Amôniăc là một chất khí không màu có mùi rất khó chịu. Một người bị ngửi amôniăc lâu có thể bị chết. Thuật ngữ amôniăc có nguồn gốc từ một liên kết hoá học có tên là clorua ammoni được tìm thấy gần đền thời thần Mộc tinh Ammon ở Ai Cập.
Người đầu tiên chế ra amôniăc nguyên chất là nhà hoá học Dzozè Prisly. Ông đã thực hiện thành công thí nghiệm của mình vào năm 1774 và khi đó người ta gọi amôniăc là chất khí kiềm.
Trong không khí có một lượng amôniăc không đáng kể sinh ra do quá trình phân rã của động vật và thực vật. Ngoài ra trong nước mưa cũng có chứa một lượng amôniăc không lớn. Nhưng người ta thường chế ra amôniăc để dùng cho ngành công nghiệp bằng phương pháp nhân tạo.
Trong thành phần của amôniăc có azốt và hyđrô. Khi hai chất này liên kết với nhau, chúng tạo ra amôniăc. Người ra lấy azốt từ không khí , còn hyđrô từ nước. Hai thành phần này được sấy khô, hâm nóng, nén, sau đó chất hỗn hợp này ở nhiệt độ 5300C được cho qua các liên kết muối khác nhau và kết quả là chúng ta có được amôniăc.
amôniăc nặng gần bằng nửa không khí. Sau khi nén và làm lạnh nó sẽ biến thành chất lỏng giống như nước nhưng sôi ở nhiệt độ - 340C. Khi bị nén xong, amôniăc sẽ bay hơi. Lúc này nó hấp thụ nhiều nhiệt. Đó là nguyên nhân vì sao người ta sử dụng amôniăc trong tủ lạnh.
amôniăc dân dụng là một dung dịch nước của amôniăc. Chúng ta thường cho thêm chất này vào khi giặt quần áo.
amôniăc khi liên kết với các axit sẽ tạo ra các muối amôniăc. Nhiều loại muối trong số này rất có ích. Chất clorua ammonia được sử dụng trong quá trình hàn, trong công nghệ chế tạo các thức ăn khô và trong y học. Sunphat ammonia là một loại phân bón tốt. Nitrat ammonia cũng được sử dụng như một loại phân bón và còn như một dạng thuốc nổ. Cồn ammonia clorua cũng có chứa cacbonat ammoni.
Tất cả các liên kết trên có được khi cho amôniăc liên kết với một loại axit tương ứng, nhưng một phần các muối trên cũng có trong thiên nhiên.