóc cho ngay ngắn rồi gật đầu chào bà chủ, bước vội ra phía sau.
Bà Trâm Anh quay chỗ khác không muốn nhìn bộ mặt còn ngái ngủ của cô:
– Hừ! Con gái mà ngủ trưa, ngủ nướng làm nên tích sự gì. Giờ này mấy giờ rồi?
Hoàng Uyên trở lên trong bộ mặt tươi tỉnh, cô cúi đầu chờ lệnh:
– Dạ thưa bà, đêm qua cháu bận dọn dẹp nên ...
– Nên bây giờ cô ngủ bù phải không? Cô còn dám nói với tôi cái giọng ấy sao. Đúng là mẹ nào con nấy. Mẹ con cô muốn làm cho tôi tức chết phải không?
Vú Năm vội vàng đỡ lời bà:
– Dạ, xin bà chủ đừng giận mà ảnh hưởng đến sức khỏe. Mẹ con tôi không dám làm phiền bà.
Không ngờ bà Trâm Anh vẫn lớn giọng chê bai:
– Mọi người nói mà tôi đâu có tin. Hôm nay tôi đích thân đến đây để tìm hiểu xem có đúng sự thật không? Thật không ngờ!
Hoàng Uyên và vú Năm nhìn nhau không hiểu. Tai vạ gì đến với họ đây. Hai mẹ con vô cùng lo lắng chờ đợi.
– Thưa, chúng tôi đâu có làm gì?
Bà Trâm Anh đổi giọng cười cợt, bà chanh chua hơn:
– Hừ! Không có ... sao tự dưng các người lại chối. Đây, lắng tai mà nghe!
– Dạ!
– Bà đúng là không biết dạy con, cô ta làm gì khiến cho Phi Phi, bạn bè của Trọng Nam kém vui. Sáng nay gặp ta, cô ấy đòi chia tay Trọng Nam. Cô đi mà năn nỉ.
Thì ra là chuyện của Phi Phi. Vú Năm lắc đầu Hoàng Uyên thở hắt ra. Cô năn nỉ bà chủ:
– Thưa bà chủ, con không cố ý chỉ vì con sợ bể mớ ly tách nên lỡ đổ ướt áo chị Phi Phi, con đã nhận lỗi rồi.
– Cô có tư cách sao? Con gái gì không có ý tứ, làm đâu đổ đó, hư bột hư đường cả, cô hiểu chưa?
Hoàng Uyên cúi đầu chịu lỗi.
– Cô có đến mà lạy lục xin Phi Phi tha cho còn mặc may ...
Thấy Hoàng Uyên vì chuyện này mà bị xúc phạm, vú Năm đỡ lời bà chủ:
– Xin bà chủ bớt buồn! Hoàng Uyên và tôi đã xin lỗi cô ta và cậu Trọng Nam rồi ạ.
Bỗng bà Trâm Anh lớn tiếng hơn, giọng bà mỉa mai cay độc, bà nhìn xoáy vào Hoàng Uyên đứng ở góc nhà:
Mấy người tưởng khi vô ý làm lỗi rồi cứ vài ba lời xin lỗi là làm cho người ta nguôi giận ư? Chuyện này không dễ vậy đâu. Có phải con nhỏ này muốn dùng sắc đẹp để quyến rũ Trọng Nam không? Hèn gì Trọng Nam không dám nói gì trước mặt vợ sắp cưới của nó. Bây giờ Phi Phi không muốn đến dự bữa tiệc do tôi chiêu đãi, thứ hỏi các người có muốn xin lỗi cũng không ích gì cả.
Hoàng Uyên nghe bà Trâm Anh nói Phi Phi là vợ sắp cưới của Trọng Nam thì mặt mày cô xanh mét, cô tựa vào gốc cột cho khỏi ngã, miệng lắp bắp, mắt mở tròn kinh ngạc:
– Bà chủ bà nói Phi Phi là vợ sắp cưới của cậu Trọng Nam à? Chúng tôi không biết, xin bà thứ lỗi.
Vú Năm lại xin lỗi bà lần nữa. Vẫn không rời khuôn mặt tái xanh của Hoàng Uyên, bà Trâm Anh nói nhỏ hơn, giọng điệu vẫn chanh chua:
– Chưa biết thì làm cho người ta giận. Bây giờ biết rồi mau sửa soạn lên hầu Phi Phi đi. Kẻo tôi không tha cho cô đâu, nếu cô còn cố tình lầm lỗi một lần nữa. Nói chuyện với các người mệt hơi quá. Lên nhanh nghe chưa! Đừng để mọi người chờ, tôi không khách sáo với hai mẹ con bà đó!
Hoàng Uyên gần như khuỵu xuống khi bà Trâm Anh đi ra. Vú Năm kêu lên:
– Hoàng Uyên! Con làm sao vậy?
Hoàng Uyên chạy nhanh vào phòng đóng cửa lại khóc òa lên. Trọng Nam đã có vợ mà cô nào hay biết. Sự thật quá phũ phàng. Bấy lâu Hoàng Uyên dệt mộng vàng của mình bằng sợi tơ tình ái mong manh. Lưới tình cô dệt đã đứt bung rời ra, cô đau khổ, tuyệt vọng vô cùng. Hoàng Uyên không ngờ cô đang xây lâu đài tình ái trên bãi cát mịn màng. Giờ sụp đổ, cô bàng hoàng, chới với giữa đại dương mênh mông không gì bám víu, chở che. Mẹ cô cảnh báo đúng vậy mà cô không nghe.
Trọng Nam ơi! Anh tệ thế ư? Nếu không yêu cô sao anh lại hứa hẹn. Hôm qua anh còn cho cô một nụ hôn ngọt ngào, chất ngất. Những món quà anh tặng cô thật ra là gì?
Hoàng Uyên quẹt ngang mi mắt. Cô tìm những thứ Trọng Nam trao cho cô đặt cạnh nhau trên bàn nhìn nó mà nghe hồn tái tê, day dứt. Đây là bộ quần áo khá đắt tiền anh tặng cô trong ngày hội Văn hóa Việt Nhật để cô dự thi vì cô không có quần áo đẹp. Hoàng Uyên như cô Tấm ngày xưa nghèo khổ được một hoàng tử yêu chiều. Cô sung sướng, hạnh phúc trong niềm vui ảo tưởng kéo dài.
Thật ra, hoàng tử ấy chỉ yêu những nàng công chúa xinh đẹp. Còn cô chỉ là dân thường làm gì mà mơ tới chứ. Cô không có quyền.
Cô không thể trách Trọng Nam. Có lẽ Trọng Nam xúc động trước hoàn cảnh của cô chăng? Chiếc nơ kẹp tóc màu xanh ngọc giúp cô điệu đàng trước đám bạn. Nhỏ Nhã Yến chẳng thường khinh ghét cô đó sao? Làm thế nào Trọng Nam lại biết sở thích của cô nếu anh không để tâm đến. Trọng Nam luôn tặng cho Hoàng Uyên những món quà hợp ý cô. Anh là nhà tâm lý sành sỏi hay vì lòng yêu thương chân thành xuất phát từ trái tim mà ra?
Lại có chiếc nhẫn đính hạt màu xanh ngọc bích nhỏ nhắn dễ thương trong ngày sinh nhật cô, Hoàng Uyên nào quên. Một hộp bút màu, cọ vẽ, bút chì Trọng Nam tặng cô ngày lễ 30- 4 vẫn còn đó.
Hoàng Uyên lục tìm các kỷ vật và mân mê từng kỷ niệm mà cô có được trong những lần đi chơi, pinic vui vẻ. Đây là ống tiêu, Trọng Nam tặng cô trên đồi Mộng Mơ Đà Lạt khi cả nhóm đi vẽ cảnh ngoài trời. Cảnh núi rừng Đà Lạt mênh mông, quạnh vắng buổi hoàng hôn. Bức tranh Hoàng Uyên vẫn còn giữ.
Tại sao cô vẽ cảnh ấy lại buồn thế? Đến bây giờ Hoàng Uyên mới hiểu được tâm trạng của mình. Thật ra, trong cái vui nhộn hào hứng của các bạn, Hoàng Uyên vẫn luôn cô đơn. Cô chỉ hạnh phúc thật sự khi được Trọng Nam chở che, chiều chuộng. Lúc bấy giờ, cô thấy lòng mình vui lắm, tưởng chừng như mình cũng có một người thân mà nũng nịu, vòi vĩnh. Và Trọng Nam đã cho cô nhiều thứ.
Cảnh Đà Lạt hoàng hôn , bức tranh có hồn được thầy Trọng Nam khen.
Hoàng Uyên phổng mũi to. Hôm ấy, Hoàng Uyên chọn một góc cảnh để vẽ, góc ấy rất vắng. Các bạn thích vui nên chọn mé đồi bên kia.
– Nếu em điểm vào bên cây thông đơn này một cô gái đứng ngắm hoàng hôn sẽ hay hơn.
Hoàng Uyên reo lên:
– Vậy mà em không nghĩ ra. Cám ơn anh. Nhưng không có người mẫu làm sao vẽ?
– Cứ tưởng tượng đi, thử xem! Hay là em vẽ một đôi nam nữ ngồi ngắm hồ nước mênh mông ... cảnh sẽ đỡ quạnh hiu.
Hoàng Uyên buông bút, giậm chân:
– Em không chịu đâu. Cảnh này hơi buồn, nếu vẽ người vào cảnh sẽ thay đổi.
Anh góp ý không chừng một lát em vẽ thành cái chợ trên miền rừng núi thì khổ đó.
Trọng Nam cười tình tứ:
– Em thích buồn ư? Hai người không vui hơn à? Hay là anh đi cho em yên tĩnh vẽ nhé!
Trọng Nam dợm bước đi, Hoàng Uyên vội kêu lên:
– Ơ ... anh đừng đi! Hãy ở lại đây chờ em dọn lại cùng về với!
– Em sợ ma nữ à?
– Anh nói bậy bạ quá! Chốn rừng thiêng nước độc, nghe ghê rợn, ớn lạnh lắm.
Trọng Nam cười to. Anh cầm ống tiêu trong tay đặt lên tay cô, nhẹ nhàng:
– Này, đùa với em một chút để thư giãn. Cho em đó. Thích không?
Hoàng Uyên chớp rèm mi xinh xúc động:
– Sao anh lại tặng em?
Trọng Nam như cố ý không trả lời câu hỏi của cô mà lại hỏi ý khác:
– Nhưng em có thích không thì bảo?
– Dĩ nhiên là thích. Có điều anh tốn tiền với em nhiều quá, em ngại.
Trọng Nam cười dễ dãi. Anh nắm bàn tay nhỏ nhắn mềm mại của cô bóp nhè nhẹ. Hoàng Uyên để yên tong tay anh, lòng bừng rộn rã.
– Chúng ta là anh em, em đừng khách sáo mà anh buồn. Giúp em, làm em vui là nhiệm vụ của anh. Đừng buồn nữa nha cô bé!
Đôi mắt anh nhìn cô rực lửa yêu thương. Hoàng Uyên không chịu nỗi cái nhìn ấy, cô muốn anh nói với cô điều gì khác hơn, tiếng yêu thương mật ngọt chẳng hạn, nhưng Trọng Nam chẳng mở lời. Hoàng Uyên ôm mãi ước mơ dài theo năm tháng cùng số quà chồng chất, cô mãi xây làu đài tình ái trên cát ...
Bây giờ Trọng Nam đã có Phi Phi. Sao anh ấy lại có thể yêu một cô gái ngoa ngoắt đến thế chứ? Có lẽ họ hợp nhau ở chữ giàu có. Cô gái ấy vừa xinh, vừa giàu, biết bao người dòm ngó, không loại trừ Trọng Nam.
Hoàng Uyên bỏ ăn, bỏ uống, cả ngày cô ngồi trong phòng khóc rấm rứt. Cô sống với những kỷ niệm mà cô cho là Trọng Nam cho cô quá nhiều. Tình anh đối với cô vô cùng lai láng, văn chương, bút mực dùng để tả cũng không nói hết lời. Hình ảnh Phi Phi sẽ mặc áo cưới trong ngày gần đây làm cô nát cả tâm can, đau xé trong lòng, khiến cho cô muốn rũ bỏ tất cả, không thiết tha gì với cuộc sống vốn đẹp vẫn chảy bên ngoài.
Tít ... Tít ... Chiếc điện thoại di động rẻ tiền trong chiếc ví xinh xinh báo vang từng hồi.
– Alô ... - Hoàng Uyên uể oải mở máy áp lên tai - Là mi đó hả, Hạ Mai?
Giọng cô ỉu xìu như người bệnh. Hạ Mai lo lắng hét lên:
– Này, mi bị thất tình hay sao mà nói chuyện nghẹt mũi thế?
Biết khó giấu bạn, cô nói qua loa cho Hạ Mai yên lòng:
– Không có. Đêm qua làm việc tới tận khuya nên hơi nhức đầu, sổ mũi.
Hạ Mai không tin:
– Đây là giọng của kẻ khóc dai, khóc tấm tức cả buổi, không phải giọng của người bệnh. Có phải thầy Trọng Nam lại làm mi buồn không?
Như suối được khơi nguồn, Hoàng Uyên lại chảy nước mắt đầy mặt. Cô híc nhẹ qua điện thoại, Hạ Mai vẫn lắng nghe:
– Buồn chút chút, vì mình nghẹo người ta khinh, mình thì lại tự ái. Thôi, không có chuyện gì lớn cả. Gặp lại, mình kể cho mà nghe.
– Ê! Có phải mi đang mưa không? Không được buồn, không được tự ái. Bạn bè của thầy Trọng Nam nhiều lắm, họ rất sang trọng tài giỏi, mi tự ái làm gì chứ.
Hạ Mai cứ nghĩ là Trọng Nam đưa bạn về làm Hoàng Uyên giận nên cô khuyên Hoàng Uyên chân tình. Hoàng Uyên hít mạnh hơi:
– Mình không rảnh mà giận họ. Mình chỉ buồn cho mình thôi. Tại sao sinh ra mình lại nghèo thế chứ? Còn họ lại giàu sang, xem người qua lớp áo bên ngoài mà khinh miệt chứ. Ông trời chưa công bằng, Hạ Mai ơi!
Hạ Mai nghe bạn trách mớc, cô lo lắng:
– Này, đừng có cúp máy nha! Sao mi dám trách ông trời hả? Ổng công bằng lắm. Nè, nghe đây! Người nghèo nhưng lại học gỉoi, trí thức, có lương tâm. Còn một kẻ vô lương tâm, yếu kém về kiến thức, họ cũng thua chúng ta đấy chứ.
Yên tâm đi!
– Không! Người ta có đủ cả các yếu tố mà bạn vừa nói:
giàu có, xinh đẹp, có tài.
– Vậy thì họ sẽ hạnh phúc chứ sao.
– Nhưng họ lại hợm hĩnh, khinh người xem kẻ dưới họ như đầy tớ, ăn xin, ăn mày.
– Nè, dừng có chạm tự ái nghề nghiệp nữa! Tại mi nhạy cảm quá cho nên ...
Hạ Mai muốn nói thêm chữ khổ , cô chợt dừng lại.
Họ có quyền hành hạ người khác phải không?
– Không phải đâu! Mi nhớ ở nhà chờ tao tới đi shopping nha. Ra đó, mi hết buồn ngay. Nhớ thay đồ đạc sẵn, ta đến chờ ở cổng. Ta không vào nhà Trọng Nam đâu. Rõ chưa? Điện thoại di dộng chứ không phải điện thoại bàn ... mi thông cảm, ta mới nạp tiền. Bai.
Hoàng Uyên mắng bạn:
– Tao chưa thấy ai bạn bè mà xấu như mi, vài ngàn đồng cũng tiếc với bạn bè. Keo ghê!
– Hì ... hì ...
Hạ Mai cười to trong máy rồi cúp ngay. Hoàng Uyên vẫn chờ nghe giọng nói vang to của cô bạn nhưng chỉ còn tiếng tít tít nho nhỏ. Cô tắt máy ngồi thẫn thờ ...
Cô định không nhận lời đi chơi với Hạ Mai, nhưng chưa kịp nói cô ta cúp máy mất rồi. Mặc, Hạ Mai chờ không được sẽ bỏ đi thôi. Hoàng Uyên nằm vùi không ngóc đầu dậy.
Có tiếng gõ cửa ầm ầm bên ngoài, Hạ Mai réo to:
– Dậy, đậy mau! Bộ mi định nằm cho mục giường chiếu mới nghe hả Hoàng Uyên.
Hoàng Uyên trở mình. Khóc mãi, cô vừa mệt vừa buồn nên thiếp đi một lúc.
Hạ Mai làm cô hoảng hồn bật dậy ngơ ngác:
– Nhà cháy hả?
Hạ Mai cười to. Cô đứng nơi ngưỡng cửa phòng chống nạnh hai quai nhìn Hoàng Uyên, lắc đầu:
– Trong bộ dạng mi kìa, thật chẳng khác nào con chuột vừa bị người ta rinh ra khỏi hũ nếp quẳng vào lồng nên buồn, chán, khóc, ngủ. .... vô ích quá!
– Đừng trêu mình nữa. Hạ Mai. Mình đang khốn khổ đây.
Hạ Mai ngồi xuống cạnh bạn, cười vui như không có chuyện gì xảy ra:
– Nhìn mi, ta chán muốn chết, hỏi có anh chàng nào lại thích ngắm một kẻ mặt mày nhăn nhó, héo rũ như tàu chuối mắc nắng thế này kia chứ. Ôi! Cái dung nhan mùa hạ. Nè, xem đi!
– Ta tệ lắm à?
– Mới xa mi có một ngày, ta nhìn còn không ra. Vậy mà Ansaki, anh chàng mắt một mí lại khen mi hết lời. Lúc này anh chàng nhìn thấy mi là anh ta chạy biệt dạng luôn cho mà xem.
Hoàng Uyên nhìn bạn lom lom:
– Vì sao vậy?
– Vì mi xấu cỡ mụ phù thủy Sim La chứ sao nữa.
Cả hai bật cười vui vẻ. Hoàng Uyên đe bạn:
– Ta buồn muốn chết, còn mi cứ đòa mãi. Nhìn mi mới chán đó!
– Vui mà chán, ta mới nghe lần đầu. Nào, đứng lên đi, chúng ta sẽ rời khỏi chỗ buồn bã này, bảo đảm mi sẽ tươi tỉnh ngay.
Hoàng Uyên không bằng lòng, cô từ chối:
– Mình không muốn đi. Mình đang chán đời lắm, Hạ Mai không hiểu đâu?
Hạ Mai trừng mắt như nhát cô:
– Cái gì! Ta mà không hiểu mi thì ai sẽ hiểu cho. Mi nghĩ gì, yêu ai ta biết hết, không qua nổi đôi mắt thần này đâu.
– Mắt thần? Mắt quỷ thì có!
Cả hai lại cười to vui vẻ.
– Thôi, đi nhanh lên, ta đói lắm rồi. Ở chỗ này buồn lắm, ta không chịu nổi đâu.
– Đừng có cằn nhằn nữa, đỉa trâú ạ. Chờ ta một chút!
Cuối cùng thì Hoàng Uyên cũng phải chịu thua Hạ Mai. Cô ta đã kêu réo, cằn nhằn ai thì đừng hòng yên thân. Nói đến cùng, lôi đi mới nghe. Hạ Mai lúc nào cũng vô tư, hồn nhiên như thế. Hoàng Uyên chợt ao ước được sống như Hạ Mai, cô sẽ thoải mái biết chừng nào.
Cả hai tíu tít ra bên ngoài. Hạ Mai đèo cô trên chiếc xe đạp. Gặp ai, Hạ Mai cũng đùa vui hóm hỉnh. Cả hai gởi xe và ung dung bước vào siêu thị Gold Star . Hoàng Uyên mải mê ngắm những đôi giày dẹp lồng trong tủ kính, tay nắm chặt tay Hạ Mai. Một chàng trai vác kiện hàng nặng trên vai, gặp hai cô gái, anh khựng lại hét lớn:
– Nè, hai cô tránh ra! Nặng quá, nước sôi tránh ra! Tránh ra!
Không ngờ, Hạ Mai hết hồn lại nhảy sang cô đạp mạnh vào chân anh đau thấy mấy ông trời. Anh chàng la lớn:
– Ối trời ơi! Chết tôi rồi!
Thùng hàng trên vai anh rơi xuống nền gạch đổ tung ra trước đôi mắt tròn xoe, hoảng hồn của hai cô gái.
Anh chàng nhìn đống hàng đổ tung ngao ngán rồi sụp xuống vuớt bàn chân vừa bị cô gái giẫm lên đau điếng. Anh nhăn nhó đổ quạu:
– Cô kia đi đứng thế nào mà đạp lên chân tôi, chắc gãy xương mất rồi.
Hạ Mai sợ quá đứng núp bên Hoàng Uyên, run giọng:
– Hoàng Uyên, làm sao bây giờ?
– Mình nhặt phụ hàng cho anh ta đi?
Cả hai xúm lại, vừa sờ tay vào những bó hàng hóa đã bị anh ta hét lên:
– Để đó ... ai mượn các cô làm. Đền bàn chân tôi nè!
Nhìn cái mặt nhặn nhó, mắt nhắm một con, còn một con, anh chàng hé mở trong chừng hai cô gái, cái miệng méo xệch trông rất thảm. Hoàng Uyên chợt há hốc mồm kêu lên:
– Ai hình như là Đông Phong?
– Đông Phong nào? - Hạ Mai nhìn kỹ anh chàng.
– Các cô là ai mà biết tôi. Ôi, trời ơi! Cô là Hạ Mai. Còn đây là ... là ...
– Hoàng Uyên, bạn của tôi. - Hạ Mai mừng rỡ cô đổi giọng.
Vẫn kỵ cơ với Đông Phong thời trung học, nghe Hoàng Uyên kêu lên, Hạ Mai đã ghét ngay. Đông Phong cố cười gượng đứng lên:
– Nè, bạn bè cũ mà quên mau quá vậy, Hạ Mai. Không ngờ chúng ta lại gặp nhau trong tình huống oái oăm thế này nhỉ?
– Ai thèm gặp anh làm gì, Cây tre miễú .
– Cô vẫn không quên biệt hiệu của tôi chứng tỏ cô vẫn quan tâm người bạn này, phải không?
Hạ Mai đanh đá:
– Lúc nãy tôi không biết là anh. Nếu biết tôi đã giẫm lên chân bên kia cho đồng, bõ ghét.
Anh chàng Đông Phong cười nhăn nhó:
– Người gì mà ác khiếp! Lúc trước so với bây giờ, cô không thay đổi mấy mà bệnh còn nặng hơn nữa đó.
Hoàng Uyên thắc mắc:
– Hạ Mai! Bạn bệnh gì mà Đông Phong nói vậy?
Hạ Mai lừ mắt về phía Đông Phong:
– Tôi bệnh gì, anh phải nói cho rõ, nếu không đừng hòng rời khỏi chỗ này.
Đông Phong đi cà nhắc, anh ngồi lên thùng hàng vỡ tung, rên rỉ:
– Bệnh ác mồm ác miệng chứ bệnh gì! Cô không thay đổi làm sao có người thương chứ?
Hạ Mai liếc xéo anh một cái:
– Còn đỡ hơn anh đi đứng vẫn không đàng hoàng nên mới què tới què lui đó.
Giỏi lắm ha!
– Cô vô ý mà còn dám mắng người ta. Người gì mà cổ hũ, mấy năm rồi vẫn không cao thêm một tí nào. Nghĩ thoáng một chút cho bạn bè đỡ khổ!
Hạ Mai nguýt dài:
Còn anh, cao như cây tre miễu lêu nghêu, gió thổi thì đổ ngay. Anh thấy mình có thay đổi gì không hay cách ăn nói vẫn khó ưa như ngày nào.
– Nếu biết cô ngang như cua, lúc nãy tôi bắt đền cho biết thân.
– Hứ! Đền thì đền! Bây giờ đền đi, đâu có muộn! Phiền quá, tôi đâu có thì giờ, chúng tôi còn phải đi mua hàng nữa.
– Còn tôi, biết làm gì với đống hàng đổ bể này chứ?
Đông Phong bối rối nhìn hai cô gái, rên rỉ. Hoàng Uyên thấy bộ dạng Đông Phong tội nghiệp liền nói với Hạ Mai:
– Hạ Mai biết điều chút đi, chúng ta có lỗi mà. Nào, anh cần chúng tôi phụ dọn dẹp chỗ nào, chúng tôi giúp anh ngay.
Hạ Mai kéo tay bạn:
– Kệ anh ta! Ai biểu mi tốt với hạng người ấy. Ta ghét hắn, ghét cay ghét đắng. Không thèm giúp!
Đông Phong cười cười đe dọa:
– Được, cô đi thứ xem có khỏi chỗ này không. Nếu khỏi, tôi sẽ thua các người mấy chầu bia đó. Cô bạn của cô xem ra biết điều hơn cô nhiều.
Hạ Mai nhìn quanh. Trong siêu thị Đông người, hai cô gái đụng đổ đồ của nhân viên bán hàng. Họ đang nhìn cô và Đông Phong chờ giải quyết. Chỉ cần Đông Phonglên tiếng là hai cô bị giữ lại ngay.
Hạ Mai xuống nước nhỏ như bánh xe bị xì ruột:
– Đông Phong! Tại anh vô ý chứ bộ. Anh để chúng tôi đi nha, kẻo chiều rồi!
Chàng Đông Phong thấy người đẹp năn nỉ liền cười:
– Cô chịu lỗi, tôi sẽ tha ngay lại, còn mời hai cô đi uống trà nữa đó. Với điều kiện nhỏ xíu dó, cô làm được không?
Hạ Mai hạ giọng không cần suy nghĩ:
– Được, xin lỗi anh đó, chịu chưa?
Đông Phong quên cả đau, cười ngon lành:
– Chịu! Nhưng hai cô phái giúp tôi giữ đống hàng này, chờ tôi một chút.
Chịu khó nha, không được bỏ đi mất tôi bắt đền, hai người không đền nổi đâu.
Nói xong, anh ta chạy đi biến mất sau quầy giày dép. Hạ Mai tò mò cô nhìn kỹ vào thùng hàng vỡ bung ra rồi xem thử vật gì.
– Coi chừng vỡ thì khốn đó. Mi gặp rắc rối rồi!
Hoàng Uyên đe bạn. Hạ Mai bỗng reo lên:
– Trời ơi! Tưởng gì, giày dép không hà, có gì mà sợ vỡ chứ. Nãy giờ ta sợ muốn rớt tim luôn vì nghĩ rằng hôm nay mình phải đền cho anh ta một số tiền lớn. Ôi, đau lòng quá!
– Thật xui rủi, ta không chịu đi, mi cũng rủ rê, đáng đời mi chưa?
– Có gì đáng đời chứ! Không chừng anh ta rủ rê mình đi chơi cho mà xem.
Mi xem ta đoán có đúng không?
Hạ Mai vừa dứt lời, Đông Phong đã xuất hiện với nhiều nhân viên khác. Tay anh cầm chiếc điện thoại nội bộ trông rất oai. Anh hạ lệnh:
– Các anh mang hết số hàng này nhập vào các quầy của siêu thị. Tôi bận việc, nhớ làm cẩn thận nghe chưa?
– Dạ, thưa sếp ... tuân lệnh ạ ....
Hai nhân viên trẻ nháy nhau khi họ trông thấy Đông Phong đi cùng hai cô gái trẻ đẹp.
Anh Phong cho chúng em theo với!
Đông Phong búng tay ra hiệu:
– Thừa rồi cậu ạ. Làm việc đi, tôi cắt lương bây giờ.
Hạ Mai ngỡ ngàng ngạc nhiên nhìn Hoàng Uyên. Hoàng Uyên cười khoái chí:
– Đó, tớ nói đâu có sai. Đông Phong anh oai ghê. Anh là sếp của họ hả?
Đông Phong chỉ cười gật đầu:
– Thường thôi, quản lý vài chục nhân viên có gì lớn, nhưng cũng cớ tiền mời hai cô đi uống trà Dạ Hương . Hai cô không từ chối nhã ý của tôi chứ?
Hoàng Uyên lắc đầu:
– Anh Phong! Chúng em bận, để hôm nào đi!
– Các cô không được từ chối vì hiếm lắm mình mới gặp nhau. Những người học chung thời trung học giờ mỗi đứa một phương còn đâu.
Bỗng Hạ Mai cười vui vẻ bấm nhẹ tay Hoàng Uyên ra hiệu:
– Có thật là anh muốn gặp lại bạn bè không? Vui lắm đó! Chuyện này để tôi lo.
Tưởng Hạ Mai đùa, Đông Phong nói luôn:
– Dĩ nhiên bạn bè ai không nhớ, không muốn gặp nhưng tôi không có điều kiện.
– Vậy sao! Hoàng Uyên! Chúng ta đi uống trà với Đông Phong nha. Phụ lòng người ta mình áy náy, khó chịu trong lòng lắm. Ngày mai ghé siêu thị mua sau cũng được.
Hoàng Uyên không hiểu tự dưng sao Hạ Mai lại nhận lời Đông Phong dễ dàng như thế chứ. Cô nàng chỉ thích đùa, nhưng nghiêm túc thì Hạ Mai ít khi làm được. Cô thấy Hạ Mai lấy máy ra bấm liên tục.
– Chúng ta đi thôi!
Đông Phong đưa hai cô gái đến quán trà Dạ Hương . Không gian ở đây thật yên tĩnh chỉ dành cho người thích uống trà, họ rất đạo mạo nghiêm túc, không có gì đáng ngại, không ồn ào. Cách uống trà cũng khá cầu kỳ. Hoàng Uyên thắc mắc không hiểu Đông Phong là tuýp người nào mà anh có sở thích khác những người đàn ông khác. Họ mê rượu, bia, cà phê, thuốc hút, sắc đẹp.
Một chàng trai đi cùng hai cô gái, kể cũng lạ. Nãy giờ Hơàng Uyên cũng thắc mắc mãi nhưng Hạ Mai hôm nay lạ lắm. Cô ta tỏ ra ga- lăng, lịch sự. Cái miệng như tép nhảý của cô bớt nói đi nhiều.
Hoàng Uyên nghĩ chắc vì cô nàng gặp lại bạn trai. Nhưng theo Hạ Mai thì đây là người đáng ghét nhất. Vì sao Hạ Mai ghét anh ta, cô cũng không biết.
Trong dáng điệu Hạ Mai thùy mị, cô đã thấy tức cười rồi.
Hạ Mai hỏi Đông Phong:
– Sao anh lại rủ cả hai chúng tôi đi uống trà ở Dạ Hương? Anh không sợ viêm túi à?
Đông Phong cười khanh khách:
– Cô khéo đùa! Có là bao ... so với uống bia, đi karaoké. Năm cô, tôi cũng không sợ huống hồ đãi hai người bạn của mình. Sao cô thắc mắc chuyện ấy hoài vậy Hạ Mai? Cô xem thường tôi không có tiền đãi cô một bữa tiệc trà à?
Hạ Mai lắc đầu cười tinh nghịch chối dài:
– Đâu có ... ai dám coi thường anh. Chỉ sợ anh mắng tôi là không nói trước.
– Nói trước cái gì chứ! Cô yên trí.
– Chờ chút nha, tôi ra cửa chút xíu!
Nói xong, Hạ Mai liền đứng lên làm Hoàng Uyên hết hồn:
– Ơ! Hạ Mai sao bỏ mình ở đây chứ. Chờ với!
– Không ... Yên trí đi, ta vào ngay!
Chỉ năm phút sau, Hạ Mai đã lôi một chùm bốn cô gái vào. Họ ríu rít như đám chim non. Một cô kêu lên:
– Mình cho nhỏ Hạnh hay, nhỏ Liên và Oanh chạy đến liền, không quá mười phút. Mi thấy uy tín ghê chưa?
– Mày hôm nay trúng độ gì mà lại rủ bọn mình vào đây, nói đi!
Hạ Mai kéo bốn bạn đến bàn của Đông Phong và Hoàng Uyên làm cho cả đôi bên cùng ngạc nhiên hết sức.
– Ủa! Đông Phong ... các bạn ơi! Chầu này Đông phong đãi chúng tôi sao?
Đông Phong kêu lên hơi bối rối:
– Các bạn đi đâu mà vui quá. Các bạn gặp Hạ Mai à?
– Hạ Mai mời bọn em đến chứ làm gì tụi này dám đến Dạ Hương hả anh?
Đông Phong nhìn Hạ Mai dở khóc dở cười. Anh đâu dám lên tiếng sợ Hạ Mai chọc quê anh. Không ngờ cô gái này lém lỉnh quá, chuyện gì cô cũng dám làm. Anh gượng cười:
– Chuyện nhỏ! Hạ Mai đã thay mặt tôi mời các cô, hân hạnh lắm, ít khi nào bạn bè lại gặp mặt Đông đủ thế này. Tôi cám ơn Hạ Mai nha. Chị ơi! Cho bốn tách trà đi!
Hạ Mai khoái chí ngồi lắc lư nghe nhạc. Tiếng nhạc nghe êm ái du dương của ca sĩ Khánh Ly vang ra gợi buồn. Cô cười nói to:
– Anh Đông Phong cho đổi nhạc đi, bài này cũ xì không hợp với bọn này.
– Cô không thích à? Được, tôi đi yêu cầu đây. Các cô còn thích uống gì nữa gọi luôn.
Hoàng Uyên không ngờ Hạ Mai lại làm như thế. Các cô gái nhìn Hạ Mai cười. Hạ Mai nói với theo Đông Phong:
– Anh Phong ơi, có cần gọi bạn thêm không?
Đông Phong chỉ gật đầu rồi đi thẳng. Hoàng Uyên kéo tay bạn ngồi xuống bàn, dọa:
– Hôm nào đi một mình gặp Đông Phong, mi sẽ bị hắn trả thù cho xem?
– Thù gì chứ? Đáng ghét! Phen này hết khoác lác! Ta quyết làm cho anh chàng Đông Phong này không chỉ viêm túi mà cháy túi luôn. Hừ! Thứ keo kiệt!
– Sao mi biết anh ta keo kiệt?
Hạ Mai cong đôi môi mỏng dính lên:
– Các bạn cứ ăn uống thỏa thích đi. Lát nữa, mình bắt anh ta đãi các bạn một chầu bánh xèo hoặc kem Ý. Uống trà xót ruột gần chết, ta đang đói mà lại đưa vào đây hỏi không hà tiện là gì?
Cả bọn cười nắc nẻ, họ cười no vì trò chơi của Hạ Mai đối với Đông Phong.
Hoàng Uyên chặc lưỡi đùa với bạn:
– Đúng là chỉ có Hạ Mai mới nghĩ ra trò này. Hình như Đông Phong có cảm tình với mi mà sao mi lại nỡ hại anh ấy vậy?
– Đàn ông mà không thứ họ để tìm xem tính tình họ ra sao, cứ ngồi đó mà ca ngợi họ, coi chừng lầm chết các bạn ơi.
– Theo bạn, Đông Phong thế nào?
Hoàng Uyên chợt hỏi làm Hạ Mai hơi lúng túng. Nhưng cô trở vấn đề nhanh như chớp:
– Oan gia! Ta vẫn rất ghét hắn. Theo mày, không biết hắn sợ ta hay ta sợ hắn nữa.
Thấy Đông Phong đi lâu không ra, các cô thắc mắc nhìn nhau.
– Có khi nào anh chàng người ghét của mi trốn rồi không?
– Làm gì có chuyện ấy chứ?
Hạ Mai nhìn quanh lo lắng. Thấy Đông Phong trở ra, cô thở phào. Mọi người vui vẻ hơn. Hoàng Uyên tạm nguôi đi chuyện buồn bên đám bạn đùa như quỷ, phá phách làm anh chàng Đông Phong phen này khiếp vía vì đám nữ yêu. Cô cứ nghĩ mãi không biết Trọng Nam có cảm tình với mình hay chỉ đùa cho vui giống như trò chơi của Hạ Mai. Cô ấy gieo vào lòng Đông Phong một cảm giác khó quên, không hiểu Đông Phong có cảm nhận như cô không nhỉ?