CÁC CÔ GIÁO XỨ MÌNH
Thái San
Chúng tôi đi quanh cái bàn thờ trong khu nghĩa địa của xứ tôi. Một lũ trẻ dân xì ke ma túy tụm chung phía sau bàn thờ đang hành sự. Ông tư nói với tôi:
- Anh đi những chỗ này phải cẩn thận kẻo cái thằng chủ buôn bán mà nó ghét sẽ hăm dọa anh bằng cách bảo mấy thằng dân xì lấy kim tiêm đâm cho anh dù không trúng cũng hãi đến phát điên đó. Có tiếng một người con gái:
- Chỗ nầy là chỗ ăn chơi của chúng mà.
- Vâng thưa cô, chúng thường gọi thầy là tê hát ắ thá en dê thăng huyền thầy đó ạ. Tức chúng chẳng coi thầy cô là cái thớ gì đâu. Ông tư chen vào:
- Chính bản thân thầy cô cũng chẳng làm nêu gương cho chúng thì làm sao mà dạy chúng được thưa anh. Vì chính thấy ngay đây nè chứ nói xa xôi làm gì. Cô giáo dạy lớp mở lòng còn chửi mẹ như ngóe nữa mà thì chúng học đến mấy đời mới được.
Trên đường, dòng xe càng ngày càng bạt ngàn vì do trung quốc tung ra thị trường những chiếc xe rất đẹp, vừa rẻ đúng túi tiền của từng công nhân. Ông tư nói vừa nhìn theo những bọn xì ke chích nhanh, trộm xe, nói lẩm bẩm như cho chính bản thân nghe:
- Mọi thứ của người ta hở ra không trông coi là biến mất hà, cha chánh xứ cũng vậy chúng đâu biết sợ là gì, bao nhiêu cái nắp tấm đan của những cái huyệt đã mua để dự trữ chúng đập tan hết để chỉ lấy sáu ký sắt bán khoảng bảy tám nghìn đồng thử hỏi thì trên đời nó cần cái gì, trong lúc tấm đan của người ta đúc hết mấy trăm ngàn? Tiếng nói của ông như cảnh tỉnh mọi người đừng lơ là làm cho những người nghe thấy mà phát ngán. Có tiếng của cậu bé gần đấy nói chẳng biết có người nghe lén hay không:
- Cô giáo cạnh nhà tôi khác chi, chính đích mẹ cô đi mãi ra tới chợ mua được chục trứng, về tới nhà cô giáo không vừa lòng nói láo phét ầm ĩ, vất hẳn cả gói trứng mẹ mới mua về. Và lại nữa cái miếng tôn cha để che bàn thờ lộ thiên tại nghĩa trang cũng biến theo đó ông tư ạ. Bà cạnh nhà là chị nói không thành tiếng:
- Con cái gì chém chết đi cho xong chuyện, con với cái.
- Nó là cô giáo đó chứ có phải người thường đâu.
- Thế nó dạy học trò những điều gì?
- Mất căn bản thì chịu vậy chứ chẳng riêng một mình hầu như cả nước như vậy cả. Nhìn trên trời cao mà hằng ngày cầu xin chúa hay phật cúi xuống, hướng lòng chúng lại, quay về với cuộc sống bình thường cũng khó, huống chi nó lại đi dạy dỗ người ta, con cái người thì làm sao không hủy hoại cả một thế hệ.
Bà mẹ vẫn không quên nói thêm vào mỗi buổi sáng buồn, trời mưa bay lại nữa đôi chân đi không vững phải chống gậy:
- Ôi, chúng muốn làm gì tôi có ý kiến gì đâu, nhưng nó làm tôi khổ không chịu được, con cái gì đâu hung hăng như lũ chó đói, nó chạy xộc qua nhà anh nó, tay cầm cái thước cây, tôi cản nó cũng chẳng nghe, vậy tình anh em để đâu. Chúng còn cãi cái lỗi là tại chính bà già. Tôi ngẫm nghĩ cũng có thể là như vậy, vì là sao:
- Vì là đã đẻ ra chúng.
- Vì là lấy chồng tức chấp nhận người bố lại là kẻ vợ chết mới được có tròn trăm ngày.
Con chửi mẹ:
- Ham chi gấp gáp dữ, vì chính bản thể chúng thua em kém chị về sắc, tức cho chúng ra đời mà không cho chúng sắc được bằng người, nay cũng phải chịu chung số phận chờ đợi xưa kia của mẹ , nên nó nghĩ trách mẹ cũng phải thôi.
Người ngoài chúng tôi nhận xét mặt cô tròn quay, người có hậu, có người trêu:
- Nếu cắm chiếc compa vào giữa mũi rồi quay thì khuôn mặt tròn vừa khít xét cho cùng xét về con người phía ngoài thì như vậy tức là: "con người phúc hậu không đến nỗi", cũng đạo đức đáng kể (tức là đi lễ thường ngày chứ không phải là biết hiểu về đạo đức là phải như thế nào), hàng ngày thường đến nhà thờ nhà thánh cũng ra vẻ siêng năng tốt, ngoài ra những thứ bẳn gắt chẳng qua từ cơ thể bị bó gói trong những cái không thoát được khiếm khuyết theo quá mơ ước như:
- Không theo vào được đại học như những đứa cháu.
- Chưa có kiếm được một tình nhân như mọi người.
Tất nhiên thiếu thốn nên trong cái không phải con người đó nên bẳn gắt thế thôi. Có lẽ chính bà mẹ chắc ngày xưa cũng vậy nên khi có ông già khờ đến hỏi là vồ ngay tức khắc… vào rồi cái kiếp này tiếp nối kiếp khác.
Cái đáng nói ở đây không phải là những chuyện trên, mà ở cách cư xử của chính bản thể để lấy gương cho chính con, cháu mình, sau đó ảnh hưởng đến sự dạy dỗ của cô giáo dành cho các học trò mà thôi.
Phía trước dạy học trò kèm, theo dù luật lệ cấm, nhưng phía sau nhà thì chính cô giáo đối xử với chính người mẹ đẻ của mình chẳng ra cái thể thống gì, thì dạy dỗ ai?
Như vậy ta phải hỏi lại sự việc đầu tiên không phải là chính bản thân cô, thầy, mà là hỏi lại cho đúng rằng:
- Cách tuyển chọn những thầy, cô giáo phải làm những việc như thế nào theo quy chuẩn, nhất lại là những thầy cô giáo dạy những lớp vỡ lòng cho trẻ.
Vì khai khiếu của những cuộc đời nên tầm quan trọng dạy dỗ trẻ con là một. Hai là những loại người hay bẳn gắt, chính bản thể phải được thanh lọc, chỉ cho về làm vườn, nuôi heo. Ba là chính bản thể chưa vượt qua được, thì chiến thắng được ai, làm công việc gì? Bốn là như vậy ta thấy tri thức của cô thầy chưa được khai phóng, bèn phải làm cách nào khai phóng trước đã mới được nhận vào chốn làm thầy thiên hạ được, nếu chấp nhận như trước là chính đã làm thui chột những bản thể quốc gia một cách mù lòa, từ đó dân tộc sẽ thui chột hàng thế kỷ, ta không thể vì cận thân, cận lân, mà chấp nhận những người làm việc một cách vô ích như vậy, hỏng việc.
Hướng đi của những thầy, cô phải sáng ngời như gương, cao chót vót như núi.
Chính cái đó làm người Nhật hơn ta được là vì những người bản xứ sống cạnh ngọn núi mà chưa biết đến cái đỉnh của nó bằng lối đi sơ đẳng như đường mòn. Nhiều người Nhật đến xứ ta tìm đường lên núi cũng chẳng hỏi thăm được ai, làm họ phải về không, mang theo nỗi buồn cô đơn; lại nữa hầu như chẳng biết tự trọng, tự ái là gì một cách chính thống, chứ đừng nên tự ái vặt. Ta chẳng nói hay hơn như thế nào, ra làm sao, nhưng cái chúng ta muốn nói, chính là nên không nên nhận những loại thầy, cô giáo như thế nào để dạy dỗ các con cháu, sau nầy trở nên người chính thống để truyền lại những trân trọng của cha ông ta cho một cách nghiêm chỉnh. Không biết có nên đổ cho thời thế không? Chứ có lẽ thật ra cũng vì tạo nên những con người chỉ thích thoát ly khỏi gia đình, để chính bản thân mình muốn gì được đó nhưng căn bản không vững chắc, không tự thắng, thành biến ra chính mình lại phục vụ cho bản năng.
Ôi thật là nguy hiểm.
Vậy chính mình muốn ăn, muốn uống và những gì mà mình cần đều có thể ư? Có nên viết vào đây những trăm ngàn câu hỏi như vậy không. Tạm thời ta không nên bàn đến những chuyện này đã, tạm bàn qua là:
- Muốn hoàn thành một cô giáo để dạy dỗ học trò thời phải làm sao đầu tiên đã?
- Phải là một người đã qua thời biết nuôi con, biết vất vả vì con, biết hy sinh nhiều thứ vì một đứa trẻ.v.v..
Có tiếng cãi gần đó của một bà mẹ:
- Các ông nói thì tôi mới nói vì bí mật của các bà mà là "dưa thâm thì khú, vú thâm thì nghén" Chưa biết tới mang nặng đẻ đau thì chưa dạy dỗ được các trẻ.
Có tiếng cãi ngang:
- Thế là các cô dạy trẻ đều phải biết đẻ rồi ư?
- Đúng quá đi chớ sao không phải ?
- Vì không các cô chưa biết con người cần những việc gì, và các con người cần những cái gì và các con trẻ cần những cái gì mới hòng hoán đổi được thế hệ này ra sao, và sau này phải ra sao, chứ đừng nói cầu mong chỉ ngồi không mà hoán chuyển được nhiều chuyện sau này.
Trời ngoài mưa nhiều làm tôi liên tưởng đến những đứa trẻ chạy tắm mưa trong hay ngoài ngõ xóm, chúng đâu biết thời đại này mưa nhiều chất acid nên rất ư là nguy hiểm. Chợt tôi nhớ lại hai anh em một nhà kia cũng chẳng được cha mẹ trông nom coi sóc, cuối cùng cũng vì đua đòi bị chiến tranh giết chết làm gia đình trở nên cô quạnh, hiện bây giờ chỉ còn những người bất lực:
- Một bà già liệt, cô gái lớn ngoài sáu chục mù bẩm sinh, thằng rể ba liệt do đua xe, sau khi uống rượu.
Vô tình tôi đọc được trong một cuốn sách của trai lớn nó viết:
- Quyển này do thầy Bảng cho, đến bố ông Bảng cũng chẳng làm được.
Ở đây ta không phán xét chúng mà ta chỉ hỏi một ông thầy... làm sao đến nỗi một đứa học trò dám ăn nói như thế, tuy nhiên mình cũng không thể thiên vị.
Gẫm nó cho ta thấy điều bất kính, ta có nên hỏi tại sao không? Và rồi ta trả lời câu này như thế nào? Hoặc gia đình, hoặc trường học khai khiếu chưa làm tròn trách nhiệm, hoặc cho chúng tiếp cận sớm với bọn du thực du thủ cho nên bị nhiễm.
Nói chung vai trò trách nhiệm của cô, thầy ngay trong hôm nay đang là đề tài của BBC nói và giao lưu với giáo sư việt nam ngày 09/chín dương lịch/ 2005 với giáo sư Hà nội, và là một mối đau đầu những người có nhiệt huyết với đất nước và cũng là niềm tư duy thế kỷ của việt nam.
Tôi lặng thinh nghe hồn mình rúc rỉa bước ra đường, ra khỏi con ngõ lầy lội phía sau nhà đi qua nhà bạn cũng chẳng giải thoát. Những điều trăn trở này chẳng thể giải thoát, vì rằng thời còn mang tính chất hiện sinh hơn trước chiến tranh nữa. Nghe nói rằng vì chiến tranh nên ăn nhanh, uống nhanh, hưởng thụ nhanh, nếu có nữ thần ào ập đến thì ít ra mình không còn làm ma chết đói; nhưng nay còn vội vàng hơn, sống thật rất nhanh, kiếm chỗ nằm cũng nhanh, đến với nhau hưởng thụ những cái cần có của một sinh vật cũng mau và nhiều hơn. Và vất bên lề những chuyện rờm tai, chẳng ai quan tâm ai, con cũng như cha mẹ, miễn là đã có, ắt có và đủ, thế thôi, từ đầu chí chân như xe, quần áo, chỗ nằm, những gì phải đến và đến, chẳng quan tâm đến ai, mặc cuộc đời, mặc dư luận.
Không lẽ mình cũng sống như thế đó được ư, những câu hỏi chạy quanh, chạy nhanh, vẫn có những anh chàng bủa vây lấy tôi nhất là khi vào những buổi sáng, khi mặt trời chưa mọc, tôi và vài đứa con gái mặc đồ sì po chạy quanh, chân cẳng trắng toát, trắng toát nhiều khi chúng nhìn phát ngại không biết chúng muốn gì nữa dù cả mấy ông sồn sồn.
Để về hỏi chị Ánh mới biết được.
Chị lặng thinh khi chồng chị cũng nhìn tôi và từ hồi đó mình cảm thấy mất lòng, suy nghĩ mãi chẳng hiểu được cái gì ngoài cái rởm tai là:
- Họ mê cái đùi mày chứ cái gì.
Chị Ánh khuyên:
- Em nên giữ mình kỹ hơn.
- Tại sao ạ thưa chị?
- Tại vì tính mày hay dễ dãi đó thôi, lại hay cười, cái gì cũng cười, ai cũng cười.
- Thế em phải làm sao?
- Mặc quần áo kín hơn vào mỗi buổi sáng.
- Dạ em hiểu đôi chút à.
Nói xong chị quay đi lẩm nhẩm gì một mình tôi tự nhiên cảm thấy một chút gì tự ái!
Mặc hay không mặc là chuyện của người, lấy cớ gì mà người lại cứ chầm bầm vào mình làm chi vậy không biết nữa chứ.
Sáng hôm sau tôi dậy muộn hơn cũng tạm thời nghe lời chị Ánh, mặc quần sì po nhưng dài không để trần, nên đi thật nhanh theo con đường mọi khi đã định và tập luyện thể thì bất chợt ngay lúc đó có một anh chàng xộc thẳng như cố tình đâm xầm vào tôi, cố tránh nhưng không được quay lại mới biết đó chính là chồng của chị Ánh, tôi lên tiếng:
- Chào anh thân mến, anh định ám sát em sớm nay ư?
- Đúng, đúng như vậy anh không đụng em thì đụng ai, nào cô em còn có gì thắc mắc thêm không nào?
Tôi chẳng hiểu nổi do cái gì mà họ húc mạnh vào tôi và bắt đầu đề kháng. Tự nói với mình nhưng cố ý to để cả anh cùng nghe.
- Nhưng dù sao anh cũng thuộc loại trí thức, nhà giáo ưu tú cơ mà?
- Cái đó dính dáng gì đến việc đụng em, nhìn thấy em ai cũng muốn đụng hết, nên trong trường của anh mà anh để sẩy em là anh không còn cơ ngơi nào để ngự trị cả, ai biểu em đẹp làm chi.
- Nhưng còn chị Ánh chôn sống anh thì có đó.
- Anh cũng cứ vẫn bò dậy mà đụng em hiểu chưa nào?
- Em cáo chị Ánh đến chiều anh sẽ biết tay à.
- Anh chấp em đó, trong tình yêu phải để cho con người tự do hiểu chưa vậy?
- Còn các cháu học trò nó thấy thì sao?
- Đó là lại chuyện của anh
- Em chỉ có nhiệm vụ tuân theo tiếng nói chính trái tim và điều cần thiết trong cơ thể của chính mình mà thôi, theo em, anh có chỗ đứng nào trong đó không.
Tôi lưỡng lự vì tôi đang dưới trướng của hắn, chẳng biết có nguy hiểm, và có thể mất việc nữa, tôi cũng chẳng biết nữa. Tôi nín thinh. Có lẽ hắn hiểu được sự ấy nên tiến mạnh hơn, chạy đến ôm chầm lấy tôi, tôi hét lên, khoảng mấy chục đứa học trò đang trong trường ào ùa tới xem như trẩy hội. Chúng phao tin:
- Cô Sắc ý ôm thầy Ánh chúng bây ơi thế có chết không chưa.
Chúng còn nói chắc thầy Ánh làm giám hiệu nên muốn mua chuộc. Đúng câu "nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò", còn định làm hiệu phó đó chứ có vừa đâu:
- Gớm cô Sắc ý mà ai chả biết. Bao nhiêu câu nói đưa đẩy làm cho tôi choáng váng không biết làm gì hơn là chống đỡ bọn chúng cũng hết hơi. Chiều đến tôi nghe lỏm bỏm là có vẻ Ánh ghen ra mặt nên tôi cũng chẳng đến nhà , cái đó mới là nguồn nguy hiểm đến cho đời tôi mà chưa bao giờ tôi nghĩ đến sau này khi nằm trong giường nói với mẹ, mẹ mới chỉ cho như vậy không thì chết:
- Thằng Ánh nó theo mày bao nhiêu thì mày càng thâm giao với chị Ánh bấy nhiêu , cái đó mới là nguy hiểm, đến đó mình cứ tự nhiên vì bản thân mình không có gì lỗi phải với nó chỉ có chồng nó mà thôi.
Cái tướng lắc lý của tôi nhiều khi bản thân tôi cũng không hài lòng vì nhiều khi mình vội vã thái quá nên như người thiếu từng trải.
Chiều đến các cô thầy họp nhau sở, có giấy mời nhưng vô tình thế nào, tôi thấy thầy giáo Ánh đến mời bằng miệng và chở luôn đi không suy nghĩ rắc rối như vậy.
Cuộc đời đang bị bủa vây và rắc rối từ đây./.
THAISAN