Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Ngắn >> Chú Đình

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 615 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Chú Đình
Trần Hoài Văn

Chú Đình là con ông Kí. Ông Kí là em bà nội tôi, tức cậu ruột của cha tôi. Là chỗ họ hàng hơi gần, nên tôi phải gọi bằng chú, mặc dù chỉ hơn tôi có ba tuổi.
ông bà Kí đẻ một hơi sáu con bướm, mong có tí chim mà không xong. Người làng bảo do bà ăn ở ác độc nên trời phạt không cho con trai. Bà đi khắp nơi đền chùa, miếu mạo cầu khẩn. Một hôm, nghe người ta bảo ở tỉnh bên có chùa làng Đình rất thiêng. Bà lặn lội tìm đến. Thắp hương dâng ông Thiện xong, bà sang dâng hương ông ác. Chợt vấp ngã, bát hương rơi xuống đất vỡ tan. Ông ác nhíu mày, trợn mắt nhìn bà, từ lỗ mũi ông bay ra một làn khói đen kít, người bà nôn nao. Chín tháng sau chú Đình ra đời.
Không hiểu những gã con cầu tự khác thế nào, chứ chú Đình thì khó nuôi vô cùng. Khóc suốt ngày đêm, ốm đau triên miên, người gầy nhẳng như dánh khoai.
Năm tôi lên 7, do đấu tranh với lãnh đạo cơ quan, cha tôi bị "đì" phải đi công tác tận Tây Bắc. Mẹ tôi lại vừa sinh em nhỏ, vất vả lắm. Bà nội đón tôi về quê nuôi. Tôi đi học trường làng, cách nhà 3 cây số. Chú Đình học cùng lớp, vì tuy đã lên 10, song chú bé như đứa lên 5. Mỗi sáng tinh mơ, tôi bị bà Hồ từ xóm trong ra đánh thức, dí cái bát sắt B52 vào chim xin nước đái đem về cho con dâu vừa đẻ. Hai chú cháu mắt nhắm mắt mở, khoác túi vải nâu có thắt dải rút, đi bộ đến trường. Nhiều hôm ngái ngủ ngã cả xuống bờ mương hoặc vấp đá toác móng chân.
Cấp I chúng tôi học cô Hiên, con dâu ông Tam. Nhà ông Tam làm hương nên từ người cô Hiên lúc nào cũng bốc mùi trầm. Mới ngửi thì thơm, song lâu thấy hăng hắc, khó chịu lắm. Cô Hiên hay bị chồng đánh, nhiều hôm đến lớp mắt sưng húp, khóc sụt sùi. Cô có cái thước gỗ lim đen bóng, nặng trịch, dùng để kẻ thì ít, đánh học trò thì nhiều. Tôi và chú Đình học giỏi nhưng hay bị đánh nhất lớp vì tội nghịch. Năm lớp 3, cô Hiên ra đề bài tập làm văn:"Em hãy tả con gà nhà em". Chú Đình viết: "Nhà em nuôi một con gà lai kinh tế, nặng 16 cân, to bằng cái thùng gánh nước. Mỏ nó to như quả chuối, hai chân như hai cái chày giã cua, mỗi bữa nó ăn hết một thúng thóc. Tiếng nó gáy nghe như lợn kêu... ". Cô Hiên đem bài của chú Đình đọc trước lớp, cười chảy nước mắt. Khuôn mặt tím bầm vì bị chồng đánh thoáng ánh vui, bảo: "Sư anh, chỉ được cái giỏi bịa, lớn lên mồm mép phải biết.". Mà chú bịa thật. Nhà chú chả nuôi con gà đếch nào. Có một dạo mẹ chú nuôi lợn. Tan học chú phải vớt bèo nấu cám. Chú bực lắm, một hôm rỉ tai tôi: "Mày có muốn chén dồi lợn không, theo tao.". Hai thằng bí mật vào chuồng lợn. Chú đưa cho tôi một dúm đỗ xanh, bảo nhét vào tai con lợn, còn chú nhét vào tai bên kia. Quả nhiên ít bữa sau con lợn lăn ra chết. Hai chú cháu được chén lòng dồi thả phanh. Cứ thế chúng tôi hạ thủ thêm dăm con nữa. Bà Kí kêu trời, tưởng mình không có tay chăn nuôi, nên thôi. Từ đó chú Đình thoát khỏi cảnh nấu cám.
Những trò nghịch của chú có kể cả ngày không hết. Cạnh nhà chú có bà Ngũ, đanh đá, đáo để nhất xóm. Vườn bà có cây ổi quả sai lúc lỉu. Hai chú cháu tôi thường vào vườn bẻ trộm. Một hôm bị bà rình bắt được, phang cho mỗi thằng mấy gậy lằn lưng. Chú Đình thù lắm, vừa chạy vừa xoa đít, ngoái cổ lại bảo: "Bà giờ hồn đấy! Tôi sẽ gọi ma về nhà bà." Chú rủ tôi đi bắt được hơn chục con cóc cụ. Nhét vào mồm chúng ít thuốc lào, xong khâu lại. Sẩm tối đem thả vào nhà bà Ngũ. Bọn cóc ngấm thuốc lào, lờ đờ, nhảy lung tung như say rượu, vừa nhảy vừa ho khùng khục như người hen. Đêm đến, trong nhà, ngoài sân, ngoài vườn đâu đâu cũng vang lên tiếng cóc họ Nghe rờn rợn. Sau hôm đó, bà Ngũ thuần tính hẳn, ít chửi nhau với hàng xóm hơn. Hễ thấy mặt chú Đình là lại đon đả gọi vào cho ăn ổi.
Năm lớp 7, chú Đình suýt bị đuổi học. Số là có đoàn giáo sinh trường CĐSP về trường tôi thực tập. Lớp tôi có cô Lương dạy văn. Cô Lương người thị xã, điệu chảy nước, suốt ngày xịt nước hoa. Cô hay mặc chiếc áo khoét rộng cổ, lộ ra khoảng ngực đầy đầy, trắng ngần. Giờ văn của cô bọn con trai lớp tôi không thằng nào bỏ tiết. Tay nào cũng ra vẻ chăm chú nghe giảng, nhưng không hiểu tí gì. Cô Lương chê dân quê tôi là "cầu tõm", lại nhại giọng vùng tôi, nghe rõ bực. Chú Đình híp một bên mắt lại, thù lắm.
Hôm sau, trước giờ văn, chú quét lên ghế giáo viên một lớp nhựa được đập giập ra từ nhánh cây khoai ngứa. Cái giống này mà dính vào đâu thì chỉ có gãi bật máu ra. Đến giờ giảng, cô Lương điềm nhiên ngồi xuống ghế. Một lát sau, mặt cô tái đi, cứ nhấp nhổm như ngồi trên đống lửa. Rồi chừng như không chịu được nữa, cô lén cho tay ra sau. Không kìm được, lũ trai lớp tôi phá lên cười. Chợt hiểu, cô đứng phắt dậy, vứt Nguyễn Trãi cùng Bình Ngô Đại cáo lăn lóc trên bàn, chạy như bay lên phòng giám hiệu, khóc tức tuởi. Lập tức, chú Đình bị gọi lên gặp thầy Kiên, hiệu trưởng. Thầy Kiên, trạc ngoài 50, đầu hói như sư, hay uống rượu thịt chó ngoài Cống Đục. Lúc say rượu toàn dắt xe đạp lội xuống ruộng, chọn chỗ sâu nhất để đi. Thầy bảo: " vậy cho mát". Có lần say quá, thầy đẩy chiếc xe Thống Nhất (mua giá cung cấp) xuống mương rồi bảo: "Xe ơi, mày nằm đây nghỉ cho khỏi bức (nóng). Chiều tao cho người ra rõi (đón) về".
Chú Đình bị cảnh cáo toàn trường, đuổi học. Ngay hôm sau tên họ của thầy Kiên được viết rất nắn nót, trang trọng trên tất cả các cánh cửa nhà xí công cộng trong trường. Hôm sau nữa, một quả mướp nướng thơm lựng bay vào vườn nhà thầy. Con vện tưởng bở, lao ra tớp ngập miệng, để lại nguyên hàm răng trong ruột quả mướp, mồm bỏng, sưng vù, kêu ăng ẳng. Báo hại thầy phải nấu cháo cho chó ăn. Vài hôm sau, cái ao cá nhà thầy đương nhung nhúc những trắm cỏ đang đợt ăn rộ bị thằng chết bằm nào đổ thuốc sâu xuống. Cá chết phơi bụng trắng hếu khắp mặt ao. Cực chẳng đã, thầy phải lóc cóc đạp xe đến nhà chú Đình, mời chú đi học lại. Sau thấy yên, không xảy ra chuyện gì nữa.
Một hôm có đoàn cải lương tận trên tỉnh về diễn vở "Ngày tàn của bạo chúa". Từ lúc nghe loa truyền thanh ra rả thông báo, dân xã tôi chẳng thiết tha gì việc đồng áng nữa, chỉ nhăm nhe mong trời tối để đi xem. Lũ trai chúng tôi bí mật bò ra sau sân khấu, nơi có mấy bức phên tre dựng tạm làm chỗ thay đồ cho các nữ diễn viên. Lúc chuyển cảnh, quận chúa chạy như bay cùng với mấy cung nữ vào chỗ thay đồ, vì chỉ ít phút sau các nàng phải hoá thân làm nô tỳ và hoàng hậu. Lũ trai tranh nhau ghé mắt qua kẽ hở của tấm phên, huých cùi trỏ vào mạng sườn nhau đau điếng, nhưng không thằng nào mở miệng kêu. Chú Đình bị hất ra ngoài. Quyết không chịu thua, chú lao vào một thằng, bóp dái nó, gằn giọng: "Không cứng thì cút mẹ mày ra ngoài!". Thằng kia đẩy lại, hai thằng vật nhau, húc đổ cả tấm phên. Quận chúa và cung nữ đang "thoát y vũ" thì tấm phên đổ đánh rầm, nhìn ra thấy mươi ông nhóc mặt đang dại đi, sợ quá hét thất thanh. Trên sân khấu bạo chúa đang phồng bụng, gân cổ lấy hơi để đổ mấy câu vọng cổ, nghe tiếng hét, nhanh trí ứng đối: "Biên thuỳ có biến, trẫm kíp phải ra tay ứng phó." Rồi vác gươm gỗ chạy ra phía sau. Lũ trai đạp lên nhau mà chạy. May có con mương nên bạo chúa không dám đuổi theo vì sợ bẩn râu và tóc giả, chỉ hua gươm gỗ múa vù vù vài đường thị uy, đoạn chửi mấy câu rất tục rồi lại phi lên sân khấu tiếp tục phồng bụng ca cải lương. Lũ trai thoát chết, thở hổn hển. Lúc này chú Đình mới thấy đau nhói phía thái dương, đưa tay lên sờ thấy máu ra ướt nhoét. Chắc do bị mảnh nứa cào vào lúc vật nhau. Từ đó chú mang một vết sẹo tròn như đồng hai xu bóng nhoáng trên thái dương, tóc không mọc được.
Sau vụ "cải lương" hơn tháng, trên con đường sống trâu xuất hiện hai chiếc xe bò ì ạch. " A, có chiếu bóng!". Dân xóm lại mừng quýnh, căng tai ra nghe. Nằm khểnh trên đống hộp tròn tròn đựng phim, gã cán bộ phòng văn hoá huyện tay cầm loa pin, miệng dẻo quẹo như đọc thuộc lòng:
- "Alô, alô, tối nay tại sân kho hợp tác xã, tổ chiếu bóng lưu động chúng tôi xin phục vụ đồng bào bộ "phin" màu hai tập màn ảnh rộng chiến đấu của Liên Xô với tiêu đề: "Alibaba và 40 tên cướp". Kính mời đồng bào đón xem!”
Dân xã ăn cơm rõ sớm, chồng quát vợ, mẹ giục con inh lên để kịp giờ xem chiếu bóng. Cả sân lặng đi, hồi hộp đến nghẹn thở theo dõi cảnh rượt đuổi ngoạn mục của bọn cướp trên sa mạc. Các bà rú lên khi nhìn thấy đống vàng ngọc, châu báu trong hang. Các ông điềm tĩnh hơn, rung đùi rít thuốc lào, nhìn các bà với con mắt thương hại. Hôm sau, khi cánh chiếu bóng đã cất đồ đạc lên xe bò định sang xã khác, chú Đình lân la làm quen với tay trưởng nhóm, gạ hắn ở lại chiếu tiếp tối nữa. Gãi gãi cái cằm lởm chởm đầy râu, gã trưởng nhóm nói:
- "Nhưng bọn tao chỉ có mỗi bộ "phin" này. Chiếu lại ai thèm xem."
- "Không lo, thằng em đã có cách. Nếu thành công, chỉ xin anh mấy đồng mua thuốc lá thôi.".
Nói là làm, chú Đình nhảy lên chiếc xe bò, nấp sau đống hộp phim, tay cầm loa pin, tay bịt mũi, dõng dạc:
- "Alô, alô, tối nay, tổ chiếu bóng lưu động chúng tôi xin tiếp tục chiếu phục vụ đồng bào bộ phim màu màn ảnh rộng 3 tập chiến đấu của Liên Xô và Ba Lan với tựa đề: Alibaba và 800 tên cướp. Bộ phim này so với "Alibaba và 40 tên cướp" mà đồng bào đã xem tối hôm qua thì hay hơn rất nhiều lần bởi số cướp tăng gấp bội. Kính mời đồng bào đón xem!"
Cứ thế loa ra rả làng trên xóm dưới. Dân xã sướng mê đi. Giời ạ, những 800 thằng cướp cơ à, thế này mà không đi xem thì phí quá! Hôm qua mới có 40 thằng mà đã thấy đánh nhau huỳnh huỵch, ngựa phi rầm rập. Nay lại hơn 800 thằng, ôi chà chà!!! Cứ thế một đồn mười, mười đồn trăm. Cả xã lại sôi lên háo hức. Ở đâu cũng bàn cuyện 800 tên cướp. Có người còn tò mò hỏi: "Vậy thì có mấy Alibaba nhỉ?". "Rõ ngu, số cướp tăng gấp 20 lần thì phải có 20 Alibaba chứ gì nữa." Một ông mắt lé đáp chắc như đinh đóng cột, lườm cho "thằng ngu" kia một cái rất dữ tợn. Gã kia im như thóc, ra vẻ biết lỗi.
Khỏi phải nói, hôm ấy sân bãi còn chật cứng hơn hôm trước nhiều. Theo sự đạo diễn của chú Đình, tổ chiếu phim bắt đầu buổi chiếu chậm hơn 1 tiếng. Thấy dân xã đã sốt ruột lắm rồi, cánh đàn ông bồn chồn rít thuốc lào, ho khan, nhổ nước bọt, văng tục liên mồm, bộ phim mới bắt đầu. Tiếng nhạc hùng tráng quen thuộc nổi lên, sa mạc bao la cát trắng nhìn ngút tầmmắt. Chợt tiếng vó ngựa vang lên, một đoàn người ngựa phi rầm rập từ phía chân trời, bụi mù mịt. Hệt cảnh đầu phim hôm quạ Nhưng dân xã đâu để ý, họ đang mải mê đếm số cướp. Dễ đến gần nửa tiếng trôi qua, gã "thằng ngu" không chịu được, quay sang ông "mắt lé" rụt rè:
- "Từ đầu phim đến giờ em có thiết gì xem với xét, chỉ ngồi đếm cướp. Đếm đi đếm lại "vưỡn" chỉ có 40 thằng và Alibaba cũng chỉ có một. Lấy đâu ra 20 như bác bảo, chắc nó lừa mình rồi." ông "mắt lé" gật gù:
- " Ờ, láo thật, tớ cũng ngờ ngợ. Có điều mắt mũi lèm nhèm, nhìn mãi không ra. Thôi, có phim xem là sướng lắm rồi. Xem lại lần hai cũng chẳng sao. Chẳng phải tối nào cậu với mẹ đĩ cũng xem đi xem lại "Alibaba và một tên cướp" suốt bao năm mà không chán đấy sao. à này, đêm nay trước khi trèo lên bụng mẹ đĩ nhớ niệm thần chú "Vừng ơi mở ra!" nhé. Hé hé hé...
ông "mắt lé" tự thưởng cho sự hài hước của mình một chuỗi cười nghe rất bực, gã kia cũng cố rặn ra cười nghe khó chịu không kém.
* * *
Khi tốt nghiệp cấp hai cũng là lúc cha tôi hết hạn đi đày. Ông đón tôi lên Hà Nội học tiếp cấp bạ Chú Đình xung phong đi bộ đội sang Campuchia. Tôi đi học có thêm nhiều bạn mới. Nhưng dân thành phố cứ như thế nào ấy, khó chơi lắm. Chúng nó toàn con nhà giàu, diện ngất trời. Đi học toàn bằng Mifa, peugoet (mà chúng gọi là lơ), quần bò Levis, tông Lào một chỉ. Còn tôi ngày ngày cuốc bộ 4km đến trường. Tứ thời chỉ nhõn bộ bảo hộ lao động, chân dận dép cao su làm bằng lốp ôtộ Hồi đầu tôi không hiểu nhiều lắm những gì bọn bạn nói chuyện với nhau, vì chúng toàn dùng tiếng lóng. Ngược lại chúng cũng hiểu tôi một cách chật vật, vì tôi nói giọng nhà quê đặc. Thỉnh thoảng một đứa mang đài cát xét đến lớp. Sau buổi học cả bọn ở lại nhảy discọ Nhìn chúng giật, lắc, đánh ngực, đánh mông trông rất điệu nghệ, tôi chỉ đứng ngoài xem. Có một con tên Thảo cứ túm tay tôi kéo vào, tôi chối không được, đành thử ngoáy đít theo nhạc, nhưng hình như không ra gì vì cả bọn cười ầm lên. Bù lại, tôi biết làm nhiều thứ mà bọn chúng không thể làm được. Nhìn mấy thằng con trai dấm dúi hút thuốc lào ở góc lớp, tóp miệng vào kéo mà chỉ nghe lịt xịt như thằng đánh rắm xịt, tôi bực lắm. Hôm sau tôi cầm cái lông gà đến, dạy chúng cách thông nõ điếu, đổ nước thế nào cho vừa, nạp điếu thuốc ra sao. Để minh hoạ, tôi dí chiếc đóm vào nõ điếu, ghé một góc miệng vào hít một hơi giòn tan, đoạn khẽ cúi đầu xuống, hất nhẹ lên, phỉ một cái, miếng bã thuốc bay một đường vòng cung rất ngoạn mục qua đầu hai thằng rồi rơi xuống góc lớp. Nuốt khói vào đến ngực tôi giữ lại một lát, đoạn đẩy ngược trở ra, mím môi, ép nhẹ thành bụng, khói chui ra theo lỗ mũi và hai bên lỗ tai. Bọn con trai lớp tôi há hốc mồm ra xem, nể lắm. "Thế này ăn thua gì, hồi ở quê tao còn chơi cả điếu bát ấy chứ", tôi bảo. Chúng hỏi tôi còn biết làm gì, tôi cắm đầu xuống, chổng đít lên giời, trồng cây chuối đi hai vòng quanh lớp. Tôi kể cho chúng nghe cách bắt rắn, đâm cá, phất diều, cách đứng trên lưng một con trâu rồi quất cho nó phi nước đại ra sao. Tôi còn rủ bọn con trai vật taỵ Tôi hạ hết. Bọn lớp nể tôi lắm. Con Thảo cứ nhìn tôi cười, hàm răng trắng muốt. Nó bảo: "Lân này, mai sau tao lấy mày làm chồng nhé. Mày giống như A Phủ ấy. Lấy được A Phủ là lấy được con trâu tốt về nhà đấy.". Từ đó nó toàn qua nhà rủ tôi đi học. Tôi đèo, nó ngồi đằng sau, ôm eo, thỉnh thoảng lại cố tình chịn hai cái vú mới nhú như hai cái núm cau vào lưng tôi làm tôi suýt ngã vì sướng. Nhưng sau thấy quen dần, cũng bớt xúc động đi.
Những năm ấy khổ lắm, thời bao cấp mà. Lương của hai bố mẹ tôi không đủ tiền mua gạo cho bốn anh em tôi ăn. Nhiều hôm thấy mẹ ngồi thừ tính toán, thở hắt ra. Cha tôi thầm lặng, mặt mũi đăm chiêu, cả ngày chẳng nói câu nào. Tôi thương lắm, bảo với con Thảo: " Mày nói với bố mày nhận tao vào xưởng thuỷ tinh đi. Tao phải kiếm tiền đỡ mẹ tao. Nhà tao nghèo lắm." Tôi được nhận vào phụ việc ở xưởng thuỷ tinh của bố Thảo. Sáng đi học, chiều về đi làm. Hồi đầu tôi chỉ được làm việc vặt, sau thấy tôi chăm chỉ, bố Thảo dạy nghề chọ Lần đầu cầm cái ống kim loại dài ngoằng như chiếc gậy của Tôn Ngộ Không nhúng vào lò thuỷ tinh đỏ rực, cuốn một chút thuỷ tinh bị nung chảy rồi dí vào khuôn, thổi từ từ, tay xoay xoay, tôi run lắm. Nhưng chỉ sau vài tháng tôi đã là thợ cứng, bắt đầu có lương. Tháng lương đầu tiên, khi nhận đồng tiền của tôi, mẹ khóc. Tôi bảo: " Mẹ đừng buồn, con không làm nghề này mãi đâu. Con sẽ cố học để đi tây như anh Bình nhà bác Minh ấy. Chỉ có đi tây mới hết nghèo thôi.". Mẹ lại khóc, bảo: " Nhưng con còn lúc nào học nữa đâu mà tây với tàu, hả con?".
Thời gian này, tôi với chú Đình bặt tin nhau. Thỉnh thoảng có người ở quê ra, được biết chú đang chiến đấu ở biên giới Campuchia - Thái Lan, bị thương nhẹ vài lần. Tôi lao vào học, ngày chỉ đến xưởng thủy tinh làm thêm 3 tiếng. Một lần, sẩm tối, từ xưởng về, chú đã đợi tôi ở đầu ngõ. Bộ quân phục bạc phếch bụi đường, trông chú rắn rỏi, khoẻ mạnh. Chú được xuất ngũ. Ở chơi với tôi hai hôm, chú về quê.
Tôi thi đỗ Đại học, đủ điểm đi nước ngoài. Mẹ lại khóc. Cha tôi vẫn lặng câm như một cái bóng, chỉ có điều ông ít thở dài hơn xưa, thỉnh thoảng trong ánh mắt đã lói lên một tia gì đấy, lạ lắm. Sau này lớn lên, tôi mới biết người ta gọi đó là tia hy vọng.
Vui nhất là mấy đứa em tôi. Chúng ước ao đủ thứ. Đúng là trẻ con. Ăn cơm gạo hôi mốc vàng, độn toàn bo bo, đứa nào cũng gày giơ xương mà chúng cứ hồn nhiên như không. Hình như những năm ấy có ông nhà thơ nào đó lãnh đạo kinh tế, tôi nhớ láng máng như vậy.
Hè cuối cùng trước khi đi Liên Xô, tôi về quệ Đúng hôm giỗ bà Hoa. Bà Hoa là em út của bà nội tôi. Bà mất năm 19 tuổi. Bị xử bắn. Hồi đó quê tôi là vùng nửa tề, nửa ta, du kích hoạt động mạnh. Bà Hoa xinh đẹp nhất làng, lại đảm đang nữa. Thằng đồn trưởng mê bà lắm, mua sắm đủ thứ xin cưới bà làm vợ lẽ. Bà không chịu. Cứ vài ngày hắn lại phóng xe Jeep xuống chơi, nốc rượu đến say khướt mới bò về.Từ dạo thằng đồn trưởng xuống nhà bà, trong làng bị lộ mấy cái hầm bí mật. Du kích bị bắt, bị tra tấn. Người ta nghi ngờ bà là chỉ điểm (quê tôi gọi là "Việt gian"). Thế rồi một đêm, ba ông du kích xông vào nhà bà, nhét giẻ vào mồm, trói tay giật ra sau, lôi ra ngoài đồng xử tử hình. Có người đi câu cá trê đêm nhìn thấy, kể lại rằng, trước khi bắn bà, ba ông du kích thay nhau hãm hiếp mãi. Chuyện thực hư thế nào, có trời biết. Tôi chỉ được nghe kể lại. Vì hồi đó cái thằng tôi chưa có mặt ở trên cõi đời này. Người câu cá trê cũng đã chết. Chỉ biết rằng, người ta bảo những ai chết trẻ thì rất thiêng, nhất là chết oan thì càng thiêng nữa.
Ba ông du kích lôi bà ra đồng hôm đó đã chết hai. Một lão tên Hoan. Lão chết ngay trên mảnh ruộng, nơi có mộ bà Hoa. Hôm đó lão đang cầy ruộng. Khi con trâu kéo cày đến ngang ngôi mộ, chợt nó giở chứng, đứng ỳ ra không chịu đi. Lão chửi nó thậm tệ, vụt vào lưng nó đen đét. Bất chợt con trâu lồng lên, quay lại nhìn lão bằng cặp mắt toàn lòng trắng, bọt mép sùi ra. Nó lao vào lão, húc từ dưới lên. Lão chết ngay tại chỗ, hạ bộ bị dập nát. Một lão khác tên Sung. Lão chết hôm đặt nóc ngôi nhà mới. Ngã từ trên mái nhà, một đoạn tre cật xuyên từ hạ bộ ra phía sau lưng. Hôm đó cũng là ngày giỗ của bà Hoa. Lão thứ ba vẫn sống. Lão làm nghề chữa xe đạp, nhà ở ngay bờ sông. Hồi nhỏ, tụi trẻ chúng tôi sợ lão lắm, vì lão dữ dằn, đã cắt gân một thằng trẻ con bẻ trộm na của lão. Từ đó lão có biệt danh "Cường Tài cắt gân". Con trai của lão làm công an xã, hống hách lắm. Hai bố con coi giời bằng vung. Ai cũng ghét.
Chiều tối, ăn giỗ bà Hoa xong. Chú Đình bảo tôi: "Tao muốn ra chỗ Cường Tài hỏi cho ra nhẽ. Mày có đi không ?" Tôi "Ừ". Hai thằng dắt con dao chọc tiết lợn, tiến ra phía bờ sông. Đã điều tra trước, chú Đình dặn tôi ngồi phục ở bụi duối, đợi Cường Tài ra tắm đêm. Lão già đây rồi. Máng chiếc quần đùi lên cành duối, lão nhảy ùm xuống sông. Hai thằng tôi lặng lẽ bám theo. Lão già bơi khoẻ như một con rái cá, hay tay guồng nhịp nhàng, rẽ nước băng băng. Đến gần bãi Giữa chúng tôi mới đuổi kịp. Ra hiệu cho tôi khoá đuôi, chú Đình lặn một hơi, chồi lên ở phía trước mặt lão, tay lăm lăm con dao.
- " Cường Tài, chúng tôi có chuyện muốn nói với lão".
Lão già sững lại giây lát, đảo mắt nhìn ra sau, rồi ngửa mặt lên trời, cười phá lên: " Ha ha, chẳng hay có chuyện gì mà nhị vị công tử lại chặn lão ở giữa sông lúc đêm khuya khoắt thế này?".
- 30 năm trước, vào ngày này, mày đã bắn chết người con gái tên Hoa, cùng với mày còn có lão Sung, lão Hoan, nhớ chứ ? - - Nhớ, thế ra...
- Đúng, đó là cô ruột của tao. Hôm nay bọn tao có mặt ở đây, chỉ muốn hỏi lão một điều, trước khi bắn, chúng mày đã làm gì cô tao. Lão nói sai, tao giết, mà nói đúng tao cũng giết. Tốt nhất nên nói đúng, ít ra thì mày chết cũng được thanh thản hơn."
Vừa nói, vừa tóm lấy lão, dí chú Đình con giao vào cổ. Lão già lại ngửa mặt lên trời, cười phá:
- " Ha ha, chúng mày doa. tao đấy à ? Đúng, trước khi bắn, chúng tao đã đ... nó. Đời tao đã giết bao người, kể cả hồi cải cách ruộng đất. Đã ai làm gì được tao đâu. Cái thứ chúng mày thì mút buồi tao đây này !".
Nói chưa dứt lời, lão bất chợt đánh mạnh vào tay chú Đình, con dao văng ra. Lão hất nước vào mặt tôi, oằn người xuống, bơi vượt ra, kêu lên: "Bớ làng nước, có người giết tôi!". Con sông rộng mênh mông, trăng sáng lạnh lẽo, tiếng kêu của lão như xé nát màn đêm tĩnh mịch. Tiếng chó sủa rộ lên, ánh đèn pin lấp loáng, từ phía nhà lão, hai ba bóng người nhảy ùm xuống sông, bơi về phía chúng tôi. " Hỏng rồi!" . Tôi thầm nghĩ và lấy hết sức bình sinh nhoài người lên đấm vào mặt lão. Lão già rú lên đau đớn, bơi ra xa chạy trốn, chúng tôi đuổi theo, đằng sau đã thấy ba bốn bóng đang rẽ nước ầm ầm. "Mày chạy đi, để tao chặn bọn nó." Chú Đình quát khẽ. Đời nào tôi chịu, đến nước này thì cùng chết. Hai chú cháu tôi thôi không đuổi theo lão già, quay lại ứng chiến với đám kia. Chợt mây đen sầm sầp kéo đến, che kín mặt trăng. Mưa, mưa xối xả, sấm chớp ầm ầm. Cả đoạn sông tối sậm, đen kít. Gió từ đâu nổi lên dữ dội. Sóng dồn dập từng đợt. Không ai bảo ai, tất cả đều lo chạy khỏi cơn mưa dông quái lạ. Tôi với chú Đình nhằm hướng bãi Giữa bơi mải miết. Sóng đánh rát, mưa quất như roi vào mặt. Từ đâu bỗng hiện ra một con đò tiến về phía chúng tôi. Hai chú cháu mừng húm, lập cập đu lên. Con đò phóng như bay giữa làn mưa dông đưa chúng tôi vào bờ. Chèo đò là một cô gái chạc đôi mươi xinh đẹp, nhưng trông có nét gì rờn rợn. Nàng mặc chiếc áo trắng thủng lỗ chỗ, máu chảy lênh láng. Tôi chưa kịp hiểu chuyện gì thì con đò đã cập bến với tốc độ kinh người. Chúng tôi vừa kịp nhảy xuống đất, con đò đã biến mất tự bao giờ. Chú Đình lắp bắp: " Cô Hoa, bà trẻ mày đấy". Hai chú cháu tôi quỳ sụp xuống bờ sông, lạy ba lạy.
Hai hôm sau, người ta vớt được xác Cường Tài ở tận dưới hạ lưu sông Ninh. Lão chết trương, bụng căng như chiếc trống, hạ bộ bị cá rỉa trơ chụi, chỉ còn lại một cái hốc đen sì.
* * *
Sang Liên Xô, tôi vừa học vừa lao vào kiếm tiền. Có chút thời gian rảnh rỗi lại dành hết cho những mối tình dị chủng. Hết năm thứ hai, tôi nhận được thiệp báo hỷ của chú Đình. Một vài lần đàm thoại với cha, tôi hỏi ông về chú Đình. Ông lặng đi, giọng buồn bã: “ Hỏng, hỏng rồi, con ạ!”.
Hết năm thứ ba, tôi về phép. Tôi không nhận ra chú Đình. Gầy rộc, phờ phạc, hốc hác, già nua, chán chường, mệt mỏi. Suốt mấy năm lang thang tìm việc, gõ mọi cửa, chẳng nơi nào nhận. Chú đâm chán đời, sinh rượu chè, cờ bạc. Ông bà Kí giục chú lấy vợ. Nghĩ rằng yên bề gia thất, chú sẽ tu tỉnh. Nhưng đâu vẫn vào đấy, nghĩa là chú ở chiếu bạc nhiều hơn ở nhà. Vợ chú tên Lụa, em của Gấm, bạn học với chúng tôi hồi xưa. Về làm vợ chú, Lụa khổ đủ đường. Bà mẹ chồng cay nghiệt, chửi con dâu như hát haỵ Đêm đêm bà khó ngủ, hễ nghe tiếng cọt kẹt từ phòng trong vẳng ra là bà tru tréo: "Tiên sư con đĩ, vừa vừa thôi, ,mày hút hết xương tuỷ của con bà. Mày muốn nó mau chết à ?". Hôm nào mà vợ chồng vô ý rên la để bà nghe được thì đại họa.
Lụa yêu chồng, chiều chồng bằng tình yêu của con đầy tớ với ông chủ. Nhiều hôm ngồi xới bạc, đến bữa vợ sang gọi, chú Đình trừng mắt, không thèm quát. Lụa biết ý về bưng bát cháo gà sang đặt bên cạnh. Lại một cái trừng mắt kèm tiếng quát: " Mày không nhìn thấy tay tao đang bận à". Lụa nhẫn nại ngồi bón cho ông chồng quý tử từng thìa cháo. "Cờ bạc là bác thằng Bần", của trong nhà không cánh mà baỵ Đến một hôm, đặt hết hy vọng vào may rủi, chú xuống một tiếng bạc lớn. Thua trắng tay, nợ lút đầu. Nghĩ mãi xem còn gì để bán, chợt chú reo lên "Tao còn bộ lư hương bên nhà, chúng mày cứ sang khiêng về". Bọn chủ nợ chỉ chờ có thế, hè nhau sang vác ngaỵ Khi lư hương, đỉnh đồng, hạc đồng đã ra đến ngõ thì ông Kí về. Ông không tin vào mắt mình nữa. Bộ lư hương là bảo vật của dòng họ, đến ông là đời thứ mười. Mấy gã kia giải thích: "Cậu Đình bảo chúng con cứ việc mà khiêng, hôm nào ông ở tỉnh về có tiền sẽ đem chuộc lại" . Cực chẳng đã, ông già 70 tuổi phải móc tiền ra trả nợ cho ông con mới gần ba mươi. Bà Kí tru tréo, xỉa xói chú Đình. Chú bực quá, chỉ tay vào bà, hỏi ông Kí: "Tôi không hiểu ngày xưa thầy nghĩ thế nào mà lại lấy cái bà này làm vợ nhỉ ?" ông Kí dở khóc dở cười: " ô hay, tôi không lấy cái bà này thì làm sao mà có anhbây giờ !!!".
Tôi trả phép. Mỗi khi nghĩ đến chú Đình là lòng lại trĩu nặng, ưu phiền. Thời gian mải miết trôi thấm thoắt đã lại 2 năm. Một lần nhận được thư nhà, cha tôi để dành cả đoạn dài kể về chú Đình. Ông viết: " Sau hơn một năm bỏ làng đi lưu lạc giang hồ, hắn quay về. Không uống rượu, không đánh bạc, hắn đã thành một người khác. Dạo ấy dân quê mình đang sôi lên đấu tranh với bọn chủ tịch, bí thư xã. Đây là một lớp cường hào mới, chúng bóc lột, ăn chặn của người dân cày còn thậm tệ, tinh vi hơn địa chủ ngày xưa. Chú Đình vào cuộc, trở thành linh hồn của "phong trào cần vương", được cả xã suy tôn là vị "anh hùng áo vải". Chuyện dài lắm, khi con về sẽ biết đầy đủ hơn." Đọc thư cha mà tôi cứ bán tín, bán nghị Không có lẽ cuộc đời này lại nhiều bất ngờ và thú vị đến thế.
Tốt nghiệp Đại học, tôi được giữ lại làm cộng tác viên của một tờ báo nước Cộng Hoà tự trị thuộc LB Ngạ Tranh thủ mấy tháng rảnh rỗi, tôi về thăm nhà.
Ở Hà Nội hai ngày, tôi phi ngay về quệ Lúc này bà nội đã mất, song thú thực, tôi rất tò mò muốn biết về chú Đình. Vừa bước vào đến ngõ, một đàn chó đông đến dăm con nhảy xổ ra sủa váng vây quanh. Tôi lưỡng lự đảo mắt định kiếm cục gạch hay cái gậy thì một giọng cộc lốc vang lên: " Hỏi ai? " Đằng sau tôi, một gã lạ hoắc, tay lăm lăm thanh gậy sắt, mặt gườm gườm trông còn dữ tợn hơn cả mấy con chó, hất hàm. Tôi xưng danh, hắn bắt đứng đợi rồi biến vào nhà. Một phút sau gã xuất hiện với nụ cười thân thiện, thò bàn tay chắc nịch bắt tay tôi rồi dẫn vào.
Chú Đình đang hí hoáy viết cái gì đấy, trên bàn ngồn ngộn một đống giấy tờ, thư từ.
-May qúa ! Tao đang định lên ông Mạnh sáng mai. Mày về muộn tí nữa là không gặp.
Thấy tôi ngơ ngác như quạ vào chuồng lợn, chú phải giải thích một chút, tôi mới hiểu dần. Hoá ra cha tôi đã không hề nói quá trong bức thư gần 2 năm trước. Dân quê tôi khổ quá. Làm lấm mặt từ sáng tinh mơ đến tận chiều tối mà một công lao động của người nông dân tính ra chưa được hai ngàn đồng. Trăm thứ phải đóng góp. Mấy ông quan xã mặc sức vơ vét, tham ô công quỹ, đất đai. Tất cả những chức vụ trong xã đều do người nhà của ông bí thư Đảng uỷ, chủ tịch nắm. Bầu cử hội đồng nhân dân, Uỷ Ban nhân dân chỉ là trò hề. Vì những người được tín nhiệm, được bầu thì bị gạt ra, thay vào đó là một chính quyền xã được chỉ định từ trên huyện xuống. Dân quê tôi đã nhiều lần khiếu nại, đấu tranh, nhưng chẳng đi đến đâu. Những nguời tích cực còn bị đe doạ, hành hung. Đã mấy lần chú Đình bị một đám người gây gổ, doa. đánh khi chú lên huyện, lên tỉnh gặp những người lãnh đạo đề đạt nguyện vọng của dân xã nhà. Tay chủ tịch xã không úp mở, nói toạc móng heo: " Có giỏi thì mày cứ lên tận Trung ương. Chứ huyện với tỉnh chỉ tốn công thôi.". Không dè, chú lên Hà Nội, cầm theo đơn khiếu nại có chữ ký của dân toàn xã xin gặp Quốc Hội. Như con thoi, nay quê mai Hà nội, tốn kém, chi phí nhiều vô kể. Một lần nữa đồ đạc trong nhà lại không cánh mà baỵ Bà con trong xã quyên góp, chú không nhận tiền, chỉ nhận một tay vệ sĩ, nguyên là lính đặc công xuất ngũ. Hoá ra là ngày mai chú lên gặp "ông Mạnh" trên tận Quốc Hội. Như thể chứng minh cho câu chuyện, chú giở cho tôi xem tấm ảnh chụp với mấy người, ai cũng comple, cravat, đằng sau là hội trường Ba Đình. Chú chỉ vanh vách, ông này là ai, ông kia là ai. Tôi gật gù, nhưng thật ra có nhìn rõ ai vào ai đâu, vì bức ảnh quá bé, lại chụp từ xạ Ngay bản thân chú tôi cũng chỉ ngờ ngợ. Vốn biết chú là tay có nhiều " đòn gió", tôi cũng nghi nghị Trong bụng lo cho chú lắm. "Trứng chọi đá", chả biết sẽ đi đến đâu.
Hơn tháng sau, chú gọi điện cho tôi: " Tối nay về quê gấp. Nhớ đem theo máy ghi âm và máy ảnh. Thắng lợi rồi !". Về đến đầu xã, gặp ai cũng rất phấn khởi. Dân quê tôi hôm đó chả thiết làm lụng gì nữa. Ở đâu cũng thấy nói chuyện có đoàn thanh tra trên tận Trung ương về, kiểm tra chứng từ, sổ sách của lãnh đạo xã. Sự thực mười mươi đã được kết luận, bọn cường hào mới tham ô cả gần chục tỉ bạc, đang bị giam giữ chờ ngày xét xử. Chú tôi được nhắc đến như một anh hùng, một vị cứu tinh. Tối nay dân toàn xã tập trung trước cửa Uỷ ban để bầu ra Hột đồng nhân dân. Mọi người nô nức kéo đi, xem chừng còn tấp nập hơn cả cái hồi xem " Alibaba và 800 tên cướp" ngày xưa. Trụ sở Uỷ ban nhân dân được trang hoàng lộng lẫy, cờ xí rợp trời, đèn mang sông lấn át cả ánh điện. Tiếng loa truyền thanh dõng dạc tuyên bố lí do, đọc tên những ứng cử viên vào hội đồng vừa dứt, dân toàn xã đồng thanh hô lớn:
- " Chúng tôi chỉ muốn ông Đình làm chủ tịch !"
- " Nhất định ông Đình phải làm chủ tịch chúng tôi mới chịu "... Không khí hừng hực, náo nức như thời Tổng khởi nghĩa. Chú Đình lên khán đài, đặt tay phải lên tim, khẽ cúi đầu chào dân toàn xã, đoạn giơ hai tay lên cao, tay phải bọc ngoài tay trái, lắc lắc chào lần nữa. Động tác thuần thục, đẹp mắt còn hơn cả mấy ông ứng cử viên Tổng thống Mỹ lúc diễn thuyết trước cử trị Ra hiệu đề nghị mọi người trật tự, chú dõng dạc ho khan ba cái, hắng giọng hai lần, chiêu một ngụm nước. Chú phát biểu:
- " Thằng Đình này xin cảm tạ tấm lòng của bà con đã tin yêu. Tôi tuy có chút công sức giúp dân xã ta giành được chính quyền. Song thấy mình tài hèn, đức mọn, không thể làm lãnh đạo được nên xin rút lui, khỏi để lại tiếng xấu cho đời là kẻ tham quyền, cố vị. Chúng ta đã quá khổ vì những kẻ ngu dốt, tham nhũng. Nay việc chèo chống các vị xin trao lại cho lớp trẻ, tiến bộ, có học hành cẩn thận. Một lần nữa xin chân thành cảm tạ".
Dứt lời, chú đặt phải tay lên tim, khẽ cúi đầu, đoạn giơ hai tay lên cao, đi giật lùi xuống khán đài. Chiếc sẹo bằng đồng hai xu ở thái dương bóng lên dưới ánh đèn mang sông, giật giật.
Warsaw 2000.

Hết



Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 886

Return to top